Tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch, chú trọng xây dựng sản phẩm du lịch
biển đặc trưng tỉnh Trà Vinh
Tăng cường quảng bá, giới thiệu hình ảnh du lịch tỉnh Trà Vinh trên môi trường
mạng, trên các phương tiện, hãng truyền thông uy tín, trên ứng dụng điện thoại thông
minh nhằm thúc đẩy phát triển quảng bá du lịch, xây dựng chuỗi sản phẩm du lịch của
không gian hiện tại, chuỗi giá trị văn hóa, bởi có những đoàn khách du lịch quốc tế thích
khám phá vùng đất, con người và văn hóa nơi họ đến chứ không nhất thiết phải là toà nhà
cao tầng, khách sạn sang trọng. Do đó, để tạo sự khác biệt, tỉnh Trà Vinh cần chú trọng
phát huy thế mạnh các sản phẩm đặc sản địa phương để vừa tạo sản phẩm du lịch mang
đậm chất đặc trưng của vùng miền, vừa thu hút sự quan tâm của du khách.
Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn biển Ba Động, với điều kiện tự nhiên phong
phú, có thể xây dựng loại hình du lịch đặc trưng như du lịch sinh thái biển gắn với các khu
bảo tồn biển, du lịch thể thao biển, dã ngoại, nghỉ dưỡng, để khi đến đây du khách sẽ được
hòa mình với thiên nhiên biển, được thỏa thích trải nghiệm cùng các chuyến chèo thuyền
vào trung tâm khu rừng ngập mặn. Thiết nghĩ du khách sẽ thích thú khi được tận tay khám
phá và đánh bắt một số sản vật của rừng ngập mặn như cua, nghêu, ba khía, đặc biệt được
thưởng thức món thòi lòi biển nướng muối ớt. Sau chuyến hành trình dài trải nghiệm, khám
phá vùng đất, con người Trà Vinh, du khách sẽ trải nghiệm, thư giãn tại khu du lịch khoáng
nóng Duyên Hải để mau chóng hồi phục sức khỏe, tăng cường thể lực.
Huyện Cầu Ngang có cồn Nghêu hiện là bãi nuôi nghêu cho năng suất cao với
mệnh danh là “mỏ nghêu” tỉnh Trà Vinh. Nơi đây có thể mở tour du lịch cồn Nghêu, khi
đến đây du khách được trải nghiệm chuyến hành trình mò nghêu đầy thú vị, được hòa
mình tắm bùn với những hạt phù sa trù phú của Đồng bằng sông Cửu Long, được thưởng
thức hương vị tươi ngon của nghêu ngay tại chỗ hoặc có thể mang về làm quà.
Xây dựng một số sản phẩm du lịch nhằm khai thác và phát triển du lịch gắn với
không gian văn hóa miền biển, xây dựng lộ trình phát triển du lịch sinh thái Cầu Ngang.
Trong đó, kết hợp du lịch và nông nghiệp xanh, du lịch bằng xe đạp, phát triển du lịch
sinh thái cộng đồng, du lịch gắn với các di tích, lễ hội, tâm linh, phát huy tiềm năng của
các nhánh sông, nhất là cửa Cung Hầu, trong phát triển du lịch trải nghiệm.
