Tiểu dầm là một vấn đề quan trọng trong
lĩnh vực bệnh lý rối loạn đi tiểu, tuy không
nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến
chất lượng cuộc sống và phát triển tâm sinh lý
của trẻ, nhưng lại chưa được quan tâm đúng
mức. Nghiên cứu nầy cho thấy tỉ lệ nam nữ
tương đương nhau, tuổi thường gặp tại phòng
khám là 8 tuổi. Tỉ lệ trẻ tiểu dầm có bệnh lý tắc
nghẽn đường hô hấp trên và táo bón lần lượt là
26,2% và 14%. Đa số trẻ (83,7%) đến khám tại
phòng khám bệnh viện bị tiểu dầm nặng, nghĩa
là > 3 lần mỗi tuần. Tỉ lệ trẻ tiểu dầm có uống
nước chứa chất caffeine cao (70,9%). Tình trạng
ngủ sâu khó đánh thức liên quan có ý nghĩa
thống kê với mức độ tiểu dầm nặng. Trẻ tiểu
dầm nặng có lượng nước tiểu về đêm nhiều hơn
và thể tích bàng quang nhỏ hơn so với nhóm
còn lại. Về điều trị bước đầu theo phác đồ của
bệnh viện cho thấy có kết quả khả quan.
7 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu dầm đơn thuần nguyên phát ở trẻ em điều trị ngoại trú tại bệnh viện Nhi Đồng 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Thận Niệu 342
TIỂU DẦM ĐƠN THUẦN NGUYÊN PHÁT Ở TRẺ EM
ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG I
Lê Khánh Diệu*, Huỳnh Thoại Loan*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này để tìm hiểu về đặc điểm trẻ tiểu dầm và các yếu tố liên quan
đến tiểu dầm ở các trẻ được đưa đến khám tại phòng khám bệnh viện Nhi Đồng 1.
Phương pháp và đối tượng: Tất cả các trẻ trên 5 tuổi có chẩn đoán tiểu dầm được đưa vào nghiên cứu.
Các số liệu thu thập được dựa trên bảng câu hỏi và nhật kí đi tiểu của trẻ, bao gồm: tuổi, giới tính, tiền căn các
bệnh lý thần kinh, tiền căn bệnh lý tắc nghẽn đường hô hấp trên, tiền căn gia đình, tình trạng khó đánh thức,
uống nhiều nước chứa caffeine, thể tích bàng quang ước lượng dựa theo tuổi, thể tích bàng quang tối đa, lượng
nước tiểu ban đêm, lượng nước uống sau 17 giờ và lượng nước uống trong ngày. Trẻ tiểu dầm được chia làm 2
mức độ: tiểu dầm nặng >3 đêm/ tuần (72 bệnh nhân, 83,7%) và tiểu dầm nhẹ 3 đêm/ tuần (13 trường hợp,
15,1%). Các yếu tố liên quan đến tiểu dầm được phân tích dựa vào mức độ nặng. Tất cả các biến số được thống
kê bằng phần mềm SPSS 16.0 và yếu tố liên quan đến độ nặng của tiểu dầm được kiểm định bằng phương pháp
Chi-square và t- test với p ≤ 0,05.
Kết quả: Nghiên cứu của chúng tôi gồm 86 trẻ tuổi từ 5 đến 15 tuổi. Tỉ lệ nam: nữ là 1:1, tuổi thường gặp
là 8 tuổi. Tỉ lệ trẻ tiểu dầm có táo bón, tắc nghẽn đường hô hấp trên, uống nước chứa caffeine và khó đánh thức
khi ngủ lần lượt là 14%, 26%, 70% và 66%. Tỉ lệ trẻ tiểu dầm nặng là 84,7%. Sau 1 tháng điều trị theo phác đồ,
87,9% trẻ có đáp ứng. Dung tích bàng quang nhỏ và lượng nước tiểu ban đêm nhiều được ghi nhận ở trẻ tiểu
dầm nặng. Tình trạng ngủ khó đánh thức có sự liên quan với mức độ tiểu dầm nặng với p ≤ 0,05.
