Tiềm năng và định hướng khai thác để phát triển du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên kẻ gỗ (Hà Tĩnh)

Kết luận Trước bối cảnh tăng nhanh dân số, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu toàn cầu, cạn kiệt tài nguyên thì xu hướng phát triển kinh tế theo hướng bền vững trở thành tất yếu, trong đó có ngành du lịch. Khu BTTN Kẻ Gỗ có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình DLST, tuy nhiên thực trạng khai thác còn nhiều hạn chế, chưa xứng với lợi thế sẵn có. Trong thời gian qua, tỉnh Hà Tĩnh đã có những giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy việc phát triển du lịch ở địa phương, xác định đầu tư khu BTTN Kẻ Gỗ thành điểm đến về DLST tổng hợp để phục vụ du khách trong nước và quốc tế. Phát triển DLST tại khu BTTN Kẻ Gỗ theo hướng bền vững là rất cần thiết vì ngoài việc khai thác tốt tiềm năng, nâng cao đời sống của người dân địa phương, thì bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học cần phải được chú trọng. Hi vọng trong thời gian không xa, khu BTTN Kẻ Gỗ sẽ thu hút được nhiều du khách, là điểm dừng chân không thể thiếu trên hành trình đến với miền Trung.

pdf11 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiềm năng và định hướng khai thác để phát triển du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên kẻ gỗ (Hà Tĩnh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH Tập 17, Số 1 (2020): 165-175  HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION JOURNAL OF SCIENCE Vol. 17, No. 1 (2020): 165-175 ISSN: 1859-3100  Website: 165 Bài báo nghiên cứu* TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN KẺ GỖ (HÀ TĨNH) Nguyễn Đình Tình Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên hệ: Nguyễn Đình Tình – Email: ndtinh27@gmail.com Ngày nhận bài: 17-10-2019; ngày nhận bài sửa: 01-12-2019; ngày duyệt đăng: 13-01-2020 TÓM TẮT Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh) là vùng sinh thái có tính đa dạng sinh học cao, tập trung nhiều loài động, thực vật quý hiếm, cảnh quan thiên nhiên đặc sắc có sức hấp dẫn, thu hút du khách. Bài viết trình bày kết quả sử dụng công cụ SWOT để phân tích tiềm năng phát triển du lịch sinh thái (DLST) tại khu BTTN Kẻ Gỗ và đề xuất định hướng phát triển DLST bền vững trong thời gian tới. Nằm ở vị trí địa lí thuận lợi cho sự di chuyển của khách du lịch, cảnh quan đa dạng với nét đặc trưng riêng, tài nguyên sinh vật phong phú về thành phần loài đó là những lợi thế lớn cho phát triển DLST. Để phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường tại khu BTTN Kẻ Gỗ thì việc khai thác cần phải tuân theo quy hoạch, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương và tăng cường tuyên truyền, giáo dục nhận thức về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học. Từ khóa: tiềm năng du lịch; khu bảo tồn; đa dạng sinh học; du lịch Hà Tĩnh 1. Đặt vấn đề Tìm về với thiên nhiên hoang dã gắn với những giá trị văn hóa đặc sắc của người dân bản địa là một xu hướng phát triển nổi bật của ngành du lịch hiện nay. DLST (ecotourism) là loại hình du lịch không mới nhưng ngày nay đã trở thành sự lựa chọn phổ biến của rất nhiều du khách. Trong số những tiềm năng để phát triển DLST thì vườn quốc gia (VQG) và khu BTTN là những điểm DLST có sức hấp dẫn đặc biệt. “Ở nước ta, hiện có 164 rừng đặc dụng với diện tích 2.198.744 ha, bao gồm 30 vườn quốc gia, 58 khu dự trữ thiên nhiên, 11 khu bảo tồn loài, 45 khu bảo vệ cảnh quan” (Ministry of Natural Resources and Environment, 2011, p.18). Dãy núi Trường Sơn Bắc trải dài biên giới Việt Nam – Lào, được đánh giá là khu vực có tính đa dạng sinh học cao bậc nhất ở nước ta. Hiện nay, khu vực này có 5 vườn quốc gia và 1 khu BTTN được thành lập đó là: VQG Bến En (Thanh Hóa), VQG Pù Mát Cite this article as: Nguyen Dinh Tinh (2020). Ecotourism development potential and orientation of Ke Go Natural Reservation area – Ha Tinh. Ho Chi Minh City University of Education Journal of Science, 17(1), 165-175. Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 1 (2020): 165-175 166 (Nghệ An), VQG Vũ Quang (Hà Tĩnh), VQG Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), VQG Bạch Mã (Thừa Thiên – Huế) và KBTTN Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh). Đây là tiềm năng to lớn cho phát triển DLST của các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ. Khu BTTN Kẻ Gỗ được thành lập ngày 28 tháng 12 năm 1996 theo Quyết định số 970/TTg của Thủ tướng Chính phủ với tổng diện tích 35.506 ha, tính đa dạng sinh học cao, nhiều phong cảnh đẹp, gắn với một số giá trị văn hóa vùng đệm. Trong khu bảo tồn có hồ Kẻ Gỗ – một công trình đại thủy nông, ở giữa lòng hồ là các ốc đảo nhỏ càng tô thêm vẻ đẹp kì thú của thiên nhiên nơi đây. KBTTN Kẻ Gỗ hội tụ rất nhiều tiềm năng để phát triển DLST. Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển DLST tại khu bảo tồn chưa xứng với tiềm năng và giá trị sẵn có. Khách du lịch đến đây chưa nhiều, chủ yếu là khách lẻ với mục đích ngắm cảnh, mức chi tiêu còn thấp. Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch còn hạn chế, xung quanh chưa có cơ sở lưu trú đạt chuẩn, cơ sở ăn uống, vui chơi giải trí chưa nhiều, chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút du khách. Hoạt động khai thác phát triển du lịch tại khu bảo tồn còn mang tính tự phát, thiếu chuyên nghiệp và chưa mang tính ổn định lâu dài. Do đó, việc đánh giá đúng tiềm năng để làm cơ sở đề xuất các định hướng thúc đẩy phát triển DLST bền vững tại KBTTN Kẻ Gỗ là việc làm rất cần thiết. 2. Hướng tiếp cận và Phương pháp nghiên cứu 2.1. Hướng tiếp cận nghiên cứu Thông qua hướng tiếp cận “văn hóa sinh thái”, bài viết này trên cơ sở phân tích tiềm năng gắn với mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên nhằm định hướng hoạt động DLST phát triển theo hướng bền vững tại KBTTN Kẻ Gỗ. Có nhiều quan điểm của các nhà khoa học bàn về “văn hóa sinh thái” trong du lịch, Huỳnh Quốc Thắng đã đưa ra định nghĩa như sau: Nói một cách bao quát nhất, văn hóa sinh thái đó là những giá trị văn hóa (chân, thiện, mĩ) gắn với mọi hoạt động, hiện tượng vật chất (văn hóa vật thể), tinh thần (văn hóa phi vật thể) do con người tạo ra trong mối quan hệ mọi yếu tố liên quan môi trường sống (sinh thái) bao gồm cả môi trường thiên nhiên (sinh thái tự nhiên) lẫn môi trường xã hội (sinh thái nhân văn) tại một địa phương, quốc gia nhất định. (Huynh, 2011, p.42). 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp điều tra thực địa, thu thập và xử lí thông tin: Thông qua các đợt khảo sát thực tế, các báo cáo khoa học, sách, bản đồ, tranh ảnh, mạng internet tác giả đã thu thập được các thông tin liên quan đến hoạt động du lịch ở khu BTTN Kẻ Gỗ. Trên cơ sở đó phân tích, tổng hợp, so sánh các nguồn thông tin làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Phương pháp SWOT: Phương pháp phân tích SWOT (còn gọi là ma trận SWOT) là phương pháp phân tích chiến lược, để đánh giá tiềm năng DLST của khu BTTN Kẻ Gỗ dựa trên các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Trong đó, phân tích điểm mạnh (S=strengths), điểm yếu (W=weaknesses) là sự đánh giá từ bên trong. Phân tích cơ hội (O=opportunities), thách thức (T=threats) là các yếu tố bên ngoài chi phối đến mục tiêu Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Đình Tình 167 phát triển. Trên cơ sở mở rộng SWOT tác giả phân tích các chiến lược nhằm làm sáng tỏ vấn đề được đánh giá. Chiến lược phân tích SO (Strengths – Opportunities) tận dụng những cơ hội phù hợp với điểm mạnh của khu bảo tồn, WO (Weaknesses – Opportunities) khắc phục các điểm yếu để tận dụng tốt cơ hội, ST (Strengths – Threats) phát huy điểm mạnh để giảm thiểu các thách thức, WT (Weaknesses – Threats) loại bỏ các mặt yếu có nguy cơ trở thành thách thức cho sự phát triển. Kết quả phân tích SWOT là cơ sở để đề xuất định hướng phát triển DLST theo hướng bền vững tại khu BTTN Kẻ Gỗ. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại KBTTN Kẻ Gỗ  Về vị trí địa lí Khu BTTN Kẻ Gỗ nằm cách trung tâm thành phố Hà Tĩnh khoảng 20 km về phía Tây Nam. Gần khu bảo tồn có các tuyến giao thông quan trọng như đường 12, đường Hồ Chí Minh, đường 17 Để đến với khu DLST hấp dẫn này, du khách có thể di chuyển bằng các phương tiện như: ô tô theo Quốc lộ 1A; máy bay với hai sân bay giáp ranh là Vinh (Nghệ An) và Đồng Hới (Quảng Bình); tàu lửa đến các nhà ga như ga Yên Trung (Đức Thọ, Hà Tĩnh), ga Hương Phố, Phúc Trạch (Hương Khê, Hà Tĩnh) Vị trí địa lí của khu BTTN Kẻ Gỗ rất thuận lợi cho việc kết hợp với các điểm tham quan khác ở trong và ngoài tỉnh, phục vụ nhu cầu một chuyến đi nhiều điểm đến của du khách.  Về tài nguyên thiên nhiên Địa hình: Những hòn đảo nhỏ ngay giữa lòng hồ Kẻ Gỗ tạo thành những điểm nhấn tuyệt đẹp như bức tranh thủy mặc nhất là vào lúc sáng sớm và hoàng hôn. Đến đây, du khách có thể đi thuyền len lỏi qua các hòn đảo, vào sâu hàng chục km nơi đầu nguồn để ngắm cảnh, khám phá hệ động thực vật vùng lòng hồ, xem hoa phong lan, tắm và trải nghiệm đánh bắt cá thủ công, cắm trại trên đảo hoặc ven bìa rừng Trong khu vực khu bảo tồn còn có rất nhiều khe, suối từ dãy Trường Sơn đổ về. Đặc biệt là những hang động cổ tích với vô số những tảng đá có hình thù độc đáo đứng chụm nhau bên bờ suối. Khí hậu: Khu BTTN Kẻ Gỗ mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Gió phơn Tây Nam từ Lào thổi sang vượt qua dãy Trường Sơn mang theo hơi nóng gây khô hạn. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 240C, có khi lên tới 400C vào tháng 6 (là tháng nóng nhất); lạnh nhất là tháng 11 và 12, nhiệt độ thấp nhất xuống tới 80C, lượng mưa trung bình hàng năm là 2700 mm. Mưa nhiều, độ ẩm cao thuận lợi cho các hệ sinh thái rừng phát triển và cung cấp lượng nước cho hồ Kẻ Gỗ. Khoảng thời gian lí tưởng để du khách tham quan, nghĩ dưỡng tại khu BTTN Kẻ Gỗ là dịp cuối xuân (tháng 3-5) và giữa mùa thu (tháng 9-10). Thủy văn: Toàn bộ khu vực được hình thành bởi 7 lưu vực và hệ thống khe suối chằng chịt. Trong đó, lưu vực hồ Kẻ Gỗ là trung tâm của khu bảo tồn, với hệ thống sông suối khá dày và có nước chảy quanh năm như: Rào Cởi, Rào Len, Rào Bưởi, Rào Pheo, Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 1 (2020): 165-175 168 Rào Trường là nguồn sinh thủy chính của hồ Kẻ Gỗ. Hồ được thiết kế gồm một đập chính bằng đất đồng chất cao 37,4m, dài 970m và 3 đập phụ cùng tràn xả lũ. Chiều dài hồ gần 29km với đoạn rộng nhất gần 3km, dung tích hữu ích 345 triệu m3, mực nước hồ đạt đến độ sâu chừng 20m. Với hệ thống thủy văn đa dạng, mật độ sông suối dày, địa hình chia cắt trung bình đã tạo thành vùng sinh thái lí tưởng thuận lợi cho hệ động thực vật phát triển. Đó chính là tiềm năng chủ yếu để phát triển DLST. Tại hồ Kẻ Gỗ, du khách ngoài việc tham quan, ngắm cảnh hai bên bờ hồ và các “ốc đảo xanh” bằng thuyền, còn có thể tham gia các loại hình vui chơi giải trí khác như đua thuyền, lướt ván, câu cá Hệ thực – động vật: Khu BTTN Kẻ Gỗ là một trong những khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao, với số lượng động thực vật tương đối phong phú, quý hiếm. Hệ thực vật ở khu BTTN Kẻ Gỗ là nơi gặp gỡ của nhiều luồng thực vật như: Bắc Việt Nam – Nam Trung Hoa, Indonesia – Malaysia, Ấn Độ – Myanmar, thực vật vùng Hymalaya Hiện nay, có khoảng 567 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 367 chi và 117 họ. Phổ biến ở tầng cây bụi có các loại cây họ cau dừa với các loài chủ yếu như lá nón, song, mây, cau rừng, lụi; tại tầng thảm dưới có quyết, bồn bồn và các loài cây thuộc họ ô rô Đặc biệt, vùng rừng hồ Kẻ Gỗ còn sở hữu hơn 40 loài cây thân gỗ, trong đó có nhiều loài gỗ quý như: táu, gụ, chò chỉ, kim giao, sến, lát hoa, nhiều loài gỗ có tên trong sách Đỏ Việt Nam như: lim xanh, sến mật, gụ, vàng tâm, dổi, trường, trín, bời lời vàng Rừng Kẻ Gỗ cũng là nơi phát triển các loài mộc lan, phong lan đẹp và quý như quế hương, tai tượng, tai trâu, đuôi chồn, phượng vĩ Thảm thực vật tại khu BTTN Kẻ Gỗ thuộc hai kiểu sinh cảnh chủ yếu là kiểu rừng kín thường xanh và rừng trồng. Kiểu rừng kín thường xanh phân bố trên các đồi cao, độ dốc lớn như núi Bạc Tóc, Mốc Len, Mốc Bưởi, Mốc Tám Lớ và ranh giới phía Nam của khu bảo tồn. Nơi đây có các loài thực vật ưu thế như: re, lèo hèo, chua lũy Rừng trồng chiếm khoảng 5% diện tích khu bảo tồn, phân bố xung quanh khu vực hồ Kẻ Gỗ với các loài thực vật điển hình như keo lá