Tỉ lệ rối loạn Lipid máu và các yếu tố liên quan ở công nhân công ty xi măng Holcim

Giới tính có liên quan chặt chẽ đến rối loạn lipid máu, nhóm tuổi thì tuổi càng cao rối loạn càng nhiều. Người thừa cân và béo phì có liên quan đến tăng Triglyceride(TG), giảm HDL‐Cholesterol (HDL‐C) và tăng lipid toàn phần. Thu nhập cá nhân, từng hút thuốc lá trong nghiên cứu không thấy mối liên quan rối loạn lipid máu. Người từng uống rượu so với người chưa từng uống có mối liên quan đến tăng TG, tăng lipid toàn phần và giảm HDL‐C. Hoạt động thể dục thể thao và mắc bệnh viêm gan siêu vi B, C không tìm thấy mối liên quan với rối lạo lipid máu. Người có làm việc nặng nhọc giảm HDL‐C. Người có ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ruột đã được khám và chẩn đoán có rối loạn lipid máu thì có chỉ số CT và lipid toàn phần cao hơn người bình thường có ý nghĩa thống kê. Những người cao huyết áp thì có TG và lipid toàn phần cao hơn người không có cao huyết áp có ý nghĩa thống kê. Bệnh tiểu đường có liên quan đến tăng TG có ý nghĩa thống kê. Đặc biệt người được chẩn đoán gan nhiễm mỡ trên siêu âm có liên quan chặt chẽ đến rối loạn lipid máu.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 243 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỉ lệ rối loạn Lipid máu và các yếu tố liên quan ở công nhân công ty xi măng Holcim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 208 TỈ LỆ RỐI LOẠN LIPID MÁU VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN   Ở CÔNG NHÂN CÔNG TY XI MĂNG HOLCIM   Huỳnh Hữu Duyên*  TÓM TẮT  Mở đầu: Kinh tế ngày càng phát triển dẫn đến thay đổi thói quen sinh hoạt, cơ cấu bệnh tật trong dân số  cùng đặc thù nghề nghiệp đã ảnh hưởng đến việc tiêu thụ năng lượng hàng ngày. Nghiên cứu nhằm xác định tỉ  lệ rối loạn lippid máu trong dân số bình thường và các yếu tố liên quan.  Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ rối loạn lipid máu và các yếu tố liên quan ở công nhân công ty xi măng  Holcim từ 30 tuổi trở lên.  Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 416 người (75 nữ, 341 nam) trong  đợt khám sức khỏe định kì năm 2013. Các xét nghiệm lipid máu được thực hiện cùng với bộ câu hỏi phỏng vấn.  Kết quả: Tỉ lệ tăng Cholesterol toàn phần (>200mg/dl) 41,4%, tăng Triglyceride (>150mg/dl là 47,4%, tăng  LDL Cholesterol  (>160mg/dl)  là  10,1%,  giảm HDL Cholesterol  (<  40mg/dl)  là  28,1%,  tăng  lipid  toàn  phần  (>800mg/dl) là 46,4%. Các yếu tố liên quan đến rối loạn lipid máu bao gồm: tuổi, giới tính, chỉ số khối cơ thể,  uống rượu, có người thân mắc bệnh mỡ trong máu, đang mắc bệnh cao huyết áp, mắc bệnh tiểu đường, bệnh gan  nhiễm mỡ.  Từ khóa: rối loạn lipid máu.  