KẾT LUẬN
Hoạt động phun trào, phun nổ và sự chạm khắc lâu
dài của sóng, gió, mưa vào nền đá bazan nhô lên giữa
biển khơi đã tạo lên đảo nhỏ Phú Quý với bốn di sản
địa mạo có giá trị cả về khoa học và bổ sung (văn hóa,
thẩm mỹ và sinh thái), trong đó núi lửa phun nổ Cao
Cát xứng đáng là di sản cấp khu vực; di sản núi lửa
núi Cấm, Bờ biển xâm thực gành Hang – bãi Nhỏ và
Đảo núi lửa hòn Tranh là di sản cấp địa phương.
Giá trị khoa học nổi bật của di sản núi Cao Cát đó là:
biển trong quá khứ đã cắt đôi ngọn núi, để lại những
vách đứng chênh vênh cấu trúc bởi những trầm tích
vụn thô của núi lửa phun nổ. Chùa Linh Sơn hơn
100 tuổi có kiến trúc độc đáo tọa lạc trên núi Cao
Cát; những di tích văn hóa cổ được tìm thấy quanh
chân núi; ngắm nhìn đất, biển, trời Phú Quý từ tượng
Phật Quan Thế Âm là những giá trị bổ sung (tâm linh,
thẩm mỹ) đặc biệt của di sản núi lửa phun nổ Cao Cát.
Sự đa dạng địa hình bờ biển xâm thực của các di sản
địa mạo như gành đá, mũi đá, vách đá với đủ hình
dạng được gắn địa danh như gò Móng Tay, vũng Gấm,
vũng Bàn, mũi Xương Cá, vũng Phật, bàu Mực Khô
hay hòn Đen, hòn Giữa, hòn Đỏ làm cho đảo Phú Quý
càng trở nên hấp dẫn với du khách.
Diễn giải các giá trị khoa học và bổ sung của di sản địa
mạo Phú Quý bằng sách báo, mô hình, hình ảnh sẽ
thúc đẩy địa du lịch – một ngách của du lịch bền vững
đang được phát triển ở nhiều nước, nhất là sự ra đời
hàng loạt Công viên Địa chất trên thế giới.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiềm năng địa du lịch đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(SI):SI126-SI135
Open Access Full Text Article Bài Nghiên cứu
1Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa
học Tự nhiên
2Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Liên hệ
Hoàng Thị Phương Chi, Khoa Môi trường,
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Email: htpchi@hcmus.edu.vn
Lịch sử
Ngày nhận: 06/8/2020
Ngày chấp nhận: 23/10/2020
Ngày đăng: 21/12/2020
DOI : 10.32508/stdjns.v4i1.997
Bản quyền
© ĐHQG Tp.HCM. Đây là bài báo công bố
mở được phát hành theo các điều khoản của
the Creative Commons Attribution 4.0
International license.
TiềmNăng Địa Du Lịch Đảo Phú Quý, Tỉnh Bình Thuận
Hoàng Thị Phương Chi1,2,*, Hà Quang Hải1,2, Nguyễn Thị Quế Nam1,2
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
TÓM TẮT
Đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận cách thành phố Phan Thiết 120 km về phía Đông Nam, nơi mà sự
phá hủy lâu dài của sóng, gió, mưa trên các vật liệu núi lửa giữa biển khơi để cấu thành bốn di
sản địa mạo có giá trị cả về khoa học và bổ sung (văn hóa, thẩm mỹ và sinh thái), trong đó núi lửa
phun nổ Cao Cát xứng đáng là di sản cấp khu vực (Nam Trung Bộ); các di sản núi lửa núi Cấm, Bờ
biển xâm thực gành Hang – bãi Nhỏ và Đảo núi lửa hòn Tranh là di sản cấp địa phương (cấp tỉnh).
Những vách núi chênh vênh để lộ các lớp trầm tích vụn thô dốc nghiêng do phun nổ; địa hình
bờ biển xâm thực như gành đá, mũi đá, vách đá đủ hình dạng, sắc màu gắn với địa danh như
gò Móng Tay, vũng Gấm, vũng Bàn, mũi Xương Cá, vũng Phật, bàu Mực Khô, hòn Đen, hòn Giữa,
hòn Đỏ là những giá trị khoa học nổi bật của di sản. Các di tích văn hóa Sa Huỳnh (niên đại cách
nay 2.500 – 3.000 năm) phát hiện ở núi Cao Cát; những ngôi chùa cổ kính Linh Sơn, Linh Bửu; điểm
nhìn biển, trời Phú Quý từ hải đăng núi Cấm hay các rạn san hô đa sắc màu ở đảo hòn Tranh là
những giá trị bổ sung làm tăng thêm chất lượng của các di sản địa mạo đảo Phú Quý. Diễn giải các
giá trị khoa học và bổ sung của các di sản địa mạo của hòn đảo này bằng sách báo, mô hình, hình
ảnh sẽ thúc đẩy địa du lịch – một ngách của du lịch bền vững đang được nhiều nước, nhất là sự
ra đời hàng loạt Công viên Địa chất trên thế giới.
