Thứ tư, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng
cho cán bộ công chức, viên chức thống kê về
tiêu chuẩn thống kê, nhằm nâng cao nhận
thức về tầm quan trọng của các tiêu chuẩn
thống kê, cũng như trang bị những kiến thức
về các tiêu chuẩn thống kê cho công chức,
viên chức thống kê, từ đó nâng cao hiệu quả
việc xây dựng, áp dụng các tiêu chuẩn thống
kê trong sản xuất thông tin thống kê.
Cuối cùng, hoạt động phổ biến tiêu
chuẩn thống kê cho người dùng tin cần được
chú trọng. Có thể nói, đây là một phần không
thể thiếu trong công tác bảo đảm chất lượng
thống kê. Các tiêu chuẩn thống kê có thể
được phổ biến thông qua chuyên mục trên
website (như ABS), hoặc một website riêng
biệt (như Stats NZ). Ngoài ra, cần lưu ý đến
việc phổ biến các tiêu chuẩn thống kê đi kèm
với các thông tin thống kê được phổ biến (có
thể phổ biến nguyên văn hoặc đính kèm
đường link, chỉ dẫn đến tài liệu về tiêu chuẩn
đó). Theo đó, người dùng có thể biết được
các thông tin thống kê mà họ sử dụng được
sản xuất dựa trên những tiêu chuẩn nào,
đảm bảo tính minh bạch của thông tin thống
kê và xây dựng, củng cố niềm tin của người
dùng. Trong quá trình phổ biến các tiêu
chuẩn thống kê, việc cung cấp các phiên bản
khác nhau và chỉ rõ những khác biệt giữa các
phiên bản của tiêu chuẩn cũng rất quan
trọng.
Từ bức tranh chung về tiêu chuẩn
thống kê của Thống kê quốc tế, đến một số ý
tưởng và khuyến nghị chung cho Thống kê
nước ta trong công tác xây dựng, ban hành,
áp dụng các tiêu chuẩn thống kê nhà nước,
có thể nhận thấy: Tiêu chuẩn thống kê không
phải là vấn đề mới, tuy nhiên việc xây dựng
được một hệ thống tiêu chuẩn thống kê toàn
diện, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tiêu
chuẩn thống kê trong hoạt động sản xuất
thông tin thống kê của toàn hệ thống thống
kê lại là nhiệm vụ khó khăn. Ngay cả các
quốc gia có nền thống kê phát triển, các hệ
thống tiêu chuẩn thống kê của các quốc gia
này cũng đang dần được hoàn thiện qua các
năm. Chính vì vậy, đảm bảo tính kịp thời
trong việc xây dựng các tiêu chuẩn thống kê
là cần thiết, nhưng tiếp tục thực hiện những
nghiên cứu sâu hơn để có những bước đi
thận trọng và chắc chắn cũng rất quan trọng
với Thống kê nước ta./.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 304 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiêu chuẩn thống kê: Từ bức tranh chung của thống kê quốc tế đến một số khuyến nghị cho thống kê nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
24
THỐNG KÊ QUỐC TẾ VÀ HỘI NHẬP
Đậu Trang – Ngọc Mai*
Tóm tắt:
Tiêu chuẩn hóa các hoạt động sản xuất thông tin thống kê là yêu cầu tất yếu hiện nay
của Thống kê nước ta. Đặc biệt, trong bối cảnh xây dựng Chiến lược Phát triển Thống kê Việt
Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, “tiêu chuẩn hóa” đang được xét đến như
là một trong những trụ cột quan trọng để đảm bảo mục tiêu hiện đại hóa Thống kê Việt Nam.
Bài viết cung cấp cho độc giả một bức tranh tổng quan về tiêu chuẩn thống kê - từ khái niệm
đến thực tiễn, đồng thời đưa ra quan điểm và một số khuyến nghị cho công tác tiêu chuẩn hóa
của toàn Ngành.
Bối cảnh
Ngày nay, nhu cầu sử dụng thông tin
thống kê không ngừng tăng lên, trong khi
các nguồn lực dành cho hoạt động sản xuất
thông tin thống kê đang có xu hướng giảm
dần. Các cơ quan thống kê hiện đang đứng
trước thách thức phải cung cấp nhiều thông
tin thống kê hơn, chất lượng tốt hơn với chi
phí thấp hơn. Trong bối cảnh này, việc thực
hiện tiêu chuẩn hóa các hoạt động sản xuất
thông tin thống kê là một yêu cầu tất yếu. Rõ
ràng, việc sản xuất thông tin thống kê dựa
trên những chuẩn mực nhất định sẽ hiệu quả
hơn về cả số lượng, chất lượng và chi phí sản
xuất, nâng cao tính chuyên nghiệp của hoạt
động sản xuất thông tin thống kê.
