Tương tự, khi khảo sát mối liên quan giữa
tình trạng HBsAg và tiền căn vàng da niêm
chúng tôi vẫn chưa thấy sự khác biệt có ý nghĩa
về phương diện thống kê với PR (vàng da/
không vàng da)= 1,50 và khoảng tin cậy 95% PR:
0,63- 3,55.
Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu
của Phan Hùng Việt(15) sự khác biệt không có ý
nghĩa về phương diện thống kê giữa tình trạng
HBsAg và tiền căn vàng da niêm của thai phụ
với p = 0,72.
Tóm lại, tình trạng nhiễm HBV theo nghiên
cứu của chúng tôi tại TP Long Xuyên phù hợp
với một số nghiên cứu dịch tễ trong và ngoài
nước, thường không có sự liên quan giữa tình
trạng HBsAg và các yếu tố dân số- kinh tế- xã
hội. Đó là đặc điểm chung của các quốc gia nằm
trong vùng lưu hành cao, lây nhiễm chu sinh là
con đường chủ yếu, hầu hết tiến triển mãn tính.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 170 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỉ lệ nhiễm siêu vi viêm gan B ở thai phụ tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 1
TỈ LỆ NHIỄM SIÊU VI VIÊM GAN B
Ở THAI PHỤ TẠI TP. LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG
Nguyễn Minh Trung*,Trần Thị Lợi**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ HBsAg(+), tỉ lệ HBeAg(+) ở những trường hợp thai phụ cóHBsAg(+) và một
số yếu tố liên quan giữa tình trạng HBsAg(+) với các yếu tố dân số, kinh tế, xã hội, tiền căn y khoa tại TP
Long Xuyên, An Giang.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu dịch tễ, cắt ngang được khảo sát trên 433 thai phụ hiện sống
tại TP Long Xuyên từ 8/4/2007 đến 28/04/2007 bằng phương pháp chọn mẫu cụm xác suất tỉ lệ theo cỡ
(PPS). Ứng dụng kỹ thuật ELISA với bộ kit thử của hãng Pharmatech (Hoa Kỳ), đọc kết quả trên máy
STAFAX 303 ở bước sóng 450 nm.
Kết quả: Tỉ lệ thai phụ có HBsAg (+) trong mẫu nghiên cứu là 9,93% (khoảng tin cậy 95%: 7,11-
12,7%), tỉ lệ thai phụ với HBeAg (+) ở những trường hợp HBsAg(+) là: 39,5% (khoảng tin cậy 95% là:
24,9-54,14%), chưa phát hiện thấy mối liên quan có ý nghĩa về phương diện thống kê giữa tình trạng
HBsAg(+) và các yếu tố dân số- kinh tế- xã hội, tiền căn.
Kết luận: Tỉ lệ HBsAg+) cũng như tỉ lệ HBeAg (+) trong những trường hợp HBsAg(+) ở thai phụ tại
TP Long Xuyên, tỉnh An Giang tương tự các nghiên cứu khác ở Việt Nam, phù hợp với nhận định của Tổ
Chức Y Tế Thế Giới về tình hình nhiễm HBV ở các nước trong vùng lưu hành cao.
ABSTRACT
PREVALENCE OF HBsAg(+) PREGNANT WOMEN
IN LONG XUYEN TOWN, AN GIANG PROVINCE
Nguyen Minh Trung, Tran Thi Loi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 201 - 207
Objective: To determine the prevalence of HBsAg(+) pregnant women, proportion of HBeAg(+) in case
HBsAg(+) and assocciated factors about: population, economy, society, medical past history in Long Xuyen
town, An Giang province.
Methods: A cross sectional study was conducted with 433 pregnant women living in Long Xuyen
town, AG provice from 8 April to 28 April 2007. Apply ELISA technology with test kit of PHARMATECH
and read result by STAFAX 303 in wave length 450 nm.
