Dịch vụ lưu trú tại địa phương:
Hiện nay, Tháp Mười bao nhiêu cơ sở lưu trú 3-4 nhà nghỉ . 1 Homestay: Hai Lua Homestay
(Lotus Lake Homestay), Khách sạn Mỹ An. với số lượng cơ sở lưu trú như hiện tại cơ bản
chưa đáp ứng được nhu cầu du khách đến tham quan, nhưng trong tương lai tỉnh chủ truơng
kêu gọi đầu tư nhằm thu hút quảng bá phát triển du lịch ở Tháp Mười.
Các hoạt động trải nghiệm và vui chơi giải trí
Du khách đến với một số điểm quan du lịch tại Huyện Tháp Mười có thể trải nghiệm hết tất tần
tật các món ăn dân dã Nam Bộ mang đậm chất đồng quê sông nước. Với các món ăn được khai
thác từ tự nhiên bằng các dụng cụ nơm, cần câu cắm, chài lưới., sau đó du khách có thể tự tay
chế biến món ăn mình yêu thích qua sự hướng dẫn của chủ quán. Ngoài ra quí khách có thể câu
cá, ra đồng cấy lúa, cắt lúa, hái hoa sen, búp sen bắt chuột cùng người dân đại phương vào mùa
thu hoạch. Đặc biệt nhất là du khách có thể giao lưu “Hò Đồng Tháp”, đờn ca tài tử Nam Bộ.
5.6. Bảo tồn hệ sinh thái, khai thác hiệu quả giá trị hệ động thực vật
Khai thác các nguồn tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn phải đi đôi với việc gìn
giử bảo tồn và phát huy các hệ giá trị văn hóa địa phương. Khai thác hệ sinh thái từ sen duy trì
các giống sen tự nhiên. Khai thác các giá của cây sen làm cho sản phẩm từ sen phong phú đa
dạng hơn.
Ngoài khu đồng sen thì các khu rừng tràm, cánh đồng năng. mang giá trị sinh hoạt rất
cao, cần có sự quy hoạch hợp lý, khai thác đúng giá trị của các loài động thực vật để tạo sự hấp
dẫn nhiều hơn trong du lịch.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại huyện Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH
Trang 111
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
TẠI HUYỆN THÁP MƯỜI TỈNH ĐỒNG THÁP
SV: Võ Thị Ngọc Thơ, Lớp: ĐHVNH16A
GVHD: ThS. Đỗ Thị Kiều Hoa
Tóm tắt
Trong bối cảnh môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng như hiện nay, loại hình du
lịch sinh thái (DLST) gắn liền với sứ mệnh bảo vệ môi trường được nhiều người lựa chọn và
trở thành xu hướng du lịch trên toàn thế giới. DLST được xem như một giải pháp hữu hiệu để
bảo vệ môi trường sinh thái hướng tới sự phát triển bền vững thông qua quá trình làm giảm
sức ép khai thác nguồn lợi tự nhiên, phục vụ nhu cầu của du khách, của người dân địa phương
khi tham gia vào các hoạt động DLST.
Từ khóa: du lịch, DLST, Tháp Mười
NỘI DUNG
1. Khái niệm về DLST
Năm 1991, khái niệm về DLST lần đầu tiên được đề cập với nội dung: “DL sinh thái là
loại hình DL diễn ra trong các vùng có hệ sinh thái tự nhiên còn bảo tồn khá tốt nhằm mục tiêu
nghiên cứu, chiêm ngưỡng, thưởng thức phong cảnh, động thực vật cũng như các giá trị văn
hoá hiện hữu” (Boo, 1991).
Theo Hiệp hội DL Sinh Thái (The Internatonal Ecotourism society) thì “DLST là DL
có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân
dân địa phương”.
Theo Luật Du lịch Việt nam, DLST là loại hình DL dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc
văn hoá địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường.
2. Đặc trưng của DLST
Tùy theo từng điều kiện khác nhau mà DLST được đầu tư, khai thác và phát triển theo
nhiều hướng khác nhau nhưng để đáp ứng yêu cầu của loại hình DLST thì phải có các đặc trưng
cơ bản sau:
- Là loại hình DL dựa vào thiên nhiên, các điểm tham quan chính là các khu bảo tồn thiên
nhiên, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển...
- Các công ty DL, hãng lữ hành, nhà cung ứng dịch vụ, nhân viên phục vụ và cả khách DL
đều phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu các tác động tiêu cực của
DL đối với môi trường và văn hóa.
