Lời mở đầu
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế. Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này nhà nước đã vạch ra những bước đi, kế hoạch với những trọng tâm phát triển rõ ràng nhằm đẩy nhanh, đẩy mạnh tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong kế hoạch dài hạn đó, ngành công nghiệp ô tô trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn cần được bảo hộ. Chúng ta đã sử dụng hàng loạt các biện pháp thuế quan và phi thuế quan nhằm hạn chế ô tô nhập khẩu, tạo sân chơi an toàn cho các nhà sản xuất trong nước, nhằm tăng dần tỷ lệ nội địa hóa, từng bước xây dựng nền công nghiệp ô tô của chính mình. Vậy những biện pháp nói trên đã hiện thực hóa được mục tiêu của chính phủ hay chưa? Nó ảnh hưởng đến thị trường ô tô nhập khẩu như thế nào? Đâu là ưu nhược điểm của những chính sách đó? Đây chính là nội dung vấn đề mà nhóm nghiên cuwus chúng tôi đặt ra: “ Ảnh hưởng của những chính sách đến tình hình nhập khẩu ô tô trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2007 và 6 tháng đầu năm 2008”
Ảnh hưởng của những chính sách đến tình hình nhập khẩu ô tô trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2007 và 6 tháng đầu năm 2008
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1891 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Ảnh hưởng của những chính sách đến tình hình nhập khẩu ô tô trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2007 và 6 tháng đầu năm 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế. Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này nhà nước đã vạch ra những bước đi, kế hoạch với những trọng tâm phát triển rõ ràng nhằm đẩy nhanh, đẩy mạnh tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong kế hoạch dài hạn đó, ngành công nghiệp ô tô trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn cần được bảo hộ. Chúng ta đã sử dụng hàng loạt các biện pháp thuế quan và phi thuế quan nhằm hạn chế ô tô nhập khẩu, tạo sân chơi an toàn cho các nhà sản xuất trong nước, nhằm tăng dần tỷ lệ nội địa hóa, từng bước xây dựng nền công nghiệp ô tô của chính mình. Vậy những biện pháp nói trên đã hiện thực hóa được mục tiêu của chính phủ hay chưa? Nó ảnh hưởng đến thị trường ô tô nhập khẩu như thế nào? Đâu là ưu nhược điểm của những chính sách đó? Đây chính là nội dung vấn đề mà nhóm nghiên cuwus chúng tôi đặt ra: “ Ảnh hưởng của những chính sách đến tình hình nhập khẩu ô tô trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2007 và 6 tháng đầu năm 2008”
CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP ÔTÔ VIỆT NAM
Quan điểm phát triển
Công nghiệp ô tô là ngành công nghiệp rất quan trọng cần được ưu tiên phát triển để góp phần phục vụ có hiệu quả quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng tiềm lực an ninh, quốc phòng của đất nước.
Phát triển nhanh ngành công nghiệp ô tô trên cơ sở thị trường và hội nhập với nền kinh tế thế giới; lựa chọn các bước phát triển thích hợp, khuyến khích chuyên môn hoá - hợp tác hoá nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng của đất nước; đồng thời tích cực tham gia quá trình phân công lao động và hợp tác quốc tế trong ngành công nghiệp ô tô.
Phát triển ngành công nghiệp ô tô phải gắn kết với tổng thể phát triển công nghiệp chung cả nước và các Chiến lược phát triển các ngành liên quan đã được phê duyệt, nhằm huy động và phát huy tối đa các nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, trong đó doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò then chốt.
Phát triển ngành công nghiệp ô tô trên cơ sở tiếp thu công nghệ tiên tiến của thế giới, kết hợp với việc đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu - phát triển trong nước và tận dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có, nhằm nhanh chóng đáp ứng nhu cầu trong nước về các loại xe thông dụng với giá cả cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước phát triển nhằm đẩy nhanh quá trình sản xuất linh kiện, phụ tùng trong nước.
Phát triển ngành công nghiệp ô tô phải phù hợp với chính sách tiêu dùng của đất nước và phải bảo đảm đồng bộ với việc phát triển hệ thống hạ tầng giao thông; các yêu cầu về bảo vệ và cải thiện môi trường.
