Tiếp cận liên ngành (Inter-Disciplinary) trong nghiên cứu chuyển đổi kinh tế, xã hội và sinh thái tại Việt Nam

Kết luận Trong bối cảnh các quốc gia đang đối mặt với tình trạng cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường – hệ lụy của quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi mô hình phát triển và các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, việc điều chỉnh và xem xét lại các giá trị phát triển là vô cùng cần thiết. Để làm được điều đó, trước hết, các biện pháp đối phó của các quốc gia cần xem xét các giá trị xã hội, sinh thái để đảm bảo sự cân bằng, bền vững của các chiến lược phát triển kinh tế nói riêng, chiến lược phát triển quốc gia nói chung. Trong các cuộc thảo luận gần đây của Đảng Cánh Tả (CHLB Đức), chuyển đổi kinh tế, xã hội và sinh thái được xem xét trong mối quan hệ tác động qua lại giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển bền vững. Quan điểm này đã cung cấp các luận cứ quan trọng cho quá trình hoạch định chính sách phát triển hiện nay, khi các hoạt động kinh tế đang đem lại những tác động âm tính, ngoại biên âm tính ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái và đời sống xã hội. Quan điểm này ngày càng được các quốc gia Châu Á, Mỹ La tinh quan tâm, nghiên cứu, tiếp nhận và áp dụng vào thực tế hoạch định và đánh giá các chính sách, dự báo và xác định chiến lược phát triển bền vững trong tương lai. Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam cũng đã và đang gặp phải những vấn đề sinh thái, xã hội trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Điều này đòi hỏi cần có những nghiên cứu hệ thống về quan điểm chuyển đổi kinh tế, xã hội và sinh thái một cách đầy đủ và sâu sắc từ tiếp cận liên ngành.

pdf11 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 295 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiếp cận liên ngành (Inter-Disciplinary) trong nghiên cứu chuyển đổi kinh tế, xã hội và sinh thái tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) 1-11 1 Review Article Studying Social-economic-ecological Transformations in Vietnam: An Interdisciplinary Approach Nguyen Van Khanh* VNU University of Social Sciences and Humanities, 336 Nguyen Trai, Thanh Xuan, Hanoi, Vietnam Received 08 November 2019 Revised 19 December 2019; Accepted 22 December 2019 Abstract: From the 1930s to the mid-twentieth century, a number of interdisciplinary studies on relationship among humans, societíe and environments (e.g. Human Ecology, Environmental Sociology, social ecology) emerged. This is the result of the integration of disciplines, derived from multiple approaches in research. To date, these interdisciplinary studies have provided formation for new perspectives, including those on socio-economic-ecological transformations. This point of view has been discussed in many interdisciplinary development and research forums around the world with the goal of building sustainable development models for the future. The paper focuses on the viewpoints of socio-economic-ecological transformation and discusses the issues surrounding the development of this research perspective from interdisciplinary approaches in Vietnam. Keywords: Interdisciplinary approach, sustainable development, social ecology research; social- economic-ecological transformation.* ________ * Corresponding author. E-mail address: https://doi.org/10.25073/2588-1116/vnupam.4200 VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) 1-11 2 Tiếp cận liên ngành (Inter-disciplinary) trong nghiên cứu chuyển đổi kinh tế, xã hội và sinh thái tại Việt Nam Nguyễn Văn Khánh* Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 08 tháng 11 năm 2019 Chỉnh sửa ngày 19 tháng 12 năm 2019; Chấp nhận đăng ngày 22 tháng 12 năm 2019 Tóm tắt: Từ thập niên 30 đến giữa thế kỷ XX, một số lĩnh vực khoa học liên ngành (interdisciplinary)1 tập trung nghiên cứu về mối quan hệ của con người với môi trường tự nhiên và xã hội (Sinh thái học nhân văn; Xã hội học môi trường; Sinh thái học xã hội ) đã được hình thành. Đây là kết quả của quá trình tiếp cận và tích hợp đầu tiên của các ngành, bộ môn, xuất phát từ việc phân tích các tiếp cận khác nhau trong nghiên cứu.Đến nay, các lĩnh vực khoa học liên bộ môn này đã cung cấp những tiền đề quan trọng để hình thành nên những quan điểm mới, trong đó có quan điểm về chuyển đổi kinh tế, xã hội và sinh thái. Quan điểm này đã được thảo luận trong nhiều diễn đàn phát triển và nghiên cứu liên ngành trên thế giới với mục tiêu xây dựng những mô hình phát triển bền vững cho tương lai. Bài viết tập trung giới thiệu quan điểm về chuyển đổi kinh tế, xã hội và sinh thái và trao đổi những vấn đề xoay quanh việc phát triển quan điểm nghiên cứu này từ tiếp cận liên ngành tại Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Tiếp cận liên ngành, phát triển bền vững, nghiên cứu sinh thái xã hội, chuyển đổi kinh tế, xã hội và sinh thái. 1. Khái niệm và nội dung vấn đề “Chuyển đổi kinh tế, xã hội và sinh thái”  1 Chiến lược bảo tồn thế giới (1980, IUCN,UNEP, WWF, 1981) hay báo cáo Tương ________ Tác giả liên hệ. Địa chỉ email: https://doi.org/10.25073/2588-1116/vnupam.4200 1 Tác giả Vũ Cao Đàm dịch thuật ngữ này như sau: nghiên cứu liên bộ môn (inter-disciplinary), nghiên cứu đa bộ môn (multi-disciplinary), nghiên