KẾT LUẬN
Trà Vinh là một tỉnh ven biển thuộc khu vực ĐBSCL, nằm giữa hai con sông lớn là
sông Tiền và sông Hậu. Tỉnh Trà Vinh có cửa biển Định An thuộc sông Hậu là một trong
hai cửa biển lớn (bên cạnh cửa biển Trần Đề) rất thích hợp để làm cảng biển nước sâu.
Hằng năm, khối lượng hàng hóa xuất khẩu của khu vực ĐBSCL là rất lớn, chủ yếu là ba
nhóm mặt hàng chính của vùng: thủy sản, lúa gạo, trái cây. Với diện tích hơn 4 triệu ha,
20 triệu dân (chiếm 20% dân số), ĐBSCL đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế
khi đóng góp 20% GDP của cả nước, song việc đầu tư hạ tầng giao thông so với mặt bằng
chung và nhu cầu phát triển của khu vực vẫn chưa đáp ứng. Bởi lẽ tổng số vốn đầu tư cho
kết cấu hạ tầng giao thông vùng này giai đoạn 2011 – 2015 mới chỉ chiếm 12,5% và giai
đoạn 2016 – 2020 được đầu tư hơn 65.000 tỉ đồng, chiếm trên 15% tổng vốn đầu tư thực
hiện của cả nước. Việc đầu tư hạ tầng giao thông hạn chế thì việc phát triển kinh tế, thu
hút đầu tư, phát triển du lịch sẽ đều rất khó khăn, từ đó kéo theo kinh tế – xã hội đều ít có
cơ hội phát triển. Trong khi đó, hệ thống cảng biển của ĐBSCL (nhóm cảng biển số 6)
với 07 cảng và 31 bến cảng, chủ yếu nằm trên sông, luồng lạch vào cảng còn hạn chế, chỉ
đáp ứng cho tàu trọng tải 10.000 tấn đầy tải và 20.000 tấn giảm tải. Chính vì lẽ đó, hiện
nhóm cảng số 6 chỉ đảm nhận được khoảng 20% – 25% tổng lượng hàng hóa có nhu cầu
vận tải bằng đường biển của vùng. Do đó, việc quy hoạch đầu tư xây dựng một cảng nước
sâu tại Định An (thuộc huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) là một dự án rất quan trọng, có ý
nghĩa quyết định đến việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội cho tỉnh Trà
Vinh nói riêng và cả khu vực ĐBSCL nói chung trong thời gian tới.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiềm năng và lợi thế của tỉnh Trà Vinh trong quy hoạch phát triển cảng biển nước sâu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
73
TIỀM NĂNG VÀ LỢI THẾ CỦA TỈNH TRÀ VINH TRONG QUY HOẠCH
PHÁT TRIỂN CẢNG BIỂN NƯỚC SÂU
POTENTIAL AND ADVANTAGES OF TRA VINH PROVINCE IN DEEP-WATER
PORT DEVELOPMENT PLANNING
ThS. Nguyễn Thiện Thuận1
Tóm tắt: Trà Vinh là một tỉnh ven biển thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long,
nằm giữa hai con sông lớn là sông Tiền và sông Hậu đổ ra biển Đông. Tỉnh Trà Vinh có
hai cửa sông lớn là cửa Cung Hầu và cửa Định An. Trong đó, cửa Định An là một cửa
sông rất thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ logistics. Bằng phương pháp nghiên cứu
bản đồ và tìm kiếm các thông tin, dữ liệu thứ cấp trên mạng Internet về tình hình xuất
khẩu hàng hóa và các quy hoạch giao thông vận tải của vùng Đồng bằng sông Cửu Long,
tác giả cho rằng tỉnh Trà Vinh có nhiều tiềm năng và lợi thế trong quy hoạch phát triển
cảng biển nước sâu phục vụ cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa của cả khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long.
Từ khóa: cảng biển nước sâu, quy hoạch cảng biển, tỉnh Trà Vinh
Abstract: As a coastal province in the Mekong Delta region (Mekong Delta),
located between two large rivers, namely Tien river and Hau river which flow to the East
Sea, Tra Vinh has two large estuaries: Cung Hau and Dinh An. In which, Dinh An is an
estuary convenient for the development of logistics services. By studying maps, searching
secondary information and data on the Internet about the export, the transportation
planning in Mekong Delta, the author found that Tra Vinh has a lot of potential and
advantages in deep-water seaport development planning which serve for export activities
of the whole Mekong Delta.
