Thuyết trình phóng sự truyền hình “Nước mắt phố cổ”

Cứ tình trạng hiện nay thì nguy cơ mất phố cổ là điều có thật trong khi công tác cứu vớt của chúng ta còn quá chậm trễ ( Phỏng vấn Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc). Nếu mất phố cổ, Hà Nội sẽ mất hấp dẫn. Hà Nội sẽ giống mọi thành phố khác: sầm uất, náo nhiệt, ồn ào, vội vã nhưng trơ trụi vô hồn. Sẽ chẳng còn gì để con cháu chúng ta đời sau hoài niệm, suy ngẫm về quá khứ. Thực tế, giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển luôn luôn là bài toán khó. Bởi lẽ muốn cải tạo nâng cấp phố cổ thì giãn dân trở thành vấn đề bức xúc hơn bao giờ hết. Nhưng đa phần với người dân phố cổ, từ bỏ nơi họ đã từng gắn bó kỳ thực chẳng dễ gì. Dường như chuyện đi hay ở lại mang tính chất linh cảm và thói quen sinh hoạt nhiều hơn.( Phỏng vấn Bà Đặng Thị Thành số 106 Hàng Bạc) Người dân phố cổ vẫn hy vọng vào một tương lai tươi sáng đang sắp bắt đầu cho phố cổ Hà Nội. Chỉ có điều muốn thực hiện được đòi hỏi nhà quản lý phải tiến hành khoa học bằng thái độ cầu thị chứ không phải duy ý chí. Phố cổ phải được xem như một sinh thể có nội tâm, có sự vận động và phát triển, biến đổi chứ không phải là những mô hình kiến trúc. Những gia đình gốc Hà Nội với ngõ nhỏ nơi phố đông, giường như chẳng có gì khiến họ rời xa những căn nhà đã thật cũ như năm tháng xưa ấy. Đó là mảnh đất cha mẹ ông bà họ bấy nhiêu năm ăn vẹt ở mòn. Có điều để trụ lại trong góc con con của phố chủ nhân những ngôi nhà nhỏ phải đối diện với bao tình huống đời thường. Một cuộc sống khác đang tồn tại trong lòng các con phố và còn đó nhiều lắm một Hà Nội rất riêng.

doc47 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2187 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thuyết trình phóng sự truyền hình “Nước mắt phố cổ”, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường, phóng viên gặp cái gì cũng nói cái đấy.Tất cả phải chuẩn bị ý tưởngtừ kịch bản dự kiến đến các phương tiện kỹ thuật. Thành công của loại phóng sự này phụ thuộc vào công tác chuẩn bị. Phóng sự sự kiện: Loại phóng sự này phản ánh diễn biến lô gíc của sự kiện, có kết cấu đơn giản nhằm cung cấp cho khán giả đầy đủ quá trình diễn biến của các sự kiện. Đây thường là những sự kiện quan trọng trong xã hội. Các sự kiện tự nói lên vấn đề, ít có sự đánh giá bình lụân của phóng viên. Yêu cầu chính của thể loại này là phản ánh và điều quan trọng là nêu bật được ý nghĩa của sự kiện trong bối cảnh của sự kiện.Do vậy kịch bản thường xoáy sâu vào những sự kiện cụ thể, phân biệt chính- phụ để xây dựng sự nhất quán của tư tưởng chủ đề đã xác định. Phóng sự vấn đề: Đối tượng của loại phóng sự này là những vấn đề sự kiện có ý nghĩa quan trọng, được xã hội quan tâm. Những vấn đề chủ trương đường lối của Đảng được thể hiện qua dạng phóng sự này giúp nhân dân hiẻu rõ hơn. Đây là dạng phóng sự có tính chính luận cao. Kịch bản của phóng sự này phải xác định được bản chất của vấn đề, sự kiện, xác định mục đích chính của phóng sự. Những dự kiến chứng cớ, nhân chứng vạch ra các phương án khai thác tư liệu, tiếp xúc với đối tượng có liên quan là rất cần thiết. Trong kịch bản phóng sự vấn đề cần nêu ra nhiều phương án giải quyết vấn đề và xác định rõ mục đích vấn đề cần phải giải quyết như thế nào.Trong kịch bản phóng viên đưa ra nhiều câu hỏi những câu tự trả lời trong quá trình điều tra để tìm ra những mâu thuẫn chính của vấn đề. Kịch bản phóng sự điều tra càng chi tiết, càng đưa ra nhiều dữ kiện càng tốt. Phóng sự chân dung: Phóng sự chân dung thường phản ánh con người với những tính cách, vai trò, vị trí khác nhau trong xã hội (chân dung anh hùng, một bác sỹ, nhà khoa học, người lao động…. Đặc điểm ngoại hình, tính cách nhân vật, tâm lý, tiểu sử, những cống hiến của nhân vật được tập trung khai thác. Những chi tiết đó phải chân thực cụ thể đặc sắc và có sức gợi cảm để tanưg tính thuyết phục cho người xem. Người làm kịch bản phải hiểu rõ nhân vật của mình. Trong phóng sự chân dung phỏng vấn được chú ý( phỏng vấn bản thân nhân vật, phỏng vấn những người có liên quan, đánh giá về nhân vật) các cuộc phỏng vấn này được dự kiến, chuẩn bị công phu ngay từ khi làm kịch bản. VCrCcvQuan điểm phân loại này chỉ là sự chi tiết hoá nội dung các chủ đề phóng sự, có tính khoa học và lý luận sẽ là hướng tiến tới của việc phân loại phóng sự để ứng dụng trong thực tế triển khai các tác phẩm phóng sự. II. quá trình sáng tạo phóng sự truyền hình. các yếu tố cấu thành của psth và những đặc điểm của chúng. Hình ảnh. Hình ảnh trong phim phóng sự vừa là phương tiện, vừa là nội dung thể hiện ý đồ tư tưởng tác giả. Khác với hình ảnh trong phim truyện, hình ảnh của truyền hình nói chúng, của phim phóng sự nói riêng phải mang tính thời sự và xác thực. Nó không chỉ mô tả hoạt động của con người, mà còn giúp khán giả “ tham gia” hoặc “ đứng trên” nhìn vào sự kiện. Các cỡ cảnh chính thường dùng trong phóng sự truyền hình là : toàn cảnh, trung cảnh, cận cảnh, đặc tả…Với các cỡ cảnh này phóng sự truyền hình có thể thoả mãn nhu cầu muốn biết cái gì đang xảy ra, nó xảy ra như thế nào của khán giả…Mặt khác qua các cỡ cảnh, các góc quay cao thấp, chính diện, 3/4 …góc độ chủ quan và khách quan, tác giả có thể bộc lộ thái độ tâm lý của con người trong sự kiện đó. Truyền hình là phương tiện quan sát trực tiếp cuộc sống của mỗi gia đình. Khả năng trực quan có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình nhận thức của con người. Trong phóng sự truyền hình, mỗi hình ảnh đều phải bao hàm một ý nghĩa, một nội dung nào đó( hoặc là nguyên nhân, diễn biến, kết quả của quá trình phát triển của sự kiện trong cuộc sống). Khả năng biểu hiện của hình ảnh trong tác phẩm phóng sự truyền hình còn thể hiện ở mối liên kết giữa các hình ảnh với nhau theo trật tự tuyến tính thời gian của quá trình vận động. Sự kế thừa ngôn ngữ điện ảnh của truyền hình là một tất yếu đã giúp cho truyền hình có một tầm ảnh hưởng vượt trội so với các anh em của nó. Nhưng nó không phải là sự sao chép y nguyên bản gốc kể cả khi truyên hình có mối liên hệ mật thiết với điện ảnh chính luận. Chính vì được kế thừa mà không mất công sức tìm tòi thử nghiệm với bao nhiêu thất bại trước khi đạt được những thành tựu trên của điện ảnh mà truyền hình nhiều khi đã vi phạm những nguyên tắc, phương pháp tạo hình của hình ảnh dẫn đến việc giảm thiểu sức mạnh vốn có của hình ảnh và như vậy hiệu quả của truyền thông cũng bị giảm sút. Đặc biệt phóng sự truyền hình là một thể tài chủ lực của trtuyền hình trong hệ thống thông tin báo chí không thể bỏ qua yếu tố hình ảnh. Trong phóng