Thuyết minh đây chuyền công nghệ

Có hai phương pháp lên men chìm và nổi a-Lên men chìm : sử dụng chủng nấm men Saccharomyces carlsbergensis nhiệt độ lên men thích hợp 6-8oC. Trong quá trình lên men, nấm men lơ lửng dạng huyền phủ trong dịch lên men. Nhưng khi hạ nhiệt độ xuống 4-50C (kết thúc quá trình lên men chính) thì nấm men kết lắng xuống đáy thiết bị. Ưu điểm : dễ tách cặn nấm men sau khi lên men chính, bia dịu và ngon hơn thời gian lên men kéo dài, tốn lạnh dẫn đến tăng chi phí. Nhược điểm : Bia thu được có vị nhạt b-Lên men nổi : Chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae nhiệt độ lên men cao hơn : 25-26oC. Nắm men kết thành mảng nổi lên trên bề mặt dịch đường. Ưu điểm : bia có vị đậm hơn khi dùng chủng nấm man lên

doc105 trang | Chia sẻ: DUng Lona | Lượt xem: 1567 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thuyết minh đây chuyền công nghệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
B = 9 m. Nên p4 = 0,1 x 7 x 4 = 2,8 KW * Kho sản phẩm: A = 30 m; B = 12 m. Nên p5 = 0,1 x 11 x 6 = 6,6 KW * Xưởng cơ điện: A = 18 m; B = 9 m. Nên p6 = 0,1 x 7 x 4 = 2,8 KW * Nhà nồi hơi: A = 12 m; B = 9 m. Nên p7= 0,1 x 5 x 4 = 2,0 KW * Bãi chứa than: A = 12 m; B = 9 m. Nên p8= 0,1 x 5 x 4 = 2,0 KW * Trạm biến thế: A = 6 m; B = 6 m. Nên p9= 0,1 x 3 x 3 = 0,9 KW * Kho vỏ chai, bock: A = 18 m; B = 12 m. Nên p10= 0,1 x 7 x 5 = 3,5 KW * Gara ôtô: A = 24 m; B = 9 m. Nên p11= 0,1 x 9 x 4 = 3,6 KW * Nhà xử lý nước: A = 18 m; B = 9 m. Nên p12= 0,1 x 7 x 4 = 2,8 KW * Nhà lạnh và thu hồi CO2 : A = 18 m; B = 9 m. Nên p13= 0,1 x 7 x 4 = 2,8 KW * Nhà máy hành chính: A = 24 m; B = 9 m. Nhà hành chính hai tầng nên p14= 2 x 0,1 x 9 x 4 = 7,2 KW * Hội trường, câu lạc bộ: Nhà hai tầng, bố trí đèn neon . A = 24 m; B = 9m. Nên p15= 2 x 0,1 x 9 x 4 = 7,2 KW * Nhà ăn ca.: A = 24 m; B = 18 m. Nên p16= 0,1 x 9 x 7 = 6,3 KW * Nhà giới thiệu sản 18 m; B = 9 m. Bố trí đèn neon loại 40 W, nên p17= 0,04 x 5 x 4 = 0,8 KW * Nhà để xe đạp: A = 12 m; B = 9 m. Nên p18= 0,1 x 7 x 4 = 2,1 KW * Nhà vệ sinh, tám giặt, thay quần áo: A = 18 m; B = 6 m. Nên p19= 0,1 x 7 x 3 = 2,1 KW * Phòng bảo vệ, thường trực 5 bóng: p20 = 0,1 x 5 = 0,5 KW * Đèn chiếu sáng đường đi trong nhà máy: Đường chính trong nhà máy thường bố trí cứ 10 mét có khoảng 2 bóng. vậy số bóng cần là: 32 x 2 = 64 bóng p21 = 0,1 x 64 = 6,4 KW Tổng phụ tải chiếu sáng của toàn nhà máy là: PS = = 96,3 KW Bảng thống kê phụ tải chiếu sáng TT Hạng mục cần chiếu sáng Diện tích (m2) H treo đèn (m) Điện áp (V) Công suất (KW) Số bóng (cái) Tổng công suất (KW/h) 1 Phân xưởng nấu 288 4 220 0,1 45 4,5 2 Phân xưởng lên men 1008 7 220 0,1 108 10,8 3 Phân xưởng hoàn thiện 1008 3,5 220 0,1 135 13,5 4 Kho chứa nguyên liệu 162 6,5 220 0,1 28 2,8 5 Kho sản phẩm 216 3,5 220 0,1 66 6,6 6 Xưởng cơ điện 360 3,5 220 0,1 28 2,8 7 Nhà nồi hơi 108 3,5 220 0,1 20 2 8 Bãi chứa than, xỉ than 108 3,5 220 0,1 20 2,0 9 Trạm biến thế 36 3,5 220 0,1 9 0,9 10 Kho vỏ chai, bock 216 3,5 220 0,1 35 3,5 11 Gara ôtô 216 3,5 220 0,1 36 3,6 12 Nhà xử lý nước 162 3,5 220 0,1 28 2,8 13 Nhà lạnh, thu hồi CO2 162 3,5 220 0,1 28 2,8 14 Nhà hành chính 288 3,5 220 0,1 28 2,8 15 Hội trường, câu lạc bộ 288 3,5 220 0,1 36 3,6 16 Nhà ăn ca 216 3,5 220 0,1 63 6,3 17 Nhà giới thiệu sản phẩm 162 3,5 220 0,1 20 2,0 18 Nhà để xe đạp 288 3,5 220 0,1 28 2,8 19 Nhà vệ sinh tắm giặt 108 3,5 220 0,1 21 2,1 20 Phòng bảo vệ 36 3,5 220 0,1 5 0,5 21 Nhà lạnh, thu hồi CO2 162 3,5 220 0,1 28 2,8 Tổng công suất chiếu sáng : 81,5 Tính phụ tải động lực. Gồm các động cơ, máy móc hoạt động dưới tác dụng của động lực Bảng tổng hợp các phụ tải động lực TT Tên thiết bị Công suất định mức (KW/h) Số lượng động cơ Tổng công suất (KW/h) 1 Vít tải 3 4 12 2 Máy nghiền gạo 6 1 6,0 3 Máy nghiền malt 7,5 1 7,5 4 Nồi hồ hoá 3 1 3,0 5 Nồi đường hoá 3 1 3,0 6 Thùng lọc dịch đường 5,5 1 5,5 7 Máy rửa bock 2,5 1 2,5 8 Máy chiết bock 0,8 1 0,8 9 Máy rửa chai 7 1 7,0 10 Máy chiết chai 2 1 2,0 11 Máy dập nút 2,5 1 2.5 12 Máy thanh trùng 2,5/2,8/2,3 1 7,6 13 Máy dán nhãn 1,5 1 1,5 14 Bơm ly tâm 5 14 70 15 Máy lạmh 75 1 75 16 Máy nén 40 1 40 17 Máy soi chai 0,27 2 0,54 Tổng động lực 246,44 Ngoài các thiết bị trên còn có các phụ tải động lực khác nhau như: quạt hút, quạt đẩy, bơm xử lý nớc phân xưởng cơ điện, trạm xử lý nước, phòng nghiên cứu kiểm nghiệm.Tất cả lấy bằng 25% phụ tải động lực toàn kể trên. Vậy phụ tải động lực của toàn nhà máy là: Pđl = 246,44 x (1 + 0,25) = 308,05 KW/h Phụ tải của toàn nhà máy: PT = 308,05 + 81,5 = 389,55 KW/h 3. Xác định phụ tải tính toán. Mục đích tính toán công suất tiêu thụ thực tế của nhà máy nhằm tính và chọn máy biến áp và máy phát điện cho phù hợp. Xác định phụ tải tính toán theo công thức: PTT =Kc .P Trong đó: Kc: là hệ số phụ thuộc vào mức mang tải của các thiết bị. + Đối với phụ tải chiếu sáng thì Kc = 0,9 + Đối với phụ tải động lực thì Kc = 0,6 Vậy phụ tải tính toán của toàn nhà máy là: PTT = PS x 0,9 + Pđl x 0,6 = 81,5 x 0,9 + 308,05 x 0,6 = 258,18 KW/h. 4. Xác định công suất và dung lượng bù. * Xác định hệ số cosj Hệ số cosj dùng để xác định phụ tải làm việc thực tế là không đồng thời của các thiết bị mang tải, tức là rất ít hay không có chế độ làm việc định mức theo tính toán ở phần trên. Nếu ở chế độ định mức thì cosđược xác định theo công thức: cos Trong đó : Tổng công suất các thiết bị tiêu thụ điện Tổng Công suất phản kháng của các thiết bị tiêu thụ điện =P1.tg + P2.tg ++ Pn.tg Trong thực tế thờng làm việc non tải nên hệ số cosj đợc tính như sau: cos Ptđ = Kc.Pđl + Kk.Pcs Trong đó: Ptd: Công suất tác dụng, Pt d = PTT = 258,18KW/h Qphụ: Ptd. tgf Với Cosj = 0,65 thì j = 490 nên tgj = 1,15 Vậy công suất phản kháng: Qphụ = 258,18 x 1,15 = 296,907 KW/h Do đó hệ số công suất là: Cosjtb = 0,656 * Tính lượng dung bù. Mục đích là tăng hệ số cosj lên bằng cách dùng tụ điện, dung lượng bù bằng tụ điện được xác định theo công thức sau: Qbù = Ptd (tgj1 - tgj2) tgj1: Tương ứng với Cosj1 hệ số công suất ban đầu. tgj2: Tương ứng với Cosj2 hệ số công suất được nâng lên khi có tụ điện. Khi có tụ Cosj2 = 0,95 Ta có: Cosj1 = 0,65 => tgj1= 1,15 Cosj2 = 0,95 => tgj2 = 0,33 Vậy dung lượng cần bù cho máy động lực là: Qbù =258,18 x (1,15 - 0,33 ) = 211,7076 KW/h. 5. Chọn máy biến áp cho nhà máy. Máy biến áp được chọn theo công thức: Sba= KVA Vậy máy biến áp có đặc tính sau: + Kiểu máy: TM 450/6 + Công suất: 450 KVA + Điện áp: 6 KV + Tổn hao không phụ tải: 1,9 KW + Tổn hao ngắt mạch: 6,2 KW + Điện áp hạ: 386/220 + Kích thước máy: 1950 x 1200 x 1700 mm Trên cơ sở đó ta chọn máy phát điện có đặc tính sau: + Công suất: 320 KVA + Điện áp định mức: 400 V + Tần số: 50 Hz + Hệ số công suất: cosj = 0,8 6. Tính điện tiêu thụ hàng năm. * Tính điện dùng thắp sáng: Acs=PS x T x K Trong đó : PS: Tổng công suất chiếu sáng, PS = 81,5 KW/h K: Hệ số chiếu sáng đồng thời, K = 0,9 T: Thời gian sử dụng tối đa, T = K1.K2.K3 + K1: Số giờ thắp sáng trong ngày 12 h + K2: Số ngày làm việc trong tháng 25 ngày + K3: Số tháng làm việc trong năm 12 tháng T=12 x 25 x12 =3600 h Aas= 81,5 x 3600 x 0,9 = 264060 KW/năm * Tính điện dùng thắp sáng: Ađ l= Pđl x T x Kc Pđll: Tổng công suất động lực, Pđll = 296,907 KW Kc: Hệ số cần dùng, Kc = 0,6 T: Số giờ làm việc của các động cơ phụ thuộc vào số giờ sản xuất của từng phân xưởng. Nếu làm việc 3 ca thì: T = 7 x 3 x 25 x 12 = 6300 h/năm Nếu làm việc 2 ca thì: T = 7 x 2 x 25 x 12 = 4200 h/năm Nếu làm việc 1 ca thì: T = 7 x 1 x 25 x 12 = 2100 h/năm Trong nhà máy thì 2/3 động lực chính làm việc 3 ca, còn lại 1/3 thì làm việc 1 ca. Ta có: Ađl1= 2/3 x 296,907 x 0,6 x 6300 = 748205,64 KW Ađl2= 1/3 x 296,907 x 0,6 x 2100 = 124700,94 KW ị Ađl = Ađl1 + Ađl2 = 872906,58 KW/năm Tổng lượng điện tiêu thụ trong năm của toàn nhà máy A = Km x ( Acs + Ađl ) Trong đó: Km: Hệ số tổn hao mạng điện hạ áp , Chọn Km = 1,05 A = 1,05 x (264060 + 872906,58 ) = 1193815 KW Phần vii tính toán xây dựng. i. Giới thiệu chung Địa điểm xây dựng. Dựa vào các nguyên tắc chọn địa điểm xây dựng và thực tế hiện nay tôi chọn điểm xây dựng nhà máy tại thi xã Sơn Tây (Hà Tây). Phù hợp các yêu cầu đối với địa điểm xây dựng. 1- Các yêu cầu chung. a) Về quy hoạch. Nhà máy bia được xây dựng cạnh quốc lộ 32 ( Thị xã Sơn Tây). Tạo điều kiện phát huy tối đa công suất của nhà máy và khã năng hợp tác của nhà máy với các nhà máy lân cận. b) Về điều kiện tổ chức sản xuất. Thị xã Sơn Tây là khu du lịch mặt khác nằm gần quốc lộ 32, bến cảng Sơn Tây nên việc vận chuyển nguyên liệu, nhiên liệu dễ dàng, hạ thấp được chi phí sản xuất. c) Về điều kiện hạ tầng kỹ thuật. Tận dụng được hệ thống giao thông quốc gia: Quốc lộ 32, bến cảng Sơn Tây. Sử dụng hệ thống mạng lưới cung cấp điện, thông tin liên lạc quốc gia. Thị Xã Sơn Tây là một khu du lịch mới phát triển nên cơ sở hạ tầng ngày càng được phát triển ,hoàn thiện đạt tiêu chuẩn quốc gia. d)Về điều kiện xây lắp vận hànhnhà máy. Do gần quốc lộ 32, bến cảng nên việc cung cấp vật liệu vật tư xây dựng dễ dàng, giảm được chi phí vận chuyển. Hà Tây là địa phương có dân cư đông đúc nên cung cấp đủ nhân công về sản xuất cũng như xây dựng cho nhà máy. 2) Các yêu cầu về kỹ thuật xây dựng. Về địa hình: Nhà máy được xây dựng trên khu đất bằng phẳng, không ngập lụt trong mùa mưa, có mức nước ngầm tương đối thấp, tạo điều kiện tốt cho việc thoát nước thải và nước mặt dễ dàng. Khu đất tương đối bằng phẳng có độ dốc tự nhiên tương đối tốt: 0,5-1%, hạn chế được chi phí san lấp mặt bằng. Về địa chất: Địa chất ổn định, không có hiện tượng tự nhiên như động đất, sói mòn. Cường độ khu đất xây dựng là 1,5-2,5 KG/cm2. Nền xây dựng là đất sét pha cát. 3) Yêu cầu môi trường vệ sinh công nghiệp. Bảo đảm các khoảng cách bảo vệ vệ sinh công nghiệp thích hợp. Trong nhà máy được trồng thêm cây xanh. Xây dựng cách xa khu du lịch, vui chơi nên hạn chế được ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân. Về vị trí xây dựng nhà máy. Nhà máy được xây dựng cuối hướng gió chủ đạo. Nguồn nước thải nhà máy được xử lý rồi mới thải ra hệ thống cống rãnh . 1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ. Nguyên liệu Nghiền Hồ hoá Đường hoá Lọc thùng Nấu hoa Lắng xoáy Lạnh nhanh Lên men Lọc bia Đóng chai Thanh trùng Dán nhãn Đóng két Thành phẩm 2. Đặc điểm sản xuất của nhà máy. Sản phẩm của nhà máy là bia hơi và bia chai _ một loại đồ uống có độ cồn thấp mát,bổ.Đây là sản phẩm thực phẩm nên phải đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng vì vậy nhà máy cần áp dụng các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm cần thiết. 3. Mức tiêu thụ nhiên liệu, nguyên liệu. Lượng hơi : 0,9 kg/ 1 lít bia. Lượng lạnh : 5,9 Kcal/ lít bia. Lượng nước : 15 lít/ lit bia Nguyên liệu : 0,1393 kg malt/ lít; 0,05768 kg gạo/ lít bia. 4. Số công nhân : 166 người.Làm việc 3 ca/ngày. 5. Đặc điểm sản xuất của phân xưởng. Phân xưởng nấu: Tạo dịch cho quá trình lên men. ở phân xưởng này cần cung cấp lượng hơi cho nấu nguyên liệu nên cần an toàn về hơi, điện. Ngoài ra phân xưởng cần có hệ thống thoát nhiệt do trong quá trình nấu thải ra. Phân xưởng lên men. Phân xưởng dùng để lên men bia nên cần phải thoáng,mát, vệ sinh được đặt lên hàng đầu . Trong quá trình lên men luôn cung cấp một lượng lạnh cần thiết vì vậy tránh các hiện tượng tổn thất lạnh. Phân xưởng hoàn thiện. Phân xưởng này bao gồm đóng chai,bock, thanh trùng,dán nhãn,đóng két.Cần an toàn về điện, hơi,cũng như vệ sinh thực phẩm. 4.Các kho chứa nguyên liệu,nhiên liệu. Chứa nguyên liệu dùng cho sản xuất như matl, gạo...Cần phải an toàn cháy nổ, tránh ẩm ướt nguyên liệu. 6. Thiết bị chính của phân xưởng. 1.Phân xưởng nấu,nghiền nguyên liệu. Nồi hồ hoá, nồi đường hoá, thùng lọc, nồi hoa, thùng lắng xoáy, nồi nước nóng, máy lạnh nhanh, hệ thống vệ sinh. Máy nghiền matl, gạo, hệ thống vít tải. 2.Phân xưởng lên men. 16 tank lên men, thùng lên men cấp 1, cấp 2; 4 tank thành phẩm,máy lọc khung bản, thùng rửa men,các thiết bị trong phòng thí nghiệm. 3.Phân xưởng hoàn thiện. Hệ thống rửa chai, rửa bock,chiết bock, chiết chai, thanh trùng,dán nhãn, đóng két, II.thiết kế tổng mặt bằng nhà máy. I. nhiệm vụ và yêu cầu thiết kế tổng mặt bằng nhà máy. Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy là một giai đoạn quan trọng, nhiệm vụ của nó là nghiên cứu, phân tích tổng hợp mọi dữ liệu của dữ án sang giải pháp bố trí thực tế trên địa hình một khu đất cụ thể đã được lựa chọn làm cơ sở cho việc tổ chức xây dựng nhà máy công nghiệp. Các nhiệm vụ chính khi thiết kế tổng mặt bằng nhà máy. Đánh giá các điều kiện tự nhiên, nhân tạo của khu đất của nhà máy làm giải pháp cho việc bố trí, sắp xếp các hạng mục công trình,các công trình kĩ thuật. Xác định cơ cấu mặt bằng, hình khối kiến trúc các hạng mục công trình, định hướng nhà, tổ chức mạng lưới công trình phục vụ công cộng, trồng cây xanh, hoàn thiện khu đất xây dựng ,định hướng phân chia thời kì xây dựng. Giải quyết các vấn đề về môi trường qua các giải pháp để bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh công nghiệp, chống ồn, chống ô nhiễm mặt nước, khí quyển.. Giải quyết các quan hệ về cảnh quan đô thị với môi trường xung quanh tạo khả năng hoà nhập của nhà máy với các nhà máy lân cận, phù hợp hài hoà vớikhông gian tự nhiên trong vùng. Đánh giá hiệu quả kinh tế kĩ thuật của phương án thiết kế về các phương dịên như hiệu quả sử dụng đất, các chỉ tiêu kĩ thuật chuyên ngành. Các yêu cầu khi thiết kế tổng mặt bằng nhà máy. a. Giải pháp thiết kế tổng mặt bằng nhà máy phải đáp ứng mức cao nhất của dây chuyền công nghệ sao cho chiều dài dây chuyền sản xuất ngắn nhất, không trùng lặp lộn xộn, hạn chế tối đa sự giao nhau. Đảm bảo mối liên hệ mật thiết giữa các hạng mục công trình với hệ thống giao thông, các mạng lưới cung cấp kĩ thuật khác bên trong và bên ngoài nhà máy. b.Trên khu đất xây dựng nhà máy phải được phân thành các khu vực chức năng theo đặc điểm của sản xuất , yêu cầu vệ sinh, đặc điểm sự cố , khối lượng phương tiện vận chuyển , mật độ công nhân.Tạo điều kiện tốt cho việc quản lý vận hành các khu vực chức năng. c. Diện tích khu đất xây dựng được tính toán thoả mãn yêu cầu đòi hỏi của dây chuyền công nghệ trên cơ sở bố trí hợp lý các hạng mục công trình. d. Tổ chức hệ thống giao thông vận chuyển hợp lý phù hợp với dây chuyền công nghệ, đặc tính hàng hoá đáp ứng mọi yêu cầu sản xuất và quản lý, luồng người luồng hàng phải ngắn nhất không trùng lặp hoặc cắt nhau. Ngoài ra còn phải chú ý khai thác mạng lưới giao thông quốc gia cũng như của nhà máy lân cận. e. Phải thoả nãm các yêu cầu vệ sinh công nghiệp, hạn chế tối đa sự cố sản xuất, đảm bảo vệ sinh môi trường bằng các giải pháp phân khu chức năng bố trí hướng nhà thích hợp theo hướng gió chủ đạo của khu đất. Khoảng cách của các hạng mục công trình phải tuân theo qui phạm thiết kế tạo mọi điều kiện thông thoáng tự nhiên hạn chế sự bức xạ mặt trời truyền vào nhà. f. Khai thác triệt để các đặc điểm địa hình tự nhiên, đặc điểm khí hậu địa phương nhằm giảm đến mức chi phí san nền ,xử lý nền đất, tiêu thuỷ .. g. Phải đảm bảo tốt mối quan hệ hợp tác mật thiết với các nhà máy lân cận trong khu công nghiệp với việc sử dụng chung các công trình đảm bảo kĩ thuật, xử lý chất thải, chống ô nhiễm môi trường cũng như các công trình công cộng.. h. Phân chia thời kì xây dựng hợp lý tạo điều kiện thi công nhanh sớm đưa nhà máy vào sản xuất, nhanh chóng hoàn vốn đầu tư xây dựng. i. Bảo đảm các yêu cầu thẩm mỹ của từng công trình, tổng thể nhà máy. Hoà nhập đóng góp cảnh quan xung quanh tạo thành khung cảnh kiến trúc đô thị công nghiệp. II. Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy theo nguyên tắc phân vùng. Để tạo điều kiện dễ dàng cho việc quản lý theo nghành, theo các xưởng, theo các công đoạn của dây chuyền sản xuất nhà máy. Đảm bảo được các yêu cầu vệ sinh công nghiệp, dễ dàng xử lý các bộ phận phát sinh, các điều kiện bất lợi trong quá trình sản xuất như khí độc, bụi, cháy, nổ ... dễ dàng bố trí hệ thống giao thông bên trong nhà máy, thuận lợi trong quá trình phát triển nhà máy, phù hợp với điều kiện khí hậu nơi xây dựng, ta nên chọn theo nguyên tắc phân vùng. Biện pháp này chia diện tích nhà máy thành 4 vùng chính. 1. Vùng trước nhà máy. Nơi bố trí các nhà hành chính quản lý, phục vụ sinh hoạt, cổng vào, cổng ra, Gara ô tô, xe đạp xe máy, bảng tin và cây xanh cảnh quan ...Diện tích này tuỳ theo đặc điểm sản xuất, qui mô sản xuất của nhà máy có diện tích từ 4-20% diện tích nhà máy. 2. Vùng sản xuất. Bố trí các công trình nằm trong dây chuyền sản xuất chính của nhà máy như phân xưởng nấu, phân xưởng lên men và phân xưởnh hoàn thiện. Diện tích này tuỳ theo đặc điểm sản xuất, qui mô sản xuất của nhà máy có diện tích từ 22-52% diện tích nhà máy. Đây là vùng quan trọng nhất của nhà máy, nên ưu tiên về địa hình, địa chất cũng như về hướng gió. Các nhà sản xuất chính, phụ, phụ trợ sản xuất có nhiếu công nhân nên bố trí gần phía cổng hoặc gần trục giao thông chính của nhà máy và đặc biệt ưu tiên về hướng gió. Các xưởng trong quá trình sản xuất gây ra các tác động xấu như tiếng ồn, lượng bụi , nhiệt thải ra lớn ... nên đặt ở cuối hướng gió và tuân thủ chặt chẽ qui phạm an toàn vệ sinh công nghiệp. 3. Vùng các công trình phụ. Nơi đặt các nhà và công trình cung cấp năng lượng bao gồm: Các công trình cung cấp điện, nước, xử lý nước thải và các công trình bảo quản kỹ thuật khác. Nên hạn chế tối đa chiều dài của hệ thống cung cấp kỹ thuật bằng cách bố trí hợp lý giữa nơi cung cấp và nơi tiêu thụ năng lượng (khai thác tối đa hệ thống cung cấp ở trên không và ngầm dưới mặt đất), tận dụng các khu đất không lợi về hướng hoặc giao thông để bố trí các công trình phụ. Diện tích này tuỳ theo đặc điểm sản xuất, qui mô sản xuất của nhà máy có diện tích từ 14-28% diện tích nhà máy. Hạn chế tối đa chiều dài của hệ thống cung cấp kĩ thuật bằng cách bố trí hợp lý giữa nơi cung cấp và nơi tiêu thụ năng lượng( khai thác tối đa hệ thống cung cấp ở trên không và ngầm dưới mặt đất) Các công trình có nhiều bụi, khói hoặc chất thải bất lợi đều được bố trí cuối hướng gió chủ đạo như công trình nồi hơi, bãi than, xỉ ... 