Keywords: deep-water seaport, seaport planning, Tra Vinh Province
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trà Vinh là một tỉnh nằm ở phía Đông Nam Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL),
giữa hai con sông Cổ Chiên và sông Hậu. Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bến Tre được ngăn
cách bởi sông Cổ Chiên (một nhánh của sông Tiền), phía Tây Nam giáp với tỉnh Sóc
Trăng và thành phố Cần Thơ qua ranh giới sông Hậu, phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Long, phía
Đông là biển Đông. Trà Vinh ở vị trí một mặt giáp biển (dài 65 km), nơi có hai cửa sông
(Cung Hầu và Định An) được xem là hai cửa sông quan trọng thông thương ĐBSCL với
1 Trường Đại học Trà Vinh
DOI: 10.35382/18594816.1.4.2020.405
10.35382/18594816.1.4.2020.405
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
74
biển Đông, kết nối với cả nước và quốc tế. Do vậy, Trà Vinh ở vào địa thế có tầm quan
trọng về kinh tế và quốc phòng đối với ĐBSCL. Đây là lợi thế về giao thông thủy và kinh
tế biển mà các tỉnh khác không có được.
Trong thời gian qua, tỉnh Trà Vinh đã được Chính phủ chủ trương xây dựng các dự
án trọng điểm quốc gia trên địa bàn tỉnh nhằm phát huy các thế mạnh và tiềm năng vốn
có. Điển hình như Quyết định 1513/QĐ-TTg ngày 05/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Định An tỉnh Trà Vinh đến
năm 2030 (một trong ba khu kinh tế ven biển của vùng ĐBSCL); Quyết định số
3744/QĐ-BGTVT ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về việc phê
duyệt dự án đầu tư Luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu (dự án kênh đào Quan
Chánh Bố); dự án Trung tâm Điện lực Duyên Hải với các nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải
1, 2, 3, 4 có tổng công suất 4.400 MW đã triển khai và vận hành. Các dự án này đã góp
phần thay đổi cục diện phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Trà Vinh nói riêng cũng như
của cả khu vực ĐBSCL nói chung.
Thế nhưng, khi các dự án trên được triển khai thực hiện sẽ kéo theo những dự án
quan trọng khác phải có để đảm bảo cho sự phát triển của cả khu vực. Một trong số các
dự án quan trọng là phải xây dựng các cảng nước sâu phục vụ cho Trung tâm Điện lực
Duyên Hải cũng như hoạt động xuất nhập hàng hóa của vùng ĐBSCL thông thương với
khu vực và quốc tế. Đồng thời với đó là các dự án phát triển giao thông đường bộ (các
tuyến cao tốc và mở rộng các quốc lộ) và đường hàng không phục vụ cho việc kết nối
giao thông giữa các tỉnh thành ĐBSCL trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc
tế. Chính vì thế, trong tham luận này, tác giả trình bày quan điểm về sự cần thiết phải xây
dựng hệ thống cảng nước sâu có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải lớn tại tỉnh Trà Vinh,
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng bền vững
vùng ĐBSCL.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu và trình bày tham luận, tác giả đã đặt ra ba câu hỏi lớn cần
giải quyết như sau:
- Trà Vinh có vai trò và vị trí chiến lược như thế nào trong vùng ĐBSCL?
Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn cảnh về vị trí địa
lí của tỉnh Trà Vinh so với các tỉnh thành khác trong khu vực như thế nào. Từ đó, chúng
ta sẽ nhận định được lợi thế của tỉnh Trà Vinh trong việc đầu tư xây dựng cảng biển nước
sâu cho tàu có trọng tải lớn.
- Khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của vùng ĐBSCL trong thời gian qua và
trong giai đoạn sắp tới ra sao?
Câu hỏi thứ hai này cung cấp cho chúng ta các con số thống kê về khối lượng hàng
hóa của các tỉnh/thành có nhu cầu xuất nhập khẩu trong thời gian qua là bao nhiêu, lớn
hay nhỏ và chủ yếu là thông qua các cảng nào.