sự truyền hình thông tin được biểu hiện bằng hình ảnh, nó vừa là phương tiện, vừa là nội dung thể hiện ý đồ tư tưởng của tác giả. Hình ảnh trong phóng sự truyền hình phản ánh không gian 3 chiều lên mặt phẳng 2 chiều trên màn hình. Khác với các hình ảnh tĩnh tại của nghệ thuật tạo hình như hội hoạ, nhiếp ảnh, hình ảnh trong phóng sự truyền hình là những hình ảnh động, có thực và đã qua xử lý, biên tập bằng các biện pháp kỹ thuật và nghiệp vụ. Cỡ cảnh. Với các cỡ cảnh chính: Toàn- trung- cận phóng sự truyền hình có thể thoả mãn nhu cầu thông tin của khán giả. Thế giới được tái tạo trên màn ảnh trở lên phong phú hơn và cũng chọn lọc hơn. Nó đáp ứng được tâm lý quan sát, tò mò của con người muốn xem từ tổng thể đến chi tiết , không chỉ muốn biết cái gì đang xảy ra mà còn muốn biết nó xảy ra như thế nào cũng như thái độ, tâm lý của những con người trong cuộc ra sao thông qua các cỡ cảnh. Góc quay. Ngoài sự kế thừa điện ảnh về góc quay vật lý : cao thấp, chính diện, 3/4 …trong việc ghi chép hiện thực phong phú, truyền hình còn kế thừa điện ảnh hai góc độ tâm lý: góc độ chủ quan và góc độ khách quan. Với góc quay khách quan, người xem có thể đóng vai trò người chứng kiến các hành động đang diễn ra trên màn ảnh nhỏ một cách dửng dưng của người ngoài cuộc nhưng có thể trở thành người nhập cuộc có cảm tưởng như mình cùng tham gia với sự việc đang diễn biến trên phim thông qua các góc quay chủ quan. Do đó hình ảnh trên phim không chỉ mang chức năng thông tin đơn thuần mà còn có khả năng khêu gợi những tình cảm thái độ nhất định của người xem. Montage. Một phóng sự truyền hình hay bất kỳ một tác phẩm truyền hình, bộ phim nào chính là sự diễn biến theo không gian và thời gian ở các cỡ cảnh khác nhau nếu đứng ở góc độ hình ảnh. Khi truyền hình ả đời thì Montage đã là một yếu tố cấu thành của bộ phim. Montage là sự kết nối các cảnh, màn, trường đoạn rời rạc khác biệt về không gian và thời gian theo ý đồ của người làm phim để có một bộ phim theo ý người đạo diễn, để có một bộ phim hoàn hảo dính liền nhau mà khán giả có cảm giác được xem một câu chuyện kể liên tục không đứt đoạn. Truyền hình được kế thừa toàn bộ kỹ thuật, nghệ thuật ráp dựng hình ảnh điện ảnh: Động tiếp động, tĩnh tiếp tĩnh, đồng trục diễn xuất, trục định hướng… Khó có thể hình dung một chương trình truyền hình nào lại có thể tồn tại nếu không có Montage. Nó không chỉ có tác dụng kết nối các hình ảnh trong bản thân một tác phẩm mà còn là sự kết nối liên kết ghép nối đẹp mắt giữa các tác phẩm trong chương trình đó. Montage cho phép truyền hình nén hành động thu hẹp thời gian mô tả sự kiện xảy ra cũng như lựa chọn ghép nối bất kỳ hình ảnh nào cần thiết cho ý đồ kịch bản của nhà làm phim tren cơ sở những thước phim đã quay được. Đặc biệt phóng sự truyền hình chỉ là sự ghi chép trung thực hình ảnh các sự kiện, vấn đề như nó có trong cuộc sống, chứ không được sử dụng bất kỳ một hư cấu nghệ thuật nào để tăng tính giá trị thẩm mỹ của những thước phim vì vậy Montage hợp lý thì phóng sự truyền hình sẽ tăng độ hấp dẫn của sự thực lên. 1.2) Âm thanh. Thật khó có thể hình dung nổi thế giới này sẽ ra sao nếu con người thiếu đi một trong hai khả năng: nhìn thấy được và nghe được. Truyền hình cũng như điện ảnh ngoài sức mạnh hình ảnh ra muốn chinh phục khán giả thì không thể thiếu được âm thanh. Âm thanh giúp chúng ta tin đựơc những gì chúng ta nhìn thấy trên hình ảnh là có thật bởi con người luôn muốn được nghe và nhìn cùng một lúc. Âm thanh trong phóng sự truyền hình được tạo nên bởi các yếu tố sau đây: Âm thanh ngoài hình: đựơc phổ biến song hành với hình ảnh trong phóng sự, chỉ được thực hiện ở khâu biên tập, gồm lời bình và âm nhạc. Lời bình là sự bổ sung cho những gì người xem nhìn thấy trên màn ảnh truyền hình chứ không kể lại những gì họ đã nhìn thấy…phải truyền đạt được tư tưởng của phim, phải giúp người xem tổng hợp được ý nghĩa sự vật sự kiện diễn ra trên màn ảnh nhỏ.” “ Âm nhạc là một trong ba yếu tố quan trọng trong phim phóng sự, tư liệu. Âm nhạc trong phim có tác dụng tôn thêm hình ảnh và sự kiện, không phải lúc nào cũng vang lên mà chỉ sử dụng khi cần thiết…. Âm nhạc cũng cần phái có kịch tính và gợi cảm chứ không chỉ minh oạ cho phim.”Trong phóng sự truyền hình người ta thông thường chọn một bản nhạc, bài nhạc không lời gần phù hợp với nội dung chuyển tải của phóng sự là được và cũng chỉ dùng lúc cần thiết. Hiện nay phóng sự truyền hình đang có xu hướng không sử dụng nhạc nền. Âm thanh trong hình: Được ghi tại hiện trường gồm lời thoại phỏng vấn và tiếng động hiện trường có tác dụng tăng độ chân thật của sự kiện, vấn đề mà phóng sự nêu. Thu hẹp khoảng cách giữa phóng viên và khán giả, tăng mối giao lưu giữa người truyền và người nhận thông điệp. Riêng tiếng động trong phim phóng sự phải là tiếng dộng trực tiếp từ hiẹn trường chứ không phải là tiếng đông dàn dựng. Mỗi yếu tố nói trên của âm thanh có tầm quan trọng riêng mà nếu người làm phóng sự biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ sẽ tăng khả năng thông tin hình ảnh. Thành phần các yếu tố của âm thanh trong từng phón sự không phải là nhất quán, bất di bất dich mà còn phụ thuộc vào kết cấu của phóng sự thể hiện ý đồ của người làm phóng sự. Quan hệ giữa âm thanh và hình ảnh trong PSTH. Ngôn ngữ phóng sự truyền hình là ngôn ngữ tổng hợp của hình ảnh và âm thanh và sức mạnh của phóng sự truyền hình do đó là sức mạnh của hai yếu tố đó. Tuy vậy việc xác định sự tương quan giữa chúng không đơn giản. Việc xác định tầm quan trọng của mỗi yếu tố sẽ quyết định tỉ lệ “đầu tư”, gia công kết cấu của phóng viên khi xây dựng một phóng sự truyền hình nói riêng, một tác phẩm truyền hình, điện ảnh nói chung và điều quan trọng nhất là việc ảnh hưởng tới hiệu quả của việc truyền đạt thông tin. Tác động đầu tiên của một chương trình truyền hình tập trung vào mắt người xem, mắt thường xuyên mạnh hơn tai nghe, đặc biệt trong trường hợp giữa tai và mắt có sự nhận thức tương phản nhau đối với những thông điệp chúng nhận được. Những gì nghe được sẽ bổ trợ nâng cao hiệu quả của hình ảnh”. Chúng ta biết rằng nội dung thông điệp truyền đạt trong bất kỳ một tác phẩm truyền hình nào cũng là sự tương hỗ giữa hình ảnh và âm thanh nhưng trong mỗi tác phẩm vai trò của chúng lại khác nhau do sự khác biệt của từng thể tài quy định. Hình ảnh trong phóng sự dù chi tiết bao nhiêu chăng nữa cũng chỉ truyền tải những thông tin bề nổi, còn phần chìm, phần thông tin đi sâu vào sự kiện, vấn đề lại nhường cho lời bình, tiếng động. Nhà báo Trần Đức cho rằng: “ về lời bình của phóng sự, tôi cho