Thứ nhất, chính thức thừa nhận giá
trị pháp lý và điều chỉnh hoạt động CBTT
tự nguyện. Theo đó, các chủ thể của TTCK
bao gồm cả các CTNY ngoài việc thực
hiện nghĩa vụ công bố các thông tin định
kỳ, thông tin bất thường và thông tin theo
yêu cầu, còn được quyền công bố những
thông tin khác liên quan đến các hoạt động
của công ty không nằm trong danh mục các
thông tin bắt buộc phải công bố. Việc công
bố các thông tin này có thể thực hiện thông
qua các phương tiện thông tin đại chúng do
pháp luật quy định hoặc các phương tiện
khác không trái với pháp luật và phải đảm
bảo tính trung thực, chính xác, kịp thời.
CTNY phải chịu trách nhiệm về nội dung
thông tin công bố. Việc CBTT tự nguyện
cần có cơ chế khuyến khích như cộng thêm
điểm thưởng khi xem xét chấm điểm đánh
giá về QTCT hoặc đánh giá về tính công
khai và minh bạch của CTNY. Nếu những
nội dung đề xuất trên được chính thức luật
hóa sẽ góp phần đa dạng hóa các loại thông
tin và khuyến khích các CTNY minh bạch
hơn trong hoạt động của mình, góp phần
thúc đẩy QTCT hiệu quả, hạn chế việc găm
giữ thông tin để trục lợi, giúp TTCK hoạt
động lành mạnh hơn.
Thứ hai, cần có quy định mang tính
bắt buộc tất cả các chủ thể trên TTCK thực
hiện CBTT phải bằng tiếng Việt và cả tiếng
Anh. Sở dĩ cần quy định như vậy là vì,
TTCK Việt Nam đã được thành lập và hoạt
động được hơn 16 năm với sự tham gia ngày
càng nhiều hơn các nhà đầu tư nước ngoài
và đang trong giai đoạn kết nối với TTCK
khu vực và quốc tế. Trong tương lai không
xa, khả năng các nhà đầu tư nước ngoài có
thể truy cập thông tin về TTCK Việt Nam và
đặt lệnh giao dịch chứng khoán từ bất kỳ địa
điểm nào trên thế giới là hoàn toàn có thể.
Ngoài ra, khi các chủ thể trên TTCK phải
thực hiện nghĩa vụ CBTT bằng cả tiếng Việt
và tiếng Anh sẽ tạo điều kiện để nhà đầu tư
nước ngoài được tiếp cận thông tin như nhà
đầu tư trong nước, góp phần đáng kể vào
việc nâng cao tính minh bạch của TTCK
và đối xử công bằng giữa nhà đầu tư trong
nước và nhà đầu tư nước ngoài.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 223 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiếp tục hoàn thiện các quy định về công bố thông tin của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán để đáp ứng nhu cầu hội nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Bài viết phân tích thực trạng các quy định trong Thông tư số 155/2015/
TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 06/10/2015 về hướng dẫn
công bố thông tin trên thị trường chứng khoán (Thông tư 155/2015/
TT-BTC). Qua đó chỉ ra những hạn chế, bất cập làm cơ sở hình thành
những kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định về công bố
thông tin trên thị trường chứng khoán.
Lê Vũ Nam *
Abstract:
This article provides the analysis of the existing regulations in the Circular
No. 155/2015 /TT-BTC dated October 6, 2015 issued by the Ministry of
Finance guiding the disclosure of information on the securities market,
also gives a number of limitations in these provisions as the basis for
recommendations, proposals for improvements of the legal provisions on
information disclosure to the securities market.
Article Infomation:
Keywords: securities market; listed
company; disclosure of information
of listed companies; law on
information disclosure of listed
companies.
Article History:
Received: 25 May 2017
Edited: 20 Jul. 2017
Appproved: 25 Jul. 2017
* PGS.TS, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: thị trường chứng khoán;
công ty niêm yết; công bố thông
tin của công ty niêm yết; pháp luật
về công bố thông tin của công ty
niêm yết.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 25/05/2017
Biên tập: 20/07/2017
Duyệt bài: 25/07/2017
TIẾP TỤC HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH
VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ĐỂ ĐÁP ỨNG NHU CẦU HỘI NHẬP
1. Dẫn nhập
Minh bạch và công khai thông tin là
một trong những nguyên tắc quan trọng
trong tổ chức và hoạt động của thị trường
chứng khoán (TTCK). Tại Việt Nam,
nguyên tắc này được quy định tại khoản 2
Điều 4 Luật Chứng khoán năm 2006 và đã
trở thành nguyên tắc chi phối xuyên suốt
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
38 Số 16(344) T8/2017
quá trình tổ chức và hoạt động của TTCK
Việt Nam và cũng là nghĩa vụ quan trọng
của các chủ thể tham gia thị trường, trong
đó có các công ty niêm yết (CTNY). Để bảo
đảm cho TTCK hoạt động minh bạch, lành
mạnh, công bằng và đúng pháp luật, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư,
CTNY phải thực hiện nghĩa vụ công bố các
thông tin về tình hình tài chính, tình hình
hoạt động và các thông tin quan trọng khác
một cách đầy đủ, trung thực, kịp thời, công
bằng và chính xác1.
