Môn học Công nghệ chế biến sữa và đồ uống là một trong các môn học chuyên đề của ngành công nghệ thực phẩm. Nó cung cấp những kiến thức thực tiễn, cụ thể về nguyên liệu, quy trình công nghệ chế biến một số các sản phẩm đồ uống như : nước uống, nước giải khát pha chế, một số các sản phẩm chế biến từ sữa như : sữa thanh trùng, sữa tiệt trùng, yaourt, phô mai và một số các sản phẩm đồ uống khác. Hiện nay, ngành công nghiệp đồ uống đang có những bước tiến rất nhanh. Bên cạnh về giá trị cảm quan, người tiêu dùng còn đòi hỏi sản phẩm đồ uống phải có chất lượng tốt, có giá trị dinh dưỡng cao. Do đó, việc phát triển những công nghệ mới, kỹ thuật mới, những cải tiến mới là một vấn đề cần thiết trong công nghệ sản xuất sữa và đồ uống.
Yaourt- một sản phẩm sữa lên men đang được tiêu thụ với số lượng rất cao trên thế giới. Không chỉ có giá trị cảm quan phù hợp, sản phẩm yaourt còn có giá trị dinh dưỡng rất tốt với sức khỏe của con người.
MỤC LỤC
Phần I : ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tổng quan về yaourt
2. Mục đích, ý nghĩa đề tài
3. Cơ sở lý thuyết – Pham vi tìm hiểu
Phần II : NỘI DUNG
1. Khái quát về áp suất cao
2. Ảnh hưởng của áp suất cao đến chất lượng của sản phẩm yaourt
3. Quy trình công nghệ
Phần III: KẾT LUẬN
1. Khả năng ứng dụng của áp suất cao trong sản xuất yaourt
2. Hướng phát triển sử dụng áp suất cao trong công nghiệp sữa
Tài liệu tham khảo
58 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2456 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Ảnh hưởng của áp suất cao đến chất lượng yaourt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó góc cạnh). Yaourt được kết
hợp xử lý 676 MPa và xử lý nhiệt thể hiện kết cấu vi mô tương tự , không phụ
thuộc vào việc xử lý nhiệt trước hay sau áp suất thủy tĩnh cao.
Sự tái kết hợp của các tiểu micelle trong suốt quá trình lên men có thể giải
thích tại sao yaourt làm từ sữa xử lý 300 MPa và xử lý nhiệt thể hiện kết cấu vi mô
giống như yaourt chỉ xử lý nhiệt. Yaourt làm từ sữa kết hợp xử lý 676 MPa và xử
lý nhiệt cho thấy casein micelle có kích thước trung gian.
GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn
Ảnh hưởng của áp suất cao đến chất lượng yaourt Trang 26
Xử lý nhiệt sau quá trình xử lý áp suất thủy tĩnh cao đẩy mạnh sự tái kết hợp
của micelle làm cho kết cấu vi mô của các loại yaourt này tương tự yaourt làm từ
sữa xử lý nhiệt. yaourt xử lý nhiệt và sau đó xử lý áp suất thủy tĩnh cao cũng thể
hiện kết cấu vi mô giống như mẫu chỉ xử lý nhiệt. Tuy nhiên khi xử lý nhiệt, một
phần casein micelle bị biến tính, điều này có thể giải thích các kết quả trên.
Labnehs không xử lý và dạng khuấy đã được giới thiệu qua hình ảnh phóng
to trong hình 7 và 8, theo thứ tự, dạng không qua xử lý đã được giới thiệu ở hình 6.
Quan sát các hình ảnh (2500×) ta có thể thấy rằng, labneh không xử lý ( hình 7a)
có kết cấu rắn chắc hơn 2 loại labneh khuấy khác ( UF-AF và RO-AF).
Hình 7 : hình ảnh quan sát qua kính hiển vi điện tử các labneh dạng khuấy:
không qua xử lý (a), sản xuất bằng siêu lọc sau khi lên men(b), và sản xuất
bởi thẩm thhấu ngược sau khi lên men (c).
(a) (b)
(c)
GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn
Ảnh hưởng của áp suất cao đến chất lượng yaourt Trang 27
Hình 8 : hình ảnh quan sát qua kính hiển vi điện tử các labneh dạng khuấy:
không qua xử lý (a), sản xuất bằng siêu lọc sau khi lên men(b), và sản xuất
bởi thẩm thhấu ngược sau khi lên men (c).
(a) (b)
(c)
Sự hư hỏng đã không được tìm ra trong kết cấu của labneh làm từ sữa hoàn
nguyên và sữa siêu lọc trước khi lên men; những lỗ trống và cấu trúc protein có
liên quan tới sự phân phối đều của casein.
GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn
Ảnh hưởng của áp suất cao đến chất lượng yaourt Trang 28
Hình 9: Hình ảnh qua kính hiển vi điện tử của set-type labnehs:
(a) (b)
(a) Được sản xuất với siêu lọc trước khi lên men hay sữa hoàn nguyên
(b) Kết cấu liên tục, không bị hỏng thể hiện là mũi tên đen.
Phóng đại : 2500×
Ghi chú : lactobacilli = l, streptococci = s và lỗ trống = *.
Lượng hư hỏng của mắt nối casein dường như có liên quan tới độ biến dạng
của membrane siêu lọc và thẩm thấu ngược. Bao gồm cả những thay đổi trong quá
trình chế biến, một loại nguyên liệu có thể được sản xuất có ít hư hỏng trong kết
cấu và cấu trúc tốt hơn. Nói tóm lại, xử lý siêu lọc sữa lên men dường như là
phương pháp tốt để sản xuất yaourt cô đặc chất lượng tốt.
Khả năng giữ whey
Khi đánh giá khả năng tách whey của yaourt xử lý siêu lọc và yaourt có bổ sung
thêm bột sữa gầy Yaygin ( 1999) đã ghi nhận rằng yaourt siêu lọc có khả năng giữ
whey nhiều hơn. Phương pháp hiệu chỉnh chất khô có ảnh hưởng tới khả năng giữ
whey (p<0.05).
Mặc dù tất cả các loại yaourt là giống nhau về vẻ bề ngoài, các đặc tính lưu
biến và khả năng giữ whey là khác nhau. Yaourt làm từ xử lý kết hợp áp suất thủy
tĩnh cao và xử lý nhiệt thể hiện sự tăng lên về khả năng đàn hổi theo áp suất khi so
sánh với các biện pháp ( hình 10)
GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn
Ảnh hưởng của áp suất cao đến chất lượng yaourt Trang 29
Hình 10 : Ảnh hưởng của áp suất cao lên ứng suất đàn hồi của một vài loại
yaourt
Việc xác định khả năng giữ whey của yaourt đã được ghi lại trước đây bằng
nhiều phương pháp đo khác nhau. (Van Vlietetal.,1991; Johnston et al. ,1998;
Schkodaetal.,1999). Khi xác định bởi máy ly tâm, yaourt làm từ sữa chỉ xử lý áp
suất thủy tĩnh cao thể hiện khả năng giữ nước cao nhất. Trong khi sữa làm từ các
biện pháp xử lý khác ngoại trừ sữa nguyên chất thể hiện thấp hơn về khả năng giữ
whey , không có sự khác nhau có ý nghĩa giữa các loại khác. Khả năng xuyên thấm
của yaourt xử lý siêu lọc được nhận thấy là thấp hơn yaourt làm từ sữa có bổ sung
bột sữa gầy. Tuy nhiên, khả năng giữ whey ở đây là giá trị whey xuất hiện từ
yogurt trên một tờ giấy lọc, yogurt làm từ sữa được làm bền bằng xử lý nhiệt và
sau đó áp suất thủy tĩnh cao > 400MPa thể hiện khả năng giữ whey lớn nhất( hình
10) .
GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn
Ảnh hưởng của áp suất cao đến chất lượng yaourt Trang 30
Hình 11 : Khả năng xuyên thấm trung bình của yaourt làm từ sữa được làm
bền bằng xử lý áp suất thủy tĩnh cao và xử lý nhiệt kết hợp
Dựa trên cơ sở là độ xuyên thấm liên quan tới giới hạn độ yếu của whey và
từ đó dễ dàng bị đẩy ra khỏi gel yaourt , giá trị của phương pháp sử dụng giấy lọc
đã được xem là phương pháp tốt nhất để đánh giá sự xuyên thấm. Yaourt làm từ sự
kết hợp áp suất thủy tĩnh cao và xử lý nhiệt làm tăng khả năng đàn hồi ( hình 10).