ABSTRACT  LIPID DISORDERS RATE AND RELATED FACTORS IN THE COMPANYʹS HOLCIM CEMENT  Huynh Huu Duyen * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 5‐ 2014: 208 ‐ 213  Background: Growing economic changes  leading  to  living habits, disease patterns  in  the population and  occupational characteristics of the image to the daily energy consumption. Research to determine the rate of blood  disorders lipid in normal population and related factors.  Research Objective: Determine the ratio of lipid disorders and related factors.  Methods: Cross‐sectional  study was  conducted on 416  signify a person  (75 women, 341 men) during a  periodic health exam 2013 lipid tests be implemented along with the interview questions.  Results: The rate of increase of cholesterol (> 200 mg / dl) 41.4%, increased triglycerides (> 150 mg / dl was  47.4%, an increase of LDL cholesterol (> 160 mg / dl) was 10.1%, decreased HDL cholesterol (<40 mg / dl) was  28.1%, increased total lipid (> 800 mg/dl) was 46.4%. Factors related to lipid disorders include: age, gender, body  mass index, alcohol, have relative’s cholesterol disease, suffering from high blood pressure, diabetes, liver disease  steatosis.  Keywords: lipid disorders.  ĐẶT VẤN ĐỀ  Mỗi năm  thế giới có khoảng 17  triệu người  chết vì các bệnh tim mạch đa số liên quan đến xơ  vữa  động mạch  gây  ra  nhồi máu  cơ  tim mà  nguyên  nhân  sâu  xa  là  do  rối  loạn  lipid  máu(1,10,13).  Ở  Việt Nam  tỉ  lệ  người  bệnh  động  mạch vành  có  rối  loạn  lipid máu  là  67%. Điều  đáng lo ngại là rối loạn lipid máu không có biểu  hiện  triệu  chứng  rõ  rệt  mà  âm  thầm  gây  ra  những  tác hại  trên cơ  thể người bệnh. Hầu hết  người bệnh chỉ biết mình mắc bệnh khi tình cờ  khám  sức  khỏe  định  kỳ  hoặc  nhập  viện  do  những hậu quả nguy hiểm do bệnh gây ra, khi  * Bộ môn xét nghiệm, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.  Tác giả liên lạc: BS. Huỳnh Hữu Duyên  ĐT: 0919751241 Email: duyenhuynhhuu@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 209 đó tính mạng người bệnh đã bị đe dọa và chi phí  điều trị cũng tốn kém hơn rất nhiều(8).  Đây là một bệnh không lây nhưng mức độ  phổ biến  rất  lớn. Yếu  tố bệnh  lý gây  rối  loạn  lipid  máu  đã  được  biết  đến  do  có  nhiều  nguyên nhân khác nhau dẫn đến rối loạn lipid  máu như chế độ dinh dưỡng, thừa cân béo phì,  uống nhiều  rượu bia, hoạt  động  thể  lực,  thói  quen sinh hoạt không có lợi cho sức khỏe, hút  thuốc lá, di truyền(1).  Việc nghiên cứu trên đối tượng là công nhân  vì đây  là một  lực  lượng đang  trong độ  tuổi  lao  động  và  tiếp  xúc  với  nhiều  yếu  tố  ảnh  hưởng  đến rối loạn chuyển hóa (RLCH) lipid máu nên  việc phát hiện sớm rối loạn lipid máu cũng như  các yếu tố dịch tễ học liên quan là cần thiết giúp  ngăn ngừa và phòng bệnh sớm.   Kết quả của nghiên cứu không chỉ có ích cho  các bác sĩ  lâm sàng trong chẩn đoán và điều trị  mà còn giúp cho nhân viên y tế và những đơn vị  quản lý y tế có cách tiếp cận tư vấn để giúp cho  những đối tượng này hiểu được các yếu tố ảnh  hưởng  đến  sức  khỏe  và  từ  đó  có  thể  thay  đổi  hành vi nhằm  cải  thiện bệnh  cũng như  có  sức  khỏe và cuộc sống có chất lượng hơn(4,11).  