tràm, keo tai tượng. Hệ động vật khu BTTN Kẻ Gỗ rất đa dạng. Đây là nơi giao nhau của luồng động vật đến từ các nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan và Myanmar. Cho đến nay, trong phạm vi khu bảo tồn đã ghi nhận được gần 400 loài động vật có xương sống thuộc 99 họ, 47 loài thú, 298 loài chim, 100 loài bò sát lưỡng cư, trong đó có 18 loài thú được đưa vào sách Đỏ Việt Nam và thế giới. Tại đây đã tìm thấy quần thể của 5 loài chim đặc hữu có vùng phân bố hẹp, đó là gà lôi lam mào đen, gà lôi Hà Tĩnh, trĩ sao, khướu mỏ dài và chích choạc màu xám, trong đó gà lôi lam mào đen và gà lôi Hà Tĩnh là hai loài đang bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu. Sự đa dạng và phong phú của hệ động – thực vật là giá trị to lớn sẽ thu hút các nhà khoa học và du khách đến tham quan, nghiên cứu ở khu BTTN Kẻ Gỗ.  Về tài nguyên văn hóa Dân số khu vực vùng đệm thuộc khu BTTN Kẻ Gỗ khoảng 50.000 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động hơn 15.000 người. Ngoài ra có khoảng 400 người dân tộc Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Đình Tình 169 Mường thuộc xã Hương Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Nguồn lao động tại chỗ đông, nếu được đào tạo thì đây sẽ là lợi thế lớn đảm bảo nguồn nhân lực cho việc phát triển DLST. Du khách đến với khu BTTN Kẻ Gỗ không chỉ chiêm ngưỡng vẻ đẹp phong cảnh tự nhiên mà còn tìm về cội nguồn thông qua những công trình văn hóa lịch sử, trong đó phải kể đến miếu thờ các anh hùng liệt sĩ sân bay Li Bi – một sân bay dã chiến thời kháng chiến chống Mĩ, đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn. Đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn tọa lac̣ trên môṭ hòn đảo nhỏ với điạ hı̀nh dốc giữa lòng hồ Kẻ Gỗ, được xây dựng với kiến trúc khá độc đáo, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên. Để tới đền, du khách đi qua một con đường bê tông kiên cố và một chiếc cầu vồng rất đẹp dài 134m. Trong đền đặt bức tượng đồng khắc họa chân dung cố Tổng Bí thư Lê Duẩn cùng nhiều bức ảnh về sự nghiệp cách mạng vẻ vang của ông và hình ảnh quân và dân Quân khu IV anh hùng trong đấu tranh và xây dựng đất nước. Hồ Kẻ Gỗ, một vùng non xanh nước biếc, phong cảnh hữu tình càng làm say đắm du khách khi ca khúc “Người đi xây hồ Kẻ Gỗ” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý cất lên giữa bốn bề núi non trùng điệp, hòa vào làn gió mát lạnh từ lòng hồ, để lại trong lòng du khách những khoảnh khắc thú vị khó quên. Nhận thấy được tiềm năng và lợi ích của việc phát triển du lịch tại khu BTTN Kẻ Gỗ, trong thời gian qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành những chính sách cụ thể nhằm tháo gỡ những vướng mắc, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào việc phát triển du lịch tại khu bảo tồn. Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 đã xác định đầu tư xây dựng khu DLST Hồ Kẻ Gỗ với “quy mô dự kiến 150 ha” (Ha Tinh Provincial People's Committee, 2013, p.8) 3.2. Phân tích SWOT cho DLST tại khu BTTN Kẻ Gỗ Trên cơ sở nghiên cứu tiềm năng, chúng tôi lập bảng phân tích SWOT về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức cho sự phát triển DLST bền vững ở khu BTTN Kẻ Gỗ với 3 mục tiêu chính: BTTN, hỗ trợ sự tham gia của cộng đồng địa phương và mang lại thu nhập cao nhằm góp phần nâng cao đời sống của người dân bản địa. Bảng 1. Phân tích SWOT cho DLST tại khu BTTN Kẻ Gỗ Điểm mạnh (Strenghs – S) Điểm yếu (Weaknesses – W) - Khu BTTN Kẻ Gỗ có tính đa dạng sinh học cao, phong cảnh thiên nhiên độc đáo, có sức hấp dẫn du khách - Giao thông thuận tiện, thị trường khách tương đối lớn do vị trí thuận lợi, nằm trên “Con đường di sản miền Trung” và là một trong những cửa ngõ của không gian du lịch “Hành lang đông – Tây” sang Lào, Thái Lan. - Khí hậu nhiệt đới gió mùa (nhiệt độ trung bình năm 240C, mưa theo mùa), tạo thuận lợi cho việc tổ chức - Người dân địa phương và khách du lịch chưa có nhận thức cao trong việc bảo vệ đa dạng sinh học - Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ DLST còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu - Tính chất theo mùa của