KẾT LUẬN
VAĐ do 3 tác nhân thường gặp vẫn còn
chiếm tỷ lệ khá cao kể cả các nghiên cứu được
thực hiện trên cộng đồng cho thấy đây là bệnh lý
lưu hành khá phổ biến, do đó cần phải có nhiều
biện pháp nhằm hạn chế bệnh lý này. Do đó, cần
thực hiện xét nghiệm soi tươi dịch âm đạo tìm
trùng roi di động, tìm sự xuất hiện của sợi tơ
nấm và chẩn đoán nhiễm khuẩn âm đạo phải
dựa theo tiêu chuẩn của Amsel nhằm nâng cao
độ chính xác của chẩn đoán VAĐ, góp phần
giảm thiểu tỉ lệ hiện mắc VAĐ trong cộng đồng.
KIẾN NGHỊ
Tổ chức khám phụ khoa định kỳ, cho thuốc
điều trị không nên chỉ dựa vào việc đánh giá
một tình trạng khí hư mà cần thực hiện xét
nghiệm soi tươi dịch âm đạo.
Tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe
về thực hành lau rửa âm hộ sau khi QHTD,
không QHTD khi có kinh, không tự ý mua thuốc
đặt âm đạo và thực hiện tình dục an toàn.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 35 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỉ lệ viêm âm đạo do 3 tác nhân thường gặp và các yếu tố liên quan ở phụ nữ từ 18 đến 49 tuổi tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa ‐ Vũng Tàu năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 481
TỈ LỆ VIÊM ÂM ĐẠO DO 3 TÁC NHÂN THƯỜNG GẶP
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ TỪ 18 ĐẾN 49 TUỔI
TẠI HUYỆN CÔN ĐẢO, TỈNH BÀ RỊA‐VŨNG TÀU NĂM 2013
Nguyễn Thị Luyện*, Lê Hồng Cẩm**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Viêm nhiễm đường sinh dục nữ hiện nay đang là vấn đề được quan tâm trong chăm sóc sức
khỏe sinh sản. Bệnh viêm âm đạo không những ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới chất lượng sống
của người phụ nữ. Tuy nhiên do ít quan tâm, thiếu hiểu biết hay tâm lý e ngại nên chị em phụ nữ vẫn chưa đi
khám và điều trị kịp thời, đúng cách.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ viêm âm đạo do 3 tác nhân thường gặp ở phụ nữ từ 18 đến 49 tuổi tại huyện Côn
Đảo, tỉnh Bà Rịa‐Vũng Tàu năm 2013 và các yếu tố liên quan.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả
Kết quả nghiên cứu: Tỉ lệ hiện mắc viêm âm đạo (VAĐ) là 40,9%, trong đó: nhiễm khuẩn âm đạo là 13,5%,
VAĐ do nấm chiếm 25,3%, VAĐ do Trichomonas là 2,0% và 0,2% là tỉ lệ VAĐ kết hợp. Kiểm định chi bình
phương cho kết quả VAĐ có mối liên quan ý nghĩa thống kê với tiền sử mắc bệnh lây qua đường tình dục, quan
hệ tình dục (QHTD) khi hành kinh và thực hiện vệ sinh sau khi QHTD. Một số thói quen tự mua thuốc đặt âm
đạo không có chỉ định của bác sĩ và không đi khám phụ khoa định kỳ cũng có mối liên quan với VAĐ.
Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy phụ nữ có tỉ lệ viêm âm đạo còn cao, nhất là nhiễm khuẩn âm đạo. Vì
vậy nên sử dụng tiêu chuẩn Amsel và soi tươi dịch âm đạo trong chẩn đoán VAĐ do các tác nhân thường gặp để
tránh bỏ sót hay điều trị quá mức bệnh lý này. Đồng thời việc chẩn đoán VAĐ nên có kèm theo xét nghiệm cận
lâm sàng: soi tươi khí hư để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và điều trị hiệu quả, hợp lý hơn.
Từ khóa: viêm âm đạo, nhiễm khuẩn âm đạo, viên âm đạo do Trichomonas, viêm âm đạo do nấm.