Mục tiêu nghiên cứu  Xác  định  tỉ  lệ  công  nhân  công  ty  xi măng  Holcim có rối loạn chuyển hóa lipid máu và các  yếu tố dịch tễ học liên quan.  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Phương pháp nghiên cứu  Cắt ngang mô tả.  Lipid máu thực hiện bằng phương pháp đo  điểm cuối (Enzymatic end point) trên máy sinh  hóa  tự động Hitachi 917. Thuốc  thử được cung  cấp bởi hãng Human (Đức). Các xét nghiệm đều  được thực hiện nội kiểm hằng ngày và tham gia  ngoại kiểm định kỳ theo quy định của Bộ Y Tế.  Các xét nghiệm có giá trị nằm ngoài khoản bình  thường đều được kiểm tra  lại bằng máy bán tự  động Human 2000. Bản  câu hỏi  tiến hành  trên  từng  đối  tượng  nghiên  cứu. Các  bệnh  của  đối  tượng nghiên cứu được thu thập từ kết quả luận  của bác sĩ sau đợt khám khám sức khỏe.  Các biến số nghiên cứu  Giới: gồm nam và nữ  Nhóm tuổi: ba nhóm: 30 – 34, 35 – 39, ≥ 40,  lấy nhóm  30  –  34  làm  chuẩn  để  so  sánh mối  liên quan.  Chỉ số khối cơ thể (BMI) tính bằng cách lấy  cân  nặng  (kg)  chia  cho  bình  phương  (mét)  chiều cao, ba mức độ: gầy, bình thường (<18,5‐ <25),  thừa  cân(25‐<30),  béo  phì  (≥30).  Lấy  nhóm  gầy  và  bình  thường  làm  chuẩn  để  so  sánh mối liên quan.  Thu  nhập:  dưới  10  triệu/tháng  và  trên  10  triệu/ tháng.  Hút  thuốc  lá: có hút khi có sử dụng bất kỳ  loại  thuốc  nào như:  thuốc  điếu,  xì  gà,  tẩu hay  thuốc lào trong vòng 6 tháng qua.  Từng uống  rượu: có uống  rượu  là  từ  trước  đến nay có uống bất kỳ thức uống có cồn nào (kể  cả rượu trái cây).  Công  việc  nặng  nhọc:  làm  việc  nặng  nhọc  như  nâng  đồ  nặng,  cuốc  đất hay  xây dựng  (ít  nhất 10 phút một lần.  Hoạt động thể lực: Tập thể dục trên 30 phút  ít nhất 3 ngày/tuần.  Người  thân mắc bệnh mỡ máu:  là người có  ông,  bà,  cha,  mẹ,  anh,  chị,  em  ruột  đã  được  khám và chẩn đoán có rối loạn lipid máu.  Rối  loạn  (RL) khi: Triglyceride > 150 mg/dl,  HDL‐cholesterol 200  mg/dl,  Lipid  toàn  phần  >800mg/dl,  LDL‐ cholesterol  >160  mg/dl.  Không  có  rối  loạn:  là  người không có bất kỳ rối loạn nào trong 5 thành  phần mỡ máu, rối loạn 1, 2, 3, 4,5 thành phần: là  có rối loạn 1, 2, 3, 4 hoặc cả 5 thành phần.  Nhập liệu  Bằng  phần mềm  Epidata  3.1,  xử  lý  số  liệu  bằng phần mềm Stata 11.0.  Các  mối  liên  quan  RL  lipid  (Cholesterol,  Triglyceride (TG), giảm HDL‐Cholesterol (HDL‐ C) và tăng lipid toàn phần) máu so sánh bằng tỉ  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 210 số số chênh OR (Odds Ratio), tìm mối liên quan  giữa: giới  tính, nhóm  tuổi, BMI,  thu nhập, hút  thuốc, uống rượu, công việc, hoạt động thể lực,  các bệnh đang mắc với 5 loại rối loạn lipid trên  khi. OR > 1 và KTC 95% không chứa số 1 thì p‐ value < 0,05 mối liên quan có ý nghĩa thống kê.  