Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Gia Lai

Giải pháp thực hiện Một là, tiếp tục xây dựng Mô hình Trung tâm phát triển bền vững: Xây dựng kế hoạch, phương án sản xuất hằng năm, đảm bảo sinh lời của Trung tâm. Sử dụng và cân đối các nguồn lực: Bố trí cán bộ lãnh đạo, viên chức, người lao động phù hợp, cân đối và kiểm tra tài chính, sử dụng hiệu quả máy móc, trang thiết bị hiện có,. Hai là, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực kỹ thuật chuyên sâu, cán bộ quản lý của Trung tâm trong các lĩnh vực của đơn vị như: Nuôi cấy mô, phát triển xúc tiến đầu tư, tổ chức ứng dụng chuyển giao đổi mới công nghệ, tư vấn phát triển tài sản trí tuệ, phát triển thị trường,. Ba là, đẩy mạnh khai thác hiệu quả máy móc, trang thiết bị hiện có đã được đầu tư trong giai đoạn 2016-2018 và những năm tiếp theo. Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước, thực hện đúng chức năng nhiệm vụ được giao. Bốn là, tiếp tục ổn định nguồn thu dịch vụ, thông qua các hoạt động dịch vụ kỹ thuật như: Dịch vụ hỗ trợ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, tư vấn, hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ, chuyển giao công nghệ,. Năm là, đẩy mạnh thương mại hóa các sản phẩm từ nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ thông qua các sản phẩm đã được sản xuất tại Trung tâm như: Đông trùng hạ thảo, nấm Vân chi, Hầu thủ, các loại giống cây trồng có giá trị kinh tế cao,. Tập trung quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm thị trường. Triển khai hoạt động của Phòng trưng bày sản phẩm, điểm kết nối cung cầu, tư vấn về sở hữu trí tuệ,.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 224 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Gia Lai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HOÏC QUAÛN LYÙ 39 S Ố 0 6 N Ă M 2 0 18 Đổi mới và kiến tạo là xu hướng tất yếu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay của tất cả các quốc gia trên thế giới và Việt Nam nói chung, trong đó Gia Lai không là ngoại lệ. Đổi mới tổ chức và hoạt động Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Gia Lai theo Nghị định 54/2016-NĐ-CP của Chính phủ để phục vụ công tác quản lý; đẩy mạnh thông tin chuyển giao, ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất trên địa bàn tỉnh Gia Lai là cần thiết và cấp bách. I. Đổi mới kiến tạo - động lực cho sự phát triển 1. Đổi mới, kiến tạo trong nhận thức và thực tiễn Đổi mới và kiến tạo là các cụm từ xuất hiện trong những năm gần đây được nhiều người quan tâm. Có rất nhiều cách tiếp cận đổi mới và kiến tạo: triết học, kinh tế chính trị, quản trị kinh doanh, xã hội học, Song dù góc độ nào cũng phản ánh đúng ngoại diên và nội hàm của nó. Theo chúng tôi đổi mới, kiến tạo là sự dịch chuyển có hướng, làm Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Gia Lai ThS. NGUYỄN NGỌC CƯỜNG PGĐ Sở KH&CN kiêm Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Gia Lai thay đổi căn bản sự vật, hiện tượng, suy nghĩ và hành động theo theo hướng tích cực phát triển đi lên, tạo thành động lực vững chắc. Có thể khái quát, biểu hiện rõ nhất trong: Chính phủ đổi mới kiến tạo, Quốc hội đổi mới kiến tạo, Đảng đổi mới, kiến tạo. Đổi mới, kiến tạo chính là thay đổi về nhận thức tư duy, từ trách nhiệm, từ vị trí cán bộ đến hành động quyết liệt của toàn bộ hệ thống chính trị ở nước ta. Có thể nói rằng, đổi mới, kiến tạo là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững đất nước. Nghị định 54/2016-NĐ- CP của Chính phủ là sự tiếp nối và kế thừa thay thế cho nội dung căn bản Nghị định 45/2010/NĐ-CP về các cơ chế, chính sách cho doanh nghiệp hoạt động công lập. Một trong những nội dung cơ bản là chú ý xây dựng các Trung tâm hoạt động khoa học công nghệ được Thủ tướng đề cập và tháo gỡ để các Trung tâm hoạt động có hiệu quả. Theo Nghị quyết số 19 của Ban chấp hành Trung ương khóa XII “Về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”, Nghị quyết đã đề cập và khẳng định “Phát triển, nâng cao năng lực hệ thống các tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ, phát triển mạnh mẽ thị trường khoa học và công nghệ phù hợp với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”. 