TÓM TẮT
Mục tiêu: xác định tỉ lệ và các đặc điểm dịch tễ của bệnh viêm âm đạo do vi nấm tái phát
Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả. Chẩn đoán viêm âm đạo do vi nấm tái phát dựa vào lâm sàng và soi trực tiếp. Định danh vi nấm dựa vào phương pháp cấy và phản ứng sinh hóa học.
Kết quả: trong số phụ nữ đến khám phụ khoa tại Bệnh viện Từ Dũ, tỉ lệ viêm âm đạo do vi nấm là 1,85% và tỉ lệ viêm âm đạo do vi nấm tái phát là 12,17%. Loài Candida gây bệnh gồm Candida albicans (14,9%) và Candida non albicans (85,1%). Về đặc diểm dịch tễ của bệnh viêm âm đạo do vi nấm tái phát , tỉ lệ bệnh nhân ở nhóm tuổi < 24 là 4,4% , 24-40 là 69,3%, và >40 là 36,3%. Về trình độ học vấn cấp 1 chiếm tỉ lệ 27,2%, cấp 2 là 47,4%, cấp 3 là 21,9%, đại học là 3,5%. Về tình trạng hôn nhân, đã có gia đình chiếm tỉ lệ là 90,3% và độc thân là 9,7%. Về nghề nghiệp, tỉ lệ công nhân viên là 17,5%, công nhân là 28,1%, buôn bán là 20,2% và nội trợ là 22,8%. Các thói quen của các bệnh nhân là sử dụng nước máy chiếm tỉ lệ 32,5%, nước giếng 67,5%. Trong số các bệnh nhân, tỉ lệ mặc quần bó là 58,8% và quần không
27 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2371 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tỉ lệ và đặc điểm dịch tễ học bệnh viêm âm đạo do vi nấm tái phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỈ LỆ VÀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH VIÊM ÂM ĐẠO DO VI
NẤM TÁI PHÁT
TÓM TẮT
Mục tiêu: xác định tỉ lệ và các đặc điểm dịch tễ của bệnh viêm âm đạo do vi
nấm tái phát
Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả. Chẩn đoán viêm âm đạo do vi
nấm tái phát dựa vào lâm sàng và soi trực tiếp. Định danh vi nấm dựa vào
phương pháp cấy và phản ứng sinh hóa học.
Kết quả: trong số phụ nữ đến khám phụ khoa tại Bệnh viện Từ Dũ, tỉ lệ viêm
âm đạo do vi nấm là 1,85% và tỉ lệ viêm âm đạo do vi nấm tái phát là
12,17%. Loài Candida gây bệnh gồm Candida albicans (14,9%) và Candida
non albicans (85,1%). Về đặc diểm dịch tễ của bệnh viêm âm đạo do vi nấm
tái phát , tỉ lệ bệnh nhân ở nhóm tuổi 40
là 36,3%. Về trình độ học vấn cấp 1 chiếm tỉ lệ 27,2%, cấp 2 là 47,4%, cấp
3 là 21,9%, đại học là 3,5%. Về tình trạng hôn nhân, đã có gia đình chiếm
tỉ lệ là 90,3% và độc thân là 9,7%. Về nghề nghiệp, tỉ lệ công nhân viên là
17,5%, công nhân là 28,1%, buôn bán là 20,2% và nội trợ là 22,8%. Các thói
quen của các bệnh nhân là sử dụng nước máy chiếm tỉ lệ 32,5%, nước giếng
67,5%. Trong số các bệnh nhân, tỉ lệ mặc quần bó là 58,8% và quần không
bó là 41,2%, phơi đồ lót ngoài nắng là 48,2% và trong trong bóng râm là
51,8% .
Kết luận: Tỉ lệ viêm âm đạo do vi nấm tái phát cao. Loài vi nấm gây bệnh
thường là Candida non albicans. Bệnh thường gặp ở phụ nữ tuổi từ 24-40,
trình độ học vấn thấp, đã có gia đình, có thói quen mặc quần bó, phơi đồ lót
trong bóng râm .
Từ khóa: Viêm âm đạo tái phát, Candida spp
ABSTRACT
PREVALENCE AND EPIDEMIOLOGY OF RECURRENT
VULVOVAGINAL CANDIDIASIS
Phan Anh Tuan, Cu Thi Kim Loan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 1 - 2010: 194- 199
Objective: To determine the prevalence and epidemiology of recurrent
vulvovaginal candidiasis.
