. Một số khuyến nghị chính sách
đối với Chính phủ Việt Nam
Trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, sự
ra đời của tiền thuật toán nói chung và
Bitcoin nói riêng là một xu hướng tất yếu,
là một đòi hỏi khách quan của nền kinh tế
số. Việc không thừa nhận, cấm hoàn toàn
các hoạt động giao dịch, trao đổi, mua
bán, đầu tư Bitcoin sẽ phần nào hạn chế
nền kinh tế Việt Nam hòa nhập với nền
kinh tế số đang trở thành xu hướng điển
hình trên thế giới. Để quản lý và phát huy
những giá trị tích cực của tiền thuật toán,
theo tôi, Chính phủ cần nghiên cứu và
thực hiện một số chính sách sau:
Thứ nhất, cần thống nhất và giao
nhiệm vụ quản lý các hoạt động giao
dịch, mua bán, trao đổi, đầu tư, tiền
thuật toán cho một cơ quan quản lý nhà
nước (Ngân hàng Nhà nước) như một số
quốc gia đã và đang thực hiện (Hàn Quốc,
Anh, Singapore, ).
Thứ hai, xây dựng hành lang pháp lý
đồng bộ để quản lý các hoạt động giao
dịch, mua bán, trao đổi, đầu tư tiền thuật
toán như một số quốc gia đã làm (Nhật
Bản, Hàn Quốc, Nga, Mỹ, ).
Thứ ba, nghiên cứu chính sách thuế
phù hợp với chính sách quản lý các tiền
thuật toán. Việc lựa chọn loại thuế đánh
lên các giao dịch tiền thuật toán một phần
thể hiện quan điểm, thái độ của chính
phủ các nước đối với tiền thuật toán. Khi
Chính phủ chấp nhận và xem đồng tiền
thuật toán nói chung, và đồng Bitcoin
nói riêng, là một loại tiền tệ, là phương
tiện thanh toán hợp pháp, thì cần áp dụng
chính sách thuế theo hướng không đánh
thuế GTGT lên các giao dịch chuyển đổi
giữa tiền tệ truyền thống và tiền thuật
toán. Nhưng, thu nhập hoặc lợi nhuận có
được từ hoạt động kinh doanh, đầu tư tiền
thuật toán sẽ phải chịu thuế TNCN hoặc
thuế TNDN theo luật định.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiền thuật toán (bitcoin) - Nguồn gốc, nguyên lý hoạt động và các khuyến nghị chính sách, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẤN ĐỀ HÔM NAY
24Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 04/2019
TIỀN THUẬT TOÁN (BITCOIN) -
NGUỒN GỐC, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
TS. Nguyễn Văn Đức *
Tóm tắt: Công nghệ blockchain đã và đang tạo ra một cuộc cách mạng thật sự trong
kỷ nguyên công nghệ 4.0. Theo đó, đồng tiền thuật toán nói chung, và đồng Bitcoin nói
riêng, là một ứng dụng điển hình của công nghệ blockchain. Bitcoin đã xuất hiện trên thị
trường hơn 10 năm. Tuy nhiên, đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều người hiểu chính
xác, khoa học về nguồn gốc, nguyên lý hoạt động, cũng như chính sách quản lý Bitcoin.
Đây là những nội dung chính được đề cập trong bài viết này.
Keywords: Bitcoin, tiền thuật toán, tiền ảo
Tóm tắt: Blockchain has been creating a real revolution in the technology era of
4.0. Accordingly, the crypto currency in the general anh Bitcoin currency in particular
is a typical applicaition of blockchain technology. Bitcoin currency has been on the
market for over 10 years. However, tillnow in Viet Nam, there are not many people
who understand scientifically exactly the origin, operational principles as well as the
management policy of Bitcoin currency and these are also the main contents which
are mentioned in thís article.
Keywords: Bitcoin, crypto currency, virtual currency.