Results: prevalence of HBsAg(+) pregnant women of our study is 9.93% (95%CI:7.11-12.7%),
proportion of HBeAg(+) in case HBsAg(+): 39.5% (95% CI: 24.9-54.14%). We haven’t yet regconized
association statistical significant between HBsAg situation with other fators: population, economy, society,
medical history in pregnant women in Long Xuyen town, An Giang.
Conclusions: prevalence of HBsAg(+) and propprtion of HBeAg(+) in case HBsAg(+) in pregnant
women in our study are suitable with other studies and match with WHO’s consider about HBV infection in
high endemic region.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới
hiện tại có hơn 2 tỉ người đã từng nhiễm HBV
và số người mang mầm bệnh khoảng 400
triệu, 85% trong số này tập trung ở các nước
* Bệnh viện ĐK Hạnh Phúc, Long Xuyên, AG
** Bộ môn Phụ Sản - ĐHYD TP Hồ Chí Minh.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 2
khu vực Á, Phi...(12,13). Virus viêm gan B gây
hậu quả nặng nề cho nhân loại, mỗi năm có
khoảng 2 triệu người chết vì các bệnh liên
quan đến HBV, ước tính khoảng 40% người
nhiễm HBV mãn tính sẽ chết vì các bệnh nguy
hiểm như: xơ gan, ung thư gan
Ngoài tỉ lệ lưu hành HBV trong dân số khá
cao, diễn tiến mãn tính 10-20% thì lây truyền qua
đường chu sinh ở các nước có tỉ lệ bệnh lưu
hành cao là đường lây cơ bản, hơn 90 % trẻ
nhiễm trong giai đoạn chu sinh sẽ diễn tính mãn
tính do hệ thống miễn dịch chưa hoàn
thiện(12,13,9,8).
Việt Nam nằm trong vùng lưu hành
cao(12,13,9,8), với 8-15% dân số đang nhiễm HBV và
khoảng 47,6 % dân số đã từng tiếp xúc với
HBV(12). Ước tính với dân số hơn 84 triệu người
chúng ta có khoảng 10-12 triệu người đang
nhiễm HBV.
Tỉnh An Giang nói chung, TP Long Xuyên
nói riêng chưa có nhiều nghiên cứu về HBV, đặc
biệt đối với phụ nữ mang thai. Hơn nữa, việc xét
nghiệm thường quy HBsAg cho phụ nữ mang
thai để phát hiện sớm và có những biện pháp
phòng ngừa, hạn chế lây nhiễm cho trẻ sơ sinh
trong thời kỳ chu sinh do nhiều lý do chưa được
thực hiện một cách đồng bộ, quy mô. Vì những
lý do trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài
“Tỉ lệ nhiễm siêu vi viêm gan B ở thai phụ tại
TP.Long Xuyên, An Giang (08/04-28/04/2007)”
với mong muốn tìm ra tỉ lệ HBsAg(+) ở phụ nữ
mang thai tại Long Xuyên- An Giang và các yếu
tố liên quan.
Mục tiêu
1.Xác định tỉ lệ thai phụ có HBsAg (+) trong
huyết thanh tại thời điểm nghiên cứu.
2. Xác định tỉ lệ thai phụ có HBeAg (+) ở
những trường hợp HBsAg(+) trong huyết thanh
tại thời điểm nghiên cứu.
3. Khảo sát các yếu tố liên quan: lứa tuổi, nghề
nghiệp, dân tộc, tôn giáo, mức sống, trình độ học
vấn, tiền căn phẫu thuật, truyền máu, tiền căn
vàng da niêm với tình trạng HBsAg ở thai phụ.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Thai phụ hiện đang sống trên địa bàn
TP.Long Xuyên, đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Rối loạn hành vi, tâm thần, không đồng ý lấy
máu xét nghiệm sau khi phỏng vấn.
Kỹ thuật chọn mẫu
Chọn mẫu cụm xác suất tỉ lệ theo cỡ.
Nguyên lý kỹ thuật
Áp dụng kỹ thuật ELISA, với bộ kit thử của
hãng PHARMATECH, đọc kết quả ở bước sóng
450 nm với máy STAFAX 303.