cứu xuyên bộ môn (trans- disciplinary), nghiên cứu liên ngành (inter-sectorial), nghiên cứu đa ngành (multi-sectorial) và nghiên cứu xuyên lai chung của chúng ta đề cập đến khái niệm Phát triển bền vững như một cam kết cho việc cân bằng lại những giá trị sinh thái xã hội ở từng quốc gia trong bối cảnh đẩy mạnh tăng trưởng ngành(transsectorial). Theo đó, Khái niệm liên ngành (inter-sectorial) là một nghiên cứu đụng chạm đến một đối tượng nghiên cứu có sự gắn kết giữa các ngành hoạt động khác nhau của xã hội. Nghiên cứu liên bộ môn (inter- disciplinary) xuất hiện là do phải đứng trước một đối tượng nghiên cứu mà bộ môn khoa học riêng lẻ không đủ sức giải đáp xét về mặt cơ sở lý thuyết và cơ sở phương pháp luận.Tiếp cận phương pháp luận của “nghiên cứu liên D.H. Buong / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) 1-11 3 kinh tế. Khái niệm "phát triển bền vững"được định nghĩa như là một quá trình "đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng của các thế hệ tương lai để đáp ứng nhu cầu riêng của họ"2. Mặc dù vậy, trên thực tế, mục tiêu phát triển của các quốc gia hiện nay, đặc biệt là các nước đang phát triển chỉchú trọng tăng trưởng kinh tế thì vấn đề giới hạn xã hội, giới hạn sinh thái dường như bị bỏ qua. Kết quả của những cuộc thảo luận về phát triển bền vững vẫn không tách rời mục tiêu: Phát triển bền vững phải hướng tới tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển, mục tiêu tăng trưởng kinh tế rút ngắn khoáng cách phát triển đồng nghĩa với việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài khai thác các loại tài nguyên. Điều này dẫn đến hàng loạt các giá trị xã hội và sinh thái bền vững bị ảnh hưởng. Mặc dù các Chính phủ có nhiều giải pháp hạn chế xong tốc độ khai thác và tác động của các hoạt động phát triển kinh tế vẫn tiếp tục đe dọa môi trường sinh thái xã hội tại các nước này. Chính vì vậy, mục tiêu phát triển bền vững của các quốc gia, đặc biệt là tại các nước đang phát triển vẫn chưa thực sự được triển khai đồng bộ, yếu tố phát triển kinh tế vẫn là ưu tiên hàng đầu. Một vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể phát triển bền vững? Điều này được các nhà nghiên cứu tìm kiếm câu trả lời từ các mô hình phát triển được thảo luận tại các nước Châu Âu, Mỹ Latinh. Khái niệm “Chuyển đổi kinh tế, xã hội và sinh thái” được hình thành trong lòng cuộc đối thoại về ________ ngành” trong nền khoa học hiện đại. Tạp chí KH&CN Việt Nam, Số 1A năm 2015, Trang 52-55 2Phát triển bền vững đã được định nghĩa theo nhiều quan điểm khác nhau, nhưng định nghĩa được trích dẫn thường xuyên nhất là từ Báo cáoTương lai chung của chúng ta (Our Common Future), còn được gọi là Báo cáo Brundtland của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland) năm 1987. 3 Có tác giả dịch là Cuộc Đại biến chuyển 4Nhà văn và giáo sư gốc Hungary, đã sống ở Trung Âu và Anh trước khi di cư sang Mỹ trong Đệ Nhị Thế Chiến 5 Michael Brie (2018). The Second Great Transformation. những giá trị của quan điểm phát triển bền vững trước đây đặt ra. Trong đó khái niệm Chuyển đổi (Transformation) được đưa ra trong cuộc thảo luận về “Những chuyển đổi lớn” (Great Transformation)3 mô tả sự tách rời giữa kinh tế và xã hội do Polanyi4 đưa ra năm 1995. Ông đã mô tả sự biến đổi lớn của nền văn minh châu Âu từthế giới tiền công nghiệp đến thời đại công nghiệp hóa, và sự thay đổi trong ý tưởng, ý thức hệ, và chính sách xã hội và kinh tế đi kèm với nó. Sự biến đổi của nền văn minh châu Âu tương tự như sự biến đổi của các nước đang phát triển hiện nay. Karl Polanyi đã viết về sự biến đổi lớn đầu tiên: "Nền văn minh công nghiệp đã làm nảy sinh những yếu tố của con người". Tài nguyên của trái đất được khai thác và phân phối lại trên toàn cầu.5 Sau đó, Hội đồng tư vấn về Thay đổi Toàn cầu của Chính phủ Đức đã kêu gọi cho một “Cam kết xã hội cho một chuyển đổi lớn” (Social contract for a great transformation). Từ ý tưởng của Polanyi, Quỹ Rosa Luxemburg (Cơ quan nghiên cứu bên cạnh Đảng Cánh Tả của Cộng hòa Liên bang Đức) đã xây dựng và kêu gọi một cuộc chuyển đổi lớn lần thứ hai (second great transformation) trong đó “chuyển đổi” được hiểu là một quá trình chuyển đổi toàn diện về xã hội – kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội. Đảng Cánh Tả (DIE LINKE) đấu tranh cho một chuyển đổi xã hội sinh thái cho xã hội6 trong đó đòi hỏi việc xem xét những giá trị xã hội, sinh thái trong chính sách phát triển kinh tế trong bối cảnh toàn cầu. Chuyển đổi này đạt được thông qua tái cấu trúc xã hội sinh thái. Theo Phillip Degenhardt (2016), Chuyển đổi kinh tế, The proceeding of International Dialogue – 15 years of cooperation of USSH H – RLS SEA Theory and policy framing from Left perspectives.Hanoi. 