Tiểu luận Bác Hồ với việc giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU I. HỒ CHỦ TỊCH LÀ NGƯỜI LUÔN QUAN TÂM ĐẾN SỬ HỌC VÀ LÀ NGƯỜI ĐẶT NỀN MÓNG CHO SỬ HỌC MÁC- XÍT VIỆT NAM II. BÁC HỒ VỚI VIỆC GIÁO DỤC LỊCH SỬ CHO THẾ HỆ TRẺ 1. Lịch sử được Người sử dụng trong các lớp đào tạo cán bộ và phương tiện báo chí 2. Lịch sử được Người sử dụng trong những buổi nói chuyện, những bức thư động viên 3. Những bài học kinh nghiệm cho những nhà sử học trẻ thông qua những tác phẩm sử học của Hồ Chí Minh III. VẤN ĐỀ DẠY VÀ HỌC LỊCH SỬ HIỆN NAY KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4265 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Bác Hồ với việc giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam Lời răn dạy ấy của Hồ Chí Minh luôn được mọi thế hệ người dân Việt Nam ghi nhớ, bởi chứa đựng trong đó là cả một tình yêu bao la, cả một cuộc đời dành cho cách mạng, dành cho nước Việt Nam “độc lập, dân ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Hơn thế nữa lời dạy đó nhắc nhở chúng ta phải biết đến truyền thống dân tộc, để từ đó thấy yêu nước Việt Nam anh hùng hơn bao giờ hết. Lịch sử truyền thống dân tộc là một vấn đề ngày càng nhận được sự quan tâm của xã hội. Nhất là việc dạy lịch sử cho thế hệ trẻ hiện nay. Bởi thế hệ trẻ chính là tương lai của đất nước. Giúp cho họ hiểu biết về lịch sử là một phần trong việc đào tạo 1 thế hệ tương lai: phát triển toàn diện,“vừa hồng và chuyên” của Đảng và Nhà nước ta. Trong phạm vi một bài báo cáo khoa học xin được đề cập đôi nét về vấn đề Bác Hồ với việc giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ. Để một phần nào đó, khắc hoạ rõ thêm chân dung về một con người, cũng như việc học lịch sử của thế hệ trẻ hiện nay. I. HỒ CHỦ TỊCH LÀ NGƯỜI LUÔN QUAN TÂM ĐẾN SỬ HỌC VÀ LÀ NGƯỜI ĐẶT NỀN MÓNG CHO SỬ HỌC MÁC- XÍT VIỆT NAM Lịch sử đã được ra đời từ Hêđrôt hay Tư Mã Thiên, hàng ngàn nhà sử học đã để lại những tác phẩm sử học kinh điển cho loài người, giúp thế giới hiểu rõ hơn về quá khứ của mình, Nhưng khi nhắc đến tác dụng của sử học, chúng ta đều nhận thấy sử học co khả năng “giáo dục và cải tạo con người”. Các nhà sáng lập chủ nghĩa cộng sản khoa học cũng khẳng định rằng lịch sử là một phương tiện giáo dục tư tưởng rất tốt cho quần chúng nhân dân “tác dụng giáo dục và cải tạo con người và xã hội của sử học thể hiện ở chỗ nó làm cho xã hội và các giai cấp xã hội ấy đặc biệt nhạy cảm đối với tất cả những gì làm cho xã hội và các giai cấp của xã hội ấy phải lo lắng, nó tham gia tích cực vào việc hình thành ý thức xã hội và hành động thực tiễn” Nhiều nhà hoạt động chính trị nổi tiếng Đông Tây như K.Max, Enghen, Lenin…đều ham thích đọc lịch sử. Bởi những bậc lỗi lạc ấy tìm thấy trong lịch sử những cái có lợi cho mình, nhìn thấy những bài học, những chân lí từ những gì đã trải qua. Cũng không ngoại lệ, Hồ Chí Minh cũng là một người ham hiểu biết lịch sử. Tri thức lịch sử là một trong những thành phần văn hoá quan trọng trong vốn tri thức phong phú sâu sắc của Người. Ngay từ thủa nhỏ, lúc còn theo học ông Đồ Thân người đã ham học lịch sử và nhớ kĩ bài, những tri thức lịch sử đó đã ăn sâu vào tâm trí và dẫn người đã bắt đầu suy nghĩ về những sự kiện lịch sử có liên quan đến vận mệnh dân tộc. Đó cũng chính là cơ sở để sau này giúp Người có thể vượt lên so với các bậc tiền bối, cũng như các nhà cách mạng đương thời, xác định cho mình một con đường cứu nước đúng đắn . Trong suốt những năm bôn ba ở nước ngoài, làm việc, học tập và hoạt động. Người đã không ngừng tìm hiểu về lịch sử loài người, người học lịch sử ở bất cứ nơi nào Người đặt chân đến. Người tìm hiểu về lịch sử nước Pháp, cái để hình thành nên “bình đẳng, bác ái”, Người tìm hiểu về phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi, Chău Mỹ, để nhận ra rằng Người dân thuộc địa ở đâu cũng giống nhau và khẳng định “ ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh” Người tìm hiểu về các nhà cách mạng lỗi lạc, tìm hiểu về chủ nghĩa Mac - Lênin để tìm ra do đâu mà cách mạng thắng lơi…với tất cả những điều trên, ta có thể nhận thấy rằng Hồ Chủ tịch là một tấm gương về học lịch sử, ham hiểu biết. Và cũng từ những tri thức ấy, những phương pháp ấy cũng