2. Hoạt động của Trung tâm trong điều kiện chuyển đổi, thực hiện theo Nghị định 54 của Chính phủ Hiện nay, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Gia Lai (sau đây gọi tắt là Trung tâm) là tổ chức khoa học và công nghệ công lập tự bảo đảm chi thường xuyên (theo quy định điểm b, Khoản 2, Điều 3, Nghị định 54/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức Khoa học và Công nghệ công lập). Về nhân sự: Theo Quyết định số 281/QĐ-UBND ngày 25/4/2016 của UBND tỉnh Gia Lai về việc phê duyệt đề án kiện toàn tổ chức và hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Trung tâm KHOA HOÏC QUAÛN LYÙ40 T Ạ P C H Í K H O A H Ọ C C Ô N G N G H Ệ V À M Ô I T R Ư Ờ N G Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ; Quyết định số 104/QĐ-SKHCN ngày 04 tháng 7 năm 2018 của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Trung tâm có 09 cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Trong đó, có 05 viên chức và 04 hợp đồng lao động. Về tài chính: Tổng tài sản theo nguyên giá theo quyết định só 385/QĐ-UBND ngày 11/5/2017 về việc giao tài sản nhà nước cho Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ tỉnh Gia Lai theo cơ chế giao vốn cho doanh nghệp là 10.544,5 triệu đồng. Tổng giá trị còn lại: 10.268 triệu đồng. - Chức năng, nhiệm vụ: Trung tâm là tổ chức khoa học và công nghệ có chức năng tổ chức nghiên cứu và ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống, thúc đẩy ứng dụng tiến bộ và công nghệ vào phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. - Thu nhập bình quân năm 2018 của cán bộ, nhân viên của Trung tâm có mức thu nhập hơn 3,5 triệu đồng/tháng. II. Tình hình thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động sản xuất kinh doanh, triển khai dự án đầu tư tăng cường tiềm lực Trung tâm 1. Tình hình thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ Năm 2018 được xem là năm khởi động để thực hiện Nghị định 54 của Chính phủ theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Trung tâm. Trong năm qua, Trung tâm đã quyết liệt và nỗ lực trong việc triển khai thực hiện các được cấp trên giao và tổ chức sản xuất kinh doanh. Năm 2018, Trung tâm đã được Sở Khoa học và Công nghệ giao triển khai thực hiện 04 nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng với tổng kinh phí thực hiện là 1.485 triệu đồng, cụ thể các nhiệm vụ như : Nhiệm vụ “Phục vụ hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn bức xạ hạt nhân trên địa bản tỉnh Gia Lai năm 2018”, tổng kinh phí bố trí: 60 triệu đồng; nhiệm vụ “Ứng dụng chế phẩm sinh học trong việc xử lý vỏ cà phê làm phân bón hữu cơ tại xã Ia Nhin và xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh”, tổng kinh phí bố trí: 300 triệu đồng; nhiệm vụ: “Sàng lọc bệnh truyền nhiễm trên cây hồ tiêu làm cơ sở để nhân giống sạch bệnh”, tổng kinh phí bố trí: 825 triệu đồng; nhiệm vụ: “Xây dựng phòng trưng bày và giới thiệu sản phẩm khoa học và công nghệ phục vụ công tác ứng dụng KH&CN trong sản xuất”, tổng kinh phí bố trí: 300 triệu đồng. Ngoài ra, trong năm 2018 Trung tâm được Bộ Khoa học và Công nghệ giao chủ trì thực hiện dự án thuộc Chương trình Nông thôn miền núi đối với dự án “Xây dựng mô hình tưới nước tiết kiệm cho cây cà phê và cây hồ tiêu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai”, tổng kinh phí từ ngân sách sự nghiệp khoa học Trung ương là 1.740 triệu đồng. Dự án được triển khai thực hiện trong 24 tháng và bắt đầu từ tháng 8/2018 đến tháng 7/2020. 