khí hậu ảnh hưởng đến khai thác du lịch - Sản phẩm du lịch còn đơn điệu, Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 1 (2020): 165-175 170 hoạt động du lịch - Di tích lịch sử văn hóa: Đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, miếu thờ các anh hùng liệt sĩ sân bay Li Bi để phát triển DLST gắn với tâm linh - Có sự tham gia của người dân trong việc phát triển du lịch tại địa phương - Có di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại là điệu dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, ca khúc nổi tiếng “Người đi xây hồ Kẻ Gỗ” - Có các đặc sản như kẹo cu đơ Hà Tĩnh, hải sản biển Thiên Cầm, mật ong thiên nhiên - Đội ngũ nhân viên quản lí rừng được huấn luyện tốt trong công tác bảo vệ rừng - Môi trường sinh thái tương đối hài hòa để đảm bảo cho khách du lịch chưa phong phú - Thiếu sự liên kết giữa các bên tham gia vào du lịch: cơ quan quản lí về du lịch, chính quyền địa phương với doanh nghiệp và cộng đồng địa phương - Nguồn nhân lực phục vụ du lịch nói chung và DLST nói riêng ở đây còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng, chưa có hướng dẫn viên tại khu du lịch - Nhận thức của người dân về DLST còn hạn chế - Công tác xúc tiến, quảng bá, tiếp thị và liên kết du lịch chưa được đẩy mạnh, chưa gây ấn tượng nhiều cho du khách - Hệ thống xử lí chất thải còn thô sơ, chưa được đầu tư đúng mức Cơ hội (Opportunities – O) Phân tích S - O Phân tích W – O - DLST trở thành xu hướng chung trên thế giới, là loại hình được ưu tiên trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam - Việt Nam nói chung và khu BTTN Kẻ Gỗ nói riêng đang trở thành một điểm đến hấp dẫn với du khách quốc tế - Số lượng du khách đến khu BTTN Kẻ Gỗ tăng hàng năm - UBND tỉnh và huyện có nhiều chính sách thúc đẩy phát triển DLST tại khu BTTN Kẻ Gỗ - Các khu bảo tồn nói chung và khu BTTN Kẻ Gỗ nói riêng đang nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và - Đẩy mạnh phát triển DLST - Lập các dự án kêu gọi đầu tư vào phát triển DLST - Tăng cường liên kết phát triển về DLST với các loại hình du lịch khác - Đẩy mạnh tuyên truyền lợi ích phát triển DLST, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương - Mở các khóa huấn luyện về công tác bảo vệ rừng cho nhân viên quản lí rừng, hướng - Quy hoạch phát triển DLST tại KBTTN Kẻ Gỗ theo các tiêu chí phát triển bền vững phù hợp với địa bàn - Thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, tăng cường xây dựng các loại hình dịch vụ mới - Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ DLST, đặc biệt đội ngũ hướng dẫn viên - Tạo ra nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn nhằm thu hút khách tham quan - Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá hình ảnh khu BTTN Kẻ Gỗ qua nhiều hình thức khác nhau - Đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và xử lí chất thải, rác thải - Chú trọng đảm bảo an toàn cho du khách, an ninh trật tự tại khu bảo tồn Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Đình Tình 171 ngoài nước về các dự án DLST - Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động địa phương - Ý thức của người dân ngày càng tiến bộ trong việc bảo vệ môi trường phát triển bền vững dẫn viên du lịch và cộng đồng dân cư địa phương Thách thức (Threats – T) Phân tích S – T Phân tích W – T - Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và hoạt động khai thác rừng của người dân đã làm đa dạng sinh học trong khu bảo tồn bị suy giảm nghiêm trọng, một số loài động thực vật quý hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng - Cạnh tranh trong thu hút đầu tư và phát triển DLST ngày càng quyết liệt - Du khách đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng dịch vụ và sản phẩm du lịch - Vấn đề ô nhiễm rác thải, nước thải, và ô nhiễm không khí trong hoạt động DLST là khó tránh khỏi - Tiềm ẩn nguy cơ phá vỡ vẻ đẹp hoang sơ, yên tĩnh và tác động tiêu cực tới hệ sinh thái tự nhiên do sự phát triển dân số, cơ sở hạ tầng quá mức - Đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên khai thác rừng trái phép là không thể tránh khỏi - Đánh giá thực trạng suy