Từ những ngày đầu thành lập TTCK,
Nhà nước đã rất quan tâm đến việc hình thành
khung pháp lý điều chỉnh hoạt động công bố
thông tin (CBTT) trên TTCK trên cơ sở tiếp
thu những kinh nghiệm của thế giới và vận
dụng một cách có chọn lọc vào điều kiện,
hoàn cảnh và những đặc thù của Việt Nam.
Đến nay, theo chúng tôi, Việt Nam đã hình
thành các quy định về CBTT trên TTCK
nói chung và về CBTT của CTNY nói riêng
tương đối đầy đủ, đáp ứng cơ bản các yêu
cầu ngày càng cao của thị trường. Ngoài các
quy định mang tính định khung trong Luật
Chứng khoán năm 2006, hoạt động CBTT
của các CTNY chủ yếu được điều chỉnh
bằng các văn bản dưới hình thức Thông tư
do Bộ Tài chính ban hành. Gần đây nhất là
Thông tư số 155/2015/TT-BTC hướng dẫn
công bố thông tin trên TTCK do Bộ Tài
chính ban hành ngày 06/10/2015 (Thông tư
155/2015/TT-BTC). Nhìn chung, Thông tư
155/2015/TT-BTC đã có những điểm tiến
bộ rõ rệt, khắc phục được khá nhiều những
hạn chế, bất cập tồn tại trong Thông tư số
52/2012/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành
1 Về các nguyên tắc trong hoạt động công bố thông tin trên TTCK xem: Lê Vũ Nam (2003), “Hoàn thiện khung pháp lý
về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, tr. 65-72.
ngày 05/04/2012 hướng dẫn công bố thông
tin trên TTCK (Thông tư 52/2012/TT-BTC).
Tuy nhiên, Thông tư 155/2015/TT-BTC
vẫn còn nhiều quy định chưa phù hợp với
thông lệ quốc tế và nhu cầu phát triển, hội
nhập của TTCK Việt Nam theo hướng tiếp
tục tạo môi trường đầu tư minh bạch, thông
thoáng nhằm huy động các nguồn vốn trong
và ngoài nước phục vụ phát triển kinh tế của
đất nước.
2. Đánh giá thực trạng các quy định về
công bố thông tin của công ty niêm yết
trong Thông tư 155/2015/TT-BTC
2.1 Những điểm tiến bộ
Thông tư 155/2015/TT-BTC gồm 37
Điều và 10 Chương, về cơ bản mang tính kế
thừa các quy định của Thông tư 52/2012/TT-
BTC nhưng đã có nhiều quy định thể hiện sự
đột phá, khắc phục những hạn chế, bất cập
tồn tại trong Thông tư 52/2012/TT-BTC.
Mặt tiến bộ của Thông tư này thể hiện trên
các khía cạnh sau:
Một là, quy định về thời hạn CBTT
về các báo cáo tài chính (BCTC) đã hợp lý
và linh hoạt hơn. Bên cạnh việc giữ nguyên
quy định về thời gian CBTT về BCTC quý
của các công ty đại chúng (CTĐC), đối với
CTNY có quy mô lớn là 20 ngày, kể từ ngày
kết thúc quý như trước đây, Thông tư còn
bổ sung quy định cho phép trong trường
hợp các chủ thể này là công ty mẹ phải lập
BCTC hợp nhất hoặc BCTC tổng hợp và nếu
không thể hoàn thành việc BCTC quý trong
thời hạn trên thì Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước (UBCKNN) sẽ xem xét gia hạn thời
gian công bố về BCTC quý khi có yêu cầu
bằng văn bản, nhưng tối đa không quá 30
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
39Số 16(344) T8/2017
ngày kể từ ngày kết thúc quý (khoản b điểm
3 Điều 11). Chúng tôi cho rằng, quy định
thời hạn CBTT về BCTC quý theo Thông
tư 155/2015/TT-BTC là chặt chẽ, hợp lý và
linh hoạt hơn, giảm thiểu sự kéo dài không
cần thiết. Việc rút ngắn thời hạn CBTT về
BCTC quý của CTĐC, CTNY quy mô lớn
là công ty mẹ là do BCTC của các đối tượng
này không yêu cầu phải kiểm toán, không
bắt buộc phải soát xét, nên về mặt khách
quan, công ty sẽ không bị phụ thuộc vào bất
kỳ một đối tượng nào trong việc hoàn thiện
BCTC quý. Hơn nữa, việc rút ngắn thời hạn
này là do nhu cầu của thị trường và nhà đầu
tư luôn mong muốn nhận được thông tin
BCTC quý sớm để họ có thể ra những quyết
định đầu tư.
