Tỉnh An Giang có nhiều tiềm năng
to lớn để phát triển du lịch nông nghiệp
và thực tế bước đầu áp dụng đã cho thấy
tác động to lớn của du lịch nông nghiệp
đối với đời sống của người nông dân và
nền kinh tế xã hội. Để tiếp tục biến tiềm
năng thành các nguồn lực cơ bản, tỉnh An
Giang cần xây dựng chiến lược và quy
hoạch cụ thể, phát triển nguồn nhân lực
có chất lượng, áp dụng các hình thức sản
xuất tiên tiến, đa dạng hóa các kênh
quảng bá về du lịch nông nghiệp
9 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 717 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp tỉnh An Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 63 năm 2014
_____________________________________________________________________________________________________________
82
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG NGHIỆP
TỈNH AN GIANG
NGUYỄN THỊ SƠN*, NGUYỄN PHÚ THẮNG**
TÓM TẮT
Du lịch nông nghiệp (Agritourism) là hình thức du lịch đang phổ biến ở các lãnh thổ
có lợi thế về nông nghiệp. Việc phát triển du lịch nông nghiệp đem lại nhiều cơ hội cho
phát triển nông nghiệp cũng như đa dạng hóa các loại hình du lịch và cải thiện đời sống
dân sinh. Bài báo tập trung đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp tỉnh An
Giang. Kết quả đánh giá cho thấy, An Giang có nhiều lợi thế về tự nhiên, nhân văn, nông
nghiệp và chính sách đầu tư cho sự phát triển du lịch nông nghiệp. Tuy nhiên, còn một số
hạn chế về lao động và cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển loại hình này.
Từ khóa: tiềm năng, du lịch nông nghiệp, tỉnh An Giang.
ABSTRACT
Potentials for developing agritourism in An Giang province
Agritourism is a popular type of tourism in territories that have an advantage in
agriculture. Developing agritourism brings opportunities for developing agriculture as
well as diversifying types of tourism and improving the residents’ living standards. The
article evaluates the potentials for developing agritourism in An Giang province. The
results show that An Giang province has many advantages in nature, humanity, agriculture
and policy for investing in agritourism development. However, there are still shortcomings
in labour and infrastructure that hinder the development of this type of tourism.
Keywords: potential, agritourism, An Giang province.
* PGS TS, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
** ThS, Trường Đại học An Giang
1. Mở đầu
Du lịch nông nghiệp là một thuật
ngữ chỉ hoạt động tham quan trang trại
hoặc các quá trình sản xuất nông nghiệp,
kinh doanh nông nghiệp với mục đích
nhận thức, sở thích, giáo dục hoặc nghỉ
dưỡng, bao hàm trong đó cả tài nguyên
nông nghiệp, tài nguyên tự nhiên và tài
nguyên nhân văn [6, tr.7]. Du lịch nông
nghiệp giúp khai thác hiệu quả lợi thế du
lịch – nông nghiệp dồi dào tại địa
phương, tạo nguồn thu nhập thêm cho
nông dân, kích thích sự đa dạng về các
hoạt động kinh tế và kinh doanh ở khu
vực nông thôn. An Giang là một trong 3
tỉnh đầu tiên ở nước ta triển khai dự án
phát triển du lịch nông nghiệp. Kết quả
bước đầu cho thấy hoạt động du lịch
nông nghiệp đã thực sự đem lại các hiệu
quả kinh tế xã hội to lớn. Bài viết này đề
cập đến tiềm năng phát triển du lịch nông
nghiệp tỉnh An Giang, làm cơ sở cho việc
xây dựng và phát triển hiệu quả mô hình
này trong tương lai.