Từ khoá: địa du lịch, di sản địa mạo, đảo Phú Quý
GIỚI THIỆU
Địa du lịch là loại hình du lịch giúp duy trì và tăng
cường đặc điểm đặc sắc của một vùng lãnh thổ tập
trung vào các đặc điểm địa chất, môi trường, văn
hoá, thẩm mỹ, di sản và phúc lợi của cư dân địa
phương 1. Địa du lịch bao gồm hai hợp phần “địa”
(geo-) và “du lịch” (-tourism), trong đó “địa” nghĩa là
“địa học”, bao gồm các dạng thành tạo (form), các quá
trình địa chất (process), và thời gian địa chất (time);
hợp phần “du lịch” trong khái niệm này quan tâm đến
khía cạnh: Nguồn cung ( upply): làm thế nào để phát
triển các điểm đến – nhu cầu (demand): du khách
trong nước và quốc tế2. Địa du lịch phát triển toàn
diện, bao gồm giới vô sinh (địa chất, khí hậu, cảnh
quan), hữu sinh (động thực vật) và văn hoá (tâm linh,
lịch sử, khảo cổ). Nhờ vậy, loại hình du lịch này có
thể đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững.
Phú Quý, là huyện đảo của tỉnh BìnhThuận, nơi cảnh
quan địa mạo núi lửa và bãi biển còn hoang sơ, nơi có
sự đa dạng về văn hóa; nghề truyền thống ở đây là
đánh bắt và chế biến hải sản và nông, lâm nghiệp. Từ
khi những “cây” điện gió mọc lên và tuyến tàu cao tốc
PhanThiết – Phú Quý hoạt động, du lịch hòn đảo này
đã khởi sắc, du khách đến đảo gia tăng nhanh, năm
2019, Phú Quý đón 42.300 lượt khách. Tuy vậy, hoạt
động du lịch tại đây đang ở buổi sơ khai, những home-
stay chỉ là nhữngnơi lưu trú thông thường; hướngdẫn
du khách thăm quan chỉ là những hoạt động tự phát,
thiếu những lộ trình thăm quan và những diễn giải về
tài nguyên thiên nhiên và văn hóa cho du khách một
cách khoa học.
Bài báo này trình bày sơ bộ về giá trị khoa học và giá
trị bổ sung của bốn di sản địa mạo nổi bật đảo Phú
Quý làm cơ sở phát triển hoạt động địa du lịch cho
hòn đảo này – một khuynh hướng đang thịnh hành
tại nhiều nơi trên thế giới.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bài báo thực hiện dựa trên ba nhóm phương pháp
chính là 1) tổng hợp các nghiên cứu về địa chất, địa
mạo khu vực; 2) khảo sát thực địa bổ sung và 3) xác
định các geosite cho khu vực nghiên cứu theo hướng
dẫn của Reynard3,4.
Khu vực đảo Phú Quý hiện chưa có nhiều nghiên cứu
về địa chất địa mạo và cũng chưa có bản đồ địa chất
của đảo nên bài báo chủ yếu dựa vào nghiên cứu của
Lê Đức An, Trần Đức Thạnh và cộng sự 5,6 kết hợp
với nghiên cứu của Khương Văn Hải7 làm cơ sở cho
các khảo sát thực địa về đặc điểm địa chất, địa mạo
đảo Phú Quý. Thời gian khảo sát là từ 4/4/2019 đến
8/4/2019 trên các tuyến quanh đảo và hòn Tranh (hòn
lẻ lớn nhất của đảo). Từ kết quả thực địa, nhóm tác giả
tiến hành đánh giá kiểm kê các vị trí khảo sát và định
hướng phát triển các địa điểm có đặc tính địa học lý
Trích dẫn bài báo này: Chi H T P, Hải H Q, Nam N T Q. Tiềm Năng Địa Du Lịch Đảo Phú Quý, Tỉnh Bình
Thuận . Sci. Tech. Dev. J. - Nat. Sci.; 4(SI):SI126-SI135.
