Nhiều đền này đuợc xây ở bờ sông Lô và cửa ra bến sông khá đẹp (nhu truờng hợp đền Hạ). Vậy tại sao không tổ chúc tua du lịch sông Lô để đến thăm các đền, vừa đi lễ vừa tham quan đôi bờ sông Lô?
- Một trong nhũng chỗ chua mạnh của du lịch Tuyên Quang là truyền thông. Một miền đất đẹp tù nguời đến di sản, tâm linh nhung nếu chua có sụ quảng bá đúng tầm thì vẫn chỉ là cách làm du lịch tiểu nông. Muốn vậy phải có sự tuyên truyền, giáo dục, tiếp thị để làm sao du lịch Tuyên Quang đuợc nhiều nguời biết đến hơn
- Vấn đề sản phẩm du lịch cần hấp dẫn hơn. Muốn vậy phải đầu tu cho đội ngũ nhũng nguời có chuyên môn làm du lịch để viết thuyết minh sâu sắc hơn, có sản phẩm địa phuơng khi chia tay mang về. Tránh mọi sụ nhàm chán mà các di tích, danh lam thắng cảnh nào cũng giống nhau.
Với tiềm năng du lịch, Tuyên Quang cần tìm ra lối đi riêng cùa mình, ví dụ khai thác du lịch di sản, tâm linh thì chắc chắn sẽ thu hút đuợc nhiều du khách hơn nữa.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 503 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiềm năng du lịch Lâm Bình -Tuyên Quang: Di tích tiền, sơ sử và tôn giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO
ISSN: 2354 -1431
Tiềm năng du lịch Lâm Bình -Tuyên Quang: di tích tiền, sơ sử và tôn giáo
Trịnh Sinh a'
“ Viện Khảo cồ học
Email: frinhsinhchi@gmail.com
Thông tin bài viết
Tóm tắt
Ngày nhận bài:
03/7/2019
Ngày duyệt đăng:
10/12/2019
Tuyên Quang là mảnh đất có người cư trú từ thời văn hóa thời đại đồ đá mới Hòa Bình với hang Phía Vài (Lâm Bình), có trống đồng Chiêm Hóa và một số di chỉ thuộc văn hóa Tiền Đông Sơn và Đông Sơn. Đây còn là nơi có các di tích tôn giáo nổi tiếng như chùa Phúc Lâm (Lâm Bình) và nhiều chùa khác. Tác giả đã
Từ khóa:
Du lịch, Lâm Bình, di tích Tiền Sơ sử, tôn giảo
đánh giá các giá trị cùa di tích này trong bối cảnh chung của lịch sử Việt Nam.
Việc khai thác du lịch tại Lâm Bình -Tuyên Quang đã được làm khá tốt. Tuy nhiên, chứng ta mới nghiêng về khai thác thế mạnh là các thắng cảnh tự nhiên hay các lễ hội của đồng bào các dân tộc. Trong khi đó, mảng du lịch di tích còn bị coi nhẹ. Tác giả phân tích thực hạng mảng du lịch này và có một số kiến nghị về giải pháp phát triển các tua du lịch “về nguồn” để khách tham quan biết về lịch sử mảnh đất và con người nơi đây.
Du lịch về nguồn và du lịch tâm linh đang là một trong những thế mạnh của tỉnh Tuyên Quang. Trong Hội thảo, chúng tôi muốn điểm lại cái kho di sản quý giá này cũng như đề xuất một số giải pháp để hy vọng đóng góp đôi điều cho ngành du lịch Lâm Bình nói riêng và tỉnh Tuyên Quang nói chung được phát triển.
Các di tích thòi Tiền sử và Sơ sử.
Di tích văn hóa Hòa Bình
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi có người cổ cư trú từ khá sớm trong thời cổ đại. Từ năm 1995, các nhà khảo cổ đã phát hiện một di chì khảo cổ học thuộc thời đại sơ kỳ đồ đá mới, được định danh là văn hóa Hòa Bình. Đó là địa điểm Đầm Hồng thuộc xã Đầm Hồng (cũ), huyện Chiêm Hóa Bùi Vinh, Trinh Năng Chung, Trịnh Văn lĩnh (1995), Phát hiện đồ đá ở di chi Đầm Hồng (Tuyên Quang), trong sách: Nhũng phát hiện mới về khảo cổ học năm 1995, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 73
.
Đáng chú ý hơn, trong địa bàn huyện Lâm Bình, các nhà khảo cổ đã khai quật một di tích thuộc thời vãn hóa Hòa Bình một cách khá bài bản và hiện nay còn được bảo tồn khá tốt. Đó là địa điểm hang Phía Vài.