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Sơn và tgk
_____________________________________________________________________________________________________________
83
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Tiềm năng phát triển du lịch nông
nghiệp tỉnh An Giang
2.1.1. Vị trí địa lí
An Giang có vị trí địa lí thuận lợi
cho việc phát triển kinh tế nói chung và
du lịch nông nghiệp nói riêng. Lãnh thổ
kéo từ vĩ độ 10012’B đến 10057’B,
104046’Đ đến 105035’Đ. An Giang có
chung 104km đường biên giới với
Campuchia về phía Bắc và Tây Bắc, chạy
dọc theo kênh Vĩnh Tế, phía Đông giáp
tỉnh Đồng Tháp với chiều dài
107,628km, phía Đông Nam giáp thành
phố Cần Thơ, phía Tây Nam giáp tỉnh
Kiên Giang (44,734km). Mặt khác, tỉnh
nằm gần vùng Đông Nam Bộ, cách trung
tâm kinh tế của cả nước là Thành phố Hồ
Chí Minh 231km. Đây là điều kiện quan
trọng cho việc hình thành và phát triển
ngành du lịch đa dạng với nhiều loại
hình, thu hút khách du lịch trong nước và
quốc tế.
2.1.2. Tiềm năng về tự nhiên
- Địa hình
Địa hình An Giang mang những
đặc điểm nổi bật so với địa hình đồng
bằng rộng lớn vùng Tây Nam Bộ khi có
sự xen kẽ giữa địa hình đồng bằng châu
thổ và đồi núi. Đây là một yếu tố có sức
hấp dẫn đối với du khách.
Đồi núi ở An Giang gồm nhiều đỉnh
có hình dạng, độ cao và độ dốc khác
nhau, phân bố theo vành đai cánh cung
kéo dài gần 100km ở hai huyện Tri Tôn
và Tịnh Biên với nhiều núi có độ cao
khác nhau. Núi Cấm là núi lớn nhất có tới
6 đỉnh với độ cao từ 142m đến 705m,
liên kết với các núi khác thành một mạch
núi liên tục, trải dài 35km và rộng 17km
với diện tích gần 600km2, là vùng đất địa
linh “Bảy Núi – Thất Sơn” với nhiều di tích
lịch sử, văn hóa, tôn giáo và huyền thoại bí
ẩn, có sức hấp dẫn lớn đối với du khách
tham quan trong toàn vùng và cả nước.
Địa hình đồng bằng là đặc trưng
của vùng đồng bằng châu thổ sông
Mekong. Về hình dạng, đồng bằng phù sa
ở An Giang có 3 dạng chính và 1 dạng
phụ: Dạng cồn bãi (Cù lao) có hình dạng
như chiếc thuyền úp, ở giữa cao và thấp
dần sang hai bên như cù lao Mỹ Hòa
Hưng, cù lao Tiên, Phó Ba (Long
Xuyên), Bà Hòa (Châu Thành), Bình
Thủy, Khánh Hòa (Châu Phú), Vĩnh
Trường (An Phú) của sông Hậu và cù lao
Giêng (Chợ Mới), cù lao Tây, cù lao Ma,
Cái Vừng, Cồn Cỏ (Tân Châu) của sông
Tiền. Cảnh quan ở các dạng đồng bằng
cù lao sông nước là điều kiện để phát
triển nền nông nghiệp đa dạng, từ đó làm
cơ sở để hình thành các loại hình du lịch
sinh thái sông nước như du lịch miệt
vườn, du lịch tham quan cù lao ...
- Khí hậu
Các yếu tố của khí hậu ở An Giang
như chế độ bức xạ, nắng, nhiệt độ, độ ẩm,
sức gió... nhìn chung khá phù hợp với sự
phát triển du lịch nông nghiệp.