Tiêu chuẩn thống kê là một trong những yếu
tố cơ bản có vai trò định hình đối với thông
tin thống kê được sản xuất. Vì vậy, xây dựng
và áp dụng các tiêu chuẩn thống kê phù hợp
với các tiêu chuẩn thống kê quốc tế có ý
nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm chất
lượng thống kê, đặc biệt là đảm bảo tính
* Phòng Nghiên cứu phương pháp, tiêu chuẩn, quy
trình Thống kê, Viện Khoa học Thống kê
minh bạch, tính so sánh quốc tế cũng như
thúc đẩy khả năng hội nhập với thống kê thế
giới. Bên cạnh đó, các cơ quan thống kê cần
ý thức được rằng: Mỗi cơ quan thống kê
chính là một bộ phận trong hệ sinh thái dữ
liệu toàn cầu, trong đó thực hiện các tương
tác để trao đổi, sản xuất và sử dụng thông
tin thống kê. Các tiêu chuẩn thống kê chính
là cơ sở quan trọng để đảm bảo tính thống
nhất và toàn vẹn của hệ sinh thái dữ liệu
toàn cầu.
Ở nước ta, “tiêu chuẩn hóa” đang là
một trong những vấn đề được quan tâm
trong bối cảnh xây dựng Chiến lược Phát
triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2021-
2030, tầm nhìn đến năm 2045 với tư cách là
một trụ cột quan trọng để thực hiện hiện đại
hóa hoạt động sản xuất thông tin thống kê
nước ta. Bộ tiêu chí chất lượng thống kê nhà
nước đến năm 2030 được Thủ tướng Chính
phủ ban hành tại Quyết định số 01/2019/QĐ-
TTg ngày 05/01/2019 cũng đưa ra tiêu chí
chất lượng “Quản lý các tiêu chuẩn thống kê”
với 07 nội dung tiêu chí.
25
Bài viết cung cấp một bức trang tổng
quan về tiêu chuẩn thống kê của Thống kê
quốc tế, từ khái niệm đến thực tiễn, trên cơ
sở đó xác định một quan điểm về công tác
tiêu chuẩn hóa của toàn Ngành và đưa ra
một số khuyến nghị về xây dựng, ban hành
và áp dụng các tiêu chuẩn thống kê cho
Thống kê nước ta.
1. Khái niệm “tiêu chuẩn thống kê”
“Tiêu chuẩn” là thuật ngữ được sử
dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, bởi lĩnh
vực nào cũng cần những thước đo, chuẩn
mực nhất định để phục vụ cho những mục
đích quản lý khác nhau, chẳng hạn như quản
lý chất lượng sản phẩm, quy trình, hiệu quả,
hiệu suất Trong mỗi lĩnh vực khác nhau,
thuật ngữ này lại được định nghĩa theo
những cách khác nhau. Chẳng hạn, Luật Tiêu
chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật8 đưa ra giải
thích về thuật ngữ tiêu chuẩn như sau: “Tiêu
chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu
cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại,
đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá
trình, môi trường và các đối tượng khác trong
hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao
chất lượng và hiệu quả của các đối tượng
này. Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới
dạng văn bản để tự nguyện áp dụng”.
Trong lĩnh vực thống kê, việc sử dụng
các tiêu chuẩn thống kê cho phép cơ quan
thống kê thực hiện sản xuất các thông tin
thống kê trên một cơ sở nhất quán, đồng
thời cho phép tích hợp dữ liệu theo thời gian
và giữa các nguồn dữ liệu khác nhau. Các
tiêu chuẩn thống kê cũng mang lại nhiều lợi
ích khác như tăng hiệu quả sử dụng nguồn
lực, giảm gánh nặng trả lời cho chủ thể cung
cấp thông tin cho cơ quan thống kê... Theo
đó, một số tổ chức quốc tế và cơ quan thống
8 Luật số 68/2006/QH11 ban hành ngày 29 tháng 06
năm 2006
kê quốc gia đã đưa ra khái niệm chính thức
về “tiêu chuẩn thống kê”.
Sổ tay Khung đảm bảo chất lượng quốc
gia cho thống kê chính thức của Liên Hợp
Quốc (Sổ tay UN NQAF 2019) 9 đưa ra khái
niệm về “tiêu chuẩn thống kê” như sau:
“Tiêu chuẩn thống kê: Các tiêu chuẩn xác
định và thiết lập các thông số kỹ thuật và các
đặc điểm thống nhất cho các sản phẩm và /
hoặc dịch vụ. Trong bối cảnh của Sổ tay này,
các tiêu chuẩn thống kê đề cập đến một tập
hợp toàn diện các khái niệm, định nghĩa,
phân loại thống kê và các mô hình, phương
pháp và quy trình được sử dụng để đạt được
việc ứng xử thống nhất với các vấn đề thống
kê trong hoặc giữa các quá trình, theo thời
gian và không gian”.
Kèm theo khái niệm này, Sổ tay UN
NQAF 2019 chỉ dẫn đến các bảng phân loại
được phổ biến trên website của Cơ quan
Thống kê Liên hợp quốc (UNSD) để minh họa
cho các tiêu chuẩn thống kê. Như vậy, khái
niệm chung về “tiêu chuẩn thống kê” của
Liên hợp quốc được sử dụng trong Sổ tay UN
NQAF 2019 rất rõ ràng, trong đó cần lưu ý
một số nội dung như sau:
- Tiêu chuẩn thống kê không chỉ là các
tiêu chuẩn được xây dựng nhằm xác định và
thiết lập các thông số kỹ thuật và đặc điểm
chung cho các sản phẩm của quá trình sản
xuất thông tin thống kê, còn còn là các tiêu
chuẩn được xây dựng cho các dịch vụ thống
kê;
- Khái niệm xác định phạm vi về nội
dung của các tiêu chuẩn thống kê, bao gồm
các tiêu chuẩn về khái niệm, định nghĩa,
phân loại thống kê và các mô hình, phương
pháp, quy trình;
9 United Nations (2019), United Nations National
Quality Assurance Frameworks Manual for Official
Statistics
➢➢➢
26
- Khái niệm nêu rõ mục đích của việc
xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn thống kê
là nhằm đạt được việc ứng xử thống nhất với
các vấn đề thống kê trong hoặc giữa các quá
trình, theo thời gian và không gian, hay nói
cách khác là để đảm bảo tính thống nhất và
tính so sánh.