Đầu năm 2006 ngôi mộ cổ dưới nền hang Phía Vài (bản Cốc Ngận, xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang) đã được khai quật. Hiện tại, hang nằm trong vùng hồ Na Hang của Thủy điện Tuyên Quang. Hang nằm trong núi đá vôi phía đông suối Cốc Ngân, đổ vào sông Gâm.
Công cụ bằng đá cuội ghè đẽo được chôn theo trong
mộ Phia Vài (Ảnh: Trịnh Sinh)
Ngôi mộ còn lưu giữ được xương cốt cũng như các đồ tuỳ táng chôn theo giống như hàng chục mộ táng đã được phát hiện trong hang từ trước tới nay. Vì thế, các nhà khảo cổ đã ngay lập tức xác định được thân phận của chủ nhân ngôi mộ. Đó là một người phụ nữ có tuổi từ 45 đến 50, sông cách chúng ta khoảng chùng 1 vạn năm trong nền văn hoá Hoà Bình nổi tiếng. Khỉ chết, bà còn được chia của để có "vốn" làm ăn ở thế giới bên kia, đỗ là hàng trăm công cụ đả cuội được ghè đẽo. Một số cục thổ hoàng được chôn theo chắc là để làm đẹp giống như nhiều ngôi mộ thời này được rắc bột thổ hoàng.
Vỏ ốc tiền trong hốc mắt của người đàn bà Phia Vài
(Ảnh: Trịnh Sinh)
Điều lạ nhất chưa từng thấy ở đâu là ở hai hốc mắt người chết được đặt 2 vỗ ốc tiền, vì thế đã đặt ra khá nhiều câu hỏi cho giới khoa học cần được giải mã quanh tập tục chôn cất lạ đời này: phải chăng người xưa chôn theo vỏ ốc tiền này với ý nghĩa đây là một loại tiền tệ? Việc chia "tiền" ở đây có gì nhang nhác giông vói cách chia các công cụ đá đã chôn theo người phụ nữ này, và cũng mang ý nghĩa nhu cách chia tiền đồng bỏ vào hốc mắt trong thời đại Kim Khỉ cách đây vài ngàn năm hay chỉ mới cách đây cỏ vài chục năm, ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam, người ta còn bỏ vào miệng người chết một vài đồng tiên chinh để có cái mà... tiêu dọc đường về cõi âm? Và, tại sao người xưa lại đật vỏ ốc tiền chứ không phải đồ vật nào khác trong mắt người quá cố?... Vì thế quanh vài chiếc vô ốc tiền mà đã hàm chứa được đôi điều bí ẩn hấp dẫn của lịch sử cổ đại.
Xuất xứ 2 chiếc vỏ ốc tiền Phia Vài là từ biển chứ vùng núi Tuyên Quang không thể có loại ốc tiền (còn gọi là ốc lợn) (tên khoa học là Cyprea Arabica). Có thể, chính tên gọi Ốc lợn là cách gọi trệch đi, chứ ốc này chẳng liên quan gì đến...lợn cả. Những chiếc vỏ ốc biển này có màu sắc đẹp, lóng lánh nên nhiều vừng du lịch ven biển nước ta vẫn bày bán những vỏ ốc này để cho du khách mang về làm kỷ niệm. Một sổ dân tộc ở Đông Nam Á, như người ở đảo New Guinea hiện vẫn thích đeo các chuỗi vòng trang sức từ vỏ ốc loại này. Họ thưởng đeo chuôi vòng ốc quanh cổ hay quanh mái tóc. Ở vùng New Caledonia thì các chuỗi vòng ốc lại được đeo ở bắp chân hay đầu gối.
