Tiêu chuẩn Việt Nam - Máy kéo và máy liên hợp - Động cơ điêzen yêu cầu kỹ thuật chung

1.15. Các động cơ điêzen được trang bị bộ phận tự động điều chỉnh nhiệt độ nước làm mát và nhiệt độ dầu bôi trơn. Theo yêu cầu của khách hàng, nhà máy được loại bỏ bộ phận điều chỉnh nhiệt độ nêu ở trên. 1.16. Các động cơ điêzen nên có vị trí để đặt các đầu dò hay đầu dò báo hiệu. - Nhiệt độ nước làm mát; - Nhiệt độ dầu bôi trơn; - Nhiệt độ nắp xilanh động cơ làm mát bằng không khí; - Áp suất dầu bôi trơn trong hệ thống bôi trơn của động cơ. 1.17. Các bộ phận quay của động cơ phải được trang bị vỏ và thiết bị bảo vệ. 1.18. Các đầu nối ống, các mặt tiếp giáp làm kín phải không được rò rỉ dầu bôi trơn, nhiên liệu, nước làm mát không khí nạp và khí xả. 1.19. Các động cơ điêzen phải đáp ứng được yêu cầu về mỹ thuật công nghiệp theo bản vẽ và tài liệu kỹ thuật của nhà máy đã đuợc xét duyệt. 1.20. Bố trí thiết bị điều khiển và dụng cụ kiểm tra đo lường phải đảm bảo thuận tiện khi bảo dưỡng và an toàn khi sử dụng động cơ. 1.21. Các động cơ điêzen khởi động bằng điện hay bằng động cơ xăng đều phải đảm bảo khởi động dễ dàng. Số lần khởi động không quá 3 lần bắt đầu từ trạng thái nguội của động cơ và nhiệt độ môi trường thấp tới 2810K (80C) Các động cơ điêzen có công suất nhỏ hơn 27KW (20 mã lực) được phép không đặt các thiết bị khởi động bằng điện hoặc bằng động cơ xăng. Các quy định về khởi động bằng tay do Bộ chủ quản quy định cho từng loại động cơ. 1.22. Dung lượng của các bình ắc quy phải đảm bảo khởi động liên tục 6 lần, mỗi lần từ 3 đến 12 giây mà không cần nạp thêm điện cho ắc quy. 1.23. Tuổi thọ của động cơ điêzen tính đến kỳ đại tu lần thứ nhất phải đảm bảo đúng theo quy định trong các tài liệu kỹ thuật đã được xét duyệt.

doc5 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 813 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiêu chuẩn Việt Nam - Máy kéo và máy liên hợp - Động cơ điêzen yêu cầu kỹ thuật chung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 2562:1978 MÁY KÉO VÀ MÁY LIÊN HỢP - ĐỘNG CƠ ĐIÊZEN YÊU CẦU KỸ THUẬT CHUNG Tractions and combines - Diesel engines General technical requirements Tiêu chuẩn này áp dụng cho các động cơ điêzen đặt trên máy kéo xích, máy kéo lốp, máy liên hợp và các phương tiện tự hành sử dụng trong nông nghiệp. 1. Yêu cầu kỹ thuật 1.1. Động cơ điêzen phải được chế tạo phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này, đồng thời theo các bản vẽ và tài liệu kỹ thuật đã được xét duyệt. 1.2. Theo công dụng và yêu cầu của khách hàng , thông số và kích thước cơ bản của động cơ điêzen được quy định như sau: 1.2.1. Công suất danh nghĩa và công suất lớn nhất của động cơ tại số vòng quay danh nghĩa KW (ml) 1.2.2. Đường kính pittông và hành trình pittông (mm) 1.2.3. Số xi lanh và bố trí xi lanh 1.2.4. Thứ tự nổ. 1.2.5.Số vòng quay danh nghĩa và số vòng quay nhỏ nhất khi chạy không tải vòng /ph. 1.2.6. Áp suất có ích trung bình N/m2 (KG/cm2) 1.2.7. Tốc độ trung bình của pittông (m/s) 1.2.8. Suất tiêu hao nhiên liệu tại công suất, danh nghĩa gr/KW.h (gr/ml.h) 1.2.9. Suất tiêu hao dầu bôi trơn so với suất tiêu hao nhiên liệu (%) khi đo tiêu hao chung và khi đo tiêu hao dầu bôi trơn bị cháy. 1.2.10. Mômen xoắn danh nghĩa và mômen xoắn lớn nhất N.m (Kg/m). 1.2.11. Hệ số dự trữ mômen 1.2.12. Khối lượng động cơ, kg 1.2.13. Kích thước choán chỗ, mm Các trị số cho phép quy định ở điều 1.2.2;1.2.3;1.2.5;1.2.6 và 12.7 phải theo TCVN 1684-75, các trị số của các điều còn lại được quy định theo tiêu chuẩn này và theo các tài liệu kỹ thuật của nhà máy chế tạo đã được xét duyệt. 