Tiêu chuẩn thiết kế công trình thủy lợi vùng đồng bằng Sông Hồng

C.1.2.1 Quản lý và điều tiết lớp nước mặt ruộng : a) Thời kỳ làm đất : trong vòng 3 ngày đến 5 ngày đầu duy trì lớp nước mặt ruộng từ 3 cm đến 5 cm để hạn chế cỏ dại; b) Thời kỳ tưới dưỡng : thực hiện theo quy định tại khoản b của C.1.1.1. C.1.2.2 Mức tưới trong từng thời đoạn canh tác và sinh trưởng của lúa : a) Thời kỳ làm đất : tưới liên tục trong vòng từ 2 ngày đến 3 ngày đầu với mức tưới 200 m3/ha/ngày đảm bảo đến cuối đợt có lớp nước mặt ruộng từ 3 cm đến 5 cm. Tuỳ thuộc vào lượng mưa rơi xuống từ đầu vụ mà mức tưới của thời kỳ này dao động trong khoảng từ 200 m3/ha đến 600 m3/ha ; b) Thời kỳ tưới dưỡng : - Giai đoạn mười ngày đầu sau khi cấy : tưới bổ sung một đợt vào giữa giai đoạn với mức tưới 200 m3/ha đến 300 m3/ha, đảm bảo duy trì thường xuyên lớp nước mặt ruộng từ 3 cm đến 5 cm; - Giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu: cách khoảng từ 12 ngày đến 17 ngày tưới một đợt với mức tưới từ 500 m3/ha đến 700 m3/ha. 10 ngày trước khi kết thúc thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu tưới thêm một đợt; - Giai đoạn cuối đẻ nhánh : không tưới, phơi ruộng để hạn chế đẻ nhánh; - Giai đoạn từ đứng cái – làm đòng đến trổ bông : cứ cách khoảng 10 ngày đến 15 ngày tưới một đợt với mức tưới từ 700 m3/ha đến 750 m3/ha, duy trì lớp nước mặt ruộng tối đa 5 cm; - Giai đoạn từ tử trổ bông đến hết vụ : khoảng 10 ngày đến 15 ngày có một đợt tưới. Mức tưới của mỗi đợt từ 600 m3/ha đến 700 m3/ha; c) Nếu đến đợt tưới định kỳ theo kế hoạch mà gặp mưa thì áp dụng mức tưới quy định ở bảng C1; d) Mức tưới dưỡng cả vụ từ 3 500 m3/ha đến 4 000 m3/ha

pdf77 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 809 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiêu chuẩn thiết kế công trình thủy lợi vùng đồng bằng Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng. Bảng A1- Hệ số điều kiện làm việc của một số loại công trình thủy lợi Loại công trình và loại nền Hệ số điều kiện làm việc (m) 1. Công trình bê tông và bê tông cốt thép trên nền đất và đá nửa cứng 1,00 2. Công trình bê tông và bê tông cốt thép trên nền đá: - Khi mặt trượt đi qua các khe nứt trong đá nền 1,00 - Khi mặt trượt đi qua mặt tiếp xúc giữa bê tông và đá hoặc đi trong đá nền có một phần qua các khe nứt, một phần qua đá nguyên khối 0,95 3. Đập vòm và các công trình ngăn chống khác trên nền đá 0,75 4. Các mái dốc tự nhiên và nhân tạo 1,00 CHÚ THÍCH: Trong các trường hợp cần thiết, khi có luận chứng thích đáng, ngoài các hệ số nêu trong bảng, được phép lấy các hệ số điều kiện làm việc bổ sung để xét tới đặc điểm riêng của các kết cấu công trình và nền của chúng. 53 Bảng A2 - Hệ số lệch tải n Tên tải trọng và tác động Hệ số lệch tải (n) 1. Trọng lượng bản thân công trình (không kể trọng lượng đất, lớp áo đường hầm) 1,05 (0,95) 2. Trọng lượng bản thân của lớp áo đường hầm 1,20 (0,80) 3. Áp lực thẳng do trọng lượng đất gây ra 1,10 (0,90) 4. Áp lực bên của đất 1,20 (0,80) 5. Áp lực bùn cát 1,20 6. Áp lực đá: - Trọng lượng của đá khi tạo vòm 1,50 - Áp lực ngang của đá 1,20 (0,80) 7. Trọng lượng của toàn bộ lớp đất, đá trên đường hầm hoặc trọng lượng vùng bị phá hủy v.v... (áp lực thẳng đứng do trọng lượng đất gây ra) 1,10 (0,90) 8. Áp lực nước trực tiếp lên bề mặt công trình và nền, áp lực sóng, áp lực nước đẩy ngược cũng như áp lực nước thấm, áp lực kẽ rỗng 1,00 9. Áp lực tĩnh của nước ngầm lên lớp áo đường hầm 1,10 (0,90) 10. Áp lực nước bên trong đường hầm (kể cả nước va) 1,00 11. Áp lực mạch động của nước 1,20 12. Áp lực của vữa khi phụt xi măng 1,20 (1,00) 13. Tải trọng thẳng đứng và nằm ngang của máy nâng, bốc dỡ, vận chuyển cũng như tải trọng của các thiết bị công nghệ cố định 1,20 14. Tải trọng xếp kho trong phạm vi bến xếp dỡ, hoạt động của cầu lăn 1,30 15. Tải trọng do gió 1,30 16. Tải trọng do tàu thuyền 1,20 17. Tác động của nhiệt độ và độ ẩm 1,10 18. Tác động của động đất 1,10 19. Tải trọng bốc hàng khối 1,30 (1,00) CHÚ THÍCH: 1) Hệ số lệch tải do tàu chạy trên đường sắt, xe chạy trên đường ô tô phải lấy theo tiêu chuẩn thiết kế cầu; 2) Cho phép lấy hệ số lệch tải bằng 1,00 đối với trọng lượng của bản thân công trình, áp lực thẳng đứng do trọng lượng của khối đất đắp, nếu trọng lượng của khối đó được xác định từ các giá trị tính toán đặc trưng của đất (trọng lượng riêng và đặc trưng độ bền), còn bê tông được xác định từ đặc trưng vật liệu (trọng lượng riêng của bê tông và các đặc trưng khác) phù hợp với các tiêu chuẩn thí nghiệm và tiêu chuẩn thiết kế nền hiện hành; 3) Chỉ sử dụng các hệ số lệch tải ghi trong ngoặc đơn khi kết quả tính toán thể hiện công trình ở trong tình trạng bất lợi hơn. 54 Phụ lục B (Quy định) Chế độ tưới tiêu nước cho cây lương thực và cây thực phẩm áp dụng cho vùng đồng bằng sông Hồng B.1 Phạm vi áp dụng B.1.1 Tiêu chuẩn này quy định về mức tưới và chế độ tưới tiêu nước cho một số loại cây lương thực và cây thực phẩm chính đang trồng phổ biến ở vùng đồng bằng sông Hồng. B.1.2 Có thể vận dụng quy định trong tiêu chuẩn này để xác định chế độ tưới cho một số loại cây trồng khác có thời vụ và đặc điểm sinh trưởng tương tự với loại cây trồng có trong tiêu chuẩn. B.1.3 Tiêu chuẩn này áp dụng trong tính toán thiết kế quy hoạch, đầu tư xây dựng công trình, quản lý và vận hành các hệ thống thủy lợi vùng đồng bằng sông Hồng. B.2 Thuật ngữ và định nghĩa B.2.1 Tưới rãnh Kỹ thuật tưới ở ruộng trồng khô. Nước tưới được đưa vào các rãnh giữa các luống cây để ngấm dần vào đất theo chiều ngang dưới tác dụng của lực mao quản biến thành nước trong đất để nuôi cây. B.2.2 Tưới ngập Kỹ thuật tưới đảm bảo duy trì trên mặt ruộng một lớp nước đồng đều phù hợp với yêu cầu sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Lớp nước trên mặt ruộng sẽ được ngấm xuống đất nhờ trọng lực. B.2.3 Tưới dải Còn gọi là tưới tràn, là kỹ thuật đưa nước từ từ vào ruộng với lưu lượng nhỏ. Trong quá trình tưới tốc độ nước chảy trên dải đất và tốc độ nước ngấm xuống đất gần bằng nhau nên sau khi ngừng tưới lượng nước ngấm xuống đất cũng vừa đạt mức tưới yêu cầu B.2.4 Tưới phun mưa Kỹ thuật cung cấp nước cho cây trồng dưới dạng mưa nhân tạo bằng các thiết bị phun mưa. B.2.5 Tưới ngầm Kỹ thuật sử dụng đường ống và các thiết bị phụ trợ đặt ngầm dưới đất ở một độ sâu nhất định để đưa nước cung cấp cho cây trồng từ dưới đất lên. Nước trong đường ống nhờ áp lực phù