Hình 12: Môđun đàn hồi trung bình (G′; ω = 6.28s−1) của yaourt làm từ sữa
được làm bền bởi áp suất thủy tĩnh cao và xử lý nhiệt kết hợp
Ở mức trung bình của áp suất 400 và 500 MPa, yaourt làm từ sữa chỉ sử
dụng áp suất thủy tĩnh cao không thể hiện sự khác nhau có ý nghĩa về mô-đun đàn
hồi khi so sánh với yaourt làm từ sữa nguyên. Giá trị môđun đàn hồi lớn nhất và
GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn
Ảnh hưởng của áp suất cao đến chất lượng yaourt Trang 31
ứng suất lớn nhất được nhận thấy ở sữa được làm bền bởi áp suất > 500 MPa được
ghi nhận bởi Needs et al (2000) trong yaourt không béo có 10.4% chất khô và
Harte et al (2002) trong yaourt nguyên kem có 10% chất khô. Tuy nhiên, yaourt
làm trong các thí nghiệm này có lượng béo thấp hơn (0.4%) và hoặc tổng chất khô
thấp (7.25%), do đó chất béo và whey protein có thể có tác động quan trọng lên
đặc tính lưu biến của yaourt làm từ sữa xử lý áp suất thủy tĩnh cao.
Gel acid đạt được từ sữa đồng hóa áp suất cao ở 350 MPa thể hiện một sự
giảm sút gần như tuyến tính trong khả năng giữ whey trong thời gian so sánh với
các mẫu xử lý ở áp suất thấp hơn, trong đó khả năng giữ whey giảm nhanh chóng
trong suốt 10 phút đầu ly tâm ( hình 12A).
Hình 13: Khả năng giữ whey.
Sự giảm đi gần như tuyến tính này về khả năng giữ whey không được
nghiên cứu trong các mẫu yaourt từ bất kỳ điều kiện chế biến khác. Khả năng giữ
whey của các mẫu xử lý ở 350 MPa sau khi ly tâm trong 25 phút là 43%, những
mẫu xử lý áp suất thấp hơn là 22%. Các mẫu xử lý nhiệt hay không xử lý thể hiện
GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn
Ảnh hưởng của áp suất cao đến chất lượng yaourt Trang 32
sự giảm sút nhanh hơn về khả năng giữ whey trong suốt 15 phút đầu tiên của quá
trình ly tâm và một sự suy giảm chậm hơn sau này ( tương tự như mẫu đồng hóa áp
suất cao <350MPa), với mẫu xử lý nhiệt vẫn duy trì nhiều hơn ~6% khi so sánh với
mẫu không xử lý và đồng hóa áp suất cao <350MPa ( hình 13A và 13C).). Serra et
al. (2007) đã nhận thấy tốc độ đuổi whey thấp hơn trong các mẫu yaourt làm từ sữa
đồng hóa áp suất cao > 200 MPa so với mẫu xử lý nhiệt (90°C, 90 giây). Khi xử lý
nhiệt và đồng hóa áp suất cao kết hợp, kết quả tương tự như trong các phương pháp
xử lý khác ( ngoại trừ mẫu đồng hóa áp suất cao ở 350MPa) về khả năng giữ whey,
trong đó sự giảm xuống nhanh chóng trong 10 phút đầu dưới lực ly tâm, sau đó là
sự giảm chậm lại ( hình 13B và 13 D). Khả năng giữ whey của gel acid được sản
xuất theo sự kết hợp đồng hóa áp suất cao trước xử lý nhiệt cho thấy sự giữ được
lớn hơn của whey khi so sánh với mấu chỉ xử lý nhiệt và không xử lý từ sữa
nguyên chất . Khi sử dụng xử lý nhiệt trước đồng hóa áp suất cao, mẫu cho thấy
giá trị whey giữ được thấp hơn (~3%) so với mẫu xử lý nhiệt nhưng lại lớn hơn
(~3%) so với mẫu không xử lý. Không có tác động có ý nghĩa nào lên khả năng giữ
whey do áp suất chế biến cao hơn được quan sát trong sự kết hợp đồng hóa áp suất
cao- xử lý nhiệt và xử lý nhiệt- đồng hóa áp suất cao. Tuy nhiên, có một sự tăng
lên trung bình trong khả năng giữ whey khoảng 6% đã được nhận thấy trong đồng
hóa áp suất cao-xử lý nhiệt so với xử lý nhiệt-đồng hóa áp suất cao. Lucey et al.
(1998a) đã nhận thấy rằng gel acid từ sữa gầy có giá trị G’ thấp hơn thì cũng có
khả đuổi whey thấp hơn bởi vì kết cấu yếu. Các mẫu có giá trị G’ lớn hơn ( đồng
hóa áp suất cao và xử lý nhiệt kết hợp) không cho thấy một sự tăng lên rõ ràng về
khả năng giữ whey như là các mẫu đồng hóa áp suất cao ở 350MPa ( có giá trị G’
thấp hơn. Serra et al (2008) đã ghi nhận tỷ lệ của whey bị đuổi trong yaourt có
được từ sữa gầy đồng hóa áp suất cao như là một tác động của sự tăng lên về áp
suất. Các tác giả này đã giải thích sự tăng lên của lượng nước giữ lại được như là
kết quả của sự biến tính whey protein và sự tăng diện tích bề mặt của sự gãy vỡ
caseins. Tuy nhiên, điều này không giải thích sự cải thiện về khả năng giữ whey
của mẫu chỉ có đồng hóa áp suất cao. Điều đó dẫn tới chế biến sữa với đồng hóa áp
suất cao ( 300 đến 350MPa) sau đó xử lý nhiệt (90°C, 5 phút) là phương pháp chế
biến tốt nhất để thu được gel acid với khả năng giữ whey cao.
c. Chỉ tiêu vi sinh
Quá trình xử lý bằng áp suất cao nhìn chung sẽ làm giảm lượng vi sinh vật (
ở đây bao gồm cả vi khuẩn lactic và các vi sinh vật nhiễm khác) có trong sản phẩm
GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn
Ảnh hưởng của áp suất cao đến chất lượng yaourt Trang 33
yaourt cuối cùng.Yêu cầu quan trọng đối với sản phẩm sữa tươi được dùng để sản
xuất yaourt là tổng số tế bào vi sinh vật trong sữa càng thấp càng tốt, trong thành
phần sữa không chứa thể thực khuẩn , không chứa các chất kháng sinh, không chứa
các enzyme có thể ảnh hưởng xấu đến giống vi sinh vật được cấy vào sữa để thực
hiện quá trình lên men. Thông thường, trong công nghiệp chế biến sữa và các sản
phẩm từ sữa, lượng vi sinh vật được kiểm soát thông qua các quá trình nhiệt,
nhưng quá trình xử lý áp suất cũng được sử dụng trong một số trường hợp để làm
giảm lượng vi sinh vật trong sữa, nhất là trong các trường hợp quá trình xử lý nhiệt
có tác động không tốt, làm biến đổi chất lượng của sản phẩm( như quá trình sử
dụng áp suất thủy tĩnh cao để thay thế quá trình xử lý nhiệt trong bảo quản yaourt).
Lopez –Fandino và các cộng sự( 1996) đã kết luận rằng áp suất ở 100 MPa
sự thay đổi về số lượng của các vi sinh vật trong sữa là không đáng kể .Còn trong
một nghiên cứu khác của P. Kolakowski, A. Reps và cộng sự thì quá trình xử lý ở
áp suất cao sẽ cải thiện các chỉ tiêu vi sinh của sữa nguyên liệu. Theo đó thì mức
độ vô hoạt của các giống vi sinh vật sẽ tăng lên cùng với quá trình xử lý áp suất
càng cao. Tổng lượng vi sinh vật trong sữa sẽ giảm đi rõ rệt ở áp suất trên 200Mpa,
và ở áp suất 800 MPa, hơn 90% lượng vi sinh vật ban đầu bị vô hoạt. Khả năng
mẫn cảm với áp suất của các loài vi sinh vật là khác nhau và phụ thuộc vào đặc
điểm của từng loài. Nhóm vi sinh vật chịu nhiệt thường có khả năng chịu được áp
suất cao tốt hơn so với các loài vi sinh vật khác.