Đối tượng nghiên cứu  Tiêu chuẩn đưa vào  ‐ Công  nhân  làm  việc  tại  công  ty  xi măng  Holcim  từ  30  tuổi  trở  lên  có  khả  năng  đọc  và  hiểu tiếng Việt.   ‐ Đồng ý  tham gia nghiên cứu, có  tham gia  đầy đủ các yêu cầu trong đợt khám sức khỏe và  có lấy máu xét nghiệm.  Tiêu chuẩn loại ra  ‐  Những  người  đã  ăn  hoặc  uống  trong  vòng 8 tiếng trước khi lấy máu ngoại trừ uống  nước lọc.  ‐ Sức khỏe thể chất và tinh thần không đảm  bảo để có thể tiến hành trả lời các câu hỏi trong  nghiên cứu.  ‐ Phụ nữ có thai.  Cỡ mẫu  2 2 2/1 )1( d PPZn     n: cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu, Z0,975: trị số từ phân  phối chuẩn.   α: xác suất sai lầm loại 1, d: độ chính xác mong muốn.   P: tỉ lệ mong muốn.   Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn:α = 0,05; Z0,975 =  1,96; d = 0,05   P = 0,28 (Theo kết quả của Châu Ngọc Hoa) (2).  Từ  công  thức  tình  ra  cỡ mẫu  tối  thiểu  cho  nghiên cứu n= 313. Để tăng sức mạnh thống kê  chúng tôi đã tiến hành thu thập số mẫu nghiên  cứu là N=416.  Kỹ thuật chọn mẫu  Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn như sau.  Theo danh  sách  công  ty  có  tổng  cộng  1500  công nhân trong đó có 700 công nhân từ 30 tuổi  trở  lên. Nghiên cứu viên  lập danh sách và  tiến  hành bóc  thăm ngẫu nhiên đến khi đủ cỡ mẫu  thì  ngưng. Khi  đối  tượng  đến  khám  sức  khỏe  nhà  nghiên  cứu  kiểm  tra  danh  sách  nếu  nằm  trong danh sách đã được chọn thì tiến hành phát  phiếu câu hỏi cho đối tượng.  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  Nghiên  cứu  tiến  hành  trên  416  đối  tượng,  trong đó 75 nữ và 341 nam từ tháng 3 đến tháng  6 năm 2013 kết quả như sau.  Bảng 1: Tỉ lệ rối loạn lipid máu   Đặc tính Tần số Tỉ lệ (%) Tăng Cholesterol total Có 172 41,4 Không 244 58,6 Tăng Triglyceride Có 197 47,4 Không 219 52,6 Tăng LDL-Cholesterol Có 42 10,1 Không 374 89,9 Giảm HDL-Cholesterol Có 117 28,1 Không 299 71,9 Tăng Lipid Có 193 46,4 Không 223 53,6 Tỉ  lệ  tăng Cholesterol  total chiếm  (41,4%),  tỉ  lệ tăng Triglycerid cũng khá cao chiếm (47,4%), tỉ  lệ tăng LDL‐Cholesterol (10,1%), tỉ lệ giảm HDL‐ Cholesterol chiếm đa số (28,1%), tỉ lệ tăng Lipid  toàn phần chiếm (46,4%).  Bảng 2: Tỉ lệ rối loạn từng yếu tố  Các dạng rối loạn Tần số Tỉ lệ (%) Không có rối loạn 110 26,4 Chỉ rối loạn 1 yếu tố 92 22,1 Chỉ rối loạn 2 yếu tố 57 13,7 Chỉ rối loạn 3 yếu tố 115 27,6 Chỉ rối loạn 4 yếu tố 40 9,6 Rối loạn cả 5 yếu tố 2 0,5 Kết quả trên cho thấy có 26,4% người không  có bất kỳ  rối  loạn nào về mỡ máu, nghĩa  là có  đến 73,6% người  có  rối  loạn  ít nhất một  thành  phần nào của mỡ máu. Người rối loạn chỉ 1 yếu  tố bất kỳ chiếm 22,1%. Đáng lưu ý nhất là người  rối loạn 3 yếu tố có tỉ lệ rất cao 27,6%.