rằng nó rất quan trọng. Có thể xem lời bình như một tác phẩm văn học trong truyền hình. Nếu ta quan niệm lời bình chỉ là cái đưa đẩy cho hình ảnh thì hoàn toàn sai lầm. Lẽ đương nhiên là phim truyền hình , thì hình ảnh là chiếm số một, nhưng phóng sự truyền hình là một công cụ truyền thông đại chúng, phần nào gánh trách nhiệm tổ chức các hành động của cộng đồng mình, giãi bày nỗi niềm của người làm phim thì bộ phim ấy phải “ đứng được”mà muốn thế thì phải hay lời bình của phim phóng sự là chất kết dính cuối cùng để toàn bộ tác phẩm ra mắt người xem. Nếu lời bình dở thì bộ phim đó có tác dụng không là bao nhiêu. Lời bình dở sẽ không gánh được việc hình ảnh giải thích cái gì đây.” Hình ảnh và tiếng động là minh chứng xác thực nhất những thông tin đề cập trong lời bình nhưng không thể vì thế mà lời bình lấn át hình ảnh trở thành một bài báo phát thanh ghép vào hình ảnh. Nếu không có những hình ảnh thì không có truyền hình, nhưng thông tin mà hình ảnh đã chuyển tải thì lời bình không nên lặp lại mà phải đi sâu vào minh chứng cụ thể cho những gì khán giả chứng kiến trên màn ảnh. 2. kết cấu một phóng sự truyền hình. Kết cấu một phóng sự truyền hình không chỉ dựa trên ý đồ của người làm phim mà còn chịu tác động không nhỏ của chất liệu khách quan.Những hình ảnh và âm thanh mà tổ làm phim thu được tại hiện trường tuỳ thuộc vào nội dung cụ thể của vấn đề nêu ra trong phóng sự. Kết cấu một phóng sự truyền hình là sự phân chia, bố trí các phần, bộ phận của hình ảnh và âm thanh có được để thể hiện nội dung và tư tưởng của tác phẩm. Kết cấu của một phóng sự truyền hình tốt thì người xem dễ dàng nhận biết được vấn đề sự kiện. Kết cấu một tác phẩm phóng sự có tác dụng không nhỏ đối với việc làm nổi bật chủ đề tư tưởng của bài. Tác dụng không nhỏ đối với việc thể hiện chủ đề tư tưởng của bài. Tác dụng của nó nằm trong mối quan hệ của hình thức đối với nội dung. Kết cấu của phóng sự không những xuất phát từ nội dung sự kiện mà còn phải biểu đạt nội dung đó bằng những hình thức thích hợp nhất. Vì vậy, khi xây dựng kết cấu tác phẩm phóng sự, trước hết người làm báo phải căn cứ vào chủ đề, đề tài, tài liệu cụ thể, đối tượng cần tác động và các yêu cầu cụ thể của báo mình đông thời kết hợp với vị trí của mình đồi hình dung lại toàn bộ sự kiện để định ra các bố cục tương ướng. Mỗi sự kiện vấn đề cụ thể đều được tác giả trình bày theo những phương pháp khác nhau. Điều đó được quy định chính bởi thực tế khách quan hết sức phong phú, sinh động và biến đổi không ngừng. Phóng sự truyền hình thường được chia thành ba phần chính : Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận. 2.1) Nêu vấn đề Là phần giới thiệu bối cảnh làm nảy sinh sự kiện. Trong phần này tác giả cần chú ý đưa ra những cảnh toàn hình ảnh liên tưởng tới vấn đề, có ý nghĩa khái quát nhằm nêu bật tầm vóc ý nghĩa của nó. Phải tạo cho khán giả sự khám phá mới, sự cảm nhận mới, phong phú, thu hút sự chú ý của khán giả ngay từ ban đầu. Theo kinh nghiệm của Nhà báo Lại Văn Sâm thì: “ Nên bắt đầu phóng sự bằng một cái gì đó bất thường để thu hút sự chú ý của khán giả về vấn đề mà mình sẽ đặt ra, bởi vì khi khi người ta bắt đầu một chương trình phải gây được ấn tượng, tạo ra sự chú ý cho người xem bằng những tình huống gay cấn. Và do vậy “ Tít” của phóng sự rất quan trọng” 2.2) Giải quyết vấn đề Là phần chứa đựng thông tin quan trọng nhất của phóng sự truyền hình. Tác giả phân tích những mâu thuẫn của vấn đề, diễn biến của sự kiện. Đồng thời tác giả cần lý giải và đề đạt phương hướng giải quyết những vấn đề mà hiện thực đặt ra. Phóng sự truyền hình trần thuật diễn biến sự kiện song song với việc bộc lộ cái tôi nhân chứng thẩm định của mình. Hình ảnh và lời bình trong phóng sự truyền hình phải khớp nhau, bổ xung cho nhau. Diễn biến trong Phóng sự truyền hình cần theo một chủ đề xuyên suốt, tránh tham nhiều vấn đề làm nhiều thông tin, tác phẩm trở nên nhạt nhẽo. 2.3) Kết luận Đây là phần đánh giá tổng quát những sự kiện đã được nêu. Phần này tác giả cần đưa ra những ý tưởng mới lạ, độc đáo, tạo được độ sâu lắng trong lòng công chúng. Nhà báo Trường Phước cho rằng: “ Nếu như mở đầu phóng sự truyền hình giống như việc mở cửa phải có cách chào hỏi chủ nhà như thế nào để thu hút chủ nhà vào câu chuyện mình sắp kể, thì kết thúc cũng giống như việc lưu luyến cho lần đến chơi sau” 3. quá trình sáng tạo phóng sự truyền hình Phóng sự truyền hình là thể loại báo chí được người xem ưa thích cũng là thể loại khó đối với phóng viên. Bởi lẽ thể loại này đòi hỏi người phóng viên không chỉ biết cách nhìn ra sự đa dạng của cuộc sống mà còn biết lựa chọn những vấn đề tiêu biểu nhất, có ý nghĩa chính trị xã hội nhất định được đông đảo dư luận quan tâm và phải có ích cho xã hội cung như phù hợp vơí tôn chỉ mục đích của các cơ quan báo chí. Quá trình sáng tạo phóng sự truyền hình bao gồm các bước sau đây: 3.1 Đề tài và chủ đề trong Phóng sự truyền hình. Phạm vi phản ánh của phóng sự truyền hình cũng như bất kỳ một thể tài báo chí nào là toàn bộ hiện thực trong dòng thời sự chủ lưu. Nhưng không phải bất cứ đối tượng nào của hiện thực cũng thành đối tượng phản ánh của phóng sự truyền hình. Đó là những sự kiện đặt ra trong bối cảnh hiện tại cần lời giải đáp hay còn gọi là hoàn cảnh có vấn đề. Thông qua phóng sự truyền hình , người phóng viên truyền đạt đến công chúng một bức tranh chi tiết và diễn biến một sự kiện trọng đại, một biến cố hay một vấn đề trong qúa trình phát sinh , phát triển theo ý đồ tư tưởng nhất định. Đề tài của phóng sự truyền hình xuất phát từ mọi khái cạnh lĩnh vực của cuộc sống mà từ đó các vấn đề, sự kiện nảy sinh cần được phát hiện và làm sáng tỏ. Việc xác định chủ đề tư tưởng cho phóng sự là bước khởi đầu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình sản cuất một phóng sự truyền hình. Đây là việc không hề đơn giản mà phụ thuộc vào khả năng tư duy phát hiện vấn đề của người phóng viên. Cho nên việc phát hiện vấn đề có thể đã quyết định một nửa sự thành công của phóng sự truyền hình. 3.2) Đề cương của phóng sự truyền hình( kịch bản) Sau khi lựa chọn chủ đề, đề tài tác giả bắt tay vào xây dựng phần đề cương phóng sự. Côngviệc này giúp tác giả xác định rõ cảnh quay và ý tưởng của lời bình. Phóng sự truyền hình cũng như bất cứ tác phẩm truyền hình nào cũng là công sức của cả tập thể, là kết quả đóng góp của các khâu: Biên tập, quay phim, kỹ thuật…. Xây dựng kịch bản chính là xác định những việc cần làm của các thành viên nói trên thông qua các bước : quay, dựng, viết lời bình, Người ta thường chia kịch bản làm ba loại: 3.2.1) Kịch