SI126
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(SI):SI126-SI135
thú cũng như giá trị khoa học và bổ sung theo định
nghĩa của Reynard để đề xuất các geosite cho khu vực
nghiên cứu. Giá trị khoa học của geosite dựa vào 4
tiêu chí: tính toàn vẹn, đại diện, hiếm quý, cổ địa lý và
giá trị bổ sung bao gồm: giá trị sinh thái, thẩm mỹ và
văn hóa 3,4.
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
Đảo Phú Quý (còn gọi là cù laoThu hay cù lao Khoai
Xứ) là một cụm đảo có tổng diện tích 17,9 km2 nằm
cách thành phố Phan Thiết 120 km về phía Đông
Nam. Phú Quý là hòn đảo lớn nhất (Hình 1), những
đảo nhỏ hơn gồm: hòn Tranh, hòn Trứng – hòn Trào
ở phía nam, hòn Đỏ, hòn Đen, hòn Giữa ở phía bắc.
Đảo Phú Quý trong khung tọa độ địa lý:
Từ 10º28’58” đến 10º33’35” Vĩ độ Bắc.
Từ 108º55’13” đến 108º58’12” Kinh độ Đông.
Đặc trưng tự nhiên của khu vực nghiên cứu
Địa hình
Địa hình đảo Phú Quý giảm dần độ cao từ Bắc xuống
Nam, hai núi cao là núi Cấm cao 107,2m; núi Cao Cát
cao 89 m; ở trung tâm đảo phân bố các thềm biển 15
– 20 m, 5 m và 2 m, các đụn cát cao 10 – 15 m; các bãi
biển nhỏ hẹp rải rác quanh đảo 5,6. Sự phá hủy của
sóng biển vào nền đá bazan dòng chảy, đá vụn núi lửa
hay đá cát kết đã tạo nên sự đa dạng địa hình bờ biển
xâm thực.
Địa tầng
- Hệ tầng mũi Né, trầm tích biển tuổi Pleistocen sớm
– giữa (mQ11 2 mn), chủ yếu là cát kết hạt nhỏ màu
xám, đá hệ tầng lộ tại chân vách biển gành Hang. Hệ
tầng mũi Né là hệ tầng có tuổi cổ nhất lộ trên đảo.
- Hệ tầng Phan Thiết, trầm tích biển tuổi Pleistocen
muộn, thời sớm (mQ13 1pt), thành phần trầm tích
gồm cát thạch anh hạt nhỏ ít bột màu đỏ, vàng cam
phân bố trên diện tích rộng ở trung tâm đảo.
- Hệ tầng Phú Quý, bazan dòng chảy và phun nổ
tuổi Pleistocen muộn, thời giữa (b /Q13 2pq). Thành
phần thạch học chủ yếu là bazan olivin đặc sít hoặc lỗ
rỗng; cát kết tuf chứa các mảnh, mảnh đá, sắc cạnh,
khối đá, bom núi lửa. Đá hệ tầng phân bố diện rộng ở
khu vực núi Cấm, núi Cao Cát và, dải ven biển gành
Hang – bãi Nhỏ.
- Trầm tích biển tuổi Pleistocen muộn, thời muộn.
(mQ13 3) lộ chủ yếu ở phía đông nam và phía nam.
Thành phần trầm tích gồm cát sạn chứa vụn vỏ sò,
vụn san hômàu xám trắng, gắn kết từ vừa tới chặt (đá
chai hoặc cát kết dính). Đá chai (còn gọi là đá quánh)
trong quá khứ đã được dân đảo khai thác để xây dựng
nhà và các cơ sở hạ tầng.
- Các trầm tích Holocen có nguồn gốc biển (mQ2) và
gió (vQ2) hình thành thềm biển cao 2–5 m, các đụn
cát và các bãi biển hiện đại. Thành phần trầm tích
gồm chủ yếu cát hạt nhỏ màu xám, xám vàng chứa
vụn sinh vật biển (vỏ sò, san hô).
Khí hậu, hải văn
Phú Quý thuộc vùng khí hậu hải dương nhiệt đới gió
mùa á xích đạo. Gió hoạt động theomùa: giómùa Tây
Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 9, gió mùa Đông Bắc
từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Các tháng 4 và 10
là thời gian gió mùa chuyển hướng, tốc độ gió trung
bình năm là 5,7m/s lớn gấp 2 – 3 lần so với tốc độ gió
trong đất liền. Phú Quý thường chịu ảnh hưởng của
bão và áp thấp nhiệt đới. Bão đổ bộ nhiều nhất vào
tháng 11 chiếm 36%, sau đó đến tháng 10 chiếm 28%,
tháng 12 chiếm 16% tổng số bão và áp thấp nhiệt đới
cả năm7. Sóng do gió, bão là nguyên nhân gây xâm
thực mạnh mẽ bờ biển đảo, nhưng cũng là nhân tố
điêu khắc sự đa dạng địa hình ven biển.