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 211 Các mối liên quan đến rối loạn lipid máu   Bảng 3: Các mối liên quan đến rối loạn lipid máu   Đặc điểm Tăng CT OR(KTC95%) (p) Tăng TG OR(KTC95%) (p) Giảm HDL OR(KTC95%) (p) Tăng LDL OR(KTC95%) (p) Tăng Lipid OR(KTC95%) (p) Giới tính 1,6 (1,07- 2,31) 0,009 3,1 (1,9- 5,2) 0,000 3,5 (1,7- 7,1) 0,00 0,9 (0,6- 1,9) 0,85 2,6 (1,6- 4,2) 0,00 Tuổi 30 – 34 1 1 1 1 1 35 – 39 1,2 (0,9-1,8) 0,24 1,1(0,9-1,4) 0,28 0,9(0,5-1,0) 0,06 1,4(0,8-2,6) 0,19 1,1(0,9-1,4) 0,2 ≥ 40 1,4(1,01-2,0) 0,03 1,1(0,9-1,4) 0,28 0,9(0,5-1,0) 0,06 1,4(0,8-2,6) 0,19 1,1(0,9-1,4) 0,2 BMI - Bình thường 1 1 1 1 1 - Thừa cân 1,3(0,9-1,8) 0,06 2,1(1,5-2,8) 0,00 0,6(0,2-0,9) 0,02 1,4(0,8-2,7) 0,2 1,9(1,4-2,6) 0,00 - Béo phì 1,5(0,7-3,3) 0,25 2,3(1,2-4,4) 0,01 0,6(0,3-1,5) 0,19 1,4(0,8-2,7) 0,2 2,0(1,01-4) 0,04 Thu nhập 0,9(0,7-1,2) 0,53 2,3(1,2-4,4) 0,75 0,9(0,6-1,2) 0,37 1,5(0,9-3,7) 0,26 0,9(0,7-1,2) 0,46 Từng hút thuốc 0,9(0,7-1,1) 0,47 1,1(0,9-1,4) 0,20 1,2(0,9-1,6) 0,26 0,5(0,2-1,1) 0,07 1,1(0,8-1,3) 0,64 Từng uống rượu 1,2(0,8-1,8) 0,33 1,5(1,0-2,3) 0,03 2,3(1,1-4,9) 0,01 1,6(0,5-5,0) 0,39 1,9(1,1-3,1) 0,003 Công việc nặng nhọc 0,9(0,7-1,2) 0,76 1,1(0,9-1,23) 0,57 1,4(1,1-2,0) 0,02 0,9(0,4-1,7) 0,76 1,0(0,8-1,3) 0,57 Hoạt động thể lực 1,1(0,7-1,4) 0,40 1,1(0,9-1,3) 0,39 1 (0,7-1,3) 0,84 1(0,5-1,6) 0,67 1,1(0,9-1,3) 0,39 Người thân mắc bệnh mỡ máu 1,3(1,1-1,7) 0,008 1,2(1-1,5) 0,08 0,8(0,6-1,2) 0,41 2,0(1,1-3,6) 0,01 1,3(1,1-16) 0,02 Bệnh viêm gan siêu vi 0,8(0,5-1,3) 0,3 1,3(1,0-18) 0,08 1,3(0,8-2,1) 0,26 0,8(0,3-2,5) 0,71 1,2(0,9-1,7) 0,34 Tăng huyết áp 1,2(0,9-1,7) 0,22 1,6(1,3-2,0) 0,001 1 (0,6-1,7) 0,94 0,9(0,4-2,5) 0,89 1,4(1,1-1,9) 0,01 Bệnh tiểu đường 0,7(0,3-1,7) 0,43 1,7(1,2-2,3) 0,03 0,5(0,1-2,0) 0,29 1(0,9-2) 0,21 1,5(1,0-2,2) 0,09 Gan nhiễm mỡ 1,4(1,2-1,8) 0,002 1,9(1,6-2,3) 0,00 0,9(0,6-1,4) 0,76 2,4(1,3-4,2) 0,003 1,9(1,6-2,3) 0,00 Giới  tính có  liên quan chặt chẽ đến rối  loạn  lipid máu, nhóm  tuổi  thì  tuổi càng cao rối  loạn  càng nhiều.  Người thừa cân và béo phì có liên quan đến  tăng  Triglyceride(TG),  giảm  HDL‐Cholesterol  (HDL‐C) và tăng lipid toàn phần.  Thu nhập cá nhân,  từng hút  thuốc  lá  trong  nghiên  cứu không  thấy mối  liên quan  rối  loạn  lipid máu.  Người  từng  uống  rượu  so  với  người  chưa  từng uống có mối  liên quan đến  tăng TG,  tăng  lipid toàn phần và giảm HDL‐C.  Hoạt  động  thể  dục  thể  thao  và mắc  bệnh  viêm gan siêu vi B, C không  tìm  thấy mối  liên  quan với rối lạo lipid máu.  Người có làm việc nặng nhọc giảm HDL‐C.  Người có ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ruột  đã  được  khám  và  chẩn  đoán  có  rối  loạn  lipid  máu thì có chỉ số CT và lipid toàn phần cao hơn  người bình thường có ý nghĩa thống kê.  Những người cao huyết áp thì có TG và lipid  toàn phần cao hơn người không có cao huyết áp  có ý nghĩa thống kê.  Bệnh  tiểu  đường có  liên quan đến  tăng TG  có ý nghĩa thống kê.  Đặc biệt người  được  chẩn  đoán gan nhiễm  mỡ  trên  siêu âm  có  liên quan  chặt  chẽ đến  rối  loạn lipid máu.   