bản dự kiến Được xây dựng trên cơ sở tìm hiểu thực tế nắm bắt quá trình diễn biễn của sự kiện sẽ xảy ra và xây dựng kịch bản. Loại kịch bản này thường được dùng cho các phóng sự thời sự và phóng sự truyền hình truyền thẳng. Để xây dựng được kịch bản đòi hỏi người phóng viên phải có phông kiến thức tốt, kinh nghiệm nhất định để dự kiến được các tình huống có thể xảy ra trong quá trình diễn biến của sự kiện. 3.2.2) Kịch bản đề cương Sử dụng cho những sự kiện vấn đề phức tạp diễn biến trong một không gian rộng mang tính biến động. Tuy nhiên trong thực tế nhiều phóng viên phải bấm máy ngay khi “ chộp” được vấn đề không thể bỏ qua sự kiện đó quay về chuẩn bị đề cương chi tiết trước được. Trong những trường hợp này phóng viên cũng không chuẩn bị đề cương dự kiến bởi cuộc sống luôn biến động và chúng ta không thể biết trước điều gì sẽ xảy ra. 3.2.3) Kịch bản chi tiết Ap dụng với những sự kiện có diễn biến tương đối ổn định, đối tượng phản ánh ít có biến động. Kịch bản phóng sự truyền hình là một kịch bản văn học bằng hình ảnh, phải rõ ràng các chi tiết, càng chặt chẽ bao nhiêu càng hay bấy nhiêu và phải diễn đạt bằng hình ảnh chứ không phải là những gạch đầu dòng cẩu thả. Một kịch bản có thể xem như xương sống của một phóng sự truyền hình được thể hiện rõ ràng nên khi thực hiện phóng sự cần tuân theo đường dây xuyên suốt của kịch bản. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện phóng sự vẫn có sự thay đổi ít nhiều. Đó là sự đảo lộn các chi tiết khi phóng viên thấy được tính hiệu quả của các chi tiết ở mỗi vị trí. Hơn nữa khi tiếp xúc với thực tế có thể người phóng viên đó sẽ khám phá, phát hiện được cái mới nảy sinh” 3.3 Công tác quay phim, ghi hình. Đây là quá trình thực hiện kịch bản đã đề ra tại hiện trường. Người ta thường quan niệm hình ảnh là vị trí số một nhưng khi thực hiện quay phim hình ảnh lại không được quan tâm đúng với vai trò của mình. Nhất là khi trong phóng sự truyền hình hình ảnh được chọn lọc từ những thước phim sẵn có tại hiện trường không qua một thủ pháp nghệ thuật nào của điện ảnh. Phóng sự truyền hình phải thu hút khán giả ngay từ những hình ảnh đầu tiên đến hình ảnh cuối cùng. Tuy nhiên yêu cầu về tính thẩm mỹ của hình ảnh trong phóng sự truyền hình không cao bằng các loại phim nghệ thuật, phim truyện. Làm phóng sự trtuyền hình bị chi phối bởi các yếu tố: không gian, bối cảnh, diễn biến của vấn đề…Cho nên phóng viên quay phim phóng sự truyền hình phải vất vả hơn nhiều cũng như gặp nhiều khó khăn hơn để ghi được hình ảnh “ hấp dẫn” khán giả. Cho nên trước khi quay phóng viên quay phim và biên tập phải làm việc thật kỹ với nhau để thống nhất ý tưởng. Nhưng đồng thời phóng viên quay phim cũng luôn phải chủ động trong khi quay nhất là đối với các sự kiện có tính đột biến, thay đổi bất ngờ. Với những vấn đề có tính ổn định lớn hơn cho phép biên tập chuẩn bị kịch bản chi tiết cụ thể hơn thì người quay phim phải có nhiệm vụ tập trung vào thể hiện ý đồ của kịch bản. ở một góc độ nào đó chính người quay phim sẽ là người quyết định hình ảnh chiếm vai trò số một hay không thông qua nhứng hình ảnh quý giá “chộp” được những chi tiết đắt giá mang lượng thông tin cao, đỡ nhẹ phần lời bình khi tạo nên phần nội dung của tác phẩm. Tại hiện trường người quay phim không chỉ dừng lại ở việc ghi hình diễn biến sự kiện, những hình ảnh của vấn đề nêu ra trong phóng sự truyền hình mà còn phải ghi hình phóng viên phỏng vấn và phóng viên xuất hiện tai hiện trường trình bày những thông tin liên quan sự kiện, vấn đề đó. Mặc dù có những phóng sự không sử dụng phỏng vấn và việc xuất hiện trước ống kính của phóng viên tại hiện trường nhưng chỉ chíêm số lượng ít ỏi còn những phóng sự sử dụng hai yếu tố đó trong thành phần của phóng sự truyền hình thường có hiệu quả mạnh trong việc thuyết phục người xem. 3.3.1 Phỏng vấn. Phỏng vấn ngoài chức năng là một thể tài độc lập của truyền hình còn được sử dụng như một phương tiện hữu hiệu cho người lam phóng vấn truyền hình trong việc khai thác thông tin phục vụ chủ đề của phóng sự. Thông thường người ta có thể khai thác thông tin phục vụ bài báo, chương trình phát thanh hay truyền hình theo hai phương pháp. Thứ nhất là quan sát qua đó phóng viên ghi nhận các chi tiết các diễn biến của sự kiện, vấn đề một cách khách quan nhất. Phương pháp này có sức thuyết phục lớn nhưng có yếu điểm là thiếu tính hệ thống vì chỉ thể hiện đưcợ một phần của hiện thực. Phương pháp thứ hai, phương pháp nghiên cứu tài liệu nghĩa là phóng viên khia thác những thông tin về sự kiện, vấn đề, bối cảnh thông qua tư liệu lưu trữ, có ưu điểm là tính toàn diện không phụ thuộc vào bối cảnh. Tuy nhiên phương pháp này thường chỉ phổ biến ở báo viết, không mang tính truyền hình cao vì ít sống động. Phương pháp phóng vấn ra đời nhanh chóng trở thành công cụ đắc lực khắc phục nhược điểm của hai phương pháp trên. Thông qua phỏng vấn, phóng sự truyền hình có thể cho khán giả truyền hình biét được ý kiến, thái độ, tình cảm của con người đối với sự kiện, vấn đề. Khán giả truyền hình trực tiếp được nghe ý kiến của người được phỏng vấn ở lời nói, giọng điệu, vẻ mặt, trạng thaí tâm lý biểu hiện thông qua hình ảnh của phóng sự truyền hình. Đó là lợi thế mà các loại hình báo chí khác không có được. Đối tượng đựơc phỏng vấn trong phóng sự truyền hình có thể là những người đã tham gia chứng kiến sự kiện hay những người có kiến thức chuyên sâu về vấn đề, sự kiện được đề cập trong phóng sự. Cũng có thể là những người có thẩm quyền liên quan đến sự kiện vấn đề đó. Mặc dù những câu trả lời của người được phỏng vấn thường mang tính chất chủ quan với những đánh giá nhận định theo khả năng nhận thức, thái độ quan điểm của người đó nhưng việc sử dụng phỏng vấn trong phóng sự truyền hình lại có hiệu quả rất cao trong việc tăng cường tính thuyết phục. Việc sử dụng phỏng vấn kết hợp với lời bình, tiếng động, âm nhạccũng đã khiến cho phóng sự truyền hình trở nên sinh động. Bức tranh cuộc sống được tái tạo trong phóng sự truyền hình mang sắc thái đa dạng phong phú và được đánh giá từ nhiều góc độ. Phỏng vấn trong phóng sự truyền hình có hai dạng: Phóng viên đặt câu hỏi, người đựơc phỏng vấn trả lời: Dạng này có ưu điểm trong phóng sự điều tra khi tác giả chất vấn những người có trách nhiệm với sự nảy sinh của vấn đề. Nhược điểm dễ làm cho loãng kết cấu ý đồ của phóng sự truyền hình Câu trả lời của người được phỏng vấn được xen vào lời bình một cách khéo léo nhằm thuyết phục cho những luận điểm mà phóng viên nêu ra trong phóng sự. Người xem không có ý thức phân biệt rạch ròi giữa lời bình và phỏng vấn mà cảm giác đó là một chỉnh thể nhuần nhuyễn.