chính Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là Người đặt nền móng cho sử học Mác-xít Việt Nam Sử học nước ta được hình thành từ rất lâu, nó đã khắc hoạ được rất rõ nét về truyền thống bốn ngàn năm của lịch sử Việt Nam . Nhưng cũng phải đến khi chủ nghĩa Mác- Lênin được truyền bá vào Việt Nam bởi Nguyễn Ái Quốc, thì đồng thời cũng chính là Người đặt cơ sở cho sử học Mác-xít Việt Nam. Trước tiên, sử học Mac-xit là khoa học chân chính vì nó phục vụ lợi ích của con người, của nhân dân lao động. Nguyễn Ái Quốc – Hồ chí Minh là Người đã xác định vị trí vai trò của sử học: Trong “nên học sử ta” đăng trên báo Việt Nam độc lập, số 117 ngày 1-2-1942. Người đã viết: “ sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta . Dân ta là con Rồng cháu Tiên, có người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam trị nước tiếng để muôn đời . Sử dạy cho ta bài học: Lúc nào dân ta đoàn kết, muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn…” Như vậy, từ việc khẳng định sự cần thiết của sử học, Nguyễn Ái Quốc cũng đã xác định được nội dung của sử học nước nhà : Sử học góp phần tố cáo tội ác và vạch trần bản chất của đế quớc phong kiến ;Sử học giáo dục quần chúng và đào tạo cán bộ cách mạng ; Sử học của nhân dân và vì nhân dân . Tìm hiểu và xem xét thêm về những tác phẩm to lớn mà Người để lại cũng như theo những nghiên cứu của các nhà sử học Việt Nam về vấn đề phương pháp viết sử của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, ta nhận thấy điều đặc biêt quan trọng đó chính là Người đã biên soạn lịch sử dân tộc theo quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác Lênin . Người đã sử dụng tư liệu lịch sử theo phương pháp khoa học, chọn lọc mang tính hệ thống và có sức khái quát cao . Người đã sử dụng phương pháp biện chứng để phân tích, đánh giá các giai đoạn, các nhân vật trong lịch sử dân tộc cũng như Người xác định rõ viết sử để cho mọi người dân cùng đọc dễ hiểu, dễ nhớ và quan trọng hơn là thông qua đó để có nhận thức đúng đắn về lịch sử và trách nhiệm của mình trước các nhiệm vụ lịch sử, tiêu biểu như trong tác phẩm “lịch sử nước ta”(gồm 236 câu lục bát trình bày về lịch sử nước ta từ 2079 trước công nguyên ->1942) cũng đã được Người viết theo thể diễn xa, diễn gần, dễ tiếp thu đối với quảng đại quần chúng. II. BÁC HỒ VỚI VIỆC GIÁO DỤC LỊCH SỬ CHO THẾ HỆ TRẺ Tìm hiểu về Hồ Chí Minh, về cuộc đời sự nghiệp, ta thấy rõ một điều hiển nhiên rằng cả cuộc đời vĩ đại của Người, mọi hoạt động đều dành cho sự nghiệp cách mạng, cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Người viết báo viết văn, làm thơ hay viết sử cũng đều nhằm mục đích phục vụ cách mạng. Vì vậy, để tách sử học ra khỏi sự nghiệp cách mạng của Người là điều không thể. Nhưng xét ở một khía cạnh thì chúng ta cũng thấy rằng ngoài việc dùng sử học là một vũ khí tố cáo tội ác của đế quốc phong kiến, Người đã dùng sử học để giáo dục quần chúng đặc biệt là cho thanh niên, thế hệ tương lai của đất nước, nhằm giáo dục họ trở thành những con người toàn diện, “ vừa hồng, vừa chuyên” nhằm đưa nước ta “sánh vai với các cường quốc năm châu.” 1. Lịch sử được Người sử dụng trong các lớp đào tạo cán bộ và phương tiện báo chí Trong lớp huấn luyện cán bộ cách mạng Việt Nam ở Quảng Châu năm 1925 . Mà phần lớn những cán bộ ấy đều là những thanh niên ưu tú của Việt Nam như Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu ...được Người định hướng sau này sẽ về nước phục vụ cách mạng, tuyên truyền chủ nghĩa Mác- Lênin, xây dựng lượng cách mạng …Người đã đảm nhận vai trò của một thầy giáo dạy sử . Lịch sử được người đưa vào khoá học như một nội dung quan trọng nhằm để hiểu rõ hơn về những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin rồi áp dụng vào hoạt động cách mạng “Đường cách mệnh”- tập hợp những bài giảng của Người với mục đích là để nói cho đồng bào ta, trước hết là lớp cán bộ: 1. Vì sao chúng ta muốn sống thì phải kách mệnh. 2. Vì sao kách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc của một hai người . 3. Đem lịch sử cách mệnh các nước làm gương cho chúng ta soi . 