Mục tiêu của Quy hoạch
Mục tiêu tổng quát:
Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam để đến năm 2020 trở thành một ngành công nghiệp quan trọng của đất nước, có khả năng đáp ứng ở mức cao nhất nhu cầu thị trường trong nước và tham gia vào thị trường khu vực và thế giới.
Mục tiêu cụ thể:
Về các loại xe thông dụng (xe tải, xe khách, xe con):
Đáp ứng khoảng 40 - 50% nhu cầu thị trường trong nước về số lượng và đạt tỷ lệ sản xuất trong nước (hàm lượng chế tạo trong nước) đến 40% vào năm 2005; đáp ứng trên 80% nhu cầu thị trường trong nước về số lượng và đạt tỷ lệ sản xuất trong nước 60% vào năm 2010 (riêng động cơ phấn đấu đạt tỷ lệ sản xuất trong nước 50%, hộp số đạt 90%).
Về các loại xe chuyên dùng:
Đáp ứng 30% nhu cầu thị trường trong nước về số lượng, đạt tỷ lệ sản xuất trong nước 40% vào năm 2005; tiến tới đáp ứng 60% nhu cầu thị trường trong nước về số lượng, đạt tỷ lệ sản xuất trong nước 60% vào năm 2010.
Về các loại xe cao cấp:
Các loại xe du lịch cao cấp phấn đấu đạt tỷ lệ sản xuất trong nước 20 - 25% vào năm 2005 và 40 - 45% vào năm 2010, đáp ứng phần lớn nhu cầu thị trường trong nước;
Các loại xe tải, xe khách cao cấp đạt tỷ lệ sản xuất trong nước 20% vào năm 2005 và 35 - 40% vào năm 2010, đáp ứng 80% nhu cầu thị trường trong nước.
Về động cơ, hộp số và phụ tùng:
Lựa chọn để tập trung phát triển một số loại động cơ, hộp số, bộ truyền động và phụ tùng với số lượng lớn phục vụ lắp ráp ô tô trong nước và xuất khẩu.
Về định hướng sản lượng và cơ cấu sản phẩm :
Bảng 1: Dự kiến sản lượng ô tô các loại đến năm 2020
Đơn vị: xe
TT
2005
2010
2020
1
Tổng số ô tô
120.000
239.000
398.000
2
Xe con đến 5 chỗ ngồi
32.000
60.000
116.000
3
Xe con từ 6 - 9 chỗ ngồi
3.000
10.000
28.000
4
Xe khách
15.000
36.000
79.900
+ 10 - 16 chỗ ngồi
9.000
21.000
44.000
+ 17 - 25 chỗ ngồi
2.000
5.000
11.200
+ 26 - 46 chỗ ngồi
2.400
6.000
15.180
+ > 46 chỗ ngồi
1.600
4.000
9.520
5
Xe tải
68.000
127.000
159.800
+ Đến 2 tấn
40.000
57.000
50.000
+ > 2 tấn - 7 tấn
14.000
35.000
53.700
+ > 7 tấn - 20 tấn
13.600
34.000
52.900
+ > 20 tấn
400
1.000
3.200
6
Xe chuyên dùng
2.000
6.000
14.400
Khuyến khích việc bố trí các dự án sản xuất, lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng tại 3 vùng kinh tế trọng điểm và các địa bàn lân cận nhằm tận dụng các lợi thế sẵn có
Dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện Quy hoạch như sau:
+ Giai đoạn 2010 - 2020: ước tính khoảng 35.000 - 40.000 tỷ đồng
+ Giai đoạn 2001 - 2010: khoảng 16.000 - 18.000 tỷ đồng
Để thực hiện mục tiêu trên đối với ngành công nghiệp ô tô trong nước, nhà nước chủ trương bảo hộ ngành sản xuất trong nước bằng cách giảm lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc và giảm thuế cho các linh kiện nhập khẩu. Bởi vậy thị trường ô tô trong nước từ năm 2001 đến năm 2007 và 6 tháng đầu năm 2008 chịu ảnh hưởng rất nhiều từ những chính sách của chính phủ
TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU Ô TÔ 2001-2007 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2008
Tình hình nhập khẩu ô tô mới nguyên chiếc
Đơn vị
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Ôtô ngyên chiếc
16362
28269
29355
21355
24961
21279
12496
30330
Loại 12 chỗ ngồi trở xuống
252
920
757
1436
3542
5447
3199
14079
Loại trên 12 chỗ ngồi
1996
3066
1161
1006
1059
749
850
1223
Ô tô tải
13048
22168
24911
16094
16445
12334
7676
10729
Loai khác
1066
2115
2526
2819
3915
2749
771
4299
Lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu tăng liên tục từ năm 2000 đến năm 2004 sau đó giảm dần và lâm vào tình trạng đóng băng vào năm 2006 trước điểm mốc quan trọng Việt Nam gia nhập WTO. Sau đó năm 2007 với hàng loạt những cam kết về mặt thuế quan mà chúng ta phải thực hiện theo quy định của wto, thị trường ô tô trở nên vô cùng sôi động trong năm 2007 và tiếp tục diễn ra trong 2 tháng đầu năm 2008 trước khi có những biến động kinh tế vĩ mô quan trọng trong năm 2008. Và kết quả là tháng 5 và tháng 6 năm 2008 chứng kiến mức sụt giảm nghiêm trọng của thị trường ô tô nhập khẩu. Thị trường quay trở lại tình trạng đóng băng, chờ đợi như đã từng diễn ra vào năm 2006.