Lượng bức xạ tương đối lớn, tổng
lượng nhiệt trong năm là 10.0000C. Số
giờ nắng An Giang dao động từ 100 đến
gần 300 giờ nắng. Trong năm có hai mùa
rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Chế độ
gió được đặc trưng bởi tác động luân
phiên của hệ thống hoàn lưu gió mùa nên
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 63 năm 2014
_____________________________________________________________________________________________________________
84
rất ổn định. Trong mùa khô thịnh hành
gió mùa Đông Bắc kéo dài từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau, thời tiết ít mưa, chỉ
chiếm 10% lượng mưa của cả năm. Vào
mùa mưa, gió mùa Tây Nam mang khối
khí biển nhiệt đới và xích đạo, lượng ẩm
dồi dào, mưa nhiều, chiếm tới 90% lượng
mưa cả năm, tập trung cao nhất vào tháng
7, 8, 9, 10. Với đặc điểm nằm sâu trong
đất liền nên An Giang ít chịu ảnh hưởng
của gió bão. Đây là điều kiện cơ bản để
phát triển nền nông nghiệp đa dạng, ổn
định, làm tiền đề cho việc xây dựng các
hình thức du lịch dựa trên thế mạnh nông
nghiệp nhiệt đới của tỉnh. Căn cứ vào chỉ
số sinh khí hậu đối với con người [2], các
yếu tố khí hậu của An Giang cho thấy
mức độ thích nghi và phù hợp cho việc
phát triển các loại hình du lịch như du
lịch tham quan, vui chơi, giải trí...
- Thủy văn
Ở An Giang, nguồn nước mặt rất
phong phú nhờ hệ thống sông ngòi, kênh
rạch phát triển, làm tiền đề cho việc hình
thành và phát triển các loại hình du lịch
liên quan đến sông nước như du lịch miệt
vườn, du lịch sinh thái, du lịch chợ nổi.
An Giang nằm ở vị trí hạ lưu của sông
Mekong, với các hệ thống sông Tiền,
sông Hậu chảy qua, nhiều kênh rạch tự
nhiên và kênh đào tạo nên mạng lưới
thủy văn với mật độ 0,72km/km2, chỉ số
cao nhất trong vùng đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL). Chế độ thủy văn của tỉnh
phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ nước của
sông và ảnh hưởng của thủy triều. Sông
Cửu Long hàng năm vẫn nhận được con
nước lũ kéo dài, khoảng 70% diện tích tự
nhiên bị ngập lũ với mức nước phổ biến
từ 1 đến 2,5m, thời gian ngập lũ từ 2,5
đến 5 tháng, thường là từ 15-8 tới 20-12.
Mùa nước nổi là một đặc trưng của toàn
vùng, đồng thời cũng là thời điểm quan
trọng cho việc khai thác thủy sản cũng
như thực hiện kết hợp các tour du lịch
nông nghiệp như tham quan, tham gia
sinh hoạt sản xuất cùng người dân địa
phương...
- Sinh vật
An Giang có hệ thống sinh vật đa
dạng và phong phú với nhiều hệ động
thực vật có giá trị khoa học. Các thảm
thực vật tiêu biểu bao gồm: Thảm thực
vật đất ngập nước bưng trũng; thảm thực
vật đồi núi; thảm thực vật ven sông rạch;
thảm thực vật nổi [4]. Hệ động thực vật
phong phú sẽ tạo sức hút đối với du
khách trong và ngoài nước, trên cơ sở đó
hình thành các điểm du lịch sinh thái như
rừng Tràm Trà Sư, Núi Cấm...