BÀN LUẬN  Tỉ lệ Cholesterol total ≥ 200mg/dl của chúng  tôi là 41,1%, có Trigliceride ≥ 150mg/dl là 47,4%,  LDL‐C ≥ 160mg/dl là 10,1%, HDL‐C < 40mg/dl là  71,9%,  tỉ  lệ  tăng  lipid  toàn  phần  trong  mẫu  nghiên cứu là 46,4%.  So với nghiên cứu của Châu Ngọc Hoa(2) về  Lipid và Lipoprotein ở người bình thường năm  2005 CT ≥ 200mg/dl  là 28,4%, TG ≥ 150mg/dl  là  41.5%, LDL  ≥  160mg/dl  là  19,4%, HDL  thấp  là  18,6% ‐ tỉ lệ này thấp hơn nhiều so với chúng tôi.  So  với  kết  quả  nghiên  cứu  của  Ninh  Thị  Nhung(3)  tỉ  lệ  tăng  CT  là  16,0%.  Tỉ  lệ  tăng  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 212 Trigliceride là 5,8% và giảm HDL‐C là 11,6% ‐ tỉ  lệ  này  thấp  hơn  nhiều  so  với  nghiên  cứu  của  chúng tôi. Tỉ lệ rối loạn ở nam cao hơn nữ điều  này phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi.  Qua kết quả cho thấy có sự khác biệt về rối  loạn lipid về các tỉ lệ giữa các nghiên cứu có thể  là do: thời điểm nghiên cứu khác nhau dẫn đến  lối sống thay đổi, con người ngày càng tiếp xúc  với nhiều yếu tố nguy cơ làm cho các chỉ số lipid  máu  hầu  hết  đều  tăng  đồng  thời  địa  điểm  nghiên  cứu  cũng  khác  nhau.. Riêng  tỉ  lệ  giảm  HDL ở Anh là 19,2%, ở Trung Quốc là 18,6%, ở  Iran là 28,2%, ở Ấn Độ ‐ tỉ lệ này thấp hơn nhiều  so với nghiên cứu của chúng tôi(2).  So  với  nghiên  cứu  tại  Anh  cho  thấy  tỉ  lệ  cholesterol  ≥  200mg/dl  vào  khoảng  66%,  tại  Trung quốc là 65%, tại Iran là 66,3%, tại Ấn Độ là  57%  cho  thấy  tỉ  lệ  này  cao  hơn  nhiều  so  với  nghiên cứu của chúng tôi(10,11,12).  Giới  tính có  liên quan chặt chẽ đến rối  loạn  lipid máu,  đặc  biệt nam  luôn  cao hơn nữ. Kết  quả nghiên cứu cho  thấy nhóm  tuổi chỉ có  liên  quan  đến  tăng Cholesterol  total  (CT)  tuổi  càng  cao rối loạn càng nhiều.   BMI có liên quan đến đến tăng Triglyceride  (TG),  giảm HDL‐Cholesterol  (HDL‐C)  và  tăng  lipid  toàn phần, chỉ số khối cơ  thể càng cao rối  loạn càng nhiều.  KẾT LUẬN  Qua nghiên cứu cắt ngang 416 công nhân tại  công  ty  xi măng Holcim  độ  tuổi  từ  30  trở  lên,  chúng tôi kết luận như sau  Tỉ lệ rối loạn chuyển hóa Lipid  Tỉ  lệ  tăng Cholesterol  toàn phần  chung  là  41,4%.  Tỉ lệ tăng triglyceride chung là 47,4%.  Tỉ lệ giảm HDL Cholesterol chung là 28,1%.  Tỉ lệ tăng LDL Cholesterol chung 10,1%.  Tỉ lệ tăng Lipid toàn phần chung 46,4%.  Tỉ  lệ rối  loạn chỉ một yếu  tố 22,1%,  tỉ  lệ chỉ  rối loạn hai yếu tố 13,7%, tỉ lệ chỉ rối loạn ba yếu  tố 27,6%, tỉ  lệ chỉ rối  loạn bốn yếu tố 9,6%, tỉ  lệ  rối loạn tất cả các yếu tố 0,5%.  Các yếu  tố  liên quan đến  rối  loạn chuyển  hóa Lipid máu  Các yếu  tố dân số  ‐ xã hội: giới  tính, nhóm  tuổi, chỉ số khối cơ thể.  Thói  quen  sinh  hoạt:  uống  rượu  bia,  công  việc nặng nhọc.  Tiền sử gia đình: người có người  thân mắc  bệnh mỡ trong máu.   Các bệnh đang mắc: cao huyết áp, bệnh tiểu  đường, bệnh gan nhiễm mỡ.