4. Đem phong trào thế giới nói cho đồng bào ta rõ 5. Ai là bạn ta? Ai là thù ta? 6. Cách mệnh là phải làm thế nào? Và để đạt được mục đích ấy, ngoài những lý luận lí thuyết cách mạng Mác-Lênin, những phương pháp khoa học biện chứng còn có phần không nhỏ của việc trình bày lịch sử : lịch sử các cuộc cách tư sản Mỹ, Pháp, lịch sử cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại, lịch sử các tổ chức quốc tế, lịch sử cách mạng Việt Nam . Tất cả những vấn đề lịch sử được trình bày ở đây nhằm giúp cho những cán bộ trẻ hiểu được mục đích, con đường, các phương thức hoạt động của mình đúng nhất và thu được thắng lợi lớn nhất . Dưới sự trình bày một cách khách quan chính xác và dễ hiểu, Nguyễn Ái Quốc đã thuyết phục người nghe bằng sự thực lịch sử, hiện thực quá khứ và hiện tại được khôi phục, miêu tả và giải thích đúng đắn đã giúp cho lớp cán bộ trẻ ấy định hướng được con đường đúng đắn của mình . Cũng bằng việc sử dụng lịch sử để tuyên truyền giáo dục cách mạng cho nhân dân đặc biệt là tầng lớp thanh niên Đông Dương lúc bấy giờ, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập ra báo “thanh niên”( tồn tại từ tháng 6/1924 ->tháng 4/1927, với 88 số )giúp cho việc tiếp tục truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam và chuẩn bị cho việc thành lập một Đảng Mac- xit được đẩy mạnh hơn . Nội dung các số báo đều có những loại bài bình luận, xã luận, truyện lịch sử thế giới, truyện lịch sử dân tộc… “ Ông dần dần cung cấp cho độc giả của mình những hiểu biết về lịch sử An Nam, về các trào lưu tư tưởng, về lịch sử các cường quốc thế giới…(Marti - mật thám Pháp ở Đông Dương) Lật lại những trang báo Thanh niên ra năm 1926, ta thật sự cảm thấy ấn tượng với những gì mà Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng để thực hiện sự nghiệp cách mạng của mình.Trong số đặc biệt kỷ niệm lần thứ 9 của Cách mạng Tháng Mười Nga ngày 7/11/1926 , báo đã in bức tranh cổ động, với hình ảnh Lênin đầu ngẩng cao, người khoác áo varơi, đôi chân tự tin đặt trên phần quả địa cầu đã được giải phóng khỏi ách nô lệ. Trong tư thế vươn cao, cánh tay trái của lãnh tụ giai cấp vô sản thế giới, linh hồn của cuộc cách mạng Tháng Mười Nga, Vơladi mia Ilich Lênin chỉ vào ngôi sao búa liềm. Đặc biệt hơn còn có đôi câu đối viết bằng chữ Trung Quốc với nội dung “ Cách mệnh giải phóng dân tộc vạn vạn tuế” “Cách mệnh vô sản vạn vạn tuế” .Với bức tranh cổ động mang đầy ý nghĩa tư tưởng này, tác giả muốn gửi gắm tới đối tượng bạn đọc là những nhà hoạt động cách mạng Việt Nam và đông đảo tầng lớp thanh niên và công nhân Việt Nam hãy nêu cao tư tưởng độc lập… Mặc dù bức tranh cổ động không ký tên tác giả nhưng qua bút pháp , phong cách thể hiện … ta có thể nhận ra “nhà báo” Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng mọi hình thức để giác ngộ tầng lớp vô sản của mình. Việc in tranh cổ động về một sự kiện lịch sử vĩ đại để giác ngộ, để tuyên truyền như thế thật là một việc làm hiệu quả. Và như vậy, báo “Thanh niên” được coi như là “hình ảnh chân thực của chiến lược mà Nguyễn ái Quốc đã sử dụng”. Trong thời gian ở Pác Bó , Bác Hồ cũng lấy những câu chuyện trong lịch sử như “ Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô” mà Bác đã dịch và đánh máy để làm tài liệu huấn luyện các đảng viên ( Võ Nguyên Giáp – Từ nhân dân mà ra ).Nội dung của lớp huấn luyện gồm những vấn đề chủ yếu: - Trước cách mạng Tháng Mười nhân dân Nga cũng bị áp bức bóc lột, các dân tộc trong đế quốc Nga không được bình đẳng, phụ nữ bị khinh rẻ,nông dân không có ruộng đất, nhà máy bị tư sản chiếm đoạt. - Đảng Cộng sản Liên Xô là Đảng kiểu mới, do Lênin sáng lập .Đảng trung thành với sự nghiệp giảI phóng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động - Cách mạng Tháng Mười Nga do Đảng Cộng sản Nga lãnh đạo thành công đã lật đổ chính quyền của Nga Hoàng, giải phóng nhân dân khỏi ách áp bức, bóc lột, được sống tự do, bình đẳng. - Cách mạng Việt Nam phải học tập theo cách mạng Nga. Sau khi cách mạng thành công, Việt Nam cũng phải xây dựng một xã hội tốt đẹp như xã hội Nga Và với nội dung học tập lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô như vậy, bài giảng của Người đã có tác dụng to lớn đối với lớp cán bộ tại Pác Bó bấy giờ. Nó khiến cho cán bộ cũng như quần chúng nhân dân tin yêu Đảng, nhận thức vai trò lãnh đạo của Đảng, giáo dục