1. Bitcoin là gì?
Bitcoin là một loại tiền thuật toán
đầu tiền trên thế giới, được phát hành
vào năm 2009 dưới dạng whitepaper có
tựa là “Bitcoin: A Peer-to-Peer Electronic
Cash System” bởi một người bí ẩn có bút
danh là Satoshi Nakamoto. Bitcoin sử
dụng công nghệ SHA-256 (một tập hợp
các hàm băm mật mã do Cơ quan An ninh
Quốc gia Hoa Kỳ thiết kế). Bitcoin dựa
trên hệ thống bằng chứng của công việc
(Proof of Work), thanh toán hoàn toàn
ngang hàng, cho phép những thanh toán
trực tuyến từ một bên tới một bên khác mà
không cần thông qua bất kỳ một tổ chức
tài chính trung gian nào. Hiện nay, một
số quốc gia đã cho phép sử dụng Bitcoin
trong các giao dịch thương mại giống như
các đồng tiền khác.
Bản thân Bitcoin không mang giá trị,
mà chỉ có giá trị khi có một cộng đồng
chấp nhận sử dụng nó làm đơn vị tiền tệ
trong các giao dịch, mua bán hàng hóa,
dịch vụ. Cũng như các loại tiền tệ khác,
giá trị của Bitcoin được xác định theo
quy luật cung - cầu và có thể được chia
nhỏ thành nhiều đơn vị con, cụ thể là 01
Bitcoin bằng 100 triệu Satoshi (tên gọi
theo bút danh của người sáng lập), là đơn
vị nhỏ nhất của Bitcoin).
* Phó Chủ nhiệm khoa Ngân hàng -
Trường ĐH KD và CN Hà Nội
VẤN ĐỀ HÔM NAY
25Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 04/2019
Các giao dịch Bitcoin được thực hiện
mà không cần trung gian thanh toán, do
đó, không cần lệ phí giao dịch và cũng
không cần phải cung cấp tên thật. Bitcoin
không thể in như tiền mặt, mà được tạo ra
bởi một hệ thống máy tính trên toàn cầu.
Quy mô mạng lưới này ngày càng mở
rộng với sức mạnh từ những siêu máy tính
tham gia. Bitcoin trở nên hấp dẫn người
dùng vì tính ẩn danh, độ an toàn cao và
phạm vi giao dịch xuyên biên giới.
2. Ưu và nhược điểm của Bitcoin
a) Ưu điểm của Bitcoin
- Độ an toàn rất cao. Các đồng tiền
truyền thống có thể bị in giả, nhưng Bitcoin
thì rất khó, vì nó không tồn tại dưới dạng
vật chất, mà được sinh ra bởi các thuật toán
đã được lập trình sẵn dựa trên hệ thống
bằng chứng công việc (Proof of Work).
- Không có giới hạn trong giao dịch.
Các giao dịch trong hệ thống tài chính
truyền thống hiện hành đều có sự kiểm
soát của trung gian thanh toán. Chuyển
một khoản tiền có giá trị lớn cho người
khác, chắc chắn cần chữ ký của người
quản lý các trung gian đó, hoặc muốn
chuyển 5.000 USD qua PayPal, thì cần có
điều kiện và chắc chắn sẽ mất một khoản
phí chuyển tiền. Nhưng với Bitcoin thì
không: có thể chuyển nhượng Bitcoin
không giới hạn, cho bất cứ ai, bất cứ lúc
nào và gần như không có phí; chỉ cần có
kết nối Internet.
- Chi phí giao dịch thấp. Đây là một
thực tế. Vì khi giao dịch Bitcoin, không
cần thông qua bất cứ tổ chức trung gian
nào, nên không ai thu phí người giao dịch,
trao đổi, mua bán Bitcoin cả. Nếu có, chỉ là
phí xử lý giao dịch của các sàn giao dịch.
- Bảo mật thông tin cá nhân cao. Giao
dịch Bitcoin không thể hiện bất cứ thông
tin cá nhân nào của người giao dịch, do
đó, không ai có thể biết được danh tính
của người giao dịch.
- Tiềm năng cho thương mại điện tử.