hợp được phun lên làm ẩm tầng đất nuôi cây. 55 B.2.6 Biện pháp giữ ẩm Biện pháp hạn chế khả năng bốc thoát hơi nước của đất hoặc các biện pháp cải tạo đất để tăng khả năng giữ ẩm, giữ nước mưa của đất. B.2.7 Độ ẩm của đất Khả năng chứa nước của đất, được tính bằng phần trăm độ rỗng của đất hoặc phần trăm trọng lượng đất. B.2.8 Độ ẩm thích hợp Độ ẩm trong đất phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của từng loại cây trồng. B.2.9 Độ ẩm bão hòa Còn gọi là độ ẩm toàn phần, là độ ẩm đạt được khi toàn bộ khe rỗng của đất được chứa đầy nước. B.2.10 Độ ẩm tối đa đồng ruộng Độ ẩm tương ứng với trường hợp tầng đất canh tác được làm bão hoà nước. B.2.11 Độ ẩm cây héo Độ ẩm nhỏ nhất của đất mà tại trị số đó cây trồng không thể hút được nước để nuôi cây. B.2.12 Chế độ tưới tiêu Chế độ điều tiết nước mặt ruộng phù hợp với yêu cầu sinh trưởng của cây trồng. B.2.13 Chế độ tưới cho cây trồng Bao gồm thời điểm cần tưới, thời gian và mức tưới mỗi đợt, số đợt tưới và mức tưới cho toàn vụ và trong thời gian sinh trưởng của cây trồng. B.2.14 Chế độ tưới tiết kiệm nước Chế độ tưới có mức tưới nhỏ hơn mức tưới của chế độ tưới thông thường nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu sinh trưởng và phát triển bình thường của cây trồng nhờ áp dụng một quy trình hay biện pháp tưới thích hợp. B.2.15 Mức tưới Lượng nước cần tưới cho mỗi đợt tưới trên một đơn vị diện tích canh tác, được ký hiệu là m, đơn vị tính là m3/ha. B.2.16 Mức tưới toàn vụ Lượng nước tưới tổng cộng cho một đơn vị diện tích canh tác trong suốt thời gian sinh trưởng của cây trồng, được ký hiệu là M, đơn vị tính là m3/ha. B.2.17 Chế độ tiêu cho cây trồng Bao gồm thời điểm tiêu nước, thời gian và độ sâu lớp nước cần tiêu, đường quá trình hệ số tiêu. 56 B.2.18 Hệ số tiêu Lượng nước cần thiết phải đưa ra khỏi một đơn vị diện tích trong một đơn vị thời gian để đảm bảo yêu cầu về nước của các đối tượng phục vụ có mặt trên diện tích đó. Hệ số tiêu được ký hiệu là q, đơn vị tính là l/s.ha. B.2.19 Hệ số tưới Lượng nước cần thiết phải cung cấp cho một đơn vị diện tích canh tác trong một đơn vị thời gian để đáp ứng yêu cầu sinh trưởng và phát triển của cây trồng có mặt trên diện tích đó. Hệ số tưới được ký hiệu là q, đơn vị tính là l/s.ha. B.2.20 Khu tiêu Diện tích đất được khoanh vùng để tiêu nước cho cây trồng và các đối tượng cần tiêu. B.2.21 Khu tưới Diện tích đất được khoanh vùng để cấp nước tưới cho cây trồng B.2.22 Mất lấm Hiện tượng đất ruộng lúa nước đã được cày bừa kỹ thành bùn nhão nhưng lại bị khô nước, không còn bùn và chưa bị nứt chân chim. B.2.23 Đất trũng hẩu Vùng đất trũng bị lầy thụt giàu chất hữu cơ làm cho lúa bị lốp. B.2.24 Lộ ruộng Biện pháp tiêu cạn nước trong ruộng để khô từ 2 ngày đến 3 ngày nhằm kích thích lúa đẻ nhánh nhanh và tập trung. B.2.25 Phơi ruộng Biện pháp tháo cạn nước trong ruộng, để khô từ 5 ngày đến 7 ngày nhằm hạn chế lúa đẻ nhánh nhanh, tăng nhánh hữu hiệu và diệt những nhánh vô hiệu. B.2.26 Đất ải Đất ruộng được cày lật lên và phơi khô nỏ. B.2.27 Đất dầm Đất được duy trì lớp nước thường xuyên trên ruộng đến khi làm đất. B.2.28 Thời kỳ đổ ải Thời kỳ đưa nước vào ruộng đất ải để làm đất chuẩn bị gieo cấy. B.2.29 Thời kỳ tưới dưỡng Thời kỳ đưa nước vào ruộng để bù đắp lượng nước tổn hao và duy trì độ sâu lớp nước thích hợp trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng từ lúc mới cấy đến lúc thu hoạch. 57 B.2.30 Ngập trắng Hiện tượng nước ngập sâu không nhìn thấy ngọn lúa. B.2.31 Hệ số cây trồng Tỉ số giữa lượng bốc thoát hơi nước thực tế trong từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng với lượng bốc thoát hơi nước tiềm năng được tính toán dựa trên các tài liệu khí tượng, được ký hiệu là Kc. Giá trị hệ số Kc phụ thuộc vào giống, loại cây trồng và từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng, điều kiện khí hậu, đất đai, thời vụ và biện pháp canh tác. B.3 Chế độ tưới tiêu nước cho lúa tại mặt ruộng B.3.1 Chế độ tưới tiêu nước làm đất vùng làm ải B.3.1.1 Lượng nước tưới ngả ải phụ thuộc vào đặc tính của từng loại đất và mức độ ải của đất ruộng, được quy định trong bảng B.1. Bảng B.1 - Lượng nước tưới ngả ải cho đất không bị chua, mặn Đơn vị tính bằng m3/ha Loại đất Chất lượng ải Ải nỏ Ải vừa Ải thâm 1. Đất pha cát từ 1 700 đến 2 000 từ 1 200 đến 1 300 từ 1 200 đến 1 300 2. Đất thịt nhẹ từ 1 400 đến 1 500 từ 1 100 đến 1 200 từ 1000 đến 1 100 3. Đất thịt từ 1 200 đến 1 300 từ 900 đến 1 000 từ 800 đến 900 B.3.1.2 Kỹ thuật tưới và mức tưới trong thời gian ngâm ải phụ thuộc vào loại đất và đặc tính của nó, được quy định như sau: a) Đất không bị chua mặn: trong thời gian ngâm ải, giữ lớp nước mặt ruộng từ 3 cm đến 7 cm. Số ngày tưới (số ngày ngâm ải) và mức tưới trong thời gian ngâm ải quy định ở bảng B.2: Bảng B.2 - Lượng nước tưới trong thời gian ngâm ải Loại đất Số ngày tưới ngày Mức tưới m3/ha/lần 1. Đất pha cát 4 400 2. Đất thịt nhẹ 5 400 3. Đất thịt 6 400 58 b) Với đất chua, mặn: lượng nước tưới ngả ải thực hiện theo bảng B.1. Tiêu chuẩn về lượng nước cần cấp và kỹ thuật thau chua, rửa mặn trong thời gian ngâm ải như sau: - Tiêu bỏ nước cũ trong ruộng, tưới nước mới với mức tưới 600 m3/ha; - Để lắng từ 2 ngày đến 3 ngày, tiêu cạn nước trong ruộng sau đó tưới với mức tưới 700 m3/ha; - Trước khi cấy, tiêu cạn nước trong ruộng, tưới với mức tưới 300 m3/ha. B.3.2 Chế độ tưới tiêu nước làm đất vùng làm dầm B.3.2.1 Yêu cầu kỹ thuật và mức tưới làm dầm như sau: a) Ruộng làm dầm: giữ lớp nước trên mặt ruộng từ 3 cm đến 7 cm, hoặc giữ đất luôn bão hòa nước cho đến lúc làm đất; b) Ruộng cạn nước chưa mất lấm: tưới với mức tưới từ 700 m3/ha đến 1 000 m3/ha; c) Ruộng còn giữ được nước: tưới bổ sung cho đủ lớp nước 7 cm. B.3.2.2 Điều chỉnh mức tưới làm dầm khi có mưa như sau: a) Khi mưa nhỏ hơn 10 mm: tưới đủ mức nước tưới; b) Khi mưa từ 10 mm đến 20 mm: tưới bổ sung 2/3 mức tưới; c) Khi mưa từ 20 mm đến 30 mm: tưới bổ sung 1/2 mức tưới; d) Khi mưa từ 30 mm đến 40 mm: coi như một lần tưới. B.3.3 Chế độ tưới tiêu nước làm đất gieo sạ B.3.3.1 Khi làm đất sạ ướt, phải làm đất như làm đất gieo mạ. Khi làm đất sạ nước, phải làm đất như làm đất cấy lúa. B.3.3.2 Yêu cầu kỹ thuật tưới tiêu nước cho đất gieo sạ trong thời gian từ lúc gieo sạ đến khi cây lúa phát triển được 3 lá thật tương tự như đối với đất gieo mạ. B.3.4 Chế độ tưới tiêu nước làm đất gieo mạ 3.4.1 Tiêu chuẩn về mức tưới và kỹ thuật tưới nước cho mạ như sau: a) Giai đoạn từ lúc gieo mạ đến khi phát triển được 3 lá thật: tưới giữ đất ở trạng thái ẩm bão hòa; b) Giai đoạn từ 3 lá thật đến trước nhổ cấy từ 5 đến 7 ngày: - Đất pha cát: giữ lớp nước thường xuyên trong ruộng từ 2 cm đến 3 cm; - Đất thịt: giữ lớp nước thường xuyên trong ruộng từ 3 cm đến 5 cm; c) Giai đoạn từ từ 5 đến 7 ngày trước khi nhổ cấy đến lúc nhổ cấy: - Đất pha cát: không tưới, để đất ẩm; - Đất thịt: tưới với lớp nước từ 3 cm đến 5 cm. 59 B.3.4.2 Khi điều tiết nước cho mạ phải đặc biệt chú ý một số trường hợp sau đây: a) Chống rét khi nhiệt độ không khí xuống dưới 13 0C hoặc có sương muối: - Nơi chủ động nước: đêm tưới ngập 2/3 cây mạ, ban ngày tiêu cạn nước; - Nơi không chủ động nước: giữ đất ẩm không để xảy ra tình trạng ruộng mạ nơi có nước, nơi khô b) Chống nóng khi nhiệt độ không khí lớn hơn 35 0C: phải tưới ngập 2/3 cây mạ, cứ hai ngày một lần thay nước tưới; c) Chống mạ già: không tưới, để ruộng khô; d) Chống trôi mạ: sau khi gieo mạ nếu dự báo có mưa to phải tưới ngay lớp nước từ 2 cm đến 3 cm; e) Chống sâu bệnh: - Sâu cuốn lá nhỏ: tưới ngập cây mạ trong một ngày đêm, sau đó tiêu cạn và tưới nước theo quy định tại B.3.4.1; - Sâu đục thân: tưới ngập 2/3 cây mạ trong 3 ngày, sau đó tiêu cạn và tưới nước theo quy định tại B.3.4.1; g) Chống úng: nếu mạ bị ngập úng phải tiêu nước ngay sao cho sau một ngày đêm hở được 1/3 cây mạ. Trong thời gian từ 1 ngày đêm đến 2 ngày đêm phải tiêu xong đảm bảo lớp nước trong ruộng mạ phù hợp với quy định tại B.3.4.1; h) Chống hạn: tưới và giữ ẩm cho đất, đảm bảo độ ẩm của đất không thấp hơn 80 % độ ẩm bão hòa; i) Đất chua, mặn: sau khi gieo mạ không để ruộng mạ cạn nước. B.3.5 Chế độ tưới tiêu nước cho lúa B.3.5.1 Lúa vụ xuân B.3.5.1.1 Thời kỳ đổ ải cấp nước liên tục, không để ruộng cạn nước. Lượng nước đổ ải từ 1 500 m3/ha đến 2 500 m3/ha. B.3.5.1.2 Thời kỳ tưới dưỡng thực hiện theo quy định sau : a) Giai đoạn từ cấy đến bén rễ : tưới ngập 2/3 cây lúa. Duy trì thường xuyên lớp nước trên mặt ruộng từ 3 cm đến 5 cm; b) Giai đoạn lúa phát triển : duy trì thường xuyên lớp nước trên mặt ruộng từ 4 cm đến 8 cm. Thời gian đầu khi cây lúa còn thấp, độ sâu lớp nước từ 4 cm đến 5 cm. Khi lúa bước vào giai đoạn từ trỗ bông đến ngậm sữa, chắc xanh, độ sâu lớp nước từ 7 cm đến 8 cm; c) Giai đoạn từ chín đến thu hoạch: - Nếu vụ sau làm ải hoặc trồng rau màu: không cần tưới, có mưa phải tiêu triệt để ngay; 60 - Nếu vụ sau làm dầm: cấp nước để duy trì thường xuyên lớp nước mặt ruộng từ 1 cm đến 7 cm, không để đất mất lấm; d) Mức tưới quy định như sau: - Giai đoạn từ cấy đến làm đòng: 200 m3/ha/lần; - Giai đoạn từ làm đòng đến chín: 250 m3/ha/lần; - Tổng mức nước tưới dưỡng cho cả vụ: từ 6 000 m3/ha đến 7 000 m3/ha. B.3.5.2 Lúa vụ mùa B.3.5.2.1 Thời kỳ từ cấy đến bén rễ tưới ngập 2/3 cây lúa, duy trì thường xuyên lớp nước trên mặt ruộng từ 4 cm đến 6 cm. B.3.5.2.2 Thời kỳ lúa phát triển duy trì thường xuyên lớp nước trên mặt ruộng từ 5 cm đến 10 cm. Giai đoạn đầu khi cây lúa còn thấp, độ sâu lớp nước từ 5 cm đến 6 cm. Khi lúa bước vào giai đoạn từ trỗ bông đến ngậm sữa, chắc xanh, độ sâu lớp nước từ 8 cm đến 10 cm. B.3.5.2.3 Khi ruộng lúa bước vào thời kỳ chín và chuẩn bị thu hoạch, thực hiện theo quy định tại khoản c của B.3.5.1.2. B.3.5.2.4 Mức tưới vụ mùa quy định như sau: - Mức tưới áp dụng cho mỗi lần tưới 500 m3/ha; - Tổng lượng nước tưới dưỡng cho cả vụ từ 4 500 m3/ha đến 5 500 m3/ha. B.3.6 Chế độ tưới tiêu nước cho lúa trong một số trường hợp đặc biệt B.3.6.1 Chống rét cho lúa xuân Giai đoạn từ cấy đến đẻ nhánh là giai đoạn cây lúa có sức chống chịu là yếu nhất. Khi nhiệt độ không khí xuống dưới 13 0C phải tưới nước ngay và giữ lớp nước trong ruộng từ 10 cm đến 20 cm nhưng không được ngập quá 2/3 cây lúa. Trong thời gian rét tuyệt đối không để cạn nước. Hết rét phải tiêu ngay chỉ để lại lớp nước trong ruộng từ 3 cm đến 7 cm. B.3.6.2 Chống nóng cho lúa mùa Tương tự như biện pháp chống rét cho lúa: trong giai đoạn từ cấy đến đẻ nhánh, khi nhiệt độ không khí lớn hơn 35 0C phải tưới ngay và duy trì lớp nước trong ruộng từ 10 cm đến 20 cm nhưng không được ngập quá 2/3 cây lúa, không để cạn nước. Hết nóng phải tiêu ngay và chỉ để lại lớp nước trong ruộng từ 3 cm đến 7 cm. B.3.6.3 Chống hạn B.3.6.3.1 Trường hợp thiếu nước tưới: tưới và giữ ẩm cho đất. Cố gắng điều phối và tìm nguồn nước tưới để duy trì được độ ẩm của đất lớn hơn 75 % độ ẩm tối đa đồng ruộng. 61 B.3.6.3.2 Trường hợp có đủ nước: tưới nông từ 3 cm đến 7 cm. 3.6.4 Khi đang tưới gặp mưa Khi xảy ra trường hợp đang chuẩn bị vào đợt tưới mới hoặc đang tiến hành tưới theo kế hoạch mà gặp mưa thì áp dụng mức tưới quy định ở bảng B.3: Bảng B.3 – Quy định về mức tưới theo chế độ tưới thông thường khi gặp mưa Tổng lượng mưa của trận mm Phương pháp tưới < 10 mm Tưới đủ mức tưới theo quy định Từ 10 mm đến dưới 20 mm Tưới 2/3 mức tưới quy định Từ 20 mm đến dưới 30 mm Tưới một nửa mức tưới quy định Từ 30 mm đến dưới 40 mm Coi như một lần tưới B.3.6.5 Chống úng B.3.6.5.1 Nước trong ruộng ngập 2/3 cây lúa cho phép ngập không quá 3 ngày. B.3.6.5.2 Nếu lúa bị ngập trắng phải tìm mọi biện pháp tiêu nước ngay, cho phép để hở 1/3 cây lúa trong một ngày đêm, tiếp tục tiêu cho đến khi lớp nước trong ruộng chỉ từ 5 cm đến 10 cm. B.3.6.5.3 Vận dụng triệt để phương châm “chôn nước - rải nước – tháo nước có kế hoạch” trong quá trình tiêu nước. B.3.6.6 Chống sâu bệnh B.3.6.6.1 Trước khi phun thuốc trừ sâu đục thân, cần tiêu cạn nước và duy trì độ ẩm của đất ruộng bằng 80 % đến 100 % độ ẩm tối đa đồng ruộng. B.3.6.6.2 Diệt rầy nâu: tưới ngập 2/3 cây lúa trong 7 ngày đến 10 ngày để diệt rầy nâu non, sau đó tiêu cạn đến độ sâu lớp nước theo quy định phù hợp với giai đoạn sinh trưởng của lúa. B.3.6.7 Bón phân, làm cỏ Khi làm cỏ sục bùn và bón thúc cần kết hợp tưới giữ lớp nước trong ruộng từ 0 cm đến 5 cm. B.3.6.8 Tưới kết hợp lấy phù sa B.3.6.8.1 Chỉ lấy phù sa vào ruộng khi có công trình lấy sa và điều kiện kỹ thuật cho phép. B.3.6.8.2 Trước khi cấy, tranh thủ lấy nhiều đợt phù sa để cải tạo đất, mỗi lần lấy vào lớp nước từ 10 cm đến 15 cm, để lắng từ 4 ngày đến 5 ngày sau đó tiêu hết và lấy đợt khác. B.3.6.8.2 Vào chính mùa mưa lũ không lấy phù sa, chỉ lấy phù sa kết hợp tưới lúa . 