Tích hợp kiến thức địa lí địa phương tỉnh An Giang trong dạy học địa lí 10 ở trường phổ thông

Việc xây dựng các chính sách phát triển nguồn nhân lực tại Đại học Quốc gia Lào là yếu tố đặc biệt quan trọng, góp phần từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng và nhà nước giao phó. Để làm tốt công tác này, nhà trường cần bám sát các chính sách thúc đẩy sự tiến bộ của GV đã được Chính phủ phê duyệt từ năm 2006, theo đó, các chính sách cần phải đảm bảo các quyền và sự phát triển bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và cá nhân. Tích cực thực hiện các cơ chế chính sách để thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ trong học tập, công tác như: nguyên tắc lồng ghép vai trò nam - nữ, nguyên tắc trên cơ sở quyền con người và nguyên tắc sử dụng các biện pháp đặc biệt tạm thời. Nhà trường cần có các kế hoạch thực hiện phù hợp với quyền lợi của cán bộ GV, CBQL là nữ để hoạt động giáo dục trong nhà trường luôn bình đẳng và chất lượng giáo dục được nâng cao một cách bền vững

pdf5 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 592 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tích hợp kiến thức địa lí địa phương tỉnh An Giang trong dạy học địa lí 10 ở trường phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 439 (Kì 1 - 10/2018), tr 45-48; bìa 3 45 TÍCH HỢP KIẾN THỨC ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH AN GIANG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG Tô Minh Châu - Trường Đại học An Giang Ngày nhận bài: 11/05/2018; ngày sửa chữa: 13/05/2018; ngày duyệt đăng: 16/08/2018. Abstract: The article presents the role and position of local geography in teaching geography subject and some contents of geographic knowledge of An Giang province integrating in geography subject grade 10 at high school. Thus, students can learn and appreciate the potential of natural, socio-economic in the locality. Keywords: An Giang province, local geography, teaching geography, integrating. 1. Mở đầu Địa lí (ĐL) là môn học có thể lồng ghép nhiều nội dung giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh (HS). Đặc biệt, các kiến thức địa lí địa phương (ĐLĐP) có vai trò quan trọng trong việc giúp thế hệ trẻ tìm hiểu và đánh giá đúng tiềm năng các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và thực trạng KT-XH của địa phương, từ đó giúp họ định hướng nghề nghiệp, lao động sản xuất, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp. Ở nước ta, vấn đề dạy học ĐLĐP ở các trường phổ thông hiện nay đã được chú trọng hơn trước. Song, dung lượng kiến thức này vẫn còn chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong chương trình ĐL phổ thông. Thực trạng mức độ nắm kiến thức ĐLĐP của giáo viên (GV) chưa sâu, chưa rộng; ngoài các tiết dạy ĐLĐP theo quy định, GV chưa thường xuyên đưa kiến thức ĐLĐP vào bài giảng khiến việc cung cấp và bổ sung kiến thức ĐLĐP cho HS còn nhiều hạn chế nên đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng học tập của HS. Để khắc phục tồn tại này, tích hợp kiến thức ĐLĐP trong dạy học ĐL ở trường phổ thông là một việc làm cần thiết. Bài viết trình bày vai trò, vị trí của ĐLĐP trong chương trình ĐL phổ thông và một số nội dung về tích hợp kiến thức ĐLĐP tỉnh An Giang trong dạy học ĐL 10 ở trường trung học phổ thông. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái quát vai trò, vị trí của địa lí địa phương trong chương trình địa lí phổ thông Là một bộ phận của ĐL Việt Nam, ĐLĐP có vai trò quan trọng và là cơ sở để HS nắm kiến thức ĐL của Tổ quốc. Việc tích hợp kiến thức ĐLĐP vào dạy học ĐL phổ thông có tác dụng bổ sung kiến thức ĐLĐP cho các em, từ đó bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước trong mỗi cá nhân. Kiến thức ĐLĐP là kiến thức về các sự vật, hiện tượng hết sức gần gũi, thân quen và HS nhìn thấy hàng ngày nên dễ dàng tạo điều kiện hình thành biểu tượng ĐL cho HS; biểu tượng ĐL lại là cơ sở để hình thành khái niệm vì nó phản ánh được thuộc tính của khái niệm ĐL tương ứng. Biểu tượng về các sự vật, hiện tượng càng đầy đủ thì việc nhận thức càng tốt. Kiến thức ĐLĐP bao gồm kiến thức ĐL một tỉnh (hoặc thành phố trực thuộc Trung ương), thành phố trực thuộc tỉnh, quận, huyện, phường, xã... của tỉnh đó nhưng ĐLĐP được dạy ở trường phổ thông chủ yếu mới dừng lại ở phạm vi cấp tỉnh, cấp huyện, còn những kiến thức ở cấp hành chính thấp hơn hoặc tại nơi các em sinh sống thường ít được đề cập. Trong khi đó, những kiến thức này rất quan trọng, có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống HS. Vì vậy, GV cần chú ý để đưa các nội dung này lồng ghép vào các tiết học một cách phù hợp. Chương trình môn ĐL trường phổ thông được xây dựng theo kiểu “đồng tâm”, có nâng cao dần kiến thức từ cấp trung học cơ sở lên trung học phổ thông. HS được trang bị kiến thức về ĐL đại cương, ĐL thế giới, ĐL Việt Nam (bao gồm ĐL tự nhiên và ĐL KT-XH) với mức độ và phương pháp khác nhau. Ở cấp tiểu học, HS bắt đầu làm quen với ĐL dưới tên một môn học chung đó là “Khoa học tự nhiên và xã hội”. Nội dung kiến thức ĐL trong môn này chủ yếu cung cấp cho HS một số biểu tượng, khái niệm cơ bản, đặc trưng ở nước ta như sông Hồng, dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Trường Sơn... Trong chương trình và sách giáo khoa ĐL ở trường phổ thông, ĐLĐP được chính thức đưa vào dạy học ở lớp 9 và lớp 12 (hai lớp cuối cấp), với lí do: ở hai lớp này, HS đã có những kiến thức ĐL nhất định về ĐL đại cương, ĐL Việt Nam để có thể vận dụng vào tìm hiểu và giải thích được các vấn đề của địa phương (tự nhiên, KT-XH). Ở lớp 9, các bài học về ĐLĐP được trình bày trong 4 bài: 41, 42, 43 và 44, được dạy trong 4 tiết theo phân phối chương trình (mỗi bài một tiết). Ở lớp 12, các bài học về ĐLĐP được nhắc tới trong 2 bài: 44 và 45, với thời lượng là 2 tiết, nhưng với yêu cầu cao hơn là các em phải viết được một bản tổng hợp về ĐL của tỉnh (thành phố) của địa phương trên tất cả các phương diện (tự nhiên và KT-XH). Số bài và số tiết dạy về ĐLĐP ở Việt Nam đã chính thức đưa vào chương trình giảng dạy ở phổ thông nhưng VJE Tạp chí Giáo dục, Số 439 (Kì 1 - 10/2018), tr 45-48; bìa 3 46 do điều kiện khách quan và chủ quan ở từng địa phương khác nhau nên ĐLĐP chưa được chú trọng đúng mức. Một số khó khăn chưa được khắc phục như: khó sắp xếp về thời gian giảng dạy (vì khối lượng kiến thức ĐL cần truyền đạt cho HS quá lớn mà thời gian học tập ở trên lớp lại có hạn), điều kiện vật