2.1.3. Tiềm năng về nhân văn
- Di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng
Tỉnh có 27 di tích lịch sử - văn hóa
được xếp hạng cấp quốc gia và 48 di tích
xếp hạng cấp tỉnh. Ngoài ra, tỉnh còn có 5 di
tích lịch sử - văn hóa chưa được công nhận
nhưng có tiềm năng khai thác du lịch:
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Sơn và tgk
_____________________________________________________________________________________________________________
85
Bảng 1. Các di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia [3]
STT Di tích Số lượng
1 Di tích khảo cổ 03
2 Di tích văn hóa – lịch sử 11
3 Di tích kiến trúc 11
4 Di tích thắng cảnh 01
5 Di tích lưu niệm danh nhân 01
Tổng cộng 27
- Các lễ hội sinh hoạt văn hóa và các đối tượng gắn liền với dân tộc học
An Giang là tỉnh có đến 17 dân tộc sinh sống, đông nhất là người Kinh (94,3%),
người Khmer (4,07%), người Chăm (0,65%), người Hoa (1,009%) và nhiều dân tộc
khác [3]. Mỗi dân tộc đều có những lễ hội đặc trưng. Vì vậy An Giang hiện nay là nơi
tổ chức nhiều lễ hội đặc sắc, có quy mô lớn nhất Nam Bộ. Toàn tỉnh có tổng cộng 41 lễ
hội, gồm các lễ hội dân gian, lễ hội tôn giáo, lễ hội lịch sử cách mạng. Trong đó có 1 lễ
hội thuộc cấp Bộ quản lí, 6 lễ hội thuộc cấp tỉnh quản lí. Một số lễ hội tiêu biểu là: Lễ
hội Bà Chúa Xứ, hội đền Nguyễn Trung Trực, lễ hội Chol Chnam Thmay, lễ Đôn Ta,
lễ hội Hát Gi, hội đua bò dân tộc Khmer
Bảng 2. Một số lễ hội trên địa bàn tỉnh An Giang [3]
TT Tên lễ hội Thời gian
1 Lễ hội Bà Chúa xứ (Lễ vía Bà) 23/27 tháng 4 âm lịch
2 Lễ hội Chol Chnam Thmay 12 – 15/04 âm lịch
3 Hội đền Nguyễn Trung Trực 18 – 19/10 âm lịch
4 Lễ hội đua bò của người Dân tộc Khmer 09 – 10/10 âm lịch hàng năm
5 Lễ Hội Hát Gi (Haji hay còn gọi Roya Hadji) 7 – 10/12 theo Hồi lịch
6 Lễ hội Kỳ An đình Châu Phú 10/5 âm lịch
7 Lễ Ramadan của đồng bào Chăm 1 – 30/9 Hồi lịch
- Các làng nghề thủ công
An Giang có 34 làng nghề tiểu thủ
công, trong đó có 25 làng nghề được Ủy
ban nhân dân tỉnh công nhận với 6300 hộ
tham gia, thu hút trên 18.600 lao động
[4]. Sản phẩm của làng nghề tập trung
vào bốn nhóm: dệt, sản xuất tư liệu lao
động, vật dụng sinh hoạt gia đình, mộc và
đan lát. Nổi bật là các làng nghề như tơ
lụa Tân Châu, dệt thổ cẩm Khmer Văn
Giáo... Các làng nghề truyền thống là một
yếu tố quan trọng trong việc xây dựng
các tour tham quan kết hợp như tham
quan sinh thái với làng nghề .
- Văn hóa ẩm thực
An Giang có nhiều món ăn ngon
mang đặc trưng ẩm thực vùng Nam Bộ.
Cư dân của vùng đất này sáng tạo nhiều
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 63 năm 2014
_____________________________________________________________________________________________________________
86
món ngon như bún mắm Châu Đốc, bánh
xèo rau rừng núi Cấm, cá linh kho mía...
Ngoài ra, các món ăn phổ biến của người
Việt, các món ăn đặc sản của đồng bào
Khmer, Chăm, Hoa cũng góp phần làm
giàu thêm cho văn hóa ẩm thực của vùng
đất này. Đây cũng là một yếu tố quan
trọng để thu hút khách du lịch.
- Các loại hình nghệ thuật
An Giang là nơi hội tụ tinh hoa văn
hóa độc đáo của bốn cộng đồng dân tộc
anh em: Kinh, Chăm, Khmer, Hoa. Với
nhiều đặc trưng văn hóa truyền thống
khác nhau đã hình thành bức tranh văn
hóa nghệ thuật sinh động, nhiều màu sắc.