Giao dịch Bitcoin hoàn toàn ẩn danh và
Bảng 1. Thông tin cơ bản về Bitcoin được công bố vào tháng 8 năm 2019
1 Tên Bitcoin
2 Ký hiệu BTC
3 Nhà sáng lập Satoshi Nakamoto (bút danh)
4 Ngày ra đời 03 tháng 1 năm 2009
5 Thuật toán đồng thuận Proof of Work
6 Hàm băm SHA - 256
7 Thời gian khối 10 phút
8 Phần thưởng mỗi khối 12.5BTC/khối
9 Tốc độ giảm phát 4 năm/lần
10 Thời gian giảm phát tiếp theo Tháng 5 năm 2020
11 Nguồn cung hiện tại 17.850.600 (Tháng 8 năm 2019)
12 Nguồn cung tối đa 21.000.000 BTC
13 Trang chủ http:/bitcoin.org/
14 Trình duyệt khối https://www.blockchain.com/explorer
15 Mã nguồn https://github.com/bitcoin/
16 White Paper https://bitcoin.org/bitcoin.pdf
(Nguồn: Bitcoin Vietnam News)
VẤN ĐỀ HÔM NAY
26Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 04/2019
không thể hoàn trả, vì vậy, những người
bán hàng có thể yên tâm hơn với tình
trạng gian lận.
b) Nhược điểm
- Tốc độ xác thực còn chậm. Vì giao
dịch Bitcoin rất bảo mật và cần qua nhiều
bước xác thực để hoàn thiện giao dịch (có
những giao dịch cần qua 6 bước xác thực
và lên đến 10 phút), vì thế, thời gian giao
dịch Bitcoin hiện nay còn chậm.
- Cộng đồng người dùng chưa nhiều.
Thông tin về Bitcoin tuy ngày càng phổ
biến, nhưng số người hiểu, tin và dùng
Bitcoin còn ít, đặc biệt là ở Việt Nam.
- Khó sử dụng hơn các loại tiền có
chủ quyền. Vì Bitcoin được giao dịch,
luân chuyển trên không gian Internet, do
đó, những người chưa am hiểu Internet sẽ
gặp khó khăn và mất nhiều thời gian để
học cách sử dụng Bitcoin.
- Tội phạm rửa tiền và tin tặc. Do
Bitcoin là một đồng tiền không chịu bất kỳ
sự quản lý nào và ẩn danh, nên nó có thể
bị lợi dụng vào các giao dịch mang tính
không hợp pháp, như mua bán hàng cấm,
giao dịch rửa tiền. Ngoài ra, Bitcoin được
lưu trữ tại các ví điện tử trên các sàn giao
dịch vì thế các hacker có thể đánh cắp.
- Chưa có hành lang pháp lý rõ ràng
đồng bộ. Phần lớn các quốc gia không
cấm, nhưng cũng chưa ủng hộ giao dịch
bằng Bitcoin, làm cho nhiều người lo sợ
và không dám tham gia sở hữu đồng tiền
này. Các thông tin truyền thông cũng chưa
thống nhất, nhiều thông tin sai lệch, làm
cho cộng đồng hiểu sai về Bitcoin và các
tiền thuật toán khác.
3. Giao dịch Bitcoin
3.1. Chu trình giao dịch Bitcoin
Để dễ hiểu, hãy giả định A muốn
chuyển 01 Bitcoin cho B. Để thực hiện
giao dịch này, cần xác minh rằng A thực
sự sở hữu ít nhất 01 Bitcoin. Trong mạng
blockchain, không có một bút toán duy
nhất nào cho thấy số Bitcoin A đang sở
hữu. Muốn tìm, buộc phải tính toán tất cả
các giao dịch trước đó của A, để từ đó
suy ra số Bitcoin mà A đang sở hữu (khi
tải phần mềm Bitcoin đầu tiên, sẽ nhận
được một bản sao đầy đủ chuỗi giao dịch.
Việc tải xuống có thể mất đến 24 giờ. Khi
đã có chuỗi giao dịch, sẽ dễ dàng xác định
số dư Bitcoin hiện tại của A).
Sau khi xác minh A sở hữu đủ Bitcoin
để thực hiện giao dịch, bước tiếp theo là
phát thông điệp giao dịch. Thông điệp
này chứa địa chỉ của người gửi và người
nhận, số tiền được chuyển và chữ ký
số của người gửi. Thông điệp được phát
công khai; bất kỳ nút giao dịch nào trong
mạng blockchain đều có thể tiếp nhận và
chọn nó để thực thi.