Hình 14:Mức độ vô hoạt của các vi sinh vật trong sữa xử lý áp suất cao
GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn
Ảnh hưởng của áp suất cao đến chất lượng yaourt Trang 34
Các giống nấm men, nấm mốc, các vi sinh vật chịu lạnh, và coliform dưới
tác dụng của áp suất cao sẽ giảm về số lượng nhanh hơn so với các vi sinh vật chịu
được môi trường acid, cũng như các vi sinh vật chịu nhiệt. Cũng theo các tác giả
này thì các vi khuẩn gram âm sẽ có mức độ mẫn cảm với áp suất cao hơn so với
các vi khuẩn gram dương. Theo đó thì nấm men và nấm mốc là có mức độ mẫn
cảm cao nhất khi xử lý bằng áp suất cao, chúng hoàn toàn bị tiêu diệt ở áp suất xử
lý 400 MPa và cao hơn. Còn các vi sinh vật chịu nhiệt và các giống coliform thì
không tồn tại trong sữa xử lý ở áp suất 600 MPa, bất chấp lượng giống cấy ban
đầu. Hai tác giả khác là Lopez-Fandino(1996) và Yuanbin (1996) cũng đã đồng ý
về sự giảm nhanh chóng của hai loại vi sinh vật này trong sữa khi áp suất xử lý
tăng lên. Lopez-Fandino và cộng sự (1996) trong các nghiên cứu của mình đã
không tìm thấy các vi sinh vật chịu nhiệt, và cùng với đó là sự giảm nhanh chóng
đến 90% tổng lượng vi sinh vật ban đầu có trong sữa ở áp suất xử lý 300 MPa
trong 30 phút.
Đối với mức độ vô họat gần như hoàn toàn các sinh vật trong sản phẩm sữa,
Timson và Short(1965) đã làm thí nghiệm và cho kết quả là không tìm thấy được
tế bào sinh dưỡng nào trong sữa sau khi xử lý ở áp suất 1020 MPa trong 10 phút ở
130C ( đối với số tế bào ban đầu trong sữa là 106 khuẩn lạc/ cm3).Trong khoảng áp
suất xử lý từ 200-1000 MPa trong thời gian 15 phút, ở điều kiện nhiệt độ phòng,
P. Kolakowski, A. Reps và các cộng sự đã kết luận rằng không thể đạt tới sự vô
hoạt hoàn toàn đối với các giống vi sinh vật chịu nhiệt và các vi sinh vật sống trong
môi trường axit. Cũng trong nghiên cứu của mình, P. Kolakowski, A. Reps và
cộng sự đã so sánh quá trình xử lý áp suất cao với quá trình xử lý nhiệt thường
được sử dụng để thanh trùng sữa về hiệu quả ức chế vi sinh vật và đi đến kết luận
rằng : xử lý áp suất trên 600 MPa sẽ cho hiệu quả tương tự như quá trình thanh
trùng nhiệt ở 720C trong 15 giây ( đây là điều kiện thanh trùng thường được sử
dụng trong công nghệ chế biến sữa).
GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn
Ảnh hưởng của áp suất cao đến chất lượng yaourt Trang 35
Bảng 4: Ảnh hưởng của áp suất cao lên các chủng vi khuẩn lactic khác nhau,
trong các môi trường nuôi cấy khác nhau
Đối với công nghệ sử dụng áp suất thủy tĩnh cao để thay thế quá trình xử lý
nhiệtnhằm kéo dài thời gian bảo quản của yaourt, đối tượng ức chế ở đây là các vi
sinhvật được cấy vào sữa để thực hiện quá trình lên men. Hai chủng được sử
dụngthông dụng nhất là Streptococcus thermophilus và Lactobacillus bulgaricus.
Sauquá trình lên men tạo thành khối đông, trong sản phẩm yaourt sẽ tồn tại một
lượnglớn hệ vi khuẩn lactic, hệ vi sinh vật này có thể gây ra những biến đổi ảnh
hưởngđến chất lượng sản phẩm trong quá trình bảo quản như:
Quá trình lên men lactic: đường lactose sẽ được vi khuẩn chuyển hóa thành acid
lactic, sự lên men lactic trong quá trình bảo quản sẽ làm thay đổi dần các giá trị
cảm quan như mùi, vị… của sản phẩm.
Quá trình thủy phân protein: một số chủng vi khuẩn lactic có khả năng sinh tổng
hợp hệ enzyme protease. Chúng sẽ xúc tác thủy phân protein tạo các sản phẩm như
polypeptide, peptide…điều này có thể ảnh hưởng đến cấu trúc gel của yaourt. Một
số peptide gây ra vị đắng cho sản phẩm, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng cuối
cùng.
Do tồn tại những ảnh hưởng bất lợi trên nên cần phải khống chế lượng vi
khuẩn lactic ở một mức độ thích hợp để đảm bảo tốt nhất cho chất lượng sản phẩm.
Theo Dr. D. F. Farkas, áp suất thủy tĩnh cao sẽ vô hoạt vi khuẩn bằng cách làm
biến tính protein trong thành tế bào vi khuẩn. Sự biến tính nếu không được tế bào
sữa chữa kịp thời sẽ dẫn đến sự ngăn cản các quá trình vận chuyển nước, ion và
các chất dinh dưỡng qua màng tế bào và do đó tế bào sẽ chết. Còn trong nghiên
cứu của Agnieszka Jankowska và cộng sự (2008), với áp suất xử lý trên 300 MPa
GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn
Ảnh hưởng của áp suất cao đến chất lượng yaourt Trang 36
sẽ làm giảm toàn bộ số lượng của Lactobacillus bulgaricus. Trái lại Streptoccocus
thermophilus lại có khả năng chịu áp suất cao hơn, ở áp suất trên 1000 MPa vẫn
không vô hoạt hoàn toàn giống vi khuẩn này.
Xử lý bằng áp suất cao còn có tác dụng vô họat một số enzyme bất lợi trong
sữa như các enzyme protease. Dưới tác động của áp suất cao, các enzyme này ( có
bản chất là protein) sẽ bị biến tính, phá vỡ các liên kết hóa trị trong phân tử, do đó,
các phản ứng hóa sinh do các enzyme này xúc tác sẽ không xảy ra, kết quả là cấu
trúc khối đông sẽ ổn định và bền vững hơn.
Tóm lại, quá trình xử lý bằng áp suất cao có thể được thực hiện trước quá
trình cấy giống lên men với mục đích đồng hóa sữa, hoặc thực hiện sau quá trình
lên men để kéo dài thời gian bảo quản. Các quá trình này, dù ít hay nhiều đều có
tác động đến hệ vi sinh vật trong sữa, có tác dụng làm giảm lượng vi sinh vật ban
đầu, và nhìn chung , đây là những biến đổi có lợi cho quá trình sản xuất và bảo
quản yaourt.
GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn
Ảnh hưởng của áp suất cao đến chất lượng yaourt Trang 37
3. Quy trình công nghệ sản xuất yaourt có sử dụng áp suất cao
a. Sơ đồ khối :
Sữa nguyên lliệu
Chuẩn hóa
Hiệu chỉnh hàm
lượng chất khô
Bài khí
Đồng hóa
Cấy giống
Xử lý nhiệt
Rót sản phẩm
Bảo quản lạnh
Lên men
Làm lạnh
Phối trộn
Làm lạnh
Bảo quản lạnh
Rót sản phẩm
Phối trộn
Lên men
Yaourt
truyền
Yaourt
khuấy
Hoạt hóa
Vi khuẩn lactic
dạng đông khô
thương mại
Phối
trộn
Bao bì
Purre trái
cây
Hương
liệu
GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn
Ảnh hưởng của áp suất cao đến chất lượng yaourt Trang 38
b. Giải thích qui trình : ( những quá trình có sử dụng áp suất cao )
Trong phần nội dung giải thích quy trình sản xuất yaourt, chúng em chỉ đề
cập đến các quá trình có sử dụng áp suất cao như : quá trình đồng hóa áp suất cao,
quá trình siêu lọc. Nếu so sánh với áp suất của đồng hóa, siêu lọc không phải là
quá trình có sử dụng áp suất cao. Tuy nhiên, nếu so sánh với các quá trình phân
riêng khác, áp suất ứng dụng trong quá trình siêu lọc vẫn có thể được xem là cao.