Nhập và phân tích số liệu
Nhập số liệu bằng phần mềm Epi Data 3.1,
phân tích số liệu bằng phần mềm Stata 8.0
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong khoảng thời gian từ 08/04 đến 28/
04/2007 chúng tôi đã phỏng vấn và xét
nghiệm máu cho 433 thai phụ tại TP. Long
Xuyên, An Giang.
Bảng 1 Đặc điểm chung của nhóm thai phụ.
Yếu tố Tần xuất Tỉ lệ (%)
Lứa tuổi
< 20 tuổi
20-30 tuổi
31-40 tuổi >
40 tuổi
56
261
103
13
12,93
60,28
23,79
3,00
Dân tộc
Kinh
Hoa
Khơme
420
9
4
97
2,08
0,92
Tôn giáo
giáo
Không tôn
giáo
Phật giáo
Công giáo
Cao Đài
98
286
35
14
22,63
66,05
8,08
3,23
Học vấn:
Mù chữ
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3+
44
138
175
76
10,16
31,87
40,42
17,55
Điều kiện Nghèo 75 17,32
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 3
Yếu tố Tần xuất Tỉ lệ (%)
kinh tế: Đủ sống
Khá- giàu
302
56
69,75
12,93
Nghề nghiệp
Nội trợ- LR
CN- CNV
Buôn bán
Làm thuê
218
72
82
61
50,34
16,62
18,93
14,08
Tuổi
Tuổi trung bình của các thai phụ trong
nghiên cứu là: 26,30 ± 5,88 tuổi, chủ yếu tập
trung trong lứa tuổi 20 - 30 (60,28%). Trong đó
người Kinh chiếm đại đa số (97%) và 66% thai
phụ trong mẫu nghiên cứu theo đạo Phật, có
hơn 10% thai phụ còn mù chữ.
Đa số thai phụ trong mẫu nghiên cứu có
mức sống trung bình. Tuy nhiên sự đo lường
này chỉ có tính chất tương đối vì chỉ dựa vào sự
đánh giá chủ quan và phần lớn thai phụ và
chồng còn sống chung với cha mẹ. 14% thai phụ
trong nghiên cứu có nghề nghiệp không ổn định.
Đây cũng là đối tượng có mức sống thấp, học
vấn thấp.
Kết quả xét nghiệm
Tỉ lệ thai phụ với HBsAg dương tính
Trong 433 mẫu xét nghiệm HBsAg của thai
phụ có 43 mẫu dương tính với HBsAg, chiếm tỉ
lệ 9,93% (khoảng tin cậy 95%: 7,11 - 12,7%).
Biểu đồ 1 Kết quả xét nghiệm HBsAg.
Tỉ lệ thai phụ có HBeAg (+)/ HBsAg(+)
Trong 43 thai phụ với HBsAg(+) có 17
trường hợp HBeAg(+), chiếm tỉ lệ 39,5% (khoảng
tin cậy 95%: 24,9 - 54,14%).