Đẩy mạnh đầu tư xây dựng Khu Văn hóa – Du lịch Ao Bà Om trở thành điểm du
lịch cấp quốc gia, nơi tổ chức nhiều lễ hội văn hóa phi vật thể. Bên cạnh đó, các khu du
lịch sinh thái rừng đước nông trường Tỉnh đội, cù lao Long Trị, Hàng Dương – Mỹ Long
Nam, cù lao Tân Quy cũng là những tiềm năng để phát triển các sản phẩm du lịch đặc
trưng của tỉnh. Cùng với đó, tỉnh cần đẩy mạnh hơn nữa liên kết vùng giữa các tỉnh trong
khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh, tạo sự liên thông kết nối
nhằm đạt được mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch Trà Vinh gắn với biển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
159
TIỀM NĂNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÀ VINH
GẮN VỚI BIỂN
POTENTIAL AND SOLUTIONS FOR TRA VINH TOURISM DEVELOPMENT
ASSOCIATED WITH THE SEA
ThS. Nguyễn Thừa Phát Tài1, ThS. Nhan Minh Phúc2,
ThS. Dương Ngọc Vân Khanh3
Tóm tắt: Việt Nam có vị trí địa lí chiến lược thuận lợi về biển. Trong đó, Trà
Vinh là tỉnh có bờ biển dài 65 km nên có nhiều điều kiện thuận lợi để khai thác kinh tế
biển, trong đó có du lịch biển. Đặc trưng vùng biển Trà Vinh có nhiều tiềm năng phát
triển du lịch biển với những cảnh quan tự nhiên như đồi cát, rừng ngập mặn, rừng
nguyên sinh, cùng những hoạt động lễ hội biển và làng nghề truyền thống. Tuy nhiên,
những tiềm năng và lợi thế vốn có của tỉnh Trà Vinh chưa phát huy được hiệu quả trong
lĩnh vực du lịch. Trong tham luận này, trên cơ sở phân tích, đánh giá các tiềm năng về
biển, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch biển trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Từ khóa: du lịch biển, phát triển du lịch gắn với biển, tỉnh Trà Vinh
Abstract – Vietnam has a favorable strategic geographic position on the sea. In
particular, Tra Vinh is a province with a coastline of 65 km that brings many favorable
conditions for the province in exploiting the marine economy, which includes marine
tourism. Tra Vinh Province has great potential in developing marine tourism with natural
landscapes such as sand dunes, mangroves, primeval forests, along with traditional sea
festivals and craft villages. However, the inherent potential and advantages of the
province have not been effective in tourism. In this paper, on the basis of analyzing and
assessing the potential of marine resources, the authors propose some solutions for
developing marine tourism to become a key economic sector of the province.
Keywords: marine tourism, tourism development associated with the sea, Tra
Vinh Province
1. GIỚI THIỆU
Ngày 15/08/2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phê duyệt Đề án “Phát triển
du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020”, trong đó nêu rõ đến năm
2020 du lịch biển sẽ trở thành động lực của kinh tế biển Việt Nam, đưa nước ta trở thành
quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển và bảo đảm vững chắc chủ quyền quốc gia trên
1,2,3 Trường Đại học Trà Vinh; Email: phattai@tvu.edu.vn
DOI: 10.35382/18594816.1.4.2020.414
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
160
biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho
nước Việt Nam trở nên hùng cường [1]. Các chuyên gia nhận định, việc chú trọng đẩy
mạnh phát triển du lịch biển đảo là một định hướng đúng đắn, phù hợp với thế mạnh của
ngành du lịch Việt Nam và mang ý nghĩa đặc biệt trong việc khẳng định và bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ đất nước [1]. Việt Nam được Tổ chức Du lịch Thế giới xếp hạng 6 trong
số 10 quốc gia đạt tốc độ tăng trưởng khách du lịch hàng đầu thế giới, năng lực cạnh
tranh của du lịch Việt Nam liên tục được cải thiện trên bảng xếp hạng của Diễn đàn Kinh
tế Thế giới [2].
Trong năm 2019, ngành du lịch Việt Nam hoàn thành được chỉ tiêu Chính phủ giao
là đón trên 18 triệu lượt du khách quốc tế [2]. Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu tích
cực, ngành du lịch Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức để phát triển bền
vững. Du lịch Trà Vinh thời gian qua tuy có những chuyển biến tích cực nhưng chưa phát
triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh, chưa góp phần nhiều vào bức tranh
tăng trưởng chung của ngành du lịch cả nước. Để phát huy đúng tiềm năng và tận dụng
hết lợi thế được thiên nhiên ban tặng, tạo sự bức phá mạnh mẽ, phát triển du lịch tỉnh Trà
Vinh trở thành ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn, địa phương cần thực hiện quyết liệt
và đồng bộ các giải pháp, sự tham gia vào cuộc của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự
tham gia của người dân, doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
2. TIỀM NĂNG DU LỊCH BIỂN TỈNH TRÀ VINH
Trà Vinh là tỉnh duyên hải Đồng bằng sông Cửu Long, mang nét đặc trưng của sự
giao thoa chuyển vùng từ đồng bằng sang vùng biển, tiếp giáp với các tỉnh Bến Tre, Vĩnh
Long, Sóc Trăng và biển Đông, quanh năm mưa thuận gió hòa, là vùng đất có nhiều tiềm
năng phát triển. Với vị trí nằm giữa hai nhánh sông Mekong và tiếp giáp biển Đông, gồm
vùng đất trẻ bên cạnh vùng đất châu thổ lâu đời hình thành nên nhiều cù lao, cồn nổi ven
sông, ven biển với những vườn cây ăn trái chuyên canh, tỉnh Trà Vinh có lợi thế để phát
triển loại hình du lịch biển, du lịch sinh thái sông nước miệt vườn và du lịch nghỉ dưỡng.