- Hướng dẫn viên chuyên về DLST phải là người có kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm về
môi trường, hệ sinh thái, nguồn tài nguyên, các loài sinh vật... luôn góp phần tuyên truyền
và giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường đối với du khách.
- Thông qua DL, khách DL tăng thêm nhận thức và hiểu biết về tự nhiên, nâng cao nhận thức
về bảo vệ môi trường, giữ gìn văn hóa bản địa.
- Hoạt động DLST mang lại lợi ích kinh tế – xã hội cho cộng đồng, góp phần giải quyết việc
làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
3. Tiềm năng phát triển DLST tại Tháp Mười
3.1. Vị trí địa lý
Huyện Tháp Mười hiện nay có diện tích tự nhiên 52.800ha bằng gần 17% diện tích của
tỉnh Đồng Tháp, phía Bắc giáp huyện Vĩnh Hưng tỉnh Long An và huyện Tam Nông tỉnh Đồng
Tháp; phía Đông giáp huyện Tân Thạnh tỉnh Long An; phía Tây và Tây – Nam giáp huyện Cao
Lãnh tỉnh Đồng Tháp; phía Nam và Đông – Nam giáp huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang.
Huyện có vị trí địa lý thuận lợi, tiếp giáp với nhiều địa phương lại là vùng trũng của
ĐTM xưa nên dễ dàng phát triển loại hình DLST.
3.2. Khí hậu
KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019
Trang 112
Khí hậu, thời tiết huyện Tháp Mười cũng chịu ảnh hưởng chung của khu vực đồng bằng
sông Cửu Long. Nhiệt độ bình quân trong năm 26,9oC, ẩm độ không khí bình quân trong năm
82%, nắng bình quân 2.733 giờ và lượng mưa bình quân hàng năm là 1.410 mm. Với điều kiện
khí hậu này rất thuận lợi cho các loài động thực vật sinh sống và phát triển, đây chính là hình
ảnh của hệ sinh thái ĐTM năm xưa hoang sơ và đa dạng.
3.3. Sông ngòi, kênh rạch
Sông ngòi chính của Tháp Mười là Kênh Nguyễn Văn Tiếp có chiều dài 93 km, chảy qua
các tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp; cung cấp lượng nước phục vụ tưới tiêu của cả vùng.
Hàng năm, Tháp Mười còn chịu ảnh hưởng của mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, nước
từ thượng nguồn Mê Kông tràn về hàng năm thường từ tháng 7 đến tháng 11, mực nước ngập
trung bình 4,20m (so với mặt nước biển), trên đồng nước ngập sâu 1m.
3.4. Địa hình huyện tháp mười
Địa hình toàn vùng Đồng Tháp Mười giống như lồng chảo, xung quanh cao ở giữa lõm
thấp. Huyện Tháp Mười nằm ở vùng thấp, tương đối bằng phẳng, nhưng vùng đất phía Nam và
phía Tây có độ cao hơn phía Đông, phía Bắc. Gồm 2 dạng địa hình: gò và trũng.
ĐTM có 3 nhóm đất chính là đất xám, đất phèn và đất phù sa; trong đó đất phèn chiếm
diện tích lớn nhất khoảng hơn 273.000ha. Với các đặc điểm về tự nhiên như trên đã tạo nên sự
đa dạng và phong phú về hệ sinh thái động thực vật của vùng, đặc biệt đây chính là điều kiện
phát triển thuận lợi cho cây sen – thực vật đặc trưng của vùng, là tiềm năng để phát triển loại
hình DLST kết hợp với nông nghiệp.
3.5. Hệ động thực vật
ĐTM hết sức đa dạng gồm hệ sinh thái đồng cỏ ngập nước theo mùa, hệ sinh thái đầm
lầy, hệ sinh thái rừng tràm, hệ sinh thái lúa mùa và lúa nước.
Theo danh mục các khu bảo tồn đa dạng sinh học vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường
công bố thì Đồng Tháp có 3 khu nằm trong danh mục này, đó là Khu bảo tồn Tràm Chim với
7.313 ha, thuộc huyện Tam Nông; Khu bảo tồn Xẻo Quýt với trên 62 ha, thuộc huyện Cao Lãnh
và Khu bảo tồn Gò Tháp với gần 290 ha, thuộc huyện Tháp Mười.