Bên cạnh khái niệm “tiêu chuẩn thống
kê” nói chung của Liên hợp quốc, Bảng thuật
ngữ thống kê của OECD định nghĩa về “tiêu
chuẩn thống kê quốc tế” 10 như sau:
Định nghĩa: Thuật ngữ tiêu chuẩn
thống kê quốc tế đề cập đến một bộ phận
hoàn chỉnh bao gồm các hướng dẫn và
khuyến nghị thống kê quốc tế do các tổ chức
quốc tế cùng với các cơ quan quốc gia xây
dựng.
Bối cảnh:
(1) Việc xây dựng các tiêu chuẩn thống
kê quốc tế nhất thiết phải bao gồm một quá
trình tham vấn và thảo luận rộng rãi giữa các
tổ chức quốc tế, cũng như giữa các tổ chức
quốc tế với các quốc gia thành viên.
(2) Các tiêu chuẩn có phạm vi bao
trùm hầu hết các hoạt động sản xuất thống
kê, từ thu thập, xử lý và phổ biến dữ liệu, và
hầu hết các lĩnh vực thống kê. Các tiêu chuẩn
này cũng bao gồm các phân loại thống kê
quốc tế.
(3) Cơ sở dữ liệu toàn diện nhất về các
hướng dẫn và khuyến nghị thống kê quốc tế
hiện có đang được phổ biến trên website của
Cơ quan Thống kê Liên Hợp Quốc, các ấn
phẩm phương pháp luận thống kê. Cơ sở dữ
liệu này cũng liệt kê các tiêu chuẩn hiện đang
được các tổ chức quốc tế xây dựng”.
Ngoài ra, Cơ quan Thống kê Canada
(StatCan), Cơ quan Thống kê New Zealand
(Stats NZ) và Cơ quan Thống kê quốc gia Úc
10https://stats.oecd.org/glossary/detail.asp?ID=6152
(ABS) đưa ra các khái niệm về “tiêu chuẩn
thống kê”.
Theo StatCan, “Tiêu chuẩn thống kê là
một tập hợp các quy tắc được đặt ra về cách
thức dữ liệu được thu thập và cách thức
thông tin thống kê được sản xuất và công bố.
Các tiêu chuẩn thống kê cung cấp thông tin
về dữ liệu được thu thập về một chủ đề cụ
thể để giúp các cá nhân hiểu và giải thích
được những dữ liệu này”11.
Stats NZ đưa ra khái niệm “Tiêu chuẩn
thống kê cung cấp một tập hợp các hướng
dẫn toàn diện cho các cuộc điều tra và các
nguồn dữ liệu hành chính để thu thập thông
tin về một chủ đề cụ thể. Các thành phần
của một tiêu chuẩn bao gồm: (1) Lý do; (2)
Định nghĩa; (3) Quá trình phân loại và mã
hóa; (4) Mô-đun bảng hỏi; (5) Kết quả đầu
ra; (6) Các phân loại và tiêu chuẩn liên quan;
(7) Chú giải thuật ngữ và tài liệu tham
khảo”.12
Trong khi đó, ABS xác định “Tiêu
chuẩn thống kê là tập hợp các quy tắc được
sử dụng để chuẩn hóa cách thức thu thập dữ
liệu và sản xuất thông tin thống kê. Tiêu
chuẩn thống kê cung cấp thông tin về dữ liệu
được thu thập về một chủ đề cụ thể giúp
hiểu và giải thích dữ liệu đó.