ABSTRACT
STUDY ON THREE COMMON PATHOGENS OF VAGINAL INFECTION
AND ASSOCIATED FACTORS AMONG WOMEN AGED 18 ‐ 49 YEARS
IN CON DAO, BA RIA ‐ VUNG TAU, 2013
Nguyen Thi Luyen, Le Hong Cam
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 481 – 485
Background:Nowadays vaginitis is prioritized as one of reproductive health problems. Vaginitis affects not
only women health but also their quality of life. Most of women are little interested, lack knowledge or fear for
treatment, so vaginitis is not diagnosed and treated timely and properly.
Objectives: To determine the percentage of vaginal infection caused by 3 common pathogens and associated
factors of women aged 18‐49 years in Con Dao district, Ba Ria‐Vung Tau province.
Methods: A cross‐sectional study.
Result:The rate of vaginitis is 40.9% with 13.5% by Bacterial Vaginosis, 25% by Candida fungus, 2.0% by
Trichomonasvaginalistrichomoniasis and 0.2% by multiple pathogens. Chi‐square test indicates the correlation of
* Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khỏe Sinh Sản ** Đại học Y Dược TP. HCM
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thị Luyện ĐT: 0913179253 Email: luyenbs@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 482
vaginitiswitha history ofsexuallytransmitted diseases, having sexual intercourse in menstrualperiod
withstatistical significance. Self‐medication for vaginal medicines without doctor
descriptionandirregulargynecological examinationsmay be associatedwith vaginitis.
Conclusion: The study showed a high prevalence of vaginitis, especially in bacterial vaginosis. Therefore,
women attending healthcare facilities should be paid attention for bacterial vaginosis, Candidiasis, Trichomoniasis
by using both Amselʹs diagnostic criteria and vaginal wet mount analysis to improve the quality of diagnosis and
treatment.
Key word: vaginitis, bacterial vaginosis, Trichomonasvaginalis
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ là một trong
những chính sách của Bộ Y tế thể hiện qua 10 nội
dung của mục tiêu chương trình chăm sóc sức
khỏe sinh sản, phòng chống các bệnh nhiễm
khuẩn đường sinh dục, giảm tỉ lệ mắc bệnh viêm
sinh dục và bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Trong số các bệnh lý nhiễm khuẩn đường sinh
dục dưới của phụ nữ thì 90% các trường hợp
VAĐ là do 3 tác nhân chính: nấm Candida, trùng
roi Trichomonas vaginalis và nhiễm khuẩn âm
đạo(1), VAĐ không những ảnh hưởng tới sức
khỏe mà còn ảnh hưởng tới chất lượng sống của
người phụ nữ. Tuy nhiên do ít quan tâm, thiếu
hiểu biết hay tâm lý e ngại nên chị em phụ nữ
vẫn chưa đi khám và điều trị kịp thời, đúng
cách. Điều này rất nguy hiểm vì bệnh có thể sẽ
gây những biến chứng như viêm nội mạc tử
cung, viêm vùng chậu và hậu quả lâu dài có thể
gây vô sinh, đối với thai kỳ có thể gây vỡ ối non,
sinh non(2).
Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa‐Vũng Tàu là một
huyện đảo không có phường xã, dân cư được
chia thành 9 cụm. Hiện nay các hoạt động y tế ở
đây còn gặp nhiều khó khăn do mới bắt đầu
triển khai. Các thông tin, số liệu thống kê về tình
hình bệnh tật tại huyện rất khan hiếm. Vì vậy
mà những nghiên cứu về sức khỏe mang tính
thăm dò và định hướng tại huyện rất có ích cho
hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người dân trên
toàn huyện đặc biệt là lĩnh vực chăm sóc sức
khỏe sinh sản cho phụ nữ.
Mục tiêu nghiên cứu
1. Mô tả thực trạng VAĐ do 3 tác nhân
thường gặp .