1.3. Khối lượng riêng tính theo công suất danh nghĩa không được lớn hơn 16,00 Kg/KW (12Kg/ml). Trường hợp có lý do xác đáng đã được cơ quan tiêu chuẩn hoá của Nhà nước chuẩn y, nhà máy được phép chế tạo động cơ điêzen có khối lượng riêng lớn hơn 16Kg/KW (12Kg/ml) nhưng phải nhỏ hơn 27 Kg/KW (20Kg/ml). 1.4. Góc nghiêng giới hạn cho phép để động cơ làm việc không nhỏ hơn: a) 200 – góc nghiêng dọc và góc nghiêng ngang đối với động cơ điêzen máy kéo loại nhỏ hơn 3 tấn lực kéo; b) Đối với động cơ điêzen máy kéo loại 3 tấn và lớn hơn 3 tấn lực kéo thì: Góc nghiêng dọc: 300 - động cơ đặt trên máy kéo xích: 200 - động cơ đặt trên máy kéo lốp; Góc nghiêng ngang: 200 - động cơ máy kéo lốp và máy kéo xích Trường hợp có lý do xác đáng, nhà máy được phép chế tạo động cơ điêzen có góc nghiêng giới hạn thấp hơn quy định của tiêu chuẩn này. Trị số góc nghiêng giới hạn đó phải được cơ quan tiêu chuẩn hóa cấp Nhà nước chuẩn y. 1.5. Thử và xác định các thông số cơ bản, các góc nghiêng giới hạn phải theo tài liệu kỹ thuật đã được xét duyệt cho tới khi ban hành tiêu chuẩn Việt Nam về phương pháp thử động cơ điêzen máy kéo và máy liên hợp trên băng thử động cơ. 1.6. Các thông số cơ bản quy định trong điều 1.2 được xác định trong điều kiện khí quyển sau: - Nhiệt độ 2980 K (250C) - Áp suất: 760 mmHg; - Độ ẩm: 70%. 1.7. Công suất lớn nhất ở số vòng quay danh nghĩa phải không được nhỏ hơn 110% công suất danh nghĩa trong thời gian làm việc không ít hơn 1 giờ Chú thích: Theo yêu cầu của khách hàng, xác định công suất lớn nhất không nhỏ hơn 110% công suất danh nghĩa tại số vòng quay do hai bên thoả thuận. Tổng số thời gian làm việc ở công suất lớn nhất không quá 10% thời gian làm việc chung của động cơ (tuổi thọ). Động cơ phải phát huy đủ công suất danh nghĩa và công suất lớn nhất ở môi trường nhiệt độ từ 2730K đến 3230 K(00 đến 500 C) trên mực nước biển tới 1000 m (áp suất khí quyển không thấp hơn 674,08 mm thuỷ ngân, độ ẩm tương đối tới 98% khi nhiệt độ tới 2980 K (250C). 1.8. Các động cơ điêzen cùng gam đường kính pittông và hành trình pittông, chỉ tiêu thống nhất hoá không được thấp hơn 60%. 1.9. Các động cơ điêzen phải làm việc liên tục và ổn định ở hành trình không tải, không ít hơn 1 giờ. 1.10. Suất tiêu hao nhiên liệu của động cơ điêzen tại công suất danh nghĩa không được quá 285gr/kw. h +5%. (210 gr/mlh+5%). 1.11. Suất tiêu hao dầu bôi trơn so với suất tiêu hao nhiên liệu không được quá: 5% khi đo tiêu hao chung; 2% khi đo tiêu hao dầu cháy. 1.12. Các động cơ điêzen đều phải trang bị bộ điều tốc đa chế. Chỉ tiêu không đồng đều của điều tốc tại chế độ công suất danh nghĩa không quá: 8% đối với động cơ máy kéo; 5% đối với động cơ máy liên hợp. 1.13. Các động cơ điêzen đều phải có bộ phận lọc không khí nạp và tiêu âm khí xả. 1.14. Độ ồn khí nạp, khí xả và độ rung của máy phải không quá trị số quy định trong yêu cầu kỹ thuật cụ thể của từng kiểu động cơ đã được xét duyệt. 