6 DIE LINKE thảo luận chuyển đổi trong hệ khái niệm “tái cấu trúc xã hội sinh thái” (socio-ecological restructuring”, Quỹ Rosa Luxemburg sử dụng cụm từ “chuyển đổi sinh thái xã hội” (socio-ecological transformation), cả hai cụm từ này đều có nội dung tương đồng. Chuyển đổi sinh thái xã hội mô tả quy trình trong khi tái cấu trúc sinh thái xã hội có thể định nghĩa như mục tiêu bên cạnh quá trình này. D.H. Buong / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) 1-11 4 xã hội và sinh thái là một quan điểm đóng góp của Cánh tả cho cuộc thảo luận sâu sắc về học thuyết Degrowth (tạm dịch: Giảm phát triển)7. Degrowth (tiếng Pháp: décroissance)8 là một học thuyết chính trị, kinh tế và xã hội dựa trên học thuyết kinh tế, xuất phát từ những lo ngại về hậu quả của chủ nghĩa sản xuất và tiêu thụ. Đây là một học thuyết nền tảng với nhiều ý nghĩa, đặc biệt quan tâm đến các vấn đề cụ thể bao gồm: - Giảm sử dụng các nguồn năng lượng sẵn có - Giảm chất lượng của môi trường (sự nóng lên toàn cầu, ô nhiễm, mối đe dọa đến sinh học) - Sự suy giảm sức khỏe và sự tồn tại của thực vật và động vật, những loại mà con người sử dụng/phụ thuộc - Sự nổi lên của những vấn đề xã hội ngoại biên tiêu cực (giảm bền vững, suy giảm sức khỏe, nghèo đói) - Giảm sử dụng quá mức nguồn tài nguyên quốc gia nhằm đáp ứng lối sống mà trong đó việc tiêu thụ nhiều thức ăn và năng lượng, và sản xuất lớn hơn lãng phí, các chi phí tại các nước thuộc thế giới thứ Ba . ________ 7 Phillip Degenhardt, (2016). From Sustainable Development to Socio-Ecological Transformation (Bài báo). 8Degrowth là một khái niệm nền tảng với nhiều ý nghĩa, và được định hình bởi năm nguồn tư tưởng: sinh thái, kinh tế sinh học, nhân chủng học, dân chủ và tinh thần. Từ này xuất hiện vào những năm 1970, và bắt đầu từ năm 2002 do sự hội tụ giữa những lời chỉ trích phát triển và phong trào chống quảng cáo, ban đầu ở Pháp nhưng sau đó trên khắp lục địa châu Âu, bắt đầu với các khu vực châu Mỹ La tinh. xây dựng lần đầu tiên vào năm 1972 trong một cuộc tranh luận do Nouvel Observateur tổ chức, trong đó André Gorz (1923-2007) đã kiểm tra mối quan hệ giữa tăng trưởng và chủ nghĩa tư bản: “Cân bằng toàn cầu, có điều kiện khi không tăng trưởng— hoặc thậm chí là sự thoái hóa - về sản xuất vật liệu, tương thích với sự tồn tại của hệ thống tư bản? Degrowth được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1972 trong một cuộc tranh luận do Nouvel Observateur tổ chức, trong đó André Gorz (1923-2007) đã kiểm tra mối quan hệ giữa tăng trưởng và chủ nghĩa tư bản: “Cân bằng toàn cầu, có điều kiện khi không tăng trưởng— hoặc thậm chí là sự thoái hóa - về sản xuất vật liệu, tương thích với sự tồn tại của hệ thống tư bản? ”Phản ánh của ông rơi vào bối cảnh của cuộc tranh luận về“ không phát triển ”, theo sau ấn phẩm của báo cáo của Câu lạc bộ Rome kêu gọi“ không tăng trưởng. Học thuyết này được Nhà triết học người Thụy Sĩ Jacques Grinevald tiếp tục phát triển, đặc biệt vào năm 2002 do sự Theo đó, Khái niệm “Chuyển đổi sinh thái xã hội” 9 là một thuật ngữ chung cho các chiến lược tập trung vào việc mang lại thay đổi chính trị xã hội sinh thái với mục tiêu phát triển bền vững. Nói cách khác, chuyển đổi nhằm mục đích tổ chức lại nguồn lực và cơ sở năng lượng của xã hộiTrong bối cảnh này, việc chuyển đổi cũng liên quan đến việc đánh giá lại và tổ chức lại công việc, khung chính trị, các mô hình sản xuất và tiêu dùng mới, thay đổi hướng đổi mới và tổng hợp hiệu quả, nhất quán và đầy đủ. Hơn nữa, việc định hình lĩnh vực chính trị xã hội cũng liên quan đến việc tăng cường và đảm bảo thay đổi các giá trị phát triển.10 Khái niệm “Chuyển đổi kinh tế, xã hội và sinh thái”11 tạm được hiểu là sự định hình các hình thức liên kết giữa các yếu tố kinh tế - xã hội – sinh thái trong chiến lược phát triển của một quốc gia nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Quá trình này gắn với việc nhận diện mối liên kết giữa kinh tế, xã hội, sinh thái; xem xét tác động của các hoạt động kinh tế với xã hội sinh thái hiện nay và giải pháp khắc phục, đảm hội tụ giữa các phong trào chống phát triển. Khá sớm, học thuyết được mở rộng sang các nước châu Âu khác thông qua chuyển giao văn hóa từ Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha và sang các nước Mỹ Latinh, và nhanh chóng được thảo luận trong các hội nghị lớn khu vực Mỹ Latin - Paris năm 2008, Barcelona vào năm 2010 và Venice vào năm 2012 — các hội nghị tiếp theo đánh dấu một sự định hướng lại hướng Đông Âu, với Leipzig vào năm 2014 và Budapest vào năm 2016. Các hội nghị này đãđưa ra định nghĩa chung về Degrowth, không giống như phát triển bền vững, loại bỏ bất kỳ chiều hướng kinh tế nào "Một quá trình chuyển đổi tự nguyện hướng đến một xã hội có sự tham gia của các nhóm, và một xã hội sinh thái bền vững."Theo Degrowth: the history of an idea. Nguồn: https://ehne.fr/en/article/material- civilization/transnational-consumption-and- circulations/degrowth-history-idea 9 Tạm dịch từ cụm từ Socio-ecological transformation. 10 Báo cáo cuối cùng của Ủy ban điều tra "Tăng trưởng, thịnh vượng, chất lượng cuộc sống -Đường dẫn đến kinh doanh bền vững và xã hội -Tiến bộ trong nền kinh tế thị trường xã hội “, 2013. 