Tiềm năng du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, tỉnh Sơn La

Giải pháp về tăng cường hoạt động giáo dục và truyền thông bảo vệ môi trường DLST được biết đến là loại hình “Du lịch có trách nhiệm với môi trường”, chính vì vậy, việc giáo dục và truyền thông bảo vệ môi trường được xem là công tác trọng tâm và không thể thiếu nhằm đạt được mục tiêu của DLST. Việc nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường không chỉ tập trung vào du khách, mà cần thực hiện trước hết đối với các nhà lập chính sách, nhà quản lý, các đơn vị kinh doanh du lịch và đặc biệt là người dân địa phương. Các hoạt động giáo dục cần được thực hiện một cách liên tục, đa dạng và ở nhiều cấp bậc học, cũng như không gian giáo dục khác nhau như: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, trong hệ thống giáo dục chính quy và phi chính quy; môi trường rừng, hệ sinh thái đồng cỏ, hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái nước. Cùng với các hoạt động giáo dục, cần đầu tư hình thành hệ thống truyền thông môi trường đa dạng và phù hợp với người dân và khách du lịch. 4. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu cho thấy, KBTTN Xuân Nha có tiềm năng lớn về các dạng tài nguyên thiên nhiên và có thể khai thác cho hoạt động DLST như: tài nguyên địa hình, tài nguyên thủy văn, tài nguyên khí hậu, tài nguyên sinh vật, và sự đa dạng của các hệ sinh thái. Ngoài ra, sự có mặt của 4 dân tộc chủ yếu gồm: Thái, Mường, H' Mông và Kinh với các đặc trưng về lễ hội, trang phục và các món ăn dân tộc là những tiềm năng tài nguyên nhân văn cho hoạt động du lịch văn hóa bản địa. Việc đánh giá tổng hợp tài nguyên cho hai địa điểm: đỉnh Pha Luông và Suối Con - Bản Khò Hồng cho thấy mức độ phù hợp cao cho việc phát triển hoạt động DLST trong tương lai. Dựa trên các kết quả trên, nghiên cứu đã đề xuất một số loại hình sản phẩm du lịch sinh thái, hai tuyến du lịch, cũng như một số giải pháp nhằm khai thác tiềm năng du lịch sinh thái tại KBTTN Xuân Nha.

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiềm năng du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, tỉnh Sơn La, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2019 61 TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN NHA, TỈNH SƠN LA Nguyễn Thị Bích Hảo1, Đinh Thị Hương Thảo2, Thái Thị Thúy An3, Trần Thị Hương4, Đặng Hoàng Vương5 1,2,3,4,5Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Xuân Nha là một trong ba khu bảo tồn của tỉnh Sơn La. Nhận thấy những điều kiện thuận lợi cho du lịch sinh thái, nghiên cứu tiến hành đánh giá tài nguyên thiên nhiên và nhân văn, trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp khai thác tiềm năng du lịch sinh thái tại KBTTN Xuân Nha. Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng bao gồm: điều tra và khảo sát thực địa, điều tra xã hội học, đánh giá tài nguyên tự nhiên, đánh giá tài nguyên nhân văn, xác định sức chứa du lịch và đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch sinh thái. Kết quả nghiên cứu cho thấy KBTTN Xuân Nha có giá tiềm năng lớn về các dạng tài nguyên: địa hình, thủy văn, khí hậu, thực vật, động vật, hệ sinh thái, và nhân văn cho việc khai thác phục vụ hoạt động du lịch sinh thái. Dựa trên kết quả này, nghiên cứu đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch với các tiêu chí: độ hấp dẫn, vị trí và khả năng tiếp cận, thời gian khai thác, và sức chứa khách du lịch cho hai khu vực: Đỉnh Pha Luông và Suối Con – Bản Khò Hồng. Kết quả đánh giá tổng hợp lần lượt là 3,08 và 3,805. Ngoài ra, du lịch văn hóa, du lịch thiên nhiên và du lịch cộng đồng là ba loại hình sản phẩm du lịch có tiềm năng phát triển tại khu vực nghiên cứu. Hai tuyến du lịch được đề xuất là: Hà Nội – Mộc Châu – đỉnh Pha Luông và Hà Nội – Mộc Châu – Suối Con – Bản Khò Hồng – Bản Thín. Từ khóa: Du lịch sinh thái, khu bảo tồn thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, tài nguyên thiên nhiên, Xuân Nha. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Các khu bảo tồn thiên nhiên là nơi có nhiều tiềm năng cho việc phát triển du lịch sinh thái, cụ thể như: tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động, thực vật quý hiếm; tại hầu hết các khu bảo tồn (KBT), địa hình bị chia cắt phức tạp là điều kiện tốt cho các hoạt động du lịch mạo hiểm; môi trường không khí trong lành là điều kiện giúp cho du khách có cảm giác thoải mái, giảm căng thẳng; sống xen kẽ hoặc xung quanh KBT chủ yếu là người dân tộc với sự đa dạng về văn hoá và ngành nghề truyền thống, phù hợp cho việc khám phá của du khách. Trên thực tế, ở Việt Nam, một số khu bảo tồn thiên nhiên đã phát triển tương đối thành công mô hình du lịch sinh thái như KBT: Hoàng Liên, Pù Luông, Cúc Phương ở miền Bắc và KBT York Don, KonCharang ở khu vực Tây Nguyên (Nguyễn Ngọc Quang, 2009). Bên cạnh những hạn chế chưa được khắc phục, những tiềm năng cho việc phát triển du lịch sinh thái cho thấy, nếu được quản lý và vận hành hợp lý, du lịch sinh thái có thể góp phần đáng kể vào việc phát triển bền vững tại các khu bảo tồn thiên nhiên, đặc biệt là các vùng núi cao và kém phát triển. Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Xuân Nha là một trong ba khu bảo tồn của tỉnh Sơn La (Xuân Nha, Tà Xùa và Sốp Cộp). Theo Quyết định số 2125/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La ngày 13/8/2014 về việc công bố quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Sơn La đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 20130, Khu bảo tồn tự nhiên Xuân Nha có diện tích 18.116 ha; phân hạng: Dự trữ thiên nhiên; phân loại: Trên cạn; cấp quản lý: Cấp tỉnh; thuộc địa phận các xã: Chiềng Xuân, Tân Xuân, Xuân Nha (huyện Vân Hồ) và Lóng Sập, Chiềng Sơn (huyện Mộc Châu). KBTTN Xuân Nha được đặc trưng bởi sự đa dạng cả về mặt không gian, địa hình và khí hậu, tạo nên sự đa dạng và phong phú của tài nguyên rừng. Xuân Nha cũng được biết đến với nhiều loại thực vật rừng quý hiếm như Nghiến, Đinh, Chò chỉ, Lát hoa... đặc biệt, sự có mặt của một số thực vật hạt Trần có giá trị cao như Thông Pà cò, Bách xanh, Pơ mu, Du sam, Thông xuân nha... (Đinh Thị Hoa, 2017). Dân số sinh sống trong vùng đệm và vùng lõi KBTTN thuộc các thành phần dân tộc chủ yếu là: Thái, Mường, Mông và Kinh. Trong đó, dân tộc Thái chiếm tỷ lệ đông nhất và định cư chủ yếu ở xã Xuân Nha, dân tộc Kinh chủ yếu sống ở xã Chiềng Sơn. Canh tác nông nghiệp của người dân địa phương gồm: canh tác lúa nước ở các khu vực thấp (người Thái và Mường), canh tác ruộng Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường 62 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2019 bậc thang (người Mông), phát nương làm rẫy trên núi, chăn nuôi gia súc, gia cầm... (Đinh Thị Hoa, 2017). Ngoài ra, Ban quản lý của KBTTN Xuân Nha vận động người dân tham gia bảo vệ và phòng chống cháy rừng trong khu vực định kỳ hàng năm. Nhìn chung, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, ít loại hình sinh kế, người dân còn phụ thuộc nhiều vào rừng. Hoạt động du lịch đã bắt đầu hình thành và phát triển tại KBTTN Xuân Nha, nhưng chủ yếu là du lịch tự phát và du lịch thiên nhiên, chưa đóng góp nhiều vào việc bảo vệ rừng và tạo thu nhập cho cộng đồng địa phương. Đã có một số nghiên cứu về tài nguyên rừng và đa dạng sinh học được thực thực hiện tại Khu bảo tồn nhưng chưa có nghiên cứu nào đánh giá tiềm năng khai thác các dạng tài nguyên phục vụ hoạt động du lịch sinh thái. Do vậy, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là những dữ liệu đầu tiên về tiềm năng khai thác tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn cho hoạt động du lịch sinh thái, góp phần bảo tồn tài nguyên thiên nhiên của khu vực, nâng cao nhận thức của cộng đồng về tài nguyên rừng và các dịch vụ môi trường rừng, đồng thời cải thiện sinh kế của người dân địa phương. Nghiên cứu được thực hiện nhằm các mục tiêu chính bao gồm: đánh giá tiềm năng tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn cho hoạt động du lịch sinh thái tại KBTTN Xuân Nha. Trên cơ sở kết quả đánh giá tổng hợp, đề xuất giải pháp khai thác tiềm năng cho hoạt động du lịch sinh thái tại khu vực nghiên cứu. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tại khu vực KBTTN Xuân Nha, dân cư sinh sống tại hai khu vực chính là: vùng đệm và vùng lõi khu bảo tồn. Do đó, để khảo sát, nhóm nghiên cứu sử dụng hệ thống đường trải nhựa đi qua các khu vực dân cư chính, xuất phát từ Ban Quản lý KBTTN Xuân Nha (xã Chiềng Sơn), đi theo hai tuyến điều tra là: Chiềng Sơn - Pha Luông và Chiềng Sơn - Chiềng Xuân - Xuân Nha. Tại các điểm điều tra, nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn bán định hướng các hộ gia đình, kết hợp với việc sử dụng phiếu phỏng vấn dành cho người dân và cán bộ chuyên trách liên quan đến rừng tại khu vực nghiên cứu. Phiếu phỏng vấn được thiết kế với tổ hợp các câu hỏi mở và đóng nhằm tìm hiểu thông tin về tiềm năng du lịch sinh thái, đồng thời khảo sát ý kiến, quan điểm, và nhận thức của người được phỏng vấn về những thuận lợi và khó khăn của việc hình thành và phát triển hoạt động du lịch sinh thái tại khu vực nghiên cứu. Để đánh giá lượng khách du lịch tối đa có thể tiếp nhận của môi trường và đưa ra các cảnh báo nếu số lượng khách vượt quá ngưỡng, nghiên cứu sử dụng công thức