Riêng đối với BCTC bán niên, Thông
tư 155/2015/TT-BTC vẫn giữ nguyên quy
định của Thông 52/2012/TT-BTC nhưng có
bổ sung thêm quy định trường hợp CTĐC,
CTNY là công ty mẹ - công ty con, tập
đoàn thì phải lập BCTC bán niên, BCTC
hợp nhất thì không phải tự động gia hạn
như quy định cũ mà việc gia hạn sẽ được cơ
quan quản lý xem xét nếu đúng là công ty
không thể hoàn thành BCTC trong thời hạn
45 ngày thì sẽ cho gia hạn đến 60 ngày. Quy
định như vậy, vẫn đảm bảo thời hạn CBTT
về BCTC bán niên như trước đây nhưng đã
tạo nên tính linh hoạt, chặt chẽ, phù hợp với
thực tế hơn.
Hai là, Thông tư 155/2015/TT-BTC
sử dụng khái niệm “người nội bộ” chặt chẽ
và bao quát hơn khái niệm “cổ đông nội
bộ” trong Thông tư 52/2012/TT-BTC. Theo
đó, người nội bộ trong CTĐC bao gồm: “a)
Thành viên Hội đồng quản trị; b) Thành viên
Ban kiểm soát, thành viên Ban kiểm toán
nội bộ; c) Giám đốc hoặc Tổng giám đốc,
Phó giám đốc hoặc Phó tổng giám đốc hoặc
các chức danh quản lý tương đương do Đại
hôi đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị bổ
nhiệm; cá nhân giữ chức danh quản lý khác
có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết
giao dịch của công ty theo quy định tại Điều
lệ công ty; d) Giám đốc Tài chính, Kế toán
trưởng, Trưởng phòng Tài chính kế toán,
người phụ trách kế toán; đ) Người đại diện
theo pháp luật, người được ủy quyền công
bố thông tin”. Rõ ràng, việc sử dụng “người
nội bộ” trong Thông tư 155/2015/TT-BTC
vừa mang tính bao quát hơn các đối tượng
phải CBTT và không phụ thuộc vào việc họ
có phải là cổ đông hay không, tránh trường
hợp cổ đông là những người giữ các chức vụ
quản lý quan trọng trong công ty “lách luật”
bằng cách không nắm giữ cổ phiếu, không
là cổ đông thì không nằm trong danh mục
phải CBTT. Đây là hướng đi đúng và có
lợi cho sự phát triển lành mạnh của TTCK,
góp phần khắc phục các vướng mắc trong
thực tiễn áp dụng các quy định về CBTT của
CTNY trên thị trường thời gian vừa qua.
Ba là, Thông tư 155/2015/TT-BTC
chính thức quy định nghĩa vụ của CTNY
phải CBTT định kỳ hàng năm về phát triển
bền vững. Nghĩa vụ này được thể hiện tại
Mục 6, Phần II của Phụ lục 4 quy định về
Báo cáo thường niên của CTNY. Nội dung
CBTT về phát triển bền vững bao gồm các
vấn đề về môi trường và xã hội như: quản lý
nguồn nguyên vật liệu, vấn đề tiêu thụ năng
lượng và tiêu thụ nước, việc tuân thủ pháp
luật về bảo vệ môi trường, trách nhiệm đối
với người lao động, báo cáo liên quan đến
trách nhiệm đối với cộng đồng địa phương,
báo cáo liên quan đến hoạt động thị trường
vốn xanh theo hướng dẫn của UBCKNN.
Nghĩa vụ nêu trên không áp dụng đối với
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
40 Số 16(344) T8/2017
các CTNY hoạt động trong lĩnh vực tài
chính - ngân hàng. Việc quy định nghĩa vụ
CBTT về phát triển bền vững của CTNY
trong báo cáo thường niên là phù hợp với
thông lệ quốc tế và xu thế hội nhập cũng như
những thách thức về môi trường đang đặt ra
trên phạm vi toàn cầu đòi hỏi không những
các Chính phủ mà còn cả doanh nghiệp, đặc
biệt là CTNY có nghĩa vụ phải tham gia giải
quyết. Tuy nhiên, đằng sau đó cũng cho thấy
nỗ lực trong việc đáp ứng các yêu cầu minh
bạch và đáp ứng các tiêu chí xếp hạng của
Tổ chức MSCI (Morgan Stanley Capital
International)2 trong việc nâng hạng TTCK
Việt Nam lên nhóm các TTCK mới nổi,
nhằm thu hút thêm nguồn vốn đầu tư nước
ngoài để phục vụ phát triển kinh tế. Đồng
thời, đó cũng là bước chuẩn bị nhằm cải
thiện môi trường kinh doanh và hoạt động
quản trị công ty (QTCT) của các CTNY tại
Việt Nam vốn so với các nước trong khu
vực và thế giới đang tụt hậu rất xa. Theo các
chuyên gia, vấn đề phát triển bền vững cũng
là một trong những tiêu chí để các tổ chức
quốc tế đánh giá tính minh bạch và hoạt
động QTCT của doanh nghiệp nói chung và
CTNY nói riêng3.