2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh Lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử: Trung tâm là đơn vị đầu tiên của tỉnh Gia Lai được Cục An toàn bức xạ hạt cấp phép hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử như dịch vụ kiểm xạ, kiểm tra định kỳ thiết bị X-quang trong y tế cho các các cơ sở y tế. Trong năm 2018, Trung tâm đã làm tốt dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử cho các cơ sở y tế trong tỉnh và các tỉnh lân cận và đã mang lại một nguồn thu ổn định cho Trung tâm trong năm qua. Lĩnh vực hỗ trợ, tư vấn dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu: Đây là một lĩnh vực dịch vụ mới của Trung tâm trong năm 2018 nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Trung tâm đã liên kết với Công ty TNHH tư vấn Thương hiệu Việt và các chuyên gia trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội triển khai dịch vụ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa theo Luật Sở hữu trí tuệ. Bước đầu, Trung tâm đã tư vấn cho 03 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đăng KHOA HOÏC QUAÛN LYÙ 41 S Ố 0 6 N Ă M 2 0 18ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa và đã được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận đơn hợp lệ. Đây có thể xem là lĩnh vực tiềm năng mang lại nguồn thu ổn định cho đơn vị trong những năm tới. Vì vậy, Trung tâm đã đề xuất Ban Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành lập tổ tư vấn về xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và người dân trong tư vấn sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Lĩnh vực ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ: Trong năm 2018 Trung tâm đã tiến hành một số nhiệm vụ ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào trong sản xuất như hoàn thiện quy trình nhân giống, nuôi trồng thương phẩm Đông trùng hạ thảo trong điều kiện phòng thí nghiệm; nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô cho các đối tượng hoa lan hồ điệp, lan kim tuyến, đẳng sâm, thạch hộc tía, đai châu,... Ngoài ra, Trung tâm đã tiến hành tuyển chọn, sàng lọc, nhân giống hồ tiêu sạch bệnh; ứng dụng công nghệ sinh học triển khai mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh cho người dân tại xã Ia Nhin, Nghĩa Hưng huyện Chư Păh. Nhìn chung, bước đầu Trung tâm đã và đang ứng dụng thành công các tiến bộ khoa học và công nghệ để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, có giá trị kinh tế cao và bước đầu đã có những sản phẩm được đưa ra thương mại hóa như Đông trùng hạ thảo, các loại giống lan rừng có giá trị thẩm mỹ và kinh tế,... Lĩnh vực nghiên cứu và triển khai: Trong năm 2018 Trung tâm được Bộ Khoa học và Công nghệ giao chủ trì thực hiện dự án Khoa học và Công nghệ cấp Bộ thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội Nông thôn - Miền núi - Vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 – 2025 đối với dự án “Xây dựng mô hình tưới nước tiết kiệm cho cây cà phê và cây hồ tiêu trong vừng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai” với tổng kinh phí đầu tư là 1.740 triệu đồng từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ Trung ương. Dự án với mục tiêu đưa các tiến bộ KH&CN đến với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nâng cao hiệu quả sản xuất và tiến tới giảm nghèo bền vững trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 3. Đầu tư tăng cường tiềm lực của Trung tâm Nhằm tăng cường tiềm lực cho Trung tâm trong hoạt động ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, trong những năm qua UBND tỉnh đã tạo điều kiện trong việc bố trí kinh phí đầu tư tiềm lực cho Trung tâm thông qua các dự án mua sắm máy móc, trang thiết bị cho các phòng thí nghiệm nuôi cấy mô, phòng vi sinh,...nhằm hỗ trợ trong công tác nghiên cứu, triển khai và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phục công tác quản lý nhà nước và chuyển giao tiến bộ khoa học và kỹ thuật tiên tiến trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Ngoài ra, để đẩy mạnh công tác nghiên cứu, triển khai các kết quả nghiên cứu vào thực tế sản xuất, Sở Khoa học và Công nghệ đã làm chủ đầu tư dự án “Khu thực nghiệm ứng dụng khoa học và công nghệ” thuộc dự án đầu tư trung hạn “Đầu tư phát triển giống cây trồng- vật nuôi và khu thực nghiệm ứng dụng khoa học và công nghệ” của UBND tỉnh Gia Lai và Trung tâm là đơn vị được thụ hưởng. Sau khi dự án được hoàn thành và đi vào hoạt động, đây sẽ là nơi triển khai các thực nghiệm, nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến nhằm cung cấp cho thị trường các loại giống cây trồng chất lượng, các quy trình sản xuất phù hợp với điều kiện của tỉnh Gia Lai