1.15. Các động cơ điêzen được trang bị bộ phận tự động điều chỉnh nhiệt độ nước làm mát và nhiệt độ dầu bôi trơn. Theo yêu cầu của khách hàng, nhà máy được loại bỏ bộ phận điều chỉnh nhiệt độ nêu ở trên. 1.16. Các động cơ điêzen nên có vị trí để đặt các đầu dò hay đầu dò báo hiệu. - Nhiệt độ nước làm mát; - Nhiệt độ dầu bôi trơn; - Nhiệt độ nắp xilanh động cơ làm mát bằng không khí; - Áp suất dầu bôi trơn trong hệ thống bôi trơn của động cơ. 1.17. Các bộ phận quay của động cơ phải được trang bị vỏ và thiết bị bảo vệ. 1.18. Các đầu nối ống, các mặt tiếp giáp làm kín phải không được rò rỉ dầu bôi trơn, nhiên liệu, nước làm mát không khí nạp và khí xả. 1.19. Các động cơ điêzen phải đáp ứng được yêu cầu về mỹ thuật công nghiệp theo bản vẽ và tài liệu kỹ thuật của nhà máy đã đuợc xét duyệt. 1.20. Bố trí thiết bị điều khiển và dụng cụ kiểm tra đo lường phải đảm bảo thuận tiện khi bảo dưỡng và an toàn khi sử dụng động cơ. 1.21. Các động cơ điêzen khởi động bằng điện hay bằng động cơ xăng đều phải đảm bảo khởi động dễ dàng. Số lần khởi động không quá 3 lần bắt đầu từ trạng thái nguội của động cơ và nhiệt độ môi trường thấp tới 2810K (80C) Các động cơ điêzen có công suất nhỏ hơn 27KW (20 mã lực) được phép không đặt các thiết bị khởi động bằng điện hoặc bằng động cơ xăng. Các quy định về khởi động bằng tay do Bộ chủ quản quy định cho từng loại động cơ. 1.22. Dung lượng của các bình ắc quy phải đảm bảo khởi động liên tục 6 lần, mỗi lần từ 3 đến 12 giây mà không cần nạp thêm điện cho ắc quy. 1.23. Tuổi thọ của động cơ điêzen tính đến kỳ đại tu lần thứ nhất phải đảm bảo đúng theo quy định trong các tài liệu kỹ thuật đã được xét duyệt. 1.24. Sơn động cơ, hoàn thiện mặt ngoài các bộ phận của nó và dùng các vật liệu sơn, phủ hay trang trí phải thực hiện theo đúng yêu cầu bản vẽ và quy định trong tài liệu kỹ thuật đã xét duyệt. 1.25. Không cho phép sơn lên trên các bề mặt dụng cụ và các thiết bị đo có lớp mạ bảo vệ hay có lớp phủ trang trí. 1.26. Sơn các vùng làm việc của các bộ phận điều khiển phải đảm bảo cho người sử dụng xác định tốt các vị trí điều khiển. 1.27. Chọn mầu sắc trong hệ thống phải đảm bảo kết hợp phân bố đúng mầu sắc sao cho dễ nhận biết các vị trí bơm mỡ, tra dầu bôi trơn, điều khiển, đồng thời chú ý tới phản xạ làm ảnh hưởng đến sự mệt mỏi của người sử dụng. 1.28. Các động cơ điêzen được cung cấp cho khách hàng đều phải kèm theo đầy đủ các phụ tùng thay thế dự trữ, các dụng cụ đồ nghề và các tài liệu kỹ thuật đã xét duyệt. 2. Quy tắc nghiệm thu và phương pháp thử. 2.1. Mỗi động cơ đều phải được bộ phận kiểm tra kỹ thuật của nhà máy nghiệm thu. 2.2. Nhà máy phải đảm bảo mọi động cơ điêzen xuất xưởng phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn này. 2.3. Khách hàng có quyền kiểm tra chất lượng động cơ được cung cấp theo các chỉ tiêu chất lượng quy định trong tiêu chuẩn này. 2.4. Số lượng mẫu lấy ra trong lô để kiểm tra quy cách của lô do đôi bên thoả thuận trong hợp đồng giữa khách hàng và nhà máy chế tạo. 2.5. Phương pháp thử động cơ điêzen trên băng thử phải theo đúng các quy định trong tài liệu kỹ thuật đã xét duyệt, cho tới khi ban hành tiêu chuẩn Nhà nước về phương pháp thử động cơ điêzen máy kéo và máy liên hợp 2.6. Khi kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu dù chỉ là một trong số các chỉ tiêu thì phải tiến hành kiểm tra lại với số lượng gấp đôi cũng lấy ra ở lô đó. Kết quả kiểm tra lần thứ hai là kết quả cuối cùng. 2.7. Kiểm tra tuổi thọ của động cơ phải được tiến hành định kỳ với số mẫu do Bộ chủ quản quy định. 2.8. Kiểm tra, tiêu hao dầu bôi trơn quy định theo sự cháy hao được tiến hành định kỳ theo loạt sản xuất trong năm kế hoạch với số mẫu do Bộ chủ quản quy định. Kiểm tra tiêu hao dầu bôi trơn theo sự cháy hao phải tiến hành sau 60 giờ chạy và dưới tải trọng bằng 90% công suất danh nghĩa. 3. Ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản 3.1. Trên mỗi động cơ điêzen phải có tấm nhãn gắn vào vị trí dễ nhận biết, nội dung gồm: a) Tên nhà máy hay dấu hiệu hàng hoá của nhà máy. b) Mác động cơ c) Công suất danh nghĩa của động cơ. d) Số vòng quay danh nghĩa của động cơ. đ) Số động cơ theo hệ thống số hiệu của sản phẩm e) Năm chế tạo f) Số hiệu của tiêu chuẩn này. 3.2. Vị trí, kích thước của nhãn và phương pháp ghi nhãn phải được chỉ dẫn trong bản vẽ chế tạo và phải đảm bảo giữ nguyên được nhãn trong suốt thời hạn phục vụ của động cơ. 3.3. Bao gói động cơ, các phụ tùng dự trữ và các đồ nghề kèm theo phải bảo đảm bảo chúng không bị gỉ trong thời gian ít nhất 12 tháng kể từ ngày xuất xưởng. Với điều kiện bảo quản chúng ở nơi khô ráo và trên các sàn có mái che. 3.4. Theo sự thoả thuận của khách hàng, được phép không bao gói động cơ khi vận chuyển nó trên toa tàu kín hoặc trong các khoang tàu kín không bị nước mặn xâm thực. 3.5. Mỗi động cơ điêzen được cung cấp cho khách hàng phải kèm theo các tài liệu sau đây: a) Hồ sơ lý lịch của động cơ với các số liệu kỹ thuật cơ bản; b) Chứng chỉ bao gói có chữ ký của người bao gói và ngày bao gói; c) Chứng chỉ nghiệm thu của bộ phận kiểm tra kỹ thuật nhà máy; d) Các quy trình bảo dưỡng và tài liệu hướng dẫn sử dụng động cơ; đ) Các bản vẽ lắp đặt động cơ, sửa chữa lắp ráp các chi tiết hay các cụm thay thế. 3.6. Động cơ được cung cấp làm sản phẩm dự trữ hay xuất cảng đều phải đóng trong hòm gỗ kín bên trong lót giấy chống ẩm hay lót các vật liệu không thấm nước khác. Hòm phải được lèn chặt và bao gói đồng bộ với phụ tùng dự trữ, đồ nghề, hồ sơ, tài liệu. Đóng hòm phải đảm bảo động cơ cũng như phụ tùng thay thế đặt trong hòm không bị hư hỏng do va chạm lúc vận chuyển. 3.7. Trên mỗi hòm gỗ phải sơn bằng sơn bền màu bao gồm: a) Tên cơ quan mà nhà máy trực thuộc b) Tên gọi nhà máy hay dấu hiệu hàng hoá của nhà máy và địa chỉ của nó. c) Địa chỉ nơi được cung cấp động cơ. d) Ngày chế tạo e) Ngày bao gói xuất xưởng f) Số hiệu của tiêu chuẩn này; g) Chữ “không ném” , “ chống ẩm” và các ký hiệu khác cho việc vận chuyển , bốc dỡ. 3.8. Động cơ điêzen được cung cấp đồng bộ với máy kéo, máy liên hợp, nhất thiết phải kèm theo nhà máy chế tạo máy kéo hay máy liên hợp đủ các phụ tùng thay thế, đồ nghề, hồ sơ và tài liệu kỹ thuật của động cơ do nhà máy chế tạo động cơ cung cấp. 4. Bảo hành của nhà máy chế tạo 4.1. Thời hạn bảo hành của động cơ là 6 tháng kể từ khi mua tại nơi bán của Nhà nước, nhưng không quá 600 giờ làm việc đối với động cơ đặt trên máy kéo sử dụng trong nước. Thời hạn bảo hành động cơ xuất cảng do Bộ chủ quản quy định. Trong thời gian bảo hành nhà máy phải sửa chữa hay thay thế các chi tiết, các cụm máy bị hư hỏng mà khách hàng không phải trả tiền, với điều kiện khách hàng phải bảo quản, sử dụng theo đúng các quy định trong tài liệu hướng dẫn sử dụng của nhà máy. 4.2. Đến hết thời hạn bảo hành, nhưng còn trong giới hạn tuổi thọ của động cơ tính đến kỳ đại tu lần thứ nhất, nhà máy chế tạo vẫn phải chịu trách nhiệm về chất lượng động cơ. Trong trường hợp đó nhà máy chế tạo phải cung cấp đầy đủ các chi tiết cần thay thế hay phải phục hồi các chi tiết hư hỏng để đảm bảo tính năng làm việc của động cơ mà khách hàng phải chịu tiền phí tổn do sửa chữa và thay thế phụ tùng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docvi_tcvn2562_1978_5583.doc