Do đó, trong bài báo cáo này, siêu lọc vẫn được xếp vào nhóm quá trình có sử
dụng áp suất cao. Bên cạnh đó, trong phần này, chúng em sẽ đề cập đến phương
pháp sử dụng áp suất thủy tĩnh cao để kéo dài thời gian bảo quản của yaourt.
Quá trình đồng hóa áp suất cao:
Đồng hóa là một quá trình thường được áp dụng trong công nghiệp chế biến
sữa và các sản phẩm từ sữa . Mục đích chính của quá trình đồng hóa là ổn định hệ
nhũ tương trong sữa, chống lại sự tách pha dưới tác dụng của trọng lực. Có nhiều
phương pháp đồng hóa khác nhau, một trong những phương pháp đó là sử dụng áp
lực cao. Trong phương pháp này , các hạt của pha phân tán sẽ bị phá vỡ và giảm
kích thước khi ta bơm hệ nhũ tương đi qua một khe hẹp với tốc độ cao. Kích thước
của khe hẹp có thể dao động trong khoảng 15÷300 atm và tốc độ dòng của hệ nhũ
tương được đẩy đến khe hẹp có thể lên tới 50 ÷ 200m/s.
Cơ chế của phương pháp đồng hóa áp lực cao có thể dựa vào một số nguyên
lý như sau:
Nguyên lý chảy rối : khi hệ nhũ tương được bơm với tốc độ cao đến khe hẹp,
nhiều dòng chảy rối với các vi lốc xoáy sẽ xuất hiện. Tốc độ bơm càng lớn
thì số dòng chảy rối sẽ xuất hiện càng nhiều và kích thước các vi lốc xoáy sẽ
càng nhỏ. Chúng sẽ va đập vào các hạt của pha phân tán và làm cho các hạt
này vỡ ra.
Nguyên lý xâm thực khí: hệ nhũ tương được bơm đến khe hẹp với tốc độ cao
sẽ làm xuất hiện các bong bóng hơi trong hệ. Chúng sẽ va đập vào các hạt
của pha phân tán và làm cho các hạt này vỡ ra. Theo nguyên lý này thì sự
đồng hóa chỉ xảy ra khi hệ nhũ tương rời khỏi khe hẹp, do đó đối áp giữ một
vai trò quan trọng và sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả đồng hóa. Các kết quả thực
nghiệm đã khẳng định điều này. Tuy nhiên, sự đồng hóa vẫn có thể xảy ra
mà không cần sự xuất hiện của các bong bóng khí, nhưng hiệu quả của quá
trình sẽ thấp hơn.
Ngoài ra, do cấu tạo của thiết bị, khi thoát khỏi khe hẹp, các hạt phân tán sẽ
tiếp tục va đập vào một bề mặt cứng. Hiện tượng này cũng góp phần làm vỡ
và giảm kích thước của các hạt.
GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn
Ảnh hưởng của áp suất cao đến chất lượng yaourt Trang 39
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đồng hóa áp suất cao:
- Tỷ lệ phần trăm giữa thể tích pha phân tán và tổng thể tích hệ nhũ tương:
phương pháp đồng hóa áp lực cao thường được dùng để đồng hóa các hệ nhũ
tương dầu trong nước có hàm lượng chất béo không lớn hơn 12%.
- Nhiệt độ: nhiệt độ thấp sẽ kém hiệu qủa do một số chất béo chuyển sang
dạng rắn, nhiệt độ quá cao thì chi phí năng lượng cho quá trình đồng hóa sẽ
cao.
- Áp suất: áp suất càng lớn thì hiện tượng chảy rối và hiện tượng xâm thực khí
càng dễ xuất hiện , kết quả là các hạt pha phân tán được tạo thành có kích
thước nhỏ và hệ nhũ tương sẽ có độ bền cao. Trong công nghiệp chế biến
sữa, áp suất đồng hóa thường dao động từ 100÷250 bar.
- Chất nhũ hóa: có tác dụng ngăn hiện tượng tách pha sau quá trình đồng hóa.
Hình 15 : Thiết bị đồng hóa sử dụng áp suất cao
1-motor chính
2- bộ truyền đai
3- đồng hồ đo áp suất
4- trục quay
5- piston
6- hộp piston
7- bơm
8- van
9- bộ phận đồng hóa
10- hệ thống tạo p suất
thủy lực
GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn
Ảnh hưởng của áp suất cao đến chất lượng yaourt Trang 40
Hình 16 : Sự phá vỡ cấu trúc của các phân tử khi đi qua thiết bị đồng hóa
Những tác động của quá trình đồng hóa lên sản phẩm sữa dùng cho sản xuất
yaourt:
Các tính chất sau được ghi nhận là tăng lên trong sản phẩm sữa được dùng
làm yaourt có sử dụng quá trình đồng hóa:
Độ nhớt: sự tăng độ nhớt được cho là do sự giảm kích thước các hạt cầu béo
và sự tăng khả năng hấp thụ các chất của phân tử micell casein sẽ làm tăng
số lượng các hạt lơ lửng trong sữa.
Hoạt tính của enzym xanthan oxydase: các enzym này tập trung nhiều trong
các hạt cầu béo, trong quá trình đồng hóa, các hạt cầu béo bị phá vỡ, giảm
kích thước, đồng thời giải phóng ra một lượng lớn enzym này.
Màu sắc sữa ( trở nên trắng hơn): sự tăng lên về số lượng của các hạt cầu
béo ảnh hưởng đến sự phản xạ và phân tán của ánh sáng.
Sự thủy phân chất béo: sự tăng lên về diện tích bề mặt tiếp xúc của các phân
tử béo sẽ làm tăng khả năng xúc tác của các enzym lipase, ngoài ra sự phá
vỡ màng bao các hạt cầu béo có thể làm tăng khả năng thủy phân chất béo
từ các giống vi sinh vật được cấy vào để thực hiện quá trình lên men ở các
quá trình sau.
Sự hòa tan hoàn toàn, đặc biệt đối với các sản phẩm có làm bổ sung thêm
bột sữa gầy.
Hàm lượng photpholipid trong sữa bột gầy tăng lên: đây là kết quả tất yếu
của quá trình vận chuyển các hạt cầu béo sang sữa gầy.
Sự tạo bọt: do sự tăng lên của hàm lượng photpholipid trong sữa gầy, quá
trình bơm yaourt vào thiết bị lên men có thể sẽ sinh ra nhiều bọt.
GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn
Ảnh hưởng của áp suất cao đến chất lượng yaourt Trang 41
Sự tăng lên của về số lượng của các hạt cầu béo, hàm lượng photpholipid ,và
protein trong sữa gầy có thể làm tăng khả năng giữ nước của khối đông
tụ(Samuelsson v Christiansen, 1978).
Độ chua của sản phẩm sẽ tăng lên cùng với sự tăng áp suất đồng hóa
(Volkova v Radulov, 1986).
Ngược lại một số tính chất khác cũng giảm đi so với sản phẩm sữa không
qua quá trình đồng hóa:
Kích thước các hạt cầu béo: sự giảm kích thứơc này sẽ giúp ngăn chặn
quá trình tái kết hợp chất béo trong thời gian lên men yaourt.
Sự ổn định của protein: sự biến tính của bản thân phân tử protein và sự
thay đổi của cân bằng muối khoáng trong sữa sẽ dẫn đến những thay đổi
trong tương tác giữa các phân tử protein.
Khả năng kết hợp giữa các phần tử trong sữa: sự thay đổi trong cấu trúc
của các phân tử protein trong sữa sẽ có khuynh hướng làm giảm liên kết
giữa các chất trong sữa (Grigorov, 1966;Kessler v Kammerlehner, 1982;
Kneifel v Seiler 1993).
Trong cơng nghiệp sữa , quá trình đồng hóa thường được kết hợp với quá
trình xử lý nhiệt đi kèm để tăng hiệu quả đồng hóa.
Hinh 17 : Ảnh hưởng của áp suất đồng hóa khác nhau lên độ nhớt của sữa.
GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn
Ảnh hưởng của áp suất cao đến chất lượng yaourt Trang 42
Quá trình siêu lọc :
Trong quy trình sản xuất yaourt truyền thống và yaourt khuấy, quá trình hiệu
chỉnh hàm lượng chất khô có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác
nhau. Tùy vào nguồn sữa nguyên liệu, vốn đầu tư máy móc thiết bị và yêu cầu của
sản phẩm mà lựa chọn phương pháp thực hiện cho phù hợp. Trong bài báo cáo này,
chúng em lựa chọn phương pháp siêu lọc ( ultrafiltration ) nhằm mục đích hiệu
chình hàm lượng chất khô trong sữa nguyên liệu.