Bốn là, Thông tư 155/2015/TT-BTC đã
có cách tiếp cận mới về ngôn ngữ trong hoạt
động CBTT. Theo đó, hoạt động CBTT của
các Sở Giao dịch chứng khoán (SGDCK) và
Trung tâm Lưu ký chứng khoán (TTLKCK)
phải được công bố bằng tiếng Việt và tiếng
Anh. Đối với các chủ thể khác, kể cả CTĐC
2 Về các tiêu chí xếp hạng cho TTCK, xem Khuất Thị Kiều Vân, Giới thiệu các tiêu chí xếp hạng TTCK của MSCI, tại:
afrLoop=39854073103881812&_afrWindowMode=0#%40%3FafrLoop%3D39854073103881812%26id%3D906%26_
afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrl-state%3D1adhcfm0w3_9, truy cập ngày 12/04/2017..
3 Tạ Thanh Bình (2015), “Thông tư số 155/2015/TT-BTC nới rộng phạm vi người phải công bố thông tin”, Tạp chí
Chứng khoán Việt Nam, số 206, tr. 15-17.
và CTNY thì CBTT được thực hiện bằng
tiếng Việt, việc công bố bằng tiếng Anh vẫn
dừng lại ở yêu cầu mang tính khuyến khích
và nội dung thông tin công bố bằng ngôn
ngữ này chỉ mang tính tham khảo (khoản
4 Điều 3). Sỡ dĩ những quy định về CBTT
bằng tiếng Anh đối với CTNY vẫn chưa có
những bứt phá như đã trình bày ở trên là do
trong quá trình lấy ý kiến phản hồi của thị
trường cho Dự thảo Thông tư thay thế Thông
tư 52/2012/TT-BTC, nhiều CTĐC và CTNY
cho rằng, CBTT thông tin bằng tiếng Anh sẽ
gặp nhiều khó khăn như: tính pháp lý của nội
dung bằng tiếng Anh, cần có thời gian hợp
lý cho việc CBTT bằng tiếng Anh vì còn liên
quan đến công tác biên dịch, nguồn nhân lực
còn thiếu và yếu Tuy nhiên, điều đáng ghi
nhận là Thông tư 155/2015/TT-BTC đã quy
định nghĩa vụ CBTT bằng tiếng Anh của hai
chủ thể quan trọng trên TTCK là SGDCK
và TTLKCK. Có thể nói, đây là hai chủ thể
mà thông tin được công bố từ đây được đánh
giá là chính thống nhất. Theo quy định, các
CTNY khi CBTT đều phải đồng thời báo
cáo cho SGDCK và được SGDCK công bố
lại trên các phương tiện của mình. Hơn nữa,
đây là hai chủ thể được đầu tư bài bản nhất
về cơ sở vật chất, phương tiện CBTT và
nguồn nhân lực để có thể CBTT đồng thời
bằng tiếng Việt và cả tiếng Anh. Đặc biệt,
yêu cầu trong các Phụ lục kèm theo Thông
tư 155/2015/TT-BTC, bao gồm những mẫu
biểu về CBTT được trình bày bằng tiếng
Việt và tiếng Anh. Có thể nói, giải pháp về
ngôn ngữ CBTT như quy định trong Thông
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
41Số 16(344) T8/2017
tư 155/2015/TT-BTC là chấp nhận được với
các điều kiện hiện tại của Việt Nam hiện nay.
Tuy nhiên, để thật sự hội nhập với TTCK
khu vực và quốc tế, trong tương lai gần, cần
quy định việc CBTT trên TTCK phải được
thực hiện đồng thời bằng tiếng Việt và tiếng
Anh áp dụng cho tất cả các chủ thể có nghĩa
vụ CBTT.
Năm là, Thông tư 155/2015/TT-BTC
đã quy định về người CBTT cụ thể hơn,
khắc phục những hạn chế trước đó. Nếu như
trong Thông tư 52/2012/TT-BTC chỉ quy
định người CBTT của tổ chức mà không đề
cập đến người CBTT của cá nhân gây khó
khăn cho quá trình áp dụng và quy trách
nhiệm thì Thông từ 155/2015/TT-BTC đã
quy định cụ thể về người CBTT của tổ chức
và cá nhân. Theo các quy định này thì: a)
Trường hợp 1: Các đối tượng CBTT là tổ
chức phải thực hiện nghĩa vụ CBTT thông
qua 01 người đại diện theo pháp luật hoặc
01 cá nhân là người được ủy quyền CBTT
của tổ chức đó (khoản 1 Điều 2); b) Trường
hợp 2: Nhà đầu tư thuộc đối tượng CBTT là
cá nhân có thể tự thực hiện nghĩa vụ CBTT
hoặc ủy quyền cho 01 tổ chức (CTCK, công
ty quản lý quỹ, CTĐC, thành viên lưu ký,
TTLKCK hoặc tổ chức khác) hoặc 01 cá
nhân khác thực hiện nghĩa vụ CBTT (khoản
2 Điều 4). Theo một số tác giả, quy định này
nhằm hạn chế các vi phạm của nhà đầu tư
cá nhân, cũng như khuyến khích việc nhà
đầu tư cá nhân ủy quyền cho các định chế
chuyên nghiệp nhằm nâng cao trách nhiệm,
tính chuyên nghiệp trong hoạt động CBTT4.