tính sức chứa hàng ngày của Phạm Trung Lương (2002). Các dạng tài nguyên thiên nhiên được sử dụng để đánh giá bao gồm: địa hình, địa mạo, địa chất; khí hậu; thủy văn; động vật, thực vật, các hệ sinh thái điển hình, sự đa dạng sinh học của loài và thực trạng bảo tồn. Mục tiêu của việc đánh giá tài nguyên thiên nhiên là nhằm đánh giá khả năng khai thác một hoặc một số khía cạnh của tài nguyên thiên nhiên cho một loại hình du lịch sinh thái bất kỳ. Để đánh giá, nghiên cứu sử dụng phương pháp cho điểm theo một số chỉ tiêu cụ thể. Kết quả đánh giá tổng hợp được xác định bằng cách cộng điểm. Để đánh giá tài nguyên nhân văn, nghiên cứu tìm hiểu về lễ hội và một số đặc điểm dân tộc học. Kết quả nghiên cứu về tài nguyên thiên nhiên và nhân văn là cơ sở để đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch. Căn cứ vào thực tế của KBTTN Xuân Nha, nghiên cứu đã lựa chọn 4 tiêu chí đánh giá tài nguyên du lịch áp dụng cho địa bàn Khu bảo tồn đó là: (1) Độ hấp dẫn, (2) Vị trí và khả năng tiếp cận, (3) Thời gian khai thác và (4) Sức chứa khách du lịch. Các tiêu chí đánh giá được gắn trọng số và được phân cấp theo 04 cấp độ khác nhau tùy thuộc vào mỗi tiêu chí. Kết quả đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch sinh thái được phân thành 4 hạng tương ứng với khả năng khai thác là: rất thuận lợi, thuận lợi, trung bình và ít thuận lợi. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tiềm năng tài nguyên tự nhiên Tài nguyên địa hình Khu BTTN Xuân Nha có địa hình đa dạng, đặc điểm chung của các kiểu địa hình là độ dốc khá cao, cấu tạo bề mặt thường là dăm sạn, phổ biến là lớp vỏ phong hóa mỏng lẫn nhiều mảnh vỡ, trắc diện ngang lồi lõm, bị cắt xẻ, lớp phủ thổ nhưỡng mỏng, nhiều nơi trơ đá gốc sắc Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2019 63 nhọn. Trong số 10 loại địa hình đã được biết đến tại KBTTN Xuân Nha, 5 loại địa hình có thể khai thác cho hoạt động du lịch sinh thái, đó là: Kiểu bề mặt đỉnh san bằng bóc mòn hoàn toàn, Kiểu bề mặt núi thấp, vai bậc trước núi và đồi, Kiểu sườn trọng lực chậm, Kiểu sườn bóc mòn tổng hợp và Kiểu địa hình karst. Đặc biệt, đối với dạng địa hình Kiểu bề mặt đỉnh san bằng bóc mòn hoàn toàn, đỉnh Pha Luông ở độ cao 1833 m (Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, 2012), với bề mặt phẳng là địa điểm thích hợp cho các hoạt động du lịch dựa vào thiên nhiên. Tài nguyên thủy văn KBTTN Xuân Nha có 2 lưu vực do 2 hệ suối lớn tạo nên, đó là hệ suối đổ về sông Mã và hệ suối đổ về sông Đà. Tuy nhiên, hệ thống suối trong khu vực KBTTN tương đối phức tạp, nhiều suối có chiều dài lớn, chảy qua nhiều địa bàn khác nhau như suối Quanh (bắt nguồn từ khu vực xã Chiềng Sơn, chảy sang Tà Lào, xã Tân Xuân), suối Con (bắt nguồn từ bản Huổi Sầu giáp Thanh Hóa dài 8 km có nước gần như quanh năm). Tại đây, một số hang đá như hang Pac Pa ướt và Pac Pa khô có những đặc điểm đặc trưng của hang đá vôi, là điểm đến của khách du lịch địa phương và khu vực xung quanh. Ngoài ra, trong khu vực còn nhiều suối khác như: suối Ngà, suối Thín, suối Pha Luông, suối Xuân Nha, suối Nam, suối Lang, suối Theo. KBTTN Xuân Nha hiện đang bảo vệ một phần lưu vực thượng nguồn sông Mã, nơi cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất quan trọng của tỉnh Thanh Hóa. Tài nguyên khí hậu Từ thực tế về điều kiện khí hậu tại khu vực nghiên cứu (kế thừa dữ liệu của Trạm Khí tượng thủy văn Mộc Châu năm 2015) và dựa vào những kết quả nghiên cứu của một số tác giả như: Nguyễn Khanh Vân (2006) và Phạm Trung Lương (2011), nghiên cứu đã đánh giá mức độ thích hợp của khí hậu tại KBTTN Xuân Nha đối với sức khỏe con người. Kết quả được trình bày trên bảng 1. Bảng 1. Đánh giá mức độ thích hợp của khí hậu tại KBTTN Xuân Nha đối với sức khỏe của con người TT Mùa Thời gian Nhiệt độ Độ ẩm Tốc độ gió TB/ tháng (0C) Phù hợp cho sức khỏe TB/tháng (%) Phù hợp cho sức khỏe TB/tháng ( m/s) Phù hợp cho sức khỏe 1 Mùa Hè Từ tháng 5 đến tháng 9 20 - 25 Hoàn toàn phù hợp 80 - 85 Không phù hợp 0,50 - 1,00 Tương đối phù hợp 2 Mùa Đông Từ tháng 10 đến tháng 6 năm sau 3 - 15,6 Ít phù hợp 70 - 80 Tương đối phù hợp 0,05 - 0,25 Phù hợp Kết quả đánh giá cho thấy, khí hậu tại khu vực KBTTN Xuân Nha tương đối phù hợp cho hoạt động du lịch, tuy nhiên độ ẩm tương đối cao có thể gây cảm giác khó chịu vào mùa hè, nhưng đây là đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam (vào mùa hè ở miền Bắc và quanh năm ở miền Nam), nên sẽ không phải là trở ngại đối với khách du lịch nội địa. Ngoài ra, đối với khách du lịch tham gia du lịch mạo hiểm ở độ cao >= 1000 m và vào mùa đông, khí hậu khu vực có nhiệt độ thấp so với nhiều