KẾT LUẬN
Nghiên cứu giúp xác định được tỉ lệ trẻ thừa
cân béo phì tại các trường mẫu giáo quận 5 là
khá cao: 21,2% theo chỉ số cân nặng/chiều cao
(trong đó 13,2% là thừa cân, và 8% là béo phì),
18,7% theo chỉ số cân nặng / tuổi, 3,6% theo chỉ
số chiều cao / tuổi.
Các yếu tố liên quan thuận của tình trạng
thừa cân béo phì của trẻ mẫu giáo từ 4 - 6 tuổi tại
quận 5 là: trẻ gái, có mẹ là người Kinh, trẻ
thường ăn nhanh.
Có mối liên quan giữa kiến thức của bà mẹ
và tình trạng thừa cân béo phì của trẻ trong hai
nhóm bà mẹ có trẻ béo phì và không có trẻ béo
phì.
Có mối liên quan giữa kiến thức về phòng
tránh thừa cân béo phì của bà mẹ bằng cách tăng
vận động cho trẻ và giảm thức ăn dầu mỡ với
tình trạng thừa cân béo phì của trẻ.
Về dinh dưỡng: Một số bà mẹ còn cho rằng
nước ngọt tốt cho sức khoẻ của trẻ. Hầu hết các
bà mẹ không đồng ý thức ăn đóng hộp là tốt cho
sức khoẻ của trẻ nhưng đối với các loại thức ăn
nhanh và thức ăn chế biến sẵn vẫn còn một tỉ lệ
khá cao các bà mẹ chọn loại thức ăn này cho trẻ
vì cho rằng các thức ăn nhanh có thành phần
dinh dưỡng tốt hơn thức ăn nấu tại gia đình và
thức ăn chế biến sẵn thì tốt cho sức khoẻ.
KIẾN NGHỊ
Trong việc phòng chống béo phì ở trường
mầm non, mẫu giáo chúng tôi đề xuất các biện
pháp sau:
Tăng cường việc phòng ngừa thừa cân béo
phì ở trẻ lứa tuổi mẫu giáo bằng các hình thức
truyền thông gíao dục, nâng cao sức khoẻ phù
hợp. Áp dụng các hình thức giáo dục truyền
thông sáng tạo và đa dạng.
Truyền thông thường xuyên cho phụ huynh
về tác hại của béo phì và các nguyên nhân béo
phì cũng như các phòng chống thích hợp. Ðồng
thời cần nêu tác hại của các loại thức ăn nhanh,
thức ăn chế biến sẵn, các loại nước ngọt trong
thông tin cho các bậc phụ huynh.
Cân đo trẻ thường xuyên để sớm phát hiện
dấu hiệu tăng cân, thừa cân của trẻ và có biện
pháp tích cực ngay từ đầu tránh cho trẻ từ giai
đoạn thừa cân chuyển sang béo phì.
Thêm các loại hình hoạt động vận động
phù hợp lứa tuổi trẻ dành riêng cho trẻ thừa
cân đồng thời tăng cường thời lượng vận động
cho trẻ.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỉ lệ thừa cân, béo phì và các yếu tố liên quan của học sinh mẫu giáo từ 4-6 tuổi tại quận 5 thành phố Hồ Chí Minh 2006, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 1
TỈ LỆ THỪA CÂN, BÉO PHÌ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
CỦA HỌC SINH MẪU GIÁO TỪ 4-6 TUỔI
TẠI QUẬN 5 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2006
Phùng Đức Nhật* và cs
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Béo phì là một dịch bệnh mới gia tăng và có thể xem như một vấn đề dinh dưỡng khẩn cấp với
1,6 tỉ người lớn mắc phải trên toàn cầu. Đây cũng là yếu tố nguy cơ tiềm ẩn cho các bệnh không lây khác như đái
tháo đường, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, ung thư ở trẻ bị thừa cân béo phì khi trẻ lớn lên.