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
75
- Trà Vinh có những thuận lợi và tiềm năng phát triển cảng biển nước sâu phục vụ
cho hoạt động xuất nhập khẩu của cả khu vực ĐBSCL hay không?
Đây là câu hỏi thứ ba nhằm khẳng định các tiềm năng và lợi thế của tỉnh Trà Vinh
trong việc đầu tư xây dựng cảng biển nước sâu tầm cỡ của cả nước để phát triển các hoạt
động giao thương hàng hóa cho cả vùng ĐBSCL với khu vực và quốc tế.
2.2. Các phương pháp nghiên cứu
Tham luận này chủ yếu dựa vào các thông tin và dữ liệu thứ cấp được thu thập
bằng phương pháp sưu tầm, tìm kiếm trên mạng Internet và thông qua các báo cáo của
các tỉnh/thành trong khu vực, cũng như của các cơ quan thuộc Chính phủ.
Các thông tin, dữ liệu thứ cấp được thu thập bao gồm:
+ Các số liệu thống kê về hàng hóa xuất nhập khẩu của khu vực ĐBSCL trong thời
gian qua và dự báo trong thời gian tới;
+ Các quyết định và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Trà Vinh và cả
khu vực ĐBSCL đã được Chính phủ phê duyệt và triển khai;
+ Các quy hoạch phát triển giao thông vận tải cho vùng ĐBSCL và tỉnh Trà Vinh.
Phương pháp phân tích thông tin số liệu:
+ Phương pháp so sánh: đối chiếu các số liệu qua các năm để thấy được sự tăng
giảm ra sao và theo tỉ lệ như thế nào;
+ Phương pháp bản đồ: quan sát, đối chiếu và so sánh về mặt vị trí địa lí và kinh tế
chủ yếu giữa các tỉnh/thành trong khu vực ĐBSCL.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vị trí chiến lược của tỉnh Trà
Vinh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSCL có vị trí như một bán đảo với ba mặt Đông, Nam và Tây Nam giáp biển
(có đường bờ biển dài 750 km), phía Tây có đường biên giới giáp với Vương quốc
Campuchia và phía Bắc giáp với vùng kinh tế Đông Nam Bộ – vùng kinh tế lớn nhất của
Việt Nam hiện nay. ĐBSCL có diện tích tự nhiên toàn vùng là 39.747 km2, nằm trên địa
hình tương đối bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch phân bố rất dày thuận lợi cho
giao thông thủy vào bậc nhất ở nước ta [1].
ĐBSCL có 13 đơn vị hành chính bao gồm: 01 thành phố trực thuộc Trung ương
(TP. Cần Thơ) và 12 tỉnh (Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh
Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau).
ĐBSCL nằm giữa khu vực kinh tế năng động và phát triển, liền kề với TP. Hồ Chí
Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có diện tích gần 40.000 km2 (chiếm 12%
diện tích cả nước), dân số khoảng 18 triệu người (chiếm 20% dân số cả nước), có bờ biển
dài 750 km, chiếm 23% chiều dài bờ biển quốc gia; hơn 360.000 km2 vùng biển và đặc
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
76
quyền kinh tế; gần tuyến hàng hải Đông – Tây và là luồng hàng hải quốc tế sôi động nhất,
với sự hiện diện nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới.
Sông Mekong gồm chín cửa sông: cửa Tiểu, cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông,
cửa Cổ Chiên, cửa Cung Hầu, cửa Định An, cửa Trần Đề, cửa Ba Thắc. Trong chín cửa
sông này, chỉ có hai cửa Định An và Trần Đề là có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải lớn
ra vào sông Hậu. Và Chính phủ đã chủ trương đầu tư dự án kênh đào Trà Vinh dẫn vào
kênh Quan Chánh Bố để tàu trọng tải lớn vào sông Hậu, lên cảng Cái Cui (Cần Thơ)
được thuận tiện, không phải tốn nhiều kinh phí nạo vét bồi lắng hằng năm. Hiện tại, kênh
đào đã hoàn thành, cho phép tiếp nhận tàu trọng tải lớn.