khu vực trên lãnh thổ Việt Nam, việc chuẩn bị đầy đủ trang phục giữ ấm trước khi đi du lịch là điều cần thiết nhằm tránh gây hiện tượng sốc nhiệt. Tài nguyên thực vật Theo Báo cáo Đa dạng sinh học của Hạt Kiểm lâm Mộc Châu (2011), khu BTTN Xuân Nha có các kiểu thảm thực vật phân bố trên 3 vành đai độ cao, đó là: Vành đai nhiệt đới phân bố ở độ cao < 700 m có các kiểu rừng như: rừng kín cây lá rộng thường xanh nhiệt đới ẩm, rừng ít bị tác động, rừng thứ sinh trữ lượng gỗ nghèo phục hồi sau khai thác kiệt, rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy và lửa rừng, rừng Giang Ampelocalamus patellaris thứ sinh, rừng Nứa Nehouzeaua dulloa thứ sinh, trảng cây bụi thứ sinh nhiệt đới ẩm, trảng cỏ thứ sinh nhiệt đới ẩm; Vành đai á nhiệt đới độ cao từ Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường 64 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2019 700 - 1600 m có các kiểu thảm rừng kín lá rộng thường xanh, rừng kín lá rộng thường xanh á nhiệt đới ẩm bị tác động ít hoặc nhiều, trảng cây bụi, tre nứa, trảng cỏ; Vành đai ôn đới từ 1600 m trở lên có các kiểu thảm rừng kín hỗn giao cây lá rộng, lá kim thường xanh ôn đới ẩm, trảng cây bụi, tre nứa, trảng cỏ. Hệ sinh thái KBTTN Xuân Nha có 7 hệ sinh thái (HST) chủ yếu. Đặc điểm chính của các hệ sinh thái được trình bày trên bảng 2. Bảng 2. Một số hệ sinh thái chủ yếu tại KBTTN Xuân Nha TT Hệ sinh thái Hiện trạng 1 Rừng tự nhiên Còn khá ít, chỉ còn nguyên vẹn ở độ cao trên 1600 m 2 Trảng cây bụi Bắt đầu được phục hồi 3 Tre nứa Còn khá nhiều, người dân được phép khai thác trong một khoảng thời gian ngắn từ 1 đến 3 tháng, sau đó lại tiếp tục bảo vệ và trồng mới cho vụ mùa sau đó 4 Trảng cỏ Bắt đầu được khôi phục dần dần sau khi chịu các tác động của con người trong một thời gian dài 5 Rừng trồng Đang gia tăng về diện tích dưới sự hợp tác của người dân cùng chính quyền địa phương và các cán bộ kiểm lâm 6 Nông nghiệp Cây lương thực, rau màu; cây công nghiệp dài ngày (cà phê, chè, cao su) 7 Khu dân cư Tập trung chủ yếu ở vùng đệm và vùng lõi của khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha (Nguồn: Hạt Kiểm lâm Mộc Châu, 2011) Sự đa dạng về hệ sinh thái cũng là một trong những tiềm năng tài nguyên tự nhiên phù hợp với phát triển hoạt động du lịch sinh thái, ngoài ra, phần lớn các hệ sinh thái đều gắn với đời sống của người dân nên người dân địa phương có thể trở thành là nguồn hướng dẫn du lịch có kiến thức bản địa cho hoạt động du lịch trong tương lai. Tài nguyên Động Vật Theo Báo cáo Đa dạng sinh học năm 2011 của Hạt Kiểm lâm Mộc Châu, tại khu vực của KBTTN Xuân Nha, 81 loài thú thuộc 24 họ, 9 bộ đã được xác định. Bảng 3 trình bày tóm tắt một số bộ xuất hiện tại khu vực nghiên cứu. Bảng 3. Cấu trúc một số bộ thú ở khu bảo tồn Xuân Nha TT Tên Bộ Số họ Số loài n % n % 1 Scandentia - Bộ Nhiều răng 1 4,17 1 1,23 2 Primates - Bộ Linh trưởng 2 8,33 7 8,64 3 Erinaceomorpha - Bộ Chuột voi 1 4,17 1 1,23 4 Soricomorpha - Bộ Ăn sâu bọ 2 8,33 4 4,94 5 Chiroptera - Bộ Dơi 4 16,67 17 20,99 6 Pholidota - Bộ Tê tê 1 4,17 1 1,23 7 Carnivora - Bộ Ăn thịt 6 25,00 23 28,40 8 Artiodactyla - Bộ Guốc chẵn 3 12,50 3 3,70 9 Rodentia - Bộ Gặm nhấm 4 16,67 24 29,63 Tổng số 24 100,00 81 100,00 Ghi chú: n: số lượng họ, loài thống kê được; %: tỷ lệ phần trăm so với tổng số taxon. (Nguồn: Hạt Kiểm lâm Mộc Châu, 2011) Ngoài ra, kết quả phỏng vấn người dân cũng đã cho thấy, trong khu vực của KBT, xuất hiện một số cá thể động vật xuất hiện đơn lẻ hoặc theo đàn 2 - 3 con như: Culi lớn, Culi nhỏ, Khỉ mặt đỏ, Khỉ mốc, Voọc xám, mèo rừng, gấu ngựa, sóc bay, Gà so ngực gụ... Tuy nhiên, do chưa nhận thức được ý nghĩa của việc bảo tồn các loài động vật hoang dã, người dân địa phương vẫn còn duy trì thói quen vào rừng săn bắt động vật hoang dã nhằm mục đích bán lấy tiền hoặc làm thực phẩm, hoặc nuôi nhốt động vật hoang dã làm cảnh. Các hoạt động trên cùng với sự thu hẹp về sinh cảnh, số lượng cá thể loài ngày càng suy giảm, một số loài đã bị Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2019 65 tuyệt chủng. 