2. Xác định các yếu tố liên quan đến viêm
âm đạo.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Phụ nữ từ 18 đến 49 tuổi đã có QHTD, sống
tại huyện Côn Đảo từ 6 tháng trở lên tính từ năm
2013.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu:
Cỡ mẫu được tính dựa trên công thức tính
xác định một tỷ lệ:
Trong đó:
n: Cỡ mẫu nghiên cứu
α: Xác suất sai lầm loại I, với α = 0,05
Z: Trị số từ phân phối chuẩn, với độ tin cậy
95% thì
d: Sai số cho phép, với d = 0,05
p: trị số ước đoán tỉ lệ VAĐ (p = 0,38)*
(p được tham khảo từ kết quả nghiên cứu
của tác giả Nguyễn Khắc Minh, Hoàng Ngọc
Chương tại huyện Tiên Phước, Quảng Nam năm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 483
2004 có tỉ lệ VAĐ chung do 3 tác nhân thường
gặp là 37,77%(2)).
Cỡ mẫu tính được n = 362. Tuy nhiên, toàn
bộ phụ nữ từ 18 – 49 tuổi sống tại huyện Côn
Đảo, tỉnh Bà Rịa‐Vũng Tàu từ 6 tháng trở lên
năm 2013 là 594, do đó chúng tôi tiến hành chọn
mẫu toàn bộ phụ nữ độ tuổi từ 18 – 49, đã có
QHTD tại đây.
Phương pháp thu thập dữ kiện
Phỏng vấn: Những khách hàng đồng ý tham
gia nghiên cứu sẽ được ký tên vào bản đồng
thuận và trả lời phỏng vấn theo bộ câu hỏi đã
thiết kế do 02 nữ hộ sinh của Trung tâm chăm
sóc sức khỏe sinh sản tỉnh thực hiện.
Khám phụ khoa và xét nghiệm: Bác sỹ quan sát
vùng bộ phận sinh dục ngoài đánh giá tình trạng
bình thường hay bất thường như viêm, loét, sẩn
đỏ
Chẩn đoán VAĐ do nấm khi có 2 điều kiện
sau: Có một trong các triệu chứng: ngứa, nóng
rát âm hộ, âm đạo. Âm hộ đỏ rực, tiểu rát buốt,
giao hợp đau. Khí hư trắng lợn cợn đóng thành
mảng giống như sữa đông và thấy sự hiện diện
của sợi tơ nấm hoặc bào tử nấm số lượng nhiều
kèm với sự gia tăng số lượng bạch cầu khi soi
tươi.
Chẩn đoán VAĐ do Trichomonas khi có 2
điều kiện sau: Có một trong các triệu chứng: Âm
đạo viêm đỏ, tiểu rát buốt. Khí hư nhiều, màu
vàng xanh, loãng có bọt và mùi tanh. Niêm mạc
âm đạo, cổ tử cung ngoài viêm đỏ, có những
chấm xuất huyết nhỏ lấm tấm dạng trái dâu tây
và thấy trùng roi di động và nhiều bạch cầu khi
soi tươi với nước muối sinh lý (là tiêu chuẩn
vàng để chẩn đoán), Clue cell có thể có hoặc
không.
Chẩn đoán nhiễm khuẩn âm đạo: Dựa theo
tiêu chuẩn Amsel, có 3 trong 4 tiêu chuẩn sau:
‐ Dịch tiết âm đạo đồng nhất, trắng xám,
dính
‐ Soi tươi thấy sự hiện diện của nhiều 20% tế
bào biểu mô
‐ Whiff test (+).
‐ pH âm đạo > 4,5.