tinh thần quốc tế vô sản, và lòng biết ơn sâu sắc đối với cách mạng Tháng Mười. 2. Lịch sử được Người sử dụng trong những buổi nói chuyện, những bức thư động viên Việc dùng lịch sử để giáo dục thanh niên , thế hệ tương lai của đất nước của Hồ Chí Minh không dừng lại ở những vấn đề trên. Mà hơn nữa, Người còn giáo dục thanh niên về phẩm chất đạo đức, về ý chí cách mạng, về truyền thống dân tộc, ca ngợi và thúc đẩy họ bằng những lời nhắc nhở , những lời dạy thân tình thông qua những tấm gương lịch sử , những truyền thống của người dân Việt Nam và thế giới. Trong cuộc đời làm lãnh tụ của mình, Bác Hồ đã đặc biệt quan tâm đến thanh niên, Bác đi nhiều nơi, và ở nơi đâu cũng để lại những lời nhắc nhở, những lời dạy thân tình. Trong chúng ta, chắc hẳn ai cũng đã được nghe câu chuyện về lời dạy của bác đối với các chiến sĩ nhân dịp Bác về thăm Đền Hùng: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”Người đã nhắc lại công lao vĩ đại của các Vua Hùng để tạo nên Việt Nam giờ đây với hơn 4000 năm lịch sử để mà nhắc nhở tinh thần đoàn kết một lòng yêu nước của các chiến sỹ. Hay trong “Gửi các chiến sỹ quyết tử quân thủ đô” ngày 27-1-1947 Bác viết: “…các em là đại biểu cho cái tinh thần tự tôn tự lập của dân tộc ta mấy nghìn năm để lại, cái tinh thần quật cường đó đã kinh qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám truyền lại…”. “…Thanh niên ta nói chung rất hăng hái, rất tốt…Trong bộ đội có những thanh niên anh hùng như La Văn Cầu, Giáp Văn Khương, Nguyễn Thị Chiên…ở công trường đường xe lửa có những chiến sỹ gương mẫu như: Lê Văn Quy, Nguyễn Thị Mùi, Nguyên Trọng Tuy, Lê Văn Phát và nhiều thanh niên khác…mong các cháu noi theo những gương thanh niên kiểu mẫu ấy (Bài nói chuyện tại buổi lễ khai mạc trường ĐH NDVN (19-01-1955)) Hay như trong bài nói chuyện với hội nghị cán bộ đoàn toàn Miền Bắc ngày 22-9-1962 Bác nói: Thanh niên muốn cho các ngành xem trọng mình trước hết phải tự mình làm việc cho tốt. Những anh hùng phi công vũ trụ Liên Xô như các đồng chí Gagarin, Titốp, Nicôlaep, Papovic sở dĩ cả thế giới biết tên là vì họ đã hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ cực kì khó khăn mà Đảng và nhân dân giao cho” Tại buổi lễ kỉ niệm lần thứ 35 ngày thành lập Đoàn Thanh Niên Lao Động Việt Nam Bác cũng viết: “…có Lý Tự Trọng, về sau là đoàn viên đầu tiên của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản nước ta, cũng là người cộng sản oanh liệt đấu tranh đến hơi thở cuối cùng cho Đảng, cho sự nghiệp cách mạng …các liệt sỹ Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Viết Xuân và nhiều liệt sỹ khác…. Như Trần Thị Lý bị địch đánh, tra khảo chết đi sống lại bao nhiêu lần…Như Nguyễn Thị Châu suốt 1300 ngày bị địch dùng cực hình tra tấn…chúng ta có nhiều thanh niên anh hùng như Nguyễn Thị Chiên, La Văn Cầu…” Và với cách nêu lên những tấm gương, những anh hùng dân tộc như trên, Hồ Chí Minh đã cho chúng ta thấy Người quan tâm và hiểu thanh niên như thế nào. Người biết, mỗi thanh niên sẽ tự soi mình vào những tấm gương đó, để mà phấn đấu, để mà rèn luyện. Người biết, với lòng nhiệt tình và tâm hồn sâu sắc của thanh niên, việc răn dạy họ là chỉ ra cho họ cái nào đúng cái nào sai và định hướng cho họ.Chính bằng những tấm gương anh hùng trong cuộc đấu tranh bảo vệ dân tộc, hay những tấm gương trong lao động sản xuất, Hồ Chí Minh đã hướng thanh niên trước hết là vào sự hy sinh chiến đấu cho độc lập tự do của đất nước “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ” .Bác thường nói với thanh niên lý tưởng của giai cấp công nhân là cao cả là cách mạng là khoa học, lý tưởng đó phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của xã hội loài người tiến bộ là hướng theo ngọn cờ của Mác “làm theo năng lực hưởng theo lao động và cao hơn là làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu” . Hun đúc lý tưởng cách mạng cho thanh niên là điều mà người mong muốn và đã làm được. Hiệu quả trong biện pháp giáo dục lý tưởng cho thanh niên của Hồ Chí Minh không chỉ là nêu lên những tấm gương để họ học tập và noi theo. Hơn thế nữa, Người còn nêu ra lịch sử dân tộc cũng như thế giới một cách sơ lược hoặc cụ thể để mà rút ra bài học. Người đã nói: “Các cháu