62 B.3.6.9 Chế độ tưới tiêu nước trên đất trũng hẩu giàu chất hữu cơ B.3.6.9.1 Quy định chung a) Khi lúa bắt đầu vào giai đoạn từ đẻ nhánh đến chín, cần áp dụng tưới nông có lộ ruộng và phơi ruộng theo quy trình kỹ thuật sau: 1) Lộ ruộng lần 1: khi lúa bắt đầu đẻ nhánh tiến hành tháo cạn nước và duy trì độ ẩm của đất không nhỏ hơn 80 % độ ẩm tối đa đồng ruộng. Khi thấy mùn giun đùn thì tưới trở lại; 2) Lộ ruộng lần 2: khi lúa đẻ rộ tiến hành tháo cạn nước lần 2, mức độ lộ ruộng như lần 1; 3) Phơi ruộng: thực hiện vào lúc lúa đẻ nhánh tối đa (từ 400 dảnh/m2 đến 450 dảnh/m2), giữ độ ẩm của đất bằng 70 % đến 75 % độ ẩm tối đa đồng ruộng, duy trì đến khi xuất hiện vết nứt chân chim thì tưới trở lại; b) Lượng nước tưới sau mỗi lần lộ ruộng hoặc phơi ruộng theo quy định tại khoản a của B.3.6.9.1: - Lộ ruộng: 1 000 m3/ha; - Phơi ruộng: từ 1 500 m3/ha đến 2 000 m3/ha; B.3.6.9.2 Đối với lúa lai a) Lộ ruộng lần 1: sau khi cấy từ 12 ngày đến 15 ngày lúa bắt đầu đẻ nhánh tiến hành tháo nước và để lộ ruộng lần 1, duy trì độ ẩm của đất không nhỏ hơn 80 % độ ẩm tối đa đồng ruộng. Khi thấy mùn giun đùn thì tưới trở lại ; b) Lộ ruộng lần 2: tiến hành vào lúc lúa đẻ rộ, mức độ lộ ruộng như lần 1; c) Khi lúa vào giai đoạn đẻ nhánh tối đa (từ 350 dảnh/m2 đến 400 dảnh/m2) tiến hành phơi ruộng. Kỹ thuật phơi ruộng thực hiện theo quy định tại mục 3) khoản a của B.3.6.9.1; d) Lượng nước tưới sau mỗi lần lộ ruộng hoặc phơi ruộng quy định tại khoản b) của B.3.6.9.1. B.3.6.9.3 Đối với đất chua, mặn a) Đối với đất chua mặn tuyệt đối không để ruộng cạn nước. Phải luôn giữ lớp nước từ 3 cm đến 7 cm trong suốt quá trình sinh trưởng; b) Kỹ thuật thau chua, rửa mặn thực hiện theo theo quy định sau: 1) Lúa bắt đầu đẻ nhánh: làm cỏ sục bùn, sau đó để lắng từ 3 ngày đến 5 ngày rồi tiêu cạn và tưới ngay nước ngọt với mức tưới 700 m3/ha/lần; 2) Khi lúa đứng cái và trước khi trổ bông: thay nước cũ trong ruộng và tưới ngay nước ngọt với mức 700 m3/ha/lần. B.4 Chế độ tưới tiêu nước cho cây ngô B.4.1 Độ ẩm đất thích hợp của cây ngô phụ thuộc vào các thời kỳ sinh trưởng của nó, dao động trong khoảng từ 60 % đến 80 % độ ẩm tối đa đồng ruộng: 63 - Thời kỳ từ 2 lá đến 4 lá: độ ẩm thích hợp từ 60 % đến 80 % độ ẩm tối đa đồng ruộng; - Thời kỳ còn lại (từ 7 lá đến chín sữa): độ ẩm thích hợp từ 70 % đến 80 % độ ẩm tối đa đồng ruộng. B.4.2 Chế độ tưới tiêu theo các thời kỳ sinh trưởng của ngô như sau : a) Làm đất trồng ngô: Khi làm đất trồng ngô nếu thấy đất quá khô và có độ ẩm dưới 60 % độ ẩm tối đa đồng ruộng cần cấp nước với mức tưới từ 150 m3/ha đến 200 m3/ha, để qua một ngày đêm cho nước ngấm hết mới tiến hành làm đất gieo hạt; b) Thời kỳ từ nẩy mầm đến khi cây phát triển được từ 2 lá đến 4 lá: sau khi tỉa cây, xới xáo làm cỏ, bón thúc đợt 1 và tưới một đợt với mức từ 200 m3/ha đến 250 m3/ha; c) Thời kỳ có từ 2 lá đến 4 lá tới thời kỳ có từ 7 lá đến 10 lá: sau khi bón thúc đợt 2, cây ngô sắp trổ cờ, tưới với mức từ 200 m3/ha/lần đến 250 m3/ha/lần; d) Thời kỳ trổ cờ phun râu: sau khi bón nuôi bắp, tưới với mức từ 250 m3/ha/lần đến 300 m3/ha/lần; e) Thời kỳ phát triển hạt: tưới với mức từ 250 m3/ha/lần đến 300 m3/ha/lần; f) Trước thu hoạch 1 tuần: không cần tưới; g) Tổng mức tưới cả vụ từ 2 000 m3/ha đến 2 500 m3/ha với số lần tưới từ 8 lần đến 10 lần, chu kỳ tưới từ 10 ngày đến 14 ngày. CHÚ THÍCH: thời kỳ tưới quan trọng quyết định đến năng suất ngô là thời kỳ trổ cờ, phun râu, phát triển hạt. B.4.3 Kỹ thuật tưới cho ngô chủ yếu là tưới rãnh, tưới giải hoặc tưới phun mưa. B.4.4 Các trường hợp phải điều chỉnh chế độ tưới tiêu cho cây ngô như sau: a) Khi đang chuẩn bị vào đợt tưới mới hoặc đang tiến hành tưới theo kế hoạch mà gặp mưa thì điều chỉnh mức tưới như sau: - Lượng mưa nhỏ hơn 10 mm: cần tưới đủ mức tưới; - Lượng mưa từ 10 mm đến 20 mm: cần tưới bổ sung từ 1/2 mức tưới đến 1/3 mức tưới; - Lượng mưa trên 20 mm: coi như một lần tưới. b) Nếu đất bị hạn (khi độ ẩm của đất đạt từ 40 % độ ẩm tối đa đồng ruộng trở xuống) và nguồn nước cấp không đủ thì cần tập trung tưới vào các thời kỳ trổ cờ phun râu và phát triển hạt. c) Sau mỗi lần tưới hoặc sau khi mưa to cần tiêu cạn nước trong rãnh, đặc biệt các thời kỳ cây con và thời kỳ trổ cờ phun râu. B.5 Chế độ tưới tiêu nước cho cây lạc B.5.1 Độ ẩm đất thích hợp của cây lạc phụ thuộc vào các thời kỳ sinh trưởng của nó, dao động trong khoảng từ 60 % đến 80 % độ ẩm tối đa đồng ruộng : a) Nảy mầm: độ ẩm thích hợp từ 60 % đến 80 % độ ẩm tối đa đồng ruộng; 64 b) Cây con: độ ẩm thích hợp từ 65 % đến 70 % độ ẩm tối đa đồng ruộng; c) Ra hoa, đâm tia, tạo quả (củ) ra hạt: độ ẩm thích hợp từ 75 % đến 80 % độ ẩm tối đa đồng ruộng; d) Quả già: nhu cầu nước giảm, độ ẩm thích hợp từ 65 % đến 70 % độ ẩm tối đa đồng ruộng; B.5.2 Chế độ tưới tiêu theo các thời kỳ sinh trưởng của cây lạc như sau: a) Khi làm đất gieo hạt nếu thấy đất quá khô và có độ ẩm dưới 60 % độ ẩm tối đa đồng ruộng cần cấp nước tưới với mức tưới từ 150 m3/ha đến 200 m3/ha, để qua một ngày đêm cho nước ngấm hết mới được gieo hạt; b) Thời kỳ từ lúc nẩy mầm đến 2 lá thật: nếu độ ẩm đất nhỏ hơn 60 % độ ẩm tối đa đồng ruộng cần tưới với mức từ 200 m3/ha/lần đến 250 m3/ha/lần; c) Thời kỳ có 2 lá thật đến trước khi ra hoa từ 10 ngày đến 12 ngày: tưới với mức 200 m3/ha/lần đến 250 m3/ha/lần; d) Thời kỳ ra hoa, đâm tia tạo quả non ra hạt: tưới với mức từ 200 m3/ha/lần đến 250 m3/ha/lần; e) Thời kỳ quả già: tưới với mức 200 m3/ha/lần; f) Trước thu hoạch 1 tuần: không cần tưới; g) Tổng mức tưới cả vụ trung bình 2 000 m3/ha; chu kỳ gữa hai lần tưới từ 10 ngày đến 15 ngày. CHÚ THÍCH: Thời kỳ tưới quan trọng quyết định đến năng suất lạc là thời kỳ ra hoa, đâm tia, tạo quả ra hạt. B.5.3 Kỹ thuật tưới cho lạc phổ biến là tưới rãnh hoặc tưới phun mưa. B.5.4 Các trường hợp phải điều chỉnh chế độ tưới tiêu cho cây lạc như sau: a) Khi đang chuẩn bị vào đợt tưới mới hoặc đang tiến hành tưới theo kế hoạch mà gặp mưa thì điều chỉnh mức tưới theo quy định tại khoản a của B.4.4; b) Nếu đất bị hạn cần tập trung nước tưới vào các thời kỳ cây con, tạo quả ra hạt; c) Sau mỗi lần tưới hoặc sau khi mưa to cần tiêu cạn nước trong rãnh, đặc biệt các thời kỳ cây con, tạo quả và ra hạt. B.6 Chế độ tưới tiêu nước cho cây đậu tương B.6.1 Độ ẩm đất thích hợp cho sự phát triển của cây đậu tương từ 65 % đến 80 % độ ẩm tối đa đồng ruộng, cụ thể theo các thời kỳ sinh trưởng chính như sau: a) Nảy mầm và mọc: độ ẩm thích hợp từ 65 % đến 75 % độ ẩm tối đa đồng ruộng; b) Cây con (có lứa hoa đầu tiên): độ ẩm thích hợp từ 60 % đến 65 % độ ẩm tối đa đồng ruộng; c) Ra hoa, tạo quả non và hình thành quả: độ ẩm thích hợp từ 70 % đến 80 % độ ẩm tối đa đồng ruộng; d) Quả chín: nhu cầu nước giảm, độ ẩm thích hợp từ 60 % đến 65 % độ ẩm tối đa đồng ruộng. 