Để có thể thực hiện các giao dịch trên
blockchain, A cần một ví tiền điện tử. Đây
là một chương trình phần mềm, cho phép
A lưu trữ và trao đổi các đồng Bitcoin
của A. Vì chỉ có A mới có thể chi tiêu các
đồng Bitcoin của mình. Ví điện tử này
được bảo vệ bằng một phương pháp mã
hóa đặc biệt, với một cặp khóa bảo mật
duy nhất, gồm khóa riêng tư (private key)
và khóa công khai (public key).
Khi thông điệp được mã hóa thì chỉ
chủ sở hữu của khóa riêng tư là một cặp
với khóa công khai này mới có thể giải
mã và đọc nội dung thông điệp. Khi muốn
chuyển Bitcoin cho B, thì A cần phát một
thông điệp được mã hóa bằng khóa riêng
tư ví điện tử của mình. A chỉ có thể dùng
Bitcoin mà A sở hữu, vì A là người duy nhất
biết khóa riêng tư để mở ví điện tử. Mỗi
“nút giao dịch” trong mạng blockchain có
thể kiểm tra chéo các yêu cầu giao dịch
được gửi từ A là chính xác hay không bằng
cách giải mã thông điệp yêu cầu giao dịch
bằng khóa công khai của A.
VẤN ĐỀ HÔM NAY
27Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 04/2019
Khi mã hóa một yêu cầu giao dịch bằng
khóa riêng tư từ ví điện từ của A, tức là A
đang tạo ra một chữ ký điện tử được các
máy tính trong mạng blockchain sử dụng
để kiểm tra chủ thể gửi và tính xác thực của
giao dịch. Chữ ký điện tử thực chất là một
chuỗi văn bản được mã hóa và nó là kết
quả của việc kết hợp yêu cầu giao dịch và
khóa riêng tư của A. Nếu A thay đổi một ký
tự trong thông điệp yêu cầu giao dịch này
thì chữ ký điện tử sẽ thay đổi theo. Vì vậy,
không có kẻ tấn công tiềm tàng nào có thể
thay đổi yêu cầu giao dịch của A hoặc thay
đổi số lượng Bitcoin mà A đang gửi.
3.2. Quản lý các giao dịch Bitcoin
Để theo dõi số lượng Bitcoin mà mỗi
người sở hữu trong các tài khoản nhất
định và theo dõi các giao dịch phát sinh
từ đó thì chúng ta cần đến một cuốn sổ cái
kế toán, trong trường hợp này nó chính là
blockchain và đây thực tế là một tệp số
theo dõi tất cả các giao dịch Bitcoin.
Mỗi “nút giao dịch” trong blockchain
đều đang lưu giữ một bản sao của sổ cái
kế toán. Do vậy, mỗi “nút giao dịch” đều
biết số dư tài khoản là bao nhiêu. Trên
thực tế, hệ thống blockchain không hề
theo dõi số dư của các tài khoản, mà chỉ
ghi lại mỗi giao dịch được yêu cầu. Điều
này có nghĩa sổ cái tài khoản không theo
dõi số dư, do chỉ theo dõi mọi giao dịch
được phát đi trong mạng Bitcoin. Để biết
số dư trên ví điện tử, cần xác thực và xác
nhận tất cả các giao dịch đã diễn ra trên
mạng có liên quan tới ví điện tử.
Việc xác minh “số dư” này được thực
hiện nhờ các tính toán dựa vào liên kết
các giao dịch trước đó. Cụ thể, để chuyển
01 Bitcoin cho B, A phải tạo yêu cầu
giao dịch bao gồm các liên kết với các
giao dịch đã diễn ra trước đó có tổng số
dư bằng hoặc vượt quá 01 Bitcoin. Các
liên kết này được xem như là giá trị đầu
vào, các “nút giao dịch” trong mạng lưới
sẽ xác minh xem tổng số tiền của các
giao dịch này có bằng hoặc vượt quá 01
Tài khoản người sở hữu Số Bitcoin
Nguyễn Văn A --> Đặng Thị B 2
Đặng Thi B --> Đào Ngọc E 5
VẤN ĐỀ HÔM NAY
28Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 04/2019
Bitcoin không? Tất cả đều thực hiện tự
động trong ví điện tử của A và được kiểm
tra bởi các nút trên mạng Bitcoin về hoạt
động A chỉ thực hiện giao dịch 01 Bitcoin
tới ví của B bằng khóa công khai của B.
Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào hệ
thống có thể tin tưởng các giao dịch đầu
vào và xác thực tính hợp lệ của chúng?
Thật ra, các “nút giao dịch” kiểm tra tất cả
các giao dịch trước đó có liên quan đến ví
điện tử A sử dụng để chuyển các Bitcoin
thông qua các tham chiếu lịch sử giao dịch.
Để đơn giản hóa và tăng tốc quá trình xác
minh, các “nút giao dịch” sẽ lưu giữ một
bản lưu số Bitcoin chưa được dùng. Nhờ
cơ chế kiểm tra này, các ví điện tử tránh
được các tình trạng chi tiêu đúp giao dịch.
Như vậy, sở hữu Bitcoin có nghĩa là có các
giao dịch được lưu trong sổ kế toán liên hệ
đến địa chỉ ví điện tử chưa được sử dụng
làm giao dịch đầu vào.
Tất cả các mã nguồn dùng để giao
dịch trên mạng Bitcoin đều là mã nguồn
mở. Bất kỳ ai có máy tính kết nối Internet
đều có thể thực hiện giao dịch. Nhưng
nếu có sai sót trong mã nguồn sử dụng
để phát thông báo giao dịch, các Bitcoin
liên quan sẽ bị mất vĩnh viễn. Hãy nhớ
rằng các mạng này là mạng phân tán, nên
không có bộ phận hỗ trợ khách hàng và
không ai có thể khôi phục lại giao dịch
bị mất hoặc quên mật khẩu ví điện tử. Vì
thế, nếu ai quan tâm đến giao dịch trên
mạng Bitcoin, hãy lưu giữ mật khẩu hoặc
khóa riêng tư ví điện tử cẩn thận.
Ai cũng có thể truy cập mạng Bitcoin
bằng các kết nối ẩn danh (thông qua mạng
TOR hoặc mạng VPN) và gửi hoặc nhận
các giao dịch với các thông tin về khóa
công khai của mình. Tuy nhiên, nếu người
nào đó sử dụng cùng một khóa công khai
nhiều lần thì có thể nhóm tất cả các giao
dịch này vào một chủ sở hữu.
Mạng Bitcoin cho phép tạo nhiều ví
điện tử tùy thích. Mỗi ví điện tử có cặp
khóa riêng tư và khóa công khai của riêng
nó. Điều này cho phép nhận thanh toán
trên các ví điện tử khác nhau mà không
cần liên kết với nhau. Không thể biết tất
cả các khóa khác nhau sở hữu trên các
ví điện tử khác nhau, trừ phi tất cả số
Bitcoin đang sở hữu được gửi tới cùng
một ví điện tử.
Tổng số địa chỉ mà Bitcoin có thể
cung cấp là 2160, tương đương con số 14
615063733090291820368483271628301
9655932542976. Con số khổng lồ này có
thể bảo vệ mạng khỏi các cuộc tấn công,
trong khi vẫn cho phép mọi người đều
được sở hữu các ví điện tử khác nhau mà
không bị trùng lặp về khóa riêng tư.
Mạng Bitcoin sắp xếp các giao dịch
bằng cách gom chúng vào các khối
(block). Mỗi khối chứa một số lượng các
giao dịch nhất định và một liên kết với
khối trước đó. Như vậy, theo thời gian các
khối sẽ liên tiếp nối đuôi nhau và kết quả
là các khối được kết nối thành chuỗi và từ
đó tên hệ thống được gọi là blockchain.
3.3. Nguyên lý đào Bitcoin
Để có thể chuyển Bitcoin, phải lấy
Bitcoin từ ví điện tử. Vậy số Bitcoin trên
mạng này bắt nguồn từ đâu? Để bù đắp
cho công việc phức tạp của các “nút giao
dịch” trong hệ thống blockchain, mạng
Bitcoin dành phần thưởng cho những ai
tham gia giải quyết các vấn đề toán học
với từng khối. Hoạt động vận hành phần
mềm blockchain của Bitcoin để nhận
thưởng Bitcoin từ chính mạng Bitcoin
được gọi là khai thác, hoặc là đào Bitcoin.