được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao đồng bào, vậy các cháu nghĩ sao?...Sau 80 năm giới nô lệ làm cho nước nhà yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ…’ (thư gửi học sinh nhân ngày khai trường. Tháng9-1945). Hay người phác hoạ lại giai đoạn lịch sử đồng thời nhấn mạnh vai trò của thanh niên trong lời nói chuyện tại Đại Hội Thanh Niên tích cực lao động XHCN (17-3-1960) “Từ năm 1915-1930 là thời kì đen tối. Nói riêng về nước ta thì đế quốc Pháp hoành hành dã man; đồng bào ta bị làm nô lệ, có Tổ quốc mà không có quyền yêu nứơc. Nhân dân ta, kể cả thanh niên, bơ vơ không có người lãnh đạo và hầu như không thấy lối ra. Từ năm 1930, Đảng ta ra đời và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin. Như mặt trời mới mọc xé toang cái màn u ám bao phủ nước ta từ trước đến lúc bấy giờ, Đảng đoàn kết nhân dân và soi sáng con đường cách mạng giải phóng. Trong những năm hoạt động bí mật cực kì oanh liệt mà cũng cực kì gian nan, Đảng đã hi sinh rất nhiều, thanh niên cũng hi sinh không ít. Tiêu biểu nhất cho sự hi sinh dũng cảm của thanh niên là Lý Tự Trọng. Năm 1945, cách mạng Tháng Tám thành công tiếp đến cuộc kháng chiến thắng lợi. Trong hai phong trào vĩ đại ấy,dưới sự lãnh đạo của Đảng, thanh niên ta được rèn luyện trong khói lửa và đã góp nhiều công lao. Ngày nay, các cháu là thế hệ thanh niên sung sướng nhất. Thật vậy, các cháu trưởng thành trong một thế giới mà chủ nghĩa đế quốc đang mau chóng suy tàn, hầu hết các nước thuộc địa đã được giải phóng, phe xã hội chủ nghĩa ngày càng vững mạnh, chủ nghĩa cộng sản đang tiến mạnh với Liên Xô, khoa học, kỹ thuật đã chinh phục vũ trụ, con người đang tấn công thắng lợi lên trời như Mac đã đoán trước đây cách mấy mươi năm. Tuy ở miền Nam, thanh niên và đồng bào ta đang phải đấu tranh chống chế độ hung ác của Mỹ-Diệm. Nhưng ở miền Bắc thanh niên ta tha hồ đưa khả năng của mình tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đại hội này là kết quả của thắng lợi bước đầu. Một điều rất quan trọng mà thanh niên ta phải nhận rõ là dưới chế độ tư bản, đế quốc và phong kiến quyết không thể có một phong trào thanh niên tốt đẹp như phong trào này. Chỉ có dưới chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta thì mới phát động được lực lượng và tài năng của nhân dân và của thanh niên, và biến họ thành con người mới xây dựng một xã hội mới.” Cũng tại buổi nói chuyện ấy, Người cũng lấy dẫn chứng rằng : “Mác có nói: Trong chế độ xã hội chủ nghĩa một ngày tiến bộ bằng hai mươi năm. Nhân dân và thanh niên các nước anh em, nhất là Liên Xô, Trung Quốc và Triều Tiên đang thực hiện điều đó. Kế hoạch bảy năm xây dựng chủ nghĩa cộng sản của Liên Xô đang tiến lên vùn vụt.Kế hoạch năm năm của Trung Quốc đã căn bản hoàn thành trước thời hạn ba năm. Triều Tiên đã hoàn thành kế hoạch năm năm trong hai năm rưỡi …..” Người làm vậy là muốn thanh niên thấy rằng “chỉ có dưới chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta thì mới phát động được lực lượng và tài năng của thanh niên” và đồng thời người thiết tha mong mỏi “ nhân dân ta, trước hết là thanh niên ta, phải có quyết tâm học tập và theo kịp nhân dân và thanh niên các nước anh em” . Ta thấy ở đây, một Hồ Chí Minh như một người đồng chí thân thiện và cũng là một người thầy vĩ đại. Bài giảng của Người, lời dạy của Người không đao to búa lớn, Người lấy dẫn chứng cũng hết sức nhẹ nhàng nhưng nó lại có tác động mạnh mẽ vào sự định hướng lý tưởng cách mạng cũng như nhân cách đạo đức của thanh niên, Người đã hiểu rõ chức năng giáo dục của lịch sử bởi “ một tấm gương sáng còn hơn trăm bài diễn thuyết.” Và ở nơi đâu, trong buổi nói chuyện nào, sau những dẫn chứng lịch sử mà Người nhắc đến ấy, bao giờ cũng có những lời khuyên, những lời nhắn nhủ ân cần. Kết hợp thành công hai việc đó, ta thấy Hồ Chí Minh đã làm hết sức thành công. 3. Những bài học kinh nghiệm cho những nhà sử học trẻ thông qua những tác phẩm sử học của Hồ Chí Minh Một phần quan trọng trong việc sử dụng lịch sử để giáo dục thanh niên của Hồ Chí Minh, đó là thông qua những tác phẩm sử học của Người. Về mảng đề tài này, những bài học được rút ra mang tính chất kinh nghiệm và đối tượng chính là những nhà sử học