giảm đa dạng sinh học tại KBTTN Kẻ Gỗ. Xây dựng chương trình bảo vệ môi trường - Hướng dẫn hỗ trợ cộng đồng dân cư địa phương làm DLST - Giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ rừng, phát triển DLST - Lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp, nâng cao chất lượng quản lí hoạt động DLST - Xây dựng chương trình huấn luyện về DLST cho các nhà điều hành tour, hướng dẫn viên và người dân địa phương - Kêu gọi đầu tư xây dựng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng theo nguyên tắc phát triển DLST bền vững - Có các chính sách khuyến mãi đặc biệt để thu hút khách du lịch - Quan tâm đến công tác đào tạo, tập huấn cho cộng đồng địa phương về nghiệp vụ làm hướng dẫn, hỗ trợ tham gia DLST - Có kế hoạch cụ thể trong vấn đề quản lí ô nhiễm rác thải, nước thải, ô nhiễm không khí trong hoạt động DLST tại khu BTTN Kẻ Gỗ Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 1 (2020): 165-175 172 4. Định hướng phát triển du lịch sinh thái ở khu BTTN Kẻ Gỗ theo hướng bền vững Dựa vào phân tích ma trận SWOT, bài viết đề xuất một số định hướng chủ yếu cho phát triển DLST bền vững tại khu BTTN Kẻ Gỗ như sau. Về quy hoạch, quản lí: Việc quy hoạch khu BTTN Kẻ Gỗ phải thỏa mãn các tiêu chuẩn DLST như: tiêu chuẩn hệ sinh thái, bản sắc văn hóa, tuyến DLST phải cân đối giữa thời gian di chuyển và thời gian tham quan, nội dung của tuyến, điểm du lịch phải phong phú đa dạng và mang tính đặc thù, giá cả phải phù hợp với chất lượng dịch vụ, sử dụng nguồn lực một cách bền vững, giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải, duy trì tính đa dạng. Để phát triển du lịch bền vững tại khu BTTN Kẻ Gỗ, trong thời gian qua, tỉnh Hà Tĩnh nói chung và huyện Cẩm Xuyên nói riêng đã có các văn bản, chính sách cụ thể, đặc biệt là Quyết định số 3599/QĐ – UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch hồ Kẻ Gỗ huyện Cẩm Xuyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, được thể hiện qua bảng tổng hợp sử dụng đất dưới đây (xem Bảng 1): Bảng 1. Bảng tổng hợp sử dụng đất Hạng mục Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích quy hoạch 4816,23 100,00 Đất xây dựng trung tâm dịch vụ đầu mối Đất phát triển du lịch nghỉ dưỡng Đất phát triển du lịch cuối tuần Đất xây dựng khu vui chơi giải trí đặc biệt Đất du lịch tâm linh sinh thái Đất công viên chuyên đề Đất cây xanh cảnh quan Đất có dự án đang triển khai Đất giao thông và hạ tầng kĩ thuật chính Mặt nước Hồ Kẻ Gỗ 75,51 542,58 188,23 75,15 16,22 46,69 1.742,58 40,34 58,42 2030,16 1,57 11,27 3,91 1,56 0,34 0,97 36,18 0,88 1,21 42,16 (Nguồn: Ha Tinh Provincial People's Committee, 2012, p.3) Để DLST phát triển bền vững và hỗ trợ công tác bảo tồn thì phải có sự quản lí và thực hiện theo quy hoạch. Việc quản lí theo quy hoạch nhằm đảm bảo các hoạt động DLST ở đây không vi phạm các nguyên tắc, đồng thời không vượt quá giới hạn cho phép. Về đào tạo phát triển nguồn nhân lực: Đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên DLST, có nghiệp vụ chuyên môn sâu về sinh thái học, có ý thức bảo vệ và phát triển bền vững môi trường du lịch. Tiếp nhận và đào tạo hướng dẫn viên là người địa phương nhằm khai thác nguồn lực tại chỗ. Ngoài ra, cần chú trọng đào tạo đội ngũ quản lí giỏi, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt để phối hợp với các nhà tổ chức hoạt động DLST hiệu quả mà không gây tổn hại cho tài nguyên của khu bảo tồn. Cần tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ, nhân viên, hướng dẫn viên để thuận lợi cho việc đón tiếp, phục vụ Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Đình Tình 173 khách quốc tế đến khu bảo tồn tham quan, học tập, nghiên cứu. Mở các lớp tập huấn ngắn hạn, tổ chức nhiều chuyến khảo sát thực tế cho cán bộ và nhân viên tại khu BTTN Kẻ Gỗ. Về xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật du lịch: Cần có chính sách đầu tư hợp lí cho cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch tại khu BTTN Kẻ Gỗ như đầu tư cho các công trình giao thông, hệ thống xử lí nước thải, hệ thống cấp nước, hệ thống bưu chính viễn thông, điện chiếu sáng, bãi đỗ xe, trung tâm đón