4. Vùng kho tàng và phục vụ giao thông. Trên đó, bố trí các hệ thống kho tàng, bến bãi... Bố trí trên vùng đất không ưu tiên về hướng, phù hợp với các nơi tập kết nguyên liệu và sản phẩm của nhà máy để dễ dàng thuận tiện cho việc nhập, xuất hàng của nhà máy. iii. mặt bằng khu sản xuất chính. Phân xưởng nấu. Phân xưởng được xây dựng nối liền với phân xưởng lên men tạo dược sự liên tục trong sản xuất, theo tính toán về kích thước và cách sắp xếp thiết bị phân xưởng Phân xưởng nấu gồm 2 phần, được ngăn bởi tường, một phần để đặt cân, máy nghiền, vít tải, phần kia đặt nồi hồ hoá, đường hoá ,nồi lọc,nồi nấu hoa, thùng lắng xoáy,nồi đun nước nóng, thiết bị lạnh nhanh, hệ thống vệ sinh. Nơi đặt các nồi nấu,thùng lọc có bố trí sàn thao tác có chiều cao 2,4 m để kiểm tra theo dõi quá trình nấu, lọc được dễ dàng. Cụ thể: Diện tích phân xưởng : 288 m2 Kích thước : 24x12x6 (dài *rộng*cao). Bước cột: 6 m Móng bêtông cốt thép . Dầm mái bằng bêtông cốt thép lắp ghép. Mái Pannen lắp ghép theo tiêu chuẩn. Cột bêtông cốt thép: 400*600(mm). Cột chống gió đầu hồi: 400*400(mm). Tường dày: 250mm Trong phân xưởng nấu dùng nền xi măng và bêtông đảm bảo cường độ chịu lực và chịu nước cao cũng như chất vô cơ . Phân xưởng lên men . Đây là phân xưởng rộng lớn được xây dựng vững chắcvới giải pháp khung bêtông cốt thép lắp ghép. Cụ thể: Diện tích phân xưởng : 1008 m2 Kích thước :42 x 24x12 dài *rộng*cao. Bước cột: 6 m Móng bêtông cốt thép . Dầm mái bằng bêtông cốt thép lắp ghép. Mái Pannen lắp ghép theo tiêu chuẩn. Cột bêtông cốt thép: 400*600 (mm). Cột chống gió đầu hồi: 400*400 (mm). Tường dày: 250 mm Nền nhà bằng bêtông chịu lực tốt, chịu axit , kiềm. Phân xưởng lên men được nối đầu với phân xưởng nấu, một đầu nối với phân xưởng hoàn thiện. Phân xưởng hoàn thiện. Đây là phân xưởng có đong công nhân các thiết bị là một dây hoạt động kín chuyền khép kín, kích thước lớn. Phân xưởng đòi hỏi thoáng mát, cao ráo, đủ ánh sáng cho công nhân làm việc. Vì thế phải thiết kế nhiều cửa sổ,cửa ra vào rộng rãi để vận chuyển sản phẩm ra vào dễ dàng. Nhà hoàn thiện có kết cấu bêtông cốt thép lắp ghép. Cụ thể: Diện tích phân xưởng : 540 m2 Kích thước : 42 x24 x 6 (dài *rộng*cao). Bước cột: 6 m Móng bêtông cốt thép . Dầm mái bằng bêtông cốt thép lắp ghép. Mái Pannen lắp ghép theo tiêu chuẩn. Cột bêtông cốt thép: 400*600(mm). Cột chống gió đầu hồi: 400*400(mm). Tường dày: 250mm iv. thuyết minh các phân xưởng phụ trợ. Các phân xưởng phụ trợ được xây dựng theo kết cấu bêtông cốt thép lắp ghép. Kho nguyên liệu. Nguyên liệu chính để sản xuất bia là malt 70%,nguyên liệu thay thế là gạo 30%. malt và gạo thường được đóng bao 50 kg cứ mỗi m2 xếp được 2 bao, các bao xếp10 chồng . Vậy mỗi m2 kho chứa được lượng nguyên liệu là: 2*10*50= 1000 kg. Lượng nguyên liệu dùng tối đa trong 1 ngày là: 5572+ 2307,2 = 7879,2 kg. Diện tích kho đủ đẻ đảm bảo chứa nguyên liệu cho nhà máy hoạt động trong vòng 15 ngày. Vậy lượng nguyên liệu cần giữ trữ trong 15 ngày là : 7879,2 *15 =118188 kg. Hệ số sử dụng là 85%. Diện tích kho cần chứa là : m2. Vậy ta xây dựng kho chứa có kích thước như sau: Dài*rộng*cao:18x9x6 (m*m*m) Diện tích:162 m2. Kho sản phẩm. Sản phẩm của nhà máy cần chứa vào kho là bia chai và bock đựng bia hơi. Một ngày nhà máy chiết (41653,8/50) . 0,5 = 416 bock bia và 42000 bia chai( 50% bia chai , 50%bia hơi). Cứ mỗi m2 kho xếp được 4 bock, bock được xếp làm 3 chồng. Vậy 1m2 chứa được 4*3=12 bock. Vậy 416 bock bia cần một diện tích kho là: 35 m2 Mỗi két bia chứa được 24 chai, vậy 42000 chai bia sẽ cần có số ket là 1750 Cứ 0,8m2 chứa được 4 két ,các két được xếp 8 chồng. Vậy 1750 két bia cần một diện tích kho là: 44 m2 Bia chai được chứa trong kho sản phẩm 3 ngày, vậy diện tích kho là: 3. 44 = 132 m2 Diện tích dành cho đi lại là 10% Dài*rộng*cao:18 x 12 (m*m*m) Diện tích: 216 m2. Phân xưởng cơ điện. Xây ở phía sau nhà máy với diện tích 360 m2: Kích thước :24 x 15 x 4.8 dài*rộng*cao: Nhà nồi hơi. Nhà nồi hơi được xây dựng phía sau nhà máy gần bãi chứa than và xỉ than. Diện tich xây dựng sao cho chứa dủ nồi hơi: Kích thước nhà: Dài*rộng*cao:12 x 9 x 6 (m*m*m) Diện tích:108 m2. Bãi than, xỉ. Được xây dựng mái tôn , tường lửng cao 2,4 m. Dài*rộng*cao:12 x9x 2,4 (m*m*m) Diện tích: 108 m2. Trạm biến thế. Dài*rộng*cao:6 x 6 x 4,8 (m*m*m) Diện tích:36 m2. Kho vỏ chai, bock. Được thiết kế gần phân xưởng hoàn thiện,mái tôn, tường lửng cao 1,8 m. Dài*rộng*cao:18 x 12 (m*m*m) Diện tích: 216 m2. Gara ôtô. Xây dựng sao cho chứa được đủ ôtô của nhà máy, mỗi xe chiếm một diện tích 20m2. Ngoài ra còn có nơi rửa xe, nơi chứa phụ tùng sửa xe, kho dầu. Kích thước Gara: Dài*rộng*cao: 24 x 9 x 4,8(m*m*m) Diện tích: 216m2. 9.Khu xử lý nước và bể nước . Diện tích: 18 x 9 = 162 m2 Nhà lạnh và thu hồi CO2. Xây dựng cạnh phân xưởng lên men. Kích thước Dài*rộng*cao:18 x 9 x 4,8 (m*m*m) Diện tích: 162 m2. V. các công trình phục vụ sinh hoạt. Các công trình phục vụ sinh hoạt được xây dựng ở phía trước nhà máy thuận tiện cho việc đi lại của cán bộ và công nhân,đồng thời làm tăng vẻ đẹp mĩ quan của nhà máy với giải pháp kết cấu bêtong cốt thép lắp ghép toàn khối, mái bằng, tường gạch. Nhà hành chính. Kích thước: Dài*rộng*cao: 24 x 12 x 4,2 (m) Diện tích: 288 m2 Hội trường, câu lạc bộ. Nhà được xây dựng 2 tầng, mỗi tầng cao 4,2 m. Hội trường đặt ở tầng 1 là nơi diễn ra các cuộc hội, họp của cán bộ công nhân viên nhà máy. Tầng 2 là câu lạc bộ vui chơi giải trí của cán bộ công nhân viên. Tổng số công nhân viên của nhà máy là :,,,,,. Tiêu chuẩn xây dựng là 1 m2/người. Kích thước: Dài*rộng*cao: 24 x 12 x 4,2(m) Diện tích: 288 m2 Nhà ăn ca. Số công nhân, cán bộ làm việc trong một ngày là 173/3 ca Tiêu chuẩn xây dựng phòng ăn: Phòng ăn 2 m2/chỗ ngồi. Vậy diện tích xây dựng nhà ăn là 173/3 . 2 =115 m2 :Hai tầng Kích thước: Dài*rộng*cao: 18 x 12 x 3,6 (m*m*m) Diện tích:216(m2)x2 Nhà giới thiệu sản phẩm. Mục đích: là nơi giới thiệu sản phẩm của nhà máy khi khách đến tham quan, đồng thời là nơi đáp ứng nhu cầu thưởng thức của khách hàng . Kích thước: Dài*rộng*cao:18 x 9 x 3,6 (m*m*m) Diện tích:(m2) Nhà để xe đạp, xe máy. Một xe đạp chiếm diện tích 1.5 m2, một xe máy chiếm hết 2,5 m2. Số người đi xe đạp là 40%, số người đi xe máy là 40%. 1.5 . 40%.173/3 + 2,5 . 