Method: Cross-sectional study. The diagnosis of recurrent candidiasis was
confirmed by the clinical manifestations and laboratory tests: budding fungal
cells, mycelium and/or pseudomyselium in the vaginal smears detected
microscopically, growth of Candida spp. on the Sabouraud's medium. The
species of the isolates were determined by the standard morphological and
biochemical tests.
Results: The prevalence of vulvovaginal candidiasis in women at Tu Du
Hospital was 1,85% and recurrent vulvovaginal candidiasis was 12.17%.
The pathogen of the disease were Candidan albicans (14.9%) and Candida
non albicans (85.1%). Ratio of patients under 24 years old was 4.4%, age
group from 24 to 40 years old was 69.3% and above 40 years old was
36.6%. Most patients were low education level (74.6%) only 3.5% were high
education level. Most patients Were married women. It is more prevalent in
women to be in the habit of using water from well, wearing tight trousers,
exposing the underwear in the shadow.
Conclusions: The prevalence of vulvovaginal candidiasis in women at Tu
Du Hospital was high. The main pathogen of the disease was Candida non
albicans. Recurrent vulvovaginal candidiasis tends to be common in age
group from 24 to 40 years old, low education level and married women. It is
more prevalent in women to be in the habit of wearing tight trousers,
exposing the underwear in the shadow.
Keywords: recurrent vulvovaginalitis, Candida spp
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm âm đạo do vi nấm bệnh thường gặp, đứng thứ hai trong các nguyên
nhân gây bệnh(4). Có khoảng 75% phụ nữ trên thế giới trải qua ít nhất một
lần viêm âm đạo do vi nấm và 5 – 8% trong số này viêm âm đạo tái phát
(16)
Tại Việt Nam, viêm âm đạo do vi nấm thường gặp nhất (6). Có 45% phụ nữ
viêm âm đạo từ 2 lần trong một năm (15). Việc điều trị chỉ cần một liều duy
nhất nhưng không phải lúc nào cũng thành công, nhiều nghiên cứu cho thấy
có các trường hợp kháng thuốc, gây tái phát (2,12,13,17).
Tại Việt Nam, có nhiều nghiên cứu về viêm âm đạo do vi nấm nhưng nghiên
cứu về về viêm âm đạo do vi nấm tái phát rất hiếm. Vì vậy chúng tôi nghiên
cứu đề tài “Xác định tỉ lệ và đặc điểm dịch tễ học bệnh viêm âm đạo do vi
nấm tái phát tại Bệnh viện phụ sản Từ Dũ Tp Hồ Chí Minh” để có dữ liệu
khoa học dùng trong chẩn đoán và đề ra kế hoạch phòng chống bệnh
sau này.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả
Đối tương nghiên cứu
Các trường hợp nhiễm nấm âm đạo tái phát đến khám tại Bệnh viện Từ Dũ
trong thời gian 1/ 8 /2004 - 28/2/2005
Tiêu chuẩn chọn mẫu
- Nhiễm nấm tái phát sau 2 đợt điều trị liên tiếp với thuốc kháng nấm. Bệnh
nhân tái khám lần thứ 3 vẫn còn triệu chứng lâm sàng và soi tươi thấy sợi tơ
nấm giả hay số lượng vi nấm hạt nem >10/ vi trường x 40
- Tuân thủ điều trị của bác sĩ, tái khám
đúng hẹn
- Không đặt hoặc uống thuốc 1 tuần trước khi khám bệnh
- Đồng ý tham gia nghiên cứu
Tiêu chuẩn loại
- Không tuân thủ điều trị
- Không tái khám đúng hẹn
- Không đồng ý tham gia nghiên cứu
Cách tiến hành
- Bệnh nhân tái khám được ghi nhận qua
hồ sơ
- Nếu bệnh nhân có 2 đợt điều trị nấm trước đó, lần này soi tươi vẫn còn
thấy nấm thì đưa vào mẫu nghiên cứu
Thu thập thông tin
Phỏng vấn bệnh nhân dựa vào bộ câu hỏi
in sẳn
Xử lý số liệu
SPSS 16.0
KẾT QUẢ
Từ 1/8/04-28/2/05 tại phòng khám phụ khoa Bệnh viện Từ Dũ có 50.605
phụ nữ khám phụ khoa, trong đó có 937 trường hợp viêm âm đạo do vi nấm
chiếm tỉ lệ 937/50605= 1,85%. Trong 937 trương hợp viêm âm đạo do vi
nấm có 114 ca viêm âm đạo do vi nấm tái phát, chiếm tỉ lệ 114/937=
12,17%.