65 B.6.2 Chế độ tưới tiêu theo các thời kỳ sinh trưởng của cây đậu tương như sau : a) Khi làm đất gieo hạt nếu thấy đất quá khô và có độ ẩm dưới 65 % độ ẩm tối đa đồng ruộng cần cấp nước tưới với mức tưới từ 150 m3/ha đến 200 m3/ha, để qua một ngày đêm cho nước ngấm hết mới được gieo hạt; b) Thời kỳ từ lúc nảy mầm đến lứa hoa đầu tiên (cây con): nếu độ ẩm nhỏ hơn 55 % độ ẩm tối đa đồng ruộng, tưới với mức tưới từ 200 m3/ha/lần đến 250 m3/ha/lần; c) Thời kỳ ra hoa tạo quả non: trước khi ra hoa từ 10 ngày đến 12 ngày và khi ra hoa rộ, tưới với mức từ 200 m3/ha/lần đến 250 m3/ha/lần; d) Thời kỳ hình thành quả: tưới với mức từ 250 m3/ha/lần đến 300 m3/ha/lần; e) Thời kỳ quả chín: tưới với mức 200 m3/ha/lần; f) Thu hoạch quả tươi: tưới nước đến trước lúc thu hoạch; g) Thu hoạch quả khô: ngừng cấp nước tưới từ 20 ngày đến 25 ngày trước khi thu hoạch; h) Tổng mức tưới cả vụ trung bình 2 000 m3/ha, chu kỳ gữa hai lần tưới là 15 ngày. CHÚ THÍCH: thời kỳ tưới quyết định đến năng suất là thời kỳ đậu tương ra hoa tạo quả non và thời kỳ hình thành quả. B.6.3 Kỹ thuật tưới cho đậu tương phổ biến là tưới rãnh hoặc tưới phun mưa. B.6.4 Các trường hợp phải điều chỉnh chế độ tưới tiêu cho cây đậu tương như sau : a) Khi đang chuẩn bị vào đợt tưới mới hoặc đang tiến hành tưới theo kế hoạch mà gặp mưa thì điều chỉnh mức tưới theo quy định tại khoản a của B.4.4; b) Cần chuẩn bị đủ nguồn nước để tập trung tưới chống hạn khi đất bị hạn trong các giai đoạn sinh trưởng sau: - Vụ xuân thường xảy ra hạn vào thời kỳ gieo hạt và thời kỳ cây con; - Vụ đông thường xảy ra hạn vào thời kỳ ra hoa tạo quả; c) Sau mỗi lần tưới hoặc sau khi mưa to cần tiêu cạn nước trong rãnh, đặc biệt các thời kỳ cây con tạo quả và ra hoa tạo quả phát triển hạt. Mùa mưa cần chú ý tiêu thoát nước, không để ngập lâu. B.7 Chế độ tưới tiêu nước cho cây khoai tây B.7.1 Độ ẩm đất thích hợp cho sự phát triển của khoai tây từ 70 % đến 85 % độ ẩm tối đa đồng ruộng, cụ thể theo các thời kỳ sinh trưởng chính như sau: a) Cây con (sau khi mọc từ 12 ngày đến 15 ngày): độ ẩm thích hợp bằng 70 % độ ẩm tối đa đồng ruộng; b) Hình thành các tia củ: độ ẩm thích hợp bằng 70 % độ ẩm tối đa đồng ruộng; c) Củ phình to (thân lá phát triển): độ ẩm thích hợp từ 75 % đến 85 % độ ẩm tối đa đồng ruộng; 66 d) Tích lũy dưỡng chất vào củ (thân lá ngừng phát triển): độ ẩm thích hợp từ 75 % đến 85 % độ ẩm tối đa đồng ruộng. B.7.2 Chế độ tưới tiêu theo các thời kỳ sinh trưởng của khoai tây như sau: a) Khi làm đất trồng khoai tây nếu thấy đất quá khô và có độ ẩm dưới 70 % độ ẩm tối đa đồng ruộng cần cấp nước tưới với mức tưới từ 150 m3/ha đến 200 m3/ha, để qua một ngày đêm cho nước ngấm hết mới được gieo trồng; b) Giai đoạn cây con: tưới với mức từ 250 m3/ha/lần đến 300 m3/ha/lần; c) Giai đoạn hình thành các tia củ: tưới với mức từ 300 m3/ha/lần đến 400 m3/ha/lần; d) Giai đoạn củ phình to và tích lũy dưỡng chất: tưới với mức từ 300 m3/ha/lần đến 400 m3/ha/lần; e) Trước thu hoạch từ 15 ngày đến 20 ngày, không cần tưới. Nếu có mưa to cần khẩn trương tiêu cạn nước trong rãnh. B.7.3 Quy định về mức tưới và tổng lượng nước tưới như sau: a) Mức tưới mỗi lần: - Đất pha cát, mức từ 200 m3/ha đến 300 m3/ha; - Đất thịt: mức tưới từ 300 m3/ha đến 400 m3/ha; b) Tổng mức tưới cả vụ trung bình từ 1 200 m3/ha đến 2 000 m3/ha với số lần tưới từ 3 lần đến 5 lần. Chu kỳ tưới gữa hai lần tưới từ 15 ngày đến 20 ngày; c) Nên kết hợp tưới cùng với những đợt bón thúc phân vô cơ. CHÚ THÍCH: thời kỳ tưới quyết định đến năng suất khoai tây là thời kỳ hình thành tia củ, củ phình to và thời kỳ tích lũy dưỡng chất. B.7.4 Kỹ thuật tưới cho khoai tây phổ biến là tưới rãnh hoặc tưới phun mưa. B.7.5 Các trường hợp phải điều chỉnh chế độ tưới tiêu như sau: a) Khi đang chuẩn bị vào đợt tưới mới hoặc đang tiến hành tưới theo kế hoạch mà gặp mưa thì điều chỉnh mức tưới theo quy định tại khoản a của B.4.4; b) Khi gặp thời tiết nồm, cường độ ánh sáng yếu, độ ẩm không khí cao hoặc khi khoai tây bị bệnh mốc sương thì không cần tưới; c) Nếu đất bị hạn cần tập trung tưới vào các thời kỳ củ phình to và tích lũy dưỡng chất; d) Sau mỗi lần tưới hoặc sau khi mưa to cần khẩn trương tiêu cạn nước trong rãnh không để quá một ngày đêm, đặc biệt các thời kỳ củ phình to và tích lũy dưỡng chất. B.8 Chế độ tưới tiêu nước cho cây khoai lang B.8.1 Độ ẩm đất thích hợp cho sự phát triển của khoai lang từ 60 % đến 80 % độ ẩm tối đa đồng ruộng, cụ thể theo các thời kỳ sinh trưởng chính như sau: 67 a) Đặt hom bén rễ đến hồi xanh: độ ẩm thích hợp từ 65 % đến 75 % độ ẩm tối đa đồng ruộng; b) Hồi xanh đến đâm tia thành củ: độ ẩm thích hợp từ 65 % đến 75 % độ ẩm tối đa đồng ruộng; c) Phát triển củ (củ phình to và tích lũy dưỡng chất): độ ẩm thích hợp từ 70 % đến 75 % độ ẩm tối đa đồng ruộng; B.8.2 Chế độ tưới tiêu theo các thời kỳ sinh trưởng như sau: a) Làm đất đặt hom: nếu đất quá khô có độ ẩm dưới 65 % độ ẩm tối đa đồng ruộng, cần tưới với mức từ 150 m3/ha đến 200 m3/ha, để qua một ngày đêm cho nước ngấm hết rồi mới tiến hành làm đất đặt hom khoai; b) Thời kỳ từ đặt hom đến bén rễ hồi xanh: cần tưới nước để khoai bén rễ phục hồi nhanh với mức tưới mỗi lần từ 200 m3/ha đến 300 m3/ha; c) Thời kỳ từ hồi xanh đến đâm tia thành củ (sau khi trồng từ 30 ngày đến 40 ngày): bón thúc vun luống cao, kết hợp đưa nước vào rãnh. Mức tưới mỗi lần từ 200 m3/ha đến 300 m3/ha; d) Thời kỳ củ phình to và tích lũy dưỡng chất (sau khi trồng từ 40 ngày đến 50 ngày): cần tưới một lần với mức từ 200 m3/ha đến 300 m3/ha; e) Trước thu hoạch từ 15 ngày đến 20 ngày: không cần tưới, nếu có mưa to cần khẩn trương tiêu cạn nước trong rãnh; f) Tổng mức tưới toàn vụ từ 1 200 m3/ha đến 1 400 m3/ha với số lần tưới từ 3 lần đến 4 lần. CHÚ THÍCH: Thời kỳ tưới quyết định đến năng suất là thời kỳ hình thành tia củ, củ phình to và tích lũy dưỡng chất. B.8.3 Kỹ thuật tưới cho khoai lang phổ biến là tưới rãnh. B.8.4 Các trường hợp phải điều chỉnh chế độ tưới tiêu: a) Khi đang chuẩn bị vào đợt tưới mới hoặc đang tiến hành tưới theo kế hoạch mà gặp mưa thì điều chỉnh mức tưới theo quy định tại khoản a của B.4.4; b) Khi xuất hiện trận mưa có tổng lượng từ 20 mm trở lên cần