Người Khmer có loại hình nghệ thuật đặc
trưng như hát Dù Kê, múa trống, múa
Chằng... Người Kinh nổi tiếng với đờn ca
tài tử đã được UNESCO công nhận là di
sản phi vật thể. Người Chăm nổi tiếng
với dân ca Chăm và biểu diễn kèn
Saranai, Trống Pànà, Paranưng theo
phong cách Hồi giáo, người Hoa với
nghệ thuật múa dù, quạt, lân sư rồng và
hát Hồ Quảng. Đây được xem là lợi thế
to lớn để xây dựng nhiều điểm du lịch
văn hóa quan trọng của tỉnh.
2.1.4. Tiềm năng về sản xuất nông nghiệp
An Giang có nhiều thế mạnh về sản
xuất nông nghiệp, tạo tiền đề khai thác
phát triển các loại hình du lịch nông
nghiệp. An Giang là 1 trong 2 tỉnh có
diện tích lúa cao nhất ĐBSCL và cả
nước, chiếm 14,9% diện tích và 41,1%
sản lượng lúa của toàn vùng ĐBSCL [1].
Diện tích các loại cây ăn quả ngày càng
mở rộng, góp phần đa dạng hóa cơ cấu
trồng trọt [1]. Bên cạnh lúa, An Giang
còn là 1 trong những tỉnh dẫn đầu về sản
lượng nuôi trồng thủy sản của vùng
ĐBSCL và cả nước. Năm 2010, sản
lượng nuôi trồng thủy sản của tỉnh đạt
279,775 nghìn tấn, tăng 3,5% so với năm
2000 (chiếm 14,4% sản lượng nuôi trồng
thủy sản vùng ĐBSCL và 10,1% cả
nước) [1]. Các hình thức tổ chức sản xuất
nông nghiệp ngày càng đa dạng, hộ gia
đình và trang trại đang được chú trọng
phát triển. Đến năm 2010, toàn tỉnh có
365.469 hộ nông thôn trong đó 201.695
hộ nông nghiệp (chiếm 55,1%), 481 hộ
lâm nghiệp (chiếm 0,13%) và 8.077 hộ
sản xuất thủy sản (chiếm 2,2%). An
Giang là tỉnh có số lượng trang trại đứng
đầu cả vùng và cả nước, chiếm 11,8% số
lượng trang trại của cả nước và 24,7%
của vùng ĐBSCL. Cơ cấu trang trại đa
dạng, trong đó trang trại trồng cây hàng
năm và trang trại nuôi trồng thủy sản
chiếm tỉ trọng cao hơn. Sự phát triển của
loại hình trang trại trong nông nghiệp đã
thúc đẩy hiệu quả kinh tế sản xuất, đồng
thời tạo ra tiền đề bước đầu cho việc xây
dựng các tour du lịch tham quan, học hỏi
kinh nghiệm sản xuất giữa nông dân
trong vùng và cả nước.
Trên cơ sở khai thác các thế mạnh
về nông nghiệp, nhiều sản phẩm du lịch
được tạo ra từ sản xuất nông nghiệp có
sức thu hút khách du lịch trong và ngoài
nước. Các loại hình du lịch sinh thái, các
tour tham quan mô hình trang trại, miệt
vườn, tham gia sản xuất cùng nông dân,
tổ chức chài lưới bắt cá, dịch vụ
homestay được đầu tư phát triển và
ngày càng hấp dẫn du khách.
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Sơn và tgk
_____________________________________________________________________________________________________________
87
Nhìn chung, sự phát triển mạnh về
nông nghiệp và thủy sản đã tạo ra những
tiền đề quan trọng để xây dựng các loại
hình du lịch nông nghiệp đa dạng. Việc
phát triển nông nghiệp gắn liền với hoạt
động du lịch có tác động to lớn trong việc
phát huy thế mạnh, nâng cao thu nhập, đa
dạng hóa cơ cấu sản xuất, góp phần thúc
đẩy kinh tế xã hội của tỉnh phát triển.