Giai đoạn 2001-2006
Tình hình
Lượng ô tô nhập khẩu tăng liên tục trong những năm 2001 – 2004 từ 16362 chiếc lên 24961 chiếc vào năm 2004, tăng gần 50% trong 4 năm. Tuy nhiên, lượng nhập khẩu này giảm chút ít vào năm 2005 rồi cuối cùng lầm vào tình trạng đóng băng ở năm 2006 với mức nhập khẩu chỉ còn 1 nửa so với năm 2004.
Năm 2006, thị trường ô tô trong nước gần như đóng băng với doanh số bán hàng hai quý đầu năm khiêm tốn dừng lại ở con số 15.941 xe, mức tăng trưởng âm 14% so với năm 2005. Năm 2006, giá trị kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc các loại đạt 212 triệu USD.Phải tới những tháng cuối năm 2006, tình hình thị trường ô tô mới hồi phục nhẹ.
Nguyên nhân
Nguyên nhân đối với sự gia tăng lượng ô tô nhập khẩu trong những năm 2001-2005 là những chính sách thuế có lợi đối với ô tô nhập khẩu nguyên chiếc:
Từ năm 2003, chính phủ thực hiện chủ trương cho phép nhập khẩu xe nguyên chiếc dưới 9 chỗ ngồi
Nếu như trước năm 2001, thuế nhập ôtô nguyên chiếc luôn duy trì mức 100% đối với xe chở người và xe chở hàng dưới 5 tấn thì vào tháng 11/2005, thuế ôtô mới nguyên chiếc giảm từ 100% xuống còn 90%
Mức thuế suất chung TTĐB cho cả xe sản xuất lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu như sau: ô tô loại dưới 5 chỗ thuế TTĐB là 50%; loại từ 6-15 chỗ là 30% và loại từ 16-24 chỗ sẽ áp thuế 15%. Điều này sẽ giảm bớt sự chênh lệch giữa giá ô tô sản xuất trong nước và ô tô nhập khẩu như trước kia.
Chúng ta sẽ xem xét những nhân tố đã dẫn đến tình trạng đóng băng trong năm 2006 của thị trường ô tô nhập khẩu.
Tin đồn về giá xe cũng như các chính sách về thuế sẽ có nhiều biến đổi sau khi Việt Nam ra nhập WTO. Bởi vậy, người tiêu dùng có tâm lý chờ đợi giá xe giảm sau khi Việt Nam chính thức gia nhập. Tâm lý này đã khiến thị trường ô tô ảm đạm trong suốt thời gian 2006. Chỉ khi đến cuối năm, những thông tin đầu tiên về thuế nhập khẩu được công bố, Giá xe nhập khẩu nguyên chiếc trong năm 2007 sẽ không giảm được bao nhiêu bởi mức thuế suất thuế nhập khẩu chỉ giảm từ 90% xuống còn 80% kể từ 11/1/2007. Do vậy giá xe nhập khẩu nguyên chiếc vẫn cao hơn giá xe sản xuất và lắp ráp trong nước
Năm 2007
Tình hình
Trái ngược hẳn với tình trạng ảm đạm của năm 2006, thị trường ô tô nhập khẩu năm 2007 lại vô cùng sôi động. Theo số liệu của tổng cục thống kê, năm 2007, lượng xe ô tô nhập khẩu về tăng ở mức kỷ lục, đạt 28.000 chiếc, gấp 2.3 lần so với năm 2006, kim ngạch nhập khẩu lên tới 523 triệu USD. Chỉ riêng tháng 12 đã có tới 5000 ô tô nguyên chiếc nhập vê Việt Nam, giá trị 73 triệu đô la Mỹ.
