Tỉ lệ tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan của bệnh nhân hóa trị tại khoa hóa xạ trị - bệnh viện chợ Rẫy
KẾT LUẬN
Đa số bệnh nhân đang hóa trị là Nam chiếm
tỷ lệ 63%, bệnh nhân nhóm tuổi từ 41 tuổi trở lên
chiếm tỷ lệ 84%, bệnh nhân đến từ các tỉnh
chiếm tỷ lệ cao 83%. Tỷ lệ bệnh nhân không tuân
thủ điều trị 31% cao hơn so với các nghiên cứu
trước đây, lý do không tuân thủ điều trị do tác
dụng phụ của thuốc chiếm tỷ 5% thấp hơn so với
các nghiên cứu đã khảo sát và lý do không tuân
thủ điều trị do thiếu kiến thức chiếm tỷ lệ cao
18%. Những bệnh nhân có chu kỳ điều trị càng
kéo dài thì khả năng không tuân thủ điều trị cao
hơn.
Từ những kết luận trên, để góp phần vào
mục tiêu nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh
nhân ung thư, chúng tôi có một số kiến nghị - đề
xuất sau:
Công tác tư vấn
- Cần xây dựng Phòng tư vấn hay Nhóm
điều dưỡng tư vấn tại khoa để tiếp nhận tư vấn,
hướng dẫn cho bệnh nhân ung thư trong quá
trình điều trị.
Công tác giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân
và cộng đồng
- Xây dựng góc truyền thông, giáo dục sức
khỏe cho bệnh nhân ung thư tại bệnh viện, tại
khoa.
- Thành lập Câu lạc bộ bệnh nhân ung thư
cấp bệnh viện hoặc khoa, tổ chức sinh hoạt, nói
chuyện chuyên đề hàng tuần, hàng tháng.
Tăng cường công tác quản lý bệnh nhân
hóa trị
- Bác sĩ: Theo dõi và nắm vững tình trạng
bệnh nhân sau mỗi đợt hóa trị
- Điều dưỡng: Quản lý tốt lịch hẹn tái khám
của bệnh nhân
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 29 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỉ lệ tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan của bệnh nhân hóa trị tại khoa hóa xạ trị - bệnh viện chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 186
TỈ LỆ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
CỦA BỆNH NHÂN HÓA TRỊ TẠI KHOA HÓA XẠ TRỊ -
BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Lê Tuấn Anh*, Võ Trần Tuyết Diễm*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ tuân thủ điều trị của bệnh nhân hóa trị tại khoa Hóa Xạ trị - Bệnh viện Chợ Rẫy và
khảo sát các yếu tố liên quan đến đến việc tuân thủ của đối tượng này
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu và mô tả cắt ngang được thực hiện trên 100 bệnh nhân hóa
trị tại khoa Hóa Xạ trị Bệnh viện Chợ Rẫy trong 6 tháng từ 1 tháng 5 năm 2011 đến 31 tháng 10 năm 2011. Tỉ lệ
tuân thủ và các yếu tố liên quan của bệnh nhân được xác định bằng cách dựa trên hồ sơ bệnh án và phỏng qua
điện thoại theo tiêu chí của bộ câu hỏi soạn sẵn.
Kết quả: Trong 100 bệnh nhân hóa trị được khảo sát có 37 bệnh nhân nữ (37%) và 63 bệnh nhân nam
(63%); tỉ lệ nam: nữ = 1.7: 1, nhóm tuổi từ 41 trở lên: 84%; vị trí ung thư thường gặp: đường tiêu hóa: 49%. Tỉ
lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị được xác định tương đối thấp là 69% và tỉ lệ không tuân thủ điều trị là 31%. Kết
quả có nhiều yếu tố liên quan đến các tỉ lệ này và có ý nghĩa thống kê như: trình độ học vấn (p=0,019) nghề
nghiệp (p=0,017), chu kỳ điều trị (p<0,005).
Kết luận: tỉ lệ bệnh nhân không tuân thủ điều trị là 31%. Có ba nhóm lí do không tuân thủ điều trị: kinh tế,
kiến thức, tác dụng phụ của thuốc trong đó lí do kiến thức chiếm tỉ lệ cao nhất.