Biểu đồ 2 Kết quả xét nghiệm HBeAg của những
thai phụ HBsAg (+)
Phân tích mối liên quan giữa tình trạng
HBsAg với một số yếu tố DS-KH-XH, tiền
căn y khoa
Kiểm định ÷2 (hoặc chính xác Fisher)
Yếu tố HBsAg(+)
N (%)
HBsAg(-)
N (%) p
Lứa tuổi
<20
20-30
31-40
>40
4 (7,14)
32 (12,26)
6 (5,83)
1 (7,69)
52 (92,86)
229 (87,74)
97 (94,17)
12 (92,31)
0,25
Nghề
nghiệp
Nội trợ-LR
CN-CNV
Buôn bán
Nghề tự do
20 (9,17)
7 (9,72)
8 (9,76)
8 (13,11)
198 (90,83)
65 (90,28)
74 (90,24)
53 (86,89)
0,84
Tôn giáo
Không TG
Phật giáo
Công giáo
Cao Đài giáo
8 (8,16)
31 (10,84)
3 (8,57)
1 (7,14)
90 (91,84)
225 (89,16)
32 (91,43)
13 (92,86)
0,94
Học vấn
Mù chữ
Cấp 1
Cấp 2
≥ cấp3
5 (11,36)
13 (9,42)
21 (12,0)
4 (5,26)
39 (88,64)
125 (90,58)
154 (88,00)
72 (94,74)
4,11
Mức
sống
Nghèo
Trung bình
Khá- giàu
10 (13,33)
30 (9,93)
3 (5,36)
65 (86,67)
272 (90,07)
53 (94,64)
0,32
Phẫu
thuật
Không
PT- tiểu phẫu
Khác
17 (8,99)
12 (7,74)
14 (15,73)
172 (90,01)
143 (93,26)
73 (84,27)
0,15
Phép kiểm PR (Prevalent ratio)
Yếu tố HBsAg(+) N (%)
HBsAg (-)
N (%) PR (95%CI)
Dân
tộc
Khác
Kinh
2 (15,6)
41 (9,8)
11 (84,4)
379 (90,2)
1,58
(0,4- 5,8)
Truyề
n máu
Có
Không
1 (33,3)
42 (9,7)
2 (66,7)
388 (90,3)
3,41
(0,6-17,3)
Vàng Có 5 (14,3) 30 (85,7) 1,50
HBsAg (+)
HBsAg (-)
90,07 %
9,93 %
HBeAg (+)
HBeAg (-)
60,5%
39,5%
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 4
da Không 30 (85,7) 360 (90,6) (0,6- 3,5)
BÀN LUẬN
Tỉ lệ thai phụ với HBsAg (+)
Dựa trên tỉ lệ lưu hành HBsAg (+), đặc trưng
cho từng khu vực, Tổ chức Y Tế Thế Giới chia làm
3 khu vực dịch tễ khác nhau. Trung Quốc, Châu
Phi, Đông Nam Á trong đó có Việt Nam được xếp
vào vùng lưu hành cao, khu vực có tỉ lệ dân số
mang HBsAg (+) cao nhất thế giới (8-20%)(12,13).
Trong lĩnh vực Sản khoa, nhiều nghiên cứu
trong và ngoài nước cũng cho thấy tỉ lệ nhiễm
HBV trên thai phụ cũng tương đương tỉ lệ
nhiễm HBV chung trong dân số. Theo tác giả
Trần Thị Lợi(4) năm 1989 tỉ lệ thai phụ HBsAg(+)
ở BV Từ Dũ là 11,6 %; Đinh Thị Bình(7) năm 2000
tại Viện Quân y 108 là 10,6%; Phan Hùng Việt(15)
năm 2004 tại BVĐK Trà Vinh là 9,6%; Trần Văn
Bé(12) năm 1996 là 10%; Y O Ahn- Hàn Quốc(1)
năm 1996 là 6,5%; Calvin T Kenmeni- Châu
Phi(10) năm 2007 là 6,5-25%.
Với 433 mẫu được khảo sát trong nghiên cứu
của chúng tôi, số thai phụ có HBsAg (+) là 43
người, chiếm tỉ lệ 9,93% (khoảng tin cậy 95%:
7,11 - 12,7 %). Điều này cho thấy tỉ lệ nhiễm siêu
vi viêm gan B tại TP. Long Xuyên tương tự như
các nghiên cứu khác, các địa phương khác cũng
như tỉ lệ nhiễm HBV chung của cả nước theo
nhận định của Tổ chức Y tế Thế Giới.
Tỉ lệ thai phụ với HBeAg(+) ở những
trường hợp HBsAg(+)
Trong nghiên cứu của chúng tôi với 43
trường hợp HBsAg(+) có 17 trường hợp
HBeAg (+), chiếm tỉ lệ 39,5% (khoảng tin cậy
95%: 24,9 - 54,14%).