4 Tạ Thanh Bình (2015), “Thông tư 155/2015/TT-BTC thay thế Thông tư 52/2012/TT-BTC góp phần nâng cao tính minh
bạch thông tin trên thị trường chứng khoán”, Tạp chí Chứng khoán Việt Nam, số 205, tr. 39-42.
5 Việt Nam - Mô hình và bước đi, Nxb. TP. Hồ Chí Minh, tr. 125.
Sáu là, hủy bỏ thời hạn 72 giờ trong
hoạt động CBTT bất thường của CTĐC và
CTNY và bổ sung quy định về nghĩa vụ
CBTT về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước
ngoài của CTĐC và CTNY. Những thay đổi
này hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế,
hạn chế nguy cơ giao dịch nội gián và găm
giữ thông tin, đồng thời cũng phù hợp với
quy định chặt chẽ và minh bạch hơn về tỷ
lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo
Nghị định số 60/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 58/2012/
NĐ-CP ngày 20/07/2012 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán.
2.2 Những hạn chế, bất cập
Bên cạnh những điểm tiến bộ và tích
cực nêu trên, chúng tôi cho rằng, các quy
định về CBTT của CTNY trong Thông tư
155/2015/TT-BTC vẫn còn một số hạn chế,
chưa hoàn thiện cần tiếp tục được trao đổi,
thảo luận và phân tích, đánh giá dưới góc
độ thực tiễn cũng như lý luận nhằm tiếp tục
hoàn thiện. Theo chúng tôi, đó là các quy
định liên quan đến những vấn đề sau đây:
- Vấn đề CBTT tự nguyện: Việc Thông
tư 155/2015/TT-BTC chưa đề cập và chính
thức điều chỉnh hoạt động CBTT tự nguyện
là một hạn chế. Ở các nước có TTCK phát
triển, hoạt động CBTT tự nguyện đã được
pháp luật ghi nhận, điều chỉnh và trở thành
thông lệ khá phổ biến trong hoạt động
CBTT của các chủ thể trên TTCK5. CBTT
tự nguyện của CTNY là hoạt động CBTT
của CTNY về những thông tin không nằm
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
42 Số 16(344) T8/2017
trong danh mục mà pháp luật bắt buộc phải
công bố và dựa trên cơ sở tự nguyện. Tuy
vậy, CTNY vẫn phải chịu trách nhiệm về
tính chính xác, trung thực, đầy đủ và công
bằng của thông tin và không được lợi dụng
CBTT tự nguyện để tác động đến giá chứng
khoán và thực hiện các hành vi trục lợi khác.
Việc pháp luật điều chỉnh hoạt động CBTT
tự nguyện sẽ làm đa dạng hóa các loại thông
tin và khuyến khích các CTNY minh bạch
hơn trong hoạt động của mình, góp phần
thúc đẩy QTCT hiệu quả. Thực tiễn hoạt
động của TTCK Việt Nam thời gian qua cho
thấy, đã có không ít CTNY tự nguyện công
bố các thông tin không nằm trong danh mục
mà pháp luật quy định công bố như: thông
tin về lễ động thổ triển khai dự án, thông
tin về lễ ký kết hợp đồng hợp tác, thông tin
về hoạt động từ thiện nhưng việc công bố
này chỉ dựa trên nguyên tắc “làm những gì
mà luật không cấm” chứ chưa được luật hóa
thành những quy định cụ thể. Thiết nghĩ,
pháp luật cần ghi nhận và khuyến khích các
chủ thể của TTCK nói chung và CTNY nói
riêng CBTT tự nguyện. Vì suy cho cùng,
công khai và minh bạch không những là
một chuẩn mực quan trọng trong quá trình
QTCT mà còn là một tiêu chí đánh giá đạo
đức trong kinh doanh.
- Vấn đề CBTT bằng tiếng Anh: Mặc
dù như đã trình bày, Thông tư 155/2015/
TT-BTC đã có những điểm tiến bộ rất đáng
trân trọng khi quy định nghĩa vụ phải đồng
thời CBTT bằng tiếng Việt và tiếng Anh
của SGDCK và TTLKCK, các chủ thể khác
chỉ dừng lại ở mức độ khuyến khích CBTT
bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, Thông tư chưa
quy định cơ chế khuyến khích cụ thể. Theo
chúng tôi, cơ chế khuyến khích cần được
xây dựng dựa trên những lợi ích nhất định
về vật chất hoặc tinh thần mà chủ thể tự
nguyện CBTT bằng tiếng Anh cần phải có
dưới các hình thức ghi nhận, khen thưởng,
vinh danh, xếp hạng CTNY thực hiện CBTT
tốt nhất Được như vậy sẽ tạo ra động lực
để động viên, khuyến khích một cách thực
sự để CTNY quan tâm đầu tư và xây dựng
kế hoạch, lộ trình cho việc CBTT bằng tiếng
Anh. Đây có thể được xem là “giai đoạn
chuyển tiếp” để các CTNY tiến tới CBTT
bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt.