Hình 1: Bản đồ hành chính tỉnh Trà Vinh [3]
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
161
Trà Vinh có rừng ngập mặn, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Ao Bà Om,
Biển Ba Động, nhiều di tích lịch sử, kiến trúc cổ xưa, di sản văn hóa, những ngôi chùa
Khmer với hàng trăm năm tuổi. Hiện nay, tỉnh Trà Vinh có 10 di tích lịch sử, kiến trúc, di
sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, cùng với hơn 140 ngôi chùa Khmer với lối kiến trúc
cổ xưa độc đáo [3]. Trà Vinh có rất nhiều lễ hội văn hóa đặc sắc diễn ra trong năm như
các lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer Ok Om Bok, Sene Dolta, Chol Chnam
Thmây; lễ cúng Ông Bổn của người Hoa; lễ hội nghinh Ông cúng biển Mỹ Long của ngư
dân [3]... Đây là những điều kiện lí tưởng để tỉnh Trà Vinh phát triển các sản phẩm du
lịch đặc trưng, thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan du lịch, tìm hiểu văn
hóa bản sắc dân tộc, gắn với hoạt động lễ hội tâm linh, du lịch sông nước miệt vườn, du
lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái biển.
Theo Niên giám Thống kê tỉnh Trà Vinh năm 2018, ngành du lịch Trà Vinh từng
bước tăng trưởng theo từng năm, cụ thể như sau:
Bảng 1: Thống kê khách du lịch từ năm 2014 đến năm 2018 [4]
Số lượt khách du lịch ĐVT: Lượt người
2014 2015 2016 2017 Sơ bộ 2018
Khách du lịch nghỉ qua đêm 190.910 268.823 423.166 350.903 365.468
Khách du lịch trong ngày 173.833 251.898 367.464 349.152 365.333
Số lượt du khách do các cơ sở lưu trú
phục vụ 364.743 520.721 790.630 700.055 730.801
Số lượt du khách do các cơ sở lữ hành
phục vụ 3.681 13.479 5.498 12.021 12.175
Bảng 2: Doanh thu du lịch theo thành phần kinh tế/năm [4]
Thành phần kinh tế 2014 2015 2016 2017 Sơ bộ 2018
Triệu đồng
Doanh thu của các cơ sở lưu trú 56.802 69.503 104.835 78.682 88.478
Nhà nước 3.611 4.132 3.439 - -
Ngoài nhà nước 53.191 65.371 101.396 78.682 88.478
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài - - - - -
Doanh thu của các cơ sở lữ hành 8.825 18.370 20.775 21.465 22.370
Nhà nước 1.863 1.478 1.438 1.450 1.510
Ngoài nhà nước 6.962 16.892 19.337 20.015 20.860
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài - - - - -
Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh về tình hình kinh tế – xã hội tỉnh
Trà Vinh quý III và 09 tháng đầu năm 2019, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch
lữ hành và các dịch vụ tiêu dùng khác năm 2019 đều tăng so với cùng kì năm trước và có
xu hướng tăng mạnh trong những năm tiếp theo [5].