Kết luận: Đa số trẻ tiểu dầm đến khám tại phòng khám Thận bệnh viện Nhi đồng 1 ở mức độ nặng (> 3 đêm
mỗi tuần). Tỉ lệ nam nữ tương đương nhau, lứa tuổi thường gặp nhất là 8 tuổi. Đa số trẻ đáp ứng điều trị sau 1
tháng. Tình trạng ngủ sâu khó đánh thức có sự liên quan có ý nghĩa thống kê với mức độ tiểu dầm nặng.
Từ khóa: tiểu dầm, trẻ em, đa niệu, thể tích bàng quang.
ABSTRACT
PRIMARY NOCTURNAL ENURESIS IN OUTPATIENT AT CHILDREN'S HOSPITAL 1
Le Khanh Dieu, Huynh Thoai Loan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3 - 2012: 342 - 348
Objective: The aims of this study were to determine the characteristic of enuretic children and investigate
the factors associated with nocturnal enuresis at Children Hospital Number 1.
Subject and methods: All enuretic children over 5 years old who admitted at nephrology outpatient clinic
of Children Hospital Number 1 were included in the research. We recorded the information in the questionnaires
and bladder diaries, include: age, gender, family history, neurologic disorder, history of upper airway obstruction,
deep sleep, constipation, expected bladder capacity, maximum voided volume, nocturnal urine volume, fluid
intake and fluid intake after 17 hour. Patients were divided into 2 groups: ≤ 3 nights per week and > 3 wet nights
per week. We determine factors associated based on the severity of enuresis. Data was calculated by SPSS 16.0
* Bệnh viện Nhi Đồng 1, Tp HCM
Tác giả liên hệ: Bs Lê Khánh Diệu ĐT: 0903870670 Email: lepkhanhdieu@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 343
and the associted factors for the severity of enuresis were investigated by Chi-square and t-test with p ≤ 0.05.
Results: The study group was composed of 59 children aged between 5 and 15 years. The propotion of boys:
girls was 1:1, the most common age was 8. The prevalence of enuretic chidren had constipation, upper airway
obstruction, caffeine based drinks and deep sleep was 14%, 26%, 70% and 66% alternatively. The prevalence of
severe enuretic children was 84.7%. After 1 month of treatment, 87.9% children responsed with treatment. Small
bladder and nocturnal polyuria were recognized in severe enuretic children. Deep sleep was associated in children
with severe enuresis with p=0.05.
Conclusion: Almost enuretic children who admitted at nephrology outpatient clinic were severe (more than
3 wet nights per week). Boys and girls have the same prevalence of enuresis, the most common age was 8. Deep
sleep was associated in children with > 3 wet nights per week.
Key words: Enuresis, children, polyuria, bladder capacity.
MỞ ĐẦU
Tiểu dầm đơn thuần nguyên phát là một vấn
đề thường gặp ở trẻ. Bệnh lý tiểu dầm tuy
không trực tiếp gây tử vong nhưng ảnh hưởng
lớn đến tình trạng tâm sinh lý của trẻ và gia
đình(4). Tiểu dầm có thể dẫn đến giảm chất
lượng cuộc sống và tình trạng căng thẳng đối
với trẻ và gia đình. Ngoài ra, trẻ tiểu dầm có thể
gặp một số khó khăn trong việc học, khả năng
phát triển về ngôn ngữ và ảnh hưởng đến cân
nặng, chiều cao của trẻ(1,4,6). Tần suất của bệnh
tiểu dầm thay đổi từ 7-14% theo các báo cáo ở
Nhật, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh(2,3,13,15). Tần
suất trẻ tiểu dầm ở Trung Quốc và Hồng Kông
thì ghi nhận ít hơn(7,16). Hầu hết các nghiên cứu
đều đưa ra các yếu tố nguy cơ của tiểu dầm
nguyên phát là: trẻ nam, độ tuổi nhỏ, tiền sử
trong gia đình có người bị tiểu dầm nguyên
phát, cha mẹ ly dị, tình trạng ngủ sâu khó đánh