Nguyên nhân
Trong năm 2007, Bộ Tài Chính 3 lần giảm thuế xe nhập . Cụ thể lần thứ nhất vào ngày 11-1, giảm từ 90% còn 80%; lần thứ hai vào ngày 8-8, còn 70% và lần thứ ba vào ngày 16-11, tiếp tục giảm còn 60%. Đây cũng là một động thái theo lộ trình cam kết với WTO, đồng thời để tăng sự cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước,tạo ra một thị trường lành mạnh nhằm hạ giá bán, và để người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn. Thuế giảm khiến ô tô nhập khẩu trở nên rẻ hơn, chênh lệch giữa ô tô nhập khẩu và ô tô lắp ráp là không nhiều. Với lợi thế về chất lượng, mẫu mã và “chính hãng” ô tô nhập khẩu được người tiêu dùng ưa chuộng hơn.
Thêm vào đó, năm 2007 là năm thị trường cô phiếu, bất động sản và chứng khoán hết sức náo nhiệt. Một lớp người giàu có phất lên từ cổ phiếu khiến nhu cầu về nhóm ô tô dưới 9 chỗ tăng mạnh
Sáu tháng đầu năm 2008, những biến động bất thường.
Tình hình
Tháng
1
2
3
4
5
6
Số lượng ô tô nguyên chiếc (xe)
6.000
4.000
5.000
7.000
5.500
1.700
Giá trị
(triệu USD)
110
77
95
113
96
80
Trong tháng 01/2008 thị trường xe nhập thực sự nóng, với 6.000 xe các loại, trị giá 110 triệu USD. Và tính tổng chung cho 2 tháng đầu năm lượng xe cập cảng Việt Nam tiếp tục tăng, đạt gần 6.000 chiếc, bằng doanh số 8 tháng đầu năm 2007 với tổng kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc vào thị trường Việt Nam đã lên tới 187 triệu USD, tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Tình hình này kéo dài đến hết tháng 4. Tuy nhiên, 2 tháng sau đó, tháng 5 và tháng 6, thị trường chứng kiến sự sụt giảm mạnh mẽ trong. Đặc biệt vào tháng 6 lượng ô tô nhập khẩu chỉ còn 1.700 chiếc, giảm 4 lần so với mức đỉnh điểm của tháng 4.
Tổng hợp của cả 6 tháng đầu năm, lượng nhập khẩu là 42.000 xe nguyên chiếc có giá trị đạt 742 triệu USD, gấp 5,1 lần về lượng và 4,5 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2007.
Giá xe những tháng đầu năm 2008 cũng tăng lên: giá xe nhập khẩu tăng khoảng 6-15% tùy loại
Nguyên nhân của những biến động nói trên
Hàng loạt những chính sách của chính phủ nhằm kiềm chế nhập siêu, hạn chế lạm phát và giảm thiểu ùn tắc giao thông do ô tô gây ra như:
Quyết định số 10/2008/QĐ-BCT được Bộ Công Thương ban hành về việc bổ sung mặt hàng ô tô nguyên chiếc từ 9 chỗ ngồi trở xuống vào danh mục hàng tiêu dùng để phục vụ việc xác định thời hạn nộp thuế nhập khẩu: các mặt hàng tiêu dùng nhập khẩu sẽ phải nộp thuế ngay đồng thời phải làm thủ tục ngay tại cửa khẩu nhập chứ không được chuyển cửa khẩu như thời kì trước.
Bộ Tài chính đã ký quyết định tăng thuế đối với mặt hàng ô tô mới nguyên chiếc dùng chở người, từ 60% lên 70% (11/3) và từ 70% lên 83% (22/4). Thuế tuyệt đối của mặt hàng xe cũ nhập khẩu có mức tăng trung bình 10%. (11/3).