trẻ, những người đang bước vào nghề viết sử. Những bài học từ một con người mà “ biên soạn lịch sử không bao giờ là mục đích, song tri thức lịch sử nhất là nguyên tắc về chủ nghĩa lịch sử, quan niệm duy vật về lịch sử được Người thể hiện trong mọi tác phẩm hết sức thành công”(3.tr72) Đi sâu vào tìm hiểu những tác phẩm của Hồ Chủ tịch, ta thấy có những công trình sử học rất có giá trị. Mà theo Phan Ngọc Liên, có thể chia các tác phẩm đó ra thành ba loại : 1. Các tác phẩm có tính chất cương lĩnh có liên quan đến những nhiệm vụ của Đảng, của giai cấp công nhân, của dân tộc. Đó là những bài báo cáo công tác, báo cáo chính trị tại các hội nghị trong nước và ngoài nước 2. Những tác phẩm phản ánh một sự kiện vừa xảy ra và phân tích bản chất lịch sử của các tác phẩm ấy. Như “ Phong trào cách mạng ở Đông Dương” , “Cuộc kháng Pháp”, “ Phong trào công nhân Viễn Đông”, “Thư từ Trung Quốc”………. ở mỗi thời kỳ lịch sử, những bài viết của Người phản ánh một cách toàn diện , có hệ thống sâu sắc các vấn đề lịch sử, có liên quan đến việc giải quyết các nhiệm vụ cách mạng lúc bấy giờ. 3. Những tác phẩm sử học, hoặc những phần lịch sử trong tác phẩm,ví dụ như phần lịch sử trong “ Đường Kách Mệnh” mà ta đã phân tích ở trên hay “ Bản án chế độ thực dân Pháp” “Lịch sử nước ta”, “Một đoạn lịch sử Việt Nam từ 1847 đến 1947” , … Những đóng góp của Người cho sử học Mác- xit Việt Nam là vô cùng to lớn. Và một điều độc đáo mà chúng ta nhận thấy đó chính là Người đã để lại những bài học lớn, những kinh nghiệm quý báu về việc nghiên cứu và sử dụng các tài liệu lịch sử cho mỗi nhà sử học trẻ. Nghiên cứu các tài liệu lịch sử là điều kiện tiên quyết của việc nghiên cứu khoa học. Và trong tác phẩm của mình, Hồ Chủ tịch rất coi trọng việc sử dụng các loại tài liệu do Người trực tiếp quan sát, thu nhận cũng như những tài liệu của địch: thư từ, báo cáo, bút ký, hồi ức, tài liệu ngoại giao…. Người còn quan tâm đến tất cả các loại tài liệu về kinh tế, văn học, nghệ thuật, quân sự…Người đứng vững trên lập trường của chủ nghĩa Mác- Lênin để so sánh , phân tích nhằm nêu rõ tính chất giai cấp của mọi tầng lớp trong lịch sử. Và trên cơ sở chọn lọc, Người rút ra những kết luận khoa học ,những khái quát lí luận, những bài học kinh nghiệm, cho cuộc đấu tranh hôm nay. Về việc sử dụng tài liệu, Hồ Chí Minh chỉ sử dụng một số sự kiện cơ bản, điển hình đủ để vẽ nên bức tranh với nét chấm phá, xong lại hiện đúng hình ảnh của quá khứ và bản chất của các hiện tượng, quá trình lịch sử. Ví dụ như khi trình bày “Cách mạng Pháp khởi đầu từ bao giờ?” Người viết: “ Vua thấy dân chộn rộn thì bắt bớ những người tuyên truyền và tổ chức dân thấy vậy thì tức quá, đến ngày 14 tháng 7 năm 1789 kéo nhau về khảm lớn Baxti. Vua đem lính về giữ kinh đô, dân lại tổ chức cách mệnh đội để chống lại. Vua lui ra ở tại tỉnh Vecxai. Ngày 5 tháng 10 năm ấy, thợ thuyền, đàn bà con gái Pari kéo nhau đến Vecxai bắt vua về khai hội và ký tờ tuyên ngôn: 1. Là bỏ chế độ phong kiến 2. Là đem của các nhà thờ đạo làm của nhiều nước 3. Là cho dân tự do làm báo… 4. Lập hiến pháp, nghĩa là vua không được chuyên quyền Năm 1792 vì vua cầu cứu với ngoại quốc và thông với bọn phản cách mệnh, dân mới bỏ vua mà lập ra cộng hoà. Năm 1793, ngày 21 tháng 1 làm án vua và vợ con vua là phản quốc tặc, rồi đem ra chém”(3.tr82) Chỉ ngắn gọn vậy thôi song lại khá đầy đủ về các thời kì của cách mệnh Pháp phát triển theo đường đi lên, và Người nhấn mạnh được sức đấu tranh của cách mạng và sáng tạo của quần chúng nhân dân. Việc sưu tầm, thu thập tài liệu, việc trình bày những tri thức lịch sử cơ bản nhất, việc xử lý mối quan hệ giữa tài liệu sự kiện với khái quát – Lý luận trong các tác phẩm của Hồ Chủ tịch là những vấn đề phương pháp luận quan trọng mà những người làm công tác sử học chúng ta phải chú ý học tập. Hồ Chủ tịch còn là người sử dụng các số liệu về tài liệu thống kê. Và điều này hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của việc nghiên cứu bất cứ một sự vật hiện tượng và quá trình xã hội nào. Trong bài “Sự phá sản của chế độ thực dân Pháp” ở mục “Một vài con số” Hồ Chủ tịch đã sử dụng 52 số liệu để vạch trần bản chất của chế độ thực dân Pháp. Trong “ Bản án chế độ thực dân Pháp’ Người sử dụng gần 250 số liệu để nói về sự cưỡng đoạt, bóc lột đàn áp, hãm hiếp của bọn thực dân và về phong trào cách mạng. Trong bài “đời sống kinh tế’ cũng có gần 100 số liệu để kết luận rằng “sự áp bức về kinh tế cũng nặng trĩu, ê chề trên lưng người bản xứ như sự áp bức về mặt xã hội”. Những số liệu và tài liệu thống kê ấy giúp cho tác phẩm của Người có sức chân thật, có tính thuyết phục. Như trong tham luận tại Đại Hội lần thứ V của Quốc tế cộng sản ngày 17/6 – 8/7/1924 của Người “Từ 1876-1914 việc mở rộng thuộc địa tăng lên rất nhanh, trong thời gian này diện tích các thuộc địa đã lên tới 25.000.000 km2 tức bằng 1,5 lần diện tích sau cường quốc (Anh, Nga, Pháp, Đức, Mĩ, Nhật) cộng lại (16.500.000 km2) và “9 nước với tổng số dân 320.057.000 người và với diện tích 11.407.600 km2 bóc lột các nước thuộc địa gồm hàng trăm dân tộc với số dân 560.192.000 người với diện tích là 55.637.000km2. Toàn bộ lãnh thổ của chính quốc, còn số dân của các chính quốc chưa bằng 3/5 số dân của các nước thuộc địa”.Những số liệu trên làm nổi bật sự bất công của chế độ thuộc địa và làm cơ sở vững chắc cho sự đấu tranh phê phán thẳng thắn đối với các Đảng Cộng sản Anh, Pháp chưa quan tâm đến các thuộc địa. Về phương pháp thống kê học, Người đã sử dụng nhiều loại khác nhau như phương pháp tổ hợp, phương pháp dùng số trung bình, phương pháp so sánh, phương pháp nêu chỉ số kinh tế khái quát, phương pháp dùng bảng thống kê, phương pháp gần đúng … Người không chỉ sử dụng riêng rẽ mà còn kết hợp các phương pháp ấy để trình bày những vấn đề nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện hơn. Và cuối cùng, bài học quí báu của Người để lại cho chúng ta là Người đã sử dụng phương pháp lập niên biểu làm một trong những phương pháp chủ yếu để trình bày nhiều vấn đề lịch sử. Đây là một phương pháp nghiên cứu truyền thống của khoa học lịch sử, dùng tài liệu, số liệu, niên đại để trình bày quá trình phát triển, diễn biến của một quá trình lịch sử theo dòng thời gian. Ví dụ như trong quá trình nghiên cứu Trung Quốc trở thành nước phụ thuộc, nửa thuộc địa của các cường quốc đế quốc. Có 21 niên đại mà Người đã nêu ra : Bắt đầu từ năm 1635 là “Vua Anh gửi thư cho phép buôn bán ở Trung Quốc” và kết thúc với năm 1923 là năm các đế quốc đòi quyền quản lý các đường sắt Trung Quốc, rồi thao diễn hạm đội ở Quảng Châu để làm áp lực với Trung Quốc. Tóm lại, những phương pháp về nghiên cứu và sử dụng tài liệu của Hồ Chủ tịch đã cho thấy Người có phong cách làm việc khoa học, nghiêm túc khi nghiên cứu và trình bày các vấn đề lịch sử. Đó là điều mà mỗi chúng ta phải học tập. III. VẤN ĐỀ DẠY VÀ HỌC LỊCH SỬ HIỆN NAY Trở lại vấn đề giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ nói chung, ta nhận thấy những phương pháp mà Hồ Chủ tịch đã sử dụng mang lại hiệu quả rất lớn. Biết bao thanh niên được trưởng thành từ lớp học của Người, biết bao nhiêu bạn trẻ đã nhìn vào những tấm gương lịch sử, những lời răn dạy của Người để mà cố gắng phấn đấu, hi sinh thân mình cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Thế mới biết được ý nghĩa lớn lao của việc giáo dục lịch sử cho lớp thanh niên. Trong thời đại hiện nay, thời đại của hoà bình và phát triển toàn diện. Vấn đề giáo dục lịch sử vẫn là điều được Đảng và Nhà nước quan tâm. Bởi vì giáo dục lịch sử, giáo dục truyền thống có tầm quan trọng rất lớn với đoàn viên, thanh niên mọi thế hệ nhất là thế hệ trẻ hiện nay. “Công tác giáo dục truyền thống nhằm cổ vũ và động viên thế hệ trẻ tiếp thu một cách chọn lọc những truyền thống cũ, gạn lấy những tinh hoa của các thế hệ trước, làm cho truyền thống đó ngày càng thêm phong phú.” Hơn nữa, “ thanh niên có ưu điểm lớn là mang nhiều ước mơ táo bạo, khao khát lý tưởng, thích hướng về tương lai, ấp ủ không biết bao nhiêu hi vọng về những ngày mai rực sáng, song vì mới từ thiếu niên trưởng thành, do hạn chế bởi đặc điểm lứa tuổi, nhược điểm chung của tuổi trẻ là ít hiểu biết đầy đủ, đúng đắn về lịch sử, về dĩ vãng, thậm chí không ít người tỏ thái độ thờ ơ lạnh nhạt đối với quá khứ của đất nước, của dân tộc. Trái lại, tâm lý phổ biến của lớp người già là hay nhìn về dĩ vãng vì những ngày đã qua đó trong tâm trí họ đã in rất sâu đậm những