thức, kích thước bàng quang nhỏ và rối loạn đi
tiểu vào ban ngày(2,7,8,3,16). Ngoài ra, một số các
nghiên cứu khác cũng cho thấy tình trạng kinh
tế gia đình thấp, trẻ sống một mình hay cân
nặng lúc sinh thấp cũng là các yếu tố nguy cơ
của tiểu dầm nguyên phát. Hiện nay, tại Việt
Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói
riêng chưa có một nghiên cứu tổng quan nào về
bệnh lý tiểu dầm và những yếu tố liên quan đến
tiểu dầm ở trẻ em, do đó đây là lĩnh vực cần
được tìm hiểu. Chính vì những lý do đó nên
chúng tôi quyết định thực hiện nghiên cứu này.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chúng tôi thiết kế nghiên cứu mô tả hàng
loạt các trường hợp bệnh với tất cả các trẻ em
đến khám vì tiểu dầm tại phòng Khám Thận
Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 8/2011 đến
tháng 12/2011. Tất cả các trẻ trên 5 tuổi được
chẩn đoán tiểu dầm đều được đưa vào trong
nghiên cứu. Các số liệu thu thập bao gồm: tuổi,
giới tính, tiền căn các bệnh lý về thận niệu, thần
kinh, hô hấp, tiền căn gia đình, tình trạng táo
bón, uống nước chứa chất caffeine, tình trạng
ngủ sâu khó đánh thức, số đêm tiểu dầm trong
tuần, phương pháp điều trị và số đêm tiểu dầm
sau điều trị dựa trên bảng câu hỏi khảo sát cha,
mẹ hoặc người thân của trẻ. Các thông số về thể
tích bàng quang ước lượng dựa theo tuổi, thể
tích bàng quang tối đa, lượng nước tiểu ban
đêm, lượng nước uống sau 17 giờ và lượng
nước uống trong ngày được ghi nhận dựa vào
nhật ký bàng quang của trẻ trong 3 ngày liên
tiếp. Chúng tôi loại trừ khỏi nghiên cứu các
trường hợp tiểu dầm xuất hiện dưới 5 tuổi, tiểu
dầm mới xuất hiện trở lại sau khi ngưng tiểu
dầm 6 tháng và các trường hợp tiểu dầm đã
được điều trị.
Theo tổ chức Quốc tế về Tiểu không tự chủ
ở Trẻ em (International Children’s Continence
Society)(3), tiểu dầm được định nghĩa là tình
trạng thoát nước tiểu không tự chủ khi trẻ ngủ
vào ban đêm. Tiểu dầm nguyên phát là tình
trạng tiểu dầm liên tục từ nhỏ không có khoảng
thời gian ngưng tiểu dầm. Tiểu dầm thứ phát
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Thận Niệu 344
được định nghĩa là tình trạng tiểu dầm xảy ra lại
sau một khoảng thời gian 6 tháng trẻ không bị
tiểu dầm. Đa niệu về đêm được định nghĩa là
thể tích nước tiểu ban đêm > 130% so với thể tích
bàng quang ước lượng. Dung tích bàng quang
nhỏ khi < 70% dung tích bàng quang ước lượng.
Dung tích bàng quang ước lượng được tính toán
dựa theo công thức:
Dung tích bàng quang ước lượng = (30 x
tuổi) + 30 (ml).
Về điều trị, chúng tôi áp dụng theo phác đồ
điều trị tiểu dầm của tổ chức Quốc tế về Tiểu
không tự chủ ở Trẻ em(11). Tất cả các trẻ đều
được hướng dẫn điều trị hỗ trợ dựa vào thăm
hỏi bệnh sử và ghi nhận thể tích bàng quang,
lượng nước uống trong nhật ký đi tiểu của từng
trẻ. Trẻ có tình trạng đa niệu về đêm được điều
trị hormone kháng bài niệu desmopressin liều
từ 1- 4 mg uống trước ngủ 1 giờ. Trẻ có dung
tích bàng quang nhỏ kèm triệu chứng rối loạn
đường tiểu ban ngày được điều trị thuốc kháng
cholinergic oxybutinin với liều 5 mg/ngày.
Ngoài ra, trẻ > 7 tuổi và tiểu dầm ảnh hưởng đến
tâm sinh lý và cuộc sống của trẻ cũng được điều
trị với desmopressin.
Về đáp ứng điều trị, chúng tôi dựa vào tiêu
chuẩn của Tổ chức Quốc tế về Tiểu không tự
chủ ở Trẻ em(12): đáp ứng nếu số đêm tiểu dầm
giảm trên 90% so với trước điều trị, đáp ứng
một phần nếu số đêm tiểu dầm giảm từ 50% đến
89% so với trước điều trị và không đáp ứng nếu
số đêm tiểu dầm giảm dưới 50% so với trước
điều trị.