Tỉ lệ HBeAg(+) trong nghiên cứu của chúng tôi
là 39,5%, phù hợp với các nghiên cứu khác và phù
hợp với nhận định của WHO về tỉ lệ HBeAg (+)
của các nước trong vùng lưu hành cao (30-
50%)(1,9,12,13,4,14). Cụ thể: tác giảTrần Thị Lợi (1989)(4) tỉ
lệ HBeAg(+) là 40%, Nguyễn Thị Ngọc Phượng(14)
(1995): 30%, Đinh Thị Bình(7) (2000): 27%, Phan
Hùng Việt(15) (2004): 31,2%, ID Gust(8) (1990): 31,7-
42,6%, Y O Ahn(1) (1996): 51,3%.
Phân tích các yếu tố dân số-kinh tế - xã hội
Lứa tuổi
Trong nghiên cứu của chúng tôi, lứa tuổi từ
21-30 chiếm tỉ lệ cao nhất (60,28%), và tỉ lệ mang
HBsAg trong nhóm tuổi 21-30 (12,26%) cũng cao
hơn so với các nhóm tuổi khác (từ 5,8-7,6%).
Nghiên cứu của Phan Hùng Việt (2004)(15)
tỉ lệ HBsAg(+) chiếm tỉ lệ cao trong nhóm tuổi
>38 (26,3%).
Nghiên cứu của tác giả Châu Hữu Hầu
(1995)(5) và thống kê của phòng tiêm chủng BV
ĐHYD TP. Hồ Chí Minh(7) cho thấy tỉ lệ
HBsAg(+) gia tăng theo lứa tuổi, cao nhất trong
nhóm tuổi 40-50 (18,7%).
Tuy nhiên khi kiểm định thống kê chúng tôi
và các tác giả khác không tìm thấy sự khác biệt
có ý nghĩa về phương diện thống kê giữa tình
trạng HBsAg và nhóm tuổi của thai phụ.
Nghiên cứu của Beutels. P và cs(2) năm 1999
tại St Peterpurg, Nga khi so sánh tỉ lệ nhiễm
HBV trong các nhóm tuổi thấy rằng tỉ lệ nhiễm
HBV ở nhóm tuổi 15-29 cao gấp 3 lần so với tỉ lệ
nhiễm HBV chung của mẫu.
Nghiên cứu của H. Shorky, tỉ lệ nhiễm siêu
vi viêm gan B tăng theo độ tuổi và đạt mức cao
nhất sau 41 tuổi (p=0,0001)(15).
Nghề nghiệp
Nghề nghiệp có tính đặc thù riêng, vài nhóm
đối tượng nguy cơ: thủy thủ, gái mãi dâm, nhân
viên y tế, tù nhân, người nghiện ma túy có tỉ lệ
nhiễm HBV khá cao đã được báo cáo trong y văn
trong và ngoài nước(1291). Theo B. N. Tandon tỉ lệ
HBsAg(+) ở người hiến máu chuyên nghiệp
khoảng 14-15%, trong khi tỉ lệ HBsAg(+) chung
trong dân số khoảng 4 %(12).
Trong nghiên cứu của chúng tôi kiểm định
thống kê cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa
về phương diện thống kê trong tỉ lệ nhiễm HBV
giữa các nhóm nghề nghiệp với p=0,65.
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của
Phan Hùng Việt(15), tỉ lệ HBsAg(+) ở thai phụ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 5
trong các nhóm nghề nghiệp là tương đương
nhau, dao động từ 5,6-12,9 % (p=0,84).
Trong nghiên cứu của tác giả Trần Thị Lợi(4),
ta thấy có sự khác biệt lớn trong tỉ lệ HbsAg (+)
giữa các nhóm nghề nghiệp, thai phụ với nghề
nghiệp buôn bán có tỉ lệ HbsAg (+) cao nhất
(26,3%). Tuy nhiên khi kiểm định tác giả vẫn
không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa về
phương diện thống kê (p> 0,05) giữa tình trạng
HBsAg và nghề nghiệp của thai phụ..