khách, nhà bán hàng lưu niệm, khu vệ sinh công cộng. Trong quá trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cần đầu tư có trọng điểm, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, chắp vá, không đồng bộ, không đúng mục đích, dẫn đến lãng phí vốn đầu tư và hiệu quả không cao. Mặt khác, việc xây dựng các công trình cần tránh gây tác động tiêu cực đến môi trường, phá vỡ vẻ đẹp tự nhiên của khu bảo tồn. Trong đồ án Quy hoạch chung xây dựng khu du lịch hồ Kẻ Gỗ huyện Cẩm Xuyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định đầu tư xây dựng các tuyến giao thông trọng yếu: Đường Tỉnh lộ 22 từ Tỉnh lộ 17 dọc theo phía Đông hồ Kẻ Gỗ đi huyện Kỳ Anh, đường Huyện lộ 02 điểm đầu tại Tỉnh lộ 22 xã Cẩm Mỹ đi xã Cẩm Duệ ở phía Bắc khu quy hoạch, đường liên xã 01 đi từ gần cửa xã hồ Kẻ Gỗ đi thị trấn Cẩm Xuyên. Bến xe xây dựng ở khu vực trung tâm dịch vụ đầu mối, bãi đỗ xe bố trí trong các khu chức năng và các điểm đỗ xe ven theo trục đường giao thông. Bố trí 10 bến thuyền du lịch hai bên hồ Kẻ Gỗ, bờ phía Tây bố trí 6 bến thuyền, bờ phía Đông bố trí 4 bến thuyền (Ha Tinh Provincial People's Committee, 2012, p.4). Về đa dạng hóa sản phẩm du lịch: Khu BTTN Kẻ Gỗ cần xây dựng các tiêu chí cho hoạt động dịch vụ du lịch, chú trọng đa dạng hóa sản phẩm du lịch và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù. Xem đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với sự phát triển du lịch bền vững của khu bảo tồn. Với những lợi thế sẵn có, các sản phẩm du lịch có thể được khai thác để phục vụ du khách ở đây như: Du lịch nghỉ dưỡng theo mô hình các khu resort cao cấp; du lịch cuối tuần với việc phát triển hệ thống cơ sở lưu trú, dịch vụ, vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch cuối tuần; khu vui chơi giải trí đặc biệt gồm các loại hình vui chơi giải trí đặc biệt kết hợp nghỉ dưỡng; du lịch tâm linh sinh thái ở đảo có nhà thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn và khu vực lân cận, gắn DLST với du lịch tâm linh Về tuyên truyền quảng bá, thu hút đầu tư: Cần xây dựng website quảng bá DLST tại khu BTTN Kẻ Gỗ, website du lịch phải có giao diện bắt mắt và hiệu quả trên thiết bị di động với các tiêu chí: Thân thiện, tốc độ nhanh, mức độ thuận tiện cao; xây dựng các biển quảng cáo du lịch và bảng điện tử màn hình led; các ki-ốt điện tử giới thiệu tiềm năng, tour, tuyến du lịch tại các nút giao thông, cửa khẩu quốc tế, trung tâm huyện và tỉnh. Tổ chức các hội thảo, hội nghị về xúc tiến du lịch; hội thảo chuyên đề về phát triển DLST; tham gia hội thảo, hội chợ, hội nghị du lịch trong nước và quốc tế. Đẩy mạnh việc xuất bản và phát hành ấn phẩm tuyên truyền, xây dựng các bộ phim, đĩa VCD, DVD, thực hiện các chuyên trang, chuyên mục trên báo, tạp chí, truyền hình... Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 1 (2020): 165-175 174 trong và ngoài nước nhằm quảng bá du lịch tại khu BTTN Kẻ Gỗ. Việc tổ chức quảng bá cần tập trung vào các thị trường quan trọng, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lí nhà nước và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Về giáo dục nhận thức và bảo vệ môi trường: Tài nguyên DLST thường rất nhạy cảm trước các tác động, vì vậy, cần tăng cường nhận thức cho hướng dẫn viên, nhân viên, người dân địa phương, khách du lịch về công tác gìn giữ, bảo tồn tài nguyên, tránh làm tổn hại đến môi trường. Hệ thống thu gom xử lí chất thải cần phải được thiết kế và xây dựng theo quy hoạch. Cần trang bị các thiết bị như tivi màn hình led để thường xuyên chiếu các tư liệu về khu bảo tồn, qua đó tuyên truyền cho du khách ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học. Nâng cao sự hiểu biết và trách nhiệm của người dân địa phương về phát triển DLST tại khu bảo tồn, tạo ra nhiều việc làm tại chỗ như tổ chức tập huấn đào tạo hướng dẫn viên du lịch tại điểm; làm các sản phẩm lưu niệm thủ công, mĩ nghệ; chăm sóc cây xanh, từ đó khuyến khích người dân tham gia vào việc phát triển DLST. Về vấn đề an toàn, an ninh: Việc đảm bảo an toàn cho du khách tham quan và giữ gìn an ninh trật tự tại các điểm du lịch, nhất là DLST, là