Người cố vùng núi cao Phia Vài có được 2 chiếc vô ốc tiền là do trao đổi vật phẩm, giao lưu vẫn hoá với vùng biển mà có. Trong bối cảnh vãn hóa Hoà Bình thời đồ đá mới, những vô ốc này đều là đồ hiếm quý, vì thế chỉ một số nhỏ địa điểm có sự tổn tại của ốc tiền, mặc dù người Hoà Bình nổi tiếng là "người ăn ốc" như cách nói của một số nhà khảo cổ nước ngoài, nhưng là ăn ốc nước ngọt. Các loại ốc suối, ốc núi được người Hoà Bình đi lượm về, đập vỏ, ăn ruột rồi vứt ngay tại chỗ tạo thành một tầng vãn hoá mà ken dầy lớp lớp toàn vỏ ốc nước ngọt. Những chiếc vỏ ốc tiền chỉ tìm thấy lác đác ở Hang Tọ, Hang Thạch Sơn (Thanh Hoá), Hang Đáy, Làng vố, Hạ Bì, Hang Bưng (Hoà Bình)... Nhiều vỏ ốc biển được người xưa tách làm hai nửa, xâu dây qua miệng của những con ốc thành chuỗi vòng đeo cổ và đeo tay. Thực ra, người Hoà Bình dùng vỏ ốc biển làm đồ trang súc cũng như làm quen với biển, thậm chỉ là các vùng bờ biển xa xôi là chuyên bình thường, nếu như chúng ta biết được rang vùng "hoạt động" của họ rộng đến tận In đô nê xi a hiện nay, khi đó, do chịu ảnh hưởng của đợt biển lùi nên người cồ có thể đi bộ từ Hoà Bình đến vùng quần đảo một cách vô tư, mà nhiều công cụ của nền văn hoá này cũng còn tìm được ở đây. Việc vỏ ốc biển được đặt trong hốc mắt của người phụ nữ Phía Vài có lẽ không mang ỷ nghĩa trang sức, nhưng cỏ khả nâng nào cho thấy chỉnh vô ốc này có chức năng tiền tệ chia cho người chết như ở thời sau, người ta đặt tiền đồng trong hốc mẳt?
Đúng là có một thời muộn hơn nhiều, vò ốc biển được coi là một loại tiền tệ thật, vì thế mới có tên là ốc tiền (tiếng Hán gọi là Bối Tệ). Trong lịch sử tiền tệ ở nhiều khu vục, giai đoạn dùng tiền vỏ ốc có trước giai đoạn dùng tiền đồng (lúc đầu được đúc hình lưỡi đao,
sau được đúc hình tròn có lỗ vuông). Vỉ dụ, ở khu mộ Thạch Trại Sơn, Vân Nam, Trung Quốc, đã tìm. được một vài thùng đồng chứa đầy tiền vỏ ổc, hàng trăm chiếc trong một ngôi mộ quý tộc cách đây hơn hai ngàn nãm. Theo các nhà khảo cổ học Trung Quốc thì các vô ốc tiền này có xuất xứ từ vùng vịnh Bắc Bộ nước ta. Khu mộ này ở vào một thời điểm mà vùng Vân Nam đã có nhà nước sơ khai, nước Điền. Còn vào thời vẫn hoá Hoà Bình, chua thể xuất hiện tiền vỏ ốc được, căn cứ vào điều kiện kinh tế, xã hội khi đó. Nen kỉnh tế dựa vào săn bắn hái lượm chưa cần đến vật "ngang giá” là tiền, dẫu là tiền vỏ ốc. Tiền xuất hiện ở ta muộn hơn nhiều nghìn năm, có thể vào thời Hùng Vương, tương đương với thời Điền Vương ở Vân Nam.
Vậy người xưa đật vỏ ốc tiền vào hốc mắt người đàn bà Phia Vài với dụng ý gì? Theo tôi, đó là do một cách tư duy liên tưởng của họ. Người chết vẫn còn tiếp tục "sống" trong một thế giói khác, thế giới âm phủ. Họ được chia của đã đành mà cũng phải có linh hồn và hình dạng. Cách tưởng tượng thế giới và con người cõi âm cũng tùng được người trong vãn hoá Hoà Bình thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật Đó là người chết phải có cặp sùng như động vật thể hiện ở hình khắc trên vách hang Đồng Nội, thuộc huyện Yên Thuỷ, tinh Hoà Bình. Trường hợp người đàn bà Phia Vài cũng theo mạch tư duy đó. Những vỏ ốc tiền được liên tưởng đến đôi mắt người chết Gắn vô ốc lên đôi mắt như mong muốn cặp mắt không bao giờ mất đi, vẫn biểu hiện mọi tâm tư tình cảm như trong cuộc sống thực sự. Như thế, người xưa đã đánh giá cao sự biểu cảm của đôi mắt như thể về sau này có người đã ví von đó là "cửa sổ của tâm hổn" vậy. Có thể người Hoà Bình chua có khái niệm về "cái bụng" (nhu kiểu phân biệt người tốt bụng, kẻ xấu bụng) hay khái niệm về "trái tim" như người thời sau, nhưng họ đã có khái niệm về linh hồn. Phải chăng chỉnh cách táng tục đật đôi vỏ ốc biển vào đôi mắt người đã khuất là để cầu mong cho lỉnh hồn mãi mãi tồn tại, một cách thể hiện sự yêu thương vô hạn của người thân đôi với người đàn bà Phia Vài. Và, dẫu thế nào đi nữa thì đây cũng là cách chôn cất hết sức độc đáo của người xưa, đã giúp cho chúng ta có thêm nhận thức mới về tổ tiên cách đây vạn năm: họ là những người có cuộc sống tình thần phong phú, tâm hồn mang nhiều nét lãng mạn.