Ngày 06/08/2008, Bộ Công thương vừa quyết định đưa ô tô nguyên chiếc cùng điện thoại di động vào nhóm các mặt hàng áp dụng quy chế cấp phép tự động
Ngay từ trước khi những quyết định tăng thuế này được công bố, các Doanh nghiệp Nhập khẩu ô tô đã nhập khẩu hàng loạt ô tô nguyên chiếc về nhằm mục đích tránh thuế. Bởi vậy, ô ô nhập khẩu vẫn tăng kỉ lục trong 4 tháng đầu năm.
Chỉ tới sau lần tăng thuế thứ hai (22/4), các chính sách mới tỏ ra có tác dụng trong việc hạn chế nhập khẩu ô tô vào thị trường Việt Nam. Kết quả là thị trường lại lâm vào tình trạng ảm đạm, “nghe ngóng” , “ chờ đợi” như giai đoạn 2006.
Một số yếu tố khác góp phần tạo nên thị trường ô tô ảm đạm từ tháng 5/2008 đến nay gồm có:
Dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ được trình quốc hội phê chuẩn vào tháng 11 tới nhằm hạn chế nhập khẩu hàng cao cấp, nhập khẩu xe ôtô sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất vì mức thuế đánh vào ô tô loại 6-9 chỗ sẽ được tăng từ 30% lên 50, 60 hoặc 70%, tùy thuộc vào dung tích xy lanh --> Điều này tạo ra tâm lý chờ đợi trong người tiêu dùng
Tỷ giá USD so với VND tăng cao, khoảng 19.000 khiến các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô lâm vào tình trạng lỗ nặng khi thị trường ảm đạm, điều này khiến các DN không hào hứng với việc nhập khẩu
Tình hình nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng
Tình hình
Lượng xe nhập khẩu tăng liên tục từ mốc cho phép nhập khẩu tháng 5/2006. Tính tới thời điểm hiện tại đã có 11 000 chiếc xe con cũ được nhập về thị truờng Việt Nam. Đây là một lượng khá lớn đối với mặt hàng còn nhiều hoài nghi từ phía người tiêu dùng. Chính sách giảm thuế trong năm 2007 cũng khiến ô tô nhập khẩu trở nên hấp dẫn hơn, từ đó gia tăng lượng nhập khẩu
Tại thời điểm hiện nay, sau 2 lần tăng thuế vào năm 2008, ô tô nhập khẩu đang chững lại chờ đợi chính sách mới của chính phủ và những diên biến mới về cung cầu trên thị trưòng
Điều đáng chú ý trong mặt hàng ô tô nhập khẩu đó là sự xuất hiện của rất nhiều những mẫu siêu xe và siêu sang như Rolls Royce Phantom..
Nguyên nhân
9/5/2006, Nghị định 12 của Chính phủ cho phép nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng do cầu về ôtô lớn, giá rẻ lại có chất lượng tốt
Năm 2007: 4 lần giảm thuế ô tô cũ nhập khẩu khiến lượng nhập khẩu tăng cao
15/1/2007, BTC quyết định giảm thuế với mức giảm tối đa là 20%
10/8/2007, giảm thuế lần 2 với mức giảm tuyệt đối cao nhất là 750 USD
3/11/2007, giảm thuế 10%
Năm 2008: 2 lần tăng thuế khiến thị trường đóng băn
11/3/08 tăng lên khoảng 300 – 3000 USD/chiếc
15/4/2008, tăng thuế lên mức thuế từ 3000 – 30 000 USD/chiếc
Tình hình nhập khẩu linh kiện phụ tùng ô tô
Tình hình
Lượng linh kiện nhập khẩu năm 2006 giảm do tâm lý chờ đợi mua ô tô nhập khẩu giá rẻ khi Việt Nam gia nhập WTO. Lượng nhập khẩu giảm 46% so với năm 2005, ở mức 283 triệu USD
Năm 2007,lượng linh kiện ô tô nhập khẩu tăng mạnh, Cụ thể, tính đến hết tháng 8/2007, xét về số lượng, linh kiện ôtô tăng thêm 19.587 bộ, tương đương tăng 78,4%. Kim ngạch tuyệt đối dành cho nhập khẩu linh kiện là 481 triệu USD.