chất eo hẹp (sách giáo khoa, tài liệu tham khảo thiếu, đồ dùng dạy học không đầy đủ). Tuy nhiên, GV vẫn có thể linh động, sáng tạo trong dạy học nội dung ĐLĐP bằng nhiều cách. Ngoài các tiết dạy ĐLĐP theo quy định của Bộ GD-ĐT, có thể cung cấp và bổ sung kiến thức đó vào các tiết dạy ĐL các lớp thông qua các ví dụ, các chứng minh, các câu hỏi gợi mở, thậm chí là các bài tập, các bài kiểm tra có liên hệ đến ĐLĐP. GV không chỉ yêu cầu HS liên hệ kiến thức ĐLĐP ở phạm vi cấp tỉnh (huyện) mà nên khuyến khích các em liên hệ với nơi các em sinh sống. Điều đó sẽ giúp cho việc dạy và học ĐL trở nên hấp dẫn và đạt hiệu quả thiết thực hơn nhờ tính tích cực học tập của HS khi mỗi GV biết khơi dậy vốn kiến thức thực tế trong họ. Trong dạy học ĐL ở trường phổ thông, GV cần xác định rõ hơn vai trò của giáo dục kiến thức ĐLĐP, thấy được sự cần thiết phải trang bị cho HS những hiểu biết cơ bản về địa phương để các em trở thành những công dân biết yêu quý, tự hào về quê hương và lao động sáng tạo để xây dựng đất nước. 2.2. Vai trò của kiến thức địa lí địa phương với việc dạy học Địa lí 10 Thực tế cho thấy, bộ môn ĐL khác với các môn khoa học tự nhiên khác ở chỗ, đối tượng nghiên cứu của nó rất rộng trên nhiều lãnh thổ và mỗi nơi có những nét đặc trưng riêng. Khi hình thành các khái niệm ĐL (nhất là các khái niệm ĐL chung), cách tốt nhất là GV lấy ví dụ minh họa là những sự vật hiện tượng ở gần, quen thuộc với các em. Ví dụ: lấy ví dụ một ngọn núi, một dòng sông ở ngay quê hương sẽ làm biểu tượng rõ nét hơn nhiều so với nơi khác. GV ĐL thường có thói quen lặp đi lặp lại các ví dụ điển hình, quen thuộc trên phạm vi khu vực và thế giới (như sông Amazôn, dãy núi Himalaya...) khiến HS cảm thấy nhàm chán bởi vì các em không thể nhìn thấy trên thực tế. Các ví dụ minh họa cần gần gũi, thân quen với HS, tốt nhất là những điều HS đã từng nghe và nhìn thấy, có như vậy bài giảng ĐL mới có tính thuyết phục, gắn với thực tiễn cuộc sống; từ đó tạo được hứng thú cho HS trong học tập bộ môn. Một bài giảng ĐL đạt yêu cầu là phải giúp HS nắm được kiến thức và có khả năng vận dụng vào cuộc sống. Ở lớp 10, ĐL có nhiều kiến thức cơ bản, trọng tâm, là nền tảng để HS học ĐL các lớp tiếp theo. Cho nên, làm cho HS hiểu và nhớ kiến thức là một nhiệm vụ quan trọng và khó khăn của mỗi GV dạy ĐL 10. Tuy vậy, nếu GV linh hoạt, sáng tạo trong việc lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học thì chắc chắn nhiệm vụ trên sẽ được thực hiện dễ dàng hơn. Một trong những cách làm hay được vận dụng nhiều trong những năm gần đây là GV đưa các kiến thức ĐLĐP dưới dạng các ví dụ để phục vụ cho bài giảng. Bài giảng ĐL lúc đó không chỉ có tính thuyết phục, hấp dẫn mà còn làm cho HS nắm kiến thức chắc chắn, nhớ kiến thức lâu hơn. Bởi những kiến thức ĐLĐP là những kiến thức rất “đời thường”, rất gần gũi, quen thuộc với các em, được khái quát lên thành khái niệm, thành quy luật và thành tri thức cần thiết ở mỗi HS. 2.3. Tích hợp kiến thức địa lí địa phương tỉnh An Giang trong dạy học Địa lí 10 2.3.1. Khái quát về tích hợp kiến thức vào dạy học và tích hợp kiến thức địa lí địa phương vào dạy học Địa lí Tích hợp hay tích hợp hệ thống (System Integration) là việc phối hợp các thiết bị