Chế độ mưa phân theo hai mùa khá rõ rệt. Mùa mưa
gần như trùng với thời kỳ giómùaTâyNamvà thường
kéo dài 7 tháng (từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa
trung bình đều trên 100 mm).
Thủy triều thuộc loại hỗn hợp, độ lớn triều trung bình
1,6 m, lớn nhất 2,2 m, nhỏ nhất 0,3m. Biển Phú Quý
thuộc khu vực nước trồi mạnh8, sinh vật phù du và
sinh vật đáy phát triển nên sản lượng hải sản cao.
Nước dưới đất
Là đảo nhỏ nhưng Phú Quý có nguồn nước dưới đất
dồi dào. Các hệ tầng trầm tích và phun trào đều chứa
nước. Tổng trữ lượng nước ngọt trên đảo khoảng 6,08
đến 7,28 triệum3. Trữ lượng khai thác tiềm năng trên
đảo vào khoảng 2,5 đến 3,6 triệu m3 chiếm 40,8 đến
50,4% tổng trữ lượng nước ngọt trên đảo. Theo số
liệu điều tra năm 2011, mức độ khai thác trên đảo vào
khoảng 86,3 đến 95,5 nghìn m3/tháng chiếm 2,6 đến
3,7% trữ lượng khai thác tiềm năng7. Nước ngọt dồi
dào sẽ là thếmạnh của đảo trong phát triển các ngành
kinh tế như nông, lâm nghiệp cũng như du lịch.
Tài nguyên biển
Đáy biển ven bờ có hai hệ sinh thái là san hô và cỏ
biển. Thảm cỏ biển bao quanh đảo rộng khoảng 100
m, có nơi đến 200 m. San hô cứng có gần 140 loài,
trong đó, chiếm ưu thế lớn là Acropora cùng sự hiện
diện của Seriatopora tạo nên đặc trưng rạn san hô nơi
đây9.
SI127
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(SI):SI126-SI135
Hình 1: Vị trí đảo Phú Quý
Đặc trưng văn hóa của khu vực nghiên cứu
Phú Quý có 3 xã: Long Hải, Ngũ Phụng và Tam
Thanh. Số dân trên đảo khoảng trên 28.000 người,
mật độ dân là 1.580 người/km2 10. Các di tích khảo
cổ cho thấy chủ nhân đầu tiên của đảo là cư dân Sa
Huỳnh, tiếp theo là Chămpa. Cuối thế kỷ 16 – đầu thế
kỷ 17, hòn đảo bình an này chào đón các ngư dân từ
các tỉnhmiềnTrung. Vào thế kỷ 17, một số ngườiHoa
cũng hòa nhập vào cộng đồng cư dân Phú Quý. Quá
trình sinh sống các dân tộc Chăm, Kinh, Hoa đã tạo
nên một bản sắc văn hóa riêng cho đảo Phú Quý11.
Đảo hiện có 35 di tích tôn giáo, tín ngưỡng, trong
đó có ba di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia (Đền
thờ Công chúa Bàn Tranh, Vạn AnThạnh nơi lưu giữ
gần 100 bộ xương cốt gồm cá voi, rùa da, Chùa Linh
Quang) và bảy di tích lịch sử – văn hoá cấp tỉnh, cùng
nhiều lễ hội văn hóa rất đặc sắc như lễ hội rước sắc
Thầy và lễ hội cầu Ngư11.
KẾT QUẢNGHIÊN CỨU
Các di sản địa mạo
Kết quả tổng hợp tài liệu, khảo sát thực địa và đánh
giá giá trị khoa học đã xác định đảo PhúQuý có bốn di
sản địa mạo (Hình 2) bao gồm: núi lửa vòm núi Cấm,
núi lửa phunnổCaoCát, bờ biển xâm thực gànhHang
– bãi Nhỏ và đảo núi lửa hòn Tranh, trong đó núi lửa
SI128
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(SI):SI126-SI135
Hình 2: Các di sản địa mạo đảo Phú Quý
phun nổ Cao Cát là di sản cấp khu vực (Nam Trung
Bộ), ba di sản còn lại thuộc cấp địa phương (tỉnh).