Kết quả về vi nấm
Bảng 1: Kết quả soi tươi và kết quả định danh vi nấm gây viêm âm đạo tái
phát.
Kết quả soi tươi
Số ca
Tỉ lệ %
Vi nấm hạt men
Sợi tơ nấm giả
Tổng
2
112
114
2
98
100
Kết quả cấy trên môi trường PCB
Phân nhóm
C. albicans
C non albicans
17
97
15
85
Kết quả định danh
C albicans
C krusei
C tropicalis
C parasilopsis
C pseudotropicalis
C guilliermondi
C stellatoides
VNHM
Candida sp khác
Tổng
17
21
8
7
5
4
1
1
50
114
15
18
7
6
4
4
1
1
44
100
Trong các vi nấm gây viêm âm đạo tái phát, Candida non albicans chiếm tỉ
lệ cao (85,1%)
Bảng 2: Phân bố bệnh nhân viêm âm đạo do vi nấm tái phát theo các đặc
điểm dân số - xã hội học
Đặc điểm
Số ca
Tỉ lệ %
Tuổi
<24
24-40
>40
5
79
30
4
69
36
Trình độ học vấn
≤Cấp 1
Cấp 2
Cáp 3
Đại học, cao đẳng
31
54
25
4
27
47
22
4
Nghề nghiệp
CNV
Công nhân
Nội trơ
Buôn bán
Nghề khác
20
32
26
23
13
18
28
23
20
11
Tình trạng hôn nhân
Có gia đình
Độc thân
103
11
90
10
Số lần có thai
0
1
2
3
4
5
7
8
24
11
18
26
19
14
1
1
21
10
16
23
17
12
1
1
Nghề nghiệp chồng
CNV
Công nhân
Lái xe
Buôn bán
Nghề khác
21
18
15
29
20
20
18
15
28
19
Học vấn chồng:
Cấp 1
Cấp 2
≥ Cấp 3
37
45
21
36
44
20
Nơi cư trú
TP Hồ Chí Minh
Tỉnh
49 65
43
57
Bảng 3: Các xét nghiệm khác của bệnh nhân viêm âm đạo do vi nấm tái phát
Số ca
Đái tháo đường
Không
Có
114
0
HIV
Âm
Dương
114
0
Bảng 4: Các biện pháp tránh thai của các bệnh nhân viêm âm đạo do vi nấm
tái phát
Số ca
Tỷ lệ %
Biện pháp tránh thai
Vòng tránh thai
Thuốc ngừa thai
Thuốc diệt tinh
Ogino
Không dùng
66
7
1
15
15
58
6
1
13
13
Biện pháp tránh thai thường dùng của các bệnh nhân viêm âm đạo do vi
nấm tái phát là vòng tránh thai
Bảng 5: Các thói quen của các bệnh nhân viêm âm đạo do vi nấm tái phát
Số ca
Tỷ lệ %
Hút thuốc
Không
Có
114
0
100
0
Thụt rửa âm đạo
Không
Có
90
24
79
21
Phơi đồ lót
Trong bóng râm
Ngoài nắng
59
55
52
48
Mặc quần bó
Không
Có
47
67
41
59
Nước sử dung
-Nước máy
-Nước giếng
37
77
33
67
BÀN LUẬN
Về tỉ lệ viêm âm đạo do vi nấm:
Trong số 50.605 phụ nữ khám phụ khoa tại phòng khám Bệnh viện Từ Dũ
có 937 trường hợp viêm âm đạo do vi nấm chiếm tỉ lệ 937/50605 = 1,85%;
phù hợp với nghiên cứu của Soper DE, tỉ lệ viêm âm đạo từ 1,3-1,7% (14).
Trái lại nghiên cứu của Figueroa DR, tỉ lệ viêm âm đạo do vi nấm trong các
bệnh nhân đến khám là 7,3% (5), còn trong nghiên cứu của Salvat J là
10,1% (11). Như vậy, tùy từng nơi tỉ lệ viêm âm đạo do vi nấm có khác
nhau. Điều này tùy thuộc vào chương trình chăm sóc sức khỏe phụ nữ ở các
quốc gia, hoặc tùy sức khỏe cộng đồng tại nơi đó. Nếu phụ nữ khám bệnh có
các điều kiện thuận lợi để vi nấm phát triển như có thai, tiểu đường, uống
thuốc kháng sinh, uống thuốc ức chế miễn dịch, corticoid lâu ngày sẽ làm
mất tính ổn định của môi trường âm đạo, làm pH thay đổi thì tỉ lệ viêm âm
đạo do vi nấm sẽ cao.