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu này nhằm xác định tỉ lệ trẻ thừa cân béo phì và mối liên quan với các yếu
tố nguy cơ ở trẻ từ 4 đến 6 tuổi tại các trường mầm non mẫu giáo trên địa bàn quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp nghiên cứu: Điều tra cắt ngang với 1650 trẻ tại các trường mầm non mẫu giáo trên địa bàn
quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả: Tỉ lệ trẻ thừa cân béo phì là 21,2% (trong đó 13,2% là thừa cân và 8% là béo phì). Giới là nữ, thói
quen ăn nhanh có liên quan đến nguy cơ cao thừa cân béo phì ở trẻ mầm non mẫu giáo. Trẻ thừa cân có khuynh
hướng thích sử dụng thực phẩm có chất béo nhiều hơn và ít thích sử dụng thực phẩm có chất ngọt so với trẻ
không thừa cân. Mẹ của các trẻ béo phì có tỉ lệ hiểu biết rằng tăng cường hoạt động thể lực và giảm chất béo trong
thức ăn giúp giảm thừa cân béo phì cao hơn so với mẹ của các trẻ bình thường. Tuy nhiên, có một tỉ lệ cao các bà
mẹ tin rằng thức ăn nhanh và các loại nước ngọt là tốt hơn các loại thực phẩm thông thường, và tin rằng trẻ mập
mạp thì khỏe mạnh hơn so với trẻ thông thường.
Kết luận: Thừa cân béo phì ở trẻ là một vấn đề sức khỏe mới nảy sinh ở Việt Nam và có thể phát triển thành
dịch trong tương lai không xa. Giáo dục sức khỏe và hoạt động nâng cao sức khỏe cần được thực hiện tích cực
hơn nhằm kiểm sóat và phòng ngừa đại dịch mới này.
ABSTRACT
THE PREVALENCE OF OVERWEIGHT AND ITS RELATED FACTORS IN KINDERGARTEN
CHILDREN FROM 4 TO 6 YEARS OLD IN DISTRICT 5, HO CHI MINH CITY, 2006.
Phung Duc Nhat * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 4 - 2008: 152 - 157
Introduction: Obesity is a new emerging epidemic and can be considered as a new nutrition emergency
with 1.6 billions of obese adults worldwide. It is also an underlying risk factor to develop non-communicable
diseases such as diabetes, hypertension, cardio-vascular diseases, and cancer in adults.
Objectives: This study aims to determine the prevalence of obesity and its related risk factors among
children 4 to 6 years old at kindergartens in district 5, Ho Chi Minh city.
Methods: A cross sectional study of 1650 children 4 to 6 years old was conducted at kindergartens in
district 5, Ho Chi Minh city.
Results: The prevalence of overweight and obesity was 21.2% (in which 13.2% was overweight and 8%
obesity).Girls and fast eating habit were related to a higher risk of obesity in kindergarten children. Overweight
children were more likely to consume fatty food and less likely to consume sweet stuff, compared to normal
children. The percentage of obese children’mothers knowing about the role of physical activity and less fatty diet in
preventing obesity was higher than that of normal children’ mothers. However, there was a high percentage of
* Viện Vệ sinh Y tế công cộng - Thành phố Hồ Chí Minh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 2
mothers who believed that fast food and beverages could be better than normal food and that overweight children
were healthier than normal ones.
Conclusions: Obesity in children is a new health problem in Viet Nam and can develop to be an epidemic in
the near future. Health education and health promotion campaigns should be implemented in an active way to
control and prevent this new epidemic.
ÐẶT VẤN ÐỀ
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) trên toàn thế giới đến năm 2005 có
khỏang 1,6 tỉ người trên 15 tuổi thừa cân, trong
đó ít nhất 400 triệu người lớn bị béo phì. Béo phì
là đại dịch không chỉ giới hạn ở các nước công
nghiệp, mà đến 115 triệu người béo phì là ở các
nước đang phát triển(6). Riêng trẻ em, 22 triệu trẻ
dưới 5 tuổi đang bị thừa cân trên thế giới. Thừa
cân, béo phì có nguy cơ trên các bệnh như tiểu
đường type 2, bệnh lý tim mạch, đột quị, và một
số ung thư tại túi mật, tuyến vú, đại tràng, tiền
liệt tuyến và thận(1).