Núi lửa vòm núi Cấm
Giá trị khoa học
Núi Cấm cao 108m là núi lửa kiểu vòm, lộ bazanmàu
xám đen đặc sít, vỏ phong hóa dày kết tảng, rắn chắc,
những khối lăn kích thước tới 1 m3. Phía dưới chân
núi lộ bazan phong hóa bóc cầu (Hình 3 và 4).
Giá trị bổ sung
Chân núi có chùa Linh Bửu (Hình 5), trên đỉnh núi
có tháp đuốc Bác Hồ, trạm viễn thông quân sự và hải
đăng núi Cấm (Hình 6). Hải đăng núi Cấm được xây
dựng năm 1997, cao 18m, là điểm nhìn ấn tượng toàn
đảo Phú Quý: 1) theo hướng đông bắc là cảnh quan
núi lửa Cao Cát (Hình 7), 2) theo hướng đông nam là
thềm cát đỏ kiểu Phan Thiết trải rộng và xa xa là núi
lửa hòn Tranh, 3) theo hướng nam là làng chài Ngũ
Phụng và 4) theo hướng tây bắc (khi trời quang) có
thể thấy được núi Tà Cú (HàmThuận Nam), mũi Cà
Ná (Ninh Phước) và phần phía Nam dãy núi Trường
Sơn12.
Núi lửa phun nổ Cao Cát
Giá trị khoa học
Núi Cao Cát cao 89 m, các vách xâm thực (vách biển
cổ) cắt vào núi để lộ các lớp cát kết tuf phân dải chứa
các mảnh đá bazan đen, sắc cạnh, các khối đá và bom
Hình 3: Khối bazan lăn dọc đường lên núi Cấm
Hình 4: Bazan phong hóa bóc cầu núi Cấm
SI129
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(SI):SI126-SI135
Hình 5: Chùa Linh Bửu
Hình 6: Hải đăng núi Cấm 13
Hình 7: Cảnh quan phía đông núi Cấm
núi lửa (Hình 8 và 9). Quan sát hình thái, kết hợp đo
thế nằm các lớp cát kết tuf, bột kết tuf nhận thấy núi
Cao Cát có cấu trúc phun nổ. Cấu trúc này có đường
kính khoảng 5 km (Hình 8–Hình 13) và một nửa đã
bị phá hủy bởi biển.
Giá trị bổ sung
Quanh núi Cao Cát nhiều di tích văn hóa cổ đã được
phát hiện trong đó có chiếc mộ vò lớn bên trong có 3
rìu, bôn đá đặc trưng cho văn hóa Sa Huỳnh có niên
đại cách nay 2500 – 3000 năm9. Chùa Linh Sơn trên
100 năm tuổi trên núi Cao Cát, nơi diễn ra các nghi lễ
quan trọng của các tín độ Phật tử. Chùa cũng là điểm
tựa tinh thần cho ngư dân khi ra khơi đánh bắt hải
sản. Trên đỉnh cao 89 m có tượng Phật Bà Quan Âm
rất uy nghi, từ đây có thể quan sát các lớp trầm tích
vụn núi lửa và chiêm ngưỡng cảnh biển, phía đông
có Dinh Thầy, phía đông bắc có hòn Đen – hòn giữa
– hòn Đỏ, phía tây có mũi Long Hải, xóm Bát Tràng,
xóm Long Hải. Trước cảnh đẹp hữu tình, dân gian đã
khắc trên vách đá hai câu thơ:
“Khen ai khéo tạo cảnh chùa
Trên sơn dưới thủy, bốn mùa xanh tươi”
Hình 8: Trầm tích vụn núi lửa phân dải chứa các
mảnh đá bazan đen, sắc cạnh.
Hình 9: Khối bazan trong cát kết tuf
Hình 10: Cấu trúc núi lửa phun nổ Cao Cát là đường
gờ dạng vòng từ Doi Thầy qua hòn Đen – hòn Giữa
– hòn Đỏ đến mũi Long Hải.
Bờ biển xâm thực gành Hang – bãi Nhỏ
Giá trị khoa học
Gò gành Hang cao 45 m, đặc trưng hình thái và thế
nằm các lớp đá cho phép dự đoán đây cũng là núi
lửa kiểu trung tâm như núi Cao Cát. Phần lớn diện
SI130
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(SI):SI126-SI135
Hình 11: Cấu trúc phân lớp trầm tích vụn núi lửa
vách tây nam núi Cao Cát
Hình 12: Địa hình từ núi Cao Cát đến bãi Bát Tràng
– mộ Thầy Sài Nại – mũi Doi Thầy
Hình 13: Vách biển mũi Doi Thầy nhìn ra các hòn
Đen – Giữa – Đỏ
tích phía đông núi lửa bị biển phá hủy tạo nên nhiều
dạng địa hình bờ biển hấp dẫn du khách như: gành
đá (Hình 14), thềm biển mài mòn, vách biển, bờ biển
răng cưa, bãi biển dạng túi (Hình 14 và 15) hay cầu
thiên nhiên (Hình 16). Địa hình do phong hóa muối
dạng tổ ong gặp phổ biến trên đá bazan và cả trên đá
cát kết (Hình 17).