3.2. Tiềm năng tài nguyên nhân văn Người dân sống trong khu bảo tồn Xuân Nha thuộc các dân tộc chính như: Thái, Mường, Mông và Kinh. Trong đó, dân tộc Thái chiếm tỷ lệ đông nhất ở xã Xuân Nha, dân tộc Kinh chủ yếu ở xã Chiềng Sơn, dân tộc Mông chủ yếu ở xã Tân Xuân. Hàng năm, người Thái tổ chức một số lễ hội như: Lễ hội Hết Chá và Lễ Cầu mưa. Lễ hội Hết Chá được tổ chức hàng năm nhằm mục đích tăng tình đoàn kết cộng đồng, cùng giúp nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống; dăn dạy mọi người ghi nhớ công ơn của những người đã có ơn với mình và cầu chúc cho vạn vật hòa hợp, sinh sôi nảy nở, cuộc sống yên vui, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhà nhà ấm no hạnh phúc. Trong khi đó, Lễ Cầu mưa được tổ chức vào mùa xuân với mong muốn mùa màng bội thu. Bên cạnh các lễ hội, người dân sống trong khu bảo tồn còn duy trì những nét đặc trưng riêng biệt được thể hiện qua trang phục như: trang phục của người Mông, trang phục của người Thái, trang phục của người Mường. Các món ăn dân tộc như Pa pỉnh tộp (cá nướng), lợn “cắp nách”, thịt lợn hun khói, thịt trâu gác bếp, cơm lam chấm chẳm chéo, rêu đá nướng, lạp xưởng gác bếp, thịt muối chua... cũng là một trong những nét văn hóa đặc trưng của khu vực. 3.3. Đề xuất giải pháp khai thác tiềm năng du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha a. Đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch Dựa trên kết quả đánh giá các dạng tài nguyên tự nhiên và nhân văn, nghiên cứu tiến hành đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch tại hai địa điểm là: đỉnh Pha Luông và khu vực Suối Con, Hang Pac Pa và Bản Khò Hồng. Kết quả đánh giá được trình bày tóm tắt trên bảng 4. Nghiên cứu tiến hành tính điểm tổng hợp có trọng số dựa trên kết quả đánh giá trình bày trong bảng 4 cho 2 địa điểm: đỉnh Pha Luông và khu vực Suối Con, Hang Pac Pa và Bản Khò Hồng, kết quả lần lượt là 3,080 và 3,805. Như vậy, kết quả đánh giá bằng cách cho điểm có trọng số cho thấy các điểm Đỉnh Pha Luông và khu vực Suối Con - Hang Pac Pa - Bản Khò Hồng có tiềm năng cho phát triển du lịch, đặc biệt là với hệ thống quản lý tốt, có thể hình thành vùng du lịch sinh thái trong tương lai. Bảng 4. Kết quả đánh giá và cho điểm các chỉ tiêu tại đỉnh Pha Luông và khu vực Suối Con – Hang Pac Pa – Bản Khò Hồng TT Địa điểm đánh giá Tiêu chí đánh giá Kết quả đánh giá (điểm) 1 Đỉnh Pha Luông - Độ hấp dẫn + Vẻ đẹp phong cảnh 4/4 (rất hấp dẫn, du khách nội địa và nước ngoài đã biết đến nơi đây) + Sự thích hợp của khí hậu 4/4 (rất thích hợp) + Sự đặc sắc và độc đáo của tài nguyên du lịch tự nhiên 4/4 (rất đặc sắc và độc đáo) + Số lượng và chất lượng các loài tài nguyên 4/4 (tài nguyên đa dạng) - Vị trí và khả năng tiếp cận + Khoảng cách 2/4 (việc tiếp cận không thuận lợi do vị trí địa lý và địa hình, cách thành phố Sơn La khoảng 120 km) + Chất lượng đường giao thông 2/4 (có khoảng 60% đường nhựa, 40% còn lại là đường đất với độ dốc khá cao) + Phương tiện 2/4 (chỉ có thể đi bằng xe máy và sau đó đi bộ lên đỉnh) + Thời gian tiếp cận 2/4 (cần > 240 phút di chuyển, tùy thuộc khả năng của du khách và tuyến đường đi) - Thời gian khai thác 3/4 (số ngày có thể tham gia hoạt động du lịch là khoảng từ 200 - 250 ngày/năm) - Sức chứa khách du lịch 3/4 (sức chứa là: 275 khách/ngày, sức chứa trung bình) Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường 66 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2019 TT Địa điểm đánh giá Tiêu chí đánh giá Kết quả đánh giá (điểm) 2 Suối Con, Hang Pac Pa, Bản Khò Hồng - Độ hấp dẫn + Vẻ đẹp phong cảnh 4/4 (rất hấp dẫn, du khách nội địa và nước ngoài đã biết đến nơi đây) + Sự thích hợp của khí hậu 4/4 (khí hậu quanh năm mát mẻ, dao động từ 12 đến 25 độ, độ ẩm khá cao) + Sự đặc sắc và độc đáo của tài nguyên du lịch tự nhiên 4/4 (sự tồn tại đồng thời của cảnh quan thiên nhiên và nhân tạo) + Số lượng và chất lượng các loài tài nguyên 4/4 (đa dạng) - Vị trí và khả năng tiếp cận + Khoảng cách 3/4 (khoảng cách đến trung tâm hành chính tỉnh là 98 km) + Chất lượng đường giao thông 4/4 (khoảng 80% là đường nhựa, 20% còn lại là đường do dân làm hoặc đường đất) + Phương tiện 3/4 (3 loại phương tiện có thể tham gia là: đi bộ, xe máy, ô tô) + Thời gian tiếp cận 3 điểm (cần > 80 phút di chuyển bằng ô tô từ trung tâm thị trấn Mộc Châu vào bản Khò Hồng ) - Thời gian khai thác 4/4 (Có thể đón khách du lịch quanh năm) - Sức chứa khách du lịch 4/4 (Sức chứa là: 675 khách/ngày) b. Tiềm năng sản phẩm du lịch Dựa vào các yếu tố tự nhiên và nhân văn tại khu vực KBTTN Xuân Nha, 3 loại hình sản phẩm du lịch có thể phát triển đó là: du lịch văn hóa, du lịch thiên nhiên và du lịch cộng đồng/làng bản. c. Các loại hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng và điều kiện phát triển Hiện nay, một số loại hình DLST có thể phát triển tại Khu BTTN Xuân Nha như: tham quan nghỉ dưỡng, chữa bệnh; đi bộ trong rừng, nghiên cứu đa dạng sinh học ở các VQG, KBT thiên nhiên, tham quan miệt vườn (trải nghiệm nông nghiệp nông thôn), thăm bản làng dân tộc Du lịch văn hóa Du lịch thiên nhiên Du lịch cộng đồng, làng bản + Du lịch lễ hội; + Tìm hiểu đời sống văn hóa của các dân tộc trong vùng. + Tham quan các hệ sinh thái đặc biệt; + Tìm hiểu đa dạng loài động vật, thực vật; + Đi bộ leo núi lên đỉnh Pha Luông. Hình 1. Các loại hình sản phẩm du lịch có thể phát triển tại KBTTN Xuân Nha + Tìm hiểu các sản phẩm hàng hóa đặc trưng của địa phương; + Trực tiếp trải nghiệm đời sống hằng ngày của cộng đồng làng bản. Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2019 67 và trải nghiệm dịch vụ homestay, mạo hiểm Tuy nhiên, dựa vào điều kiện thực tế tại vùng đệm và vùng lõi của KBTTN Xuân Nha, có thể lựa chọn các hình thức du lịch sau để phát triển: (1) Du lịch Homestay và trải nghiệm không gian văn hóa bản làng, (2) Du lịch trải nghiệm nông nghiệp - nông thôn, (3) Du lịch mạo hiểm. (1) Du lịch Homestay và trải nghiệm không gian văn hóa bản làng Các hộ gia đình trong khu vực vùng đệm và vùng lõi Khu bảo tồn có thể phát triển các dịch vụ và sản phẩm như: Phục vụ ăn uống (khách tự chế biến các món ăn truyền thống và thưởng thức cùng người dân bản địa); Cung cấp dịch vụ chỗ ở/lưu trú; Bán hàng thủ công thổ cẩm, mỹ nghệ; Trình diễn văn hóa địa phương (múa, hát), phục vụ phương tiện đi lại (cho thuê phương tiện đi lại, vận chuyển hoặc trực tiếp phục vụ hoạt động vận chuyển bằng xe máy là phương tiện chính); cung cấp hướng dẫn viên là chính những người dân địa phương. (2) Du lịch trải nghiệm nông nghiệp - nông thôn Với những điều kiện về khí hậu và thổ nhưỡng tại địa phương, có thể xây dựng nhóm hộ gia đình và hợp tác xã chuyên về trồng rau quả an toàn, phát triển các loại rau củ đặc sản có sẵn và đặc sắc như: rau cải mèo, măng đắng, rau bò khai, rau rút... Ngoài ra, nhóm hộ gia đình có thể chuyên về trồng chè và các sản phẩm từ chè xanh; nhóm hộ gia đình chuyên về các loại cây ăn quả như: mận, xoài, táo mèo, cũng như các sản phẩm từ quả mận, xoài và táo mèo. Các nhóm hộ gia đình này có thể phối kết hợp với nhau nhằm thống nhất một hình thức cung cấp dịch vụ trải nghiệm nông nghiệp - nông thôn đặc thù riêng. (3) Đi bộ trong rừng và du lịch mạo hiểm Các hoạt động đi bộ trong rừng và lên đỉnh Pha Luông đã và đang diễn ra, nhưng mới dừng ở mức độ tự phát, chưa có hướng dẫn và chưa có quy định thực hiện. Vì vậy, ngoài việc hình thành hệ thống vận hành các tour lên Pha Luông, các hoạt động tuyên truyền và tập huấn về an toàn cho đồng bào dân tộc và du khách là cần thiết. Bên cạnh đó, cần kết nối các điểm du lịch ở KBTTN Xuân Nha với huyện Mộc Châu và các địa phương khác trong vùng, đặc biệt là khu vực tiếp giáp với nước Lào, tạo sự đạ dạng cho các tuyến du lịch nhằm thu hút khách đến với KBTTN Xuân Nha. d. Đề xuất tuyến du lịch đến KBTTN Xuân Nha Bảng 5. Tuyến du lịch được đề xuất đến KBTTN Xuân Nha TT Tuyến du lịch Hoạt động theo ngày Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 1 Hà Nội - Mộc Châu - đỉnh Pha Luông - Thời gian: 3 ngày, 2 đêm; - Mùa khai thác: tháng 2 đến tháng 10; - Phương tiện di chuyển: xe ô tô, xe máy, đi bộ. Hà Nội - Mộc Châu - Tại Mộc Châu: Đèo đá trắng - Rừng thông bản Áng - Khu di tích Tây Tiến; Mộc Châu - Hang Dơi - Đỉnh Pha Luông; Mộc Châu - Hà Nội: Tại Mộc Châu: Đồi chè trái tim - Vườn hoa cải - Vườn mận; Mộc Châu - Hà Nội. 2 Hà Nội - Mộc Châu – Suối Con - Bản Khò Hồng - Bản Thín - Thời gian: 3 ngày 2 đêm; - Mùa khai thác: tháng 4 đến tháng 8; - Phương tiện di chuyển: xe ô tô (xe khách hoặc xe gia đình) Hà Nội - Mộc Châu - Tại Mộc Châu: Đèo đá trắng - Rừng thông bản Áng - Khu di tích Tây Tiến; Mộc Châu - Suối Con - Bản Khò Hồng - Bản Thín; Mộc Châu - Hà Nội: Tại Mộc Châu: Đồi chè trái tim - Vườn hoa cải - Vườn mận; Mộc Châu - Hà Nội. e. Những thách thức cho việc xây dựng mô hình du lịch sinh thái tại KBTTN Xuân Nha Bên cạnh những yếu tố thuận lợi về tự nhiên và con người, một số thách thức đối với việc xây dựng mô hình du lịch sinh thái tại KBTTN Xuân Nha, bao gồm: Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường 68 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2019 + Hệ thống đường giao thông của các xã ở trong KBTTN Xuân Nha chưa thuận lợi cho việc di chuyển, đặc biệt là bằng phương tiện cơ giới. Đoạn đường di chuyển đến đỉnh Pha Luông phần lớn là đường đất, hẹp, nhiều đoạn dốc và trơn trượt, khách du lịch phải đi bộ lên đỉnh ở đoạn đường cuối cùng; + Một số dự án khai thác tài nguyên du lịch sinh thái đã được lập nhưng chưa được triển khai, do vậy, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư cải thiện hoặc xây mới, các dịch vụ du lịch còn đơn điệu, giảm sức hấp dẫn đối với du khách; + Du lịch cộng đồng đã xuất hiện nhưng mới chỉ dừng lại ở hoạt động tự phát và đơn lẻ ở một số bản như bản Khò Hồng. Do vậy, số lượng người dân địa phương tham gia và được hưởng lợi từ hoạt động