- Về phương tiện CBTT: Thông tư
155/2015/TT-BTC không có những quy
định mang tính đột phá về phương tiện
CBTT. Theo khoản 1 Điều 5 của Thông tư,
các phương tiện CBTT trên TTCK gồm có:
a) Trang thông tin điện tử (website) của tổ
chức là đối tượng CBTT; b) Hệ thống CBTT
của UBCKNN; c) Trang thông tin điện tử
của SGDCK; d) Trang thông tin điện tử của
TTLKCK; đ) Các phương tiện thông tin đại
chúng khác theo quy định của pháp luật (báo
in, báo điện tử...). Từ quy định trên, có mấy
vấn đề cần lưu ý và bàn luận. Trước hết, các
phương tiện CBTT chủ yếu là các phương
tiện điện tử mà thiếu vắng các phương tiện
truyền thống, trong đó có Bản tin TTCK (Bản
tin TTCK). Ở hầu hết các nước có TTCK
phát triển, Bản tin TTCK đã trở thành một
kênh thông tin cung cấp đầy đủ các thông tin
trên thị trường như: thông tin về giao dịch
chứng khoán, thông tin về CTĐC và CTNY,
thông tin về quản lý và các dịch vụ trên thị
trường, thông tin về nền kinh tế Bản tin
TTCK có thể do SGDCK, Hiệp hội các nhà
đầu tư chứng khoán hoặc một đơn vị truyền
thông phát hành hàng ngày. Tại Việt Nam,
ngay từ khi TTCK Việt Nam chính thức đi
vào hoạt động ngày 28//07/2000 thì Bản
tin TTCK đầu tiên cũng được phát hành để
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
43Số 16(344) T8/2017
phục vụ các nhà đầu tư do Trung tâm Giao
dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
(TTGDCK TP. Hồ Chí Minh) - tiền thân của
SGDCK TP. Hồ Chí Minh ngày nay - phát
hành. Bản tin TTCK từng được các văn bản
pháp luật về CBTT trên TTCK ghi nhận như
một phương tiên CBTT chính thống trên
thị trường. Các Bản tin này nhanh chóng
nhận được sự quan tâm chú ý của các nhà
đầu tư. Tuy nhiên, đến khoảng năm 2008
thì các Bản tin trên TTCK đã ngưng, không
xuất bản nữa. Thiết nghĩ, việc phát hành và
phân phối các Bản tin về chứng khoán sẽ
giúp làm đa dạng các phương tiện CBTT
và cách thức tiếp cận thông tin về chứng
khoán, phù hợp với thông lệ quốc tế. Một
vấn đề nữa là, hiện nay rất nhiều các CTCK
công bố và cung cấp thông tin về giao dịch
chứng khoán, về hoạt của CTĐC và TCNY
thông qua các bài phân tích, đánh giá của
các chuyên gia, các nhà môi giới trên các
website. Trong các bài phân tích này, tác giả
thường phân tích, đánh giá về chất lượng các
loại chứng khoán niêm yết, đồng thời đưa ra
nhận định xu hướng, tình hình thị trường
nhưng chưa được pháp luật điều chỉnh và
xem như một phương tiện CBTT trên thị
trường. Khoảng trống pháp lý này đã tạo kẽ
hở để cho không ít các trường hợp thông tin
về TTCK được nhiều CTCK phân tích, đánh
giá và đưa ra các khuyến nghị cho nhà đầu
tư mua bán chứng khoán nhưng không đảm
bảo tính khách quan, có nguy cơ vụ lợi, ảnh
hưởng đến tính minh bạch của thị trường và
lợi ích của nhà đầu tư. Do vậy, pháp luật cần
điều chỉnh đối với loại hình “công bố thông
tin thứ cấp” kiểu này. Trong đó, cần quy
định trách nhiệm về tính khách quan, trung
6 Nguyễn Thúy Anh, Trần Thị Phương Thảo, Bùi Thu Hiền (2013), “Xây dựng chỉ số minh bạch thông tin đối với công
ty niêm yết”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 14, tr. 21-30
thực của những phân tích, khuyến nghị liên
quan đến việc mua bán chứng khoán trên thị
trường.
- Việc xây dựng chỉ số công khai và
minh bạch của CTNY: Nhằm khuyến khích
các CTNY công khai và minh bạch hơn nữa
trong hoạt động của mình, đồng thời góp
phần thúc đẩy hoạt động QTCT của các
CTNY ngày càng tốt hơn, cần có sự đánh
giá và xếp loại các CTNY về mức độ công
khai và minh bạch thông tin dựa trên những
tiêu chí và cơ sở nhất định. Ở nhiều nước,
chỉ số công khai và minh bạch thông tin luôn
được chú trọng xây dựng và công bố hàng
năm đối với các CTNY. Như tại Singapore,
từ năm 2009, các chỉ số về minh bạch thông
tin công ty được thay thế bằng chỉ số quản
trị và minh bạch thông tin (Governance and
Transparency Index - GTI) được xây dựng
bởi Thời báo Business Times, Trung tâm
QTCT, các học viện và tổ chức (Centre for
Governance, Institutions and Organizations
- CGIO) thuộc Đại học Quốc gia Singapore.