ý đồ, chủ đề của phóng sự truyền hình được thể hiện rõ nét và tập trung hơn. Phỏng vấn có vai trò rất quan trọng trong phóng sự truyền hình nên về mặt tạo hình cần phải hết sức chú ý. Nên thực hiện phỏng vấn tại hiện trường nơi xảy ra vấn đề thì sẽ tạo hiệu quả cho phỏng vấn. 3.3.2 Phóng viên đứng trước ống kính Sự xuất hiện của phóng viên trước ống kính máy quay phim tại bối cảnh của sự kiện, vấn đề sẽ làm tăng tính thuyết phục của những thông tin mà phóng viên đưa ra. Việc xuất hiện có bối cảnh làm nên như vậy sẽ tăng cảm giác nóng hổi thời sự của vấn đề và thể hiện sự nhanh nhạy của phóng viên. Đây là thế mạnh cuả truyền hình so với báo viết về tính thời sự. Khán giả khi nhìn thấy phóng viên đứng tại hiện trường nơi xảy ra sự kiện, vấn đề sẽ có cảm tưởng vấn đề sự kiện đó đang xảy ra ngay trước mắt và tại cùng thời điểm xem truyền hình và như vậy sẽ làm tăng tính thời sự của phóng sự truyền hình. Sự xuất hiện của phóng viên trước ống kính chiếm một vị trí quan trọng trong thành phần cấu tạo của phóng sự truyền hình. Cho phép phóng viên giới thiệu khung cảnh cụ thể, mối liên hệ không gian giúp người xem hiểu rõ hơn về vấn đề. Nó có tác dụng như là một cầu nối các yếu tố khác nhau của câu chuyện mà không thể dùng hình ảnh để minh hoạ được. Hoặc nhằm kết thúc câu chuyện, tóm tắt câu chuyện bằng một số thông tin mới hay phân tích hấp dẫn diễn biến tiếp theo của câu chuyện. 3.4 Dựng phim (Montage) Dựng phim cho phép chúng ta tự do liên kết và tách dời hình ảnh, tạo thành câu, dựng phim cho phép các đạo diễn diễn đạt bằng ngôn ngữ thơ, ngôn ngữ văn xuôi, tìm ra phong cách và tiết tấu cần thiết. Tận dụng những ưu thế này của dựng phim, phóng sự truyền hình đã biến những thước phim rời rạc ghi chép sự kiện, vấn đề thành một chỉnh thể hình ảnh theo ý đồ kết cấu của người làm phim. Thông qua dựng phim các thành phần của phóng sự truyền hình : hình ảnh, lời bình, phỏng vấn, tiếng động, âm nhạc, được kết nối một cách gọn gàng tạo thành sức mạnh tổng hợp của ngôn ngữ truyền hình mà khi xem truyền hình khán giả có thể hình dung là trước đó chúng là những thành phần thực hiện gần như riêng lẻ độc lập với nhau. Trong tác phẩm truyền hình và điện ảnh người at sử dụng ba loại Montage cơ bản sau đây: Montage logic: Dựng các cảnh phim nối với nhau theo hợp với logíc trong đó sử dụng các thủ pháp như: nối liên tục, chống mờ, lên sáng, xuống tối…. Montage ý: được hiểu là sự va chạm giữa các cảnh phim và do đó nảy sinh ra một ý mới, một hình tượng mới mà nếu để những cảnh đó nảy ra một ý mới mà nếu để riêng tách rời nhau thì ý đó hình tượng đó không thể tồn tại. Phương pháp này hay được sử dụng trong các phim tài liệu và nghệ thuật. Montage nhịp điệu: Nó có khả năng tác động về mặt nghệ thuật nhưng khó áp dụng cho truyền hình nhiều, phá vỡ tính chân thực của hành động. Trong phóng sự truyền hình chủ yếu sử dụng loại Montage logic và Montage ý . 3.5 Lời bình Trong phóng sự truyền hình lời bình có tác dụng bám sát hình ảnh của sự kiện, vấn đề. Không phải vì vai trò thông tin chính của âm thanh mà lời bình phóng sự truyền hình trở thành như một bản thuyết minh trong một chương trình phát thanh, là nơi mà hiện thực cuộc sống được phản ảnh tái tạo và tiếp nhận thông qua một ngôn ngữ truyền đạt duy nhất là âm thanh. Lời bình trong phóng sự truyền hình là sự bổ sung những gì mà hình ảnh không nói hết được, đi sâu vào những chi tiết mà hình ảnh còn đề cập sơ sài. Sai lầm hay mắc phải trong khi viết lời bình cho phong sự là nhắc lại những gì đã được thể hiện đát đầy đủ bằng hình ảnh. Như thế, người phóng viên đã không biết sử dụng ngôn ngữ tổng hợp của truyền hình: Hình ảnh và âm thanh mỗi yếu tố đó đều có một thế mạnh và vai trò nhất định. Lời bình trong phóng sự truyền hình không tồn tại ở dạng văn bản, nó được người xem tiếp nhận thông qua giọng đọc.Do đó, hiệu quả tác động của lời bình không đơn thuần thể hiện ở những con chữ trong văn bản mà còn có sự đóng góp đáng kể của người thể hiện lời bình. Người thể hiện lời bình phải nắm bắt được tinh thần của tác giả lời bình thì mới cỏ thể truyền đạt tư tưởng của phóng sự đến khán giả. Lời bình do chính tác giả của phóng sự thể hiện sẽ thuyết phục người xem về độ chính xác của thông tin, tăng độ hấp dẫn và tính thời sự cho phóng sự truyền hình. Với vai trò như vậy, việc thể hiện lời bình muốn đạt kết quả cao cho dù phát thanh viên hay phóng viên thể hiện cũng phải trở thành kỹ năng, kỹ thuật riêng. Kỹ thuật đó là sự trau dồi, rèn luyện hàng ngày. Kết luận Phóng sự truyền hình là thể loại chiếm vị trí hàng đầu trong các thể tài thông tin báo chí. Nếu như ở báo viết, phóng sự được coi là bài “đinh” thì ở truyền hình phóng sự được coi là “quân bài tủ” trong chương trình. Cùng với sự phát triển rất mạnh mẽ của truyền hình trong thời đại thông tin- công nghệ kỹ thuật cao, phóng sự truyền hình đang chiếm vị trí quan trọng trong lĩnh vực thông tin. Nó có khả năng đáp ứng nhu câù của công chúng được thông tin một cách đầy đủ, tận tường theo một phương pháp hấp dẫn về những sự kiện, biến cố trọng đại, những vấn đề nhức nhối nảy sinh trong sự vận động biến đổi không ngừng của cuộc sống. Nội dung thông tin hay thông điệp của phóng sự truyền hình được thể hiện qua ngôn ngữ tổng hợp : Hình ảnh và âm thanh. Chính nhờ sự có mặt đáng kể của thông tin lý lẽ. Nhờ sự tương hỗ giữa âm thanh và hình ảnh được truyền qua làn sóng điện tử viễn thông nên phóng sự truyền hình có khả năng tác động trực tiếp trong phạm vi rộng lớn đến dư luận xã hội. Phóng sự truyền hình là sản phẩm tập thể, mặc dù toàn bộ tác phẩm vẫn thể hiện rõ nét quan điểm chính kiến hay cái tôi nhân chứng thẩm định hiện thực. Tuy là loại hình được công chúng yêu thích nhưng để có một phóng sự truyền hình hay không đơn giản. Do đó, đòi hỏi đội ngũ phóng viên, biên tập viên, quay phim phải không ngừng nâng cao và được bồi dưỡng trình đọ nghiệp vụ chuyên môn để phù hợp với bước tiến của thời đại. Chương III Quy trình sản xuất phóng sự truyền hình “ nước mắt phố cổ” I. Lời mở đầu “ Nước mắt phố cổ” đã nhìn nhận phố cổ như một sinh thể có hồn, có sự vận động phát triển. Sinh thể ấy đang đe doạ trước cơn bão kinh tế thị trường làm mất đi vẻ đẹp cổ kính, duyên dáng, thâm trầm. Một cuộc sống khác của con người với bi, hài, quẩn quanh vẫn đang tồn tại trong lòng các con phố. “Nước mắt phố cổ” cũng là bao mồ hôi, nước mắt của tôi. Phóng sự dài 15 phút này là công sức tôi lao động vất vả suốt 4 tháng : Từ việc lựa chọn đề tài, xác định chủ đề, liên hệ nhân vật, tìm