3 tháng đầu năm 2008, trước quyết định tăng thuế ô tô nguyên chiếc cũng như linh kiện, lượng linh kiện nhập khẩu tăng đột biến. Tháng 3/2008, giá trị nhập khẩu ước đạt là 142 triệu USD tăng 35% so với tháng 2 và 77% so với cùng kỳ năm 2007
Nguyên nhân
Quyết định 57/2005 của Bộ Tài chính quy định giảm thuế nhập khẩu từ 30% và 20% xuống còn từ 20% đến 5% nhập khẩu linh kiện
Năm 2008, Chính phủ tăng thuế 3 lần liên tiếp nhằm hạn chế nhập siêu, hạn chế ùn tắc giao thông. Cụ thể: 21/4, tăng thêm 3-5%, 13/5 tăgn thêm 5-10% và 20/6, tăng thêm 5 -10%.
TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH ĐẾN TOÀN CẢNH NHẬP KHẨU Ô TÔ
Ưu điểm:
Trước kia khi chưa đánh thuế nhập khẩu ô tô thì ô tô nước ngoài vào sẽ chiếm lĩnh thị trường sản xuất trong nước do chất lượng, cũng như kiểu dáng ô tô nhập khẩu hơn hẳn so với ô tô nội địa. Vì thế mà khi nhà nước thực hiện chính sách thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng này thì cũng có nghĩa là nền sản xuất trong nước sẽ được bảo hộ. Đánh thuế khiến giá bán ô tô nhập khẩu sẽ trở nên cao hơn, tạo điều kiện cho thị trường ô tô trong nước cạnh tranh và phát triển hơn.
Chính sách thuế quan cùng các biện pháp phi thuế quan như là: hạn ngạch ô tô và cấp giấy phép tự động trong thời gian gần đây góp phần bảo hộ sản xuất trong nước phát triển, hạn chế được tình trạng nhập siêu (nhất là đối với ô tô) vào Việt Nam là quá lớn, và phần nào giảm tình trạng ùn tắc giao thông.
Hơn thế nữa, với một hệ thống thuế chưa phát triển thì việc đánh thuế nhập khẩu ô tô dường như được coi là một nguồn thu lớn cho ngân sách của nhà nước, vì nó dễ thực thu.
Nhược điểm:
Trong thời gian qua khi đề cập đến chính sách nhập khẩu ôtô của nước ta người ta thường nhắc đến chính sách thuể. Mục đích chính của chính sách nhập khẩu lần này là để hạn chế ách tắc giao thông và giảm nhập siêu cũng như bảo hộ ngành công nghiệp ôtô trong nước, kiềm chế lạm phát và bảo đảm an sinh xã hội. Tuy vậy trong thời gian qua chính sách này đã không được sự đồng tình của người tiêu dùng trong nước cũng như các doanh nghiệp nhập khẩu ôtô bởi các lý do sau:
Chính sách nhập khẩu ôtô mà cơ bản là chính sách thuể đang kìm hãm sự phát triển kinh tế của Việt Nam
Gây ra hạn chế về nguồn vốn đầu tư vào hạ tầng giao thông Việt Nam: Chính sách hạn chế tiêu dùng ôtô của người dân trong nước dẫn đến việc các nhà đầu tư vào hạ tầng giao thông không muốn bỏ tiền ra đầu tư phát triển hạ tầng giao thông bởi họ thấy được thị trường tiêu dùng ôtô trong nước là quá nhỏ và chính vì thế mà lợi nhuận thu được qua phí giao thông mà chủ yếu là đối với ôtô sẽ chẳng được bao nhiêu.
Chính sách ôtô đã gián tiếp làm hạn chế nguồn vốn đầu tư vào các khu đô thị và khu công nghiệp Việt Nam và làm chúng phát triển lệch lạc. Khi hạ tầng giao thông kém người dân sẽ co cụm lại ở các trung tâm đô thị dẫn đến công tác cải tạo và chỉnh trang đô thị tốn kém, đầy rẫy khó khăn và phức tạp trong khâu đền bù giải phóng mặt bằng, trong khi đó các đô thị mới mở ra vẫn vắng mặt người ở.
Các khu công nghiệp phải giải bài toán nguồn nhân lực cho nhà máy của họ: đó là nhà máy phải gần nơi cung cấp nhân lực dẫn đến các khu công nghiệp đua nhau mọc san sát trong thành phố. Điều này dẫn đến sự mất cân đối trong bài toán phát triển các khu công nghiệp và đô thị ở Việt Nam.