Các tiêu chuẩn thống kê là các phiên
bản đã được thông qua về cách thức để:
• Xác định các khái niệm cơ bản
• Xác định các biến quan tâm cụ thể
• Thu thập dữ liệu
- Cấu trúc mã hóa
- Đơn vị thống kê
- Các mô-đun bảng hỏi được đề xuất
11 National Statistical Standards: Tested and Trusted
(statcan.gc.ca)
12 https://www.stats.govt.nz/methods-and-
standards/standards-and-classifications/what-are-
statistical-standards-and-classifications/
27
• Xử lý dữ liệu
- Phân loại
- Hiệu đính dữ liệu
• Trình bày dữ liệu
- Các loại kết quả đầu ra
• Giải thích dữ liệu.13
Như vậy, nếu như tiêu chuẩn thống kê
quốc tế (theo khái niệm của OECD) được
hiểu là các tiêu chuẩn thống kê do tổ chức
quốc tế và các quốc gia thành viên cùng xây
dựng thông qua một quá trình tham vấn và
thảo luận rộng rãi, thì tiêu chuẩn thống kê
mà StatCan, Stats NZ và ABS đề cập lại là
quan điểm của các quốc gia về tiêu chuẩn
thống kê, trên cơ sở đó các quốc gia xây
dựng và áp dụng các tiêu chuẩn thống kê
của mình. Ngoài ra, nếu tiêu chuẩn thống kê
quốc tế là các hướng dẫn, khuyến nghị
không có tính bắt buộc đối với tất cả các
quốc gia thì các tiêu chuẩn thống kê đã được
các cơ quan thống kê quốc gia xây dựng, ban
hành và áp dụng là những quy tắc, chuẩn
mực, yêu cầu bắt buộc mà các cơ quan đó
cần tuân thủ trong quá trình sản xuất thông
tin thống kê. Mỗi cơ quan thống kê quốc gia
vừa có thể tham gia xây dựng tiêu chuẩn
thống kê quốc tế, vừa có thể xây dựng tiêu
chuẩn thống kê cho riêng mình trên cơ sở
phù hợp với các tiêu chuẩn thống kê quốc tế.
Khái niệm tiêu chuẩn thống kê quốc tế
của OECD cũng giúp xác định được các dạng
của một tiêu chuẩn thống kê quốc tế, bao
gồm các tài liệu hướng dẫn, khuyến nghị,
hoặc bảng phân loại thống kê – nhìn chung
cũng chính là các dạng cơ bản của tiêu chuẩn
thống kê nói chung. Có thể nói, tiêu chuẩn
13
https://www.abs.gov.au/websitedbs/a3121120.nsf/ho
me/statistical+language+-
+what+are+standards?#:~:text=A%20statistical%2
0standard%20is%20a,and%20interpretation%20of
%20that%20data.
thống kê quốc tế là bộ phận quan trọng
trong số các tiêu chuẩn thống kê nói chung
bởi những lí do sau: (1) Tính khả thi và
tương thích cao, do được các tổ chức quốc tế
và các quốc gia thành viên cùng xây dựng
thông qua một quá trình tham vấn, thảo luận
rộng rãi; (2) Mức độ tin cậy cao, do được
phổ biến và duy trì trên website của UNSD;
(3) Là cơ sở quan trọng để đảm bảo tính so
sánh quốc tế, được các tổ chức quốc tế
khuyến nghị áp dụng, do đó thường được áp
dụng rộng rãi; (4) Được duy trì, cập nhật
thường xuyên do những nỗ lực chung của tổ
chức quốc tế và các quốc gia thành viên.
Tóm lại, có thể hiểu tiêu chuẩn thống
kê là các tiêu chuẩn xác định và thiết lập các
thông số kỹ thuật và các đặc điểm thống
nhất cho các sản phẩm và / hoặc dịch vụ
thống kê, cụ thể là các tiêu chuẩn về khái
niệm, định nghĩa, phân loại thống kê, mô
hình, phương pháp và quy trình được sử
dụng nhằm đảm bảo tính thống nhất và tính
so sánh của các sản phẩm / dịch vụ thống
kê. Trong đó, tiêu chuẩn thống kê quốc tế là
bộ phận quan trọng bao gồm các hướng dẫn
và khuyến nghị thống kê do các tổ chức quốc
tế cùng các quốc gia xây dựng.
Trong thực tế, có thể thấy: Tất cả các
hướng dẫn liên quan đến quá trình sản xuất
thông tin thống kê sau khi được chuẩn hóa
để áp dụng thống nhất đều là các tiêu chuẩn
thống kê. Chẳng hạn, một phương pháp luận
được chuẩn hóa chính là một tiêu chuẩn về
phương pháp luận. Đối với các chương trình
thống kê (chẳng hạn như các cuộc điều tra
thống kê hay các hoạt động sản xuất thông
tin thống kê từ nguồn dữ liệu hành chính),
một tiêu chuẩn thống kê có thể được xây
dựng cho một hoặc một số bước lớn/ bước
nhỏ trong chương trình thống kê (chẳng hạn
tiêu chuẩn về làm sạch, gán dữ liệu), cho
toàn bộ chương trình, hoặc cũng có thể cho
nhiều chương trình cùng áp dụng (chẳng hạn
➢➢➢
28
như các tiêu chuẩn thống kê về định
nghĩa/khái niệm có thể được áp dụng chung
cho nhiều cuộc điều tra). Hay nói cách khác,
để tiến hành thực hiện một chương trình
thống kê, có thể cần áp dụng một hoặc nhiều
tiêu chuẩn thống kê khác nhau.
2. Một số hệ thống tiêu chuẩn
thống kê quốc tế
Hiện nay, các tiêu chuẩn thống kê quốc
tế đã được phổ biến rộng rãi trên website
chính thức của các tổ chức quốc tế xây dựng
và duy trì các tiêu chuẩn này. Bên cạnh đó,
các tiêu chuẩn thống kê quốc tế cũng được
phổ biến thông qua một sáng kiến về kho dữ
liệu toàn cầu các tiêu chuẩn thống kê quốc
tế.