40%.173/3 = 92 m2 Cộng cả lối đi lại ta chọn Kích thước: Dài*rộng*cao: 24 x 12 x 2,4 (m*m*m) Diện tích:288 (m2) Nhà vệ sinh Nhà vệ sinh xây dựng riêng làm 2 khu vực dành riêng cho nam và nữ. Kích thước: Dài*rộng*cao:18*6*3,6 (m*m*m) Diện tích: 108 (m2) Phòng bảo vệ. Phòng bảo vệ được xây dựng ở cổng nhà máy :1 cổng chính, 1 cổng phụ. Diện tích 1 phòng là : 36 m2. Kích thước: Dài*rộng*cao:6 x 6 x 3,6 (m*m*m) Diện tích: 36 (m2). Bảng tổng kết các hạng mục công trình TT Tên công trình Kích thước Diện tích (m2) Ghi chú Rộng Dài Cao 1 Phân xưởng nấu 12 24 6 288 2 Phân xưởng lên men 24 42 12 1008 3 Phân xưởng hoàn thiện 24 42 6 1008 4 Kho chứa nguyên liệu 9 18 6 162 5 Kho sản phẩm 12 18 6 216 6 Xưởng cơ điện 15 24 4,8 360 7 Nhà nồi hơi 9 12 6 108 8 Bãi chứa than, xỉ than 9 12 108 9 Trạm biến thế 6 6 4,8 36 10 Kho vỏ chai, bock 12 18 216 11 Gara ôtô 9 24 4,8 216 12 Nhà xử lý nước 9 18 4,8 162 13 Bể nước,tháp nước 9 18 162 14 Nhà lạnh, thu hồi CO2 9 18 4,8 162 15 Nhà hành chính 12 24 4,2 288 16 Hội trường, câu lạc bộ 12 24 4,2 288 17 Nhà ăn ca 12 18 3,6 216 18 Nhà giới thiệu sản phẩm 9 18 3,6 162 19 Nhà để xe đạp 12 24 2,4 288 20 Nhà vệ sinh tắm giặt 6 18 3,6 108 21 Phòng bảo vệ 6 6 3,6 36 Tổng diện tích : 5238 (m2) Diện tích chiếm của nhà và công trình :5238 m2 Diện tích kho, bãi lộ thiên: 900 m2 Diện tích đất chiếm của đường sắt đường, bộ,mặt bằng hệ thống ống kĩ thuật, hè rãnh thoát nước: 3700 m2 Diện tích toàn nhà máy: 18744m2. Hệ số xây dựng : Kxd= (5238/18744).100 = 27.9 % Hệ số sử dụng : Ksd=.100 = 51 % Phần viii Tính toán kinh tế. mục đích và ý nghĩa. Tính toán kinh tế là một phần quan trọng không thể thiếu trong bất cứ một công trình xây dựng, nhà máy nào. Dựa vào phần tính toán kinh tế này ta biết được đơn giá, lên kế hoạch chi phí xây dựng, lắp đặt thiết bị, công nghệ và các chi phí có liên quan tong quá trình thực hiện. Qua đó trình lên cấp có thẩm quyền xét duyệt. Phần tính toán kinh tế là không thể thiếu trong khi thực hiện thiết kế công trình, nhà máy nó quyết định sự thành bại của nhà máy. Dựa vào năng suất nhà máy được xây dựng và các phần quan trọng khác như chọn địa điểm xây dựng nhà máy, chọn dây chuyền công nghệ, chọn thiết bị, tính cân bằng sản phẩm, kết cấu xây dựng nhà máy.. Tất cả các phần tinh bột và lựa chọn trên đòi hỏi người thiết kế nhà máy, công trình phải có kiến thức tổng hợp nhằm tìm ra biện pháp tối ưu đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Nội dung phần tính toán kinh tế. Năng suất thiết kế nhà máy bia là 10 triệu lít /năm.Dựa vào kết quả tính toán ở phần trước nên ta có thể tính toán kinh tế theo các bước sau: vốn đầu tư cho nhà máy . Vốn đầu tư cho công trình xây dựng. Chi phí đầu tư xây dựng được tính theo đơn vị là 1 m2 xây dựng nhân với đơn giá lấy theo kinh nghiệm thực tế cho từng hạng mục công trình Cụ thể xem bảng VIII-1: Bảng VIII TT Tên công trình Diện tích(m2) Đơn giá(đ) Thành tiền(đ) 1 Phân xưởng nấu 288 1800000 518400000 2 Phân xưởng lên men 1008 1800000 1.81E+09 3 Phân xưởng hoàn thiện 1008 1600000 1.613E+09 4 Kho chứa nguyên liệu 162 1200000 194400000 5 Kho sản phẩm 216 1200000 259200000 6 Xưởng cơ điện 360 1200000 432000000 7 Nhà nồi hơi 108 1000000 108000000 8 Bãi chứa than, xỉ than 108 800000 86400000 9 Trạm biến thế 36 1200000 43200000 10 Kho vỏ chai, bock 216 800000 172800000 11 Gara ôtô 216 1000000 216000000 12 Nhà xử lý nước 162 1000000 162000000 13 Bể nước,tháp nước 162 1000000 162000000 14 Nhà lạnh, thu hồi CO2 162 800000 129600000 15 Nhà hành chính 216 1800000 388800000 16 Hội trường, câu lạc bộ 216 1800000 388800000 17 Nhà ăn ca 162 1400000 226800000 18 Nhà giới thiệu sản phẩm 162 700000 113400000 19 Nhà để xe đạp 288 600000 172800000 20 Nhà vệ sinh tắm giặt 108 800000 86400000 21 Phòng bảo vệ 36 800000 28800000 TổNG CộNG: 6,691.109 đồng Vốn đầu tư cho thiết bị xem bảng VIII-2. Bảng VIII-2. TT Tên thiết bị Số lượng Đơn giá(đ) Thành tiền(đ) 1 Cân 1 1000000 1000000 2 Vít tải 1 15000000 15000000 3 Máy nghiền malt 1 8000000 8000000 4 Máy nghiền gạo 1 5000000 5000000 5 Thùng chứa bột malt 1 2000000 2000000 6 Thùng chứa bột gạo 1 1000000 1000000 7 Nồi hồ hoá 1 400.106 400000000 8 Nồi đường hoá 1 600.106 600000000 9 Thùng lọc 1 1,2.106 1200000000 10 Nồi nấu hoa 1 600.106 600000000 11 Thùng lắng xoáy 1 80.106 80000000 12 Nồi nước nóng 1 60.106 60000000 13 Thùng chứa bã malt 1 15.106 15000000 14 Máy lạnh nhanh 1 30.106 30000000 15 Thiết bị rửa men 2 4.106 8000000 16 Thiết bị gây men cấp II 1 5.106 5000000 17 Thiết bị gây men cấp I 1 2.106 2000000 18 Máy lọc bia 1 30.106 30000000 19 Thiết bị lên men chính 16 40.106 640000000 20 Thiết bị bão hoà CO2 4 15.106 60000000 21 Máy rửa bock 1 20.106 20000000 22 Máy chiết bock 1 60.106 60000000 23 Dây chuyền chiết chai 1 15000.106 15000000000 24 Các loại bơm 13 6.106 78000000 25 Hệ thống vệ sinh 4 2.106 8000000 26 Máy lạnh 1 80.106 80000000 27 Nồi hơi 2 150.106 300000000 28 Máy nén 1 40.106 40000000 29 Xe ôtô 4 150.106 600000000 30 Hệ thống xử lý nước 600000000 31 Hệ thống điện 1700000000 Tổng 22,248.109 Tổng chi phí đầu tư thiết bị chính là : 22,248.109 đồng. Các thiết bị phụ lấy bằng 10%, chi phí vận chuyển, lắp đặt lấy bằng 15% so với thiết bị chính. Vậy tổng chi phí đầu tư thiết bị là: 22,248.109. 1,1. 1,15 = 28,14372.109đồng 2.Tổng chi phí đầu tư cho nhà máy. Vcd= Vxd+ Vtb= 6,691.109 + 28,14372.109= 34,83472 .109 dồng tính giá thành cho sản phẩm . Chi phí nguyên liệu chính.( Bảng VIII-3 ) Bảng VIII-3 TT Tên nguyên liệu Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Malt 1302250 7000 9115750000 2 Gạo 539250 3400 1833450000 3 Houblon 20000 70000 1400000000 4 Chai 8015426 1500 12023139 5 Nút, nhãn 10002535 40 400101400 Tổng 12,76.109 Nguyên liệu phụ(Gp). Theo kinh nghiệm chi phí nguyên liệu phụ chiếm 4% so với chi phí nguyên liệu chính: Gp= 12,76.109. 