Trên thực tế, đào Bitcoin là việc giải mã
phương trình toán học và đưa ra đáp án
gồm 64 ký tự. Khi bài toán được giải mã
thành công, một khối Bitcoin bao gồm
thông tin các giao dịch trong đó sẽ hoàn tất
VẤN ĐỀ HÔM NAY
29Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 04/2019
việc xử lý. “Thợ đào mỏ” sẽ được thưởng
một lượng Bitcoin từ mạng máy tính cho
thành quả của mình. Phần thưởng này là
động lực chính thúc đẩy các thành viên
đầu tư máy tính tham gia vận hành các
“nút giao dịch” nhờ đó nó sẽ cung cấp
năng lực tính toán cần thiết để xử lý các
giao dịch Bitcoin và giúp ổn định mạng
lưới blockchain. Đến tháng 8.2019 đã có
17.850.600 Bitcoin được “đào” từ tổng
số 21 triệu của nguồn cung. Đào Bitcoin
ngày càng khó khăn hơn, ước tính đến
năm 2140, tổng số 21 triệu Bitcoin sẽ
được đào hết. Mặt khác, cứ sau 4 năm,
phần thưởng khối sẽ được cắt giảm một
nửa, do đó, cạnh tranh trong công việc
khai thác Bitcoin sẽ khắc nghiệt hơn.
4. Quản lý nhà nước đối với Bitcoin
của một số quốc gia trên thế giới
Hiện nay, vấn đề quản lý nhà nước
đối với đồng Bitcoin nói riêng, và các
đồng tiền thuật toán khác nói chung, ở
các quốc gia trên thế giới là khác nhau.
Có thể nhìn nhận vấn về quản lý nhà nước
của các chính phủ theo bốn cấp độ:
Thứ nhất, chấp nhận Bitcoin như
một phương tiện thanh toán. Nhật Bản
là nước đầu tiên chấp nhận Bitcoin. Bắt
đầu từ ngày 1/4/2017, Bitcoin được xem
là một phương tiện thanh toán hợp pháp
ở nước này. Theo đó, Cơ quan dịch vụ tài
chính Nhật Bản (JFSA) đã sửa Luật các
dịch vụ thanh toán, coi Bitcoin là một
phương tiện thanh toán trả trước, hợp
pháp trên lãnh thổ Nhật Bản, đồng thời
cũng coi tiền thuật toán là tài sản và chịu
sự kiểm soát của cơ quan này. Hiện đã có
khoảng 10.000 công ty Nhật Bản chấp
nhận thanh toán bằng Bitcoin, bao gồm
cả hãng hàng không giá rẻ lớn nhất. Nhật
Bản cũng đánh thuế các doanh nghiệp
kinh doanh tiền thuật toán. Belarus đã
hợp pháp hoá tiền thuật toán và các hoạt
động chào bán tiền thuật toán lần đầu,
đồng thời tuyên bố các hoạt động liên
quan đến việc tạo và bán token số và đào
tiền thuật toán sẽ được miễn thuế cho
đến năm 2023. Campuchia cũng đang
tìm cách hợp pháp hóa và quản lý giao
dịch tiền thuật toán như một cách để thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế trong kỷ nguyên
công nghệ 4.0.
Thứ hai, cảnh báo rủi ro đối với
người sử dụng, đầu tư Bitcoin. Các quốc
gia phát triển như Anh, Canada, Na Uy,
Thụy Điển, Phần Lan, không cấm việc
trao đổi và mua bán Bitcoin cũng như các
loại tiền thuật toán, coi đó như một loại tài
sản và đánh thuế trên các giao dịch mua
bán. Đồng thời, các quốc gia này cũng đưa
ra cảnh báo về rủi ro của các loại tiền thuật
toán, khuyến nghị người dân không tham
gia mua bán tiền thuật toán và sẽ không
được nhà nước bảo vệ, nếu rủi ro xảy ra.
Thứ ba, cấm sử dụng Bitcoin trong
lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Các quốc
gia, như Trung Quốc, Niregia, cấm
các tổ chức tài chính sử dụng, mua bán
Bitcoin hay các loại tiền thuật toán khác.