Chúng tôi đánh giá các yếu tố kết hợp với
mức độ tiểu dầm dựa vào tiểu dầm > 3 hay ≤ 3
đêm một tuần. Tất cả các biến số sẽ thống kê
bằng phần mềm SPSS 16.0, trình bày dưới dạng
bảng. Các yếu tố liên quan đến mức độ nặng
của tiểu dầm được tình toán dựa theo phương
pháp Chi-square và t-test với giá trị p ≤ 0,05.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Dịch tễ học
Trong nghiên cứu chúng tôi gồm 86 trẻ, tỉ lệ
nam: nữ là 1:1. Đa số trẻ sống tại Thành phố Hồ
Chí Minh, chiếm tỉ lệ 81,4%. Độ tuổi trung bình:
8,84 ± 2,19 (năm). Tuổi nhỏ nhất 5 tuổi, tuổi lớn
nhất 15 tuổi. Trẻ 8 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất trong
nghiên cứu (27,9%).
Tiền căn, bệnh lý kèm theo
Tỉ lệ trẻ tiểu dầm có bệnh lý tắc nghẽn
đường hô hấp trên như viêm amygdale, viêm
VA là 26,2%. Tỉ lệ trẻ tiểu dầm có bệnh lý ảnh
hưởng đến tâm thần kinh như chậm phát
triển, tăng động kém tập trung là 10,4%. Tiền
căn gia đình có người bị tiểu dầm: tỉ lệ bé có
cha, mẹ và anh chị em bị tiểu dầm lần lượt là
9,5%, 11,9% và 19,8%. Tỉ lệ trẻ tiểu dầm có
kèm theo táo bón, uống nước có chứa chất
caffein lần lượt là 14% và 70,9%.
Đặc điểm trẻ tiểu dầm (bảng 1)
Về mức độ tiểu dầm, đa số trẻ tiểu dầm trên
3 lần mỗi tuần với tỉ lệ là 83,7%. Tỉ lệ trẻ tiểu
dầm có rối loạn đi tiểu ban ngày là 25%. Tình
trạng ngủ sâu khó đánh thức, dung tích bàng
quang nhỏ và tình trạng đa niệu về đêm lần lượt
là 69,8%, 46,5% và 31,3%.
Bảng 1: Đặc điểm trẻ tiểu dầm
Đặc điểm n(%)
Giới
Nam
Nữ
Táo bón
Uống nước chứa caffeine
Ngủ sâu
Đa niệu về đêm
Dung tích bàng quang nhỏ
Tắc nghẽn đường hô hấp trên
Tiền căn bệnh lý thần kinh
Tiền căn gia đình có tiểu dầm
Cha
Mẹ
Anh/ Chị/ Em
Độ nặng của tiểu dầm
≤ 3 lần/ tuần
> 3 lần/ tuần
41 (47,7)
45 (52,3)
12 (14)
61 (70,9)
60 (69,8)
40 (46,5)
27 (31,3)
22 (26,2)
9 (10,4)
8 (9,5)
10 (11,9)
17 (19,8)
14 (16,3)
72 (83,7)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 345
n: số lượng trẻ tiểu dầm
Điều trị (bảng 2)
Về phương pháp điều trị, tất cả các trường
hợp đều được hướng dẫn điều trị hỗ trợ dựa
vào nhật ký đi tiểu và thăm hỏi bệnh sử. Trong
đó, 69,8% trẻ được điều trị Desmopressin và 5%
trẻ được điều trị với oxybutinin. Sau 1 tháng
điều trị, có 34 trường hợp bệnh nhân tái khám,
trong đó 87,9% trường hợp trẻ đáp ứng với điều
trị.