trong thời gian tới. 4. Một số khó khăn và tồn tại Trung tâm là một trong những đơn vị sự nghiệp công lập đầu tiên của tỉnh Gia Lai triển khai chuyển đổi mô hình hoạt động, từ bao cấp sang cơ chế tự chủ một phần và tiến tới tự chủ hoàn toàn theo chủ trương của Chính phủ. Tuy nhiên, là đơn vị đi đầu nên trong quá trình chuyển đổi mô hình hoạt động đã và đang gặp những tồn tại, khó khăn nhất định, cụ thể như: - Trong quá trình chuyển đổi mô hình hoạt động, việc xác định mô hình phát triển, lộ trình hoạt động của Trung tâm KHOA HOÏC QUAÛN LYÙ42 T Ạ P C H Í K H O A H Ọ C C Ô N G N G H Ệ V À M Ô I T R Ư Ờ N G còn gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt là về mặt cơ chế và quản lý đơn vị sự nghiệp hiện nay chưa đồng bộ giữa tự chủ về tổ chức bộ máy và cơ chế tài chính như: Chưa có cơ chế, chính sách để đẩy mạnh việc ứng dụng, nhân rộng kết quả nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống; còn thiếu những đòn bẩy lợi ích kinh tế để khuyến khích việc áp dụng, chuyển giao những công nghệ mới, công nghệ cao, tổ chức lại sản xuất, bao tiêu sản phẩm và thu hút cán bộ làm công tác nghiên cứu khoa học tại Trung tâm. - Cách thức quản lý còn mang nặng hành chính, chưa chuyển sang hình thức dịch vụ phục vụ công tác quản lý hành chính. - Việc đầu tư, tăng cường tiềm lực cho Trung tâm bước đầu được tăng cường, tuy nhiên vẫn chưa tương xứng để đáp ứng được yêu cầu đưa khoa học và công nghệ phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội nói chung và công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn nói riêng. - Thiếu nguồn tài chính để đầu tư đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, tiếp nhận những công nghệ mới và làm chủ những công nghệ mũi nhọn để triển khai ứng dụng có hiệu quả trên địa bàn tỉnh. - Khi chuyển sang cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm ít nhiều tác động tâm lý của đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động của đơn vị. Đội ngũ viên chức còn thiếu chuyên nghiệp, chưa quyết liệt đổi mới, còn mang tư tưởng phụ thuộc vào ngân sách nhà nước. III. Định hướng phát triển và giải pháp thực hiện 1. Định hướng xây dựng và phát triển Trung tâm 1.1. Mô hình hoạt động của Trung tâm Trung tâm là đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Gia Lai thực hiện chức năng nghiên cứu, ứng dụng, triển khai, chuyển giao công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ; thực hiện chức năng thông tin, thống kê khoa học và công nghệ phục vụ quản lý nhà nước của tỉnh. Vì vậy, trong thời gian tới Trung tâm xác định mô hình hoạt động là xây dựng và phát triển theo mô hình tổ chức khoa học và công nghệ công lập tự đảm bảo chi thường xuyên, thích ứng với cơ cấu thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường chia sẻ kinh nghiệm trong việc nâng cao năng lực, xây dựng mô hình ứng dụng, chuyển giao công nghệ; giới thiệu kết quả nghiên cứu, công nghệ mới có tiềm năng ứng dụng. 1.2. Xây dựng và kiện toàn bộ máy Trên sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và độ mở thị trường, phấn đấu đến năm 2020 đội ngũ cán bộ, viên chức và người lao động của Trung tâm từ 15-20 người. Trong đó, tối thiểu 80% cán bộ quản lý, kỹ thuật viên có trình độ đại học trở lên; 100% cán bộ quản lý, kỹ thuật viên được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực có liên quan. Giai đoạn từ năm 2020- 2030 tổng cán bộ, viên chức và người lao động Trung tâm có từ 25-30 người. Trong đó, tối thiểu 100% cán bộ quản lý, kỹ thuật viên có trình độ đại học trở lên; 100% cán bộ quản lý, kỹ thuật viên được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực có liên quan. 1.3. Tài chính - Trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, Trung tâm là đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập tự đảm bảo chi thường xuyên theo Nghị định 54/2016/NĐ-CP. - Giai đoạn sau năm 2025 Trung tâm phấn đấu thành đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập, tự đảm bảo chi thương xuyên và những năm tiếp theo Trung tâm định hướng trở thành công ty cổ phần. - Nguồn thu của Trung tâm dựa vào các hoạt động phục