4%= 510400000 đồng Chi phí nhiên liệu và động lực. ( Bảng VIII-4 ) Bảng VIII-4 TT Tên nguyên liệu Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Điện 1193815 800 955052000 2 Than 1972800 350 690480000 3 Nước 0,150.106 1500 225.106 Tổng 1870532000 đồng. Tiền lương( Bảng VIII-5 ). Tính số công nhân trong nhà máy. Bảng VIII-5 STT Nguyên công ĐM.lao động Số ca/ngày Số CN/ngày 1 Xử lý nguyên liệu 1/ 1 ca 3 3 2 Nấu- Lọc 2/ ca 3 6 3 Hạ nhiệt độ 1/ca 3 3 4 Lên men, Gây men 2/ca 3 6 5 Lọc bia+ Bão hoà CO2 2/ca 2 4 6 Gắp chai 3/1máy 3 9 7 Rửa chai 1/1 máy 3 3 8 Kiểm tra 1 3 3 9 Chiết chai, dập nút 2/1máy 3 6 10 Kiểm tra 1 3 3 11 Thanh trùng 2/1máy 3 6 12 Kiểm tra 1/1máy 3 3 13 Dán nhãn 1/1máy 3 3 14 Kiểm tra 1 3 3 15 Máy soi chai 1/1máy 3 3 16 Công nhân cơ điện 1/1ca 3 3 17 Công nhân sữa chữa 2 2 4 18 Rửa bock 2/máy 2 4 19 Chiết bock 3/1máy 2 6 20 Lò hơi 2/1ca 3 6 21 Nhà lạnh 2/1ca 3 6 22 Xử lý nước 2/1ca 3 6 23 Vệ sinh 3/1ca 2 6 24 Lái xe 1/1xe.1ca(4xe) 2 8 25 Bốc vác 4/1ca 2 8 26 Vật liệu-nhiên liệu-bao bì 2/1ca 3 6 27 Bảo vệ 2/1ca 3 6 28 Quản lý phân xưởng 1/1ca 3 3 29 Thường trực 1/1ca 3 3 Tổng 140 Số công nhân có mặt trong nhà máy trong một ngày đêm là :140 người. Tính số công nhân có trong danh sách: Số công nhân có trong danh sách bằng số công nhân có mặt + Số công nhân điểm khuyết: Theo kinh nghiệm thì hệ số điểm khuyết Hdk= 1,1 Số công nhân có trong danh sách là : 140,1.1= 154 người Tính số cán bộ quản lý nhà máy: Đảng uỷ- Công đoàn: 1 Ban giám đốc : 2 Kĩ thuật công nghệ: 4 Thủ kho : 1 Tài chính: 1 Thi đua-văn thể: 1 Y tế: 1 Tổ chức: 1 Tổng cộng: 12 Tổng số cán bộ và công nhân trong nhà máy: 166 người Tính tổng quĩ lương cho nhà máy: Lương bình quân tính cho đầu người là: 1200000/tháng Quĩ tiền lương của nhà máy trong năm là: 166.1200000 = 199200000 đ/tháng Một năm lượng lương nhà máy phải trả là : 199200000.12 = 2390400000 đồng Bảo hiểm tính theo lương. Lấy bảo hiểm bằng 19% quĩ lương: Gh= 19%. 199200000 = 37848000 Chi phí sử dụng nhà xưởng, thiết bị (khấu hao tài sản cố định). Chi phí khấu hao sử dụng máy móc(Ptb) lấy bằng 10% so với Vcd: Vậy Ptb =34,83472 .109.10%= 3,483472 .109 đồng Chi phí khấu nhà xưởng lấy bằng 5% so với Vxd: Pxd = 6,691.109.5%=334550000 đồng Vậy khấu hao tài sản cố định là: P = Pxd + Ptb=334550000+ 3,483472 .109 = 3818022000 đồng Tổng chi phí (từ 1-6) là : G1 = 2,1387202.1010 đồng Ngoài các chi phí kể trên, khi hoạt động nhà máy còn thêm 6% chi phí quảnlý phân xưởng, 2% chi phí dịch vụ bán hàng, 2% chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất. Vậy G2= G1*1,1= 2,1387202.1010.1,1 = 2,35259222.1010 đồng Tính giá thành toàn bộ. G = G2-G3= 2,35259222.1010 - 197318. 104 = 2,15527422.1010 đồng Trong đó G3 là là tiền thu nhận từ việc bán sản phẩm phụ của nhà máy như sữa men, bã malt, CO2 dư. Lượng bã malt thu được hàng năm là : 3674100 kg. Giá bán 300 đồng/kg Lượng sữa men dư thừa:11,3.104 kg. Giá bán 1000 đồng/kg Lượng CO2 dư là : 252650 kg. Giá bán 3000 đồng/kg Vậy G3 =3674100.300 + 252650. 3000+11,3.104 .1000 = 197318. 104 đồng Do đó giá thành một đơn vị sản phẩm là(tính trung bình cho bia chai và bia hơi). Gsp= = 2155,27422 đồng/lít. Vậy định mức giá bán như sau: Căn cứ vào giá thành bình quân một lít bia sản phẩm và giá cả hàng hoá bia hiện nay thì việc định mức giá bán 1 lít bia sao cho nhà máy có lợi nhuận. Giá bán : + bia hơi : 3000 đồng + bia chai: 7000 đồng. đánh giá các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả. Tổng doanh thu của nhà máy. DT = Pi : Giá một đơn vị sản phẩm. Qi : Số sản phẩm được bán ra. DT = 5. 106. (3000+ 7000) = 5.1010 đồng Doanh thu thuần= GT-VAT. Thuế giá trị gia tăng: nhà máy bia là đơn vị sản xuất đặc biệt nên phải chịu thuế giá trị gia tăng (VAT). Doanh thu thuần của nhà máy (DTT): DTT = DT - (Thuế vốn + các khoản giảm trừ +thuế tiêu thụ). Khoản giảm trừ gồm : + Giảm giá bán do chất lượng sản phẩm kém và được thoả thuận với khách hàng. + Chiết khấu bán hàng : là khoản giảm trừ cho người mua để khuyến khích bán với số lượng lớn, mua thường xuyên thanh toán đúng hạn. Các khoản này thường lấy 2% so với doanh thu. Thuế vốn: Thường lấy 3% so với vốn lưu động và vốn cố định của nhà máy: + Vốn cố định: Vcd= 34,83472 .109 đồng + Vốn lưu động của nhà máy: Vld Vld = Số vòng quay năm: 1 chu kì sản xuất của nhà máy là: 20 ngày. Vậy số vòng quay 1 năm là := 18,25 vòng/năm. Để an toàn sản xuất ta chọn số vòng quay là 12 vòng/ năm. Vậy vốn lưu động: Vld = = 1796061850 đồng Vậy thuế vốn( TV): TV = (Vcd + Vld). 0,03 = (1960493517 + 34,83472 .109).0,03 = 1318708147 đồng. Thuế tiêu thụ đặc biệt bằng 45% doanh thu Doanh thu thuần là: DTT = DT(1-0,45-0,02) -TV= 5.1010(1-0,45-0,02) - 1324627687 = 25,18129185.109 đồng. Nên tổng lợi nhuận: TLN = DTT - tổng chi phí (giá thành toàn bộ)= 25,18178847.109 - 2,15527422.1010 = 3628549653 đồng Đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả. Doanh lợi lao động : DLĐ = TLN/số lao động = 3628549653/166 = 21858732,85 đồng/người. Doanh lợi vốn : Dv= = 3628549653/(34,83472 .109+ 1796061850 ) = 12% Năng suất lao động(NL). NL= = 25,18129185.109 /166 = 151694529 đồng/người/năm. Năng suất vốn (Nv) Nv= = 25,18129185.109 /(34,83472 .109+ 1796061850 ) = 0,70 đồng/đồng Trong đó : = Vcd+Vld. Thời gian thu hồi vốn. T = Vcd= 34,83472 .109 dồng P = 3818022000 đồng T = 4,1 năm Nhận xét. Theo kết quả tính toán ở trên Doanh lợi vốn = 12% Năng suất vốn = 0,70 đồng/đồng Thời gian thu hồi vốn là 4,1 năm Như vậy với giá bán được định mức như trên , thị trường chấp nhận được nhà máy được thiết kế sẽ cho hiệu quả kinh tế, thời gian thu hồi vốn nhanh. Phần VI Môi trường và phương pháp xử lý Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Cùng với sự phát triển của công nghiệp, lượng nước thải do các cơ sở công nghiệp thải ra ngày càng tăng, gây ra những tác động xấu đối với môi trường nếu không qua xử lý. Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân trong việc bảo vệ môi trường. Nhà nước đã ban hành Luật bảo vệ môi trường nhằm bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường trong lành, phục vụ cho sự nghiệp phát triển lâu bền của đất nước, góp phần bảo vệ môi trường trong khu vực và toàn cầu. Với sự yêu cầu cấp thiết như trên thì các nhà máy nói chung và nhà máy bia nói riêng cần chú trọng đến công tác môi trường và các phương pháp xử lý môi trường. 6.1. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến môi trường. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đế môi trường như tiếng ồn, nước thải, bụi... Bụi: Chủ yếu tạo ra trong quá trình xay nghiền, bụi sinh ra và được xử lý bằng Cyclon, sau đó thải ra ngoài không khí. Chất thải khí: Chủ yếu sinh ra trong phân xưởng cơ - nhiệt. Khói được xử lý tách bụi bằng cyclon, sau đó thải ra môi trường bên ngoài. Chất thải rắn: Gồm vỏ chai vỡ, vỏ nhãn, các chất thải rắn xây dựng Nước thải : Bao gồm nước sản xuất, nước thải vệ sinh . Lượng nước thải ra một lượng rất lớn ( khoảng 800 m3/h ) và cũng là nguồn chính gây ra ô nhiễm. Nguồn gốc nước thải: Nước thải có hàm lượng COD thấp (khoảng 800á1000) thải ra từ các nguồn như: Nước làm nguội máy, nước sinh hoạt của công nhân, nước rửa chai ở giai đoạn cuối, nguồn nước thải này được dẫn vào một dòng (dòng 1). Nước thải có hàm lượng COD cao ( khoảng ³ 4000), đây là nguồn chiếm trữ lượng lớn, hàm lượng chất hữu cơ rất cao. Nước thải này được thải ra chủ yếu từ nước rửa thiết bị, vệ sinh nền nhà, nước rửa chai, rửa bock. Chúng được dẫn vào một dòng khác (dòng 2). Tính chất nước thải Bảng sau chỉ ra những tính chất điển hình của nớc thải nhà máy bia Đặc tính Đơn vị Giá trị Tiêu chuẩn cho phép (*) PH 6,5á7,5 5,5á9,0 Nhu cầu oxi sinh hoá (BOD) mg/l 750 50 Nhu cầu oxi hoá học (COD) mg/l 2175 100 Chất rắn lơ lửng (SS) mg/l 120 100 Nitơ tổng số mg/l 103 60 (*) Lấy theo cột B - TCVN 5945-1995 áp dụng cho nước thải công nghiệp 6.2. Phương pháp xử lý nước thải. Có 3 phương pháp xử lý nước thải bao gồm: Cơ học, hoá học, và sinh học. Việc ứng dụng phương pháp nào là phụ thuộc vào đặc tính của nước thải và các điều kiện về công nghệ. 1. Phương pháp cơ học. Phương pháp này là giai đoạn sơ bộ ban đầu, dùng để loại các hợp chất không tan trong nước thải. Các phương pháp cơ học thường dùng là lọc qua lưới, lắng, cyclon thuỷ lực, ly tâm. 2. Phương pháp hoá học và lý học. Phương pháp này thường để thu hồi các chất quý hoặc để khử các chất độc hay các chất có ảnh hưởng xấu tới giai đoạn làm sạch sinh học về sau. Các phương pháp thông thường là ôxy hoá, trung hoà, keo trụ, hấp thụ . 1. Phương pháp sinh học. Phương pháp xử lý sinh học thường dùng để loại các chất phân tán nhỏ, keo, và các hợp chất hữu cơ (đôi khi cả vô cơ) khỏi nước thải. Cơ sở của phương pháp là dựa vào sự sống và hoạt động của các vi sinh vật để phân huỷ các hợp chất hữu có trong nước thải. Chúng sử dụng các hợp chất hữu cơ làm nguồn dinh dưỡng để xây dựng tế bào và sinh năng lượng. Phương pháp sinh học để xử lý nước thải chia làm 2 loại tuỳ theo điều kiện xẩy ra quá trình phân huỷ. Đó là: - Xử lý hiếu khí: Là quá trình phân huỷ xẩy ra với sự có mặt của ôxy - Xử lý kỵ khí (yếm khí): Là quá trình phân huỷ xẩy ra trong điều kiện không có mặt của ôxy. Các mô hình xử lý bằng phương pháp sau: - Quá trình xử lý được thực hiện trong điều kiện tự nhiên như: bãi lọc, cánh đồng tới, hồ sinh học (hồ kỵ khí, hồ hiếu khí, hồ hiếu, kỵ khí). - Quá trình xử lý được thực hiện trong điều kiện nhân tạo bao gồm: hiếu khí có bể biophin, bể caroten, mơng ôxy hoá tuần hoàn, kỵ khí có thiết bị phân huỷ, bể phân huỷ hoặc lò phản ứng kỵ khí, ... Trong các nhà máy bia thường dùng phương pháp xử lý sinh học. Phần Ix. Vệ sinh và an toàn lao động. I Vệ sinh. Việc vệ sinh luôn được coi trọng trong các ngành sản xuất ,đặc biệt trong ngàmh sản xuất thực thực phẩm thì việc vệ sinh càng đòi hỏi nghiêm ngặt. Sự thành công của quá trình sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm phụ thuộc công nhân. Vì vậy yêu cầu vệ sinh phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt, bắt buộc đối với công nhân và cán bộ kĩ thuật. Vệ sinh cá nhân. Không cho phép những người bị bệnh mãn tính hay truyền nhiễm ... trực tiếp sản xuất. Khi làm công nhân phải có quần áo bảo hộ lao động sạch sẽ gọn gàng luôn có ý thức vệ sinh chung. Trước khi vào phân xưởng sản xuất phải nhúng ủng qua dung dịch sát khuẩn. Khi lọc và khi tiếp xúc với bia cũng như dụng cụ chứa đựng bia. Công nhân phải có quần áo, tay chân sạch sẽ. Vệ sinh thiết bị . Đối với dụng cụ thử hay chứa dịch đường, dịch bia non sau mỗi lần dùng phải rửa sạch sẽ tránh các vết bẩn do dịch đường hay sinh khối nấm men. Các vết bẩn này nếu không rửa sạch sẽ quánh lại, gây nhiễm tạp cho dịch khi sử dụng. Với đường ống thùng lên men phải vệ sinh sạch trước khi dùng. Đầu tiên phải sử dụng bằng nước lạnh, xông hơi, biunfit Na 5%, cuối cùng tráng bằng nước lạnh vô trùng. Các dụng cụ khác trong phòng lên men,cũng phải vệ sinh tiệt trùng hàng ngày. Các van lấy mẫu trước và sau khi lấy phải vệ sinh tiệt trùng. Trong phân xưởng nấu và làm nguội: Các nồi phả vệ sinh sạch sẽ sau mỗi mẻ nấu và vệ sinh định kì bằng nước cũng như hoá chất: NaOH, HNO3,... Với máy lọc phải vệ sinh vải lọc sau từng mẻ lọc. Trước khi lọc phaỉ tráng bằng nước sôi. Bã malt chứa trong thùng chứa kín tránh ruồi muỗi . Đối với các máy móc thiết bị ở bộ phận phụ trở thường xuyên kiểm tra lau dầu, bảo dưỡng định kì để tăng tuổi thọ. Vệ sinh công nghiệp . Các phân xưởng phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ gọn gàng thoáng mát. Nền nhà phải thoát nước tốt tráng tù đọng. Với các bộ phận bụi, ồn phải có các biện pháp hiệu quả như thiết bị hút bụi, thiết bị tránh tiếng ồn cục bộ, đảm bảo sức khoẻ cho công nhân. ở xung quanh phải đảm bảo quang đãng, cống rãnh luôn khai thông, có nắp đậy cẩn thận. Đường đi phải luôn luôn được dọn sạch sẽ . Vườn cây xanh phải được chú trọng, trồng mới và chăm sóc cẩn thận. II Bảo hộ và an toàn lao động. Bảo hộ và an toàn lao động trong sản xuất là rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người công nhân và tuổi thọ máy móc. Chính vì vậy nhà máy cần quan tâm đến vấn đề này.Các nội qui ,qui tắc bảo hộ và an toàn lao động trong các phân xưởng sản xuất ,nhà máy được coi như một điều lệnh bắt buộc. Các nhà máy thực phẩm hiện nay được đầu tư hiện đại đã giảm bớt một phần lao động chân tay, nhưng không phải vì vậy mà an toàn lao động bị bỏ qua, ngược lại phải được quan tâm hơn. Người công nhân phải chấp hành triệt để các nội qui, qui trình vận hành máy móc . Đối với nhà máy bia cần chú ý một số khâu sản xuất sau: Chống độc trong sản xuất. Khí độc trong nhà máy chủ yéu là CO2 trong quá trình lên men chính thất thoát ra. Mặc dù khi thiết kế ta đã thiết kế hệ thống thu hồi CO2. Ngoài ra CO2 còn do hệ thống lò hơi thải ra, NH3 từ hệ thống lạnh... Chống ồn và rung động. Tiếng ồn và rung động ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của người công nhân gây cho người công nhân trạng thái mệt mỏi, ảnh hưởng thính giác, huyết áp... dẫn đến giảm năng suất sản xuất. An toàn thiết bị chịu áp. Van chịu áp được trang bị trong các thiết bị như: nồi hơi, tank lên men, tank tàng trữ, bình nạp CO2... Vì vậy an toàn thiết