Dân tộc
Nhiễm HBV mang tính địa dư và mỗi dân
tộc có những nét đặc trưng về lối sống, phong
tục, tập quán riêng. Vì vậy có thể tỉ lệ nhiễm
HBV có thể khác nhau. Một công trình nghiên
cứu kéo dài 15 năm (1984-1999) tại bệnh viện đại
học Limoges (Pháp) trên 22859 thai phụ cho thấy
tỉ lệ HBsAg(+) chung là 0.65%. Tuy nhiên, sự
khác biệt rất có ý nghĩa trong tỉ lệ HBsAg(+) giữa
các sắc tộc với nhau, tỉ lệ HBsAg(+) ở thai phụ
người Pháp bản xứ là 0,29%, trong khi tỉ lệ
HBsAg(+) ở thai phụ người Pháp gốc Á và người
Pháp gốc Phi lần lượt là 7,14% và 6,52% (12).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 3 dân tộc
được khảo sát, trong đó người Kinh là chủ yếu
(97%) và có sự chênh lệch khá cao trong tỉ lệ
HBsAg(+) của các thai phụ giữa các dân tộc. Tiến
hành tái phân nhóm và so sánh sự khác biệt
trong tỉ lệ HBsAg(+) trong nhóm thai phụ dân
tộc Kinh và các dân tộc khác chúng tôi thấy rằng
thai phụ không phải dân tộc Kinh có tỉ lệ
HBsAg(+) cao gấp 1,58 lần so với thai phụ dân
tộc Kinh.
Tuy nhiên, khi kiểm định thống kê cho thấy
sự khác biệt này không có ý nghĩa về phương
diện thống kê, khoảng tin cậy 95% PR: 0,43- 5,83
(do có chứa giá trị 1).
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của tác
giả Châu Hữu Hầu(4), không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê về tỉ lệ nhiễm HBV giữa các dân
tộc tại Tân Châu, AG.
Trong nghiên cứu của Phan Hùng Việt(10)
(2004) tại BVĐK Trà Vinh cho thấy tỉ lệ
HBsAg(+) trong nhóm thai phụ người Hoa là
không đáng kể (0%) so với thai phụ dân tộc Kinh
và Khơme. Tuy nhiên, có thể do số thai phụ
người Hoa được khảo sát quá ít(9) nên kiểm định
vẫn không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa
thống kê.
Điều kiện kinh tế
Tỉ lệ nhiễm HBV trong nghiên cứu có xu
hướng giảm dần theo việc cải thiện điều kiện
sống, nhóm có mức sống nghèo có tỉ lệ nhiễm
HBV cao hơn nhiều so với nhóm có điều kiện
sống khá- giàu (13,33% so với 5,36%).
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của
Phan Hùng Việt(15), tỉ lệ HBsAg(+) trong nhóm
thai phụ khá- giàu, đủ sống và nghèo lần lượt là
5%, 9,4% và 11,8%.
Tuy nhiên, kiểm định thống kê cho thấy
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
trong tỉ lệ nhiễm HBV với điều kiện sống của
thai phụ (p=0,32).
Trong nghiên cứu của tác giả Trần thị Lợi(4),
cũng không thấy sự khác biệt có ý nghĩa về
phương diện thống kê trong tỉ lệ HBsAg(+) giữa
các nhóm thai phụ có mức sống khác nhau.
Mối liên quan giữa tình trạng HBsAg với
tiền căn phẫu thuật
Cũng như nạo hút thai, nguy cơ lây nhiễm
HBV gia tăng theo loại phẫu thuật, số lần phẫu
thuật và mức độ vô trùng của dụng cụ, phẫu
thuật viên
Theo nghiên cứu của Hor Shoky cắt lễ,
châm cứu truyền thống được thực hiện trong
cộng đồng cũng là yếu tố nguy cơ của nhiễm
HBV (RR = 2,08 với khoảng tin cậy 95% RR:
1,15-3,76).