11 Tạm dịch từ cụm từ Social, ecological, and Economic transformation. Có quan điểm khác dịch là chuyển đổi xã hội sinh thái và kinh tế. D.H. Buong / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) 1-11 5 bảo tính cân bằng, ổn định giữa các thành tố phát triển, hướng tới xã hội tương lai.12 Trong những năm gần đây, Viện Rosa Luxemburg (Cộng hòa Liên bang Đức) đã phát triển mô hình học hỏi kinh nghiệm nghiên cứu từ quan điểm phát triển bền vững sang chuyển đổi xã hội sinh thái. Đây không phải là vấn đề mới hay là một ý tưởng mang tính cải cách, mà tập trung vào các khía cạnh bị bỏ quên hoặc ít được quan tâm của phát triển bền vữngxoay quanh những vấn đề xã hội và môi trường. Hệ quan điểm về chuyển đổi sinh thái xã hội của RLS có những điểm tương đồng với tiếp cận của học thuyết Degrowth. Chuyển đổi sinh thái xã hội là một quá trình mở học tập lẫn nhau và cần phải thích nghi với bối cảnh lịch sử, chính trị và xã hội thay đổi. Các nghiên cứu về chuyển đổi sinh thái xã hội tập trung phân tích khía cạnh những thay đổi về sinh thái, xã hội và hệ quả của quá trình phát triển kinh tế. Hệ quan điểm này được chia sẻ giữa các văn phòng đại diện của Quỹ tại các quốc gia, khu vực trong đó có khu vực Đông Nam Á như một hệ thống mạng lưới liên kết quốc tế về kinh nghiệm lựa chọn mô hình phát triển, định hướng phát triển nhằm đảm bảo tính bền vững của một xã hội tương lai. Hệ quan điểm này được rất nhiều quốc gia quan tâm, trong đó có các nước Châu Âu, các nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latinh. Trong nghiên cứu gần đây nhất của Quỹ RLS khu vực Đông Nam Á, tựa đề “Chuyển đổi sinh thái xã hội những tiếp cận/ nhận thức đầu tiên từ Châu Á và Châu Âu” đã giới thiệu về hệ quan ________ 12 Cần phân biệt với khái niệm chuyển hóa xã hội/chuyển đổi xã hội (social metabolism/socioecological transition) được phát triển trong nghiên cứu liên ngành của Viện Sinh thái Xã hội Vienna, nghiên cứu chuyển đổi sinh thái xã hội từ quan điểm của việc sử dụng năng lượng và vật chất. 13 Nền văn minh sinh thái ngụ ý rằng những thay đổi cần thiết để đáp ứng với sự gián đoạn khí hậu toàn cầu và những bất công xã hội rất rộng lớn để đại diện cho một hình thức văn minh nhân loại khác, dựa trên các nguyên tắc sinh thái. Nói chung, nền văn minh sinh thái bao gồm tổng hợp các cải cách xã hội, giáo dục, chính trị, nông nghiệp và xã hội khác hướng tới tính bền vững.Mặc dù thuật ngữ này được đặt ra lần đầu tiên vào những năm 1980, nhưng nó không được sử dụng rộng rãi cho đến năm 2007, khi "nền văn minh điểm này cùng các lý thuyết liên quan. Tài liệu nghiên cứu này cũng tập hợp các nghiên cứu trường hợp tại các quốc gia như vấn đề tác động của phát triển và đấu tranh cho công bằng xã hội và sự lựa chọn tại Ấn Độ, vấn đề thảo luận địa phương về phát triển thủy điện tại Việt NamĐặc biệt, tài liệu còn đề cập tới một khái niệm liên quan khác là “Ecological civilization “13 (Nền văn minh sinh thái) theo nghiên cứu củaHuan Quingzhi, xây dựng văn minh sinh thái cũng là một trong 5 trụ cột quan trọng trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, (bên cạnh mục tiêu xây dựng kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa). Khái niệm này nhấn mạnh những thay đổi cần thiết để đáp ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu và những vấn đề xã hội, dựa trên các nguyên tắc sinh thái.14 Tại khu vực Mỹ La tinh, vấn đề chuyển đổi kinh tế, xã hội và sinh thái được nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm và trở thành các chủ đề, các cuộc thảo luận quan trọng trong các diễn đàn phát triển. Theo Alberto Acosta (2011), thực trạng mô hình khai thác tài nguyên và khai thác tài nguyên hiện nay là mô hình tạo ra giá trị sản phẩm nhưng không tính toán các chi phí môi trường và xã hội, khiến Mỹ Latinh phải gánh chịu hậu quả mà không hề được tính toán. Alberto Acosta đã phân tích mối quan hệ chặt chẽ tồn tại ở Mỹ Latinh giữa các mục tiêu phát triển với các mục tiêu khai thác tự nhiên cũng như các hệ quả chính trị, xã hội của mối quan hệ này. 15 sinh thái" trở thành mục tiêu rõ ràng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC). Vào tháng 4 năm 2014, Liên minh các nền văn minh của Liên Hợp Quốc và Tổ chức Hợp tác An toàn Sinh thái Quốc tế đã thành lập một tiểu ban về nền văn minh sinh thái. 14 Quizhi Huan (2018). Socialist Eco – civilization and social ecological transformation. Newsletter Social Ecological Transformation: Perspective from Asia and Europe. Tài liệu nghiên cứu của Viện Rosa Luxemburg, p 14-26. 15 Sách dịch Phát triển: Hơn thế nữa – Tầm nhìn về các mô hình thay thế ở Mỹ Latin (2016). Nxb Thế Giới. (M.Lang và D.Morkani hiệu đính). Đây là bản dịch của cuốn sách có D.H. Buong / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) 1-11 6 Hầu hết các nghiên cứu này đều khẳng định chuyển đổi kinh tế xã hội và sinh thái không chỉ là bối cảnh mà còn là một khung mẫu về các tiêu chí cho phát triển bền vững trên cả ba lĩnh vực kinh tế - sinh thái – xã hội. Các biện pháp chính sách kinh tế mà các chính phủ ở các quốc gia đang phát triển phải thực hiện bao gồm các biện pháp thay đổi điều kiện sống và làm việc, sản xuất và lối sống qua việc áp dụng hệ tiêu chí kinh tế - xã hội – sinh thái trong các chính sách phát triển. Quá trình này cần có sự tham gia của các bên liên quan như người dân, các tổ chức phi chính phủ, các nhà khoa học, các doanh nghiệpvì mục tiêu phát triển tương lai. Đây có thể coi là những gợi ý có giá trị cho quá trình xây dựng những chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam trong tương lai. 2. Tiếp cận liên ngành trong nghiên cứu về kinh tế, xã hội và sinh thái Khoa học hiện đại ngày càng đòi hỏi tính chuyên môn cao với những nghiên cứu chuyên sâu và sử dụng số lượng các dữ liệuvà các cấu trúc lý thuyết phức tạp trong mọi lĩnh vực. Điều này làm gia tăng quá trình tiếp cận và tích hợp giữa các khoa học đơn ngành, dẫn đến sự ra đời của các ngành khoa học mới trên cơ sở tiếp cận liên ngành, liên bộ môn. Kể từ những năm 1930 của thế kỷ 20, Ludwig von Bertalanffy (1901-1972)đã nghiên cứu về lý thuyết hệ thống16. Nghiên cứu ban đầu của ông là nhận ra sự cần thiết phải xem xét sinh vật như một hệ thống, một tổ chức của các bộ phận và quy trình từ đó hình thành đối tượng nghiên cứu là: Những đặc điểm chung nhất của ________ tựa đề “Más Aliá del Desarollo xuất bản tháng 12/2011 tại Quito, Ecuador. 