Khu bảo tồn Gò Tháp do đáp ứng tiêu chí về bảo vệ cảnh quan nên được chuyển tiếp
thành Khu bảo vệ cảnh quan. Đến Gò Tháp, du khách sẽ bất ngờ bởi đây không chỉ là khu di
tích mà còn có cảnh quan thiên nhiên đẹp và hoang sơ. Gò Tháp có chiều dài gần 500 m, ngang
200 m, vào mùa khô nhiều gò cát lớn nhỏ uốn lượn quanh co, tạo thành khu gò nổi, trên gò có
nhiều cây cổ thụ trăm tuổi xoè bóng mát, sừng sững vươn cao. Mùa nước nổi thì đồng nước
mênh mông xen lẫn màu xanh cây cỏ, tạo thành phong cảnh thiên nhiên kì vĩ.
Khu di tích Gò Tháp còn là một danh lam thắng cảnh của vùng sinh thái ngập nước. Nơi
đây môi trường sinh thái còn mang nhiều dấu vết hoang sơ, đã và đang bảo tồn được các thảm
thực vật, động vật như tràm, sen, sậy, năng, lúa trời, trăn, rắn, các loài chim cá...
Khu di tích Gò Tháp được quy hoạch tổng thể với diện tích 300ha để làm khu di tích bảo
tồn, bảo tàng; khu rừng sinh thái; khu du lịch nhằm xây dựng Gò Tháp thành một nơi du lịch
sinh thái mang đậm bản sắc của vùng Đồng Tháp Mười.
Theo thống kê của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp: Khu du lịch sinh
thái Đồng Sen hiện có hơn 11 ha đang được khai thác để phát triển du lịch.
Thời gian tới, UBND huyện Tháp Mười sẽ quy hoạch mở rộng diện tích trồng sen, đồng thời
đầu tư xây dựng nơi nghỉ chân, ăn uống và các sản phẩm đặc trưng để thu hút khách du lịch.
4. Thực trạng phát triển DLST tại huyện Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp
Hiện nay, trên địa bàn huyện Tháp Mười đã có 5 hộ nông dân đưa cánh đồng sen vào
phục vụ du lịch với tổng diện tích khoảng 10 ha.
Khu du lịch Đồng sen Tháp Mười không chỉ có thể quảng bá hình ảnh quê hương Tháp
Mười đến với du khách, mà còn giúp một số hộ dân trong vùng và lân cận có việc làm ổn định,
tăng thu nhập từ việc phát triển dịch vụ phục vụ nhu cầu khách tham quan.
4.1. Lượng khách
Trong 2 năm trở lại đây, lượng du khách đến với Khu DLST Đồng Sen Tháp Mười ngày
càng tăng, nhất là vào mùa hè và các dịp lễ, Tết. Trung bình mỗi ngày, đón từ 150 - 200 khách,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH
Trang 113
riêng thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ thì lượng khách du lịch đông hơn rất nhiều, tăng gần
gấp đôi so với ngày thường.
Du khách đến đây ngoài tham quan, ngắm sen, chụp ảnh lưu niệm còn được tham gia trải
nghiệm các hoạt động câu cá, thưởng thức các món ăn đồng quê, đờn ca tài tử, hò Đồng Tháp...
Theo thống kê của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp chỉ trong 6 tháng
đầu năm 2017, khu DLST Đồng Sen đã thu hút được hơn hơn 36.000 lượt khách du lịch trong
và ngoài nước; tăng 55,55% so với cùng kỳ năm 2016.
4.2. Về CSHT, CSVC kỹ thuật du lịch
4.2.1. Về cơ sở hạ tầng
Đến nay các tuyến đường phục vụ du lịch đã được nâng cấp trải nhựa thông suốt, xe 4
bánh đều đã đi đến các điểm du lịch trọng điểm trong tỉnh. Tuy nhiên, tồn tại lớn nhất trong xây
dựng hạ tầng là “cầu yếu, mặt đường hẹp”.
Tuyến đường N2 dù đã đưa vào hoạt động nhưng nhiều chỗ vẫn chưa hoàn thành và lưu
lượng xe lưu thông chưa nhiều, chưa kết nối được Tháp Mười với các địa phương khác trong
và ngoài tỉnh.
Chưa có sự kết nối tuyến điểm giữa khu di tích Gò Tháp và khu du lịch này, hệ thống cầu
không có. Du khách sau khi tham quan khu di tích Gò Tháp muốn qua khu đồng sen phải đậu xe
bên kia đường và kéo phà sang; không có bãi đậu xe, hệ thống tàu bè qua sông gặp khó khăn.