Tại Việt Nam, các cuộc điều tra nhân khẩu
trước năm 1995 cho thấy tỉ lệ thừa cân không
đáng kể. Nhưng đến năm 2000 điều tra tại các
thành phố lớn cho thấy tỉ lệ thừa cân ở lứa tuổi
học sinh tiểu học Hà nội là 10%, thành phố Hồ
Chí Minh là 12%(2). Riêng tại thành phố Hồ Chí
Minh, điều tra của Nguyễn Thị Kim Hưng qua
các năm cho thấy tỉ lệ thừa cân 4-5 tuổi vào các
năm 1995, 2000, 2001 tương ứng là 2,5%; 3,1% và
3,3%(4). Nghiên cứu tình trạng thừa cân và béo
phì của dân cư thành phố Hồ Chí Minh từ 1996
đến 2001, Trần Thị Hồng Loan ghi nhận sự gia
tăng tỉ lệ thừa cân của trẻ dưới 5 tuổi: 2,0% năm
1996; 2,1% năm 1999; 3,1% năm 2000; 3,4% năm
2001. Riêng học sinh nhà trẻ, mẫu giáo trong
niên học 2000 - 2001 quận ven Gò vấp có tỉ lệ béo
phì 7,9%. Còn học sinh cấp I (6-11 tuổi) ở quận 1
nội thành năm 1997 có tỉ lệ béo phì 12,2%(5). Ðiều
tra tình trạng dinh dưỡng năm 2006 của Viện
Dinh dưỡng cho tỉ lệ 16,3% người Việt Nam từ
25-64 tuổi bị thừa cân, béo phì.
Phần lớn các trường hợp thừa cân béo phì là
do tăng năng lượng khẩu phần ăn hoặc giảm
hoạt động thể lực hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó.
Nhận thức đây là vấn đề y tế công cộng mới,
nhiều nghiên cứu về béo phì đã được tiến hành
và các yếu tố nguy cơ cũng được đề cập. Tuy
vậy vẫn chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến
mối liên quan của các yếu tố nguy cơ và thừa
cân béo phì cũng như xác định tỉ lệ thừa cân béo
phì của lứa tuổi mẫu giáo 4-6 tuổi tại thành phố
Hồ Chí Minh. Ðiều này thúc đẩy chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài này.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỉ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh
mẫu giáo từ 4-6 tuổi tại quận 5 thành phố Hồ
Chí Minh.
Xác định mối liên quan giữa các yếu tố nguy
cơ với tình trạng thừa cân, béo phì của nhóm trẻ
được nghiên cứu.
ÐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Ðối tượng nghiên cứu
1650 trẻ 4-6 tuổi theo học tại các trường mầm
non, mẫu giáo tại quận 5 và cha mẹ trẻ. Lứa tuổi
trẻ được chọn là 4 đến 6 tuổi, tương ứng với lứa
tuổi mẫu giáo (lớp mầm, lớp chồi, lớp lá) trong
các trường mầm non, mẫu giáo.
Thời gian nghiên cứu
Tháng 4 - 5 năm 2006.
Thu thập thông tin
Trẻ được cân bằng cân điện tử TANITA của
Nhật (chính xác đến 100g). Trẻ được đo chiều
cao bằng thước Microtoise của Mỹ (chính xác
đến 0,1 cm). Phụ huynh học sinh được phỏng
vấn qua bảng câu hỏi.