Tại vách biển gành Hang lộ một quan hệ địa tầng lý
thú, đó là bazan lỗ rỗng màu đen phân lớp tuổi Pleis-
tocenmuộn thuộc hệ tầng tầngPhúQuý (b /Q13 2pq)
phủ bất chỉnh hợp lên cát kết nguồn gốc biển tuổi
Pleistocen sớm – giữa (mQ11 2 mn) thuộc hệ tầng
mũi Né (Hình 18).
Giá trị bổ sung
Cột cờ Tổ quốc tại thôn Triều Dương, xã TamThanh
(Hình 19) cao 22,6 m trên thềm biển cao 30 m có
vách dốc đứng. Cột cờ Phú Quý nhưmột tấm bia chủ
quyền vững chãi giữa biển, khẳng định vùng lãnh thổ
trên biển của Việt Nam. Du khách đến đảo Phú Quý
đều ghi lại những hình ảnh dưới chân cột cờ thiêng
liêng này. Từ chân cột cờ, du khách còn có thể chiêm
ngưỡng cảnh quan biển với sắc màu tương phản đen,
đỏ của đá và màu xanh ngọc bích của nước biển.
Hình 14: Gành đá do biển phá hủy đá bazan lỗ rỗng
Hình 15: Bãi Nhỏ nhìn từ cột cờ
Hình 16: Cầu thiên nhiên cấu tạo từ đá bazan lỗ
rỗng
SI131
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(SI):SI126-SI135
Hình 17: Phong hóa tổ ong (Honeycomb Tafoni)
trên cát kết
Hình 18: (a) bất chỉnh hợp giữa bazan lỗ rỗng (b) và
cát kết (c)
Đảo núi lửa hòn Tranh
Giá trị khoa học
Hòn Tranh có diện tích 55 ha, chỉ nhỏ hơn đảo Phú
Quý. Sự phá hủy của sóng biển vào đá bazan dòng
chảy và vật liệu phun nổ đã tạo nên sự đa dạng địa
hình quanh đảo. Sự đa dạng địa hình được thể hiện
bằng các địa danh tượng trưngmà chỉ những ngư dân
già đi biển lâu năm mới biết như: gò Móng Tay, vũng
Gấm, vũng Bàn, mũi Xương Cá (Hình 20), vũng Phật
(Hình 21), bàuMựcKhô; hangCònước, hangCòkhô,
hang Đú (Hình 22), cầu thiên nhiên (Hình 23).
Giá trị bổ sung
Trên hòn Tranh cómiếu thờ vua Gia Long, miếu Trấn
Bắc, thờ quận công Bùi Huy Ích, một vị tướng giỏi
mất trên đường bảo vệ Nguyễn Ánh. Tại đây đã từng
Hình 19: Cột cờ đảo Phú Quý, trên bậc thềm mài
mòn cao 30 m
có 77 cá Ông dạt vào bờ, nên có Vạn thờ thần Nam
Hải. Vũng Phật cũng là nơi khởi nguồn truyền thuyết
về “linh thạch”, một câu chuyện tâm linh hấp dẫn liên
quan đến chùa LinhQuang hơn 250 tuổi trên đảo lớn.
Các du khách đến đây rất ngạc nhiên khi giếng “Vua”
hơn trăm năm tuổi lúc nào nước cũng ngọt, trong khi
giếng mới đào cách đó chỉ khoảng 15 m luôn trơ đáy.
Hòn Tranh có biển xanh trong vắt quanh năm, nơi để
ngắm nhìn những rạn san hô hoang sơ đa sắc màu
(Hình 24).