Các ấn phẩm về tiêu chuẩn thống
kê được phổ biến trên website của
UNSD
Các ấn phẩm về tiêu chuẩn thống kê
quốc tế của UNSD được phổ biến tại Module
“Publications” (các ấn phẩm) trên website
của UNSD với đường dẫn:
https://unstats.un.org/unsd/publicatio
ns/.
Tại Module này, UNSD phổ biến tất cả
các phương pháp luận và tiêu chuẩn thống
kê do UNSD xây dựng. Trong đó, dựa trên
khái niệm về tiêu chuẩn thống kê quốc tế của
OECD, có thể xác định được 157 tiêu chuẩn
thống kê quốc tế được phổ biến tại đây.
Trong số các tiêu chuẩn này, chỉ có các tiêu
chuẩn về phân loại được xây dựng theo một
cấu trúc nhất định, còn các loại hình tiêu
chuẩn khác được xây dựng theo các cấu trúc
khác nhau phù hợp với mục đích và phạm vi
của tiêu chuẩn.
Như vậy, UNSD đã xây dựng và phổ
biến được một số lượng các tiêu chuẩn thống
kê quốc tế khá lớn. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn
thống kê được phổ biến cùng với các phương
pháp luận thống kê trong mục “Publications”
mà không có một Module riêng. Các tiêu
chuẩn này theo đó cũng chưa được sắp xếp,
phân tổ theo các tiêu thức khác nhau để
người dùng dễ dàng sử dụng (chẳng hạn như
phân theo lĩnh vực hay loại hình của tiêu
chuẩn), do đó người dùng có thể gặp khó
khăn trong việc tìm kiếm các tiêu chuẩn. Hạn
chế này đã được khắc phục thông qua sáng
kiến về Kho dữ liệu Toàn cầu về Tiêu chuẩn
Thống kê dưới đây.
Kho dữ liệu Toàn cầu về Tiêu
chuẩn Thống kê
Kho dữ liệu Toàn cầu về Tiêu chuẩn
Thống kê (Global Inventory of Statistical
Standards, gọi tắt là GISS) là một kho dữ liệu
bao gồm các tiêu chuẩn thống kê quốc tế
được phổ biến trên website của UNSD tại địa
chỉ:
https://unstats.un.org/unsd/iiss/Main
Page.ashx.
GISS chính là kết quả từ ý tưởng của
Viện Thống kê và Địa lý Quốc gia Mexico
(INEGI) nhằm xây dựng một kho dữ liệu để
phổ biến các tiêu chuẩn thống kê quốc tế.
GISS được phổ biến trên website của UNSD
với mong muốn sẽ được truy cập và sử dụng
rộng rãi trên toàn cầu, từ đó thúc đẩy việc áp
dụng, tuân thủ các hướng dẫn và khuyến
nghị quốc tế trong sản xuất thông tin thống
kê. 94 tiêu chuẩn thống kê được phổ biến
trên GISS đa phần đều được phổ biến dưới
các hình thức: Sổ tay, bảng phân loại, bảng
thuật ngữ, khuyến nghị.
Các tiêu chuẩn thống kê của GISS
được phân loại và sắp xếp khoa học theo ba
tiêu thức: Phân theo loại hình tiêu chuẩn
thống kê, phân theo ngành/ lĩnh vực, và
phân theo tổ chức duy trì tiêu chuẩn. Cụ thể:
- Phân theo loại hình tiêu chuẩn thống
kê: Có 17 tiêu chuẩn về phân loại; 40 tiêu
chuẩn về khái niệm và định nghĩa; 37 tiêu
chuẩn về phương pháp luận và quy trình.
29
- Phân theo ngành/lĩnh vực: Các tiêu
chuẩn thống kê quốc tế được phân theo từng
ngành/lĩnh vực liên quan như: Thống kê dân
số, thống kê lao động, thống kê kinh tế...
(Xem số lượng tiêu chuẩn thống kê quốc tế
phân theo ngành/lĩnh vực tại phụ lục 3).
- Phân theo tổ chức duy trì tiêu chuẩn
thống kê: Các tiêu chuẩn thống kê quốc tế
được phân theo 23 tổ chức quốc tế thực hiện
xây dựng, duy trì các tiêu chuẩn đó. (Xem chi
tiết về số lượng tiêu chuẩn thống kê quốc tế
phân theo tổ chức duy trì tiêu chuẩn tại các
phụ lục 4).
Cần lưu ý, một tiêu chuẩn có thể được
xây dựng cho nhiều lĩnh vực khác nhau, cũng
như một tiêu chuẩn có thể do nhiều tổ chức
cùng xây dựng và duy trì. Mỗi tiêu chuẩn
được phổ biến trên GISS đều được trình bày
theo cấu trúc gồm: (1) Tên; (2) Phiên bản;
(3) Ngày có hiệu lực; (4) Các phiên bản cũ;
(5) Mô tả về tiêu chuẩn; (6) Tổ chức duy trì
tiêu chuẩn; (7) Các lĩnh vực áp dụng tiêu
chuẩn; (8); Loại tiêu chuẩn; (9) Tài liệu tham
chiếu; (10) Ngôn ngữ phổ biến; và (11) Ngày
cập nhật thông tin về tiêu chuẩn lần cuối.