Nhập và xử lý số liệu
Kết quả nghiên cứu được nhập và xử lý trên
các phần mềm: EpiData 3.0, chương trình Epinut
của EpiInfo 6.04, SPSS 11.5.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 3
Tiêu chuẩn đánh giá
Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới
(1985), với trẻ dưới 9 tuổi chỉ tiêu đánh giá thừa
cân trẻ em là cân nặng/chiều cao (CN/CC) so
sánh với quần thể tham khảo NCHS (National
Center for Health Statistics). Trong nghiên cứu
này chọn chỉ tiêu đánh giá theo CN/CC như sau:
< - 2 SD Suy dinh dưỡng Suy dinh dưỡng
- 2 SD đến + 2 SD Bình thường Bình thường
> + 2 SD đến + 3SD thừa cân độ 1 Thừa cân
> + 3 SD đến + 4 SD thừa cân độ 2
> + 4 SD thừa cân độ 3 Béo phì
Phương pháp nghiên cứu
Điều tra cắt ngang mô tả
Cỡ mẫu điều tra
2
)2/1(2 )1(**
d
ppz
n
−
=
−α
với z=1,96; p=0,12; d=0,04, thì n= 255.
Chọn 3 nhóm tuổi, và hệ số thiết kế là 2, dự
trù mất mẫu 10%. Cỡ mẫu N = 255*3*2 + 10%,
khoảng 1650.
Bước 1: Khung mẫu là tất cả học sinh các
trường mầm non mẫu giáo trong quận 5.
Bước 2: Chọn 30 cụm: khỏang cách mẫu
k=7701/30.
Bước 3: Chọn ngẫu nhiên các trẻ tại các
trường trong mỗi cụm sao cho mỗi cụm có
khoảng 18 trẻ 4 tuổi, 18 trẻ 5 tuổi, 18 trẻ 6 tuổi.
KẾT QUẢ
Ðặc điểm mẫu điều tra
Bảng 1: Ðặc điểm trẻ tham gia nghiên cứu
Ðặc tính Tần số (n=1650) Tỉ lệ (%)
Nam 808 49,0 Giới
Nữ 842 51,0
4 tuổi 558 33,8
5 tuổi 564 34,2 Nhóm tuổi
6 tuổi 528 32,0
Kinh 1089 67,5
Hoa 514 31,2 Dân tộc
Khác 47 1,3
Tỉ lệ nam nữ gần bằng nhau. Tỉ lệ trẻ trong
ba nhóm tuổi xấp xỉ nhau. Dân tộc Kinh chiếm
đa số (67,5%), dân tộc Hoa có tỉ lệ 31,2%.
Bảng 2: Ðặc điểm phụ huynh của trẻ tham gia
nghiên cứu
Mẹ Cha
Ðặc tính Tần số
(n=1650)
Tỉ lệ
(%)
Tần số
(n=1650)
Tỉ lệ
(%)
Chưa hết
cấp 1 83 5,0 98 6,0
Cấp 1 106 6,4 82 5,0
Cấp 2 478 29,0 380 23,0
Cấp 3 468 28,4 472 28,6
ÐH trở lên 325 19,7 388 23,5
Trình độ
học vấn
Không trả
lời 190 11,5 230 13,9
Buôn bán
nhỏ 411 24,9 314 19,0
CB-VC 324 19,6 357 21,6
Công nhân 474 10,5 305 18,5
Nông dân 2 0,1 2 0,1
Chủ DN 51 3,1 84 5,1
Nghề tự
do 174 10,5 239 14,5
Nghề
nghiệp
Khác 514 31,3 349 21,2
Về mẹ, hơn một nửa số bà mẹ tham gia
nghiên cứu nằm trong nhóm tuổi từ 31-40 tuổi.
Học vấn đa số trên cấp 2 chiếm 77,1% trong đó tỉ
lệ đại học trở lên là 19,7%. Nghề nghiệp buôn
bán nhỏ chiếm khoảng 25%. Khoảng 1/5 là người
Hoa. Về cha, đa số có trình độ trên cấp 2 (75,1%).