Hình 20: Mũi Xương Cá phía nam hòn Tranh
SI132
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(SI):SI126-SI135
Hình 24: Rạn san hô nhiều màu sắc tại Hòn Tranh – Phú Quý. Nguồn:Facebook Sang Phú Quý và Tính Phú Quý
Hình 21: Cột đá hình bàn tay Phật tại Vũng Phật
Hình 22: Hang biển rộng 110 cm, sâu 270 cm, cao
85 cm
Hình 23: Cầu thiên nhiên nhiên cao hơn 2 m 14
KẾT LUẬN
Hoạt động phun trào, phun nổ và sự chạm khắc lâu
dài của sóng, gió, mưa vào nền đá bazan nhô lên giữa
biển khơi đã tạo lên đảo nhỏ Phú Quý với bốn di sản
địa mạo có giá trị cả về khoa học và bổ sung (văn hóa,
thẩm mỹ và sinh thái), trong đó núi lửa phun nổ Cao
Cát xứng đáng là di sản cấp khu vực; di sản núi lửa
núi Cấm, Bờ biển xâm thực gành Hang – bãi Nhỏ và
Đảo núi lửa hòn Tranh là di sản cấp địa phương.
Giá trị khoa học nổi bật của di sản núi Cao Cát đó là:
biển trong quá khứ đã cắt đôi ngọn núi, để lại những
vách đứng chênh vênh cấu trúc bởi những trầm tích
vụn thô của núi lửa phun nổ. Chùa Linh Sơn hơn
100 tuổi có kiến trúc độc đáo tọa lạc trên núi Cao
Cát; những di tích văn hóa cổ được tìm thấy quanh
chân núi; ngắm nhìn đất, biển, trời Phú Quý từ tượng
Phật QuanThếÂm là những giá trị bổ sung (tâm linh,
thẩmmỹ) đặc biệt của di sản núi lửa phun nổCaoCát.
Sự đa dạng địa hình bờ biển xâm thực của các di sản
địa mạo như gành đá, mũi đá, vách đá với đủ hình
dạng được gắn địa danh như gòMóng Tay, vũngGấm,
vũng Bàn, mũi Xương Cá, vũng Phật, bàu Mực Khô
hay hònĐen, hònGiữa, hònĐỏ làm cho đảo PhúQuý
càng trở nên hấp dẫn với du khách.
Diễn giải các giá trị khoa học và bổ sung của di sản địa
mạo Phú Quý bằng sách báo, mô hình, hình ảnh sẽ
thúc đẩy địa du lịch –một ngách của du lịch bền vững
đang được phát triển ở nhiều nước, nhất là sự ra đời
hàng loạt Công viên Địa chất trên thế giới.
XUNGĐỘT LỢI ÍCH
Các tác giả cam đoan rằng họ không có xung đột lợi
ích.
ĐÓNGGÓP CỦA TÁC GIẢ
Nghiên cứu này được thiết kế và thực hiện bởi tác
giả Hoàng Thị Phương Chi. Tác giả Hà Quang Hải,
HoàngThịPhươngChi vàNguyễnThịQuếNamkhảo
sát thực địa và tổng hợp tài liệu tham khảo. Tác
SI133
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(SI):SI126-SI135
giả Hoàng Thị Phương Chi viết bản thảo, tác giả Hà
Quang Hải chỉnh sửa bản thảo.
LỜI CÁMƠN
Nghiên cứu sinh Hoàng Thị Phương Chi được hỗ
trợ bởi Chương trình học bổng đào tạo thạc sĩ, tiến
sĩ trong nước của Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup
(VINIF), Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn (VINBIG-
DATA).
TÀI LIỆU THAMKHẢO
1. UNESCO. Definition of Geotourism. Declaration Arouca. 2011;.
2. Hose TA. 3G’s for Modern Geotourism. Geoheritage. 2012;4(1-
2):7–24. Available from: https://doi.org/10.1007/s12371-011-
0052-y.
3. Reynard E. A method for assessing ”scientific” and ”ad-
ditional values” of geomorphosites. Geographica Helvetica.
2007;62(3):148–158. Available from: https://doi.org/10.5194/
gh-62-148-2007.
4. Reynard E, Perret A, Bussard J, et al. Integrated Approach for
the Inventory and Management of Geomorphological Her-
itage at the Regional Scale. Geoheritage. 2016;8(1):43–60.
Available from: https://doi.org/10.1007/s12371-015-0153-0.
5. Thạnh TD, An LD, Cử NH, et al. Biển đảo Việt Nam - Tài nguyên
vị thế và những kỳ quanđịa chất, sinh thái tiêu biểu, NXBKhoa
học tự nhiên và công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam. 2012;.
6. An LD. Đới bờ biển Việt Nam - Cấu trúc và tài nguyên thiên
nhiên - Sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và
Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam,
Hà Nội. 2015;.
7. Hải KV. Ảnhhưởngnướcbiểndângđến tài nguyênnướcngầm
trên huyện đảo Phú Quý, Luận văn Thạc sỹ khoa học, Trường
đại học Khoa Học Tự Nhiên - Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
2012;.