Chính sách bảo hộ các doanh nghiệp trong nước nhưng cũng đồng thời tạo cho họ cơ hội để tăng giá bán thu lợi nhuận cao
Thuế quan là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ nền sản xuất trong nước phát triển, nhưng đồng thời nó cũng khiến cho thị trường này hoạt động kém hiệu quả hơn. Khi mà nền sản xuất trong nước được bảo hộ quá cao, việc nhập khẩu ô tô trở nên rất khó và nếu có tiếp cận được thị trường trong nước thì nó cũng sẽ không thể cạnh tranh được với giá sản xuất ô tô trong nước không bị đánh thuế. Điều này khiến cho các nhà sản xuất trong nước được thế và ý lại vào các chính sách bảo hộ, nền sản xuất hoạt động kém hiệu quả hơn.
Hiện tại thuế đánh vào linh kiện lắp ráp ôtô cũng đã tăng và các hãng lắp ráp ôtô trong nước bắt đầu tình trạng “khan hàng” giả để tìm cách nâng giá thu lợi nhuận cao. Thực trạng đó dẫn đến sẽ chẳng có doanh nghiệp nào muốn bỏ công sức ra để sản xuất ôtô bởi lắp ráp ôtô đã đem lại siêu lợi nhuận và cũng sẽ chẳng thể có một nghành công nghiệp sản xuất ôtô trong nước nào như chúng ta mong đợi.
Người tiêu dùng vẫn là người phải chịu thiệt thòi nhất vì phải mua xe với giá cao ngất ngưởng.
Chúng ta muốn bảo hộ sản xuất, đánh thuế nhập khẩu đối với mặt hàng ô tô nhưng việc bảo hộ sản xuất rõ ràng là hy sinh lợi ích của người tiêu dùng, người tiêu dùng trong nước phải mua sản phẩm của ngành sản xuất đó với giá cao. Muốn bảo vệ ngành nhà sản xuất để có ngành công nghiệp ôtô phát triển nhưng không thể hy sinh mãi lợi ích người tiêu dùng, cứ phải mua giá đắt. Đây là cộng đồng giữa Nhà nước và doanh nghiệp phải hợp tác với nhau. Trong những năm vừa qua, chúng ta muốn có ngành công nghiệp cơ khí phát triển, muốn có ngành sản xuất ôtô, xe máy phát triển, chúng ta đã bảo hộ, đã khuyến khích. Nhưng đồng thời các doanh nghiệp, các hiệp hội làm câu chuyện này, sản xuất ngành này cũng phải đồng lợi ích với quốc gia và người tiêu dùng, chứ không thể hy sinh lợi ích người tiêu dùng mãi được. Trong thời gian bảo hộ hợp lý như vậy phải tìm cách đổi mới công nghệ, nội địa hoá, hạ giá thành xuống. Còn nếu chỉ vì lợi ích trước mắt mà các doanh nghiệp này cứ tăng giá tới lên thì đấy là lợi ích cục bộ.
Các chính sách thuế quan gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp trong sản xuất và nhập khẩu ô tô
Các biện pháp phi thuế quan như: hạn ngạch và cấp giấy phép tự động cũng gây cản trở nhiều cho các doanh nghiệp cũng như nhà sản xuất trong quá trình nhập khẩu ô tô. Hạn ngạch giống như thuế nhập khẩu luôn luôn nâng giá hàng nhập khẩu trên thị trường nội địa. Tác động này của hạn ngạch cho phép các nhà sản xuất kém hiệu quả sản xuất ra một sản lượng cao hơn so với trong điều kiện thương mại tự do. Đồng thời, chính phủ cũng không có thu nhập được gì từ hạn ngạch. Lượng tiền thuế đáng ra chính phủ thu được sẽ rơi vào bất kỳ người nào có giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch. Những người có giấy phép này nhập khẩu hàng hóa sau đó bán lại với giá cao hơn tại thị trường trong nước. Lợi nhuận mà người có giấy phép nhập khẩu được gọi là tiền thuê hạn ngạch. Các công ty thương mại trong nước hoặc chính phủ của nước xuất khẩu có thể là người nhận được số tiền hạn ngạch này.