và công cụ khác nhau để chúng cùng làm việc với nhau trong một hệ thống nhằm giải quyết những nhiệm vụ chung nào đó. Trong nhà trường, ngoài nhiệm vụ giáo dục kiến thức, kĩ năng cơ bản để HS có thể bước vào cuộc sống vững vàng, còn có nhiệm vụ giáo dục thái độ, hành vi sống đúng đắn cho các em. Cùng với sự phát triển tăng tốc của xã hội, nền giáo dục luôn phải đứng trước những đòi hỏi rất lớn là làm sao đào tạo ra được những công dân có tri thức, có sức khoẻ, năng động, sáng tạo, thích nghi và xử lí nhanh mọi tình huống trong cuộc sống. Điều đó đồng nghĩa với việc đặt ra cho giáo dục phải giải quyết đồng thời rất nhiều các nhiệm vụ. Trong khi đó thời gian học tập và rèn luyện trong nhà trường của HS lại có hạn. Vì vậy, hình thức tích hợp có thể giúp thực hiện tất cả các nhiệm vụ, nhất là các nhiệm vụ cấp bách do sự phát triển của đời sống hiện đại yêu cầu: giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước; giáo dục ý thức bảo vệ môi trường... Tích hợp kiến thức ĐLĐP vào dạy học ĐL trong các trường phổ thông là một hướng đi đúng để bổ sung kiến thức ĐLĐP, giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho HS, giúp HS học bộ môn ĐL tốt hơn. Nếu làm tốt được ý tưởng này, nhà trường sẽ đạt được nhiều mục đích giáo dục cùng một lúc mà không phải ở đâu, lúc nào cũng có thể thực hiện được. Tích hợp kiến thức ĐLĐP vào dạy học ĐL là sự hoà trộn nội dung ĐLĐP vào nội dung các bài học ĐL thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ mà vẫn đảm bảo nội dung bài học. ĐLĐP là một bộ phận của bộ môn ĐL và có mối quan hệ gắn kết, ràng buộc với khoa học ĐL nói chung và bộ môn ĐL nói riêng. Vì vậy, bộ môn ĐL có nhiều điều kiện thuận lợi để tích hợp kiến thức ĐLĐP. Tuy nhiên, từ trước đến nay ĐLĐP có phần bị coi nhẹ, cho rằng đó không phải là kiến thức ĐL cơ bản, trọng tâm cần dạy học; do đó, thời lượng chỉ chiếm một số ít trong phân phối chương trình của các nhà trường phổ thông hiện nay. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 439 (Kì 1 - 10/2018), tr 45-48; bìa 3 47 2.3.2. Các nguồn tài liệu thu thập kiến thức địa lí địa phương tỉnh An Giang tích hợp vào dạy học Địa lí 10 - Thông qua tài liệu sách, báo: Cuốn sách “ĐLĐP An Giang” do tác giả Võ Thành An làm chủ biên, xuất bản năm 2013 tại Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Cấu trúc và nội dung cuốn sách mang tính chất của một công trình khoa học ĐL tổng hợp, đề cập lần lượt và đầy đủ trên các lĩnh vực ĐL tự nhiên, dân cư, KT-XH của tỉnh An Giang. Đây là cuốn sách có một khối lượng kiến thức phong phú được tổng hợp biên soạn bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học ĐL có độ tin cậy cao, nguồn tư liệu, tài liệu được tổng hợp đảm bảo được tính hệ thống khoa học, chính xác. Cuốn sách “Địa chí An Giang” do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang xuất bản năm 2013, thể hiện bao quát các sự kiện, quá trình lịch sử, truyền thống từ năm 1832 - mốc quan trọng đánh dấu sự ra đời của tỉnh An Giang. Nội dung cuốn sách vừa mang tính tổng hợp, vừa khảo sát, miêu tả những đặc điểm về tự nhiên và xã hội trên các lĩnh vực sản xuất, tổ chức xã hội, đời sống, sinh hoạt văn hóa trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển, tái