kịp thời tiêu ngay, không được để đọng nước trong rãnh quá một ngày đêm; c) Cần chuẩn bị nguồn nước để phòng khi xảy ra hạn sẽ tập trung tưới vào các thời kỳ củ phình to và thời kỳ tích lũy dưỡng chất; d) Không được tưới trong quá trình phun thuốc trừ sâu. B.9 Chế độ tưới tiêu nước cho cây súp lơ B.9.1 Độ ẩm đất thích hợp cho sự phát triển của cây súp lơ từ 70 % đến 85 % độ ẩm tối đa đồng ruộng, cụ thể theo các thời kỳ sinh trưởng chính như sau: a) Gieo hạt: độ ẩm thích hợp từ 70 % đến 80 % độ ẩm tối đa đồng ruộng; 68 b) Ra luống đến trải lá bàng và bắt đầu ra hoa: độ ẩm thích hợp từ 70 % đến 80 % độ ẩm tối đa đồng ruộng; c) Ra hoa đến thu hoạch: độ ẩm thích hợp từ 75 % đến 80 % độ ẩm tối đa đồng ruộng; B.9.2 Chế độ tưới tiêu theo các thời kỳ sinh trưởng như sau : a) Thời kỳ từ gieo hạt đến ra luống: - Gieo hạt xong, trên luống được phủ lớp rơm rạ (trấu), mỗi ngày một lần tưới ẩm; - Khi cây mọc, bóc bỏ lớp phủ, hàng ngày tưới từ 1 lần đến 2 lần vào sáng sớm và chiều mát; - Khi cây có từ 3 lá đến 4 lá tới lúc nhổ ra luống trồng, hàng ngày tưới từ 1 lần đến 2 lần. Cần tưới đủ ẩm trước khi nhổ cây ra luống (nhổ lúc trời mát hoặc chiều tối) ; b) Thời kỳ từ bén rễ đến bắt đầu ra hoa: - Từ khi ra luống tới khi bén rễ: tưới đủ ẩm, mỗi ngày tưới một lần; - Từ lúc bén rễ tới lúc trải lá bàng: mỗi lần tưới cách nhau từ 1 ngày đến 2 ngày; - Từ lúc khép tán tới lúc ra hoa: mỗi lần tưới cách nhau từ 3 ngày đến 5 ngày ; c) Thời kỳ từ khi ra hoa tới khi thu hoạch: mỗi lần tưới cách nhau từ 4 ngày đến 5 ngày ; d) Tổng mức tưới toàn vụ từ 2 500 m3/ha đến 3 500 m3/ha. Số lần tưới từ 10 lần đến 12 lần với mức tưới mỗi lần từ 250 m3/ha đến 300 m3/ha. Tưới vào buổi sáng hoặc chiều mát. CHÚ THÍCH : Thời kỳ tưới quyết định đến năng suất là thời kỳ ra hoa và phát triển hoa. B.9.3 Kỹ thuật tưới cho súp lơ phổ biến là tưới rãnh và tưới phun mưa. B.9.4 Các trường hợp phải điều chỉnh chế độ tưới tiêu như sau : a) Khi đang chuẩn bị vào đợt tưới mới hoặc đang tiến hành tưới theo kế hoạch mà gặp mưa thì điều chỉnh mức tưới theo quy định tại khoản a của B.4.4 ; b) Khi xuất hiện trận mưa lớn phải kịp thời tiêu ngay, không được để đọng nước trong rãnh quá một ngày đêm ; c) Khi nhiệt độ không khí cao cần tưới mát cho cây thường xuyên với mức tưới nhỏ ; d) Vào mùa đông khi nhiệt độ hạ thấp dưới mức bình thường cần tưới chống lạnh với mức tưới bằng 1/2 mức tưới mỗi lần ; e) Kết hợp tưới với các lần bón thúc phân vô cơ: - Khi cây hồi xanh (sau khi trồng từ 7 ngày đến 10 ngày); - Khi trải lá bàng (sau khi trồng từ 20 ngày đến 25 ngày); - Trước khi cây ra hoa (sau khi trồng từ 35 ngày đến 40 ngày) ; f) Những trường hợp sau đây không cần tưới: 69 - Trước khi thu hoạch từ 7 ngày đến 10 ngày; - Trong quá trình phun thuốc trừ sâu. B.9.5 Nước tưới cho súp lơ phải phù hợp với quy định về nước dùng cho sản xuất ra an toàn. Không sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, nước thải chưa được xử lý, nước thải công nghiệp, nước thải bệnh viện, nước ao tù để tưới cho rau. Độ khoáng hóa cho phép trong nước tưới từ 1 g/l đến 5 g/l. B.10 Chế độ tưới tiêu nước cho cây bắp cải B.10.1 Độ ẩm đất thích hợp cho sự phát triển của cây bắp cải từ 70 % đến 85 % độ ẩm tối đa đồng ruộng, cụ thể theo các thời kỳ sinh trưởng chính như sau: - Từ lúc ra luống đến bén rễ hồi xanh và trải lá bàng: độ ẩm thích hợp từ 70 % đến 80 % độ ẩm tối đa đồng ruộng; - Từ trải lá bàng đến cuộn và phát triển bắp: độ ẩm thích hợp từ 80 % đến 85 % độ ẩm tối đa đồng ruộng . B.10.2 Chế độ tưới tiêu theo các thời kỳ sinh trưởng như sau : a) Thời kỳ từ gieo hạt đến ra luống: - Gieo hạt xong, trên luống được phủ lớp rơm, trấu dày từ 1 cm đến 2 cm, mỗi ngày tưới từ 1 lần đến 2 lần và tưới liên tục trong 3 ngày đến 4 ngày ; - Khi cây mọc thì bóc bỏ lớp phủ rơm rạ, ngừng tưới từ 1 ngày đến 2 ngày, sau đó cứ cách 2 ngày tưới một lần; - Trước khi ra luống (có từ 5 lá thật tới 6 lá thật), ngừng tưới từ 3 ngày đến 4 ngày để luyện cây con. Cần tưới đủ ẩm trước khi nhổ cây ra luống, nhổ lúc trời mát hoặc chiều tối ; b) Thời kỳ ra luống đến hồi xanh: - Từ ra luống tới bén rễ: mỗi ngày tưới từ 1 lần tới 2 lần; - Từ lúc bén rễ tới lúc hồi xanh: cứ cách 2 ngày tưới một lần với mức tưới từ 200 m3/ha đến 250 m3/ha; c) Thời kỳ từ khi hồi xanh tới trải lá bàng: Tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết mà các lần tưới có thể cách nhau từ 3 ngày đến 5 ngày với mức tưới mỗi lần từ 200 m3/ha đến 250 m3/ha hoặc đưa nước vào ngập rãnh, sau đó phải tiêu cạn nước ; d) Thời kỳ từ trải lá bàng đến cuộn và phát triển bắp: Thời kỳ này cần nhiều nước, mỗi lần tưới cách nhau từ 3 ngày đến 5 ngày với mức tưới 300 m3/ha ; e) Để tăng hiệu quả tưới, nên tưới vào buổi sáng hoặc chiều mát. Những lần tưới đầu mức tưới phổ biến từ 200 m3/ha đến 250 m3/ha. Các lần tưới sau mức tưới tăng lên từ 250 m3/ha đến 300 m3/ha. Số lần tưới và mức tưới cả vụ như sau: 70 - Vụ sớm và chính vụ: có từ 6 lần tưới đến 8 lần tưới với tổng lượng nước tưới cả vụ từ 1 500 m3/ha đến 2 000 m3/ha; - Vụ muộn: có từ 8 lần tưới đến 10 lần tưới với tổng mức nước tưới cả vụ từ 2 000 m3/ha đến 2 500 m3/ha. CHÚ THÍCH : 1) Thời kỳ tưới quyết định đến năng suất là thời kỳ cuộn và phát triển bắp. 2) Trong điều kiện thời tiết bình thường, mức tưới mỗi lần tưới phụ thuộc vào loại đất trồng: đất có thành phần cơ giới trung bình và đất pha cát mức tưới mỗi lần từ 200 m3/ha đến 250 m3/ha. Đất thịt và đất thịt pha cát mức tưới từ 300 m3/ha đến 400 m3/ha. B.10.3 Kỹ thuật tưới cho bắp cải phổ biến là tưới rãnh và tưới phun mưa. B.10.4 Các trường hợp phải điều chỉnh chế độ tưới tiêu như sau : a) Các trường hợp phải hiệu chỉnh chế độ tưới tiêu thực hiện theo quy định từ khoản a đến khoản d của B.9.4. b) Kết hợp tưới với các lần bón thúc phân vô cơ: - Khi cây hồi xanh (sau khi trồng từ 7 ngày đến 10 ngày); - Khi trải lá bàng (sau khi trồng từ 20 ngày đến 25 ngày); - Thời kỳ cuộn và phát triển bắp (sau khi trồng từ 30 ngày đến 35 ngày) ; c) Những trường hợp sau đây không cần tưới: - Trước khi thu hoạch từ 7 ngày đến 15 ngày; - Trong quá trình diệt trừ sâu bệnh; - Khi bắp cải đã cuộn, gặp trời nồm và nóng. B.10.5 Yêu cầu về chất lượng nước tưới thực hiện theo quy định tại B.9.5. B.11 Chế độ tưới tiêu nước cho cây cà chua B.11.1 Độ ẩm đất thích hợp cho sự phát triển của cà chua từ 60 % đến 80 % độ ẩm tối đa đồng ruộng, cụ thể theo các thời kỳ sinh