Bảng 2: Đặc điểm liên quan đến điều trị
Đặc điểm n(%)
Phương pháp điều trị
Điều trị hỗ trợ đơn thuần
31 (36,1)
Đặc điểm n(%)
Desmopressin
Oxybutinin
Đáp ứng sau điều trị
Hoàn toàn
Một phần
Không đáp ứng
51 (69,8)
4 (5,1)
19 (57,6)
(30,3)
4 (12,1)
Các yếu tố liên quan đến mức độ tiểu dầm
(bảng 3)
Chúng tôi chia trẻ tiểu dầm thành 2 nhóm:
tiểu dầm nặng và tiểu dầm nhẹ dựa vào số
đêm tiểu dầm trong tuần. Trong nghiên cứu
của chúng tôi 72 trường hợp là tiểu dầm mức
độ nặng.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Thận Niệu 346
Bảng 3: Các yếu tố liên quan tới mức độ tiểu dầm:
Trẻ tiểu dầm < 3 lần mỗi
tuần (n = 14)
Tỉ lệ trẻ tiểu dầm > 3 lần mỗi
tuần (n = 72)
Giá trị p
Tuổi
Thể tích bàng quang tối đa
Lượng nước tiểu ban đêm
Giới tính: +Nam
+Nữ
Tiền căn gia đình: +Cha
+Mẹ
Bệnh lý tâm thần kinh
Tắc nghẽn hô hấp trên
Ngủ sâu
Táo bón
Uống nước có chứa caffein
9,62 ± 2,36
297,5 ± 95,87
301, 11 ± 137,79
7 (50)
7 (50)
3 (21,4)
3 (21,4)
1(7,1)
6 (42,8)
7 (50,0)
2 (14,2)
8 (57,1)
8,71 ± 2,14
250,23 ± 92,75
407,34 ± 169,52
34 (47,2)
38 (52,7)
5 (6,9)
7 (9,7)
8 (11,1)
16 (22,2)
55 (76,3)
10 (13,9)
53 (73,6)
0,21 *
0,22 *
0,07 *
0,53 †
0,10 †
0,18 †
0,55 †
0,07 †
0,05 †
0,62 †
0,17 †
Các kết quả được trình bày với giá trị trung bình ± độ lệch chuần và số lượng (tỉ lệ %) *: t- test †: Chi-square test
Vậy tình trạng ngủ sâu khó đánh thức liên
quan có ý nghĩa thống kê với mức độ nặng của
tiểu dầm với giá trị p = 0,05.
BÀN LUẬN
Tiểu dầm là tình trạng thoát nước tiểu
không tự chủ khi trẻ ngủ vào ban đêm. Tần suất
trẻ bị tiểu dầm rất thay đổi từ 8 - 17,6% tùy theo
khu vực. Tại châu Á, theo tác giả P. Chang(3) tần
suất bị trẻ bị tiểu dầm tại Đài Loan là 8%, điều
này cũng tương tự như các nghiên cứu tại Nhật
Bản, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên theo
tác giả Yueng CK(16) nghiên cứu trên trẻ từ 4-12
tuổi ở Hồng Kông thì tần suất trẻ bị tiểu dầm là
3,5%. Tác giả Jian Guo Wen(7) nghiên cứu trên
10088 trẻ tại Trung Quốc thì tần suất tiểu dầm là
4,07%. Cho đến nay, tại Việt Nam cũng như
Thành phố Hồ Chí Minh chưa có nghiên cứu
nào trên cộng đồng về vấn đề này, do vậy
chúng tôi không ghi nhận được tỷ lệ trẻ tiểu
dầm trong dân số.
Về đặc điểm nhân trắc học của trẻ bị tiểu
dầm, đa phần các tác giả đều cho rằng trẻ nam
thường bị tiểu dầm hơn. Tác giả P. Chang(3) qua
nghiên cứu 1176 trường hợp tại Hồng Kông ghi
nhận có 92 trường hợp trẻ bị tiểu dầm, trong đó
chiếm 2/3 là trẻ nam. Tác giả Jian Guo Wen(7) cho
thấy tình trạng tiểu dầm ở trẻ nam nhiều hơn trẻ
nữ và sự khác biết này có ý nghĩa thống kê, tuy
nhiên trong từng nhóm tuổi thì tỉ lệ nam nữ
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Trong nghiên cứu chúng tôi nhận thấy tỉ lệ nam:
nữ là tương đương nhau. Điều này có thể do
nghiên cứu chúng tôi được thực hiện tại phòng
khám với số lượng bệnh nhân không nhiều, do
vậy cần những nghiên cứu trên cộng đồng để
xác định chính xác tỉ lệ nam, nữ trong dân số trẻ
bệnh tiểu dầm ở Việt Nam.