Hệ thống điện đã đảm bảo các hoạt động phục vụ khách nhưng chỉ ở khu vực các nhà
phục vụ, các không gian như nhà ăn, đài quan sát... thì chưa được đảm bảo.
Nước sạch trong chế biến, phục vụ sinh hoạt của khách nhưng vào mùa nước lên thì hệ
thống này không được đảm bảo, có lúc hộ kinh doanh còn sử dụng nước sông, nước trên ruộng...
để cho khách rửa tay chưa đảm bảo được yêu cầu nước sạch và vệ sinh an toàn cho du khách.
4.2.2. Về cơ sở hạ tầng kĩ thuật du lịch
Ngoài 5 điểm tham quan tại khu du lịch Đồng Sen Tháp Mười đã có đầu tư nhà ăn,
đường tham quan, chòi để phục vụ khách du lịch, các phương tiện như xuồng chèo, phà đưa
đón... thì những nơi khác hoàn toàn chưa có sự đầu tư về du lịch.
Các chòi tham quan cũng như hệ thống các khu vực phục vụ đã xuống cấp, các lối đi ra
khu Đồng Sen một số đã bị gãy có thể gây nguy hiểm cho du khách.
Quà lưu niệm chưa đa dạng, ẩm thực phục vụ khách ăn uống chưa phong phú, các hoạt động
tham quan chỉ là ngắm sen ăn uống ca hát câu cá... còn chưa thật sự thu hút du khách thiếu đột
phá còn trùng lắp giữa các hộ kinh doanh du lịch.
4.3. Về nguồn nhân lực
Đa phần các điểm tham quan là do tự phát, chủ hộ trực tiếp tham gia vào phục vụ du
lịch nên về cơ bản nhân lực trong du lịch chưa chuyên nghiệp, thái độ phục vụ chưa tốt, kỹ năng
chuyên môn cũng chưa được đào tạo nhiều.
Nhân viên phục vụ chủ yếu là người thân trong gia đình của hộ kinh doanh hoặc lao
động nhàn rỗi ở địa phương. Chưa đào tạo cụ thể về chế biến thực phẩm phục vụ du khách vấn
đề vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn chưa được chú trọng...
5. Giải pháp phát triển loại hình DLST tại huyện Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp
5.1. Định hướng hoàn thiện về CSHT
Một là: Định hướng phát triển giao thông đường bộ để phục vụ nhu cầu đi lại thuận tiện cho
người dân và khách tham quan.
Hai là: Phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng tại các khu điểm du lịch lân cận, bên cạnh đó
xây dựng hệ thống tour tuyến để khai thác hiệu quả tiềm năng của vùng.
Ba là: Định hướng mục tiêu về công tác vệ sinh môi trường và xử lý chất thải tại các khu,
điểm du lịch qua đó từng bước nâng cao ý thức thói quen sinh hoạt của nhân dân và du khách
trong việc bảo vệ môi trường.
5.2. Giải pháp phát triển DLST huyện Tháp Mười
Thứ nhất: Tuyên truyền nâng cao nhận thức về hoạt động kinh doanh du lịch tại các
điểm tham quan của địa phương.
KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019
Trang 114
-Ví dụ: Bằng các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, thăm hỏi, gặp gỡ trao đổi những hạn
chế của địa phương, kịp thời có hướng giúp đỡ phù hợp.
Thứ hai: Xây dựng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của khu, điểm du lịch và xây
dựng được thương hiệu du lịch của vùng.
-Ví dụ: Xây dựng nhiều mô hình về bé sen, các sản phẩm từ sen, các món ăn bổ dưỡng từ sen, thay
đổi hộp dựng, bao bì về sản phẩm liên quan đến sen đến tay khách du lịch và người tiêu dùng.
Thứ ba: Truyền thông quảng bá hình ảnh, tài nguyên, sản phẩm du lịch để quảng bá du
lịch “Đồng Tháp thuần khiết như hồn sen”.
-Ví dụ: Tạo ra nhiều cuộc thi “Người đẹp đất SEN HỒNG”, các bài hát Tỏa ngát hương sen...
ngoài ra khi nhắc đến du lịch Đồng Tháp người ta nghĩ ngay đến con người thật thà, chất phát,
giản đơn gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Thứ tư: Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, am hiểu về lịch sử văn hóa bản địa, các
điểm tham quan trong và ngoài tỉnh nhằm nâng cao chất lượng phục vụ du khách.