Như vậy, GISS đã làm tốt vai trò của
một kho dữ liệu về các tiêu chuẩn thống kê
quốc tế với các tiêu chuẩn được hệ thống
hóa và sắp xếp khoa học theo các tiêu thức
khác nhau. Tuy nhiên, do vẫn trong quá trình
cập nhật, GISS vẫn còn những tồn tại nhất
định như: Chưa thể hiện được đầy đủ các
phiên bản khác nhau của một tiêu chuẩn
thống kê; một số đường link dẫn tới các tài
liệu về tiêu chuẩn thống kê chi tiết mà GISS
cung cấp là chưa chính xác; chưa phổ biến
hết các tiêu chuẩn thống kê của UNSD (mới
chỉ phổ biến 14/157 tiêu chuẩn); một số tiêu
chuẩn trên GISS chưa được sắp xếp vào mục
phù hợp.
Tóm lại, do vẫn đang trong quá trình
xây dựng và cập nhật nên GISS không tránh
khỏi những hạn chế nhất định. Tuy nhiên,
cần khẳng định rằng GISS là kho dữ liệu đầu
tiên đã tập hợp được các tiêu chuẩn thống kê
quốc tế từ nhiều nguồn khác nhau, đồng thời
hệ thống hóa được các tiêu chuẩn này. GISS
là một trong những công cụ hữu ích cho
người dùng để tìm hiểu về các tiêu chuẩn
thống kê quốc tế.
Các tiêu chuẩn thống kê quốc tế
do Ủy ban TC69 (ISO) xây dựng và phổ
biến
TC69 là một ủy ban kỹ thuật của ISO,
được Hội đồng ISO giao chức năng cố vấn
cho tất cả các ủy ban kỹ thuật của ISO về
các vấn đề liên quan đến áp dụng các
phương pháp thống kê trong tiêu chuẩn hóa.
TC69 thực hiện tiêu chuẩn hóa trong việc áp
dụng các phương pháp thống kê từ lập kế
hoạch, thiết kế, thu thập, phân tích, trình bày
và giải thích dữ liệu. TC69 gồm 05 tiểu ban
với sự tham gia của 20 quốc gia thành viên
và 34 quốc gia quan sát viên.
Đến nay, TC69 và các tiểu ban đã và
đang xây dựng nhiều tiêu chuẩn trong lĩnh
vực thống kê nói chung, theo đó: 117 tiêu
chuẩn đã được phổ biến; 28 tiêu chuẩn
đang được xây dựng14. Các tiêu chuẩn này
phục vụ cho nhiều ngành/lĩnh vực khác
nhau, trong đó bao gồm các tiêu chuẩn có
thể áp dụng trong sản xuất thông tin thống
kê. Tuy nhiên, do khó khăn trong việc tiếp
cận với các tiêu chuẩn này nên hiện nay
mới chỉ tiếp cận được một số tiêu chuẩn
thống kê có thể được áp dụng trong sản
xuất thông tin thống kê đã được Tổng cục
tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Bộ Khoa
học và Công nghệ) phiên dịch và phổ biến
dưới dạng Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN),
chẳng hạn như: TCVN 8244-1:2010 (ISO
3534-1:2006) Thống kê học. Từ vựng và ký
hiệu.
14 https://www.iso.org/committee/49742.html
➢➢➢
30
3. Một số hệ thống tiêu chuẩn
thống kê của các quốc gia
Bên cạnh các tiêu chuẩn thống kê quốc
tế đã được trình bày trên đây, cần tham khảo
một số hệ thống tiêu chuẩn thống kê của các
quốc gia như Úc, New Zealand.
Các tiêu chuẩn thống kê của ABS
Trên website chính thức của ABS, 14
tiêu chuẩn thống kê do Cơ quan xây dựng đã
được phổ biến tại mục “Tiêu chuẩn” ở địa
chỉ: https://www.abs.gov.au/Standards.
Trong đó, các tiêu chuẩn thống kê này được
trình bày, sắp xếp theo thời gian xây dựng
dựng tiêu chuẩn (từ 2012 đến 2019). Ở mỗi
tiêu chuẩn thống kê được phổ biến, ABS
cung cấp các thông tin về tên tiêu chuẩn,
mục đích sử dụng tiêu chuẩn, thời kỳ tham
chiếu, ngày công bố, các phiên bản cũ (nếu
có) và phiên bản mới sắp được cập nhật (nếu
có).
Như đã trình bày trên đây, ABS xác
định các nội dung thành phần của một tiêu
chuẩn thống kê. Tuy nhiên, tùy thuộc vào
từng tiêu chuẩn mà mỗi tiêu chuẩn thống kê
của ABS sẽ bao gồm đầy đủ hoặc một phần
trong số các nội dung thành phần đó.
Các tiêu chuẩn thống kê của Stats NZ
Khác với ABS, Stats NZ đã xây dựng
một website (Aria) để quản lý và phổ biến
các tiêu chuẩn thống kê của mình tại địa chỉ:
Hình 1: Giao diện website Aria của Stats NZ
Website Aria được thiết kê thân
thiện với người dùng, bao gồm 5 module:
Khái niệm; Phân loại; Tiêu chuẩn thống
kê; Sự phù hợp và Aria. Website cung cấp
cho người dùng 7.522 kết quả về khái
niệm, định nghĩa liên quan đến thống kê
nói chung; 481 kết quả về các bảng phân
loại thống kê của Stats NZ với các đầy đủ
các phiên bản khác nhau; 302 kết quả so
sánh, làm rõ sự khác biệt giữa các phiên
bản tiêu chuẩn khác nhau của Stats NZ; và
46 kết quả về các tiêu chuẩn thống kê của
Stats NZ.