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
162
Bảng 3: Tăng trưởng kinh tế – xã hội tỉnh Trà Vinh năm 2019 [5]
Thực hiện
quý I năm
2019 (Triệu
đồng)
Thực hiện
quý II năm
2019 (Triệu
đồng)
Thực hiện
quý III năm
2019 (Triệu
đồng)
So với cùng kì năm trước (%)
Quý I
năm 2019
Quý II
năm 2019
Quý III
năm
2019
Dich vụ lưu trú, ăn
uống
1.295.574 1.628.044 1.814.472 120,18 123,28 127,83
Dịch vụ lưu trú 30.674 40.560 46.178 124.,61 112,19 114,40
Dịch vụ ăn uống 1.264.900 1.587.484 1.768.294 120,08 123,58 128,20
Du lịch lữ hành 6.256 9.099 11.453 137,73 126,03 116,28
Dịch vụ tiêu dùng
khác
1.187.912 1.324.022 1.350.434 114,79 116,32 118,59
Thị xã Duyên Hải có bãi biển Ba Động, địa danh nghỉ dưỡng nổi tiếng từ thời Pháp
thuộc. Nơi đây hiện còn nhiều khu rừng nguyên sinh được bảo vệ, chăm sóc nuôi dưỡng,
có hệ động thực vật đa dạng, gồm các loài đước, mắm, bần, vẹt, dừa nước, tôm, cua,
nghêu, sò huyết, kì đà, lợn rừng, rắn, chồn... rất thích hợp để khai thác các tour du lịch
sinh thái biển; nơi đây còn có mỏ nước khoáng nóng chạy dài từ ấp Cồn Ông, xã Dân
Thành đến khóm Long Thạnh, phường 1 với nhiệt nóng 37,5 độ, rất lí tưởng để khai thác
du lịch nghỉ dưỡng với dịch vụ tắm khoáng nóng. Bên cạnh đó, thị xã Duyên Hải còn có
các công trình trọng điểm quốc gia đang được xây dựng như Trung tâm Điện lực Duyên
Hải, Luồng tàu biển có trọng tải lớn vào sông Hậu, Khu kinh tế Định An [6].
Huyện Cầu Ngang nằm về phía Đông Nam tỉnh Trà Vinh, bên bờ sông Cổ Chiên
và cửa Cung Hầu, một trong chín nhánh đổ ra biển của sông Cửu Long. Với lợi thế gần
cửa biển, Cầu Ngang có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái
biển, trong đó, cồn Nghêu là một sản phẩm du lịch độc đáo do thiên nhiên ban tặng. Khi
đến Cầu Ngang, cùng với các hoạt động du lịch sinh thái biển, du khách còn được tham
gia lễ hội nghinh Ông hay lễ cúng biển Mỹ Long là di sản phi vật thể cấp quốc gia gắn
liền với di tích Miếu bà chúa Xứ có lịch sử 100 năm, tham quan khu di tích lịch sử cách
mạng chùa Dơi được công nhận là di tích cấp quốc gia, nhà thờ Vinh Kim cổ kính với
lịch sử 105 năm tuổi mang đậm phong cách phương Tây. Những điều kiện lí tưởng như
trên sẽ là tiền đề quan trọng góp phần đưa du lịch tỉnh Trà Vinh cũng như huyện Cầu
Ngang phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Huyện Cầu Kè, một địa phương nằm ven sông Hậu, hằng năm đều diễn ra lễ hội
văn hóa, nghệ thuật, hội chợ thương mại – nông nghiệp, giới thiệu đặc sản làng nghề
truyền thống, trưng bày và bán các loại trái cây đặc sản gồm măng cụt, dừa sáp, bưởi da
xanh, cam xoàn. Đến huyện Cầu Kè, ngoài những vườn cây ăn trái xum xuê quanh năm
rất thích hợp cho các tour du lịch sinh thái sông nước, du lịch trải nghiệm, du khách còn
được chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc như nhà cổ Huỳnh Kỳ, nhà cổ Chủ Lý,
điểm tín ngưỡng Vạn Niên Phong Cung, Minh Đức Cung, khu tưởng niệm Anh hùng liệt
sĩ Nguyễn Thị Út. Đặc biệt, Minh Đức Cung còn gọi là chùa Ông Bổn, được xếp hạng di
tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Nơi đây hằng năm đón hàng chục ngàn lượt du
khách trong, ngoài nước về chiêm bái.
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
163
Huyện Trà Cú cũng là địa phương với nhiều tiềm năng du lịch gắn với tâm linh, lễ
hội, đặc biệt cảng cá Định An là trung tâm đầu mối thu mua và trung chuyển hải sản lớn
nhất khu vực ven biển tỉnh Trà Vinh. Trà Cú nằm ở vị trí thuận lợi nên tàu thuyền trong
và ngoài tỉnh thường xuyên cập cảng để giao thương, nơi lí tưởng để phát triển dịch vụ
hậu cần, khai thác tour du lịch tàu biển ra các đảo, vùng biển lân cận. Ngoài ra, khi đến
huyện Trà Cú, du khách còn được tham quan các ngôi chùa Khmer cổ hàng trăm năm tuổi
với kiến trúc độc đáo, có dịp tham gia lễ hội Nguyên tiêu – một lễ hội tín ngưỡng dân
gian truyền thống khá độc đáo của cộng đồng người Hoa lưu giữ từ xưa đến ngày nay.