thông tin, lên kịch bản, tổ chức thực hiện, dựng hoàn thành.. …Tất cả những công việc trong cả quy trình sản xuất phức tạp ấy tôi đã luôn là người chủ động. “Nước mắt phố cổ” là một kỷ niệm đẹp nhất thời sinh viên của tôi. ở đó tôi đã sống hết mình, xông xáo, dám chấp nhận vất vả, khó khăn và cả rủi ro để thực hiện công việc bằng tất cả sự tận tuỵ và lòng nhiệt tình. “ Nước mắt phố cổ” là kết qủa của tình yêu cháy bỏng mà tôi dành cho nghề báo chí truyền hình. Sau này, ước mơ của tôi có thể sẽ thành hiện thực, có thể chỉ là mơ ước, song tôi không có gì để ân hận và nuối tiếc. Tôi đã tự làm điều có ý nghĩa nhất cho bản thân mình: đó là tập trở thành nhà báo truyền hình. II. Quy trình sản xuất phóng sự truyền hình “Nước mắt phố cổ” 1.Xác định đề tài và chủ đề cho phóng sự Việc xác định chủ đề tư tưởng cho phóng sự là bước khởi đầu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình sản xuất một phóng sự truyền hình. Đây là việc không hề đơn giản mà phụ thuộc vào khả năng tư duy phát hiện vấn đề của người phóng viên. Cho nên việc phát hiện vấn đề có thể đã quyết định một nửa sự thành công của phóng sự truyền hình. Dưới con mắt của các du khách khi đến Hà Nội và các nhà nghiên cứu lịch sử, bảo tồn di sản văn hoá thì khu phố cổ Hà Nội là một di sản hiểm có, một hình ảnh đặc trưng, một “báu vật” của văn hoá Hà Nội. Nhiều du khách đã tìm đến phố cổ Hà Nội mong muốn gặp sự bất ngờ không thể có được trên những đường phố hiện đại, thẳng tắp và rộng rãi : những mái ngói lô xô, lộn xộn một cách duyên dáng, đôi mảng tường lở lói rêu phong, những con ngõ hẹp quanh co sâu và tối tăm, căn nhà hình ống xinh xắn…Với một diện tích không lớn chỉ khoảng 100 ha nhưng phố cổ Hà Nội chiếm vị trí quan trọng trong lịch sử phát triển của thủ đô Hà Nội bởi nó đang chứa đựng một hệ thống giá trị lịch sử truyền thống văn hoá, nghệ thuật, kiến trúc, quy hoạch và kinh tế xã hội to lớn. Tương lai không xa phố cổ Hà Nội có thể được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Với ý nghĩa to lớn ấy nên tôi quyết định chọn đề tài về phố cổ Hà Nội cho phóng sự truyền hình của mình. Nhưng việc xác định chủ đề là điều không đơn giản. Sẽ phản ánh vấn đề gì khi phố cổ là đề tài tốn không ít giấy mực của giới văn nghệ sĩ và báo chí. Để tìm ra vấn đề phản ánh tôi đã cùng lúc thực hiện các công việc: Thực tế tại các khu phố cổ Hà Nội. Tìm kiếm thông tin trên mạng Internet. Liên hệ với Ban quản lý khu phố cổ Hà Nội, nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc để tìm hiểu tư liệu. Việc thực tế tại khu phố cổ là công việc quan trọng nhất và cũng mất thời gian nhất. Tôi đã tìm đến 8 ngôi nhà, gặp và tiếp xúc với hàng chục hộ dân sống trong phố cổ. Ban đầu hầu hết các gia đình không mấy mặn mà hợp tác với tôi. Bởi họ không tin tôi- cô sinh viên báo chí năm cuối có thể giúp ích được gì cho cuộc sống của họ. Tôi phải kiên nhẫn đi lại nhiều lần và mất nhiều công thuyết phục. Thậm chí, tôi phải thảo qua kịch bản ý tưởng của phóng sự để tạo sự tin tưởng cho họ. Cuối cùng họ đã đồng ý tiếp chuyện tôi. Tiếp xúc với hàng chục hộ gia đình sống trong 8 ngôi nhà cổ là hàng chục số phận, hoàn cảnh riêng. Tôi phải chọn lọc và lựa chọn chi tiết, sự kiện để khái quát thành thông tin. Vì không thể “bê” tất cả lên phóng sự. Phóng sự sẽ trở thành một mớ hỗn độn, lan man, dàn trải và không có trọng tâm. Tôi quyết định chọn 4 gia đình có hoàn cảnh điển hình nhất phù hợp với vấn đề mà tôi quan tâm. Sau quá trình tìm hiểu tôi vạch ra chủ đề cho phóng sự : Phố cổ Hà Nội đang bị hiện đại hoá và sinh hoạt của người dân sống trong phố cổ. 2. Lên kịch bản. Công việc này giúp tôi xác định rõ cảnh quay và ý tưởng cho lời bình. Vì những vấn đề tôi phản ánh không mới, là người đi sau nên tôi luôn trăn trở phải phát hiện ra cái gì khác, mới lạ độc đáo. Tôi cho rằng: cách đưa thông tin mới mẻ cũng được coi là một nghệ thuật. Và tôi sẽ tìm hướng sáng tạo từ đây. Ngoài việc trau chuốt cho lời bình, tôi cố công tạo ra cách đặt vấn đề và kết thúc vấn đề sao cho thật hấp dẫn. Tạo hiệu quả đồng bộ từ hình ảnh, cảnh quay, âm nhạc. Việc đặt tít cũng mất khá nhiều thời gian. Sau nhiều lần suy nghĩ tôi chọn tít “ Nước mắt phố cổ”. Để có được kịch bản chi tiết hoàn chỉnh tôi đã phải lên 3 lần kịch bản. Ban đầu là kịch bản dự kiến, kịch bản đề cương, cuối cùng là kịch bản chi tiết. PGS.TS Dương Xuân Sơn, người trực tiếp hướng dẫn tôi là người trau chuốt lại những ý tưởng cuối cùng cho tôi. 3. Thực hiện ghi hình. Sau khi kịch bản được duyệt, tôi tiến hành ghi hình phóng sự. Do có thời gian chuẩn bị rất kỹ lưỡng từ kịch bản, liên hệ địa điểm, nhân vật nên quá trình ghi hình diễn ra khá thuận lợi. Có một số kinh nghiệm nhỏ mà tôi rất muốn chia xẻ với các bạn sinh viên khoá sau: Cần có kế hoạch ghi hình rất cụ thể và khoa học. Trước khi đến ghi hình bạn cần đến liên hệ lại với nhân vật. Tôi đã gặp sự cố như sau. Trước hôm ghi hình một ngày tôi đến 4 gia đình kia để hẹn họ giờ ghi hình cụ thể. Song một gia đình bỗng từ chối đột ngột mặc dù trước đó họ đã đồng ý. Tôi tìm hiểu nguyên nhân thì được biết họ sợ bị lên truyền hình. Và thế là tôi phải trình thẻ sinh viên, cho họ xem kịch bản chi tiết để họ tin tưởng. Lúc ấy họ mới thật sự tin tôi. Phải nhanh chóng chớp lấy những tình huống bất ngờ không có trong kịch bản vì chính những chi tiết đó sẽ có thể làm nên giá trị cho phóng sự của bạn. Khi tôi đến nhà số 32 Hàng Ngang tôi chỉ có ý định phản ánh cảnh nhà dột, mái nhà hỏng nặng và khu vệ sinh sập sệ. Khi tôi đang quay thì bất ngờ phát hiện ra chủ hộ đang trèo lên mái che để phơi quần áo. Đó là cách phơi quần áo có một không hai, nguy hiểm đến rợn tóc gáy. Tôi vội vàng ghi lại hình ảnh này. Sau này đó là hình ảnh ấn tượng nhất trong phóng sự của tôi. Toàn bộ cảnh đó tôi để hình ảnh tự nói lên ý nghĩa mà không cần thêm bất cứ lời bình nào. 4. Dựng phim. Dựng phim cho phép chúng ta tự do liên kết các hình ảnh rời rạc thành những thước phim liên tục và hoàn chỉnh cả về mặt hình ảnh và nội dung. Thông qua dựng phim các thành phần của phóng sự truyền hình : hình ảnh, lời bình, phỏng vấn, tiếng động, âm nhạc, được kết nối một cách gọn gàng tạo thành sức mạnh tổng hợp của ngôn ngữ truyền hình. 5. Lời bình Lời bình trong phóng sự truyền hình là sự bổ sung những gì mà hình ảnh không nói hết được, đi sâu vào những chi tiết mà hình ảnh còn đề cập sơ sài. Lời bình không nên lặp lại những gì mà hình ảnh đã thể hết. Mặt khác, lời bình còn được khán gải tiếp xúc thông qua người đọc lời bình. Do vậy tôi đã lựa chọn bạn Lê Thu Hà là người có giọng đọc rất