Chính phủ Trung Quốc đã áp đặt lệnh
cấm hoàn toàn các hoạt động chào bán
tiền thuật toán lần đầu và các giao dịch
thương mại bằng tiền thuật toán. Lệnh
ban hành từ tháng 9/2017 đã lập tức chấm
dứt các hoạt động chào bán tiền thuật toán
lần đầu trong nước.
Thứ tư, không thừa nhận Bitcoin
và cấm giao dịch. Các quốc gia, như
Bangladesh, Bolivia, Ecuador, Kyrgyzstan,
Việt Nam, Iceland, không thừa nhận
Bitcoin là một loại tiền tệ, xem các giao
dịch, thanh toán bằng Bitcoin là bất hợp
pháp và cấm các tổ chức, cá nhân giao
dịch, mua bán, sử dụng, đầu tư Bitcoin
cũng như các loại tiền thuật toán khác trên
lãnh thổ quốc gia.
VẤN ĐỀ HÔM NAY
30Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 04/2019
5. Một số khuyến nghị chính sách
đối với Chính phủ Việt Nam
Trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, sự
ra đời của tiền thuật toán nói chung và
Bitcoin nói riêng là một xu hướng tất yếu,
là một đòi hỏi khách quan của nền kinh tế
số. Việc không thừa nhận, cấm hoàn toàn
các hoạt động giao dịch, trao đổi, mua
bán, đầu tư Bitcoin sẽ phần nào hạn chế
nền kinh tế Việt Nam hòa nhập với nền
kinh tế số đang trở thành xu hướng điển
hình trên thế giới. Để quản lý và phát huy
những giá trị tích cực của tiền thuật toán,
theo tôi, Chính phủ cần nghiên cứu và
thực hiện một số chính sách sau:
Thứ nhất, cần thống nhất và giao
nhiệm vụ quản lý các hoạt động giao
dịch, mua bán, trao đổi, đầu tư, tiền
thuật toán cho một cơ quan quản lý nhà
nước (Ngân hàng Nhà nước) như một số
quốc gia đã và đang thực hiện (Hàn Quốc,
Anh, Singapore,)..
Thứ hai, xây dựng hành lang pháp lý
đồng bộ để quản lý các hoạt động giao
dịch, mua bán, trao đổi, đầu tư tiền thuật
toán như một số quốc gia đã làm (Nhật
Bản, Hàn Quốc, Nga, Mỹ,).
Thứ ba, nghiên cứu chính sách thuế
phù hợp với chính sách quản lý các tiền
thuật toán. Việc lựa chọn loại thuế đánh
lên các giao dịch tiền thuật toán một phần
thể hiện quan điểm, thái độ của chính
phủ các nước đối với tiền thuật toán. Khi
Chính phủ chấp nhận và xem đồng tiền
thuật toán nói chung, và đồng Bitcoin
nói riêng, là một loại tiền tệ, là phương
tiện thanh toán hợp pháp, thì cần áp dụng
chính sách thuế theo hướng không đánh
thuế GTGT lên các giao dịch chuyển đổi
giữa tiền tệ truyền thống và tiền thuật
toán. Nhưng, thu nhập hoặc lợi nhuận có
được từ hoạt động kinh doanh, đầu tư tiền
thuật toán sẽ phải chịu thuế TNCN hoặc
thuế TNDN theo luật định.
Tài liệu tham khảo
1. Quyết định 1255/QĐ-TTg, Quyết định phê duyệt đề án hoàn thiện khung pháp
lý, xử lý đối với cá loại tài sản ảo, tiền điện từ, tiền thuật toán.
2. Herald (2014). “Korean – American caught buying illeganl drugs with Bitcoin”.
The Korea Herald. Herald Corporation.17 March 2014. Retrieved 20 April 2018.
3. Bitcoin, crypto-monnaies et blockchain: mirage ou miracle? Alternatives
Economiques, 18/11/2017.
4. McKenna, F. (2017). Here’s hơ the U.S. and the world regulate Bitcoin and
other cryptocurrencies. Market watch, 28 December 2017.
5. http:/bitcoin.org/, https://www.binance.com; https://remitano.com; https://
bittrex.com
Ngày nhận bài: 19/8/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tien_thuat_toan_bitcoin_nguon_goc_nguyen_ly_hoat_dong_va_cac.pdf