Trà Vinh là một trong hai địa phương tại khu vực ĐBSCL được Chính phủ chọn để
thành lập khu kinh tế. Đó là Khu kinh tế Định An tại địa bàn hai huyện Trà Cú, Duyên Hải
và thị xã Duyên Hải. Đây là khu kinh tế ven biển tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực gồm công
nghiệp – thương mại – dịch vụ – du lịch – đô thị và nông – lâm – ngư nghiệp. Dự án với diện
tích là 39.020 ha, thực hiện giai đoạn 1 đến năm 2020 là 15.403,7 ha. Với các dự án trọng
điểm của Trung ương, của tỉnh và các doanh nghiệp đã hoàn thành và đang triển khai như:
Luồng cho tàu lớn vào sông Hậu; Trung tâm Điện lực Duyên Hải với công suất 4.400 MW;
các dự án điện gió, điện mặt trời..., Trà Vinh hoàn toàn có thể trở thành trung tâm kinh tế
biển của vùng ĐBSCL.
Hình 1. Bản đồ chín cửa sông Cửu Long
(Nguồn: Nhà Xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam)
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
77
3.2. Khối lượng hàng hóa xuất khẩu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSCL là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước, đóng góp 50% sản
lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 70% các loại trái cây; 95% lượng gạo
xuất khẩu và 60% sản lượng cá xuất khẩu; có vị trí thuận tiện trong giao thương với các
nước ASEAN và tiểu vùng sông Mekong [2].
Hoạt động vận tải hàng hóa của vùng ĐBSCL đạt con số khoảng 131,7 triệu tấn
(thống kê năm 2017), đạt mức tăng trưởng bình quân 6,2%/năm (giai đoạn 2010 – 2017).
Trong đó, lượng hàng hóa xuất khẩu chủ yếu tập trung vào ba mặt hàng chủ lực là thủy
sản, lúa gạo và trái cây, đóng góp khoảng 18,7% GDP cả nước.
Hiện nay, nhu cầu xuất khẩu hàng hóa của ĐBSCL rất lớn, ước đạt khoảng 17 – 18
triệu tấn/năm và không ngừng tăng cao (bình quân tăng từ 10% – 15%/năm). Tuy nhiên,
có đến 70% lượng hàng hóa của vùng phải vận chuyển bằng đường bộ lên các cảng ở TP.
Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ (thuộc nhóm cảng số 5), kéo theo chi phí vận chuyển tăng
từ 10% – 40%/chuyến hàng, tạo áp lực lớn cho doanh nghiệp và làm giảm khả năng cạnh
tranh [3].
Thực trạng này cũng khiến tình trạng quá tải diễn ra thường xuyên trên các tuyến
giao thông kết nối từ TP. Hồ Chí Minh đến các tỉnh vùng ĐBSCL. ĐBSCL có tổng chiều
dài đường thủy hơn 15.000 km, gần 60 cảng thủy nội địa và gần 4.000 bến thủy nội địa.
Tuy nhiên, trên 85% các cảng phân tán, manh mún, phần lớn chỉ có công suất xếp dỡ nhỏ
hơn 10.000 tấn/năm, chưa có bến gom hàng cho các cảng thủy nội địa lớn trong vùng. Do
không có cảng lớn, tất cả hàng hóa về ĐBSCL đều phải chuyển từ TP. Hồ Chí Minh và
Đông Nam Bộ [3].
3.3. Những thuận lợi và tiềm năng phát triển cảng biển nước sâu phục vụ hoạt động
xuất khẩu hàng hóa của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Theo thống kê của Bộ Giao thông Vận tải, tổng số vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng
giao thông vùng ĐBSCL giai đoạn 2011 – 2015 là 67.552 tỉ đồng, chiếm 12,26% tổng
vốn đầu tư thực hiện của cả nước. Giai đoạn 2016 – 2020, tổng số vốn đầu tư là 65.056 tỉ
đồng, chiếm 15,15% tổng vốn đầu tư thực hiện cả nước [4].