-Ví dụ: Sinh viên ngành Việt Nam học củaTrường đại học Đồng Tháp luôn được cung cấp kiến
thức về lịch sử văn hóa thuở khai hoang mỡ cõi cho đến những chuyến thực tế về nguồn hay
những môn học về nghiệp vụ tạo cho sinh viên có thái độ ân cần, nhỏ nhẹ nhằm nâng cao chất
lượng phục vụ qua đó tạo cho sinh viên sự trải nghiệm, học hỏi tìm hiểu thêm kiến thức ngoài
giảng đường đại học để khi ra trường không còn bở ngỡ.
Thứ năm: Kêu gọi đầu tư phát triển du lịch của vùng nhằm đa dạng hóa sản phẩm du
lịch cho địa phương.
-Ví dụ: Đồng Tháp mảnh đất đầy tìm năng cho việc phát triển du lịch, nhưng còn hạn chế cụ
thể tại một số điểm du lịch xe loại lớn không thể đưa khách vào được, nhà hàng khách sạn thì
còn ít, không có điểm vui chơi giải trí về đêm. Vì vậy, cần lắm nguồn đầu tư về nhu cầu giải trí
vui chơi tại các điểm du lịch.
5.3. Đảm bảo CSVCKT du lịch
- Về cơ sở lưu trú: Có thể đầu tư hệ thống nhà nghỉ, khách sạn hoặc homestay cho du khách khi
khách có nhu cầu lưu trú qua đêm.
- Về cơ sở kinh doanh ăn uống: Xây dựng hệ thống cơ sở dịch vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn cấp
biển hiệu phục vụ khách du lịch. Nghiên cứu phát triển những món ăn truyền thống của người
dân Nam bộ nói chung và các món ăn đặc trưng của địa phương nói riêng nhằm phục vụ nhu
cầu thưởng thức ẩm thực của du khách. Đặc biệt chế biến những món ăn gắn liền với sen tạo
điểm nhấn trong ẩm thực phục vụ khách khi đến với khu du lịch đồng sen Tháp Mười như: cá
lóc nướng trui cuốn lá sen non, cơm gạo huyết rồng gói lá sen, gỏi sen, rượu sen, chè hạt sen,
trà tim sen, sữa sen, bánh quy sen, hạt sen tươi – sen sấy, dưa ngó sen...
- Về cơ sở thương mại - dịch vụ: Xây dựng quầy đặc sản Đồng Tháp, xây thêm một số cơ sở
mua sắm, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng bán các sản phẩm lưu niệm, quà tặng đạt tiêu chuẩn
cấp biển hiệu phục vụ khách du lịch tại các khu, điểm du lịch.
5.4. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực du lịch
Tăng cường các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư địa
phương quanh vùng có khu, điểm du lịch; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn
thực phẩm...
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phát triển du lịch, kỹ năng giao tiếp chăm sóc
khách hàng, các kỹ năng nghề du lịch chuyên sâu, ngoại ngữ giao tiếp thông dụng cho đội ngũ
lao động phục vụ du lịch tại địa phương như hộ gia đình, con em của cộng đồng dân cư địa
phương vừa lao động ngành nghề khác vừa có thể tham gia hướng dẫn khách du lịch tham quan
hoặc phục vụ lưu trú, ăn uống, trải nghiệm tại các điểm tham.
5. 5. Kết hợp phát triển DLST với các loại hình du lịch khác
Về du lịch văn hóa – tâm linh
Bên cạnh những điểm tham quan về du lịch sinh thái thì ở huyện Tháp Mười tỉnh Đồng
Tháp còn có một địa chỉ tham quan thu hút hàng nghìn lượt khách khi đến đây đó là Khu di tích
quốc gia đặc biệt Gò Tháp.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH
Trang 115
Lễ hội Gò Tháp diễn ra hằng năm vào tháng 3 và tháng 11 âm lịch, đã thu hút hơn 350.000
lượt khách dự kiến sẽ tăng mạnh trong những năm sắp tới.
Trong khu di tích Gò Tháp đặt viên gạch xây dựng Thiền viện Trúc lâm Phương Nam
vào ngày 21/1/2018 dự kiến hoàn thành trong những năm gần đây ... sẽ là điểm nhấn làm phong
phú thu hút nhiều du khách đến tham quan du lịch.