hiện một cách toàn diện, cụ thể về vùng đất và con người An Giang, chứa đựng nhiều thông tin, tư liệu quý giá; là nguồn thông tin rất hữu ích và cần thiết cho những ai có mong muốn tìm hiểu về vùng đất và con người An Giang. Cuốn sách “An Giang trên đường phát triển (1975- 2015)” do Tỉnh ủy An Giang xuất bản năm 2015, trình bày các lĩnh vực đời sống xã hội trên địa bàn tỉnh, đồng thời bổ sung những tư liệu mới, nhất là thành tựu qua 30 đổi mới của tỉnh được minh chứng bằng những số liệu cụ thể và hình ảnh phong phú. Cuốn “Niên giám thống kê” được Cục thống kê An Giang xuất bản hàng năm, bao gồm những số liệu thống kê cơ bản phản ánh khái quát thực trạng KT-XH của tỉnh qua các năm. GV nên lấy các số liệu thống kê về địa phương để giải thích, minh hoạ cho các bài học ĐL và cung cấp thêm những kiến thức ĐLĐP cho HS dưới dạng số liệu. Ngoài các ấn phẩm là sách, có thể tìm kiếm nội dung ĐLĐP trên các tờ báo hay tạp chí của tỉnh. “Báo An Giang” - cơ quan ngôn luận của Đảng bộ và chính quyền tỉnh An Giang, phát hành 5 số một tuần, là phương tiện cập nhật thường xuyên các thông tin mới nhất về tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của tỉnh, ở mọi cấp chính quyền, đoàn thể. - Thông qua các website: Nội dung ĐLĐP tỉnh An Giang còn được trình bày trên các trang website địa phương như: - Báo An Giang online: - Trang giới thiệu cuốn “Địa chí An Giang” trên website - Cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang: Trên internet còn có phần mềm Google Earth giúp cho việc tìm kiếm các bức ảnh vệ tinh, bản đồ về địa phương một cách thuận tiện hơn. - Thông qua các chương trình phát thanh, truyền hình: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh An Giang là nơi nhận và truyền đi mọi tin tức nóng hàng ngày đến nhân dân địa phương trong tỉnh. Vì thế, chúng ta có thể tích lũy kiến thức ĐLĐP cho mình thông qua những phương tiện này. 2.3.3. Một số nội dung và phương pháp dạy học có thể áp dụng để tích hợp kiến thức địa lí địa phương tỉnh An Giang vào dạy học Địa lí 10 - Phương pháp đàm thoại. Kiến thức ĐL 10 rất quen thuộc và gần gũi với đời sống hàng ngày của HS, vì vậy GV có thể sử dụng phương pháp đàm thoại để đặt câu hỏi, đưa ra các ví dụ minh họa nhằm tích hợp kiến thức địa phương vào bài học. - Phương pháp giảng giải. GV sử dụng phương pháp giảng giải để giải thích các kiến thức đại cương, từ đó liên hệ để giải thích các sự vật hiện tượng ở địa phương mình (Ví dụ: hiện tượng sạt lở bờ sông Hậu, trượt đất đá ở vùng Bảy Núi hay sự phát triển tốt của cây lúa trên đất phù sa ở An Giang...). - Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan. Nhiều kiến thức ĐL 10 mang tính trừu tượng nên sử dụng các phương tiện trực quan để hỗ trợ như: bản đồ, tranh ảnh, video... để minh họa là rất cần thiết và mang lại hiệu quả cao. Phương pháp này có thể kết hợp với nhiều phương pháp khác và được sử dụng để tích hợp kiến thức ĐLĐP ở tất cả các nội dung thông qua sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. - Phương pháp thống kê, sưu tầm. Đây là phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong quá trình dạy học. Từ những kiến thức được học trong chương trình ĐL 10, GV yêu cầu HS điều tra những vấn đề