Tương tự ABS, Stats NZ cũng xác định
các thành phần của một tiêu chuẩn thống kê
nhất định, và tùy thuộc vào từng tiêu chuẩn
mà mỗi tiêu chuẩn thống kê của Stats NZ có
thể bao gồm đầy đủ hoặc một phần trong số
các nội dung thành phần này.
Qua đây, có thể thấy Thống kê New
Zealand là một trong những cơ quan thống
kê rất chú trọng việc xây dựng và phổ biến
các tiêu chuẩn thống kê. Việc xây dựng một
website để quản lý các tiêu chuẩn thống kê
là hình thức phổ biến hiệu quả, phù hợp, dễ
tiếp cận cho người dùng. Các tiêu chuẩn của
Stats NZ cũng được xây dựng theo các nội
dung thành phần xác định, đảm bảo tính
thống nhất trong toàn hệ thống tiêu chuẩn
thống kê của Stats NZ.
31
4. Một số khuyến nghị cho Thống
kê nước ta
Trên cơ sở những tổng quan trên đây
về khái niệm và thực tiễn tiêu chuẩn thống
kê của Thống kê quốc tế, có thể khẳng định:
Việc sản xuất thông tin thống kê dựa trên các
tiêu chuẩn thống kê là một trong những yêu
cầu cơ bản để Thống kê nước ta có thể hiện
đại hóa hoạt động sản xuất thông tin thống
kê, đáp ứng những nhu cầu về thông tin
thống kê đang ngày càng gia tăng cả về số
lượng và chất lượng, đồng thời thúc đẩy hội
nhập với thống kê thế giới. Bức tranh tổng
quan trên đây cũng là cơ sở để đưa ra một
số khuyến nghị cho Thống kê nước ta trong
công tác xây dựng, ban hành, áp dụng và
phổ biến các tiêu chuẩn thống kê như sau:
Trước hết, cần thực hiện các nghiên
cứu chuyên sâu về tiêu chuẩn thống kê của
Thống kê quốc tế, từ đó thu được những
kinh nghiệm về:
- Quan điểm trong lĩnh vực tiêu chuẩn
hóa hoạt động sản xuất thông tin thống kê
(khái niệm, phạm vi, đối tượng tiêu chuẩn
hóa, các phương pháp, công cụ, quy trình
tiêu chuẩn hóa, những yêu cầu về nguồn lực
cho công tác tiêu chuẩn hóa);
- Kinh nghiệm xây dựng các tiêu chuẩn
thống kê ở các phạm vi khác nhau (cho điều
tra thống kê, sử dụng dữ liệu hành chính để
sản xuất thông tin thống kê; cho các lĩnh vực
thống kê khác nhau) và ở các cấp độ khác
nhau (chẳng hạn: Tiêu chuẩn thống kê để
thực hiện một cuộc điều tra thống kê, biên
soạn một chỉ tiêu thống kê);
- Kinh nghiệm xây dựng các loại hình
tiêu chuẩn khác nhau (tiêu chuẩn về quy
trình, phân loại, phương pháp luận, khái
niệm và định nghĩa, mô hình).
Thứ hai, cần xác định một khái niệm rõ
ràng về “tiêu chuẩn thống kê” và phạm vi
cho các tiêu chuẩn thống kê cần xây dựng và
áp dụng trong toàn hệ thống. Điều này có
thể được thực hiện thông qua xây dựng một
khung chung cho tiêu chuẩn thống kê nhà
nước. Trong đó, khung chung đưa ra khái
niệm “tiêu chuẩn thống kê”, chính sách về
tiêu chuẩn thống kê nhà nước, các nguyên
tắc cần bảo đảm đồng thời xác định tất cả
các tiêu chuẩn thống kê cần được xây dựng
và áp dụng cho tất cả các lĩnh vực, ở tất cả
các cấp độ và loại hình. Nói cách khác, xây
dựng khung chung về tiêu chuẩn thống kê
nhà nước chính là xác định quan điểm và nhu
cầu về tiêu chuẩn thống kê của thống kê nhà
nước, từ đó đảm bảo việc xây dựng và áp
dụng các tiêu chuẩn thống kê một cách đồng
bộ, thống nhất và được thực hiện theo một lộ
trình phù hợp (do xác định được các ưu tiên
về tiêu chuẩn thống kê). Trong đó, có thể
cân nhắc việc xác định các thành phần nội
dung nhất định cho một tiêu chuẩn thống kê
(tương tự như ABS và Stats NZ) để đảm bảo
tính minh bạch, thống nhất, đồng bộ.
Thứ ba, đánh giá thực trạng việc xây
dựng, ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn
thống kê nhà nước cần được thực hiện.