Tỉ lệ viêm âm đạo do vi nấm tái phát
Trong nghiên cứu này, tỉ lệ viêm âm đạo tái phát do vi nấm là 12,17%
(114/937). Tỉ lệ này cao hơn nghiên cứu của Albu Elteen KH (12,2%>
3,56%)(1) nhưng thấp hơn hơn so với các nghiên cứu của Figueroa DR (5)
(12,2%<20% ) và Salvat J (12,2%< 15,7%) (11). Nghiên cứu của Patel ở
Detroit, Michigan và Philadelphia cho thấy tỉ lệ viêm âm đạo do vi nấm tái
phát rất cao (41,8%)(10). Như vậy tùy từng nơi, tỉ lệ viêm âm đạo do vi nấm
tái phát khác nhau. Điều này tùy thuộc vào cơ địa bệnh nhân, sự tuân thủ
điều trị, tính kháng thuốc của các loài vi nấm gây bệnh.
Các loài Candida
Kết quả định danh Candida sp từ 114 bệnh nhân viêm âm đạo do vi nấm tái
phát có 14,9% (17/114) trường hợp do Candida albicans, 18,8% do Candida
krusei, 7% do Candida tropicalis, 6,1% do C parasilopsis, 4,4% do C
pseudotropicalis, 3,5% do C guilliermondi và 43,8% do các loài Candida sp
khác. Như vậy, viêm âm đạo do vi nấm tái phát, loài Candida albicans
chiếm tỉ lệ thấp hơn so với Candida non albicans (14,9%<85,1%) (bảng 1),
phù hợp với nghiên cứu của Sandra S (12), Sobel JD và cs (13). Điều này có
thể do Candida albicans nhạy với thuốc kháng nấm hơn các loài Candida
non albicans nên ít gây tái phát . Theo nghiên cứu của Mirzabalaeva AK và
cs, chỉ có 1% Candida albicans kháng fluconazol trong khi đó có đến 41%
Candida non albicans kháng thuốc (8). Kết quả này tương tự với nghiên cứu
của Wilson(17).
Một số đặc điểm dịch tễ của bệnh viêm âm đạo do vi nấm tái phát
Tuổi: nghiên cứu cho thấy trong số bệnh nhân viêm âm đạo do vi nấm tái
phát , số bệnh nhân 40 là
36,3%. Như vậy viêm âm đạo do vi nấm tái phát thường gặp ở nhóm tuổi 24
– 40 (bảng 2), kết quả này phù hợp với nghiên cứu của, Mirzabalaeva AK
(8), Patel DA (10), Sobel JD (13). Nhóm tuổi 24-40 là tuổi thuận lợi cho
nhiễm nấm âm đạo tái phát vì đây là độ tuổi sinh hoạt tình dục, nếu không
chữa trị người bạn tình, người phụ nữ sẽ bị tái nhiễm.
Nghề nghiệp: Trong số 114 trường hợp viêm âm đạo do vi nấm tái phát
được phân tích số bệnh nhân tập trung vào nhóm công nhân, nội trợ, buôn
bán. Tỉ lệ bệnh nhân là công nhân viên thấp (17,5%). Nghề nghiêp của
chồng đa số là công nhân, lái xe, buôn bán. Chỉ có 20,4% chồng của bệnh
nhân là công nhân viên (bảng 2). Phải chăng vì mưu sinh, họ ít lưu ý đến
bệnh nên bệnh sẽ tái phát.
Tình trạnh hôn nhân: Trong số 114 trường hợp có 103 bệnh nhân có gia đình
chiếm tỉ lệ 90,3% và 11 (9,7%) trường hợp độc thân (bảng 2). Độc thân mà
bị viêm âm đạo do vi nấm tái phát có thể do yếu tố về thể chất (cơ thể có
những điều kiện thuận lợi để vi nấm phát triển). Hơn nữa phụ nữ độc thân
khi điều trị sẽ gặp trở ngại như khó đặt thuốc vào âm đạo hoặc không thực
hiện được.
Trình độ học vấn: kết quả nghiên cứu cho thấy đa số bệnh nhân có trình độ
học vấn cấp I và cấp II. Chỉ có 19,3% có trình độ cấp III (bảng 2), chỉ có
3,5% có trình độ cao đẳng, đại học; phù hợp với nhiên cứu của Abu –Elteen
(1), những bệnh nhân viêm âm đạo do vi nấm tái phát đa số có trình độ học
vấn thấp. Vì học vấn thấp sẽ kèm theo kinh tế thấp, họ phải lo toan cuộc
sống, thiếu hiểu biết về vệ sinh và bệnh tật, không đủ điều kiện chăm sóc
sức khỏe bản thân.