Về nhóm tuổi, tuổi trung bình trong nghiên
cứu chúng tôi là 8 tuổi, điều này cũng tương tự
với tác giả Lawless. Tác giả P.Chang(3) và Wen(7)
nhận thấy tiểu dầm thường ở lứa tuổi 6-7 tuổi và
tần suất tiểu dầm giảm dần theo sự trưởng
thành của trẻ. Tuy nhiên trong nghiên cứu này,
chúng tôi nhận thấy tần suất tiểu dầm tăng lên ở
lứa tuổi 8-10 tuổi. Số lượng trẻ trong nghiên cứu
của chúng tôi nhỏ và đây không phải là một
nghiên cứu trên cộng đồng. Tiểu dầm chưa phải
là một vấn đề được quan tâm tại một số quốc
gia trong đó có Việt Nam và Ấn Độ(14), do vậy
trẻ chỉ được đưa đến phòng khám khi trẻ lớn mà
vẫn còn bị tiểu dầm.
Về mức độ tiểu dầm, tỉ lệ trẻ tiểu dầm > 3
đêm trong 1 một tuần thay đổi từ 5-28%(7,3,16).
Nghiên cứu khác tại Hàn Quốc khảo sát các
bệnh nhân đến khám phòng khám, tác giả
Kim(10) nhận thấy 54,5% trẻ tiểu dầm mỗi ngày,
tương tự với nghiên cứu của chúng tôi với tỉ lệ
trẻ tiểu dầm mỗi ngày là 63,9%. Như vậy, trẻ có
mức độ tiểu dầm nặng ảnh hưởng đến chất
lượng cuộc sống gia đình và bản thân thì mới
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 347
được cha mẹ quan tâm và đưa trẻ đến khám tại
phòng khám.
Ngoài giới tính nam và độ tuổi, đa phần các
nghiên cứu đều cho rằng yếu tố di truyền, tình
trạng ngủ khó đánh thức, rối loạn bàng quang,
chậm phát triển và rối loạn thần kinh là các yếu
tố nguy cơ của tiểu dầm. Tác giả Lawless(9) cho
rằng có 70% trẻ bị tiểu dầm có tiền sử bố hoặc
mẹ bị tiểu dầm lúc nhỏ. Nghiên cứu còn chỉ ra
rằng nếu bố hoặc mẹ bị tiểu dầm thì có tới 40%
đến 45% khả năng trẻ sinh ra sẽ bị tiểu dầm. Tác
giả P. Cheng(3) nhận thấy có khoảng 30% trẻ tiểu
dầm có cha mẹ tiểu dầm, sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê với p< 0.001, tuy nhiên tác giả
không thấy có sự liên quan giữa yếu tố tiền căn
gia đình và mức độ trầm trọng của tiểu dầm ở
trẻ. Tác giả Wen(7) cũng nhận thấy có sự liên
quan giữa tiền căn gia đình và trẻ tiểu dầm (p<
0.05) và tỉ lệ bố mẹ tiểu dầm là 22,3%. Trong
nghiên cứu chúng tôi tiền căn gia đình có người
tiểu dầm chiếm 21,4% ở bố mẹ và 19,8 % ở anh
em và chúng tôi cũng không thấy có sự liên
quan giữa tiền căn gia đình và mức độ tiểu dầm.
Tình trạng chậm phát triển tâm thần và táo
bón cũng là những yếu tố nguy cơ gây tình
trạng tiểu dầm theo tác giả P.Cheng(3). Tuy nhiên
theo tác giả Kim(8) tỉ lệ táo bón chiếm khoảng
12,9% và táo bón không liên quan đến mức độ
nặng của tiểu dầm. Nghiên cứu của chúng tôi
cho thấy tỉ lệ táo bón và chậm phát triển tâm
thần lần lượt là 14% và 10,4%, tuy nhiên cả hai
tình trạng này đều không liên quan có ý nghĩa
thống kê đến mức độ nặng của tiểu dầm.
Đối với trẻ bình thường, khi bàng quang đầy
sẽ phát tín hiệu lên bộ não đánh thức trẻ dậy để
đi tiểu. Trẻ tiểu dầm thường có tình trạng ngủ
sâu khó đánh thức nên các tín hiệu của bàng
quang không đánh thức được trẻ gây nên tình
trạng tiểu dầm khi ngủ(9). P. Cheng(3) qua 1176
trường hợp cho thấy có 15% trẻ có tình trạng
ngủ sâu khó đánh thức và sự liên quan có ý
nghĩa thống kê với tình trạng tiểu dầm (p <
0,0001). Tác giả Wen(7) cũng cho thấy có sự liên
quan giữa tình trạng ngủ sâu khó đánh thức
(57,42%) và tiểu dầm (p = 0,002). Trong nghiên
cứu chúng tôi, tình trạng ngủ sâu khó đánh thức
gặp ở 69,8% các trường hợp và có sự liên quan
với mức độ tiểu dầm nặng > 3 đêm mỗi tuần (p=
0,05).