tốt. Chúng tôi còn thảo luận cùng nhau để thống nhất ý tứ của từng đoạn giúp cho Hà đọc sao cho “hồn” nhất. Sau khi thực hiện xong phóng sự “ Nước mắt phố cổ” tôi đã nắm được cả quy trình sản xuất phức tạp để ra một tác phẩm báo chí truyền hình. Tôi hiểu hơn về những niềm vui, nỗi buồn của nghề báo vinh quang nhưng vô cùng khó nhọc Lời bình phóng sự truyền hình: “ nước mắt phố cổ ” Khu “ 36 phố phường xưa” nôỉ tiếng là đất “ngàn năm văn vật” với nhiều hoạt động sôi nổi cả ngày lẫn đêm. Là đất kinh đô nên những hoạt động thủ công thương nghiệp phát triển rất sôi động sầm uất. Những phố hàng duyên dáng đã hình thành và tồn tại từ ngày đó đến giờ. Phố cổ Hà Nội xưa gắn liền với hình ảnh những mái ngói lô xô, mảng tường rêu phong cũ mốc, căn nhà hình ống xinh xắn, những con ngõ hẹp quanh co sâu và tối tăm. Nhà cạnh nhà, liền mái, liền tường, sum vầy nâng đỡ nhau. Người xưa đã sắp xếp phố thành một cơ thể đầy sống động, khăng khít, gắn bó kề tựa mà tồn tại sinh sôi. Tất cả làm nên vẻ đẹp rất riêng của phố cổ Hà Nội. Người ta đã sinh ra khu phố cổ Hà Nội bằng các văn bản quyết định giấy tờ từ năm 1993. Đến nay đứa trẻ có tên khu phố cổ đó hơn 10 tuổi rồi mới có giấy khai sinh. Đó là việc khu phố cổ HN chính thức được cấp bằng di tích lịch sử Quốc Gia của Bộ văn hóa Thông tin. Đón bằng di tích quốc gia nhưng phố cổ chẳng còn mấy hình hài của nó. Bởi lẽ trong hơn 10 năm “ danh không chính” đã có quá nhiều sự xâm hại phá hoại những ngôi nhà, kiến trúc cổ tồn tại qua nhiều thế kỷ. Những căn nhà hiện đại mọc lên ngày càng nhiều. Những ngôi nhà cao tầng mọc lừng lững giữa phố như muốn đè bẹp các nhà cổ thấp bé kế bên. Màu sơn sặc sỡ của nhà mới đối chọi với vẻ thâm trầm cổ kính của những căn nhà trên dưới trăm tuổi. Chỗ thì toàn những lồng sắt bám chặt mặt tiền. Chỗ thì bị tây hóa cao độ với những khung kính lạnh lẽo trơn tru. Kiến trúc nhà trong phố cổ giờ đang phổ biến là : Tiền Âu, giữa cổ cũ, hậu bị sửa chữa vô tư. Tạo ra một mớ hỗn độn lem nhem, không có tính thẩm mỹ. Chẳng còn mấy phố giữ được vẻ rêu phong, kiêu hãnh và tĩnh lặng. Nếu không chỉ đi qua những tuyến phố cổ một cách hờ hững mà ghé vào một căn nhà gốc chưa một lần tu sửa, hẳn ai cũng nhận ra dáng vẻ tiều tụy của những ngôi nhà già cỗi, có tuổi thọ gấp mấy đời người. Một cuộc sống khác: bi, hài, quẩn quanh vẫn đang tồn tại trong lòng các con phố. Ngôi nhà xưa là chốn ở của một gia đình với hai, ba thế hệ nay trở nên quá bức bí ngột ngạt đối với hàng chục hộ dân. Để có thêm chỗ ăn, chỗ ở phục vụ cái sự sống quý giá tất bật sinh sôi, những ngôi nhà qua năm tháng lại phải oằn mình chịu cảnh đục tường, lên tầng, cơi nới diện tích. Cuộc sống chật chội đã tạo ra bao số phận khốn đốn và lắm chuyện cười ra nước mắt. Đã hơn 50 năm nay gia đình bà Đặng Thị Thành ở số 106 Hàng Bạc sống trong căn hộ chưa đầy 30 m2 chiều rộng chỉ vẻn vẹn 2m. Gian trước chỉ đủ kê một chiếc giường. Mọi sinh hoạt diễn ra trên chiếc giường đó. Phía trong là nơi chứa đồ, vừa để tắm giặt, nấu nướng. Đồ đạc phải treo hết lên tường để lấy chỗ đi lại. Đến nhà 15 Hàng Hòm mới thấy hết được sự cơ khổ của cảnh chật chội. Ngay giữa lối đi lại của 5 hộ dân, trong diện tích chưa đầy 2m2 chủ nhà dựng tạm một nhà tắm. Dân trong ngõ vẫn gọi vui là nhà tắm Tiên Dung. Từ khi có nghị định 36 CP quán phở của chị Hồng phải chuyển từ vỉa hè vào trong ngõ. Con ngõ vốn chật hẹp, ẩm thấp càng trở nên chật hẹp, vướng víu, và bất tiện hơn. Không làm sao khác được vì thu nhập gia đình là nhờ quán phở ấy. Người ta nói đùa với nhau rằng : phố cổ nay đã trở thành phố khổ. Nhu cầu tối thiểu không được đáp ứng đầy đủ thì đúng là khổ thật. Chuyện đi vệ sinh bao giờ cũng là bi kịch, là việc trọng đại bậc nhất cuả mọi người. Mấy chục con người chỉ biết trông cậy vào cái hố vệ sinh ẩm thấp sập xệ. (phỏng vấn ông Nguyễn Văn Ngọc số 47 Hàng Bạc) Nhà chật lại ẩm thấp nên anh Nguyễn Thúc Đình ở số 32 Hàng Ngang phải tận dụng cái mái che để phơi quần áo. Để trụ lại trong góc con con của khu phố cổ, người dân nơi đây phải đối mặt với bao lo toan thậm chí cả hiểm nguy. Sự chật chội bất tiện vẫn chưa phải là nỗi lo lớn nhất mà nhà sập mới là nỗi lo canh cánh trong lòng. Nhà số 47 Hàng Bạc được coi là ngôi nhà cổ nhất phố cổ hiện nay, là nơi sinh hoạt của 6 hộ dân với gần 30 con người. Cánh đây 30 năm ngôi nhà bắt đầu xuống cấp. Mái che sân trời trong một đêm mưa gió bỗng rơi ầm ầm xuống vì thanh dầm đã mủn hết. Sau đó ông Ngọc đã phải lắp mái che bằng tôn nhựa để che mưa gió và lấy ánh sáng cho ngôi nhà quanh năm thiếu sáng dù ngày hay đêm. Mấy tấm ván sàn đã mọt hết. Cột trụ gỗ đã gãy vẹt hẳn đoạn mống phải cặp bằng 2 thanh gỗ tạm như người gãy chân bó bột. Năm 2001, mái ngói lớp thứ hai bị sập. Không có thiệt hại gì về người. Nhưng ai có thể chắc chắn những người đang sống trong ngôi nhà này có thể tiếp tục may mắn như thế nếu một lúc nào đó những lớp nhà còn lại tiếp tục sụp xuống. Trong những năm qua, Ban quản lý khu phố cổ Hà Nội đã phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước lập ra các dự án, chương trình hành động nhằm trùng tu tôn tạo khu phố cổ Hà Nội. Kế hoạch tôn tạo tập trung vào 3 vấn đề chính: Tôn tạo mặt tiền các ngôi nhà cổ, cải thiện điều kiện sinh hoạt và hạ tầng cơ sở đồng thời giảm mật độ dân số. Song kết quả đạt được thật quá khiêm tốn. Mới chỉ tôn tạo trùng tu được 3 ngôi nhà cổ và 2 khu phố thí điểm, còn lại đa phần những dự án vẫn đang nằm trên giấy trong khi hàng ngàn hộ dân vẫn đang dài cổ trông đợi trong sự chật trội.( Phỏng vấn Ông Nguyễn Văn Ngọc số 47 Hàng Bạc) Cứ tình trạng hiện nay thì nguy cơ mất phố cổ là điều có thật trong khi công tác cứu vớt của chúng ta còn quá chậm trễ ( Phỏng vấn Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc). Nếu mất phố cổ, Hà Nội sẽ mất hấp dẫn. Hà Nội sẽ giống mọi thành phố khác: sầm uất, náo nhiệt, ồn ào, vội vã nhưng trơ trụi vô hồn. Sẽ chẳng còn gì để con cháu chúng ta đời sau hoài niệm, suy ngẫm về quá khứ. Thực tế, giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển luôn luôn là bài toán khó. Bởi lẽ muốn cải tạo nâng cấp phố cổ thì giãn dân trở thành vấn đề bức xúc hơn bao giờ hết. Nhưng đa phần với người dân phố cổ, từ bỏ nơi họ đã từng gắn bó kỳ thực chẳng dễ gì. Dường như chuyện đi hay ở lại mang tính chất linh cảm và thói quen sinh hoạt nhiều hơn.