vụ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ; các dịch vụ khoa học và công nghệ và các nguồn thu hợp pháp khác. KHOA HOÏC QUAÛN LYÙ 43 S Ố 0 6 N Ă M 2 0 181.4. Hoạt động sản xuất kinh doanh - Vớ i p h ư ơ n g c h â m KH&CN ưu tiên lấy doanh nghiệp là trung tâm của đổi mới sáng tạo nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng thuận lợi, an toàn, thân thiện và hội nhập, Trung tâm sẽ là tổ chức đầu mối tiếp nhận, lựa chọn những kết quả nghiên cứu, công nghệ mới cần áp dụng, nhân rộng tại địa phương. - Tập trung các nhiệm vụ trọng tâm theo hướng nâng cao khả năng tự chủ để bảo đảm vận dụng đầy đủ, thích ứng với cơ cấu thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường chia sẻ kinh nghiệm trong việc nâng cao năng lực, xây dựng mô hình ứng dụng, chuyển giao công nghệ; giới thiệu kết quả nghiên cứu, công nghệ mới có tiềm năng ứng dụng; phát huy vai trò phục vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực ứng dụng, chuyển giao công nghệ tại địa phương. - Tổ chức sản xuất, kinh doanh và sử dụng có hiệu quả các cơ sở vật chất, kỹ thuật được đầu tư nâng cao năng lực của Trung tâm thông qua việc làm chủ các quy trình công nghệ tiến tiến để chuyển giao các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân. Đồng thời, đẩy mạnh thương mại hóa một số sản phẩm chủ lực của Trung tâm đủ sức cạnh tranh trên thị trường. 1.5. Hình thành và tạo lập yếu tố thị trường - Chủ động nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng văn hóa định hướng vào khách hàng cho đội ngũ cán bộ, viên chức. - Nâng cao tính chủ động, kỹ năng tiếp thị, xúc tiến thị trường cho cán bộ, viên chức của Trung tâm. - Xác định các thị trường tiềm năng, phân khúc thị trường, dịch vụ tư vấn, kinh doanh thương mại và giao dịch. 2. Giải pháp thực hiện Một là, tiếp tục xây dựng Mô hình Trung tâm phát triển bền vững: Xây dựng kế hoạch, phương án sản xuất hằng năm, đảm bảo sinh lời của Trung tâm. Sử dụng và cân đối các nguồn lực: Bố trí cán bộ lãnh đạo, viên chức, người lao động phù hợp, cân đối và kiểm tra tài chính, sử dụng hiệu quả máy móc, trang thiết bị hiện có,... Hai là, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực kỹ thuật chuyên sâu, cán bộ quản lý của Trung tâm trong các lĩnh vực của đơn vị như: Nuôi cấy mô, phát triển xúc tiến đầu tư, tổ chức ứng dụng chuyển giao đổi mới công nghệ, tư vấn phát triển tài sản trí tuệ, phát triển thị trường,... Ba là, đẩy mạnh khai thác hiệu quả máy móc, trang thiết bị hiện có đã được đầu tư trong giai đoạn 2016-2018 và những năm tiếp theo. Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước, thực hện đúng chức năng nhiệm vụ được giao. Bốn là, tiếp tục ổn định nguồn thu dịch vụ, thông qua các hoạt động dịch vụ kỹ thuật như: Dịch vụ hỗ trợ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, tư vấn, hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ, chuyển giao công nghệ,... Năm là, đẩy mạnh thương mại hóa các sản phẩm từ nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ thông qua các sản phẩm đã được sản xuất tại Trung tâm như: Đông trùng hạ thảo, nấm Vân chi, Hầu thủ, các loại giống cây trồng có giá trị kinh tế cao,... Tập trung quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm thị trường. Triển khai hoạt động của Phòng trưng bày sản phẩm, điểm kết nối cung cầu, tư vấn về sở hữu trí tuệ,... Sáu là, đẩy mạnh công tác hợp tác với các trường đại học, các viện nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm tổ chức nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng các thành tựu khoa học phù hợp và đáp ứng nhu cầu của địa phương. Bảy là, phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư năng lực cho Trung tâm nhằm nhanh chóng đưa các công trình phục vụ hoạt động của Trung tâm và sử dụng tốt công năng, nâng cao năng suất. Đồng thời, sớm đưa khu thực nghiệm ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, trở thành khu thực nghiệm có uy tín của tỉnh và khu vực Tây Nguyên./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftiep_tuc_doi_moi_to_chuc_va_hoat_dong_trung_tam_ung_dung_tie.pdf
Tài liệu liên quan