Như vậy, huyện Lâm Bình nói riêng và Tuyên Quang nói chung đã có được những di tích độc đáo, chắc chắn hấp dẫn du khách về tham quan quá khứ vạn năm của người cổ ở đây.
Di tích và di vật thời Sơ sử.
Muộn hơn thời văn hóa Hòa Bình, trong thời Hậu kỳ đồ đá mới - sơ kỳ Kim Khí, tại địa điểm Bình Ca Bùi Vinh, Trình Năng Chung, Đinh Thị Tường (1995), về Sưu tập đá, gắm Bình Ca ở kho Bảo tàng Tuyên Quang, trong sách: Những phát hiện mói về khảo cổ học năm 1995, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội,tr. 76
, thuộc xã An Khang và Tiến Bộ, huyện Yên Sơn, các nhà khảo cổ học đã trở lại nghiên cứu sưu tập đồ đả và gôm ở trong kho của Bảo tàng Tuyên Quang. Đây là địa điểm khảo cổ học ven sông Lô đã bị phá hủy do bở sông bị lở nhưng các nhà khoa học đã kịp thời thu được khá nhiều công cụ đá mài và đồ gốm có hoa vãn khắc vạch. Địa điểm Bình Ca đã được nhà khảo cố người Pháp là ông H. Mansuy đã từng đến điều tra và phát hiện nhiều hiện vật. Qua những hiện vật mà ông công bố, các nhà khảo cổ học Việt Nam thấy có nhiều nét gần gũi với di tích khảo cổ học Phùng Nguyên, xã Kinh Kệ, Lâm Thao, Phú Thọ. Chúng tôi đã từng đến điều tra Bình Ca, tuy nhiên, hiện tại không còn thấy dấu tích gì. Theo nhân dân, có thể di tích đã bị lở xuống dòng sông.
Trong thời đại Kim Khí, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy một số di tích ở quanh thị trấn Vĩnh Lộc huyện Chiêm Hóa như địa điểm Ghềnh Ca Nô, Soi Gà. Vào thời vẫn hóa Đông Sơn, Tuyên Quang đã cỗ nhũng làng cổ như Làng Ngần ở xã Hùng Mỹ, Bản Ty ở Đầm Hồng đều thuộc huyện Chiêm Hỏa, làng cổ Minh Hương thuộc xã Minh Hương, huyện Hàm Yên.
Tuyên Quang còn là nơi tìm được 4 chiếc trống đồng Đông Sơn, chửng tỏ đây là nơi cư dân Đông Sơn đã từng cư trú.
Tại xóm Chẩn, xã Nhân Lý, huyện Chiêm Hóa đã tìm được 1 chiếc trống đồng Đông Sơn (tức trống loại I theo phân loại của Heger) Quách Dũng (1989), Trổng đồng Chiêm Hỏa, trong sách: Những phát hiện mới về khảo cỏ học năm 1989, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội,tr.71
Trổng đồng Chiêm Hóa, hiện lưu giữ tại Bảo tàng
Tuyên Quang (Ảnh: Trịnh Sinh).
Trống Chiêm Hóa tìm được ở độ sâu khoảng 4m. Mặt trống có đường kính 51,5cm Giữa mặt trống được trang trí ngôi sao 11 cánh. Từ ngôi sao ra rìa mặt trống có có 11 vành hoa văn. Trống có hình người hóa trang cách điệu cao. Hình chim Lạc bay theo chiều kim đồng hồ. Đây là chiếc hống Đông Sơn muộn. Kỹ thuật đúc trống chưa cao so vói những chiếc trống cùng loại.
Tại Tuyên Quang còn tìm được chiếc trống đòng thứ hai. Theo ông Quan Văn Dũng, chiếc trống này do anh Đỗ Văn Dương, người dân tộc Sán Dìu ở thôn Văn Sòng, xã Thiện Ke, huyện Sơn Dương đã tìm được trong lúc đào vườn ở nhà vào ngày 4-12-2002. Trống nằm ở độ sâu l,2m trên một khu đồi có mặt bằng còn nguyên vẹn.