Bên cạnh đó, văn hóa ẩm thực của tỉnh Trà Vinh cũng rất phong phú và đa dạng.
Ẩm thực Trà Vinh là sự kết tinh, giao thoa từ văn hóa ẩm thực của ba dân tộc Kinh, Hoa,
Khmer tạo nên nét đặc trưng riêng, với hương vị đậm đà vấn vương. Khi đến với Trà
Vinh, du khách được thưởng thức, trải nghiệm những đặc sản của các làng nghề nổi tiếng,
đại diện cho chất Trà Vinh như làng nghề bánh tét Trà Cuôn, làng nghề tôm khô Vinh
Kim, làng nghề sản xuất cốm dẹp Ba So [3].
Tuy có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch gắn với biển, nhưng Trà Vinh chưa có
điều kiện khai thác tài nguyên du lịch biển, chủ yếu tập trung khai thác tài nguyên tự
nhiên sẵn có và các yếu tố văn hóa, tâm linh để thu hút khách, chưa tạo được sức cạnh
tranh cao. Nhiều hạn chế còn tồn tại như dịch vụ du lịch vừa thiếu, vừa yếu; các loại hình,
sản phẩm du lịch chưa phong phú, đa dạng; công tác quản lí và an ninh tại một số điểm,
khu du lịch chưa đảm bảo; công tác vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được chú trọng; kinh
phí dành cho quảng bá, xúc tiến du lịch còn hạn chế; cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn
còn yếu kém; đội ngũ làm công tác du lịch chưa thật sự chuyên nghiệp; số lượng nhà
hàng, khách sạn, các điểm dịch vụ bán quà lưu niệm còn đơn sơ, dịch vụ lưu trú du lịch
không đủ chuẩn để làm hài lòng du khách, nhất là đối với khách quốc tế. Do đó, tỉnh Trà
Vinh cần đặc biệt coi trọng công tác mời gọi đầu tư trong và ngoài nước để cùng khai
thác có hiệu quả tài nguyên du lịch biển. Sau chuyến tham quan, khảo sát về tiềm năng du
lịch Trà Vinh, Giám đốc Công ty Du lịch Vòng tròn Việt khẳng định, tỉnh Trà Vinh là
vùng đất có tiềm năng du lịch độc đáo mà nhiều nơi khác không có. Trà Vinh cần một cơ
chế chính sách kêu gọi đầu tư, sự mạnh dạn đầu tư có trọng điểm về hạ tầng giao thông,
cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch để mời gọi thu hút các nhà đầu tư tìm đến. Người
dân Trà Vinh vốn thân thiện, mến khách sẽ tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách, các
nhà đầu tư, doanh nghiệp khi đến với tỉnh [3].
Theo Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 10/4/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà
Vinh, mục tiêu đến năm 2030, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp
tỉ trọng lớn vào cơ cấu GRDP của tỉnh, cụ thể như sau:
Bảng 4: Mục tiêu ngành du lịch Trà Vinh đến năm 2030 [7]
Mục tiêu Năm 2025 Năm 2030
Khách du lịch (triệu lượt khách) 2,5 3,6
Khách quốc tế (ngàn lượt khách) 85 156
Tổng nguồn thu từ du lịch (tỉ đồng) 1.600 3.600
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
164
Hiện nay, tỉnh Trà Vinh đã ban hành danh mục các dự án kêu gọi đầu tư và các
chính sách ưu đãi đầu tư bao gồm nhiều dự án để khai thác tiềm năng kinh tế biển, trong
đó có những dự án nhằm đánh thức tiềm năng du lịch biển Trà Vinh [6], [8].