rất quan trọng. Trong thời gian tới, khu BTTN Kẻ Gỗ cần tăng cường lực lượng bảo vệ tại các bến thuyền, khu vực tham quan thú, nơi khó đi lại để hướng dẫn, giúp đỡ du khách khi cần thiết. Đẩy mạnh công tác phòng và chống các tệ nạn xã hội tại khu bảo tồn, xóa bỏ các hành động gây mất an ninh trật tự như chặt chém, chèo kéo du khách. Cần kiên quyết xử lí nghiêm các hành động gây phiền hà, làm mất an toàn về người và tài sản của khách du lịch. 5. Kết luận Trước bối cảnh tăng nhanh dân số, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu toàn cầu, cạn kiệt tài nguyên thì xu hướng phát triển kinh tế theo hướng bền vững trở thành tất yếu, trong đó có ngành du lịch. Khu BTTN Kẻ Gỗ có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình DLST, tuy nhiên thực trạng khai thác còn nhiều hạn chế, chưa xứng với lợi thế sẵn có. Trong thời gian qua, tỉnh Hà Tĩnh đã có những giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy việc phát triển du lịch ở địa phương, xác định đầu tư khu BTTN Kẻ Gỗ thành điểm đến về DLST tổng hợp để phục vụ du khách trong nước và quốc tế. Phát triển DLST tại khu BTTN Kẻ Gỗ theo hướng bền vững là rất cần thiết vì ngoài việc khai thác tốt tiềm năng, nâng cao đời sống của người dân địa phương, thì bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học cần phải được chú trọng. Hi vọng trong thời gian không xa, khu BTTN Kẻ Gỗ sẽ thu hút được nhiều du khách, là điểm dừng chân không thể thiếu trên hành trình đến với miền Trung.  Tuyên bố về quyền lợi: Tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Đình Tình 175 TÀI LIỆU THAM KHẢO Ministry of Natural Resources and Environment (2011). National Report on biodiversity [Bao cao quoc gia ve da dang sinh hoc]. Huynh Quoc Thang (2011). Cultural ecology of rivers, seas and tourism in the Mekong Delta [Van hoa sinh thai song, bien & du lich dong bang song Cuu Long]. Journal of Social Science, (9), p.42 Ha Tinh Provincial People's Committee (2013). Decision on approving of “Master Plan for Ha Tinh Province Tourism Development to 2020, with a Vision to 2030” [Quyet dinh ve viec phe duyet “Quy hoach tong the phat trien du lich tinh Ha Tinh den nam 2020, tam nhin đen nam 2030”]. Ha Tinh Provincial People's Committee (2012). Decision on approving “Scheme of general planning on construction of Ke Go lake tourist site in Cam Xuyen district to 2020, vision to 2030 - Scale 1/5000” [Quyet dinh ve viec phe duyet “Do an Quy hoach chung xay dung Khu du lich ho Ke Go huyen Cam Xuyen den nam 2020, tam nhin den nam 2030 – Ti le 1/5000”]. ECOTOURISM DEVELOPMENT POTENTIAL AND ORIENTATION OF KE GO NATURAL RESERVATION AREA – HA TINH Nguyen Dinh Tinh Ho Chi Minh City University of Food Industry Corresponding author: Nguyen Dinh Tinh – Email: ndtinh27@gmail.com Received: October 17, 2019; Revised: December 01, 2019; Accepted: January 13, 2020 ABSTRACT Ke Go Nature Reservation Area in Ha Tinh is an ecological area with biodiversity, housing many kinds of rare plants and animals as well as having many tourist-attracting and interesting natural landscapes. This paper presents the results of using SWOT tool to analyze the potentials of eco-tourism development in Ke Go Nature Reserve Area and proposes orientations for the sustainable eco-tourism development of this area. Located in a geographical position favorable for the movement of tourists, with unique diverse landscapes and rich biological resources of species composition, Ke Go has great advantages for ecotourism development. In order to develop eco- tourism sustainably to ensure the harmonization of economic, social, and environmental benefits in Ke Go Nature Reservation, the exploitation is required to comply with the government planning. It is encouraged to engage local communities in the exploitation and strengthen advertising and education on environmental protection and biodiversity. Keywords: Tourism potential; conservation area; biodiversity; tourism in Ha Tinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftiem_nang_va_dinh_huong_khai_thac_de_phat_trien_du_lich_sinh.pdf
Tài liệu liên quan