Mặt trống có đường kính 70,5cm; chân trống có đường kinh 68cm; cao 44,5cm; nặng 33kg. Trống được chôn úp, mặt trống quay xuống dưới. Giữa mặt trống được trang trí hình ngôi sao 12 cánh, xen giữa là những hoa vãn lông công. Có vành hoa văn 18 hình chim bay cách điệu, bay ngược chiều kim đồng hồ. Còn thấy hoa văn hình trâm, vòng tròn đồng tâm kép, người múa hóa trang cách điệu. Rìa trống có 4 khối tượng cóc, đã mất 1 con chỉ còn dấu vết.
Tang trống phình, có đôi quai kép văn thừng đối xứng hai bên tang. Chân trống choãi. Trên trống còn có nhiều dấu vết con kê là dấu vết của kỹ thuật đúc. Trống Thiện Kế được phát hiện trong tư thế được chôn úp, mặt trống quay xuống đất. Đáng lưu ý, cách nơi đào được trống về phía tây khoảng Ikm, nhân nhân đã tìm được nhiều hiện vật bằng đồng như mũi giáo, mũi lao, mũi tên. Điều này chứng tỏ khu vực Thiện Ke là một địa điểm thuộc văn hóa Đông Sơn quan trọng. Neu có điều kiện điều tra khảo cổ học, có thể tìm được nơi cư trú của người xưa. Bước đầu, theo báo cáo khảo cổ học, có một di tích khảo cổ học thòi đại Kim Khí nằm dưới chân núi Thiện Kế, thôn Thiện Phong, xã Thiện Kế. Tại đây, khi nhân dân san đất để làm bãi đấu vật trong ngày hội chùa, đã tìm được nhiều đồ gốm thô cắm sâu vào vách tầng văn hóa.
Đây là chiếc trống đồng loại I Heger, còn được gọi là trống Đông Sơn, có niên đại khoảng trước sau Công Nguyên. Trống được xếp vào nhóm Đ, tương tự các trống Làng Vặc, Na Dương, Mèo Vạc, Chợ Mới...
Chiếc trống Đông Sơn thứ ba được phát hiện và được đặt tên là trống Xuân Vân I, tìm được ở vườn của một gia đình ờ thôn Đồng Dài, xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn. Trống nằm ở độ sâu l,2m. Mặt trống có đường kính 58cm. Giữa mặt được trang trí ngôi sao có 12 canh. Đây là trống Đông Sơn muộn.
Chiếc hống đồng thứ tư được tìm thấy cũng ở xã Xuân Vân và được đặt tên là Xuân Vân II. Trống tìm được trong vườn của một gia đình ở thôn Sơn Hạ 4, xã Xuân Vân. Giữa mặt trống là ngôi sao 12 cánh. Trống có niên đại là Đông Sơn muộn.
Với những di tích thời kỳ sơ sử như các di chỉ cư trú, các di vật như 4 chiếc trống đòng Đông Sơn vừa nêu, đã có thế nói rằng Tuyên Quang là một địa bàn có cư dân Tiền Đông Sơn-Đông Sơn khai phá và cư trú lâu dài. Điều này lại càng chứng minh mành đất Tuyên Quang đã thuộc về một bộ của thời Hùng Vương dụng nước mà Đại Nam Nhất Thống Chí đã ghi lại “Đời Hùng Vương xưa là đất nước Văn Lang; đời Tần thuộc Tượng Quận; đời Hán thuộc quận Giao Chỉ” Quốc sử quán triều Nguyễn (Bản dịch năm 2006), Đại Nam Nhất
Thống chí, tập 4, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2006, ừ. 389
Di tích tôn giáo và tâm linh
Di tích tôn giáo ở Tuyên Quang gồm có đình, đền, chùa, miếu. Tôn giáo nhiều khi gan với tâm linh của các cộng đồng người.
Đình ở Tuyên Quang không nhiều, nhưng nổi nét nhất vẫn là “mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào” ờ thôn Hồng Thái, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương. Trước đây, đình có tên là đình Kim Trận được khởi dựng từ năm Khải Định thứ tư, tức năm 1919. Đây là ngôi đình có kiến trúc gỗ, có sàn gỗ độc đáo. Đình thờ các vị sơn thần và công chúa Ngọc Dung. Hàng năm lễ hội được tổ chức vào mùng 3 tháng Giêng âm lịch và các ngày lễ Hạ Điền và Thượng Điền. Đình đã được ghi vào sử sách với sự kiện chủ tịch Hồ Chí Minh về nước năm 1945 đã dừng chân ở đây. Nơi đây còn có lán Nà Lừa, nơi chủ tịch HÒ Chí Minh đã từng ở và làm việc trong những ngày chuẩn bị Cách mạng Tháng tám.