( Phỏng vấn Bà Đặng Thị Thành số 106 Hàng Bạc) Người dân phố cổ vẫn hy vọng vào một tương lai tươi sáng đang sắp bắt đầu cho phố cổ Hà Nội. Chỉ có điều muốn thực hiện được đòi hỏi nhà quản lý phải tiến hành khoa học bằng thái độ cầu thị chứ không phải duy ý chí. Phố cổ phải được xem như một sinh thể có nội tâm, có sự vận động và phát triển, biến đổi chứ không phải là những mô hình kiến trúc. Những gia đình gốc Hà Nội với ngõ nhỏ nơi phố đông, giường như chẳng có gì khiến họ rời xa những căn nhà đã thật cũ như năm tháng xưa ấy. Đó là mảnh đất cha mẹ ông bà họ bấy nhiêu năm ăn vẹt ở mòn. Có điều để trụ lại trong góc con con của phố chủ nhân những ngôi nhà nhỏ phải đối diện với bao tình huống đời thường. Một cuộc sống khác đang tồn tại trong lòng các con phố và còn đó nhiều lắm một Hà Nội rất riêng. Kịch bản đề cương phóng sự truyền hình: “Nước mắt phố cổ” Nguyễn Thị Thuỳ Dương K46 Báo chí, Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội TT Phần Nội dung Hình ảnh Âm thanh ánh sáng 1 Hồi ức phố cổ - Hình ảnh phố cổ hiện đại - Các ngôi nhà cổ xuống cấp, nhà mới mọc lên. -Hiện trường Hiện trường - Phố cổ trong tâm tưởng của người dân đã sống lâu năm trong phố: Vẻ đẹp cổ kính, hiền hoà, thâm trầm. - Hình ảnh tư liệu. -nhạc, giọng đọc của nhân vật. 2 Chạy tít “ Nước mắt phố cổ” Nhà cổ, mái ngói, mưa Nhạc, tiếng hiện trường Hiện trường 3 Hiện trạng phố cổ - Phố cổ bị hiện đại hoá Cảnh phố phường xe cộ đi lại, nhà cao tầng, nhà cổ bị xuống cấp. Toàn cảnh phố cổ. Mặt tiền bị cơi nới, sửa chữa…. Lời bình và tiếng động hiện trường HT -Sinh hoạt của người dân trong phố cổ. + Sống trong cảnh chật trội +Bất tiện trong sinh hoạt + Nguy cơ nhà sập (phỏng vấn người dân phố cổ) Nhà số 15 Hàng Hòm, 106 Hàng Bạc Nhà số 32 Hàng Ngang Nhà số 47 Hàng Bạc - Lý do của tình trạng trên và nguy cơ mất phố cổ HN Trả lời phỏng vấn cuả Nhà HN học Nguyễn Vinh Phúc Tiếng phỏng vấn 4 Giải pháp Các biện pháp của ban quản lý khu phố cổ HN nhằm trùng tu tôn tạo lại phố cổ. Khó khăn trong việc giãn dân.( Phỏng vấn người dân phố cổ) Các văn bản quyết định Tiếng phỏng vấn 5 Kết phim Tình yêu phố cổ của người dân HN. Hình ảnh tư liệu và những hình ấn tượng nhất về sinh hoạt của người dân phố cổ. Nhạc da diết Kịch bản chi tiết phóng sự truyền hình “Nước mắt phố cổ” Thực hiện: Nguyễn Thị Thuỳ Dương Lớp K46 Báo chí, Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội. TT Phần Nội dung Hình ảnh Âm thanh ánh sáng 1 Hồi ức phố cổ Cụ già sống ở phố cổ nhìn phố cổ hiện tại mà hồi tưởng lại phố cổ xưa. Cụ già mở cửa, đi trong ngõ, cận bàn tay mở then. Cụ đi ra. Lia ra phố. Cận dần vào đôi mắt. Hình ảnh phố cổ hiện đại. Trở lại hình ảnh cụ già. Chồng mờ sang hình phố cổ xưa. Trở lại mắt cụ già Hiện trường, giọng đọc cụ già, âm nhạc Tiếng thở dài Hiện trường( HT) Xuống tối 2 Chạy tít “ Nước mắt phố cổ” Mái nhà HN chồng mờ sang mưa, mái ngói Nhạc, tiếng hiện trường 3 Hiện trạng phố cổ Phố cổ bị hiện đại hoá hình ảnh phố cổ hiện đại: nhà cao tầng, màu sơn sặc sỡ, khung kính nhôm, lồng sắt, mặt tiền bị sửa sang cơi nới đối lập với những ngôi nhà cổ bị xuống cấp lụp sup, nhỏ bé. Lời bình và tiếng động hiện trường. HT Sinh hoạt của người dân phố cổ HN - Sống trong cảnh chật trội - Bất tiện trong sinh hoạt - Nguy cơ nhà sập. Sinh hoạt của gia đình bà Đặng Thị Thành số 106 Hàng Bạc Cảnh nhà tắm ở số nhà 15 Hàng Hòm. Quán phở trong ngõ ở số nhà 15 Hàng Hòm. Cảnh nhà vệ sinh sập sệ ở hai nhà 47 Hàng Bạc và 32 Hàng Ngang. Cảnh phơi quần áo tại nhà 32 Hàng Ngang. Nhà số 47 Hàng Bạc Lời bình và tiếng động hiện trường Lời bình và tiếng động hiện trường Lời bình và tiếng động hiện trường HT 4 Giải pháp Ban quản lý khu phố cổ và các tổ chức đã có nhiều biện pháp trùng tu nhưng kết quả vẫn khiêm tốn. Các dự án vẫn đang nằm trên giấy khi người dân đang ngóng đợi. Các văn bản quyết định, dự án, hình ảnh Ban QL phố cổ. Phỏng vấn ông Nguyễn Văn Ngọc( số 47 Hàng Bạc) Lời bình và tiếng động hiện trường Tiếng trả lời phỏng vấn Nguyên nhân của tình trạng trên do chậm trễ và chưa có biện pháp khả thi. Nguy cơ mất phố cổ do tình trạng chậm trễ. Trả lời phỏng vấn của Nhà HN học Nguyễn Vinh Phúc Tiếng trả lời phóng vấn 5 Khó khăn Giải quyết giữa bảo tồn và phát triển là bài toán khó do sự phức tạp của vấn đề giãn dân. Phỏng vấn bà Đặng Thị Thành số 106 Hàng Bạc Tiếng trả lời phỏng vấn Phải coi phố cổ là một sinh thể có hồn, có sự vận động phát triển chứ không phải là mô hình kiến trúc Mái nhà cổ chồng mờ sang hình ảnh rêu phong và mầm xanh mọc trên tường Kết thúc xuống tối 6 Kết phim Tình yêu dành cho phố cổ của người dân Hà Nội. Một cuộc sống khác vẫn tồn tại trong lòng phố. Hình tư liệu và những hình ảnh ấn tượng nhất trong PS Lời bình, nhạc da diết Mở đầu lên sáng 7 Chạy chữ cuối phim và hậu trường. Các cảnh hậu trường. Dòng chữ cảm ơn các tổ chức, gia đinh và cá nhân đã giúp đỡ hoàn thành PS. Bản nhạc Victory của nhóm nhạc Bond, tiếng hiện trường Tài liệu tham khảo Mác- Anghen bàn về Báo chí, NXB Sự thật, Hà Nội- 1970. Lê nin bàn về báo chí và xuất bản, NXB Sợ thật, Hà Nội- 1970. Tuyển tập Hồ Chí Minh, NXB Sự thật, Hà Nội – 1970. Từ điển Văn học- Tập II- NXB Khoa học xã hội, Hà Nội – 1983. Cơ sở lý luận Báo chí- NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội. Cơ sở lý luận báo chí truyền thông- Dương Xuân Sơn- NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội- 1995. Báo chí truyền hình -Dương Xuân Sơn- - bài giảng, Hà Nội -2004. Phương pháp biên tập sách báo -Dương Xuân Sơn- NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội 1995. Lịch sử điện ảnh thế giới- Ieghi Teplex- NXB Văn hóa, 1978. Phương pháp biên tập sách báo- Dương Xuân Sơn- NXB Văn hoá Thông tin, 1995. Nghề nghiệp và công việc của nhà báo- Hội nhà báo, 1992. Các thể ký báo chí- Đức Dũng- NXB Văn hoá Thông Tin, Hà Nội, 1996. Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn- NXB Giáo dục, Hà Nội,1994 Lịch sử điện ảnh cách mạng Việt Nam ( Cục điện ảnh) Lịch sử điện ảnh thế giới- NXB Văn hoá, 1987. Sổ tay nghiệp vụ phóng viên - Tài liệu tham khảo TTXVN, Hà Nội, 1984. Văn hoá vì con người- NXB Văn hoá Thông Tin, Hà Nội, 1995. Luật xuất bản và hướng dẫn thi hành- NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993. Cách viết một bài báo- Tài liệu tham khảo nghiệp cụ TTXNVN, Hà Nội 1987 Một ngày thời sự truyền hình- Lê Hồng Quang-NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2003. Nguyễn Thành Lưu- Sinh viên k36 Khoa Báo chí ĐHTH Hà Nôị- Luận văn tốt nghiệp “ Phóng sự truyền hình” -1995. Chu Điền- lớp Đại học Báo chí ngắn hạn, khoá III, ĐHKHXH& NV Hà Nội- Luận văn tốt nghiệp “ Phóng sự truyền hình và vấn đề sử dụng phóng sự truyền hình trên chương trình “ Văn hoá - xã hội” Đài truyền hình Việt Nam năm 1997” 1998.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc14212.DOC
Tài liệu liên quan