Từ khóa: tuân thủ điều trị, hóa trị
ABSTRACT
TREATMENT COMPLIANCE RATE AND RELATED FACTORS OF THE PATIENT IN
CHIMOTHERAPY AT THE DEPARTMENT OF CHEMO-RADIATION – CHORAY HOSPITAL
Le Tuan Anh, Vo Tran Tuyet Diem
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 186 - 190
Objectives: Determining the patients’ ratio of adherence to chemotherapy at Department of Chemotherapy
and Radiotherapy, Cho Ray hospital and assessing the related factors which are responsible for this rate.
Methods and materials: Retrospective and cross section study. Recruiting all patients treated at of
Chemotherapy and Radiotherapy from 1st May 2011 to 31st October 2011. Results were determined by using data
from patients’ files and interviewing them through telephone based on prepared questionnaire.
Results: 100 patients with 37 females and 63 males were recruited. 84% patients was older than 40 years
old. Gastrointestinal cancers (49%) were most common. The ratio of adherence to chemotherapy was low, 69%
and non-adherence ratio was 31%. There were many factors related to non- adherence ratio and some factors were
significant: education (p=0.019), occupation (p=0.017), cycles of treatment (p<0.005)
Conclusions: Ratio of non-adherence to chemotherapy was 31%. Reasons were included in three groups:
economy, knowledge and chemotherapy side effects. Among these, knowledge reasons were the most important.
* Khoa Hóa xạ trị - Bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: ThS.BS Lê Tuấn Anh ĐT: 0908012353 Email: ltadr@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 187
Keywords: treatment compliance, chemotherapy
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh ung thư hiện đang là vấn đề lớn toàn
cầu, số người mắc và chết do ung thư không
ngừng tăng lên. Hiện nay, thế giới mỗi năm có
khoảng hơn 12 triệu người mới mắc và trên 7
triệu người chết(8), tại Việt Nam ước tính mỗi
năm có thêm trên 100.000 người mắc và khoảng
70.000 người chết do ung thư.
Trong điều trị ung thư hiện nay có ba
phương pháp trị liệu chuẩn: phẫu trị, xạ trị và
hóa trị. Đặc biệt, hóa trị là phương pháp điều trị
ung thư mang tính chất toàn thân được phát
triển mạnh trong những năm gần đây, đang trở
thành phương pháp điều trị điều trị phối hợp
hiệu quả với phẫu thuật và xạ trị, đây là lựa chọn
chủ yếu cho các bệnh nhân ung thư giai đoạn
bệnh tiến triển có nguy cơ di căn xa. Bệnh ung
thư ở Việt Nam đa số được phát hiện trễ, chiếm
khoàng 2/3 các trường hợp được phát hiện(4) do
đó hóa trị đóng một vai trò rất quan trọng trong
công tác điều trị.
Hóa trị là phương pháp trị liệu sử dụng các
thuốc gây độc tính lên tế bào ung thư. Bên cạnh
tác dụng chống bướu các thuốc hóa trị này cũng
có các phản ứng và tác dụng phụ mạnh (độc
tính) do tác động lên các tế bào bình thường của
cơ thể, đặc biệt là các tế bào tăng trưởng nhanh(3,
4, 6) đồng thời cũng khá tốn kém về kinh tế, có
thời gian điều trị kéo dài.Vì vậy, đây cũng là
phương pháp điều trị mà bệnh nhân ung thư
khó thực hiện đầy đủ liệu trình điều trị của mình
và thường đến trễ hẹn hay bỏ dở việc điều trị.
Việc khảo sát, phân tích nguyên nhân cũng
như các yếu tố liên quan đến việc đến việc bệnh
nhân ung thư không tuân thủ điều trị là quan
trọng và cần thiết để từ đó tìm ra các giải pháp
hỗ trợ, giúp đỡ bệnh nhân thực hiện đúng và
đầyđủ liệu trình điều trị của mình. Tuy nhiên, ở
Việt Nam hiện nay chưa có tác giả hay nghiên
cứu nào đề cập đến vấn đề này vì vậy chúng tôi
tiến hành khảo sát về “Tỉ lệ tuân thủ điều trị và
các yếu tố liên quan của bệnh nhân hóa trị tại
Khoa Hóa xạ trị – Bệnh viện Chợ Rẫy”.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chí chọn bệnh
Bệnh nhân đã điều trị hóa trị tại Khoa Hóa
xạ trị – Bệnh viện Chợ Rẫy. Tiêu chí loại trừ
- Bệnh nhân đang hóa – xạ trị đồng thời.
- Bệnh nhân có chỉ định tạm ngưng điều trị.
- Bệnh nhân điều trị triệu chứng.