Số lần sinh và có thai: số bệnh nhân viêm âm đạo do vi nấm tập trung trong
nhóm có từ 2-4 lần có thai chiếm tỉ lệ 55,3%, phù hợp với nghiên cứu của
Sobel JD (13), Margaeiti (7).
Phân bố bệnh theo địa phương
Số bệnh nhân viêm âm đạo do vi nấm tái phát được phát hiện trong nghiên
cứu này từ nhiều tỉnh, thành. Số lượng bệnh nhân từ TP. HCM và các tỉnh,
thành xấp xỉ nhau (bảng 2). Vì đây là bệnh viện sản phụ khoa, nên chỉ khi có
triệu chứng bệnh nhân mới đến khám.
Biện pháp tránh thai: Trong số 114 trường hợp viêm âm đạo do vi nấm tái
phát phân tích cho thấy 59,7 % (66/114) dùng vòng tránh thai còn sử dụng
thuốc ngừa thai chỉ có 6,1% (7/114), thấp nhất là thuốc diệt tinh trùng 0,9%
(1/114) (bảng 4). Điều này có thể do trong cộng đồng dùng vòng tránh thai
là chủ yếu nên số lượng bệnh nhân dùng vòng tránh thai theo đó cũng tăng.
Nước sử dụng trong sinh hoạt: Phân tích cho thấy, đa số bệnh nhân viêm âm
đạo do vi nấm tái phát sử dụng nước giếng 67,5%, chỉ có 32,5% dùng nước
máy (bảng 5). Nguồn nước giếng dễ bị ô nhiễm và gây bệnh. Đây là yếu tố
cần
can thiệp
Các thói quen:
Thụt rửa âm đạo: Trong số 114 bệnh nhân viêm âm đạo tái phát có 21,1%
(24/114) bệnh nhân có thói quen thụt rửa âm đạo (bảng 5). Theo Odds thụt
rửa âm đạo sẽ làm thay đổi môi trường, tạo điều kiện thuận lợi để vi nấm
phát triển nên nhiễm nấm tái phát tăng. Kết quả nghiên cứu của Odds cho
biết nếu thụt rửa 1 lần/tuần thì tỉ lệ viêm âm đạo tăng gấp 1,75 so với không
thụt rửa (9). Tuy nhiên cũng còn các yếu tố khác liên quan đến bệnh này,
cần có nghiên cứu đoàn hệ để
xác định.
Thói quen mặc quần bó: Trong số 114 bệnh nhân có 58,8% có thói quen mặc
quần bó (bảng 5); phù hợp với nghiên cứu của Patel và cs (10). Trong điều
kiện khí hậu nóng và ẩm ở nước ta, mặc quần bó tạo thuận lợi để vi nấm có
điều kiện phát triển.
Phơi đồ lót: Trong số 114 bệnh nhân có 59 (51,8%) phơi đồ lót trong bóng
râm. Trong bóng râm đồ lót không được tia cực tím chiếu trực tiếp, không
đủ độ nóng để diệt mầm bệnh.
Trong nghiên cứu này, tất cả bệnh nhân không bị đái tháo đường và không
nhiễm HIV/AIDS (bảng 3)
KẾT LUẬN
Viêm âm đạo do vi nấm là bệnh lý có thể gặp ở phòng khám phụ khoa, với tỉ
lệ 1,85% và tỉ lệ tái phát là cao (12,16%).
Bệnh thường gặp ở phụ nữ tuổi từ 24-40, trình độ học vấn thấp, đã có gia
đình, làm công nhân, buôn bán hay nội trợ; đa số bệnh nhân sử dụng nguồn
nước giếng. Các thói quen của bệnh nhân là mặc quần bó, phơi đồ lót trong
bóng râm
KIẾN NGHỊ
- Tiếp tục nghiên cứu về mối liên quan giữa bệnh viêm âm đạo tái phát với
các yếu tố mặc quần bó, sử dụng nước giếng , phơi đồ lót trong bong râm.
- Khi điều trị, người thầy thuốc nên hướng dẫn các thói quen tốt để bệnh
nhân thực hiện như không mặc quần bó, phơi đồ lót ngoài ánh nắng mặt trời.
- Cải thiện nguồn nước sử dụng trongnhân dân.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 139_6619.pdf