hết sức đơn giản ở địa phương hoặc sưu tầm các sản phẩm, vật liệu có liên quan đến bài học (Ví dụ: thống kê đơn vị hành chính cấp huyện, thị; thống kê tên các con sông lớn, các ngọn núi ở An Giang; sưu tầm các loại đất, đá...). Ngoài ra, GV còn có thể sử dụng nhiều phương pháp khác như: phương pháp bản đồ, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp khăn trải bàn,... hoặc kết hợp nhiều phương pháp để giảng dạy phù hợp cho từng nội dung nhằm tích hợp có hiệu quả nhất kiến thức ĐLĐP của An Giang vào chương trình ĐL 10 ở trường phổ thông. Tùy vào nội dung mỗi bài và khả năng tích hợp của mỗi GV mà kiến thức ĐLĐP sẽ được lồng ghép để truyền đạt cho HS. Trong quá trình dạy học, kiến thức ĐLĐP An Giang đều có thể tích hợp được vào tất cả các bài trong chương trình ĐL 10. Dưới đây là một số ví dụ điển hình: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 439 (Kì 1 - 10/2018), tr 45-48; bìa 3 48 Bài học trong chương trình ĐL 10 Nội dung kiến thức ĐLĐP An Giang được tích hợp Các phương pháp và kĩ thuật dạy học Bài 5. Vũ trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất - An Giang cũng nằm trong múi giờ thứ 7 giống Việt Nam (có kinh độ từ 104046’Đ - 105035’Đ). - Lực Coriolit làm cho bờ sông Hậu và sông Tiền có bên lở bên bồi. Nó làm cho thay đổi hướng gió khi thổi qua An Giang (gió mùa đông có hướng Đông Bắc và gió mùa hạ có hướng Tây Nam). - Đàm thoại - Giảng giải - Bản đồ Bài 6. Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của Trái Đất - An Giang nằm trong vùng nội chí tuyến nên có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh trong năm. - Vì An Giang nằm 10057’B đến 10012’B (gần xích đạo) nên thời gian chiếu sáng chênh lệch không nhiều. - Đàm thoại - Giảng giải - Sơ đồ - Ứng dụng công nghệ thông tin Bài 9. Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất - Quá trình phong hóa: khai thác đá tại núi Cô Tô, núi Sam, núi Dài... - Quá trình bóc mòn: xâm thực của nước mưa tạo các khe rãnh trên núi gây ra các vụ lở đất ở núi Cấm, Núi Cô Tô. Xâm thực của dòng chảy thường xuyên gây sạt lở bờ sông Hậu ven quốc lộ 91, khu vực Vàm Nao...) - Quá trình bồi tụ: hình thành các bãi bồi ven sông, các cù lao sông như: cù lao Ông Hổ, cù Lao Giêng, cồn Phó Ba, cồn Bà Hòa... - Giảng giải - Sơ đồ - Bản đồ - Ứng dụng công nghệ thông tin Bài 24. Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa - Dân cư ở An Giang phân bố không đều: Long Xuyên và Châu Đốc là 2 thành phố của tỉnh có giao thông thuận lợi, phát triển công nghiệp và dịch vụ, có điều kiện thuận lợi về KT-XH nên thu hút được nhiều dân cư hơn. Các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên là 2 huyện miền núi có địa hình khó khăn, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên dân cư thưa thớt. - Quá trình đô thị hóa ở An Giang diễn ra mạnh mẽ với tỉ lệ dân thành thị đang tăng nhanh (chiếm 30,7% năm 2017). - HS thống kê số liệu về các thị trấn, thị xã và thành phố của tỉnh An Giang. - Bản đồ - Ứng dụng công nghệ thông tin - Thống kê, sưu tầm Bài 28. ĐL ngành trồng trọt - Cây lương thực ở An Giang: cây lúa gạo, cây ngô được trồng trên tất cả các huyện thị. - Cây công nghiệp ngắn ngày: cây đậu phộng, cây đậu nành... đặc biệt có diện tích