Phương pháp nghiên cứu
Thu thập số liệu
Đề tài được thực hiện qua 2 giai đoạn:
1- Tra cứu hồ sơ bệnh án của những bệnh
nhân đã hóa trị đang được lưu trữ tại khoa và sử
dụng bảng thu thập số liệu ghi nhận các thông
tin sau:
+ Đặc điểm bệnh nhân,
+ Đặc điểm điều trị
+ Sự tuân thủ điều trị.
2 - Phỏng vấn qua điện thoại những bệnh
nhân không tuân thủ điều trị để xác định lý do.
Phân tích và xử lý số liệu
Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 19.0, sử
dụng phép thống kê mô tả để xác định tần suất
đặc điểm người bệnh và tỉ lệ tuân thủ điều trị,
ANOVA để xác định mối liên hệ giữa đặc điểm
người bệnh với tuân thủ điều trị và không tuân
thủ điều trị, giá trị p (2 chiều) < 0,05 được xem là
có ý nghĩa thống kê.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Giới tính
Dân số nghiên cứu bao gồm 100 bệnh nhân
đã hóa trị, trong đó có 63 bệnh nhân nam và 37
bệnh nhân nữ, tỉ lệ nam: nữ = 1,7: 1.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 188
Tuổi
Về tuổi, nhóm tuổi từ 41 trở lên chiếm đa số
(84%), trong đó nhóm tuổi từ 51 – 60 là nhiều
nhất (33%), tiếp theo là nhóm 41 – 50 (27%) và
trên 60 (24%). Nhóm dưới 20, 21 – 30, 31 – 40 là
những nhóm ít nhất (16% còn lại)
Nơi sinh sống, tình trạng hôn nhân, bảo hiểm y
tế, dân tộc
Đa số bệnh nhân sống ở các tỉnh (87%) và ở
Thành phố Hồ Chí Minh chiếm tỉ lệ thấp (17%).
Phần lớn bệnh nhân đã lập gia đình, chiếm tỉ lệ
93%. Hầu hết bệnh nhân có Bảo hiểm y tế (93%),
99% là dân tộc Kinh.
Trình độ học vấn
Qua kết quả khảo sát, trình độ học vấn của
mẫu nghiên cứu có sự phân bố được trình bày
trong hình 1.
Hình 1: Trình độ học vấn của bệnh nhân hóa trị
Nghề nghiệp
Qua kết quả khảo sát, phân bố mẫu theo
nghề nghiệp được trình bày ở hình 2.
Hình 2: Nghề nghiệp của bệnh nhân hóa trị
Chẩn đoán
Bệnh nhân ung thư tiêu hóa chiếm tỉ lệ cao
49%, ung thư đầu, mặt, cổ chiếm tỉ lệ 11%, ung
thư phổi chiếm tỉ lệ 10%, ung thư niệu dục
chiếm tỉ lệ 8%, các ung thư khác chiếm tỉ lệ 11%.
Hình 3: Phân bố mẫu theo chẩn đoán
Chu kỳ điều trị
Phân bố mẫu theo chu kỳ điều trị được trình bày ở
bảng 1
Bảng 1: Phân bố mẫu theo chu kỳ điều trị
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Chu kỳ
14 ngày 30 30
21 ngày 40 40
28 ngày 30 30
Thời gian truyền thuốc
Hình 4: Phân bố mẫu theo thời gian truyền thuốc
Tỉ lệ tuân thủ điều trị
Kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ bệnh nhân không tuân
thủ điều trị chiếm tỉ lệ cao (31%)
Bảng 2: Tỉ lệ bệnh nhân hóa trị tuân thủ điều trị và
không tuân thủ điều trị
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Tuân thủ điều trị
Có 69 69
Không 31 31
Lý do không tuân thủ và tỉ lệ
Có nhiều lý do bệnh nhân không tuân thủ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 189
điều trị và lý do bệnh nhân không tuân thủ điều
trị do hạn chế kiến thức chiếm tỷ lệ cao nhất
18%.