Theo tác giả Néveus, tình trạng thể tích bàng
quang nhỏ, tình trạng tăng thải nước tiểu vào
ban đêm và ngủ sâu khó đánh thức là những
nguyên nhân gây tiểu dầm(6). Chúng tôi ghi
nhận có 31,3% trẻ có thể tích bàng quang nhỏ
hơn so với thể tích bàng quang ước lượng theo
tuổi và 46,5% trẻ có tình trạng đa niệu vào ban
đêm. Tình trạng đa niệu vào ban đêm được giải
thích là do thiếu hormone Vasopressin tiết ra
vào ban đêm(10). Khi so sánh thể tích bàng quang
tối đa và lượng nước tiểu về đêm của 2 nhóm
bệnh nhân, chúng tôi ghi nhận thể tích bàng
quang tối đa của trẻ tiểu dầm nặng nhỏ hơn so
với nhóm còn lại, tuy nhiên sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra chúng tôi
cũng ghi nhận lượng nước tiểu vào ban đêm của
nhóm trẻ tiểu dầm nặng nhiều hơn so với nhóm
còn lại, tuy nhiên sự khác biệt này cũng không
có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu của tác giả
Kim(8) trên 101 bệnh nhân ghi nhận độ nặng của
tiểu dầm liên quan có ý nghĩa thống kê với
dung tích bàng quang nhỏ và tỉ trọng nước tiểu
vào lúc sáng sớm thấp. Chúng tôi hi vọng
những nghiên cứu sau với mẫu số lớn hơn,
chúng tôi sẽ ghi nhận được kết quả có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê.
Về điều trị, chúng tôi dựa theo khuyến cáo
của Tổ chức quốc tế về Tiểu không tự chủ ở Trẻ
em(11). Tất cả các trường hợp trẻ tiểu dầm đều
được hướng dẫn điều trị hỗ trợ sau khi phân
tích bảng theo dõi lượng nước uống và lượng
nước tiểu của trẻ mỗi ngày. Điều trị hỗ trợ bao
gồm hướng dẫn trẻ uống nước thích hợp (40%
vào buổi sáng, 40% vào buổi trưa và 20% sau 17
giờ), hướng dẫn trẻ đi tiểu theo khoảng thời
gian nhất định, tư thế trẻ khi đi tiểu, điều trị táo
bón kèm theo, hạn chế sử dụng thức uống có
chứa caffeine (nước ngọt, trà, cà phê). Phương
pháp báo thức có hiệu quả trên 2/3 trẻ tiểu dầm.
Trẻ tiểu dầm được gắn một thiết bị báo động và
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Thận Niệu 348
thiết bị này sẽ phát tín hiệu ngay khi trẻ bắt đầu
tiểu dầm. Hiện nay tại Việt Nam chưa có thiết bị
báo thức nên chúng tôi chưa áp dụng điều trị
theo phương pháp này cho trẻ. Về thuốc
Desmopressin, theo ghi nhận của Tổ chức quốc
tế về Tiểu không tự chủ ở Trẻ em, 30% trẻ đáp
ứng hoàn toàn với thuốc và 40% trẻ đáp ứng
một phần với thuốc. Nghiên cứu của chúng tôi
ghi nhận 62,1% trẻ đáp ứng hoàn toàn và 27,6%
trẻ đáp ứng một phần. Điều trị Oxybutinin được
ghi chỉ định ở 4 trẻ tiểu dầm kèm triệu chứng rối
loạn đường tiểu ban ngày và sau 1 tháng điều
trị, không có trẻ nào đáp ứng hoàn toàn và chỉ
có 1 trẻ đáp ứng một phần. Theo khuyến cáo,
thuốc này có nhiều tác dụng phụ nên chỉ được
nên điều trị ở những trẻ có triệu chứng bàng
quang kích thích.