trưởng chính như sau: - Ra luống đến lứa quả đầu : độ ẩm thích hợp từ 65 % đến 75 % độ ẩm tối đa đồng ruộng; - Nuôi quả (hình thành phát triển quả) từ lứa quả đầu: độ ẩm thích hợp từ 75 % đến 85 % độ ẩm tối đa đồng ruộng. B.11.2 Chế độ tưới tiêu theo các thời kỳ sinh trưởng như sau : a) Thời kỳ từ gieo hạt : - Gieo hạt xong, trên luống được một phủ lớp rơm, rạ dày từ 1 cm đến 2 cm, tưới đủ ẩm, mỗi ngày tưới một lần; 71 - Khi cây mọc được từ 1 lá thật đến 2 lá thật, bóc bỏ lớp phủ rơm rạ sau đó cách 2 ngày tưới một lần; - Nhổ trồng ra luống khi cây có từ 5 lá thật tới 6 lá thật, cần tưới đủ ẩm trước khi nhổ cây ra luống. Nhổ cây lúc trời mát hoặc chiều tối ; b) Thời kỳ ra luống đến lứa hoa đầu tiên: - Cây hồi xanh: tưới ẩm, số lần tưới từ 1 lần tới 2 lần; - Hồi xanh đến lứa quả đầu tiên: tưới ẩm, số lần tưới từ 1 lần tới 2 lần ; c) Thời kỳ nuôi quả (hình thành phát triển quả) từ lứa quả đầu tiên: tưới ẩm, số lần tưới từ 4 lần tới 5 lần ; d) Để tăng hiệu quả tưới, nên tưới vào buổi sáng hoặc chiều mát. Tổng mức tưới toàn vụ từ 1 500 m3/ha đến 2 000 m3/ha với số lần tưới từ 6 lần đến 7 lần. CHÚ THÍCH : 1) Thời kỳ tưới quyết định đến năng suất là thời kỳ nuôi quả (hình thành phát triển quả) từ lứa quả đầu tiên. 2) Trong điều kiện thời tiết bình thường, mức tưới mỗi lần tưới phụ thuộc vào loại đất trồng: đất có thành phần cơ giới nhẹ và đất pha cát mức tưới mỗi lần từ 200 m3/ha đến 250 m3/ha. Đất thịt mức tưới từ 250 m3/ha đến 300 m3/ha. B.11.3 Kỹ thuật tưới cho cà chua phổ biến là tưới rãnh và tưới phun mưa. B.11.4 Các trường hợp phải điều chỉnh chế độ tưới tiêu như sau : a) Các trường hợp phải hiệu chỉnh chế độ tưới tiêu thực hiện theo quy định từ khoản a đến khoản d của B.9.4. b) Đất bị hạn: Tập trung tưới vào thời kỳ nuôi quả, tối thiểu 2 lần tưới. c) Kết hợp tưới với các lần bón thúc phân vô cơ: - Khi cây hồi xanh (sau khi trồng từ 7 ngày đến 10 ngày); - Khi cây ra nụ hoa (sau khi trồng từ 20 ngày đến 25 ngày); - Sau khi đậu quả đợt đầu (sau khi trồng 40 ngày). - Sau khi thu hoạch quả lần đầu. d) Sau khi tưới từ 1 ngày đến 2 ngày cần bấm nhánh tỉa cành . e) Những trường hợp sau đây không cần tưới : - Trước khi thu hoạch quả chín và quả ương; - Trong quá trình diệt trừ sâu bệnh. B.11.6 Yêu cầu về chất lượng nước tưới : Thực hiện theo quy định tại B.9.5. 72 Phụ lục C (Tham khảo) Yêu cầu nước cho lúa tại mặt ruộng theo chế độ tưới tiết kiệm 1 C.1 Chế độ tưới tiêu nước cho lúa C.1.1 Lúa vụ xuân C.1.1.1 Quản lý và điều tiết lớp nước mặt ruộng : a) Thời kỳ đổ ải : trong vòng từ 3 ngày đến 5 ngày đầu của thời kỳ đổ ải phải duy trì lớp nước mặt ruộng từ 3 cm đến 5 cm; b) Thời kỳ tưới dưỡng: - Giai đoạn 1 (mười ngày đầu sau khi cấy) : đảm bảo duy trì thường xuyên lớp nước mặt ruộng từ 3 cm đến 5 cm để hạn chế cỏ dại; - Giai đoạn 2 (thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu) : sau khi đến độ sâu lớp nước mặt ruộng tối đa 5 cm thì để khô tự nhiên với thời gian phơi ruộng từ 5 ngày đến 6 ngày, sau đó tưới đợt tiếp theo; - Giai đoạn 3 (thời kỳ cuối đẻ nhánh) : không tưới, phơi ruộng để hạn chế đẻ nhánh, thời gian phơi ruộng từ 10 ngày đến 15 ngày; - Giai đoạn 4 (thời kỳ đứng cái – làm đòng đến trổ bông) : tưới như giai đoạn 2, độ sâu lớp nước mặt ruộng sau khi tưới tối đa 5 cm; - Giai đoạn 5 (thời kỳ từ trỗ bông đến hết vụ): nếu thấy ruộng cạn nước phải tưới ngay. Độ sâu lớp nước mặt ruộng sau khi tưới không quá 5 cm. Khoảng 15 ngày trước khi thu hoạch thì ngừng tưới; CHÚ THÍCH : Trừ giai đoạn 1, nếu trong thời kỳ sinh trưởng gặp mưa cho phép trữ thêm nước trong ruộng nhưng phải đảm bảo độ sâu lớp nước không quá 10 cm; C.1.1.2 Mức tưới trong từng thời đoạn canh tác và sinh trưởng của lúa : a) Thời kỳ đổ ải : tưới liên tục trong vòng từ 3 ngày đến 5 ngày đầu với mức tưới 500 m3/ha/ngày đảm bảo cuối đợt tưới có lớp nước mặt ruộng từ 3 cm đến 5 cm. Tùy theo mức độ ải của đất ruộng mà tổng mức tưới của thời kỳ này dao động trong khoảng từ 1 500 m3/ha đến 2 500 m3/ha ; b) Thời kỳ tưới dưỡng : - Giai đoạn mười ngày đầu sau khi cấy : tưới bổ sung một đợt vào giữa giai đoạn với mức tưới 200 m3/ha, đảm bảo duy trì thường xuyên lớp nước mặt ruộng từ 3 cm đến 5 cm; - Giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu: cách 15 ngày đến 20 ngày tưới một đợt với mức tưới 500 m3/ha đến 700 m3/ha. 10 ngày trước khi kết thúc thời kỳ đẻ nhánh tưới thêm một đợt; - Giai đoạn cuối đẻ nhánh : không tưới, phơi ruộng để hạn chế đẻ nhánh; - Giai đoạn từ đứng cái – làm đòng đến trổ bông : cứ cách khoảng 10 ngày đến 15 ngày tưới một đợt với mức tưới từ 700 m3/ha đến 750 m3/ha, duy trì lớp nước mặt ruộng tối đa 5 cm; 1 Theo kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Thủy lợi 73 - Giai đoạn từ trổ bông đến hết vụ : khoảng 15 ngày đến 20 ngày có một đợt tưới. Mức tưới của mỗi đợt từ 600 m3/ha đến 700 m3/ha; c) Nếu đến đợt tưới định kỳ theo kế hoạch mà gặp mưa thì áp dụng mức tưới quy định ở bảng C.1; d) Mức tưới dưỡng cả vụ từ 4 500 m3/ha đến 5 000 m3/ha Bảng C.1 - Quy định mức tưới theo chế độ tưới tiết kiệm khi gặp mưa Tổng lượng mưa của trận mm Phương pháp tưới < 20 mm Tưới bình thường theo quy định Từ 20 mm đến dưới 50 mm Chỉ tưới một nửa mức tưới quy định Trên 50 mm Coi như một lần tưới C.1.2 Lúa vụ mùa C.1.2.1 Quản lý và điều tiết lớp nước mặt ruộng : a) Thời kỳ làm đất : trong vòng 3 ngày đến 5 ngày đầu duy trì lớp nước mặt ruộng từ 3 cm đến 5 cm để hạn chế cỏ dại; b) Thời kỳ tưới dưỡng : thực hiện theo quy định tại khoản b của C.1.1.1. C.1.2.2 Mức tưới trong từng thời đoạn canh tác và sinh trưởng của lúa : a) Thời kỳ làm đất : tưới liên tục trong vòng từ 2 ngày đến 3 ngày đầu với mức tưới 200 m3/ha/ngày đảm bảo đến cuối đợt có lớp nước mặt ruộng từ 3 cm đến 5 cm. Tuỳ thuộc vào lượng mưa rơi xuống từ đầu vụ mà mức tưới của thời kỳ này dao động trong khoảng từ 200 m3/ha đến 600 m3/ha ; b) Thời kỳ tưới dưỡng : - Giai đoạn mười ngày đầu sau khi cấy : tưới bổ sung một đợt vào giữa giai đoạn với mức tưới 200 m3/ha đến 300 m3/ha, đảm bảo duy trì thường xuyên lớp nước mặt ruộng từ 3 cm đến 5 cm; - Giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu: cách khoảng từ 12 ngày đến 17 ngày tưới một đợt với mức tưới từ 500 m3/ha đến 700 m3/ha. 10 ngày trước khi kết thúc thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu tưới thêm một đợt; - Giai đoạn cuối đẻ nhánh : không tưới, phơi ruộng để hạn chế đẻ nhánh; - Giai