2.1.5. Bước khởi đầu và những thành tựu
đạt được từ phát triển du lịch nông
nghiệp
Dựa trên cơ sở đánh giá về tiềm
năng du lịch nông nghiệp, tỉnh An Giang
bước đầu đã thu hút các nhà đầu tư nước
ngoài áp dụng hình thức du lịch mới và
đạt được những thành tựu cơ bản.
Để khai thác tiềm năng du lịch
nông nghiệp tại An Giang, giai đoạn
2007- 2009, tổ chức Nông dân Hà Lan
(Agriterra) đã triển khai đầu tư dự án
Phát triển Du lịch nông nghiệp giai đoạn
1 tại 3 tỉnh Lào Cai, Tiền Giang, An
Giang. Trên cơ sở đó, Hội Nông dân An
Giang đã xây dựng các điểm du lịch nông
nghiệp tại 3 xã Mỹ Hòa Hưng (thành phố
Long Xuyên); Tân Trung (huyện Phú
Tân) và Văn Giáo (huyện Tịnh Biên);
mỗi xã có từ 10-15 hộ nông dân tham gia
làm du lịch. Các dịch vụ bao gồm
homestay, ẩm thực đồng quê, du thuyền
trên sông, tham quan rừng tràm Trà Sư,
săn cá bông lau... thu hút nhiều du khách
trong và ngoài tỉnh, kể cả khách quốc tế.
Nối tiếp thành công của giai đoạn 1,
Agriterra tiếp tục đầu tư dự án Phát triển
Du lịch nông nghiệp giai đoạn 2. Dự án
được triển khai trong thời gian 3 năm, từ
ngày 1-7-2011 đến 30-6-2014 với tổng
ngân sách 676.400 Euro (khoảng hơn
18,4 tỉ đồng), trong đó đóng góp của
Agriterra là 328.000 Euro (khoảng 9 tỉ
đồng). Mục tiêu của dự án là xây dựng
Trung tâm du lịch nông dân nằm trong
Hội Nông dân An Giang, góp phần thúc
đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho các
hoạt động du lịch nông nghiệp của hội
viên, đồng thời tăng thu nhập và tạo thêm
việc làm cho nông dân trong vùng dự án;
Hình thành một hệ thống tour du lịch
nông nghiệp mang tính liên kết chặt chẽ
giữa những điểm du lịch nông dân qua
vai trò điều phối của Trung tâm du lịch
nông dân; vừa nâng cao năng lực nông
dân các điểm trong giới thiệu, quảng bá
hình ảnh sông nước, con người An Giang
với du khách trong và ngoài nước, vừa
giúp nông dân tăng thu nhập gia đình,
thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng
tiến bộ, bền vững.
Kết quả bước đầu cho thấy, hoạt
động của dự án phát triển du lịch nông
nghiệp ở An Giang đạt hiệu quả cao,
những tác động tích cực của chương trình
đã tạo nên mô hình phát triển kinh tế - xã
hội hữu ích, giúp nông dân tại địa
phương có thêm mô hình kinh doanh
mới. Thu nhập hộ nông dân tăng từ 2
triệu đồng/tháng lên 10 - 15 triệu
đồng/tháng [4]. Đến nay đã có 15/156
phường, xã, thị trấn trong tỉnh được chọn
tham gia dự án gắn với các danh lam,
thắng cảnh, di tích lịch sử. Điển hình như
ở xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long
Xuyên có Khu lưu niệm Bác Tôn Đức
Thắng, có vườn cây ăn trái, du khách
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 63 năm 2014
_____________________________________________________________________________________________________________
88
đến đây sẽ được du ngoạn trên sông bằng
thuyền, ra bờ sông Hậu tắm bùn phù sa,
mò ốc đắng; thu hoạch hoa màu, trái cây;
tát mương, kéo lưới, câu cá; tham gia các
trò chơi dân gian; xem ngư dân đánh bắt
cá và chế biến, thưởng thức các “chiến
lợi phẩm” đặc sản do ngư dân đánh bắt
trên sông Hậu. Mỗi xã có từ 5 đến 10 hộ
tham gia dự án, tổng số hộ tham gia
hưởng lợi trực tiếp từ 75 - 100 hộ, chưa
kể số hộ được hưởng lợi gián tiếp từ
chương trình đào tạo, cùng tham gia các
dịch vụ của dự án và bộ mặt nông thôn
được thay đổi, phát triển của cộng đồng ở
15 xã trong quá trình triển khai dự án.