Bảng 5: Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư phát triển du lịch biển Trà Vinh [9]
Tên dự án Địa điểm Diện tích (ha)
ĐVT
(Tỉ đồng)
Khu du lịch sinh thái biển
Ba Động
Xã Trường Long Hòa, huyện
Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh 368 1.340
Khu du lịch sinh thái
Cù lao Tân Quy
Xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè,
tỉnh Trà Vinh 50 250
Khu du lịch sinh
thái Hàng Dương
Xã Mỹ Long, huyện Cầu Ngang,
tỉnh Trà Vinh 20 175
Khu du lịch khoáng nóng
Duyên Hải
Khu kinh tế Định An, khóm 1, thị
xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh 30 600
Đầu tư xây dựng cảng
nước sâu
Khu kinh tế Định An, xã Dân
Thành, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà
Vinh
100 5.900
3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN TỈNH TRÀ VINH
3.1. Từng bước hoàn thiện cơ chế chính sách
Xác định lợi thế về tiềm năng do thiên nhiên ban tặng, trước nhất tỉnh Trà Vinh cần
tập trung thẩm định, đánh giá lại các khu quy hoạch, các dự án đã và đang triển khai, từ
đó rút ra bài học kinh nghiệm, phát huy mặt tích cực, tìm hướng khắc phục mặt còn hạn
chế. Ban hành chính sách để nâng cao vai trò quản lí nhà nước về du lịch cho các sở,
ngành và chính quyền địa phương, các chính sách ưu đãi đầu tư chung, bên cạnh các ưu
đãi đầu tư riêng cho từng lĩnh vực khi nhà đầu tư triển khai các dự án du lịch.
Tập trung xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách ưu đãi để thu hút nhà đầu tư,
tạo môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, là điểm đầu tư đáng tin cậy cho các nhà
đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước; từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ làm công
tác du lịch, nâng cao năng lực chuyên môn theo hướng chuyên sâu và chuyên nghiệp.
Cùng với đó, ngành du lịch tỉnh Trà Vinh cần phối hợp, liên kết với các sở, ngành liên
quan đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, chủ động nắm bắt thị trường, xây dựng sản
phẩm du lịch đặc thù riêng của tỉnh, tích cực hỗ trợ, lập kênh cung cấp thông tin cho
doanh nghiệp, nhà đầu tư, có chế độ đãi ngộ các công ti lữ hành khi đưa khách đến tham
quan du lịch, nghỉ dưỡng tại Trà Vinh.
3.2. Đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực địa phương
Một trong những vấn đề khó khăn mà du lịch Trà Vinh gặp phải là thiếu nguồn
nhân lực chất lượng, chuyên nghiệp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng phục vụ
cũng như hình ảnh của du lịch tỉnh Trà Vinh. Vì thế, tỉnh Trà Vinh cần nhiều giải pháp để
nhà trường, doanh nghiệp hỗ trợ nhau, trong đó vai trò của Trường Đại học Trà Vinh cực
kì quan trọng để tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cho du lịch tỉnh nhà. Song song đó,
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
165
tỉnh Trà Vinh cần có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích, thu hút, đào tạo sinh viên ngành du lịch
tại địa phương, đảm bảo sinh viên khi tốt nghiệp có việc làm đúng với ngành nghề đã
học. Quá trình đào tạo cần chú trọng nâng cao kĩ năng nghề, ngoại ngữ và đạo đức nghề
nghiệp cho lực lượng lao động ngành du lịch. Bên cạnh đó, tỉnh Trà Vinh cần chú trọng
đào tạo nguồn nhân lực làm quản lí, thường xuyên cập nhật, đổi mới chương trình, giáo
trình và phương pháp đào tạo sao cho phù hợp với xu hướng, tiêu chuẩn chung của khu
vực và quốc tế, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật, thiết bị giảng dạy đồng bộ, hiện
đại, chuẩn hóa chất lượng đội ngũ giảng viên.
3.3. Xây dựng hạ tầng kĩ thuật gắn với bảo tồn môi trường biển
Thị xã Duyên Hải cần huy động các nguồn lực, kêu gọi các thành phần kinh tế đầu
tư xây dựng khu nghỉ dưỡng sinh thái đạt chuẩn, các khu vui chơi giải trí, trung tâm mua
sắm, khu ẩm thực, các bến tàu phục vụ hậu cần du lịch biển.