Bên cạnh ngôi đình Tân Trào mang tính chất lịch sử, tại trung tâm của thành phố Tuyên Quang còn có đền thờ chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là nơi nhiều du khách đến thắp hương thường xuyên.
Tuyên Quang còn có nhiều di tích mang tính tôn giáo, tín ngưỡng nữa, có thể kể ra hai cụm chính là chùa và đền.
Chùa
Các nhà quản lý văn hóa đã thống kê ở Tuyên Quang có hơn 30 ngôi chùa. Đáng chú ý là có nhiều ngôi chùa cổ từ thời Lý, Trần. Thậm chí, nhiều chùa
vẫn còn đang là phế tích. Những chùa nổi tiếng ở Tuyên Quang như:
Chùa Phúc Lâm (Phúc Lâm Tự) ờ thôn Nà Tông, xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình được xây từ thời Trần, niên đại thế kỷ X1II-XIV.
Chùa Hương Nghiêm (còn gọi là chùa Hang), thuộc thôn Phúc Lộc, xã An Khang, thành phó Tuyên Quang. Chùa được xây từ năm Đại Chính thứ 8, đời Mạc Đăng Doanh (1537). Chùa tựa lưng vào núi Hương Nghiêm, là núi mang hình con rồng. Chùa có phong cành hữu tình. Đặc biệt, chùa dựa vào hang đá rộng, nhiều nhũ đá rủ xuống. Chùa Hang vốn được đặt trong hang đá, sau đã mở rộng ra phía đằng trước hang. Hiện nay ở trước cửa chùa còn có 2 tấm bia cổ được khắc trên vách đá.
Chùa Trùng Quang: ờ tổ 2, phường Minh Xuân, thành phố Tuyên Quang. Chùa nằm trên khu đất cao, rộng. Chùa trông ra dòng sông Lô, hợp vói phong thủy: trước mặt là minh đường là sông Lô, đằng sau là núi Tràng Đà và núi cố làm hậu chẩm, phong cảnh hữu tình. Hiện nay chùa còn lưu giữ 4 pho tượng cổ, 2 quả chuông đồng lớn. Đặc biệt, trong khuôn viên của chùa còn 1 cây nhãn cổ thụ gần 100 năm tuổi.
Chùa Phật Lâm: ở xã Nhữ Hán, huyện Yên Sơn được xây dựng từ thời Lý -Trần, niên đại khoảng thế kỷ X-XIV.
Chùa Cao Đá, xã Sơn Nam, huyện Sơn Dương, xây từ thời nhà Trần, niên đại thế kỷ XIII-XIV
Chùa Đại Bi, xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn được xây từ thời Lý Trần
Chùa Thiện Ke, huyện Sơn Dương xây từ thời Trần, thế kỷ XUI.
Chùa An Vinh (còn gọi là An Vinh Thiền Tự), ở tổ 7, xã Hưng Thành, thị xã Tuyên Quang. Chùa được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ xvin với bằng chứng là tấm bia đá “ Tạo tác hưng công bi ký” (Bia ghi về việc công đức dựng chùa) có niên đại Vmh Thịnh thứ 16 dưới thời Lê Dụ Tông (1720) có chép về việc xây chùa An Vinh.
Chùa Bảo Ninh Sùng Phúc ở thôn Làng Tạc, xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa. Chùa đang lưu giữ một bảo vật quốc gia là tấm bia “Bảo Ninh Sùng Phúc” ghi lại việc xây chùa vào năm Đinh Hợi, thời Lý Nhân Tông, niên hiệu Long Phù Nguyên Hóa, năm 1107.
Chùa Nhùng ở đồi Pù Chùa, thôn Càng Nộc, xã Hòa Phú, huyện Chiêm Hóa. Các nhà khảo cổ đã tiến hành đào thám sát phế tích này và tìm được các dấu tích kiến trúc, vật liệu xây chùa, mảng trang trí, đồ dùng sinh hoạt bằng đồng, sành, sứ.. .Đây là vết tích của ngôi chùa cổ từ thời Lý, niên đại thế kỷ XI-XHI.
Chùa Lang Đạo: Ngôi chùa này chỉ còn lại vết tích và trong câu tục ngữ “Chùa Lang Đạo, gạo Thái Nguyên”. Các nhà khoa học đã tìm được vết tích kiến trúc sân nền chùa có lát gạch hoa chanh. Chùa nằm ở xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương. Chùa có niên đại nhà Trần, thế kỷ XIV.