Chỉ số này gồm 2 nhóm chính: QTCT và
minh bạch thông tin với điểm số đánh giá
cao nhất cho mỗi nhóm lần lượt là 75 điểm
và 25 điểm dựa trên những tiêu chí nhất định
về QTCT và minh bạch, công khai thông
tin6. Cơ sở và minh chứng để tiến hành đánh
giá là các báo cáo thường niên, các thông
tin đã được CTNY công bố trên các phương
tiện thông tin đại chúng và các website của
mình. Tại Đài Loan, năm 2003, Viện Nghiên
cứu Chứng khoán và hợp đồng tương lai
(Securities and Futures Institute - SFI) phối
hợp với SGDCK Đài Loan và Trung tâm
Giao dịch chứng khoán phi tập trung của
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
44 Số 16(344) T8/2017
vùng lãnh thổ này đã công bố Hệ thống
xếp hạng mức độ công bố và minh bạch
hóa thông tin (Information Disclosure and
Transparency Ranking System - IDTRS) để
đo lường và xếp hạng mức độ minh bạch và
công khai thông tin đối với tất cả các CTNY
trên TTCK Đài Loan dựa trên 5 tiêu chí cơ
bản: 1) Sự tuân thủ CBTT bắt buộc; 2) Thời
hạn nộp và công bố các loại báo cáo; 3) Việc
CBTT về dự báo tài chính; 4) CBTT trong
các báo cáo thường niên và 5) CBTT trên các
website. Tương tự, trên TTCK Hoa Kỳ cũng
tồn tại một loại chỉ số minh bạch và CBTT
(Transparency and Disclosure - T&D) do
Tổ chức Định mức tín nhiệm Standard and
Poors (S&P) xây dựng và công bố để đánh
giá và xếp hạng mức độ công khai và minh
bạch thông tin của các CTNY trên TTCK7.
Tại Việt Nam, việc đánh giá và xếp
loại về vấn đề minh bạch và công khai thông
tin chưa nhận được sự quan tâm đúng mức
của các nhà hoạch định chính sách. Hiện
chỉ có SGDCK Hà Nội đã xây dựng và đưa
vào áp dụng “Chương trình CBTT và minh
bạch” nhằm đánh giá, xếp loại về mức độ
công khai và minh bạch thông tin cho tất cả
các CTNY tại SGDCK Hà Nội theo những
tiêu chí và số điểm tương ứng cho từng năm
và bắt đầu thực hiện từ năm 2013. Việc đánh
giá, xếp hạng sẽ do một Hội đồng do SGDCK
Hà Nội lập ra và được công bố vào tháng 10
hàng năm, 30 CTNY có điểm cao nhất sẽ
được vinh danh8. Chúng ta có thể thấy rằng,
cách làm của SGDCK Hà Nội là cần thiết và
phù hợp với kinh nghiệm các nước, nhưng
vẫn còn mang tính chất bột phát và chưa
mang tính chất đồng bộ, thiếu vắng những
7 Nguyễn Thúy Anh, Trần Thị Phương Thảo, Bùi Thu Hiền (2013), tlđd, tr. 21-30.
8 Xem: Thông tin chương trình công bố thông tin và minh bạch 2015, tại:
publisher/zAs0/content/thong-tin-chuong-trinh-cbtt-va-minh-bach, truy cập ngày 22/03/2017.
cơ sở pháp lý cụ thể, vì vậy hiệu quả chưa
cao, chưa thu hút được sự quan tâm của nhà
đầu tư. Thiết nghĩ, trong các văn bản pháp
luật của Việt Nam về TTCK và CBTT trên
TTCK cần có điều khoản ghi nhận tính chất
pháp lý của những hoạt động này.
3. Một số kiến nghị
Chúng tôi cho rằng, sửa đổi, bổ sung
và hoàn thiện các quy định của Thông tư
155/2015/TT-BTC về CBTT của CTNY trên
TTCK cần tập trung các định hướng sau đây:
Thứ nhất, chính thức thừa nhận giá
trị pháp lý và điều chỉnh hoạt động CBTT
tự nguyện. Theo đó, các chủ thể của TTCK
bao gồm cả các CTNY ngoài việc thực
hiện nghĩa vụ công bố các thông tin định
kỳ, thông tin bất thường và thông tin theo
yêu cầu, còn được quyền công bố những
thông tin khác liên quan đến các hoạt động
của công ty không nằm trong danh mục các
thông tin bắt buộc phải công bố. Việc công
bố các thông tin này có thể thực hiện thông
qua các phương tiện thông tin đại chúng do
pháp luật quy định hoặc các phương tiện
khác không trái với pháp luật và phải đảm
bảo tính trung thực, chính xác, kịp thời.