Các công trình, dự án trọng điểm được đưa vào khai thác giúp khu vực phát triển
như cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương; các cầu Cổ Chiên, Năm Căn, Mỹ Lợi,
Rạch Sỏi; dự án mở rộng quốc lộ 1; nâng cấp theo đoạn quốc lộ 91, quốc lộ 53, quốc lộ
54, đường hành lang ven biển giai đoạn 1, quốc lộ 61; đường Hồ Chí Minh... Các dự án
về giao thông đường thủy cũng được chú trọng như nâng cấp kênh Chợ Gạo giai đoạn 1;
phát triển giao thông vận tải thủy 13 tỉnh/thành ĐBSCL; luồng tàu biển lớn vào sông
Hậu; dự án kết nối vùng Đồng bằng Mekong, tuyến Lộ Tẻ – Rạch Sỏi[3].
Thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL
thích ứng với biến đổi khí hậu, từ năm 2017 đến nay, Quốc hội, Chính phủ đã đồng ý bố
trí 10.607 tỉ đồng để triển khai các dự án: Cầu Mỹ Thuận 2 trên tuyến cao tốc Bắc – Nam
phía Đông, tuyến tránh thành phố Long Xuyên, quốc lộ 57 Bến Tre – Vĩnh Long, quốc lộ
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
78
53 Trà Vinh – Long Toàn, quốc lộ 30 Cao Lãnh – Hồng Ngự, nâng cấp mặt đường tuyến
Quản Lộ – Phụng Hiệp [3].
Hình 2. Sơ đồ các công trình giao thông đường bộ quan trọng của ĐBSCL [5]
Bên cạnh đó, việc xây dựng cảng nước sâu tại Định An (Trà Vinh) sẽ có một số
thuận lợi như:
- Khu kinh tế Định An được Chính phủ thành lập với diện tích 39.020 ha (Quyết
định số 1513/QĐ-TTg ngày 05/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ) và được lựa chọn là
một trong tám nhóm khu kinh tế ven biển trọng điểm để tập trung đầu tư phát triển giai
đoạn 2016 – 2020 (Công văn số 2021/TTg-KTTH ngày 09/11/2015 của Thủ tướng Chính
phủ) [6].
- Cảng nước sâu đồng thời còn trung chuyển than nhập khẩu cho các trung tâm
điện lực trong vùng, đặc biệt là Trung tâm Điện lực Duyên Hải gồm 04 dự án với tổng
công suất 4.400 MW, tổng lượng than thông qua vào năm 2030 khoảng 35 – 40 triệu
tấn/năm [6].
- Luồng tàu biển có tải trọng lớn vào sông Hậu (Kênh đào Trà Vinh) được xem là lối
ra huyết mạch, ổn định lâu dài của khu vực ĐBSCL, thúc đẩy phát triển việc kết nối
logistics trong nội vùng ĐBSCL. Để phát huy hiệu quả luồng tàu, tạo thêm điều kiện cho
tỉnh Trà Vinh phát triển bền vững, củng cố tiềm lực quốc phòng, Trà Vinh đề xuất xây
dựng khu vực luồng tàu bến cảng nước sâu có khả năng tiếp nhận tàu tải trọng 160.000 tấn.
Theo ước tính, đối với luồng tàu, chỉ cần bổ sung kinh phí khoảng 3.400 tỉ đồng (xây dựng
tiếp 2,5 km đê chắn sóng và nạo vét tăng độ sâu lên -13,5 m) đã có thể tiếp nhận tàu có tải
trọng đến 100.000 tấn và nếu bổ sung thêm 2.300 tỉ (nạo vét tăng độ sâu lên -16,5 m) có thể
tiếp nhận tàu có tải trọng đến 160.000 tấn phục vụ nhu cầu xuất nhập khẩu cho toàn vùng
(nơi duy nhất có chi phí thấp nhất và hiệu quả mang lại trong tương lai cao nhất trong khu
vực ĐBSCL). Đồng thời, phát huy hiệu quả hệ thống giao thông đường thủy theo trục ngang
đến TP. Cần Thơ, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh An Giang (tuyến sông Hậu) [6].
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
79
4. KẾT LUẬN
Trà Vinh là một tỉnh ven biển thuộc khu vực ĐBSCL, nằm giữa hai con sông lớn là
sông Tiền và sông Hậu. Tỉnh Trà Vinh có cửa biển Định An thuộc sông Hậu là một trong
hai cửa biển lớn (bên cạnh cửa biển Trần Đề) rất thích hợp để làm cảng biển nước sâu.