Yaourt có tổng hàm lượng chất khô cao nhằm để tạo nên cấu trúc cho sản
phẩm cuối cùng.Thông thường, trong các quy trình sản xuất hiện nay, người ta
thường sử dụng phương pháp bổ sung thêm bột sữa gầy vào sữa tươi. Hiện nay, để
đảm bảo về giá trị dinh dưỡng của protein trong sữa và nâng cao chất lượng của
yaourt, người ta thường sử dụng phương pháp siêu lọc. Siêu lọc là kỹ thuật sử dụng
membrane để phân riêng các phân tử có kích thước từ 500-300000 Da (Jacek
Domagała ). Trong quy trình sản xuất yaourt, quá trình siêu lọc thường dùng để
làm tăng hàm lượng của casein và các protein hòa tan khác, do đó làm tăng hàm
lượng chất khô. Dòng sản phẩm không qua màng ( retentate ) có hàm lượng chất
khô cao sẽ được sử dụng để bổ sung vào sữa tươi trong quy trình sản xuất.
Việc ứng dụng quá trình siêu lọc cần phải có những điều kiện công nghệ xác
định. Đó là việc lựa chọn kích thước của màng phù hợp, sự ảnh hưởng của thành
phẩn và đặc tính của dòng sản phẩm yêu cầu. Điều này rất quan trọng trong việc
ứng dụng quá trình siêu lọc trong quy trình sản xuất.
Mục đích : mục đích của quá trình siêu lọc là khai thác.
Phương pháp thực hiện :
Trong nghành sữa, người ta thường sử dụng hệ thống siêu lọc như hình vẽ.
Hình 18: Mô hình hệ thống siêu lọc
GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn
Ảnh hưởng của áp suất cao đến chất lượng yaourt Trang 43
1.Bình giữ nhiệt 2.Thiết bị gia nhiệt 3.Bình nhập liệu 4.Nhiệt kế 5.Bơm
6.Thiết bị đo áp suất
Đầu tiên, sữa sẽ được gia nhiệt trước bởi một thiết bị gia nhiệt. Sau đó, bơm
sẽ vận chuyển dòng nguyên liệu đến màng lọc. Có 2 dòng sản phẩm thoát ra : dòng
sản phẩm qua màng gọi là dòng permeate, dòng sản phẩm không qua màng goi là
dòng retentate. Trong quá trình siêu lọc, dòng ratentate chứa các đại phân tử như
casein, whey protein, chất béo…Trong permeate, lactose và khoáng là 2 thành
phần chủ yếu. Quá trình sẽ kết thúc khi hàm lượng chất khô trong dòng retentate
đo được đúng theo yêu cầu. Dòng retentate chứa hàm lượng chất khô cao sẽ được
dung để thêm vào sữa tươi nhằm mục đích hiệu chỉnh nồng độ chất khô.
Biến đổi-Ảnh hưởng :
Trong quá trình siêu lọc, nhiệt độ và áp suất là 2 thông số có ảnh hưởng trực
tiếp đến dòng sản phẩm. Để nghiên cứu những ảnh hưởng của quá trình siêu lọc,
người ta lấy dòng sữa này và tiến hành quá trình lên men tạo sản phẩm yaourt. Sau
đó, các phân tích về những đặc tính vật lý, thuộc tính cảm quan đã được tiến hành.
Bảng 5 : Các tính chất của sản phẩm yaourt.
6
GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn
Ảnh hưởng của áp suất cao đến chất lượng yaourt Trang 44
Dựa vào kết quả ta thấy, tỷ lệ protein/lactose của sản phẩm yaourt được quan
sát ( yaourt ứng dụng quá trình siêu lọc ) cao hơn so với giá trị của sản phẩm
thương mại truyền thống. Lý do được đưa ra là hàm lượng protein trong sản phẩm
này cao hơn gần 30% hàm lượng protein trong sản phẩm yaourt thương mại. Hàm
lượng lactose giảm đi khoảng 50% so với sản phẩm thương mại. Trong quá trình
siêu lọc, chất béo cũng bị cô đặc vì nó cũng là những phân tử có kích thước khá
lớn. Tuy nhiên, theo kết quả cho trên bảng thì hàm lượng béo trong sản phẩm quan
sát vẫn nhỏ hơn trong sản phẩm thương mại. Một kết quả khác được ghi nhận là độ
chua của sản phẩm thu được vẫn nằm trong giới hạn chấp nhận được.
Như vậy, có thể thấy rằng, ảnh hưởng của quá trình siêu lọc đến chất lượng
của sản phẩm chủ yếu do sự gia tăng hàm lượng chất khô. Những tác động khác
đến cấu trúc của protein hầu như không đáng kể. Một điều cũng dễ thấy là quá
trình siêu lọc với nhiệt độ và áp suất không cao thì khả năng làm thay đổi cấu trúc
của sản phẩm là rất ít ( trong trường hợp sử dụng cùng loại membrane ).
Thông số công nghệ :
Trong quá trình siêu lọc, áp suất, nhiệt độ, kích thước của membrane là các
thông số được quan tâm nhiều nhất.
Với thông số về kích thước membrane, tùy vào nguồn nguyên liệu mà sử
dụng các loại membrane có kích thước rất khác nhau. Tuy nhiên, theo tác giả Jacek
Domagała, kích thước membrane thường được sử dụng trong công nghiệp sữa là
10-30 kDa. Hầu hết việc sử dụng kích thước membrane bao nhiêu đều dựa vào
những nghiên cứu thực nghiệm.
GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn
Ảnh hưởng của áp suất cao đến chất lượng yaourt Trang 45
Áp suất trong quá trình siêu lọc là một thông số quan trọng, có tác động lớn
đến quá trình. Theo nghiên cứu của Noelia Rinaldoni, và cộng sự, áp suất tối ưu
cho quá trình siêu lọc khoảng 1-2 bar. Áp suất này không cao nhưng nếu so với các
quá trình phân riêng khác, siêu lọc vẫn được xem như là một quá trình có sử dụng
áp suất cao. Để tăng tốc độ dòng permeate, người ta tiến hành tăng áp suất để mà
tăng sự đối lưu trên bề mặt của membrane. Tuy nhiên, khi áp suất tăng đến khoảng
2 bar, việc này gặp khó khăn. Vì vậy, hiên nay áp suất 1,5 bar được sử dụng chủ
yếu trong quá trình siêu lọc. Cần nói thêm rằng, thông số nhiệt độ có mối liên hệ
với áp suất. Chính vì vậy, khi xác định nhiệt độ của quá trình siêu lọc thường phải
kèm theo thông số về áp suất. Theo Noelia Rinaldoni, khi thực hiện quá trình siêu
lọc ở 22±0.5 OC và 1.5±0.05 bar, kết quả thu được có ảnh hưởng rất tốt đến chất
lượng của sản phẩm yaourt.
Ảnh hưởng của kích thước membrane đến quá trình siêu lọc
Trong quá trình siêu lọc, kích thước membrane là một thông số quan trọng.
Loại màng lọc đươc sử dụng cũng có ảnh hưởng đến sự đáng giá cảm quan của
yaourt như tính bền, tính dẻo, khả năng liên kết của của khối đông. Sự ảnh hưởng
của kích thước membrane đến chất lượng của yaourt được Jacek Domagała và
cộng sự nghiên cứu. Tác giả nghiên cứu với 3 loại màng kích thước khác nhau : 10
kDa, 30 KDa và 100 KDa. Kết quả nghiên cứu cho thấy loại membrane sử dụng có
ảnh hưởng đến protein, tổng hàm lượng chất khô, chất béo và hàm lượng lactose có
trong sữa. Với 2 loại membrane kích thước 10 và 30 KDa, kết quả nghiên cứu cho
thấy hàm lượng chất khô thu được cao hơn so với loại 100 kDa. Lý do được đưa ra
là sự di chuyển qua màng của các phân tử có kích thước lớn hơn kích thước của
membrane 10 và 30 KDa chậm hơn so với loại 100 KDa. Trong quá trình quan sát
hiện tượng khi sử dụng membrane loại 10 KDa, tổng lượng protein cao hơn rất
nhiều so với loại 100 KDa. Bên cạnh đó, hàm lượng béo trong dòng retentate cũng
cao hơn. Với loại membrane có kích thước 100 kDa, dòng retentate có hàm lượng
lactose đặc biệt thấp so với 2 loại màng còn lại. Bênh cạnh đó, việc giảm kích
thước của màng lọc tỷ lệ nghich với thời gian của quá trình siêu lọc. Loại
membrane kích thước 10 kDa có thời gian siêu lọc dài hơn so với 2 loại còn lại.