Các nghề chính là cán bộ viên chức (21,6%),
buôn bán nhỏ (19%), công nhân (18,5%). Khoảng
1/3 là người Hoa.
Ðặc điểm dinh dưỡng và vận động trẻ
nghiên cứu
Tình trạng dinh dưỡng của trẻ tham gia
nghiên cứu theo chỉ số cân nặng/chiều cao
(CN/CC). Có 350 trẻ thừa cân béo phì chiếm
21,2%, trong đó trẻ thừa cân là 13,2%, béo phì là
8%, trẻ bình thường là 77,9% và trẻ suy dinh
dưỡng là 0,8%.
Mức độ vận động trung bình của trẻ như sau:
Bảng 3: Mức độ vận động của trẻ
Hoạt động Thời gian trung bình (giờ/ngày)
Xem tivi 2,1 ± 1,3
Chơi máy vi tính 1,3 ± 1,0
Chơi trò chơi điện tử 1,2 ± 0,9
Học bài 1,4 ± 1,1
Tĩnh tại
Tô màu, vẽ tranh, 1,2 ± 1,0
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 4
Hoạt động Thời gian trung bình (giờ/ngày)
học đàn
Ðộng Chơi đùa với bạn 1,7 ± 1,3
Xác định mối liên quan giữa các yếu tố ng
uy cơ với tình trạng thừa cân béo phì của
trẻ
Sủ dụng phép kiểm chi-bình phương phân
tích mối liên quan cho kết quả
Bảng 4: Mối liên quan giữa tình trạng thừa cân của
trẻ với các đặc tính của trẻ
Ðặc tính Không thừa
cân (n %)
Thừa cân
(n %) P
Nam 605 (74,9) 203 (25,1) 0,000 Giới
Nữ 695 (82,5) 147 (17,5) 1 (*)
4 tuổi 347 (29,2) 88 (26,6)
5 tuổi 439 (37,0) 116 (35,0) Nhóm tuổi
6 tuổi 401 (33,8) 127 (38,4)
0,292
Chưa thấy sự khác biệt giữa các nhóm tuổi,
dân tộc của trẻ với tình trạng thừa cân-béo phì.
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ béo
phì giữa trẻ trai và gái: trẻ trai có tỉ lệ béo phì cao
hơn trẻ gái (25,1% so với 17,5%).
Bảng 5: Mối liên quan giữa tình trạng thừa cân của
trẻ với thói quen, sở thích ăn uống của trẻ
Ðặc tính Không thừa
cân (n %)
Thừa cân
(n %) p
Nhanh 90 (7,8) 90(28,2)
Bình thường 640 (55,6) 202 (63,6) Tốc độ ăn
Chậm 423 (36,6) 26 (8,2)
0,000
1 (*)
Thích 189 (17,8) 67 (22,6)
Bình thường 475 (44,6) 128 (43,1)
Không thích 221 (20,8) 54 (18,2)
Thức ăn
béo
Không trả lời 179 (16,8) 48 (16,1)
0,284
Thích 518 (47,7) 116 (38,9)
Bình thường 369 (34,0) 107 (35,9)
Không thích 93 (8,6) 38 (12,8)
Thức ăn
ngọt
Không trả lời 105 (9,7) 37 (12,4)
0,017
(*)
Thích 516 (47,8) 118 (39,7)
Bình thường 308 (28,5) 95 (32,0)
Không thích 131 (12,2) 47 (15,8) Nước ngọt
Không trả lời 124 (11,5) 37 (12,5)
0,076
Trẻ thừa cân-béo phì có khuynh hướng ăn
nhanh (p = 0,001) cao hơn trẻ bình thường, sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Trẻ thừa cân
- béo phì có tỉ lệ thích ăn thức ăn béo cao hơn
so với trẻ bình thường (22,6% so với 17,8%) tuy
nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Trẻ bình thường thích ăn ngọt cao hơn có ý
nghĩa thống kê so với trẻ thừa cân béo phì (p =
0,017).