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Châu Ngọc Hoa  (2005)  ʺLipid và Lipoprotein  ở người bình  thườngʺ. Tạp chí y học TP Hồ CHí Minh, 9 (1), 40‐42.  2. Đỗ Hồng Phong  (2010) Các yếu  tố  liên quan  đến bệnh  đái  tháo đường của người dân từ 18 tuổi trở lên tại quân 5 thành  phố Hồ Chí Minh năm 2009, Luận văn Thạc  sĩ Y Học, Đại  Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, tr 55.  3. Frank M, Marc A,  Lemuel A,  Jean  L  (1996)  ʺThe  Effect Of  Pravastatin On Coronary Events After Myocardial Infarction  In  Patients  With  Average  Cholesterol  Levelsʺ.  The  New  England Journal of Medicine, 335 (14), 1001‐1009.  4. Heart  Protection  Study  Collaborative  Group  (2002)  ʺMRC/BHF Heart  Protection  Study  of  cholesterol  lowering  with  simvastatin  in  20  536  high‐risk  individuals:  a  randomised placebocontrolled trialʺ. Lancet, 360 (9326), 7‐22.  5. Jean M, Michel de Lorgeril  (2011)  ʺDietary cholesterol:  from  physiology  to  cardiovascular  riskʺ.  British  Journal  of  Nutrition, 106, 6–14.  6. John  R, Michael  C,  Stephen W,  Edwin W  (1998)  ʺPrimary  Prevention of Acute Coronary Events With Lovastatin in Men  and Women With Average Cholesterol Levelsʺ.  JAMA,  279  (20), pp 1615‐62.  7. Lê Văn Trung, Lưu Thành Giữ, Trần Văn Út (2003) Khảo sát  đặc điểm của rối loạn chuyển hóa lipid, lipiprotein máu trên  đối tượng cán bộ diện quản lý sức khỏe của ban BVSK tỉnh  Vĩnh Long.  Hoc/VanHoaXaHoi/yte103.htm., 22/7/2013.  8. Malcolm  K  (2007)  ʺWomen  in western  countries  are more  likely to die from heart disease than from cancerʺ. BMJ 334, pp  983.  9. Ninh  Thị Nhung, Nguyễn  Xuân  Thực  (2012)  ʺNghiên  cứu  tình trạng dinh dưỡng llipid ở người trưởng thành từ 25 ‐ 74  tuổi tại một số xã thuộc 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnhʺ. Tạp chí  y học Thực hành, 802 (1), 10‐13.  10. Paul M, Charles H. Hennekens Robert  J. Glynn  (1998)  ʺ C‐ Reactive Protein Adds  to  the Predictive Value of Total  and  HDL  Cholesterol  in  Determining  Risk  of  First Myocardial  Infarctionʺ. Circulation, 97, 2007‐2011.  11. Pedersen  T,  Berg K, Kjekshus  J, Haghfelt  T,  Faergeman O,  Faergeman G, Pyorala K, Miettinen T, Wilhelmsen L, Olsson  AG,  Wedel  H  (1994)  ʺRandomised  trial  of  cholesterol  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 213 lowering  in  4444  patients with  coronary  heart  disease:  the  Scandinavian  Simvastatin  Survival  Study  (4S)ʺ.  Lancet,  344  (8934), 1383‐93. Phan Duy Hoàng  (2007) Gan nhiễm mỡ và  viêm gan nhiễm mỡ không do rượu, Y khoa chuyên sâu 1‐12.  12. Phan Duy Hoàng (2007) Gan nhiễm mỡ và viêm gan nhiễm  mỡ không do rượu, Y khoa chuyên sâu 1‐12.  Ngày nhận bài báo:        05/9/2014  Ngày phản biện nhận xét bài báo:    29/9/2014  Ngày bài báo được đăng:  20/10/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfti_le_roi_loan_lipid_mau_va_cac_yeu_to_lien_quan_o_cong_nhan.pdf
Tài liệu liên quan