16 Bertalanffy gọi lý thuyết hệ thống này là Hệ thống tổng quát (General Systems ) hoặc Lý thuyết hệ thống chung (General Systems Theory).(1937) 17Ad hoc là một từ mượn trong tiếng Latin và có thể sử dụng như một tính từ với nghĩa “arranged when necessary” (được hình hành khi cần thiết) hoặc như một trạng từ với nghĩa “for the particular aim” (dành cho mục đích cụ thể). Tạm dịch là tổ chức lâm thời (theo Vũ Cao Đàm). các hệ thống, bất kể là hệ thống kỹ thuật, hệ thống sinh học hay hệ thống xã hội. Đây có thể coi là một đóng góp quan trọng cho sự phát triển của khoa học sự sống (The science of life) và cung cấp một phương pháp tiếp cận mới trong khoa học luận nói chung, không chỉ đòi hỏi cách nhìn nhận từ một ngành khoa học đơn lẻ mà cần có sự tích hợp trong nghiên cứu dựa trên tiếp cận liên ngành, liên bộ môn. Ông đã phân tích về các quy luật giống/ tương tự nhau trong các lĩnh vực khoa học khác nhau và theo ông đó là bằng chứng cho sự thống nhất của khoa học (the Unity of Science), điều này đã góp phần phá bỏ quan điểm cơ giới hóa về sự thống nhất của khoa học. Những tiếp cận mới này nhận được ủng hộ của cộng đồng khoa học, nhằm mục đích hướng tới những luận điểm toàn diện hơn về các vấn đề nghiên cứu, các đối tượng nghiên cứu phức tạp, đặc biệt là trong các ngành khoa học xã hội. Tiếp cận này mang lại một sự hiểu biết hoàn chỉnh hơn về đối tượng nghiên cứu và cung cấp các luận điểm nghiên cứu mới. Mặc dù có nhiều hướng phát triển khác nhau, song điểm chung là quá trình nghiên cứu liên ngành, liên bộ môn chủ yếu dựa trên hai hình thức: (1) Nghiên cứu trong các tổ chức ad-hoc17, các nhóm nghiên cứu, mạng lưới nghiên cứu trong các tổ chức, với trách nhiệm phát triển một quan điểm đa ngành và liên ngành về một chủ đề nghiên cứu cụ thể hoặc câu hỏi (2) Nghiên cứu trong các tổ chức có cơ cấu thường xuyên hơn (chẳng hạn như các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu, chương trình liên ngành, và trường học hoặc cao đẳng) 18. Đến giữa thế kỷ XX, một số lĩnh vực khoa học liên ngành/bộ môn (Interdisciplinary)19 18 Daniel Stokol (1998). The Future of Interdisciplinarity in the School of Social Ecology. Paper presented at the Social Ecology Associates Annual Awards Reception, School of Social Ecology, University of California, Irvine, May 21, 1998. 19 Theo Vũ Cao Đàm, quy luật phân lập (differentiation) và tích hợp (integration) giữa các khoa học đã dẫn đến sự xuất hiện những lĩnh vực khoa học không nằm trong hệ thống phân loại khoa học của Kedrov, xóa đi ranh giới và vùng giáp ranh trong hệ thống phân loại khoa học: Các khoa học liên ngành/bộ môn (interdisciplinary Science), Các khoa D.H. Buong / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) 1-11 7 nghiên cứu về xã hội, sinh thái đã chính thức xuất hiện và được phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây khi xu hướng liên ngành ngày càng được nhiều nhà nghiên cứu đón nhận. Theo đó, một số các hệ khái niệm từ tiếp cận liên ngành được thảo luận và phát triển như: - Hệ thống xã hội (Social System)20, bao gồm tất cả các sản phẩm khác nhau của văn hóa con người ở mức độ quần thể, bao gồm các yếu tố chính: dân số, văn hóa, sản phẩm vật chất, tổ chức xã hội và thể chế xã hội Tuy sống trong xã hội, nhưng con người vẫn luôn luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ với thiên nhiên, tác động và khai thác tài nguyên ngày càng nhiều để phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống ngày càng cao của mình. Từ đó, dần dần hình thành các hệ sinh thái nhân văn. - Hệ sinh thái nhân văn (Human Ecosystem): Là tổng hòa của hai hệ thống, hệ thống tự nhiên và hệ thống xã hội trong sự tương tác lẫn nhau ở một khu vực nhất định.21. Khái niệm Sinh thái nhân văn không chỉ góp phần mở rộng khái niệm sinh thái học mà còn là sự giao thoa các quan niệm của nhiều ngành khoa học khác nhau trong việc nghiên cứu sự tương tác giữa các thành phần của hệ thống xã hội và hệ tự nhiên trong bối cảnh các hệ thống tự nhiên - xã hội luôn thay đổi. Từ những khái niệm đơn lẻ đã dẫn đến sự phát triển của Sinh thái học nhân văn (Human ________ học đa bộ môn (multidisciplinary Science), Các khoa học xuyên bộ môn (transdisciplinary Science), Các khoa học liên ngành (intersectorial Science), Các khoa học đa ngành/lĩnh vực (multisectorial Science), Các khoa học xuyên ngành (transsectorial Science). Sự bất cập của Bảng phân loại khoa học hiện nay (P3). Tạp chí KH&CN Việt Nam, số 22 năm 2014, trang 25-28. 