Bảng 6: Kiến thức của bà mẹ về dinh dưỡng
Ðồng ý Không
đồng ý
Không ý
kiến
Uống nhiều nước trái cây tốt
cho sức khỏe 90,0% 5,6% 4,4%
Nước ngọt tốt cho sức khỏe
của trẻ 4,0% 87,5% 8,5%
Thức ăn chế biến sẵn (khoai
tây chiên, bắp rang, bánh ngọt,
bánh snack, mì gói,) tốt cho
sức khỏe của trẻ.
10,8% 82,5% 6,7%
Thức ăn nhanh (bánh Kinh Ðô,
bánh Ðức Phát, gà rán,
pizza,..) có thành phần dinh
dưỡng tốt hơn thức ăn chị nấu.
7,8% 71,0% 5,8%
Thức ăn đóng hộp tốt hơn thức
ăn tươi sống 3,6% 40,5% 5,9%
Cho dầu mỡ nhiều trong thức
ăn thì tốt cho sức khỏe 7,6% 85,0% 7,4%
Trẻ mập thì xinh xắn, đáng yêu
hơn 50,5% 42,3% 7,1%
Trẻ mập thì khỏe hơn trẻ bình
thường 14,5% 77,6% 7,9%
Trẻ chơi vận động ngòai trời tốt
hơn chơi trong nhà 80,9% 11,3% 5,8%
Bảng 7: Kiến thức bà mẹ về cách phòng chống béo phì
Ðồng ý Không
đồng ý
Ăn hợp lý giúp trẻ tránh thừa cân béo
phì 80,1% 19,9%
Ăn vừa đủ theo lứa tuổi giúp trẻ tránh
thừa cân béo phì 66,8% 33,2%
Tăng vận động cho trẻ giúp trẻ tránh
thừa cân béo phì 78,7% 21,3%
Giảm thức ăn có dầu mỡ giúp trẻ
tránh thừa cân béo phì 64,6% 35,6%
Giảm ăn các loại thức ăn nhanh giúp
trẻ tránh thừa cân béo phì 52,6% 47,4%
Cho trẻ ăn nhiều trái cây giúp trẻ tránh
thừa cân béo phì 75,8% 24,2%
Bảng 8: Mối liên quan giữa kiến thức về phòng tránh
thừa cân béo phì và tình trạng thừa cân béo phì của trẻ
Kiến thức Bình thường
Thừa cân -
Béo phì p
Ðồng ý 80,8% 77,5%
Ăn hợp lý
Không 19,2% 22,5% 0,20
Ðồng ý 77,2% 84,3% Tăng vận động
cho trẻ Không 22,8% 15,7%
0,009
(*)
Ðồng ý 62,8% 70,3% Giảm thức ăn dầu
mỡ Không 37,2% 29,7%
0,017
(*)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 5
Kiến thức Bình thường
Thừa cân -
Béo phì p
Ðồng ý 51,7% 56,0% Giảm thức ăn
nhanh Không 48,3% 44,0% 0,19
BÀN LUẬN
Ðánh giá tình trạng thừa cân béo phì của trẻ
theo chỉ số cân nặng/chiều cao (CN/CC) có tỉ lệ
là 21,2% và tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng tương ứng là
0,8% Trong đó tỉ lệ thừa cân là 13,2% và béo phì
là 8,0%. Ðây là một con số cao đáng báo động.
Thời gian hoạt động trung bình của trẻ
khoảng 1,7 giờ/ngày dành để chơi đùa với bạn.
Trong khi đó, thời gian tĩnh tại của trẻ là 7,2
giờ/ngày dành cho việc xem tivi, chơi máy vi
tính, chơi trò chơi điện tử, học bài, tô màu, vẽ
tranh hơn gấp ba lần thời gian dành cho hoạt
động. Lối sống tĩnh tại ngày càng phổ biến và là
nguyên nhân gia tăng tỉ lệ thừa cân - béo phì ở
đô thị.