Một cách tổng quát, kích thước của màng membrane có ảnh hưởng lớn đến
thành phần của dòng retentate và permeate. Do đó, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng
của sản phẩm yaourt khi sử dụng phương pháp này trong quá trình sản xuất. Sự
GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn
Ảnh hưởng của áp suất cao đến chất lượng yaourt Trang 46
ảnh hưởng này chủ yếu do sự thay đối về hàm lượng chất khô và protein của sữa
sau khi thực hiện quá trình siêu lọc. Theo Tamime and Muir, sự thay đổi này có
ảnh hưởng trực tiếp đến các tính chất cảm quan và cấu trúc của sản phẩm yaourt.
Ứng dụng áp suất thủy tĩnh cao để kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm:
Một hướng nghiên cứu mới gần đây cũng cho thấy, sử dụng áp suất cao có
tác dụng kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm. Trong phần này, chúng em sẽ giới
thiệu về ứng dụng mới này.
Tổng quan về phương pháp:
Như đã trình bày ở phần ảnh hưởng của áp suất cao đến giá trị sinh học của
yaourt, sau quá trình lên men, hoạt động trao đổi chất của của hệ vi khuẩn lactic
trong yaourt có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sau cùng, sự sinh tổng hợp
các chất không cần thiết có thể làm thay đổi màu sắc, mùi vị của sản phẩm… từ đó
sẽ rút ngắn thời gian bảo quản sản phẩm. Yêu cầu đặt ra là phải hạn chế hệ vi
khuẩn lactic trong yaourt ở một giá trị nhất định, vừa đảm bảo thời gian bảo quản ,
vừa đảm bảo lợi ích do hệ vi sinh vật này mang lại( đây là các vi khuẩn probiotic
có lợi cho hệ tiêu hóa, theo đề nghị của FAO/WHO(2000), số lượng vi khuẩn lactic
trong sản phẩm yaourt nên lớn hơn 107 cfu/g, trong đó lượng Lactobacillus
bulgaricus nên duy trì ở mức lớn hơn 106 cfu/g trong thời gian bảo quản).
Phương pháp xử lý nhiệt dùng để bảo quản thực phẩm hiện nay không đảm
bảo được các chỉ tiêu nêu trên, quá trình xử lý nhiệt sẽ tiêu diệt gần như hoàn toàn
hệ vi khuẩn lactic, đồng thời sẽ làm mất đi hương vị của sản phẩm. Vì thế công
nghiệp thực phẩm đã nghiên cứu để thay thế phương pháp xử lý nhiệt bằng phương
pháp sử dụng áp suất thủy tĩnh cao để ức chế vi sinh vật mà không làm biến đổi
đáng kể các tính chất cảm quan, hóa lý của sản phẩm yaourt.
Ảnh hưởng của áp suất cao lên thực phẩm có liên quan đến việc điều khiển
hoạt tính vi sinh vật ,tăng hay kiềm hãm họat tính enzyme và các phản ứng hóa
GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn
Ảnh hưởng của áp suất cao đến chất lượng yaourt Trang 47
học, sự biến đổi của vi sinh vật để thích nghi với điều kiện mới ( theo Hoover và
cộng sự 1989).
Xử lý bằng áp suất cao có thể làm giảm hoạt tính của các vi khuẩn có hại
trong yaourt. Hiệu quả của phương pháp này trong điều kiện áp suất từ 500-600
MPa, thời gian xử lý vài phút có thể so sánh với phương pháp thanh trùng nhiệt
Pasteur trong thời gian ngắn( theo Johnston ,1995).
Trong quá trình xử lý áp suất cao, bào tử vi khuẩn có khả năng chịu được áp
suất cao hơn so với các tế bào sinh dưỡng, thậm chí chúng có thể tồn tại dưới áp
lực 1000 MPa. Để ức chế hoạt động của bào tử vi khuẩn, người ta tiến hành xử lý
áp suất cao qua hai bước, bước đầu là xử lý với áp suất thấp để bào tử hoạt hóa, sau
đó sử dụng áp suất cao để ức chế hoạt tính của tế bào sinh dưỡng( do bào tử họat
hóa). Knorr( 1993), Gould và Tytul(1995) cho rằng nên kết hợp áp suất và xử lý
nhiệt độ để ức chế hoạt tính của tất cả các bào tử vi khuẩn.
Mức độ vô hoạt vi khuẩn phụ thuộc vào nhiều thông số như: áp suất xử lý ,
thời gian xử lý sản phẩm , thành phẩn cấu tạo của thực phẩm và bản chất các loài
vi sinh vật trong thực phẩm.
Trong phương pháp xử lý áp suất cao bằng áp suất thủy tĩnh, thông thường
sản phẩm được đóng gói trong bao bì trước khi đưa vào xử lý. Áp suất xử lý có thể
dao động trong một khoảng rất lớn tùy thuộc vào bản chất của sản phẩm (từ 50 đến
800 MPa), thời gian xử lý thường là vài phút. Do áp suất thủy tĩnh sẽ tác động
đồng đều lên tất cả các mặt của sản phẩm, nên hiệu quả của phương pháp sẽ được
nâng cao, sản phẩm ít bị biến đổi về mặt hóa lý cũng như cấu trúc ban đầu. Trong
công nghiệp sản xuất yaourt đối tượng áp dụng nhiều nhất phương pháp này là các
sản phẩm yaourt truyền thống, đây là nhóm sản phẩm không qua sử lý nhiệt sau
quá trình lên men, do đó yêu cầu về điều kiện bảo quản cao hơn so với các sản
GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn
Ảnh hưởng của áp suất cao đến chất lượng yaourt Trang 48
phẩm khác, việc sử dụng áp suất cao sẽ hạn chế sự phát triển của vi khuẩn lactic,
qua đó góp phần kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm.
Quá trình thực hiện như sau
Yaourt đóng gói trong bao bì vô trùng
Đặt yaourt vào buồng xử lý áp suất
Cho nước vào đầy buồng xử lý áp suất
Tăng áp suất trong buồng xử lý đến giá trị
cần thiết
Giữ áp suất trong thời gian vài phút
Giảm áp suất trong buồng xử lý
Lấy sản phẩm ra
GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn
Ảnh hưởng của áp suất cao đến chất lượng yaourt Trang 49
Hình 19: Thiết bị xử lý áp suất thủy tĩnh
Ảnh hưởng của áp suất thủy tĩnh cao lên giá trị chất lượng của sản phẩm
yaourt:
Khả năng vô hoạt vi khuẩn:
Theo Agnieszka Jankowska và cộng sự (2008) thì sản phẩm yaourt xử lý ở
áp suất trong khoảng từ 100- 400 MPa sẽ làm giảm không đáng kể số lượng của
Streptococcus thermophilus, với áp suất từ 500- 1000MPa mới thấy sự giảm về số
lượng của loài vi sinh vật này. Trong khi đó Lactobacillus bulgaricus gần như bị
vô hoạt hoàn toàn ở áp suất xử lý từ 300- 400 MPa. Điều này cho thấy khả năng
chịu được áp suất của Streptococcus thermophilus là cao hơn so với Lactobacillus
bulgaricus . Nhiều nghiên cứu khác cũng đã chứng minh khả năng chịu áp cao hơn
của Streptococcus thermophilus . Điều này được giải thích là do khả năng chống
chịu cao của thành tế bào hình cầu đối với sự tăng áp suất( theo Ludwig ,2002).
GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn
Ảnh hưởng của áp suất cao đến chất lượng yaourt Trang 50
Trong khi đó,sau khi xử lý áp suất ở 200MPa trong 15 phút , Reps và cộng sự
(1999) đã thấy được vô hoạt hoàn toàn của Lactobacillus bulgaricus (tế bào hình
que), và sự giảm về số lượng của các giống Streptococci là không đáng kể. Sự vô
hoạt của vi khuẩn dưới áp suất cao phụ thuộc vào kiểu giống được sử dụng trong
sản phẩm yaourt, tỷ lệ giống cấy ban đầu( ở đây là tỷ lệ giữa Streptrococcus
thermophilus và Lactobacillus bulgaricus ).