Việc đầu tư cho phát triển nông
nghiệp được chú trọng trong tương lai.
Nhiều dự án đầu tư cho phát triển du lịch
nông nghiệp đã được quy hoạch: Dự án
phát triển mạng lưới các điểm, tuyến du
lịch sinh thái và nông thôn mới cù lao Mỹ
Hòa Hưng với 9 điểm và 3 tuyến (2011 –
2020); đề án xây dựng điểm, tuyến du
lịch đường sông An Giang (làng cá bè, cù
lao, kênh đào) Việc phát triển loại hình
du lịch nông nghiệp gắn với tín ngưỡng,
lễ hội được đưa vào quy hoạch như một
chương trình ưu tiên trọng điểm trong
giai đoạn 2011 – 2020 [3]. Mặt khác, các
chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài
nước cho phát triển du lịch nông nghiệp
được quan tâm. Ngoài nguồn vốn từ ngân
sách nhà nước, hiện nay tỉnh đang thu hút
đầu tư khu vực ngoài nhà nước, xã hội
hóa phát triển du lịch thông qua việc tổ
chức các sự kiện xúc tiến đầu tư và chính
sách ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng
cho nhà đầu tư.
2.2. Đánh giá chung về tiềm năng và
hướng phát triển du lịch nông nghiệp
tỉnh An Giang
2.2.1. Đánh giá chung
Thế mạnh:
- Các yếu tố về tự nhiên đa dạng,
mang đậm tính chất của đồng bằng điền
trũng với hệ thống sông ngòi dày đặc, khí
hậu ôn hòa, đồng bằng phù sa màu mỡ,
cho phép tỉnh có thể phát triển một nền
nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây
đặc trưng và hệ thống vườn cây ăn quả,
từ đó có thể phát triển loại hình du lịch
tham quan, học tập...
- Hệ thống các giá trị nhân văn
phong phú, bao gồm hệ thống các giá trị
di tích lịch sử, làng nghề và các đối tượng
liên quan đến dân tộc học..., kết hợp với
các tiềm năng về tự nhiên, tạo cơ sở cho
việc xây dựng và phát triển các loại hình
du lịch nông nghiệp khác nhau như du
lịch tham quan, sinh thái
- An Giang có nhiều thế mạnh nông
nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa và thủy
sản. Cơ cấu của sản xuất nông nghiệp
ngày càng đa dạng, nhiều sản phẩm nông
nghiệp được ứng dụng khoa học công
nghệ tạo ra sản lượng và chất lượng cao.
Loại hình trang trại ngày càng được mở
rộng. An Giang trở thành điểm đến hấp
dẫn của các hộ sản xuất nông nghiệp
trong vùng và cả nước. Họ đến để học
hỏi, tiếp thu những kinh nghiệm trong
sản xuất nông nghiệp của tỉnh, qua đó
góp phần thúc đẩy hình thức du lịch nông
nghiệp phát triển.
Hạn chế:
- Nguồn nhân lực dành cho phát triển
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Sơn và tgk
_____________________________________________________________________________________________________________
89
du lịch nông nghiệp nhìn chung còn thiếu
về số lượng và hạn chế về chất lượng.
Người nông dân chưa được đào tạo về du
lịch và các kĩ năng cơ bản về kinh doanh
tổ chức du lịch.