CTNY phải chịu trách nhiệm về nội dung
thông tin công bố. Việc CBTT tự nguyện
cần có cơ chế khuyến khích như cộng thêm
điểm thưởng khi xem xét chấm điểm đánh
giá về QTCT hoặc đánh giá về tính công
khai và minh bạch của CTNY. Nếu những
nội dung đề xuất trên được chính thức luật
hóa sẽ góp phần đa dạng hóa các loại thông
tin và khuyến khích các CTNY minh bạch
hơn trong hoạt động của mình, góp phần
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
45Số 16(344) T8/2017
thúc đẩy QTCT hiệu quả, hạn chế việc găm
giữ thông tin để trục lợi, giúp TTCK hoạt
động lành mạnh hơn.
Thứ hai, cần có quy định mang tính
bắt buộc tất cả các chủ thể trên TTCK thực
hiện CBTT phải bằng tiếng Việt và cả tiếng
Anh. Sở dĩ cần quy định như vậy là vì,
TTCK Việt Nam đã được thành lập và hoạt
động được hơn 16 năm với sự tham gia ngày
càng nhiều hơn các nhà đầu tư nước ngoài
và đang trong giai đoạn kết nối với TTCK
khu vực và quốc tế. Trong tương lai không
xa, khả năng các nhà đầu tư nước ngoài có
thể truy cập thông tin về TTCK Việt Nam và
đặt lệnh giao dịch chứng khoán từ bất kỳ địa
điểm nào trên thế giới là hoàn toàn có thể.
Ngoài ra, khi các chủ thể trên TTCK phải
thực hiện nghĩa vụ CBTT bằng cả tiếng Việt
và tiếng Anh sẽ tạo điều kiện để nhà đầu tư
nước ngoài được tiếp cận thông tin như nhà
đầu tư trong nước, góp phần đáng kể vào
việc nâng cao tính minh bạch của TTCK
và đối xử công bằng giữa nhà đầu tư trong
nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ ba, cần tiếp tục đa dạng hóa các
phương tiện CBTT. Theo chúng tôi, các
phương tiện CBTT quy định tại khoản 1
Điều 5 của Thông tư 155/2015/TT-BTC còn
bó hẹp, chưa bao quát hết các phương tiện
truyền tải thông tin đến công chúng hiện
nay. Với sự phát triển và sức lan tỏa nhanh
trong cộng đồng facebook thì phương tiện
này có thể trở thành kênh thông tin nhanh
và quan trọng trên TTCK. Do vậy, việc pháp
luật chính thức thừa nhận facebook là một
phương tiện thông tin đại chúng và phương
tiện CBTT trên TTCK cũng cần được cân
nhắc. Bên cạnh đó, các nhà làm luật cũng
cần xem xét và chính thức công nhận Bản
tin TTCK là một phương tiện CBTT quan
trọng của thị trường. Điều này là hoàn toàn
phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện
của Việt Nam là không phải nhà đầu tư nào
và lúc nào cũng có thể truy cập internet để
tiếp cận các thông tin về TTCK nói chung và
thông tin về các CTNY nói riêng. Rút kinh
nghiệm từ việc phát hành Bản tin TTCK do
các SGDCK thực hiện trước đây gặp nhiều
khó khăn trong khâu phát hành, việc phát
hành Bản tin này nên giao cho một đơn vị
truyền thông có uy tín thực hiện để đảm bảo
tính độc lập và tính chuyên nghiệp.
Thứ tư, cần có quy định làm cơ sở
pháp lý để xây dựng chỉ số công khai và
minh bạch của CTNY trên TTCK Việt Nam
và thừa nhận tính pháp lý của hoạt động xếp
hạng mức độ công khai hóa thông tin của các
CTNY. Việc xếp hạng và công bố kết quả
xếp hạng về mức độ minh bạch và công khai
thông tin của CTNY phải dựa trên những
tiêu chí tương ứng với các mức điểm số nhất
định trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của
thế giới và thực tiễn hoạt động của TTCK
Việt Nam. Đối tượng được đánh giá, xếp
hạng là tất cả các CTNY ở SGDCK TP.
Hồ Chí Minh và SGDCK Hà Nội. Để đảm
bảo tính minh bạch và khách quan, chuyên
nghiệp, chúng tôi đề nghị hoạt động đánh
giá, chấm điểm và xếp loại về mức độ minh
bạch, công khai trong hoạt động CBTT của
CTNY phải được thực hiện bởi một tổ chức
độc lập hoặc một hội đồng độc lập. Việc xây
dựng chỉ số công khai và minh bạch của các
CTNY sẽ góp phần giúp cho TTCK Việt
Nam hoạt động ngày càng minh bạch hơn và
cũng là cơ sở quan trọng để đánh giá chuẩn
xác và công bằng hơn mức độ công khai hóa
thông tin và hoạt động của các CTNY./.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
46 Số 16(344) T8/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tiep_tuc_hoan_thien_cac_quy_dinh_ve_cong_bo_thong_tin_cua_co.pdf