Bảng 3: Lý do bệnh nhân hóa trị không tuân thủ và tỉ
lệ
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Lý do
Kinh tế 4 4
Thiếu kiến thức 18 18
Tác dụng phụ của thuốc 5 5
Chết 4 4
Liên quan giữa đặc điểm cá nhân với tuân
thủ và không tuân thủ điều trị
Bảng 4 cho thấy có sự tương quan giữa trình độ học
vấn và sự tuân thủ điều trị. Những bệnh nhân tốt
nghiệp Phổ thông trung học có sự khác biệt trong
tuân thủ điều trị với các nhóm trình độ tiểu học và
trung học cơ sở, có mối tương quan thuận và có ý
nghĩa thống kê (p = 0,019)
Bảng 4: Tương quan giữa trình độ học vấn với tuân
thủ điều trị và không tuân thủ điều trị
Nhóm Tần số Mean Sig (2 đuôi t-
test)
Tuân thủ
điều trị
Tuân thủ 69 3,304
0,019 Không tuân
thủ
31 2,710
Bảng 5 cho thấy có sự tương quan giữa nghề nghiệp
với tuân thủ và không tuân thủ điều trị. Những bệnh
nhân là công nhân nhân viên có sự khác biệt với bệnh
nhân nội trợ và làm nông, sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê (p = 0,017)
Bảng 5: Tương quan giữa nghề nghiệp với tuân thủ
điều trị và không tuân thủ điều trị
Nhóm Tần số Mean Sig (2 đuôi t-test)
Tuân thủ
điều trị
Tuân thủ 69 3,841
0,017 Không tuân
thủ
31 3,161
Bảng 6 cho thấy có sự tương quan giữa chu
kỳ điều trị và sự tuân thủ điều trị. Những
bệnh nhân có chu kỳ điều trị 28 ngày có sự
khác biệt với những bệnh nhân cho chu kỳ
điều trị 14 và 21 ngày và sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p < 0,005).
Bảng 6: Tương quan giữa chu kỳ với tuân thủ điều
trị và không tuân thủ điều trị
Nhóm Tần số Mean Sig (2 đuôi t-
test)
Tuân thủ
điều trị
Tuân thủ 69 2,855 0,005
Không tuân
thủ
31 3,323
BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số bệnh
nhân đang hóa trị là nam chiếm tỷ lệ 63% cao
hơn bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ là 37%. Hầu hết
bệnh nhân nhóm tuổi từ 41 tuổi trở lên chiếm tỷ
lệ 84%, bệnh nhân dưới 40 thấp chiếm tỷ lệ 16%.
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của
Nguyễn Bá Đức và cộng sự kết luận rằng nguy
cơ mắc bệnh ung thư tăng dần sau độ tuổi 40 –
44(5). Và kết quả nghiên cứu của Mai Trọng Khoa
cũng có kết luận rằng nhóm tuổi mắc bệnh ung
thư nhiều nhất là 41 – 60.
Tỉ bệnh nhân không tuân thủ điều trị cao
31%, lý do không tuân thủ điều trị do tác dụng
phụ của thuốc chiếm tỉ lệ 5%, số bệnh nhân có
chu kỳ điều trị 21 ngày chiếm tỉ lệ 40%. So với
kết quả nghiên cứu của quốc gia đa trung tâm
(2004) số bệnh nhân bỏ điều trị nguyên nhân do
tác dụng phụ của thuốc chiếm tỷ lệ 11% và khảo
sát sự tuân thủ, sự hài lòng và chất lượng cuộc
sống của bệnh nhân ung thư đại trực trành được
hóa trị hoặc điều trị ngoại trú (BMJ, 2001) kết quả
bỏ điều trị ở nhóm ngoại trú chiếm tỷ lệ 14%,
nhóm ở nhà chiếm tỷ lệ 2%(1). Kết quả nghiên
cứu này cho thấy số bệnh nhân bỏ điều trị cao
hơn và lý do tác dụng phụ của thuốc thấp hơn so
với các nghiên cứu trước đây.
Kết quả nghiên cứu cũng xác định lý do
không tuân thủ điều trị do thiếu kiến thức chiếm
tỷ lệ cao 18%. Kết quả nghiên cứu này phù hợp
với kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Hiền
(2008) kết quả cho thấy người bệnh có nhu cầu
muốn biết và tìm hiểu về bệnh ung thư và các
phương pháp điều trị là 92.31%(7).
Ngoài ra kết quả nghiên cứu cũng cho thấy
những bệnh nhân tốt nghiệp Phổ thông trung
học có sự khác biệt trong tuân thủ điều trị với các
nhóm trình độ tiểu học và trung học cơ sở.