So sánh với nghiên cứu của Lê Thị Hải ở trẻ
cấp 1 tại Hà nội, chúng tôi thấy thói quen ăn
nhanh của trẻ có mối liên quan có ý nghĩa thống
kê với tình trạng thừa cân béo phì của trẻ.
Nhưng khác với nghiên cứu của Nguyễn Thị
Hải, ở trẻ mẫu giáo quận 5 tình trạng ăn vặt lại
không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê(3).
Khi khảo sát thói quen ăn uống của trẻ, thói
quen ăn ngọt (p = 0,017) và uống nước ngọt (p =
0,076) của trẻ có mối liên quan nghịch có ý nghĩa
thống kê với tình trạng thừa cân béo phì của trẻ.
Những trẻ bình thường có thói quen ăn ngọt và
uống nước ngọt cao hơn trẻ thừa cân béo phì. Có
thể là do gia đình trẻ béo phì có ý thức hạn chế
thức ăn ngọt cho con em. Chưa thấy có mối liên
quan giũa ăn thực phẩm nhiều chất béo với tình
trạng thừa cân béo phì của trẻ. Ðiều này khác
với nghiên cứu trước đây của Lê Thị Hải cho
thấy có liên quan giữa ăn chất béo và thừa cân
béo phì.
Khảo sát kiến thức chung về dinh dưỡng của
bà mẹ cho thấy với thức ăn chế biến, thức ăn
nhanh ngày càng sẵn có và phổ biến, vẫn còn
một tỉ lệ khá cao từ 7,8% đến 10,8% các bà mẹ
cho rằng các thức ăn này tốt cho sức khoẻ của trẻ
hoặc tốt hơn thức ăn nấu tại gia đình. Vẫn còn
4% bà mẹ cho rằng nước ngọt tốt cho sức khoẻ
của trẻ, đây là điều cần quan tâm vì nước ngọt là
“mối nguy hiểm thầm lặng” trong việc gây ra
béo phì vì ít ai để tâm và nhận diện nó như một
mối nguy cơ.
Về thái độ với trẻ béo, mặc dù đa số bà mẹ
(77,6%) không đồng ý rằng trẻ béo khoẻ hơn trẻ
bình thường, nhưng hơn 50% bà mẹ vẫn thích
trẻ béo vì “trẻ mập (béo) thì xinh xắn, đáng yêu
hơn”. Ðiều này cho thấy việc cung cấp kiến thức
cho bà mẹ thì dễ dàng hơn việc thay đổi thái độ
của bà mẹ về mong muốn có một trẻ mập mạp
đáng yêu.
Nhóm bà mẹ có con thừa cân béo phì có kiến
thức đúng rằng: trẻ thừa cân nên tăng vận động
(p = 0,009), giảm thức ăn có dầu mỡ, chất béo (p
= 0,017) cao hơn nhóm bà mẹ có con bình thường
và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kiến thức về
phòng chống béo phì bằng việc giảm thức ăn
nhanh và ăn nhiều trái cây của nhóm bà mẹ có
con thừa cân béo phì cao hơn nhóm bà mẹ có
con bình thường (tương ứng là 56% và 51,7%,
78,2% và 75,1%).
KẾT LUẬN
Nghiên cứu giúp xác định được tỉ lệ trẻ thừa
cân béo phì tại các trường mẫu giáo quận 5 là
khá cao: 21,2% theo chỉ số cân nặng/chiều cao
(trong đó 13,2% là thừa cân, và 8% là béo phì),
18,7% theo chỉ số cân nặng / tuổi, 3,6% theo chỉ
số chiều cao / tuổi.
Các yếu tố liên quan thuận của tình trạng
thừa cân béo phì của trẻ mẫu giáo từ 4 - 6 tuổi tại
quận 5 là: trẻ gái, có mẹ là người Kinh, trẻ
thường ăn nhanh.