Theo nghiên cứu của tác giả Trần Thị Lợi tại
BV Từ Dũ cho thấy có mối liên hệ có ý nghĩa
thống kê giữa tình trạng nhiễm HBV và tiền căn
phẫu thuật (p < 0,05)
Trong nghiên cứu của chúng tôi và Phan
Hùng Việt không tìm thấy sự khác biệt có ý
nghĩa về phương diện thống kê giữa tình trạng
HBsAg và tiền căn phẫu thuật.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 6
Mối liên quan giữa tình trạng HBsAg với
tiền căn truyền máu
HBV là bệnh lây truyền qua đường máu và
các chế phẩm máu. Nguy cơ nhiễm HBV tăng
dần theo số lần truyền máu mặc dù máu và các
chế phẩm máu đã được sàng lọc kỹ. Xét nghiệm
tầm soát HBV sẽ không phát hiện được kháng
nguyên bề mặt của HBV trong giai đoạn 4- 6
tuần đầu sau phơi nhiễm và giai đoạn cửa sổ
mặc dù trong máu người cho có sự hiện diện của
siêu vi viêm gan B(12,13).
Nguy cơ lây nhiễm HBV do phơi nhiễm kim
tiêm có chứa HBV là 7-30%, so với HIV là 0,5%.
Nguy cơ lây nhiễm HBV qua truyền máu bị
nhiễm HBV đến 90%(10).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, PR
(truyền máu/không truyền máu) = 3,41 cho
thấy nguy cơ HBsAg (+) ở thai phụ có tiền căn
truyền máu cao gấp 3,41 lần so với thai phụ
không có tiền căn truyền máu. Tuy nhiên, với
khoảng tin cậy 95% của PR là 0,67-17,34 (dao
động trong khoảng rất rộng và có chứa giá trị
1) nên mối liên quan giữa tình trạng HBsAg
với tiền căn truyền máu của thai phụ không có
ý nghĩa về phương diện thống kê.
Tương tự, khi khảo sát mối liên quan giữa
tình trạng HBsAg và tiền căn vàng da niêm
chúng tôi vẫn chưa thấy sự khác biệt có ý nghĩa
về phương diện thống kê với PR (vàng da/
không vàng da)= 1,50 và khoảng tin cậy 95% PR:
0,63- 3,55.
Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu
của Phan Hùng Việt(15) sự khác biệt không có ý
nghĩa về phương diện thống kê giữa tình trạng
HBsAg và tiền căn vàng da niêm của thai phụ
với p = 0,72.
Tóm lại, tình trạng nhiễm HBV theo nghiên
cứu của chúng tôi tại TP Long Xuyên phù hợp
với một số nghiên cứu dịch tễ trong và ngoài
nước, thường không có sự liên quan giữa tình
trạng HBsAg và các yếu tố dân số- kinh tế- xã
hội. Đó là đặc điểm chung của các quốc gia nằm
trong vùng lưu hành cao, lây nhiễm chu sinh là
con đường chủ yếu, hầu hết tiến triển mãn tính.
KẾT LUẬN
1. Tỉ lệ thai phụ mang HBsAg (+) trong
mẫu nghiên cứu là 9,93% (khoảng tin cậy 95%:
7,11-12,7%).
2. Tỉ lệ thai phụ mang HBeAg (+) ở những
trường hợp HBsAg(+) là: 39,5% (khoảng tin cậy
95%: 24,9-54,14%).
3. Khảo sát mối liên quan giữa tình trạng
HBsAg và các yếu tố dân số- kinh tế- xã hội như:
lứa tuổi, dân tộc, tôn giáo, trình độ học vấn, mức
sống, nghề nghiệp, tiền căn phẫu thuật, tiền căn
truyền máu, tiền căn vàng da niêm chúng tôi
chưa phát hiện thấy mối liên quan có ý nghĩa về
phương diện thống kê.
Chúng tôi thấy rằng với những khó khăn về
tài chính, thời gian và nhân sự nghiên cứu này
chỉ là bước khởi đầu, làm tiền đề, cơ sở để chúng
tôi thực hiện những nghiên cứu trên quy mô lớn
hơn, với cỡ mẫu lớn hơn để có được cái nhìn tổng
quát hơn, cung cấp những số liệu dịch tễ cho địa
phương về tình hình nhiễm HBV ở thai phụ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Ahn YO (1996), Strategy for vaccination against Hepatitis
B in areas with high endemicity: focus on Korea; Gut, 38
(suppl 2): pp 63-66.