KẾT LUẬN
Tiểu dầm là một vấn đề quan trọng trong
lĩnh vực bệnh lý rối loạn đi tiểu, tuy không
nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến
chất lượng cuộc sống và phát triển tâm sinh lý
của trẻ, nhưng lại chưa được quan tâm đúng
mức. Nghiên cứu nầy cho thấy tỉ lệ nam nữ
tương đương nhau, tuổi thường gặp tại phòng
khám là 8 tuổi. Tỉ lệ trẻ tiểu dầm có bệnh lý tắc
nghẽn đường hô hấp trên và táo bón lần lượt là
26,2% và 14%. Đa số trẻ (83,7%) đến khám tại
phòng khám bệnh viện bị tiểu dầm nặng, nghĩa
là > 3 lần mỗi tuần. Tỉ lệ trẻ tiểu dầm có uống
nước chứa chất caffeine cao (70,9%). Tình trạng
ngủ sâu khó đánh thức liên quan có ý nghĩa
thống kê với mức độ tiểu dầm nặng. Trẻ tiểu
dầm nặng có lượng nước tiểu về đêm nhiều hơn
và thể tích bàng quang nhỏ hơn so với nhóm
còn lại. Về điều trị bước đầu theo phác đồ của
bệnh viện cho thấy có kết quả khả quan.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Birenbaum TK, Cunha MC, Oral language disorders and
enuresis in children (2010). Pro Fono; 22(4): p. 459-64.
2. Byrd RS, Weitzman M, Lanphear NE, Auinger P (1996). Bed-
wetting in US children: epidemiology and related behavior
problems. Pediatrics, 98: p. 414-9.
3. Chang P, Chen WJ, Tsai WY and Chiu YN (2001). An
epidemiological study of nocturnal enuresis in Taiwanese
children. BJU International, 87: p. 678–1.
4. Esposito M, C.M. (2011). Roccella M, Primary nocturnal enuresis
and learning disability. Minerva Pediatr., 63(2): p. 99-104.
5. Foxman B, Valdez RB, Brook RH (1986). Childhood enuresis:
prevalence, perceived impact, and prescribed treatments.
Pediatrics, 77: p. 482–7.
6. Ghahramani M, Basirymoghadam M, Ghahramani AA (2008).
Nocturnal Enuresis and its Impact on Growth. Iran J Pediatr,
18(2): p. 167-170.
7. Jian Guo Wen, Qing Wei Wang, Yue Chen et al (2006). An
Epidemiological Study of Primary Nocturnal Enuresis in Chinese
Children and Adolescents. European urology, 49: p. 1107–13.
8. Kim JM (2012). Diagnostic Value of Functional Bladder Capacit,
Urine Osmolality, and Daytime Storage Symptomps for Severity
of Nocturnal Enuresis. Korean J Urol, 53: p. 114-119.
9. Lawless MR, McElderry DH (2001). Noctural Enuresis: Current
Concepts. Pediatr Rev, 22: p. 399-407.
10. Nevéus T (2011). Nocturnal enuresis—theoretic background and
practical guidelines. Pediatric Nephrol, 26: p. 1207–1214.
11. Nevéus T, Eggert P, Evans J (2010). Evaluation of and Treatment
for Monosymptomatic Enuresis: A Standardization Document
From the International Children’s Continence Society. The
Journal of Urology, 183: p. 441-447.
12. Nevéus T, Gontard AV, Hoebeke P (2006). The Standardization
of Terminology of Lower Urinary Tract Function in Children
and Adolescents: Report from the Standardisation Committee of
the International Children’s Continence Society. The Journal of
Urology, 176: p. 314-324.
13. Serel TA, Akhan G, Koyuncuogˇlu R et al (1997). Epidemiology
of enuresis in Turkish children. Scand J Urol Nephrol, 31: p. 537–
9.
14. Sousa AD, Kapoor H, Jagtap J (2007). Prevalence and factors
affecting enuresis amongst primary school children. Indian J
Urol., 23(4): p. 354-357.
15. Watanabe H, Kawauchi A (1994). Nocturnal enuresis: social
aspects and treatment perspectives in Japan. Scand J Urol
Nephrol, 163 (Suppl.): p. 29–38.
16. Yeung CK (1997). Nocturnal enuresis in Hong Kong: different
Chinese phenotypes. Scand J Urol Nephrol, 183 (Suppl.): p. 17–
21.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_dam_don_thuan_nguyen_phat_o_tre_em_dieu_tri_ngoai_tru_t.pdf