Những bệnh nhân là công nhân nhân viên có sự
khác biệt với bệnh nhân nội trợ và làm nông.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 190
Những bệnh nhân có chu kỳ điều trị 28 ngày có
sự khác biệt với những bệnh nhân cho chu kỳ
điều trị 14 và 21 ngày. Kết quả này có nghĩa là
những bệnh nhân có trình độ càng cao thì tuân
thủ điều trị cao hơn, những bệnh nhân làm việc
tiếp xúc nhiều người như công nhân sẽ tuân thủ
điều trị cao hơn bệnh nhân làm nội trợ và làm
nông, và những bệnh nhân có chu kỳ điều trị
càng kéo dài thì khả năng không tuân thủ điều
trị cao hơn. Điều này cũng phù hợp với thực tế.
Theo Tạp chí Chăm sóc người bệnh ung thư của
Châu Âu (2011): Đánh giá về quản lý sự tuân thủ
của bệnh nhân điều trị ung thư bằng đường
uống, kết quả cho sự thay đổi hóa trị qua đường
tĩnh mạch trong bệnh viện đến một phương
pháp hóa trị qua đường miệng được thực hiện
bởi chính bệnh nhân ngoại trú làm giảm khả
năng tuân thủ. Những phương pháp, giáo dục,
giám sát bệnh nhân, sự tham gia của gia đình
hoặc người chăm sóc có thể cải thiện sự tuân thủ
của những bệnh nhân đang điều trị(2).
KẾT LUẬN
Đa số bệnh nhân đang hóa trị là Nam chiếm
tỷ lệ 63%, bệnh nhân nhóm tuổi từ 41 tuổi trở lên
chiếm tỷ lệ 84%, bệnh nhân đến từ các tỉnh
chiếm tỷ lệ cao 83%. Tỷ lệ bệnh nhân không tuân
thủ điều trị 31% cao hơn so với các nghiên cứu
trước đây, lý do không tuân thủ điều trị do tác
dụng phụ của thuốc chiếm tỷ 5% thấp hơn so với
các nghiên cứu đã khảo sát và lý do không tuân
thủ điều trị do thiếu kiến thức chiếm tỷ lệ cao
18%. Những bệnh nhân có chu kỳ điều trị càng
kéo dài thì khả năng không tuân thủ điều trị cao
hơn.
Từ những kết luận trên, để góp phần vào
mục tiêu nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh
nhân ung thư, chúng tôi có một số kiến nghị - đề
xuất sau:
Công tác tư vấn
- Cần xây dựng Phòng tư vấn hay Nhóm
điều dưỡng tư vấn tại khoa để tiếp nhận tư vấn,
hướng dẫn cho bệnh nhân ung thư trong quá
trình điều trị.
Công tác giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân
và cộng đồng
- Xây dựng góc truyền thông, giáo dục sức
khỏe cho bệnh nhân ung thư tại bệnh viện, tại
khoa.
- Thành lập Câu lạc bộ bệnh nhân ung thư
cấp bệnh viện hoặc khoa, tổ chức sinh hoạt, nói
chuyện chuyên đề hàng tuần, hàng tháng.
Tăng cường công tác quản lý bệnh nhân
hóa trị
- Bác sĩ: Theo dõi và nắm vững tình trạng
bệnh nhân sau mỗi đợt hóa trị
- Điều dưỡng: Quản lý tốt lịch hẹn tái khám
của bệnh nhân
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Borras JM et al (2001), “Compliance, satisfaction, and quality of
life of patients with colorectal cancer receiving home
chemotherapy or outpatient treatment: a randomised
controlled trial”, BMJ April 7; 322(7290): 826.
2. Molassiotis A (2012), European Journal of Oncology nursing.
Elsevier Ltd
3. Nguyễn Bá Đức (2000). Hóa chất điều trị bệnh ung thư. NXB Y
học.
4. Nguyễn Bá Đức (2001). Bài giảng ung thư học đại cương. NXB Y
học Hà Nội
5. Nguyễn Bá Đức, Trần Văn Thuấn, Nguyễn Hoài Nga và cộng
sự (2008). « Tình hình mắc ung thư ở phụ nữ Hà Nội giai đoạn
2005 – 2008 ». Tạp chí ung thư học Việt Nam. Số 01 - 2008, trang
20-24.
6. Nguyễn Chấn Hùng (2004). Ung bướu học nội khoa. NXB Y học.
7. Phạm Thị Hiền (2008) «Khảo sát hiểu biết của người bệnh về
bệnh ung thư». Tạp chí ung thư học Việt Nam.
8. Tổ chức Y tế Thế giới (2007). Comprehensive Cervical Cancer
Control: A guide to essential practice.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ti_le_tuan_thu_dieu_tri_va_cac_yeu_to_lien_quan_cua_benh_nha.pdf