trồng rau màu rất lớn ở huyện Chợ Mới. - Rừng được trồng chủ yếu là rừng Tràm ở Trà Sư, nông trường Bình Minh và rừng trên vùng Bảy Núi. - Đàm thoại - Giảng giải - Ứng dụng công nghệ thông tin Bài 42. Môi trường và sự phát triển bền vững - An Giang là tỉnh không có nhiều về số lượng và trữ lượng tài nguyên thiên nhiên, sinh vật. - Một số loại tài nguyên và sinh vật có ở An Giang như: đá núi, cát sông, rừng trên núi và một số thủy sản nước ngọt. - Hoạt động khai thác cát trên sông Tiền và sông Hậu; khai thác gỗ trên vùng Bảy Núi... - Từ đó đề ra các giải pháp vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế vừa bảo vệ môi trường cho tỉnh An Giang nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. - Đàm thoại - Giảng giải - Sơ đồ - Ứng dụng công nghệ thông tin Kiến thức ĐLĐP không chỉ được tích hợp thông qua các bài dạy trên lớp mà GV còn có thể cung cấp cho HS qua các chuyến tham quan, du khảo về nguồn tại các địa điểm du lịch, bảo tàng, di tích lịch sử của địa phương An Giang; thông qua các buổi cắm trại dã ngoại, các cuộc thi tìm hiểu về quê hương và con người An Giang... Từ đó, giúp HS có điều kiện tiếp thu được kiến thức ĐLĐP từ nhiều nguồn khác nhau, bằng nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn. 3. Kết luận Đối với môn ĐL nói chung và ĐLĐP nói riêng, ngoài việc cải cách, biên soạn lại nội dung chương trình và hướng dẫn phương pháp dạy học, chúng ta có thể thực hiện tích hợp và lồng ghép các kiến thức này với nhau để hỗ trợ, bổ sung cho nhau vì ĐLĐP là một bộ phận của (Xem tiếp bìa 3) VJE Tạp chí Giáo dục, Số 439 (Kì 1 - 10/2018), tr 62-bìa 3 phát huy tiềm năng và hạn chế những tiêu cực trong quá trình công tác; tạo cơ hội cho đội ngũ GV học tập, nâng cao trình độ kể cả thời gian ngắn hạn và dài hạn, tạo cơ hội cho GV học tập liên tục, dài hạn và luôn bám sát tính thực tiễn. - Tăng cường thực hiện trách nhiệm giảng dạy của GV, khuyến khích họ tham gia các hoạt động nghiên cứu sâu về chuyên ngành, nghiên cứu có tính ứng dụng cao, tham gia các hoạt động đào tạo khác phù hợp với việc phân chia tỉ lệ thời gian giữa giảng dạy, nghiên cứu và hướng dẫn SV nhưng vẫn đảm bảo việc quản lí chuyên nghiệp. - Có cơ chế động viên, khen thưởng kịp thời cho những GV, CBQL có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy và các hoạt động giáo dục, cũng như có chế tài xử lí phù hợp với những đối tượng vi phạm, khuyết điểm. - Tổ chức hoạt động thi đua về khả năng, tư duy sáng tạo của đội ngũ GV đối với cá lĩnh vực chuyên môn cũng như các hoạt động hỗ trợ đào tạo, giảng dạy; thúc đẩy các hoạt động ngoại khóa bằng cách tổ chức thi đấu thể thao, văn nghệ, thường xuyên tham quan học tập theo nội quy, xây dựng các chủ đề cũng như chương trình hoạt động bên ngoài theo định kì đã đề ra. - Tạo ra các chính sách đãi ngộ tốt nhằm thu hút các GV có trình độ như: giáo sư, phó giáo sư đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng có nhiều kinh nghiệm, sức khỏe tốt sẵn sàng cống hiến cho giáo dục, tạo niềm vui, động lực để họ tiếp tục tham gia giảng dạy, hướng dẫn SV nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng đào tạo. - Khuyến khích nhà quản lí tích cực học tập để trở thành nhà quản lí giỏi am hiểu lĩnh vực quản lí, lãnh đạo thông qua các lớp bồi dưỡng lí luận cao cấp, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ. 