Chẩn đoán VAĐ kết hợp 2 nguyên nhân:
Chẩn đoán VAĐ kết hợp khi có đủ tiêu chuẩn
chẩn đoán nhiễm khuẩn âm đạo của tác giả
Amsel và có tìm thấy trùng roi dị động khi soi
tươi với dung dịch nước muối sinh lý.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Bảng 1: Một số thông tin chung của đối tượng tham
gia nghiên cứu (n = 594)
Đặc tính mẫu Tần số Tỉ lệ (%)
Nhóm tuổi
Từ 18 đến 29
Từ 30 đến 39
Từ 40 đến 49
145
273
176
24,4
46,0
29,6
Tình trạng hôn nhân –
gia đình
Đang sống cùng
chồng
Khác:
558
36
94,0
6,0
Tuổi quan hệ lần đầu Dưới 18 tuổi Từ 18 tuổi trở lên
8
586
1,4
98,6
Tuổi có thai lần đầu Dưới 18 tuổi Từ 18 tuổi trở lên
3
591
0,5
99,5
Số con
Chưa có con
Từ 1 đến 2 con
Từ 3 con trở lên
53
499
42
8,9
84,0
7,1
Lau rửa âm hộ sau
tiểu
Có
Không
574
20
96,6
3,4
Lau rửa âm hộ sau
QHTD
Có
Không
573
21
96,5
3,5
QHTD khi hành kinh Có Không
11
591
1,9
98,1
Tiền căn đặt thuốc âm
đạo
Không
Chỉ định của bác sĩ
Tự mua
241
312
41
40,6
52,5
6,9
Mắc bệnh lây qua
đường tình dục
Có
Không
4
592
0,7
99,3
Khám phụ khoa định
kỳ
Có
Không
514
80
86,5
13,5
Trong số 594 phụ nữ độ tuổi từ 18 đến 49
tham gia vào nghiên cứu thì nhóm phụ nữ từ 30
đến 39 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất với 46,0%. Đa số
phụ nữ trong nghiên cứu đều đang sống cùng
chồng, tỉ lệ ly thân, ly hôn, góa rất thấp (6%).
Tuổi quan hệ lần đầu của các đối tượng tham gia
vào nghiên cứu đa số đều trên 18 tuổi, chỉ có 8
đối tượng chiếm tỉ lệ 1,4% QHTD trước 18 tuổi.
Tương tự đối với tuổi mang thai lần đầu, chỉ có
0,5% mang thai lần đầu tiên trước 18 tuổi. Về các
thói quen vệ sinh âm hộ âm đạo: tỉ lệ phụ nữ có
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 484
thực hành lau rửa âm hộ sau tiểu là 96,6%; hầu
hết có phụ nữ có thói quen lau rửa âm hộ sau
khi QHTD với 96,5%. Vẫn còn 13,5% phụ nữ có
thói quan thụt rửa âm đạo và 1,9% phụ nữ có
QHTD trong khi hành kinh. Thống kê cho thấy
có 52,5% đặt thuốc âm đạo theo chỉ định của bác
sĩ và 5,6% tự mua thuốc về đặt âm đạo, con số
này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của tác
giả Ngũ Quốc Vĩ có đến 12% tự ý mua thuốc về
đặt(6), tỉ lệ này tuy nhỏ nhưng cần phải có
chương trình giáo dục người dân không tự ý
điều trị. Đi khám phụ khoa định kỳ có 86,5% so
với 13,5% không khám phụ khoa định kỳ.
Bảng 2:Tỉ lệ VAĐ do các tác nhân (n=594)
Kết quả lâm sàng, cận lâm sàng Tần số Tỉ lệ (%)
Bình thường 351 59,1
VAĐ do các tác nhân 243 40,9
Trong đó:
VAĐ do nấm 150 25,3
VAĐ do Trichomona 12 2,0
Nhiễm khuẩn âm đạo 80 13,5
VAĐ kết hợp 1 0,2
VAĐ chung do các tác nhân gây bệnh là
40,9%, tương đồng với kết quả của một số
nghiên cứu được thực hiện trong công đồng ở
đối tượng phụ nữ trong độ tuổi sinh sản như tại
tỉnh Đăk Lăk của các tác giả Huỳnh Nguyễn
Khánh Trang, Nguyễn Đình Quân với tỉ lệ VAĐ
do 3 tác nhân thường gặp là 47,3%(3), cao hơn so
với nghiên cứu khác thực hiện tại phòng khám
bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ của tác
giả Trần Thị Lợi, Ngũ Quốc Vĩ (34,1%)(6). Điều
đó cho thấy VAĐ có tỉ lệ bệnh lưu hành trong
cộng đồng cao, cần nhận sự quan tâm hơn nữa
trong việc sớm phát hiện và điều trị hiệu quả.