2 Beutels P et al (1999), Hepatitis in St Peterburg, Russia
(1994-1999): incidence, prevalence and force of infection. J
Viral Hepat;10: pp 141-149..
3 Bùi Đỗ Hiếu, Mai Yến Linh, (1997), Tần xuất lây truyền
HBsAg cho con từ mẹ có HBsAg (+) và các yếu tố liên
quan, Tiểu luận tốt nghiệp bác sĩ 1991- 1997. Trung tâm
ĐT&BD CBYT TP HCM, tr 38-69.
4 Châu Hữu Hầu (1995), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch
tễ học nhiễm virus viêm gan trong cộng đồng dân cư
huyện Tân Châu, An Giang. Luận án Phó tiến sĩ khoa học Y
dược. Học viện Quân Y, Hà Nội, tr31-67.
5 Chen DS (1996), Immunisation against Hepatitis B in
Taiwan; Gut, pp 67-68.
6 Denis F et al (10/2004), Sreening of pregnant women for
hepatitis B markers in a French provincial University
Hospital (Limoges) during 15 years, European Journal of
Epidemiology, Volume 19, Number 10:234-238.
7 Đinh Thị Bình, Vũ Bằng Đình, Nguyễn Anh Tuấn (2000),
Tình trạng nhiễm virus viêm gan B ở sản phụ và lây
truyền từ mẹ sang con, Thông tin Y dược, số chuyên đề, tr
119- 122
8 Gust ID (1996), Epidemiology of Hepatitis in Wertern
Pacific and the South East Asia; Gut, pp18-23.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 7
9 Kew MC (1996), Progress towards the comprehensive
control of hepatitis B in Africa: a view from South Africa,
Gut; 38 (suppl 2): pp 31-36.
10 Kenmeni CT (2007), Prevalence of hepatitis B in pregnancy
and vertical transmission rate of HBV in Africa: A
systematic review.
11 Langsang MAD (1996), Epidemiology and control of
Hepatitis B infection: a perspective from Philippine, Asia;
Gut, pp 43-47.
12 Nguyễn Hữu Chí (2003), Bệnh viêm gan siêu vi, NXB Thành
phố Hồ Chí Minh, tr 16-22.
13 Nguyễn Hữu Chí (2003), Chủng ngừa viêm gan siêu vi B,
NXB Thành phố Hồ Chí Minh, tr 42-78.
14 Nguyễn Thị Ngọc Phượng và cs (1995), Viêm gan siêu vi ở
bà mẹ và trẻ sơ sinh, Hội nghị viêm gan, tr 28-30.
15 Phạm Hoàng Phiệt, Hor Shorky (2003), Đặc điểm các yếu
tố nguy cơ liên quan đến nhiễm siêu vi viêm gan B, C ở
người Campuchia, Thời sự Y dược học, 06/ 2003, tr 137-141.
16 Phan Hùng Việt (2004), Khảo sát tình hình thai phụ nhiễm
HBV đến sanh tại khoa sản BVĐK Trà Vinh, Luận án thạc sĩ
sản phụ khoa, tr 36-77.
17 Tandon BN, Acharya SK, Tandon A (1996), Epidemiology
of hepatitis B virus infection in India, Gut; 38 (suppl 2): pp
56-59.
18 Trần Thị Lợi (1996), Lây truyền virus viêm gan B từ mẹ
sang con - khả năng dự phòng, Luận án Phó tiến sĩ khoa học
Y dược,TP. Hồ Chí Minh, tr 39-63.
19 Trần Văn Bé và cộng sự (1996), Tình hình người lành
mang kháng nguyên virus viêm gan B. Nội san huyết học, tr
9-12.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 8
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 9
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ti_le_nhiem_sieu_vi_viem_gan_b_o_thai_phu_tai_thanh_pho_long.pdf