8. LongBH, et al. Hiện tượngnước trồi trongvùngbiểnViệtNam.
Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. 2009;.
9. Trinh DT. Rạn san hô đặc trưng biển đảo Phú Quý. Tổng cục
Biển và Hải đảo Việt Nam, accessed: 06/12/2020. 2017;Avail-
able from:
bien-dao-phu-quy/t708/c249/i636.
10. Nien giam thong ke 2017 tinh Binh Thuan. accessed:
11/15/2020.;Available from:
index.htm.
11. Tổng quan về lịch sử hình thành và văn hóa huyện
Phú Quý. accessed: 05/02/2019.;Available from:
thanh-va-van-hoa-huyen-phu-quy.htm.
12. Giới thiệu các di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn huyện Phú
Quý. accessed: 07/24/2020.;Available from: https://phuquy.
binhthuan.gov.vn/mDefault.aspx?sid=1355&pageid=4161&
catid=61927&id=563779&catname=van-hoa&title=gioi-thieu-
cac-di-tich-lich-su-van-hoa-tren-dia-ban-huyen-phu-quy.
13. Ngọn hải đăng trên đảo Phú Quý. Công ty du lịch Ấn Tượng
Châu Á. accessed: 07/26/2020. 2018;Available from: https://
antuongchaua.com.vn/ngon-hai-dang-tren-dao-phu-quy/.
14. Bộ ảnh check in đảo Phú Quý hoang sơ cực truyền cảm
hứng. Du Lịch Chất. accessed: 07/26/2020. 2019;Available
from: https://dulichchat.com/bo-anh-check-in-dao-phu-quy-
hoang-so-cuc-truyen-cam-hung/.
SI134
Science & Technology Development Journal – Natural Sciences, 4(SI):SI126-SI135
Open Access Full Text Article Research Article
1Faculty of Environment, University of
Science
2Vietnam National University Ho Chi
Minh City
Correspondence
Hoang Thi Phuong Chi, Faculty of
Environment, University of Science
Vietnam National University Ho Chi Minh
City
Email: htpchi@hcmus.edu.vn
History
Received: 06/8/2020
Accepted: 23/10/2020
Published: 21/12/2020
DOI :10.32508/stdjns.v4i1.997
Copyright
© VNU-HCM Press. This is an open-
access article distributed under the
terms of the Creative Commons
Attribution 4.0 International license.
Geotourism Potential Of Phu Quy Island, Binh Thuan Province
Hoang Thi Phuong Chi1,2,*, Ha Quang Hai1,2, Nguyen Thi Que Nam1,2
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
ABSTRACT
Phu Quy island – Binh Thuan province, is 120 km southeast of Phan Thiet city, where the long –
lasting destruction of waves, wind, and rain into oceanic volcanic materials formed four significant
geomorphological heritages. These geomorphosites have scientific and additional values (cultural,
aesthetic, and ecological values), of which mountain Cao Cat cinder cones deserves to be a South
Central Coast geomorphosite; while mountain Cam volcano, Hang Cliff – Nho beach erosion coast
and Tranh volcanic islet are proposed at a local level. The impressive cliffs exposed layers of coarse
and steeply sloping sediments caused by blasting; erosion coastal terrain such as cliffs, rocky head-
lands, stacks, arch, islets, etc. all shapes and colors associated with landmarks such as Mong Tay
tack, Gam inlet, Ban inlet, Xuong Ca headland, Phat inlet, Dried Squid pond, Den islet, Giua islet, Do
islet... are outstanding scientific values. Furthermore, Sa Huynh cultural relics (2,500 – 3,000 years
ago) discovered inmountain Cao Cat; Linh Son, and Linh Buu ancient pagodas; Phu Quy landscape
viewpoints from mountain Cam Lighthouse or colorful coral reefs on Tranh islet... are additional
values that increase the worth of Phu Quy island's geomorphosites. Interpreting the scientific and
additional values of these geomorphosite with images, books, geometrically similar models, etc.
would promote the geotourism – a niche of the sustainable tourismmarket that is developed along
with Global Geoparks recognized by UNESCO.
Key words: geotourism, geomorphosite, Phu Quy island
Cite this article : Chi H T P, Hai H Q, Nam N T Q. Geotourism Potential Of Phu Quy Island, Binh
Thuan Province. Sci. Tech. Dev. J. - Nat. Sci.; 4(SI):SI126-SI135.
SI135
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tiem_nang_dia_du_lich_dao_phu_quy_tinh_binh_thuan.pdf