Hình 20: Ảnh hưởng của áp suất cao lên hệ vi khuẩn lactic đối với các sản
phẩm yaourt sử dụng giống cấy ban đầu khác nhau (a,b,c,d,e)
GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn
Ảnh hưởng của áp suất cao đến chất lượng yaourt Trang 51
Ảnh hưởng của áp suất cao lên tính acid của yaourt:
Kruk và cộng sự ( 1999) đã chứng minh rằng quá trình xử lý ở áp suất từ
200-1000 MPa không ảnh hưởng lên pH của sản phẩm yaourt sau cùng và chỉ làm
thay đổi một phần độ dẫn điện và làm tăng nhẹ điểm đông tụ. Trái lại, Johnson và
cộng sự (1992) đã phân tích và thấy được sự giảm nhẹ độ axit trong sản phẩm sữa
gầy ( từ 0.01 đến 0.03 đơn vị pH) được xử lý ở 20- 60 MPa trong 1 giờ. Còn theo
Schrader và cộng sự (1997) thì sự dao động không đáng kể của tính acid là nhờ
những thay đổi trong cấu trúc của các phân tử protein cũng như các thành phẩn
muối khoáng trong sữa để đạt được trạng thái cân bằng trong quá trình sử lý áp
suất cao. Thêm vào đó, sự giảm tính acid trong sữa có thể có liên quan đến quá
trình phân tách của các hợp chất photphat trong sữa (Huppert và cộng sự,2002).
Ảnh hưởng của áp suất cao lên hoạt tính kháng khuẩn của vi sinh vật:
Tính kháng khuẩn của hệ vi sinh vật lactic trong sữa là do trong quá trình
trao đổi chất của các vi sinh vật này sẽ sinh ra các chất( như acid lactic) có tác
dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây hại khác. Tính kháng khuẩn của
vi khuẩn lactic sẽ có lợi cho hệ tiêu hóa của con người.
Theo Agnieszka Jankowska và cộng sự (2008) thì tính kháng khuẩn của hệ
vi khuẩn lactic trong yaourt sẽ bị giảm rất nhiều trong lúc xử lý bằng áp suất cao .
Nguyên nhân của sự giảm hoạt tính này được cho là do sự giảm về số lượng của
Lactobacillus bulgaricus , đây là giống có nhiệm vụ sản xuất những chất kháng
khuẩn bao gồm cả các peroxit , các chất này sẽ là những độc tố có tác dụng ức chế
sự phân đôi của các vi khuẩn gây bệnh ( theo Gudkov 1986).
Ảnh hưởng của quá trình xử lý bằng áp suất thủy tĩnh cao lên các giá trị cảm
quan của sản phẩm yaourt:
GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn
Ảnh hưởng của áp suất cao đến chất lượng yaourt Trang 52
Hương vị của yaourt được tạo thành bởi tất cả các thành phần có trong sữa,
cũng như các hợp chất được tạo thành trong quá trình trao đổi chất của tế bào vi
khuẩn lactic, quan trọng nhất là thành phần acid lactic và các hợp chất cacbonyl (
acetic andehit và diacetyl).
Hương vị của các sản phẩm yaourt phụ thuộc vào giống vi sinh vật sử dụng
để lên men, chất lượng của sữa nguyên liệu ban đầu, cường độ xử lý nhiệt , thành
phần chất khô, phương pháp lên men, cũng như điều kiện bảo quản ( theo Tamine,
Deeth 1980).
Trong các nghiên cứu của mình,Agnieszka Jankowska và cộng sự (2008)
nhận thấy rằng quá trình xử lý ở áp suất cao hơn khoảng 400MPa sẽ làm giảm các
đặc tính cảm quan của yaourt, bao gồm cấu trúc sản phẩm, độ ổn định của khối
đông, mà đặc biệt là sự giảm về hương vị của sản phẩm. Tuy nhiên các tác giả
cũng nhận thấy rằng sự thay đổi các đặc tính trên còn phụ thuộc vào yếu tố giống
sử dụng ban đầu, vẫn có những sản phẩm sử dụng ở áp suất cao hơn 400 MPa
nhưng sự thay đổi về hương vị là không đáng kể.
Đánh giá ưu điểm của phương pháp:
Nhìn chung từ những kết quả nghiên cứu thu được, có thể nhận thấy
phương pháp dùng áp suất cao trong công nghiệp sản xuất yaourt với mục đích
bảo quản hứa hẹn sẽ cho nhiều kết quả khả quan. Phương pháp này hoàn toàn có
thể thay thế cho phương pháp xử lý nhiệt đang được sử dụng cũng với mục đích
bảo quản trong công nghiệp sữa. Hiệu quả của phương pháp này là ít làm biến đổi
về cấu trúc sản phẩm, ít gây ra các biến tính về nhiệt thường gặp trong các quá
trình xử lý nhiệt, do đó sản phẩm sau quá trình xử lý bằng áp suất cao vẫn đạt được
độ đồng nhất và các tính chất cảm quan cần thiết, đặc biệt trong công nghiệp sản
xuất yaourt truyền thống, sản phẩm sau lên men không được xử lý nhiệt mà chỉ
GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn
Ảnh hưởng của áp suất cao đến chất lượng yaourt Trang 53
được bảo quản ở nhiệt độ thấp để ức chế sự phát triển của vi sinh vật thì phương
pháp xử lý bằng áp suất cao càng chứng tỏ được ưu thế tuyệt đối so với phương
pháp xử lý nhiệt.
GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn
Ảnh hưởng của áp suất cao đến chất lượng yaourt Trang 54
PHẦN III : KẾT LUẬN
1. Khả năng ứng dụng của áp suất cao trong sản xuất yaourt:
Khả năng ứng dụng của áp suất cao vào trong công nghệ sản xuất yaourt là
rất lớn. Trên thực tế thì việc sản xuất các loại yaourt đều có xử lý áp suất nhưng
với các mức độ khác nhau. Áp suất cao sẽ ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn
sản xuất trong việc sản xuát yaourt bởi những đặc tính tốt mà yaourt xử lý áp xuất
cao có được. Tác động của áp suất cao đến sự đông tụ protein trước đây không
được nghiên cứu nhưng hiện nay sữa xử lý áp suất cao đã được nghiên cứu thành
công trong việc sản xuất yaourt truyền thông ít béo ( 12% tổng chất khô) cho
yaourt có bề mặt mịn và cấu trúc chắc mà không không cần bổ sung thêm
polysaccharide. Sữa không tách béo khi được xử lý áp suất cao có khả năng ngăn
cản sự tăng acíd trong sản phẩm khi lên men trong bao bì. Khi xử lý áp suất từ
200- 300MPa ở nhiệt độ phòng trong 10 phút thì trong sản phẩm không xảy ra sự
acid hóa, giúp duy trì tổng số vi khuẩn lactic ban đầu và cấu trúc của yaourt thành
phẩm. Hơn nữa, việc sử dụng áp suất cao cũng góp phần làm phong phú thêm các
sản phẩm yaourt. Việc bổ sung thêm puree quả vào trong yaourt góp phần tăng
thêm dinh dưỡng cho sản phẩm, làm tăng thêm sự phong phú về mùi vị của yaourt.
Việc này đã được áp dụng vào trong thực tế sản xuất và cũng đã đạt được những
thành công, tuy nhiên vẫn vấp phải những trở ngại. Ví dụ như khi bổ sung thêm
4% puree xoài vào trong yaourt đã gây nên những ảnh hưởng bất lợi đến mùi vị
cũng như cấu trúc của yaourt ngay cả khi được đồng hóa dưới áp suất. Tuy nhiên
khi tăng áp suất lên tới 200 Bar lại có thể giảm bớt sự tách whey và làm cho bề mặt
yaourt mịn cũng như cải thiện về mùi vị.