Thiên Viện Trúc Lâm chính pháp đã được khởi công ngày 26 tháng 1 năm 2019 tại Núi Dùm, xóm 16, xã Trảng Đà, thành phố Tuyên Quang.
Đền
Những ngôi đền ờ Tuyên Quang thường nằm ờ gần sông Lô và là nơi mà du khách đến khá đông để cầu cúng. Có thể kể những đền nổi tiếng:
Đen Hạ (còn được gọi là đền Mẩu Tam Cờ, đền Hiệp Thuận) ở phường Tân Quang, thành phố Tuyên Quang. Đen được xây dựng vào năm 1738 và được xếp hạng di tích quốc gia năm 1992.
Đền Thượng (còn gọi là Đền Dùm, đền Sâm Sơn, đền Mẩu Dùm, đền Núi Dùm): ở xã Tràng Đà, thành phố Tuyên Quang, thờ Mẩu, được xây dựng vào năm 1801.
Đen Ỷ La: ở phường Ỷ La, thành phố Tuyên Quang, xây vào năm 1747 dưới thời Cảnh Hưng. Đền thờ công chúa Phương Dung, con gái Vua Hùng. Đen được xếp hạng di tích quốc gia vào năm 2016. Trong đền còn giữ được 2 quả chuông cổ, hoành phi, câu đói, sắc phong, thần phả. Đặc biệt còn lưu được 6 bản sắc phong của 4 vua triều Nguyễn là Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân và Khải Định.
Đền Cành Xanh (còn gọi là đền Cây Xanh) ở phường Minh Xuân, thành phố Tuyên Quang. Đen được xây dụng năm 1935-1936.
Đen Kiếp Bạc (còn gọi là Kiếp Bạc Linh từ); ở phường Tân Quang, thành phố Tuyên Quang, ngay bờ sông Lô, được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX, thờ Trần Hưng Đạo, có công chống giặc Nguyên Mông.
Bên cạnh các ngôi đền trên, chúng tôi còn thống kê được các ngôi đền khác như: đền Đồng Xuân ở phường Minh Xuân, thành phố Tuyên Quang; đền Pác Tạ ở xã Vĩnh Yên, thị trấn Na Hang; đền Bắc Mục, xã Nhân Mục và đền Thác Cái, đền Thác Con ở xã Yên Phú đều thuộc huyện Hàm Yên; đền Cô Bé Mỏ Than, phường Minh Xuân, thành phố Tuyên Quang; đền Bách Thần, thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa; đền Trình Hai Cô, phường Nông Tiến, thành phố Tuyên Quang...
Tuyên Quang là tình có khá nhiều ngôi đền thiêng, tập trung ở ven sông Lô. Những ngôi đền này chủ yếu là thờ Mầu, một tín ngưỡng bản địa lâu đòi, xuất phát từ tục thờ củng tổ tiên, người mẹ sinh thành, bảo hộ, che chở cho cộng đồng vượt qua ghềnh thác. Bên cạnh đó còn có đền thờ anh hùng dân tộc như đức Thánh Trần Hưng Đạo.
Một vài đề xuất về du lịch Lâm Bình nói riêng và Tuyên Quang nói chung
Lâm Bình là một huyện mới tách ra từ huyện Na Hang. Lâm Bình có thế mạnh là thiên nhiên đẹp, hồ thủy điện Tuyên Quang có tuyến tham quan lòng hồ hấp dẫn. Tuy nhiên, Lâm Bình vẫn chua khai thác được các di sản vốn có của mình. Ví dụ, hang Phía Vài hiện vẫn chưa được khai thác. Theo các lãnh đạo huyện Lâm Bình, hiện tại hang Phía Vài vẫn nằm trên cao độ của hồ Thủy điện. Du khách có thể từ bến thuyền đi thăm “Động người xưa” hiếm có. Tại sao không đưa di cốt người phụ nữ được chôn 2 vỏ ốc tiền trong hốc mắt về lại hang để tăng sự hấp dẫn khi tham quan về nguồn gốc cách đây vạn năm của người Tuyên Quang? Thế giới cũng đã từng có những tua du lịch như vậy.