bị chịu áp cần được quan tâm . An toàn điện trong sản xuất. Trong quá trình sản xuất công nhân luôn tiếp xúc với các thiết bị điện do đó công nhân cần chú ý: Phải thực hiện nội qui an toàn về điện. Cách điện các phần mạch điện. Bố trí đường dây xa tầm tay hay đường đi lại của công nhân. Bố trí cầu dao để đóng ngắt kịp thời khi có sự cố về địên. Nối đất, cách điện tốt. An toàn khi thao tác vận hành một số thiết bị phòng cháy chữa cháy. Máy nghiền sàng: khi sữa chữa cần phải ngắt cầu dao điện, trước khi làm việc cho máy chạy không tải 2 phút. Thường xuyên kiểm tra các thiết bị chịu áp, nhiệt kế,các đường ống dẫn dịch, tác nhân lạnh. Các công trình xây dựng phải đúng tiêu chuẩn, đảm bảo trong phòng cháy ,chữa cháy và thông gió tốt. Về phòng cháy, chữa cháy mỗi phân xưởng đều có thiết bị chữa cháy như bình CO2. Nhà máy phải dui trì mạng lưới thông tin bằng loa truyền thanh hay điện thoại, thường xuyên phổ biến tuyên truyền các qui tắc an toan lao động, phòng cháy chữa cháy... Phần x : kết luận Trải qua cả quá trình học tập và nghiên cứu trong trường cùng với thời gian 4 tháng thiết kế bản đồ án nhà máy sản xuất bia năng xuất 10 triệu lít/năm. Em đã được sự hướng dẫn tận tình của PGS,TS.nguyễn Đình Thưởng cùng toàn thể cán bộ giảng viên trong trường cũng như Viện công nghệ sinh học – công nghệ thực phẩm đã hướng dẫn em xác định và thiết kế hoàn chỉnh một nhà máy bia. Đó là cả quá trình tích luỹ được nhiều kiến thức tổng quan về kinh tế – kỹ thuật, cách thức tổ chức hoạt động nhà máy công nghệ thực phẩm nói chung và công nghệ sản xuất bia nói riêng. Đến nay bản đồ án của em đã hoàn thành song chắc chẵn không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em rất mong được sự chỉ bảo của thầy cô giáo cũng như các bạn đồng nghiệp giúp đỡ em sửa sai, rút kinh nghiệm . Em rất mong những ý kiến giúp đỡ của các thầy cô giáo cùng các bạn đồng nghiệp để bản đồ án thiết kế của em mang tính khả thi cao và giúp em trở thành một kỹ sư vững vàng hơn trước thực tế. Xin chân thành cảm ơn TS.Nguyễn Đình Thưởng cùng các thầy cô giáo trong viện công nghệ sinh học – công nghệ thực phẩm và các thầy cô giáo hướng dẫn xây dựng, gia đình cùng các bạn bè giúp đỡ em hoàn thành bản đồ án này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày 22 tháng 5 năm 2005 Sinh viên Trần Sỹ Nho Tài Liệu Tham Khảo 1.PGS-TS Hoàng Đình Hoà - Kỹ thuật sản xuất Malt và Bia. NXB KH& KT - 2000 2.Nguyễn Thị Hiền - Thiết bị CN Bia và nước giải khát. ĐHBKHN- 1998 3.Hồ Xưởng- Công nghệ sản xuất Malt và Bia. NXBKH&KT- 1994 4.PGS-TS Nguyễn Đình Thưởng, TS Nguyễn Thanh Hằng- Công nghệ sản xuất và kiểm tra cồn Etylic. NXBKHKTHN - 2000 5.PGS- TS Ngô Bình - Cơ sở thiết kế nhà công nghiệp. NXB - ĐHBK Hà Nội 6.PTS Lê Thị Hồng Phương- Kế toán doanh nghiệp đại cương. Khoa kinh tế và quản lý Trường ĐHBK Hà Nội 7.Sổ tay quá trình thiết bị và công nghệ hoá chất tập I,II 8.PGS.TS. Lê Thanh Mai. Công Nghệ Sản Xuất Malt Và Bia. Hà Nội 8-2003. LờI CảM ƠN Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong viện và bộ môn lên men đã tạo điều kiện cho em hoàn thành đồ án này.Em xin chân thành cảm ơn thầy cô khoa kinh tế và khoa xây dựng công nghiệp.Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Đình Thưởng đã trực tiếp hưóng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian làm đồ án này .Do thời gian có hạn và còn thiếu kinh nghiệm trong thực tế nên đồ án có thiếu xót ,em mong các thầy cô thông cảm và chỉ bảo thêm để đồ án được hoàn thiện hơn.Em xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô và các bạn . Hà Nội ngày 22 tháng 5 năm 2005 Sinh viên Trần Sỹ Nho MụC LụC Phần Trang Phần I .Mở Đầu1 Phần II. Lập Luận Kinh Tế – Kĩ Thuật 2 1.Chọn địa điểm xây dựng nhà máy 2 2.Đặc điểm thiên nhiên vị trí cần xây dựng..2 3.Nguồn cung cấp nguyên liệu.2 4.Nguồn cung cấp nguyên liệu.3 5.Giao thông vận tải.3 6.Môi trường.3 7.Nguồn nhân lực..4 8.Thị trường tiêu thụ..4 Phần III . Chọn Và Thuyết Minh Dây Truyền Công Nghệ5 A.Chọn Nguyên Liệu5 1.Malt đại mạch5 2.Gạo6 3.Hoa houblon..6 4.Nước..7 5.Nấm men bia..8 B.Dây Truyền Công Nghệ9 -Sơ đồ công nghệ nấu bia9 -Thuyết Minh Dây Truyền Công Nghệ10 A.Phân Xưởng Nấu ..10 1.Nghiền nguyên liệu...10 2.Nấu và đường hoá nguyên liệu..11 3.Lọc trong dịch đường13 4.Đun sôi dịch đường với hoa houblon.13 5.Lắng xoáy..14 6.Làm lạnh nhanh dịch đường...14 B.Phân Xưởng Lên Men.15 I.Chọn phương pháp lên men.15 1.Theo thiết bị...15 2.Theo chủng nấm men16 II.Chọn phương thức lên men16 1.Lên men liên tục ..16 2.Lên men gián đoạn16 III.Lên Men.17 1.Chuẩn bị men giống17 2.Lên men bia.18 C.Phân Xưởng Hoàn Thiện..20 1.Lọc trong bia20 2.Bão hoà CO2.21 3.Hoàn thiện sản phẩm21 4.Thu hồi và xử lý CO2...23 5.Vệ sinh thiết bị23 6.Đánh giá chất lượng bia..23 C.Tính Cân Bằng Sản Phẩm25 I.Tính cân bằng sản phẩm cho bia hơi25 II.Tính cân bằng sản phẩm cho bia chai.28 D.Tính Nguyên Liệu Phụ Dùng Cho Sản Xuất31 Phần IV.Lập Kế Hoạch Sản Xuất.32 Phần V.Tính Và Chọn Thiết Bị34 V.1.Thiết bị trong khâu chuẩn bị nguyên liệu..35 V.2.Thiết bị trong khâu đường hoá nguyên liệu...37 V.3.Thiết bị trong khâu xử lý dịch đường sau nấu hoa.40 V.4.Tính toán thiết bị trong phân xưởng lên men42 V.5.Tính toán thiết bị trong phân xưởng hoàn thiện47 V.6.Các thiết bị phụ khác.50 Phần VI. Tính Hơi – Nước - Điện – Lạnh51 I.Tính hơi cho nhà máy51 II.Tính lạnh cho nhà máy.55 III.Tính nước cho nhà máy...60 IV.Tính điện tiêu thụ cho nhà máy62 Phần VII. Tính Toán Xây Dựng .70 I.Giới thiệu chung..70 II.Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy74 I.Nhiệm vụ và yêu cầu thiết kế tổng mặt bằng nhà máy...74 II.Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy theo nguyên tắc phân vùng...75 III.Mặt bằng khu sản xuất chính...77 IV.Thuyết minh các phân xưởng phụ trợ..79 V.Các công trình phục vụ sinh hoạt..81 Phần VIII. Tính Toán Kinh Tế..85 A.Mục đích và ý nghĩa.85 B.Nội Dung Phần Tính Toán Kinh Tế..85 I.Vốn đầu tư cho nhà máy85 II.Đánh giá chỉ tiêu kết quả và hiệu quả...92 Phần IX .Vệ Sinh Và An Toàn Lao Động.97 I.Vệ sinh97 II.Bảo hộ và an toàn lao động98 Phần X.Kết Luận..100 Phần Tài Liệu Tham Khảo..101

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHA152.DOC