VAĐ do nấm là 25,3%. Về triệu chứng cơ
năng và thực thể: xuất hiện các triệu chứng điển
hình như ngứa âm hộ với 96,7%, đau do giao
hợp 16%, khí hư âm đạo nhiều 96,7%, trắng và
đặc như bột 99,3%, viêm đỏ 68%, có mùi hôi rất
thấp chỉ 2%.
Tỉ lệ VAĐ do Trichomonas vaginalis là 2,2%.
Một trong những đặc điểm của VAĐ do
Trichomonas là gây triệu chứng rất khó chịu đặc
biệt là triệu chứng ngứa, rát khi QHTD. Chính vì
vậy mà khi mắc bệnh phụ nữ thường đi khám
và điều trị sớm và được đưa ra lời khuyên nên
điều trị cho cả chồng hay bạn tình. Có thể do vậy
mà trong các nghiên cứu hầu hết tỉ lệ VAĐ do
Trichomonas thường thấp hơn so với các tác nhân
khác, tỉ lệ này đều dao động trong khoảng từ 1%
đến 15% tùy theo khu vực và địa điểm tiến hành
nghiên cứu(5). Về triệu chứng cơ năng và thực
thể điển hình như ngứa âm hộ với 100%, đau do
giao hợp 75%, khí hư âm đạo nhiều 100%, vàng,
loãng có bọt chiếm 100%, viêm đỏ âm đạo với
66,7%.
Bảng 3: Mối liên quan giữa VAĐ với thói quen vệ
sinh, QHTD, thói quen dùng thuốc và tiền sử bệnh
Đặc điểm Viêm âm đạo p PR (KTC 95%) Có (%) Không (%)
Lau rửa âm hộ
sau QHTD
Có 229
(40,0)
344 (60,0) 1,00
Không 14 (66,7) 7 (33,3) 0,015 1,67 (1,21 –2,29)
QHTD khi hành
kinh
Có 8 (72,7) 3 (27,3) 1,00
Không 235
(40,3)
348 (59,7) 0,030 0,55 (0,38 –0,81)
Đặt thuốc âm
đạo
Không 89 (36,9) 152 (63,1) 1,00
Chỉ định 130
(41,7)
182 (58,3) 0,262 1,12 (0,91 –1,39)
Tự mua 24 (58,5) 17 (41,5) 0,003 1,59 (1,17 –2,15)
Bệnh lây qua
QHTD
Có 4 (100,0) 0 (0,0) 1,00
Không 242
(40,9)
350 (59,1) 0,016 0,41 (0,37 –0,45)
Khám phụ
khoa định kỳ
Có 202
(39,3)
312 (60,7)
0,043
1,001,30
(1,03 –
1,66) Không 41 (51,3) 39 (48,7)
Nhiễm khuẩn âm đạo là 13,5% Về triệu
chứng thực thể khi nhiễm khuẩn âm đạo qua
khảo sát hoàn toàn phù hợp với y văn xuất
hiện các triệu chứng điển hình như khí hư âm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 485
đạo nhiều 86,3%, có mùi hôi 90% và viêm đỏ
thấp chỉ 2%.