Lâm Bình là nơi có chùa Phúc Lâm thời Trần, là một di tích độc đáo, một ngôi chùa có niên đại thời Trần hiếm hoi ở miền núi phía Bắc. Các nhà khảo cổ đã từng khai quật tại nơi này. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có mấy du khách đến thăm nơi chùa cổ này. Tại sao không xây một phòng trung bày nhỏ để hiện vật thời Trần cho khách tham quan
càn có một tuyến du lịch liên vùng trong huyện: thăm hồ thủy điện, hang Phía Vài, các bản nguời dân tộc quanh hồ và chùa Phúc Lâm. Bốn địa chi này nếu đuợc phát huy thì sẽ là một sản phẩm du lịch hấp dẫn của Lâm Bình.
Tuyên Quang có thế mạnh du lịch tâm linh: Đó là những ngôi đền thờ Mẩu ở dọc sông Lô, tập trung ở địa bàn thành phố Tuyên Quang. Đó là những ngôi đền thờ tín nguỡng khá cổ của nguời Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà tù khi đạo Mầu đuợc phục hồi và phát triển, số nguời đi lễ, hàu đồng về miền thuợng du Tuyên Quang khá nhộn nhịp. Có thể đấy là một tiềm năng lớn về mặt di tích tôn giáo, tín nguỡng, nhất là tín nguỡng thờ Mau rừng xanh (Mẩu thuợng ngàn).
Nhiều đền này đuợc xây ở bờ sông Lô và cửa ra bến sông khá đẹp (nhu truờng hợp đền Hạ). Vậy tại sao không tổ chúc tua du lịch sông Lô để đến thăm các đền, vừa đi lễ vừa tham quan đôi bờ sông Lô?
Một trong nhũng chỗ chua mạnh của du lịch Tuyên Quang là truyền thông. Một miền đất đẹp tù nguời đến di sản, tâm linh nhung nếu chua có sụ quảng bá đúng tầm thì vẫn chỉ là cách làm du lịch tiểu nông. Muốn vậy phải có sự tuyên truyền, giáo dục, tiếp thị để làm sao du lịch Tuyên Quang đuợc nhiều nguời biết đến hơn
Vấn đề sản phẩm du lịch cần hấp dẫn hơn. Muốn vậy phải đầu tu cho đội ngũ nhũng nguời có chuyên môn làm du lịch để viết thuyết minh sâu sắc hơn, có sản phẩm địa phuơng khi chia tay mang về. Tránh mọi sụ nhàm chán mà các di tích, danh lam thắng cảnh nào cũng giống nhau.
Với tiềm năng du lịch, Tuyên Quang cần tìm ra lối đi riêng cùa mình, ví dụ khai thác du lịch di sản, tâm linh thì chắc chắn sẽ thu hút đuợc nhiều du khách hơn nữa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Vinh, Trình Năng Chung, Trịnh Văn Tĩnh (1995), Phát hiện đồ đá ở di chỉ Đầm Hồng (Tuyên Quang), trong sách: Nhũng phát hiện mới về khảo cổ học năm 1995, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 732.
Bùi Vinh, Trình Năng Chung, Đinh Thị Tuờng (1995), về Sưu tập đá, gom Bình Ca ở kho Bảo tàng Tuyên Quang, trong sách: Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1995, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, ừ. 76.
Quách Dũng (1989), Trống đồng Chiêm Hóa, trong sách: Nhũng phát hiện mới về khảo cổ học năm 1989, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 71.
Quốc sử quán triều Nguyễn (Bản dịch năm 2006), Đại Nam Nhất Thống chí, tập 4, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2006, tr. 389
Lam Binh tourism potentiality - Tuyen Quang: prehistoric relics and religion
Trinh Sinh
Article info
Recieved:
03/7/2019
Accepted:
10/12/2019
Keywords:
Tourism, Lam Binh, prehistoric relics, religion
Abstract
Tuyen Quang is a land where people lived here from the Hoa Binh Neolithic cultural period with Phia Vai cave (Lam Binh), Chiem Hoa bronze drum and some vestiges of pre-Dong Son and Dong Son culture. It also has a famous religious relics like Phuc Lam Pagoda (Lam Binh) and many other temples. The author assessed the values of this monument in the general context of Vietnamese history.
The tourism exploitation in Lam Binh-Tuyen Quang has been done quite well. However, we care about strengths as natural landscapes or festivals of ethnic minorities. Meanwhile, the tourism segment is still disregarded. The author analyzes the current situation of this tourism segment and has some recommendations on the solution to develop “back to home” tours so that visitors can know the history of the land and people here.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tiem_nang_du_lich_lam_binh_tuyen_quang_di_tich_tien_so_su_va.docx
- 1_trinh_sinh_6485 (1)_2280293.pdf