20 Khái niệm do Parsons đề xuất, có thể coi đó là sự phát triển lý thuyết hệ thống tổng quát trong xã hội học. 21 Theo tổng hợp của tác giả Trương Quang Học, Cơ sở sinh thái học cho phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu. Nguồn: Tr%C6%B0%C6%A1ng%20Quang%20H%E1%BB%8D c%20-%20Ecological%20basis.pdf 22Trong những năm 1920, 1930, một số nhà xã hội học của Đại học Chicago, gồm Park, Bugess, Mckenzie và những người khác đã dựng nên lĩnh vực sinh thái học nhân văn Ecology)22 và các tiếp cận liên bộ môn khác như Sinh thái học chính trị (Political Ecology), Sinh thái học xã hội (Social Ecology) được hình thành và phát triển. Các lĩnh vực nghiên cứu này có sự tham gia của nhiều cộng đồng nghiên cứu, thể hiện tính liên ngành về mặt sinh học, xã hội học và tâm lý23. Sau đó là sự tổng hòa của nhiều tiếp cận khác như về nhân chủng - sinh thái học, chủ nghĩa môi trường, sinh thái văn hóa, tiếp cận kiến trúc và quy hoạch đô thị, tiếp cận sinh học và tiến hóaCác tiếp cận liên bộ môn này phân tích đặc điểm và những biến đổi, sự tương tác của các thành phần trong Hệ sinh thái-xã hội (Socio-ecological System). Đây là hệ sinh thái trong đó nhấn mạnh yếu tố xã hội của loài người và được định nghĩa khái quát là một hệ gồm cả con người và tự nhiên, một đơn vị sinh – vật – địa và các yếu tố xã hội, thể chế kèm theo. Hệ sinh thái-xã hội là hệ thống phức tạp nhất, trong đó, tùy theo góc độ và phạm vi nghiên cứu mà các đặc trưng khác nhau được nhấn mạnh. Nghiên cứu sinh thái xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nghiên cứu khoa học tự nhiên và môi trường, nghiên cứu khoa học xã hội và môi trường, nghiên cứu công nghệ và nghiên cứu khoa học, để hình thành nên các nghiên cứu bền vững liên ngành, trong đó phân tích mối tương quan sinh thái xã hội với các đối tượng nghiên cứu của các ngành khác nhau (Trường phái Chicago). Xem thêm Sách Nghiên cứu xã hội về Môi trường (2010) do Vũ Cao Đàm (chủ biên), Đào Thanh Trường, Nguyễn Thị Nghĩa. NXB Khoa hoc và Kỹ thuật. Hà Nội. Tài liệu khác cũng đề cập đến nghiên cứu về lĩnh vực này tại Việt Nam: Mục đích của hệ sinh thái nhân văn là tìm hiểu và nhận biết các đặc điểm của mối quan hệ qua lại giữa các hệ thống này với nhau và sự hình thành những hình thái đặc trưng trong hệ xã hội và hệ sinh thái. Xem thêm: Nguyễn Thanh Hóa, 2015. Khai mở ngành sinh thái nhân văn ở Việt Nam. Di sản các Nhà Khoa học Việt Nam Online. Trung tâm Di sản các Nhà Khoa học Việt Nam. Nguồn: mo-nganh-sinh-thai-nhan-van-o-Viet-Nam/Default.aspx 23 Arnold Binder, Daniel Stokols & Ralph CatalanoSocial Ecology: An Emerging Multidiscipline (1975). The Journal of Environmental Education · December 1975. 32- 43, DOI: 10.1080/00958964.1975.9941525 VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) 1-11 8 Sơ đồ 1. Quan hệ tương tác của các ngành liên quan trong nghiên cứu sinh thái xã hội Nguồn: Nghiên cứu sinh thái xã hội trong bối cảnh nghiên cứu bền vững liên ngành – Socio-ecological research in the context of trans-disciplinary sustainability research (Berker và các đồng nghiệp, 1999). 24 Hiện nay, trong các diễn đàn nghiên cứu về chủ đề này còn thảo luận các khái niệm như chuyển đổi sinh thái xanh (green, great or social- ecological), hoặc biến đổi/chuyển đổi xã hội (societal transformation), nền kinh tế xanh (green economy) hay chuyển đổi kỹ thuật-xã hội (sociotechnical transition) hay phê bình sinh thái (ecocritism).Các nghiên cứu về sinh thái xã hội theo tiếp cận liên ngành/liên bộ môn và xuyên ngành này chủ yếu phân tích việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên nói chung trong sự tương tác giữa thiên nhiên và xã hội theo các thuật ngữ “quan hệ xã hội với thiên nhiên/ societal relations to nature”, “trao đổi xã hội/societal metabolism”25. Kết quả của các cuộc thảo luận về sinh thái xã hội là sự ra đời của các chương trình nghị sự, chương trình phát triển mang tính toàn cầu như Hội nghị Bộ trưởng lần thứ năm về Môi trường và Phát triển (MCED) đã đồng ý vượt khỏi khái niệm chung chung “phát triển bền vững” và theo đuổi con đường “tăng trưởng xanh” (2005); ________ 24E. Becker (2003): Soziale Ökologie: Konturen und Konzepte einer neuen Wissenschaft. In: G. Matschonat & A. Gerber (Hrsg.), Wissenschaftstheoretische Perspektiven für die Umweltforschung. Weikersheim: Margraf Publishers, S: 165-195. 25Karl Bruckmeie (2013) Introduction — The Development of Social Ecology. In: Natural Resource Use and Global Change. Palgrave Macmillan, London, pp 1-10. Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) bắt đầu Sáng kiến Kinh tế Xanh trong (Năm 2008), Ủy ban châu Âu đã phát triển một kế hoạch tăng trưởng bền vững (2011) Có thể khẳng định, xu hướng sử dụng tiếp cận nghiên cứu liên ngành, liên bộ môn về sinh thái xã hội ngày càng phổ biến và cần thiết trong bối cảnh các diễn biến kinh tế - xã hội – văn hóa – sinh thái không chỉ diễn ra độc lập, đơn lẻ mà có sự tác động mạnh mẽ lẫn nhau. Cách tiếp cận liên ngành đã và đang chiếm ưu thế và trở thành xu hướng tất yếu trong hoạt động nghiên cứu của cộng đồng khoa học thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, góp phần đảm bảo tính khách quan trong nghiên cứu khoa học. Trong bối cảnh các quốc gia đang đối mặt với những thách thức trong quá trình phát triển nội tại như khủng hoảng kinh tế, khoảng cách giàu nghèo gia tăng, vấn đề sinh kế và chất lượng cuộc sống của người dân, các xung đột môi trường, biến đổi văn hóa bản địa và bất ổn chính trị và các thách thức từ bên ngoài như: khả D.H. Buong / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) 1-11 9 năng hội nhập và cạnh tranh, khoảng cách trong phát triển khoa học