du lịch còn hạn chế; + Sinh kế chủ yếu của người dân địa phương là nông nghiệp và dựa vào việc khai thác lâm sản ngoài gỗ, do đó, thu nhập thường thấp và không ổn định, đặc biệt là các hộ gia đình sống ở sườn núi cao. Vấn đề về phát triển kinh tế thường đóng vai trò quan trọng hơn việc bảo vệ môi trường và bảo vệ rừng. f. Đề xuất giải pháp khai thác tiềm năng du lịch sinh thái tại KBTTN Xuân Nha (1) Giải pháp về tổ chức quản lý - Về cơ chế chính sách Có chính sách phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, đồng thời khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư cho hoạt động du lịch sinh thái tại địa phương. - Tổ chức và quản lý lượng khách dựa trên cơ sở sức chứa của khu du lịch Việc tổ chức hoạt động tham quan của các tuyến, điểm du lịch trong các vùng cần phải cân nhắc kĩ các đặc trưng, sức chứa của từng điểm du lịch, đồng thời việc tiếp đón khách tới khu du lịch phải dảm bảo các yêu cầu bảo tồn của vùng để chắc chắn mối quan hệ giữa du lịch và môi trường không bị mâu thuẫn và hoạt động du lịch không tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái, đặc biệt, đối với đỉnh Pha Luông, địa điểm ở độ cao lớn và cách xa khu dân cư. - Quản lý việc thu phí tham quan để tạo thêm kinh phí xây dựng và nâng cao mức sống của người dân địa phương Sau khi xây dựng tuyến và điểm du lịch, việc thu phí tham quan là cần thiết nhằm tạo nguồn kinh phí cho việc xây dựng, bảo tồn, và nâng cao thu nhập của người dân địa phương. Nguồn thu có thể đến từ vé tham quan, dịch vụ hướng dẫn, phí gửi xe, cho thuê mặt bằng kinh doanh Ngoài ra, cần áp dụng những mức thu khác nhau cho các thời điểm khác nhau, ví dụ, vào ngày nghỉ, ngày lễ, số lượng khách thường đông hơn ngày thường, mức thu phí có thể tăng lên, đồng thời, thực hiện chính sách giảm giá vào những ngày vắng khách. Việc điều chỉnh giá dịch vụ là một trong những chính sách nhằm khuyến khích khách du lịch tham quan vào những thời điểm khác nhau, tránh lượng khách tập trung quá lớn vào những ngày lễ, ngày nghỉ, ngày cuối tuần, đảm bảo số lượng khách nằm trong giới hạn sức chứa của môi trường. (2) Giải pháp về quy hoạch Việc quy hoạch chi tiết các khu du lịch sinh thái (DLST) dựa trên kết quả điều tra và khảo sát một cách toàn diện là điều kiện tiên quyết và không thể thiếu nhằm đảm bảo tính bền vững của các dự án kinh tế nói chung và hoạt động du lịch sinh thái nói riêng. Trong quá trình quy hoạch chi tiết và lập dự án khả thi, phải có sự hợp tác giữa các chuyên gia ở những lĩnh vực có liên quan đến hoạt động du lịch với chính quyền và cộng đồng địa phương. Ngoài ra, hoạt động quy hoạch cần được thực hiện theo định hướng đảm bảo quyền lợi của cộng đồng địa phương. (3) Giải pháp về xây dựng sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch là các dịch vụ và hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên và xã hội. Tập trung khai thác và phát triển ba loại hình sản phẩm du lịch tiềm năng tại KBTTN Xuân Nha là: du lịch văn hóa, du lịch thiên nhiên và du lịch cộng đồng/làng bản. (4) Giải pháp về quảng bá sản phẩm Công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2019 69 du lịch phải đạt được mục đích là đưa hình ảnh về cảnh quan thiên nhiên, khí hậu, môi trường trong lành đến với du khách trong và ngoài nước để họ biết và đến với nơi đây. Ngoài ra, cần phải tập trung quảng bá sản phẩm du lịch tại các điểm đến nhằm mục đích quảng bá được sâu rộng hơn về hình ảnh của KBTTN. Kinh nghiệm từ các quốc gia cho thấy cần đa dạng hóa hình thức quảng cáo, chú trọng hình thức quảng cáo truyền miệng và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chú trọng đối tượng quảng cáo, đảm bảo các thông tin phong phú, hấp dẫn, đặc sắc và có thể tạo ra các chiến dịch quảng cáo. (5) Giải pháp về đào tạo nhân lực Để vận hành hoạt động DLST, việc đào tạo nguồn nhân lực là một trong những hoạt động quan trọng nhất và cần được thực hiện ngay sau khi các dự án phát triển DLST được phê duyệt. Tận dụng tối đa nguồn lực con người có sẵn tại KBTTN Xuân Nha cho các hoạt động quản lý, tổ chức, hướng dẫn du lịch, giáo dục và truyền thông về bảo vệ môi trường, cung cấp các sản phẩm du lịch... Đồng thời, xây dựng định hướng ngành nghề và năng lực cho thế hệ trẻ ở địa phương, là nguồn cung cấp nhân lực cho hoạt động DLST trong tương lai. (6) Giải pháp về tăng cường hoạt động giáo dục và truyền thông bảo vệ môi trường DLST được biết đến là loại hình “Du lịch có trách nhiệm với môi trường”, chính vì vậy, việc giáo dục và truyền thông bảo vệ môi trường được xem là công tác trọng tâm và không thể thiếu nhằm đạt được mục tiêu của DLST. Việc nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường không chỉ tập trung vào du khách, mà cần thực hiện trước hết đối với các nhà lập chính sách, nhà quản lý, các đơn vị kinh doanh du lịch và đặc biệt là người dân địa phương. Các hoạt động giáo dục cần được thực hiện một cách liên tục, đa dạng và ở nhiều cấp bậc học, cũng như không gian giáo dục khác nhau như: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, trong hệ thống giáo dục chính quy và phi chính quy; môi trường rừng, hệ sinh thái đồng cỏ, hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái nước... Cùng với các hoạt động giáo dục, cần đầu tư hình thành hệ thống truyền thông môi trường đa dạng và phù hợp với người dân và khách du lịch. 4. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu cho thấy, KBTTN Xuân Nha có tiềm năng lớn về các dạng tài nguyên thiên nhiên và có thể khai thác cho hoạt động DLST như: tài nguyên địa hình, tài nguyên thủy văn, tài nguyên khí hậu, tài nguyên sinh vật, và sự đa dạng của các hệ sinh thái. Ngoài ra, sự có mặt của 4 dân tộc chủ yếu gồm: Thái, Mường, H' Mông và Kinh với các đặc trưng về lễ hội, trang phục và các món ăn dân tộc là những tiềm năng tài nguyên nhân văn cho hoạt động du lịch văn hóa bản địa. Việc đánh giá tổng hợp tài nguyên cho hai địa điểm: đỉnh Pha Luông và Suối Con - Bản Khò Hồng cho thấy mức độ phù hợp cao cho việc phát triển hoạt động DLST trong tương lai. Dựa trên các kết quả trên, nghiên cứu đã đề xuất một số loại hình sản phẩm du lịch sinh thái, hai tuyến du lịch, cũng như một số giải pháp nhằm khai thác tiềm năng du lịch sinh thái tại KBTTN Xuân Nha. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đinh Thị Hoa (2017). Nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha. Luận án Tiến sỹ Lâm nghiệp. 2. Phạm Trung Lương (2002). Du lịch sinh thái những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nxb. Giáo dục. 3. Phạm Trung Lương (2011). Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, tr. 204. Nxb. Giáo dục. 4. Nguyễn Ngọc Quang (2009). Tiềm năng của du lịch sinh thái tại các Khu bảo tồn của Việt Nam. 5. Nguyễn Khanh Vân (2006). Giáo trình Cơ sở sinh khí hậu, tr.98. Nxb. Đại học Sư phạm Hà Nội. 6. Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha (2012). Bản đồ Khảo sát, xây dựng tuyến đường mòn. 7. Hạt Kiểm lâm Mộc Châu (2011). Báo cáo đa dạng sinh học. 8. Quyết định số 2125/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La ngày 13/8/2014 về việc công bố quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Sơn La đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 20130. 9. Trạm Khí tượng thủy văn Mộc Châu. Báo cáo định kỳ năm 2015. Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường 70 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2019 ECOTOURISM POTENTIALS AT XUAN NHA NATURE RESERVE, SON LA PROVINCE Nguyen Thi Bich Hao1, Dinh Thi Huong Thao2, Thai Thi Thuy An3, Tran Thi Huong4, Dang Hoang Vuong5 1,2,3,4,5Vietnam National University of Forestry SUMMARY Xuan Nha nature reserve is one of three reserve centres in Son La province. Realizing the advantageous conditions for ecotourism, the research concentrated on assessing the natural and human resources and then, proposed some solutions to exploit ecotourism potentials at Xuan Nha nature reserve. Some main study methods include field investigation and observing, social investigation, natural resource appraisal, human resource appraisal, tourism capacity defining, and synthetic assessment of ecotourism resources. Research results show that the reserve possesses a high potential of resources such as topography, hydrology, climate, flora, fauna, ecosystem, and humanity that can be exploited for future ecotourism. Based on these findings, the study assessed tourism resources with some criteria such as attractiveness, position and accessing ability, utilizing time, and carrying capacity for two areas of Pha Luong mount and Con River – Kho Hong village. The appraisal results are 3.08 and 3.805 respectively. In addition, Cultural tourism, Nature tourism, and Community tourism are three categories of tourism products that are potential to be developed in the study area. Two tourism routes of Ha Noi – Moc Chau – Pha Luong mount and Ha Noi – Moc Chau – Suoi Con – Kho Hong village – Thin village were proposed. Keywords: Ecotourism, human resources, nature reserve, natural resources, Xuan Nha. Ngày nhận bài : 15/8/2018 Ngày phản biện : 15/01/2019 Ngày quyết định đăng : 22/01/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftiem_nang_du_lich_sinh_thai_tai_khu_bao_ton_thien_nhien_xuan.pdf
Tài liệu liên quan