- Các điều kiện về cơ sở hạ tầng,
quảng bá hình ảnh còn chưa đáp ứng
được các yêu cầu của phát triển du lịch.
Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở lưu trú,
tham quan còn yếu. Các hình thức quảng
bá còn hạn chế.
- Việc đầu tư cho phát triển du lịch
nông nghiệp còn mới ở dạng thử nghiệm.
Việc quy hoạch và định hướng tổ chức
phát triển du lịch nông nghiệp còn chưa
được thực hiện để phát huy các thế mạnh
sẵn có của du lịch nông nghiệp tại tỉnh.
2.2.2. Định hướng khai thác phát triển du
lịch nông nghiệp tỉnh An Giang
- Xác định các thế mạnh trọng tâm
của tỉnh về du lịch nông nghiệp, từ đó
đầu tư có trọng điểm nhằm tạo nên hiệu
quả đối với phát triển du lịch nông
nghiệp.
- Nâng cao việc đào tạo nguồn nhân
lực cho phát triển du lịch nông nghiệp
dựa trên việc mở rộng các loại hình đào
tạo, mở các lớp tập huấn ngắn hạn, kết
hợp với việc học hỏi và phổ biến kinh
nghiệm về phát triển du lịch nông nghiệp
trong nước và thế giới cho các nông hộ,
chủ trang trại làm du lịch.
- Nâng cao chất lượng và phát triển
đa dạng hơn nữa các sản phẩm du lịch
nông nghiệp. Kết hợp các loại hình du
lịch gắn liền với hệ sinh thái sông, núi,
rừng, đồng quê và văn hóa, tín ngưỡng.
Xây dựng các sản phẩm du lịch nông
nghiệp đặc thù, tạo lợi thế so sánh của
tỉnh An Giang so với các tỉnh khác.
- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế và hệ
thống chính sách cũng như các ưu đãi
nhằm thu hút hơn nữa việc đầu tư vào
phát triển du lịch nông nghiệp. Phát triển
cơ sở hạ tầng du lịch, đẩy mạnh việc
quảng bá xúc tiến du lịch nông nghiệp.
3. Kết luận
Tỉnh An Giang có nhiều tiềm năng
to lớn để phát triển du lịch nông nghiệp
và thực tế bước đầu áp dụng đã cho thấy
tác động to lớn của du lịch nông nghiệp
đối với đời sống của người nông dân và
nền kinh tế xã hội. Để tiếp tục biến tiềm
năng thành các nguồn lực cơ bản, tỉnh An
Giang cần xây dựng chiến lược và quy
hoạch cụ thể, phát triển nguồn nhân lực
có chất lượng, áp dụng các hình thức sản
xuất tiên tiến, đa dạng hóa các kênh
quảng bá về du lịch nông nghiệp.
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 63 năm 2014
_____________________________________________________________________________________________________________
90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục Thống kê tỉnh An Giang (2010, 2011), Niên giám thống kê tỉnh An Giang 2009, 2010.
2. Nguyễn Minh Tuệ và nnk (2010), Địa lí du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang (2012), Quy hoạch phát triển ngành du
lịch An Giang giai đoạn đến 2020, định hướng 2030.
4. Trung tâm Du lịch Nông dân tỉnh An Giang (2012), Báo cáo tóm lược tình hình dự
án du lịch nông nghiệp giai đoạn 2007 - 2009.
5. Brian J. Schilling, Lucas J. Marxen, Helen H. Heinrich, Fran J. A. Brooks (2006),
The Opportunity for Agritourism Development in New Jersey, Food Policy Institute,
pp.7-28.
6. Christine Tew (2010), Importance of Agritourism for agripreneur goal
accomplishment, Thesis of Faculty of the Graduate School University of Missouri,
pp.5-20.
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 19-5-2014; ngày phản biện đánh giá: 02-6-2014;
ngày chấp nhận đăng: 24-10-2014)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9_7122.pdf