Trong đó, có thể sử dụng khung chung về
tiêu chuẩn thống kê nhà nước (được đề xuất
xây dựng trên đây) làm mục tiêu, từ đó xác
định được hiện trạng để đánh giá mức độ
đáp ứng khung chung tại thời điểm hiện nay
ra sao. Một khung đánh giá cũng có thể được
xây dựng nhằm xác định được mức độ đầy
đủ về số lượng của các tiêu chuẩn thống kê
hiện có so với số lượng tiêu chuẩn thống kê
cần được xây dựng, ban hành và áp dụng;
đánh giá về hình thức của các tiêu chuẩn
thống kê hiện có (đã được ban hành dưới
dạng tiêu chuẩn thống kê chính thức hay
chưa); đánh giá mức độ phù hợp của mỗi
tiêu chuẩn thống kê với tiêu chuẩn thống kê
quốc tế tương ứng; đồng thời đánh giá mức
độ áp dụng trong thực tiễn, việc rà soát và
cập nhật các tiêu chuẩn, công tác đánh giá
➢➢➢
32
định kỳ việc thực hiện các tiêu chuẩn này
(nếu có) Những đánh giá toàn diện này là
cơ sở quan trọng để xác định được mức độ
đáp ứng so với yêu cầu về tiêu chuẩn thống
kê của nước ta, từ đó xây dựng được một lộ
trình phù hợp nhằm lấp đầy khung tiêu
chuẩn thống kê đã xác định.
Thứ tư, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng
cho cán bộ công chức, viên chức thống kê về
tiêu chuẩn thống kê, nhằm nâng cao nhận
thức về tầm quan trọng của các tiêu chuẩn
thống kê, cũng như trang bị những kiến thức
về các tiêu chuẩn thống kê cho công chức,
viên chức thống kê, từ đó nâng cao hiệu quả
việc xây dựng, áp dụng các tiêu chuẩn thống
kê trong sản xuất thông tin thống kê.
Cuối cùng, hoạt động phổ biến tiêu
chuẩn thống kê cho người dùng tin cần được
chú trọng. Có thể nói, đây là một phần không
thể thiếu trong công tác bảo đảm chất lượng
thống kê. Các tiêu chuẩn thống kê có thể
được phổ biến thông qua chuyên mục trên
website (như ABS), hoặc một website riêng
biệt (như Stats NZ). Ngoài ra, cần lưu ý đến
việc phổ biến các tiêu chuẩn thống kê đi kèm
với các thông tin thống kê được phổ biến (có
thể phổ biến nguyên văn hoặc đính kèm
đường link, chỉ dẫn đến tài liệu về tiêu chuẩn
đó). Theo đó, người dùng có thể biết được
các thông tin thống kê mà họ sử dụng được
sản xuất dựa trên những tiêu chuẩn nào,
đảm bảo tính minh bạch của thông tin thống
kê và xây dựng, củng cố niềm tin của người
dùng. Trong quá trình phổ biến các tiêu
chuẩn thống kê, việc cung cấp các phiên bản
khác nhau và chỉ rõ những khác biệt giữa các
phiên bản của tiêu chuẩn cũng rất quan
trọng.
Từ bức tranh chung về tiêu chuẩn
thống kê của Thống kê quốc tế, đến một số ý
tưởng và khuyến nghị chung cho Thống kê
nước ta trong công tác xây dựng, ban hành,
áp dụng các tiêu chuẩn thống kê nhà nước,
có thể nhận thấy: Tiêu chuẩn thống kê không
phải là vấn đề mới, tuy nhiên việc xây dựng
được một hệ thống tiêu chuẩn thống kê toàn
diện, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tiêu
chuẩn thống kê trong hoạt động sản xuất
thông tin thống kê của toàn hệ thống thống
kê lại là nhiệm vụ khó khăn. Ngay cả các
quốc gia có nền thống kê phát triển, các hệ
thống tiêu chuẩn thống kê của các quốc gia
này cũng đang dần được hoàn thiện qua các
năm. Chính vì vậy, đảm bảo tính kịp thời
trong việc xây dựng các tiêu chuẩn thống kê
là cần thiết, nhưng tiếp tục thực hiện những
nghiên cứu sâu hơn để có những bước đi
thận trọng và chắc chắn cũng rất quan trọng
với Thống kê nước ta./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ
thuật (Luật số 68/2006/QH11) ngày
29/6/2006;
2. OECD (2008), Glossary of Statistical
Terms,
3.Statistics Canada, https://www150.
statcan.gc.ca/n1/en/subjects/statistical_meth
ods
4. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất
lượng (2008), TCVN 7781:2008 (ISO/TR
10017:2003) Hướng dẫn sử dụng kỹ thuật
thống kê trong TCVN ISO 9001:2000
5. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất
lượng (2010), TCVN 8244-1:2010 (ISO 3534-
1:2006) Thống kê học. Từ vựng và ký hiệu.
Phần 1: Thuật ngữ chung về thống kê và
thuật ngữ dùng trong xác suất
6. United Nations (2019), United
Nations National Quality Assurance
Frameworks Manual for Official Statistics
7. United Nations Statistics Division,
Global Inventory of Statistical Standards,
https://unstats.un.org/unsd/iiss/List-of
Statistical-Standards.ashx
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_chuan_thong_ke_tu_buc_tranh_chung_cua_thong_ke_quoc_te.pdf