Chính sách cấp giấy phép tự động cũng gây nhiều bất cập cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý, và chính phủ. Về phía các doanh nghiệp, họ sẽ mất nhiều thời gian hơn cho việc đăng ký xin cấp phép tự động, có thể là ít nhất là cả tháng để lấy được giấy đơn đăng ký có xác nhận của bộ Công Thương. Ngoài ra, họ còn phải chịu thêm nhiều loại chi phí phát sinh hay các thủ tục vướng mắc khác nữa. Còn về phía cơ quan quản lý: nếu thực hiện những quy định trên thì việc cấp phép sẽ bị quá tải tại Bộ Công thương. Bộ cũng liệu có đủ nhân lực để giải quyết toàn bộ số hồ sơ nhập khẩu ô tô của các doanh nghiệp để kịp cho họ xuất trình cho các cơ quan hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu.
Như vậy có thể nói rằng các chính sách mà bộ tài chính áp dụng cho xe ôtô nhập khẩu mà điển hình là chính sách thuế không những không thể hiện được tính hiệu quả của nó mà còn gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới người tiêu dùng cũng như các nhà nhập khẩu ôtô và thị trường trong nước nói chung, đồng thời tạo ra tâm lý lo lắng cho các nhà đầu tư nuóc ngoài vào việc phát triển hạ tầng đường xá cũng như ngành công nghiệp ôtô trong nước.
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ ỔN ĐỊNH VÀ ĐIỀU HOÀ TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU ÔTÔ
Kiểm soát chất lượng ôtô nhập khẩu, đặc biệt là ôtô đã qua sử dụng:
Ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với ô tô, phụ tùng ô tô để ngăn chặn việc lưu thông những hàng hóa kém chất lượng, không an toàn, gây ô nhiễm môi trường.
Xử lý nghiêm khắc hàng nhập lậu, hàng gian lận thương mại được đưa vào thị trường Việt Nam.
Phát triển ngành sản xuất ô tô trong nước
Khuyến khích sự hợp tác, phân công sản xuất giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau và với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để tận dụng các công nghệ và thiết bị đã đầu tư, giảm chi phí đầu tư mới và tránh đầu tư trùng lắp.
Khuyến khích việc nhập chuyển giao công nghệ từ các hãng có danh tiếng trên thế giới.
Xây dựng, hoàn thiện khung khổ pháp lý tạo điều kiện nhập khẩu thông thoáng nhập khẩu hiệu quả tiết kiệm. nhà nc nên có lộ trình cắt giảm thuế một cách rõ ràng, minh bạch, tránh ban hành kiểu " tuỳ hứng', gây xáo trộn thị trường nghiêm trọng, ảnh hưuởng người tiêu dùng, nhà sản xuất và nhà nhập khẩu như hiện nay
Chú trọng nghiên cứu, thực hiện các giải pháp điều tiết cung cầu của thị trường ô tô Việt Nam nhằm đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh và hiệu quả chung cho toàn ngành.
Trước xu thế quốc tế hóa ngày càng cao của thời đại, thị trường Việt Nam ngày càng hấp dẫn với các nhà xuất khẩu oto quốc tế chính vì vậy mà mở ra nhiều cơ hội song nhiều hơn là thách thức với viêc nhập khẩu oto vào nước ta.Chúng ta cần phải có những chính sách hợp lý và chặt chẽ kiểm soát việc nhập khẩu ôtô trong điều kiện phát triển cân bằng sản xuất ôtô trong nước, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển.
Tài liệu tham khảo
Tổng cục thống kê :
Website của bộ kế hoạch và đầu tư:
Bộ công thương: http:// www.moit.gov.vn
Giáo trình kinh tế ngoại thương của trường Đại Học Ngoại Thương
Các website thời báo kinh tế và tin tức
Kết luận
Như vậy chúng ta đã thấy được những ảnh hưởng mạnh mẽ của những chính sách bảo hộ đối với tình hình nhập khẩu ô tô nói chung và tình hình nhập khẩu trong những năm từ 2001 đến 2007 và 6 tháng đầu năm 2008 nói riêng. Các chính sách của chính phủ đã có tác dụng một phần nào trong việc bảo hộ nền sản xuất trong nước nhưng lại kéo theo những hệ quả không mong muốn như bóp méo thị trường nhập khẩu ô tô hay những ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người tiêu dùng. Thiết nghĩ, cái được và cái mất trước khi ban hành để có thể phục vụ hiệu quả hơn cho mục tiêu đề ra và thực hiện được vai trò điều tiết của nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tieu luan.doc
- Slide.ppt