Lễ hội diễn ra long trọng theo phong tục cổ truyền như lễ cầu an, thỉnh sanh, tế thần nông,
du khách thập phương dâng hương bái cúng, bày tỏ lòng biết ơn đối với hai vị anh hùng dân
tộc đã có công lao chiến đấu chống giặc giữ nước tại vùng Đồng Tháp Mười. Bên cạnh đó, du
khách còn đến viếng Miếu bà chúa xứ, thăm các khu di tích khảo cổ trong cụm di tích Gò Tháp
và tham gia các trò chơi dân gian, mua sắm tại các gian hàng trong lễ hội.
Dịch vụ lưu trú tại địa phương:
Hiện nay, Tháp Mười bao nhiêu cơ sở lưu trú 3-4 nhà nghỉ ... 1 Homestay: Hai Lua Homestay
(Lotus Lake Homestay), Khách sạn Mỹ An... với số lượng cơ sở lưu trú như hiện tại cơ bản
chưa đáp ứng được nhu cầu du khách đến tham quan, nhưng trong tương lai tỉnh chủ truơng
kêu gọi đầu tư nhằm thu hút quảng bá phát triển du lịch ở Tháp Mười...
Các hoạt động trải nghiệm và vui chơi giải trí
Du khách đến với một số điểm quan du lịch tại Huyện Tháp Mười có thể trải nghiệm hết tất tần
tật các món ăn dân dã Nam Bộ mang đậm chất đồng quê sông nước. Với các món ăn được khai
thác từ tự nhiên bằng các dụng cụ nơm, cần câu cắm, chài lưới..., sau đó du khách có thể tự tay
chế biến món ăn mình yêu thích qua sự hướng dẫn của chủ quán. Ngoài ra quí khách có thể câu
cá, ra đồng cấy lúa, cắt lúa, hái hoa sen, búp sen bắt chuột cùng người dân đại phương vào mùa
thu hoạch. Đặc biệt nhất là du khách có thể giao lưu “Hò Đồng Tháp”, đờn ca tài tử Nam Bộ.
5.6. Bảo tồn hệ sinh thái, khai thác hiệu quả giá trị hệ động thực vật
Khai thác các nguồn tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn phải đi đôi với việc gìn
giử bảo tồn và phát huy các hệ giá trị văn hóa địa phương. Khai thác hệ sinh thái từ sen duy trì
các giống sen tự nhiên. Khai thác các giá của cây sen làm cho sản phẩm từ sen phong phú đa
dạng hơn.
Ngoài khu đồng sen thì các khu rừng tràm, cánh đồng năng... mang giá trị sinh hoạt rất
cao, cần có sự quy hoạch hợp lý, khai thác đúng giá trị của các loài động thực vật để tạo sự hấp
dẫn nhiều hơn trong du lịch.
Kết luận
Dù còn nhiều khó khăn trong việc đưa du lịch huyện Tháp Mười phát triển so với các
địa phương khác nhưng chính quyền địa phương sẽ luôn đồng hành cùng với nhân dân và doanh
nghiệp để du lịch Tháp Mười được vang xa hơn. Chỉ cần có sự đầu tư,chung sức chung lòng
của người dân bản địa tôi tin chắc rằng du lịch ở đây sẽ thu hút được một lượng khách khá
lớn.Vì ở huyện có 2 nguồn tài nguyên du lịch rất lớn là tài nguyên du lịch nhân văn và tài
nguyên du lịch sinh thái là một điểm du lịch rất đáng được mong đợi cũng như mang tới một
sự đột phá lớn cho địa phương trong những năm sắp đến.Chỉ cần hoạt động du lịch này mang
lại nhiều lợi ích cho nhân dân ,thì tất nhiên người dân sẽ ủng hộ cùng chung tay làm du lịch để
làm giàu cho mình và cho địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Huy Bá (Chủ biên), 2016, Du lịch sinh thái, NXB Đại Học Quốc Gia.
2. Phạm Trung Lương, 2002, Du lịch sinh thái những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triễn ở
Việt Nam, NXB Giáo Dục.
3. Trần Thị Mai, 2005, Du lịch cộng đồng-du lịch sinh thái: Định nghĩa, đặc trưng và quan
điểm phát triển, Trường Trung cấp nghiệp vụ du lịch Huế.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tiem_nang_phat_trien_du_lich_sinh_thai_tai_huyen_thap_muoi_t.pdf