3. Kết luận Việc xây dựng các chính sách phát triển nguồn nhân lực tại Đại học Quốc gia Lào là yếu tố đặc biệt quan trọng, góp phần từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng và nhà nước giao phó. Để làm tốt công tác này, nhà trường cần bám sát các chính sách thúc đẩy sự tiến bộ của GV đã được Chính phủ phê duyệt từ năm 2006, theo đó, các chính sách cần phải đảm bảo các quyền và sự phát triển bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và cá nhân. Tích cực thực hiện các cơ chế chính sách để thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ trong học tập, công tác như: nguyên tắc lồng ghép vai trò nam - nữ, nguyên tắc trên cơ sở quyền con người và nguyên tắc sử dụng các biện pháp đặc biệt tạm thời. Nhà trường cần có các kế hoạch thực hiện phù hợp với quyền lợi của cán bộ GV, CBQL là nữ để hoạt động giáo dục trong nhà trường luôn bình đẳng và chất lượng giáo dục được nâng cao một cách bền vững. Tài liệu tham khảo [1] Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2011). Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 9 (khóa IX) ngày 17-21/03/2011. [2] Đại học Quốc gia Lào (2006). Kế hoạch phát triển Đại học Quốc gia Lào trong vòng 5 năm khóa thứ III (2006-2011). NXB Đại học Quốc gia Lào. [3] Đỗ Minh Cương - Nguyễn Thị Doan (2001). Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [4] Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2005). Lí luận đại cương về quản lí. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [5] Nguyễn Lộc (chủ biên, 2009). Cơ sở lí luận quản lí trong tổ chức giáo dục. NXB Đại học Sư phạm. TÍCH HỢP KIẾN THỨC ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG... (Tiếp theo trang 48) môn ĐL. Bài giảng có sự tích hợp kiến thức ĐLĐP sẽ mang tính thuyết phục và thu hút sự chú ý của HS; hơn nữa, còn có thể làm thay đổi cả nhận thức, thái độ, hành vi của HS về quê hương, giáo dục tình yêu quê hương cho các chủ nhân tương lai của đất nước. Hơn nữa, việc sử dụng các ví dụ là kiến thức ĐLĐP trong bài giảng sẽ giúp bồi dưỡng kiến thức tự nhiên, KT-XH của quê hương cho HS, qua đó giáo dục tình cảm, hành vi tốt đẹp cho các em. Việc này không chỉ thực hiện được ở 6 tiết dạy ĐLĐP của lớp 9 và lớp 12 mà còn có thể thực hiện được bằng việc tích hợp kiến thức ĐLĐP ở môn ĐL 10. Tài liệu tham khảo [1] Lê Thông (chủ biên) (2015). Địa lí 10. NXB Giáo dục Việt Nam. [2] Vũ Quốc Lịch - Phạm Ngọc Yến (2015). Địa lí 10 (Sách giáo viên). NXB Giáo dục Việt Nam. [3] Võ Thành An (2013). Địa lí địa phương An Giang. NXB Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. [4] Đặng Văn Đức (2008). Lí luận dạy học Địa lí, phần đại cương. NXB Giáo dục. [5] Lê Huỳnh - Nguyễn Minh Tuệ (1999). Địa lí địa phương. NXB Giáo dục. [6] Nguyễn Trọng Phúc (2004). Một số vấn đề trong dạy học Địa lí ở trường phổ thông. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [7] Phạm Thị Sen (2006). Giới thiệu giáo án Địa lí 10. NXB Hà Nội. [8] UBND tỉnh An Giang (2013). Địa chí An Giang.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf10to_minh_chau_3646_2110518.pdf
Tài liệu liên quan