và công nghệ, vấn đề an ninh quốc phòng, biến đổi khí hậu toàn cầu, các nghiên cứu liên ngành, liên bộ môn kể trên cung cấp những luận cứ khách quan và có giá trị cho quá trình hoạch định các chính sách, chiến lược phát triển bền vững (Sustainable development) trong phạm vi quốc gia và toàn cầu hiện nay. 3. Một vài gợi ý về nghiên cứu chuyển đổi kinh tế, xã hội và sinh thái tại Việt Nam Theo báo cáo khoa học của UNESCO đến năm 2030, thách thức về sự phát triển những năng lực nội tại của tự nhiên trên Trái đất trong mối tương quan phát triển của xã hội loại người ngày càng được gắn kết thông qua các tương tác lẫn nhau. Tác động địa phương của hoạt động của con người được truyền đi toàn cầu thông qua đại dương toàn cầu, bầu không khí toàn cầu và mạng lưới văn hóa, kinh tế, thương mại và du lịch toàn cầu.26 Trung tâm của thách thức là cần phải thúc đẩy tăng trưởng kép, không chỉ phát triển kinh tế mà còn tính đến những tác động môi trường. Những thách thức toàn cầu giữa kinh tế - xã hội và sinh thái đã tạo nên những thách thức trong nghiên cứu khoa học. Trong đó, tiếp cận liên ngành về sinh thái xã hội là nền tảng để giải quyết những thách thức trong nghiên cứu những vấn đề phát triển của các đối tượng liên quan trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau. Là một quốc gia đang phát triển với bối cảnh ưu tiên tăng trưởng kinh tế trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa, Việt Nam hiện nay cần thiết nghiên cứu và thảo luận về những vấn đề của chuyển đổi kinh tế, xã hội và sinh thái. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau, như tiếp cận phản biện với phương thức thực hiện mục tiêu phát triển bền vững tại Mỹ Latinh, hay tiếp cận sinh thái xã hội tại Trung Quốc trong hình thành tư duy phát triển xanh, tại các quốc gia Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.Hiện nay, tại Việt Nam, các nghiên cứu sinh thái xã hội đã được phát triển mạnh mẽ, nhưng theo quan điểm của nhóm tác ________ 26UNESCO (2015). UNESCO Science Report, Toward 2030. UNESCO Publishing giả cần có những nghiên cứu mang tính chiến lược, xây dựng các tiêu chí kinh tế-xã hội-sinh tháitiếp cận với vấn để chuyển đổi, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trường. Với vai trò là đối tác đầu tiên của Quỹ Rosa Luxemburg tại Việt Nam, Viện Chính sách và quản lý đã được lựa chọn là một trong những đối tác chiến lược triển khai dự án “Các tiếp cận tiên tiến về chuyển đổi kinh tế, xã hội và sinh thái ở Việt Nam”trong năm 2018. Từ phương pháp tiếp cận liên ngành, liên bộ môn, Viện đề xuất một số vấn đề trọng tâm và đặc điểm của hoạt động nghiên cứu về chuyển đổi kinh tế xã hội và sinh thái tại Việt Nam như sau: 1. Mục đích nghiên cứu về chuyển đổi kinh tế, xã hội và sinh thái Mục đích của nghiên cứu chuyển đổi kinh tế xã hội và sinh tháilà tạo ra tri thức cho phép tiếp cận và đề xuất giải pháp thực tế nhằm đảm bảo khả năng phát triển bền vững trong tương lai của xã hội. Nghiên cứu về chuyển đổi kinh tế, xã hội và sinh thái trọng tâm không phải là tìm phương thức thay đổi các phương thức sản xuất và lối sống hiện hành, mà xem xét và đánh giá tác động của quá trình này trên nền tảng xã hội và sinh thái hiện tại. Hiện nay, Việt Nam cũng như các quốc gia đang phát triển khác đang tập trung vào các mục tiêu phát triển kinh tế, chú trọng tăng cường năng lực cạnh tranh, vì vậy, hướng nghiên cứu này cần xuất phát từ phân tích tác động của kinh tế, xã hội, sinh thái. 2. Bản chất của nghiên cứu chuyển đổi kinh tế xã hội và sinh thái từ tiếp cận liên ngành/ liên bộ môn - Xem xét lịch sử phát triển, quá trình sử dụng, quá trình tácđộng và tính hệ thống của các vấn đề nghiên cứu: kinh tế, tài nguyên, vấn đề xã hội; D.H. Buong / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) 1-11 10 - Xem xét tính phù hợp trong lựa chọn phát triển theo phương thức /mô hình mới trong bối cảnh biến đổi khí hậu, môi trường và xã hội; - Xem xét quan điểm và sự tham dự của nhiều bên liên quan (multi-stakeholders); - Chú trọng nghiên cứu sự phát triển quốc gia trong mối quan hệ với sự thay đổi xã hội và môi trườngtoàn cầu, giải quyếtcác vấn đề của quốc gia trong mối quan hệ với khu vực và toàn cầu; - Đề xuất giải pháp và lộ trình thay đổi cho những vấn đề chuyển đổi kinh tế xã hội và sinh thái; 3. Quan điểm chuyển đổi kinh tế, xã hội và sinh thái tại Việt Nam Dựa trên định hướng ở trên, hướng nghiên cứu về chuyển đổi kinh tế, xã hội và sinh thái tại Việt Nam tập trung phân tích sự suy giảm giá trị sinh thái xã hội từ quá trình tận khai tài nguyên sẵn có, sự tăng cường các xung đột môi trường, xung đột xã hội do hệ lụy của chính sách phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, khai thác đến từ các quốc gia phát triển. Mặc dù bao hàm khái niệm này có tính đến bối cảnh và đặc điểm của hệ thống chính trị với chiến lược phát triển kinh tế, song hệ khái niệm “Chuyển đổi kinh tế, xã hội và sinh thái” trong các nghiên cứu tại Việt Nam cần tập trung xem xét tác động của các hoạt động kinh tế với xã hội sinh thái hiện nay và giải pháp khắc phục, đảm bảo tính cân bằng, ổn định giữa các thành tố phát triển, hướng tới xã hội tương lai bền vững. 4. Một số vấn đề chuyển đổi kinh tế, xã hội và sinh thái cần quan tâm ở Việt Nam hiện nay: 1. Bối cảnh chuyển đổi kinh tế, xã hội và sinh thái (biến đổi khí hậu toàn cầu, các vấn đề quốc gia và khu vực, hội nhập quốc tế, Cách mạng 4.0) và thách thức về một chiến lược phát triển bền vững đảm bảo sự hài hóa giữa ba yếu tố: kinh tế - xã hội – sinh thái 2. Các mô hình phát triển kinh tế, xã hội và sinh thái 3. Phát triển vùng, liên kết vùng về kinh tế, xã hội và sinh thái 4. Liên kết ngành (ví dụ như: nông nghiệp – du lịch sinh thái,..) 