Trung tâm thành phố Trà Vinh cần tập trung xây dựng hạ tầng thiết yếu đảm bảo
khả năng tổ chức các sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao quy mô lớn thu hút khách du lịch,
các khu nghỉ dưỡng ven biển, ven sông, kết hợp mô hình du lịch sinh thái biển, du lịch
cộng đồng, du lịch sinh thái miệt vườn, các tuyến du lịch đường sông, cù lao và các cồn
nổi, phù hợp với đặc trưng của từng địa phương.
Hoàn thiện, nâng cấp cải tạo tuyến quốc lộ 53, đảm bảo tính liên thông, liên kết với
các điểm, khu du lịch vệ tinh vùng ven, liên thông với các điểm du lịch trong khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long.
Xây dựng, quy hoạch các khu bảo tồn, các loài động thực vật biển, để tạo nguồn
thay thế cho khai thác phục vụ du khách, tiến tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững.
3.4. Tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch, chú trọng xây dựng sản phẩm du lịch
biển đặc trưng tỉnh Trà Vinh
Tăng cường quảng bá, giới thiệu hình ảnh du lịch tỉnh Trà Vinh trên môi trường
mạng, trên các phương tiện, hãng truyền thông uy tín, trên ứng dụng điện thoại thông
minh nhằm thúc đẩy phát triển quảng bá du lịch, xây dựng chuỗi sản phẩm du lịch của
không gian hiện tại, chuỗi giá trị văn hóa, bởi có những đoàn khách du lịch quốc tế thích
khám phá vùng đất, con người và văn hóa nơi họ đến chứ không nhất thiết phải là toà nhà
cao tầng, khách sạn sang trọng. Do đó, để tạo sự khác biệt, tỉnh Trà Vinh cần chú trọng
phát huy thế mạnh các sản phẩm đặc sản địa phương để vừa tạo sản phẩm du lịch mang
đậm chất đặc trưng của vùng miền, vừa thu hút sự quan tâm của du khách.
Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn biển Ba Động, với điều kiện tự nhiên phong
phú, có thể xây dựng loại hình du lịch đặc trưng như du lịch sinh thái biển gắn với các khu
bảo tồn biển, du lịch thể thao biển, dã ngoại, nghỉ dưỡng, để khi đến đây du khách sẽ được
hòa mình với thiên nhiên biển, được thỏa thích trải nghiệm cùng các chuyến chèo thuyền
vào trung tâm khu rừng ngập mặn. Thiết nghĩ du khách sẽ thích thú khi được tận tay khám
phá và đánh bắt một số sản vật của rừng ngập mặn như cua, nghêu, ba khía, đặc biệt được
thưởng thức món thòi lòi biển nướng muối ớt. Sau chuyến hành trình dài trải nghiệm, khám
phá vùng đất, con người Trà Vinh, du khách sẽ trải nghiệm, thư giãn tại khu du lịch khoáng
nóng Duyên Hải để mau chóng hồi phục sức khỏe, tăng cường thể lực.
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
166
Huyện Cầu Ngang có cồn Nghêu hiện là bãi nuôi nghêu cho năng suất cao với
mệnh danh là “mỏ nghêu” tỉnh Trà Vinh. Nơi đây có thể mở tour du lịch cồn Nghêu, khi
đến đây du khách được trải nghiệm chuyến hành trình mò nghêu đầy thú vị, được hòa
mình tắm bùn với những hạt phù sa trù phú của Đồng bằng sông Cửu Long, được thưởng
thức hương vị tươi ngon của nghêu ngay tại chỗ hoặc có thể mang về làm quà.
Xây dựng một số sản phẩm du lịch nhằm khai thác và phát triển du lịch gắn với
không gian văn hóa miền biển, xây dựng lộ trình phát triển du lịch sinh thái Cầu Ngang.
Trong đó, kết hợp du lịch và nông nghiệp xanh, du lịch bằng xe đạp, phát triển du lịch
sinh thái cộng đồng, du lịch gắn với các di tích, lễ hội, tâm linh, phát huy tiềm năng của
các nhánh sông, nhất là cửa Cung Hầu, trong phát triển du lịch trải nghiệm.