Hằng năm, khối lượng hàng hóa xuất khẩu của khu vực ĐBSCL là rất lớn, chủ yếu là ba
nhóm mặt hàng chính của vùng: thủy sản, lúa gạo, trái cây. Với diện tích hơn 4 triệu ha,
20 triệu dân (chiếm 20% dân số), ĐBSCL đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế
khi đóng góp 20% GDP của cả nước, song việc đầu tư hạ tầng giao thông so với mặt bằng
chung và nhu cầu phát triển của khu vực vẫn chưa đáp ứng. Bởi lẽ tổng số vốn đầu tư cho
kết cấu hạ tầng giao thông vùng này giai đoạn 2011 – 2015 mới chỉ chiếm 12,5% và giai
đoạn 2016 – 2020 được đầu tư hơn 65.000 tỉ đồng, chiếm trên 15% tổng vốn đầu tư thực
hiện của cả nước. Việc đầu tư hạ tầng giao thông hạn chế thì việc phát triển kinh tế, thu
hút đầu tư, phát triển du lịch sẽ đều rất khó khăn, từ đó kéo theo kinh tế – xã hội đều ít có
cơ hội phát triển. Trong khi đó, hệ thống cảng biển của ĐBSCL (nhóm cảng biển số 6)
với 07 cảng và 31 bến cảng, chủ yếu nằm trên sông, luồng lạch vào cảng còn hạn chế, chỉ
đáp ứng cho tàu trọng tải 10.000 tấn đầy tải và 20.000 tấn giảm tải. Chính vì lẽ đó, hiện
nhóm cảng số 6 chỉ đảm nhận được khoảng 20% – 25% tổng lượng hàng hóa có nhu cầu
vận tải bằng đường biển của vùng. Do đó, việc quy hoạch đầu tư xây dựng một cảng nước
sâu tại Định An (thuộc huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) là một dự án rất quan trọng, có ý
nghĩa quyết định đến việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội cho tỉnh Trà
Vinh nói riêng và cả khu vực ĐBSCL nói chung trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Trung tâm XT-ĐT TP. Cần Thơ. Giới thiệu Đồng bằng sông Cửu Long. Truy cập từ
https://canthopromotion.vn/dong-bang-song-cuu-long/ [Ngày truy cập: 27/12/2019].
[2]. Lê Phương. (2019). Góc nhìn đại biểu: Giao thông ĐBSCL – Điểm nghẽn trong phát
triển KT-XH. Truy cập từ:
bieu.aspx?ItemID=41383 [Ngày truy cập: 27/12/2019].
[3]. Tiến Lực – Công Mạo – Thanh Liêm. (2019). Phát triển vùng ĐBSCL – Bài 4: TP.
HCM giữ vai trò trung tâm kết nối khu vực. Truy cập từ: https://bnews.vn/phat-
trien-vung-dbscl-bai-4-tp-hcm-giu-vai-tro-trung-tam-ket-noi-khu-vuc/131621.html
[Ngày truy cập: 27/12/2019].
[4]. Tiến Lực – Công Mạo – Thanh Liêm. (2019). Phát triển vùng ĐBSCL – Bài 1: Đầu
tư không “chạy kịp” thực tế. Truy cập từ: https://bnews.vn/phat-trien-vung-dbscl-
bai-1-dau-tu-khong-chay-kip-thuc-te-/131608.html [Ngày truy cập: 27/12/2019].
[5]. Báo Giao thông. Hàng loạt dự án giao thông lớn xóa điểm nghẽn về miền Tây. Truy
cập từ: https://www.baogiaothong.vn/loat-du-an-giao-thong-lon-xoa-diem-nghen-ve-
mien-tay-d433374.html [Ngày truy cập 27/12/2019].
[6]. UBND tỉnh Trà Vinh. (2019). Dự thảo Tờ trình về việc đề xuất điều chỉnh quy hoạch
phát triển bến cảng biển Trà Vinh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tiem_nang_va_loi_the_cua_tinh_tra_vinh_trong_quy_hoach_phat.pdf