5. Chất lượng xã hội (social quality), an sinh xã hội 6. Sự tham gia của các bên liên quan trong hoạch định chính sách phát triển 7. Các loại hình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội – sinh thái 8. Khung pháp lý cho phát triển bền vững 4. Kết luận Trong bối cảnh các quốc gia đang đối mặt với tình trạng cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường – hệ lụy của quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi mô hình phát triển và các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, việc điều chỉnh và xem xét lại các giá trị phát triển là vô cùng cần thiết. Để làm được điều đó, trước hết, các biện pháp đối phó của các quốc gia cần xem xét các giá trị xã hội, sinh thái để đảm bảo sự cân bằng, bền vững của các chiến lược phát triển kinh tế nói riêng, chiến lược phát triển quốc gia nói chung. Trong các cuộc thảo luận gần đây của Đảng Cánh Tả (CHLB Đức), chuyển đổi kinh tế, xã hội và sinh thái được xem xét trong mối quan hệ tác động qua lại giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển bền vững. Quan điểm này đã cung cấp các luận cứ quan trọng cho quá trình hoạch định chính sách phát triển hiện nay, khi các hoạt động kinh tế đang đem lại những tác động âm tính, ngoại biên âm tính ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái và đời sống xã hội. Quan điểm này ngày càng được các quốc gia Châu Á, Mỹ La tinh quan tâm, nghiên cứu, tiếp nhận và áp dụng vào thực tế hoạch định và đánh giá các chính sách, dự báo và xác định chiến lược phát triển bền vững trong tương lai. Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam cũng đã và đang gặp phải những vấn đề sinh thái, xã hội trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Điều này đòi hỏi cần có những nghiên cứu hệ thống về quan điểm chuyển đổi kinh tế, xã hội và sinh thái một cách đầy đủ và sâu sắc từ tiếp cận liên ngành. D.H. Buong / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) 1-11 11 Tài liệu tham khảo [1] Arnold Binder, Daniel Stokols & Ralph CatalanoSocial Ecology: An Emerging Multidiscipline (1975). The Journal of Environmental Education · December 1975. 32-43, [2] Báo cáo cuối cùng của Ủy ban điều tra "Tăng trưởng, thịnh vượng, chất lượng cuộc sống -Đường dẫn đến kinh doanh bền vững và xã hội -Tiến bộ trong nền kinh tế thị trường xã hội “, 2013. [3] Daniel Stokol (1998). The Future of Interdisciplinarity in the School of Social Ecology. Paper presented at the Social Ecology Associates Annual Awards Reception, School of Social Ecology, University of California,Irvine, May 21, 1998. [4] Degrowth: the history of an idea. Nguồn: https://ehne.fr/en/article/material- civilization/transnational-consumption-and- circulations/degrowth-history-idea [5] E. Becker (2003): Soziale Ökologie: Konturen und Konzepte einer neuen Wissenschaft. In: G. Matschonat & A. Gerber (Hrsg.), Wissenschaftstheoretische Perspektiven für die Umweltforschung. Weikersheim: Margraf Publishers, S: 165-195. [6] Karl Bruckmeie (2013) Introduction — The Development of Social Ecology. In: Natural Resource Use and Global Change. Palgrave Macmillan, London, pp 1-10. [7] Michael Brie (2018). The Second Great Transformation. The proceeding of International Dialogue – 15 years of cooperation of USSH H – RLS SEA Theory and policy framing from Left perspectives. [8] Nguyễn Thanh Hóa (2015). Khai mở ngành sinh thái nhân văn ở Việt Nam. Di sản các Nhà Khoa học Việt Nam Online. Trung tâm Di sản các Nhà Khoa học Việt Nam. Nguồn: Khai-mo-nganh-sinh-thai-nhan-van-o-Viet- Nam/Default.aspx [9] Phillip Degenhardt, (2016). From Sustainable Development to Socio-Ecological Transformation. [10] Quizhi Huan (2018). Socialist Eco – civilization and social ecological transformation. Newsletter Social Ecological Transformation: Perspective from Asia and Europe. Tài liệu nghiên cứu của Viện Rosa Luxemburg, p 14-26. [11] Sách dịch Phát triển: Hơn thế nữa – Tầm nhìn về các mô hình thay thế ở Mỹ Latin (2016). Nxb Thế Giới. (M.Lang và D.Morkani hiệu đính). Đây là bản dịch của cuốn sách có tựa đề “Más Aliá del Desarollo xuất bản tháng 12/2011 tại Quito, Ecuador. [12] Trương Quang Học, Cơ sở sinh thái học cho phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu. [13] UNESCO (2015). UNESCO Science Report, Toward 2030. UNESCO Publishing [14] Vũ Cao Đàm (2014) Sự bất cập của Bảng phân loại khoa học hiện nay (P3). Tạp chí KH&CN Việt Nam, số 22 năm 2014, trang 25-28. [15] Vũ Cao Đàm (2015) Tiếp cận phương pháp luận của “nghiên cứu liên ngành” trong nền khoa học hiện đại. Tạp chí KH&CN Việt Nam, Số 1A năm 2015, Trang 52-55 [16] Vũ Cao Đàm (chủ biên), Đào Thanh Trường, Nguyễn Thị Nghĩa (2010). Sách Nghiên cứu xã hội về Môi trường NXB Khoa hoc và Kỹ thuật. Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftiep_can_lien_nganh_inter_disciplinary_trong_nghien_cuu_chuy.pdf
Tài liệu liên quan