Có mối liên quan giữa kiến thức của bà mẹ
và tình trạng thừa cân béo phì của trẻ trong hai
nhóm bà mẹ có trẻ béo phì và không có trẻ béo
phì.
Có mối liên quan giữa kiến thức về phòng
tránh thừa cân béo phì của bà mẹ bằng cách tăng
vận động cho trẻ và giảm thức ăn dầu mỡ với
tình trạng thừa cân béo phì của trẻ.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 6
Về dinh dưỡng: Một số bà mẹ còn cho rằng
nước ngọt tốt cho sức khoẻ của trẻ. Hầu hết các
bà mẹ không đồng ý thức ăn đóng hộp là tốt cho
sức khoẻ của trẻ nhưng đối với các loại thức ăn
nhanh và thức ăn chế biến sẵn vẫn còn một tỉ lệ
khá cao các bà mẹ chọn loại thức ăn này cho trẻ
vì cho rằng các thức ăn nhanh có thành phần
dinh dưỡng tốt hơn thức ăn nấu tại gia đình và
thức ăn chế biến sẵn thì tốt cho sức khoẻ.
KIẾN NGHỊ
Trong việc phòng chống béo phì ở trường
mầm non, mẫu giáo chúng tôi đề xuất các biện
pháp sau:
Tăng cường việc phòng ngừa thừa cân béo
phì ở trẻ lứa tuổi mẫu giáo bằng các hình thức
truyền thông gíao dục, nâng cao sức khoẻ phù
hợp. Áp dụng các hình thức giáo dục truyền
thông sáng tạo và đa dạng.
Truyền thông thường xuyên cho phụ huynh
về tác hại của béo phì và các nguyên nhân béo
phì cũng như các phòng chống thích hợp. Ðồng
thời cần nêu tác hại của các loại thức ăn nhanh,
thức ăn chế biến sẵn, các loại nước ngọt trong
thông tin cho các bậc phụ huynh.
Cân đo trẻ thường xuyên để sớm phát hiện
dấu hiệu tăng cân, thừa cân của trẻ và có biện
pháp tích cực ngay từ đầu tránh cho trẻ từ giai
đoạn thừa cân chuyển sang béo phì.
Thêm các loại hình hoạt động vận động
phù hợp lứa tuổi trẻ dành riêng cho trẻ thừa
cân đồng thời tăng cường thời lượng vận động
cho trẻ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hà Huy Khôi, Nguyễn Công Khẩn. Thừa cân và béo phì
một vấn đề sức khỏe cộng đồng mới ở nước ta. Tạp chí Y
học Thực hành 418:5-9
2. Hà Huy Khôi (1996). Mấy vấn đề dinh dưỡng trong thời
kỳ chuyển tiếp. Nhà xuất bản Y học. Tr 68-88
3. Lê Thị Hải (1998). Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ bệnh
béo phì ở học sinh hai trường tiểu học tại Hà nội. Viện
Dinh Dưỡng.
4. Nguyễn Thị Kim Hưng (2003). Tình trạng thừa cân và các
yếu tố liên quan ở học sinh 6-11 tuổi tại quận 1 thành phố
Hồ Chí Minh năm 2003. Trung tâm Dinh Dưỡng thành
phố Hồ Chí Minh.
5. Trần Thị Hồng Loan (2003). Tình trạng thừa cân và béo
phì các tầng lớp dân cư thành phố Hồ Chí Minh năm 1996-
2001. Trung tâm Dinh Dưỡng thành phố Hồ Chí Minh.
6. WHO. Controlling the global obesity epidemic.
www.who.int/dietphysicalactivity/goals/en/print.html
7. WHO. Obesity and overweight fact sheet.
www.who.int/dietphysicalactivity/publications/facts/obesity/
en/
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 7
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 8
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ti_le_thua_can_beo_phi_va_cac_yeu_to_lien_quan_cua_hoc_sinh.pdf