đoạn từ đứng cái – làm đòng đến trổ bông : cứ cách khoảng 10 ngày đến 15 ngày tưới một đợt với mức tưới từ 700 m3/ha đến 750 m3/ha, duy trì lớp nước mặt ruộng tối đa 5 cm; - Giai đoạn từ tử trổ bông đến hết vụ : khoảng 10 ngày đến 15 ngày có một đợt tưới. Mức tưới của mỗi đợt từ 600 m3/ha đến 700 m3/ha; c) Nếu đến đợt tưới định kỳ theo kế hoạch mà gặp mưa thì áp dụng mức tưới quy định ở bảng C1; d) Mức tưới dưỡng cả vụ từ 3 500 m3/ha đến 4 000 m3/ha. 74 Phụ lục D (Tham khảo) Thời kỳ sinh trưởng của một số cây nhạy cảm với thiếu hụt nước Bảng D.1 - Các thời kỳ sinh trưởng nhạy cảm với thiếu hụt nước của một số loại cây trồng Cây trồng Thời kỳ sinh trưởng của cây nhạy cảm với sự thiếu hụt nước 1. Lúa Thời kỳ làm đòng, trổ bông và phát triển hạt. 2. Ngô Thời kỳ trổ cờ, phun râu, hình thành và phát triển hạt. 3. Lạc Thời kỳ ra hoa, hình thành và phát triển củ. 4. Đậu tương Thời kỳ ra hoa, hình thành quả và phát triển quả. 5. Khoai tây Thời kỳ hình thành tia củ, củ phình to và tích lũy dưỡng chất. 6. Khoai lang Thời kỳ hình thành tia củ, củ phình to và tích lũy dưỡng chất. 7. Súp lơ Thời kỳ ra hoa và phát triển quả. 8. Bắp cải Thời kỳ cuộn và phát triển bắp. 9. Cà chua Thời kỳ ra hoa, hình thành và phát triển quả. 75 Phụ lục E (Tham khảo) Hệ số cây trồng Kc E.1 Hệ số Kc áp dụng chung cho khu vực Đông Nam Á Hệ số Kc của lúa nước và của một số loại cây trồng chính không phải là lúa nước do Tổ chức Lương thực – Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) khuyến nghị áp dụng chung cho khu vực Đông Nam Á được giới thiệu trong các bảng từ E.1 đến E.3. Bảng E.1 - Hệ số Kc cho một số loại cây trồng khu vực Đông Nam Á Loại cây trồng Kc ứng với các giai đoạn sinh trưởng Giai đoạn đầu vụ Giai đoạn phát triển Giai đoạn giữa vụ Giai đoạn chín Giai đoạn thu hoạch 1. Đậu từ 0,30 đến 0,40 từ 0,65 đến 0,75 từ 0,95 đến 1,05 từ 0,90 đến 0,95 từ 0,85 đến 0,95 2. Cải bắp từ 0,40 đến 0,50 từ 0,70 đến 0,80 từ 0,95 đến 1,10 từ 0,90 đến 1,00 từ 0,80 đến 0,95 3. Lạc từ 0,40 đến 0,50 từ 0,70 đến 0,80 từ 0,95 đến 1,10 từ 0,75 đến 0,85 từ 0,55 đến 0,60 4. Ngô từ 0,30 đến 0,50 từ 0,70 đến 0,80 từ 1,05 đến 1,10 từ 1,00 đến 1,15 từ 0,95 đến 1,10 5. Hành từ 0,40 đến 0,60 từ 0,70 đến 0,80 từ 0,95 đến 1,10 từ 0,85 đến 0,90 từ 0,75 đến 0,85 6. Đậu Hà Lan từ 0,40 đến 0,50 từ 0,70 đến 0,75 từ 1,05 đến 1,20 từ 1,00 đến 1,15 từ 0,95 đến 1,10 7. Khoai tây từ 0,40 đến 0,50 từ 0,70 đến 0,80 từ 1,05 đến 1,20 từ 0,85 đến 0,95 từ 0,70 đến 0,75 8. Lúa nước từ 1,10 đến 1,15 từ 1,10 đến 1,50 từ 1,10 đến 1,30 từ 0,95 đến 1,05 từ 0,95 đến 1,05 9. Đậu tương từ 0,30 đến 0,40 từ 0,70 đến 0,80 từ 1,00 đến 1,15 từ 0,70 đến 0,80 từ 0,40 đến 0,50 10. Cà chua từ 0,40 đến 0,50 từ 0,70 đến 0,80 từ 1,00 đến 1,20 từ 0,80 đến 0,95 từ 0,60 đến 0,65 11. Dưa hấu từ 0,30 đến 0,40 từ 0,70 đến 0,80 từ 0,95 đến 1,05 từ 0,80 đến 0,90 từ 0,65 đến 0,75 12. Hướng dương từ 0,30 đến 0,40 từ 0,70 đến 0,80 từ 1,05 đến 1,20 từ 0,70 đến 0,80 từ 0,35 đến 0,45 76 Bảng E.2 - Hệ số Kc của lúa nước khu vực Đông Nam Á xác định theo điều kiện thời tiết Điều kiện ẩm ướt Điều kiện gió Hệ số Kc Tháng thứ 1 và tháng thứ 2 Giữa vụ 4 tuần cuối vụ canh tác Mùa ẩm ướt có độ ẩm trên 70 % Nhẹ - Trung bình Mạnh 1,10 1,15 1,05 1,10 0,95 1,00 Mùa khô có độ ẩm dưới 70% Nhẹ - Trung bình Mạnh 1,10 1,15 từ 1,20 đến 1,25 từ 1,30 đến 1,35 từ 0,95 đến 1,00 từ 1,00 đến 1,05 Bảng E.3 - Hệ số Kc của lúa nước vùng khí hậu nhiệt đới ẩm Đông Nam Á theo thời gian Tuần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Kc 1,1 1,2 1,2 1,2 1,3 1,3 1,4 1,4 1,3 1,3 CHÚ THÍCH: Tuần sinh trưởng trong các bảng E.2 và E.3 có 10 ngày E.2 Hệ số Kc áp dụng cho vùng đồng bằng Bắc bộ Bảng E.4 - Hệ số Kc của một số cây trồng vùng đồng bằng Bắc bộ Theo kết quả nghiên cứu của Viện khoa học Thủy lợi Việt Nam Loại cây trồng Kc ứng với các giai đoạn sinh trưởng Giai đoạn đầu vụ Giai đoạn phát triển Giai đoạn giữa vụ Giai đoạn chín Giai đoạn thu hoạch Toàn vụ 1. Lúa đông xuân 1,03 1,13 1,23 1,12 1,12 1,13 2. Lúa mùa 1,14 1,27 1,26 1,17 1,17 1,13 3. Cải bắp 0,94 4. Cà chua 0,85 5. Đậu tương xuân 0,70 6. Đậu tương đông từ 0,90 đến 1,40 7. Khoai tây 0,87 77 Thư mục tài liệu tham khảo [1] TCVN 8216:2009: Công trình thủy lợi - Thiết kế đập đất đầm nén; [2] TCVN 8299:2009: Công trình thủy lợi - Yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế cửa van, khe van bằng thép; [3] TCVN 8300:2009: Công trình thủy lợi - Máy đóng mở kiểu xi lanh thủy lực - Yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế, lắp đặt , nghiệm thu, bàn giao; [4] TCVN 8301:2009: Công trình thủy lợi - Máy đóng mở kiểu vít - Yêu cầu thiết kế, kỹ thuật trong chế tạo, lắp đặt, nghiệm thu; [5] TCVN 8306:2009: Công trình thủy lợi - Kích thước các lỗ thoát nước có cửa van chắn nước; [6] TCVN 8635:2011: Công trình thủy lợi - Ống xi phông kết cấu thép - Yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế, chế tạo và kiểm tra; [7] TCVN 8640:2011: Công trình thủy lợi - Máy đóng mở kiểu cáp - Yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế, chế tạo, lắp đặt và nghiệm thu; [8] TCVN 4253-86: Nền các công trình thủy công - Tiêu chuẩn thiết kế; [9] TCVN 4118-85: Hệ thống kênh tưới - Tiêu chuẩn thiết kế; [10] TCXD 189:1996: Móng cọc tiết diện nhỏ - Tiêu chuẩn thiết kế; [11] TCXD 205 : 1998 : Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế; [12] 14TCN 56-88: Thiết kế đập bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế; [13] 14TCN 57-88: Thiết kế dẫn dòng trong xây dựng công trình thủy lợi; [14] 14TCN 100-2001: Thiết bị quan trắc cụm đầu mối công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về thiết kế bố trí; [15] 14TCN 58-88: Đường viền dưới đất của đập trên nền không phải là đá - Quy trình thiết kế; [16] 14 TCN 60-88: Tiêu chuẩn thiết kế hệ số tiêu cho ruộng lúa; [17] 14 TCN 142-2004: Kết cấu bê tông, bê tông cốt thép công trình thủy lợi vùng ven biển - Các quy định chủ yếu về thiết kế, vật liệu, thi công và vận hành công trình; [18] QP.TL.C-8-76: Quy phạm tính toán thủy lực đập tràn; [19] QP.TL.C-1-75: Quy phạm tính toán thủy lực cống dưới sâu; [20] QP.TL.C-5-75: Quy phạm thiết kế tầng lọc ngược công trình thủy công; [21]QP.TL.C-6-77: Quy phạm tính toán các đặc trưng thủy văn thiết kế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftieu_chuan_thiet_ke_cong_trinh_thuy_loi_vung_dong_bang_song_hong_3604_2067659.pdf
Tài liệu liên quan