Quá trình xử lý áp suất cao nên được kết hợp với quá trình xử lý nhiệt (
thermal treatment). Sữa được xử lý đồng hóa áp suất cao và xử lý nhiệt kết hợp đã
cho thấy khả năng phản ứng nhanh hơn khi chỉ xử lý đồng hóa áp suất cao. Thời
gian đông tụ của loại sữa được xử lý kết hợp này cũng ngắn hơn so với loại sữa chỉ
xử lý áp suất. Sự biến tính của whey protein do áp suất hay nhiệt độ có thể dẫn đến
sự khác nhau về tương tác giữa casein và whey protein dẫn tới sự tách ra của
micelle casein. Quá trình xử lý nhiệt có thể trước hoặc sau xử lý áp suất cao. Khi
xử lý kết hợp cả hai quá trình đã cho kết quả là mẫu có giá trị L* (lightness) lớn
hơn so với tất cả các mẫu được xử lý khác. Không có sự khác nhau có ý nghĩa nào
về giá trị L* giữa mẫu xử lý nhiệt trước và sau xử lý áp suất cao.
GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn
Ảnh hưởng của áp suất cao đến chất lượng yaourt Trang 55
2. Hướng phát triển sử dụng áp suất cao trong công nghiệp sữa
Trong tương lai cùng với công nghệ mới về membrane, quá trình áp suất cao
có thể dẫn tới việc dự đoán trước được về quá trình lên men trong các điều kiện rõ
ràng, tạo ra các sản phẩm lên men sữa hợp vệ sinh. Quá trình siêu lọc bằng
membrane có thể cho chúng ta khả năng kiểm soát tương đối về thành phần của
nguyên liệu sữa đem vào sản xuất, do đó các sản phẩm của quá trình lên men có
thể dự đoán được về thành phần cũng như tỷ lệ của chúng trong thành phẩm.
Hướng phát triển gần đây của yaourt thương mại là hướng tới sản phẩm ít năng
lượng. Điều này có thể đạt được bằng rất nhiều cách, ví dụ như giảm hàm lượng
chất béo trong sữa nguyên liệu, bởi thay thế đường bằng chất ngọt tổng hợp ít năng
lượng, bởi thay thế chất béo trong sữa bằng chất béo thay thế, bởi bổ sung các chất
pha chế dùng cho ăn kiêng (Fernandez-Garcia and McGregor, 1997)...
Trong một sự cố gắng để cải thiện sự tiêu thụ yaourt ở các thị trường khác
nhau trên thế giới, sản phẩm đã được trộn với một vài loại thành phần khác nhau
để tạo ra nhiều loại hương hơn là loại trái cây. Một vài mẫu có thể sử dụng bột trái
cây và rau như là chất bổ sung làm tăng các hợp chất tự nhiên, pectin và vitamin C
và yaourt có thể có khả năng chữa bệnh đối với các bệnh nhân rối loạn tiêu hóa
(Arkhipova and Krasnikova, 1995).
Như đã được lựa chọn, thịt củ cà rốt và dịch trích tự nhiên từ rau nguyên liệu
đã được sử dụng để tạo hương cho yaourt (Ryckeboer and Louis,1992;Vesely et
al.,1995),
Trong khi đó Spillman and Farr (1983) đánh giá khả năng chấp nhận của
một dãy các loại yaourt hương rau (dưa leo, súp lơ, giá đậu, cần tây, dừa và các
loại gia vị). Các đề nghị khác là : yaourt trái cây bổ sung đậu nành, cháo yến mạch
và gum arabic (Hoyda et al.,1990) hay là thịt trái cacao (Pina et al.,1998); yaourt
để trộn salad bao gồm muối, gia vị, hành khô, tỏi và ngò tây (Steinberg,1983a),
Cheddar và phomat (Steinberg,1983b); sử dụng các loại ngũ cốc được xử lý đặc
biệt để có cấu trúc khô, giòn khi trrộn với yaourt (Kaufman et al.,1990); yaourt
được củng cố calcium để làm tăng lượng calcium của sản phẩm (Pirkul et
al.,1997).
GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn
Ảnh hưởng của áp suất cao đến chất lượng yaourt Trang 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Behaviour of partially cross-linked casein micelles under high pressure; Thom
Huppertz1,2 và Mary A.Smiddy2; 1: Department of Food and Nutritional Sciences,
University College Cork, Cork, Ireland, 2 :NIZO Food Research, PO Box 20, 6710
BA, Ede, the Netherlands
2. Rheology and Microstructure of Labneh (Concentrated Yogurt); B.H.OZER,
1R.A.STENNING, 2 A.S.GRANDISON, 3R.K.ROBINSON
1Harran Universitesi, ZiraatFakultesi, GidaBilimi ve Teknolojisi Bolumu,
Sanliurfa, Turkey
2Institute of Food Research Reading Laboratory, Earley Gate, RG66BZ Reading,
United Kingdom
3The University of Reading, Department of Food Science and Technology,
White knights, RG66AP Reading, United Kingdom
3. Low-Fat Set Yogurt Made from Milk Subjected to Combinations of High
Hydrostatic Pressureand Thermal Processing; .Harte, 1L.Luedecke, 2B.Swanson,
2andG.V.Barbosa-Ca ´novas1
1Biological Systems Engineering Department, Washington State University,
Pullman 99164-6120
2Department of Food Science and Human Nutrition, Washington State University,
Pullman 99164-6376
AmericanDairyScienceAssociation,2003.
J.DairySci.86:1074–1082
4. The effect of pressurization on selected properties of yoghurt; Agnieszka
Jankowska, Arnold Reps, Anna Proszek, Krystyna Wiśniewska (Chair of Food
Biotechnology
University of Warmia and Mazuryin Olsztyn); Polish journal of natural sciences.
Abbrev.:Pol.J.Natur.Sc.,Vol23(2):482-495,Y.2008
GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn
Ảnh hưởng của áp suất cao đến chất lượng yaourt Trang 57
DOI10.2478/v10020-008-0037-8
5. Manufacture of acid Gels from Skim milk using High-pressure Homogenization;
a. Hernández and F. m. Harte1; Department of Food Science and technology,
University of tennessee, Knoxville 37996-4539
J. Dairy Sci. 91:3761–3767
doi:10.3168/jds.2008-1321
© American Dairy Science Association, 2008.
6. The principles of ultra high pressure technology and its application in food
processing/preservation: A review of microbiological and quality aspects;
Maryam Yaldagard1, Seyed Ali Mortazavi2 and Farideh Tabatabaie
1Department of Chemical Engineering, Faculty of Engineering, Ferdowsi
University of Mashad. P. O. BOX 91775-1111, Iran.
2Department of Food Science and Technology, Ferdowsi University of Mashad,
Iran.
African Journal of Biotechnology Vol. 7 (16), pp. 2739-2767, 18 August, 2008
Available online at
ISSN 1684–5315 © 2008 Academic Journals Accepted 4 July, 2008
7, Yoghurt science and technology (Second edition); A.Y.Tamime (Scottish
Agricultural College Auchincruive, Food Standards & Product Technology
Department, Ayr KA6 5HW, Scotland) and R.K.Robinson (University of Reading,
Department of Food Science & Technology, Reading RG6 2AP, England);
Woodhead publishing Limited Abington Hall,Abington Cambridge CB1 6AH,
England, 2000
8. Recent Trends in Development of Fermented Milks; Current Nutrition & Food
Science, 2007, 3, 91-108; H. K. Khurana1 and S. K. Kanawjia2
1Science and Technology Entrepreneurs Park, Thapar Institute of Engineering and
Technology, Patiala – 147004,Punjab, India,
GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn
Ảnh hưởng của áp suất cao đến chất lượng yaourt Trang 58
2Dairy Technology Division, National Dairy Research Institute, Karnal - 132001,
Haryana, India
9. Low lactose content yogurt by ultrafiltratio of skim-milk, Noelia Rinaldoni,
Mercedes Campderrós, Carlos Menéndez, Antonio Pérez Padilla*
Instituto de Investigaciones en Tecnología Química (INTEQUI)-CONICET
10. Changes in texture of yoghurt from ultrafiltrated goat’s milk as influenced by
different memebrane types, Jacek Domagała, Beata E. Kupiec.
11. The Effects of High Pressure on Whey Protein Denaturation and Cheese-
Making Properties of Raw Milk, R. LOPEZ-FANDINO, A. V.
CARRASCOSA, and A. OLANO lnstituto de Fermentaciones Industriales
(CSIC), Juan de la Cierva 3. 28006 Madrid, Spain
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7842nh h4327903ng c7911a amp225p su7845t cao 2737871n ch7845t l432amp7.pdf