Theo kết quả nghiên cứu, không có mối liên
quan có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ VAĐ, nhiễm
nấm, nhiễm Trichomonas, nhiễm khuẩn âm đạo
của phụ nữ với các đặc điểm sản phụ khoa, kế
hoạch hóa gia đình như: Tuổi quan hệ lần đầu,
tuổi có thai lần đầu, tiền sử bị sẩy thai, thai ngoài
tử cung, tiền sử bị vỡ kế hoạch và việc sử dụng
các biện pháp tránh thai (p >0,05). Nhìn chung,
sau khi phân tích cho thấy kết quả là các yếu tố
nguy cơ và yếu tố bảo vệ đối với VAĐ trong
nghiên cứu đều phù hợp với các nghiên cứu đi
trước và trong y văn. Theo đó các yếu tố nguy cơ
đối với VAĐ do vệ sinh sinh dục nữ như không
lau rửa âm hộ sẽ làm tăng nguy cơ VAĐ là 1,67
lần, với những đối tượng có tiền căn đặt thuốc
âm đạo thì nguy cơ VAĐ ở nhóm phụ nữ tự
mua thuốc về đặt âm đạo bằng 1,59 lần tỉ lệ
VAĐ ở nhóm phụ nữ không có tiền căn đặt
thuốc âm đạo (KTC 95% = 1,17– 2,15), không
khám phụ khoa định kỳ nguy cơ mắc tăng 1,3
lần (KTC 95% = 1,03 – 1,66). Và yếu tố bảo vệ là
không quan hệ khi hành kinh giảm nguy cơ mắc
VAĐ 0,55 lần và không mắc bệnh lây truyền qua
đường tình dục là 0,41 lần.
KẾT LUẬN
VAĐ do 3 tác nhân thường gặp vẫn còn
chiếm tỷ lệ khá cao kể cả các nghiên cứu được
thực hiện trên cộng đồng cho thấy đây là bệnh lý
lưu hành khá phổ biến, do đó cần phải có nhiều
biện pháp nhằm hạn chế bệnh lý này. Do đó, cần
thực hiện xét nghiệm soi tươi dịch âm đạo tìm
trùng roi di động, tìm sự xuất hiện của sợi tơ
nấm và chẩn đoán nhiễm khuẩn âm đạo phải
dựa theo tiêu chuẩn của Amsel nhằm nâng cao
độ chính xác của chẩn đoán VAĐ, góp phần
giảm thiểu tỉ lệ hiện mắc VAĐ trong cộng đồng.
KIẾN NGHỊ
Tổ chức khám phụ khoa định kỳ, cho thuốc
điều trị không nên chỉ dựa vào việc đánh giá
một tình trạng khí hư mà cần thực hiện xét
nghiệm soi tươi dịch âm đạo.
Tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe
về thực hành lau rửa âm hộ sau khi QHTD,
không QHTD khi có kinh, không tự ý mua thuốc
đặt âm đạo và thực hiện tình dục an toàn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bahram A, Hamid B, Zohre T (2009) Prevalence of Bacterial
Vaginosis and Impact of Genital Hygiene Practices in Non‐
Pregnant Women in Zanjan, Iranʺ. Oman Medical Journal, 24 (4)
288‐293.
2. Bệnh viện đa khoa Hà Nội (2012).
‐am‐dao‐
%E2%80%93‐nguyen‐nhan‐va‐bien‐chung. Truy cập ngày
10/10/2012.
3. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang, Nguyễn Đình Quân (2008) Viêm
âm đạo và các yếu tố liên quan của người phụ nữ E đê trong độ
tuổi sinh sản tại tỉnh Dak Lak . Y Học TP. Hồ Chí Minh, 12 (1) 208
‐ 211.
4. Nguyễn Khắc Minh, Hoàng Ngọc Chương (2004) Tình hình
viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ trong độ tuổi sinh
đẻ, có chồng tại huyện Tiên Phước, Quảng Nam. TC Y học thực
hành. 12. 69‐71.
5. Soper DE (2006) Genitourinary Infections and Sexually
Transmitted diseases. Lippincott Williams and Wilkins
Publisher. Pp. 542‐560.
6. Trần Thị Lợi, Ngũ Quốc Vĩ (2009) Tỉ lệ viêm âm đạo và các yếu
tố liên quan ở phụ nữ đến khám tại bệnh viện đa khoa Trung
ương Cần Thơʺ. Y Học TP. Hồ Chí Minh. 13 (1) 11‐16.
Ngày nhận bài báo: 14/5/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/6/2014
Ngày bài báo được đăng: 14/11/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ti_le_viem_am_dao_do_3_tac_nhan_thuong_gap_va_cac_yeu_to_lie.pdf