Đẩy mạnh đầu tư xây dựng Khu Văn hóa – Du lịch Ao Bà Om trở thành điểm du
lịch cấp quốc gia, nơi tổ chức nhiều lễ hội văn hóa phi vật thể. Bên cạnh đó, các khu du
lịch sinh thái rừng đước nông trường Tỉnh đội, cù lao Long Trị, Hàng Dương – Mỹ Long
Nam, cù lao Tân Quy cũng là những tiềm năng để phát triển các sản phẩm du lịch đặc
trưng của tỉnh. Cùng với đó, tỉnh cần đẩy mạnh hơn nữa liên kết vùng giữa các tỉnh trong
khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh, tạo sự liên thông kết nối
nhằm đạt được mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
3.5. Tăng cường xã hội hóa các dịch vụ du lịch
Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, tư duy về du lịch của cộng
đồng, xã hội để góp phần bảo vệ, gìn giữ môi trường sinh thái, huy động hết nguồn lực
trong xã hội cho phát triển du lịch, kêu gọi sự chung tay tham gia của mọi tầng lớp người
dân và doanh nghiệp. Tuyên truyền cho người dân hiểu về chủ trương phát triển du lịch
trở thành ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn của tỉnh, vận động người dân giữ gìn và
phát huy truyền thống văn hóa, lòng hiếu khách, những đặc trưng và tính cách người Trà
Vinh sống chan hòa, thân thiện, phát huy nét đẹp văn hóa ứng xử hài hòa, thân thiện của
người dân Trà Vinh đối với du khách.
Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
du khách, tỉnh cần thường xuyên mở các lớp tập huấn, đào tạo các kĩ năng giao tiếp, xử lí
tình huống, cách thức quảng bá sản phẩm, kiến thức an toàn thực phẩm, vệ sinh môi
trường cho người dân trực tiếp cung cấp các dịch vụ phục vụ du lịch, qua đó tạo ấn tượng
tốt trong mắt du khách.
4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Với lợi thế và tiềm năng biển hiện có, du lịch tỉnh Trà Vinh được xem là ngành
kinh tế mũi nhọn của tỉnh, vì nó có ảnh hưởng trực tiếp tới các ngành có mối quan hệ chặt
chẽ với du lịch như giao thông vận tải, bất động sản, thương mại – dịch vụ.
Tuy nhiên, để du lịch gắn với biển phát triển bền vững, tương xứng với tiềm năng
và tạo được thương hiệu riêng, ngoài việc phải khắc phục những hạn chế đã tồn tại nhiều
năm qua, tỉnh Trà Vinh cần có sự đầu tư và quản lí cả về cơ sở vật chất, dịch vụ và con
người tại các điểm, khu du lịch. Đặc biệt, tỉnh Trà Vinh cũng cần phát huy yếu tố văn hóa
địa phương trong phát triển du lịch, tạo dấu ấn riêng và thu hút khách du lịch quay trở lại
nhiều lần.
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
167
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đề án Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển đến năm 2020. Truy cập từ:
[Ngày truy cập 09/12/2019].
[2] Du lịch Việt Nam khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch khu vực và quốc tế. Truy cập
từ: [Ngày truy cập 19/11/2019].
[3] Tiềm năng và thế mạnh của du lịch Trà Vinh. Truy cập từ:
https://www.dulichtravinh.com.vn [Ngày truy cập 12/11/2019].
[4] Niên giám Thống kê tỉnh Trà Vinh năm 2018. Truy cập từ:
https://niengiamthongke.com/sach/sanpham/nien-giam-thong-ke-tinh-tra-vinh-2018-
2019/ [Ngày truy cập 11/11/2019].
[5] Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội tỉnh Trà Vinh quý III và 09 tháng đầu năm 2019.
Truy cập từ: [Ngày truy cập 20/11/2019].
[6] Quyết định số 672/QĐ-UBND ngày 20/5/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh
về phê duyệt "Đề án phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh đến năm 2015 và định hướng
đến năm 2020".
[7] Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 10/4/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về
“Thực hiện nhiệm vụ giải pháp đột phá phát triển du lịch năm 2018 và những năm
tiếp theo”.
[8] Danh mục dự án kêu gọi đầu tư du lịch tỉnh Trà Vinh. Truy cập từ:
https://www.travinh.gov.vn [Ngày truy cập 12/11/2019].
[9] Dự án kêu gọi đầu tư. Truy cập từ: https://www.dulichtravinh.com.vn/index.php/du-
an-keu-goi-dau-tu/ [Ngày truy cập 16/11/2019].
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tiem_nang_va_giai_phap_phat_trien_du_lich_tra_vinh_gan_voi_b.pdf