kỷ niệm vui, buồn, những phút vinh quang, những nỗi đắng cay tủi nhục (trong thân phận người nô lệ hoạc trong cảnh nước mất nhà tan) và tự hào, hãnh diện về những cống hiến ít nhiều cho xã hội . Nhược điểm của tuởi trẻ và những thiếu sót trong công tác giáo giục truyền thống dễ làm cho dòng tư tưởng, xúc cảm của họ xa cách, nếu không nói là dứt đoạn, với quá khứ. Đó là chưa kể thanh niên ta ngày nay sinh ra và lớn lên trong chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt có hoàn cảnh thuận lợi đặc biệt so với các thế hệ ông cha. Ngay từ lúc lọt lòng, họ đã đựơc chăm sóc nuôi dưỡng trong nôi chế độ mới; lớn lên sẵn có trường để học, sẵn việc để làm, chế độ xã hội chủ nghĩa tươi đẹp của chúng ta mở rộng cánh cửa tiền đồ chào đón tuỏi trẻ. Họ không phải khổ công đi làm lý tưởng, không phải trả giá của việc tìm đường đó bằng trại giam, roi vọt, bom đạn, chết chóc, vì lý tưởng hôm nay trở thành thực tế sinh động ngay trên mảnh đất anh hùng họ đang đứng, trong không khí tự do họ đang thở, trên con đường tươi sáng họ đang đi và ngọn cờ trăm trận trăm thắng của Đảng và của Bác Hồ mà họ đang giương cao. Đã có Đảng, có Đoàn lại có đồng chí, đồng bào, anh em, bè bạn ân cần chăm sóc, tận tình giúp đỡ. Trong hoàn cảnh như vậy dễ dẫn đến những suy nghĩ nông cạn,thiển cận :mình sinh ra được quyền thừa hưởng mọi ân huệ của xã hội, khi không vừa ý thì kêu ca, nản lòng,… chính nhược điểm này dễ làm cho thanh niên thiếu một động lực ,một bệ phóng vươn tới những tầm xa. Giáo dục truyền thống vì vậy có ý nghĩa làm cho thanh niên sống lại cái khí thế hào hùng của dân tộc, vui buồn, phấn khởi, tự hào qua từng bước thăng trầm lịch sử, làm cho mỗi đoàn viên, thanh niên đều ý thức được rằng bát cơm ta ăn, ngôi trường ta học, con đường ta đi cho đến cái ghế ta ngồi … đều thấm đượm mồ hôi và máu của thế hệ tiền bối. Để rồi mỗi người tự đặt ra câu hỏi : Phải làm gì xứng đáng với Tổ quốc vinh quang, nhân dân anh hùng, xứng đáng là cái “ gạch nối” giữa quá khứ và tương lai” (Lê Tám- giáo dục truyền thống) Tuy nhiên, có rất nhiều điều đáng báo động trong việc học lịch sử của học sinh sinh viên hiện nay. Có nhiều nhận định cho rằng giới trẻ hiện nay dường như không quan tâm đến lịch sử, hay có những nhận thức về quá khứ oai hùng của dân tộc hết sức mờ nhạt. Kết quả thi đại học môn Sử những năm gần đây rất thấp, hàng ngàn bài thi được điểm 0, những chi tiết lịch sử quan trọng được miêu tả sai lệch một cách đáng buồn cười và chua xót…. Vậy, chúng ta cần làm gì để những truyền thống lịch sử, những giá trị văn hóa được giới trẻ tiếp thu một cách đúng đắn và hào hứng? “Giáo dục truyền thống tuyệt nhiên không phải là việc kể chuyện cổ tích đáp ứng tính hiếu kỳ, tò mò của tuổi trẻ. Nó cũng không phải là việc phục hồi những trò cúng bái, tế lễ, giỗ chạp, bói toán đượm màu sắc dị đoan, mê tín mang tính chất lạc hậu, hủ bại rất xa lạ với cuộc sống mới, con người mới. Vì vậy, như Lê Tám đã nói trong “Giáo dục truyền thống” khi giáo dục truyền thống, lịch sử cho giới trẻ cần nắm vững 4 phương châm chủ yếu: Thứ nhất là thừa kế phải luôn luôn đi đôi với đổi mới “Điều quan trọng ở đây là phải biết chọn lựa, gạn lọc chắt chiu từ vốn cũ nhiều nội dung tốt, nhiều biểu hiện tích cực nhằm phục vụ cho mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng thế hệ thanh niên mới. Thứ hai là tiếp thu để sáng tạo: chỉ thừa nhận tiếp thu và ca ngợi truyền thống lịch sử thôi là chưa đủ. Điều chủ yếu là phải từ đó sáng tạo ra được truyền thống mới. Ví dụ như khẩu hiệu của người anh hùng nghĩa sĩ Cần Giuộc trong bước sa cơ “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc… muôn kiếp nguyền được trả thù kia” trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ được phát triển thành “Đâu có giặc là ta cứ đi” hay “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Thứ ba là cần giáo dục cả truyền thống dựng nước và truyền thống giữ nước, nói một cách khác, không nên chỉ nhấn mạnh truyền thống chiến đấu chống ngoại xâm để bảo vệ đất nước mà cần chú ý giáo dục cả truyền thống dựng nước của cha ông ta để mà giới trẻ thêm “tự hào đất nước mình là một trong những cái nôi của loài người, là nơi trồng lúa và chăn nuôi thú nhà sớm hơn cả”. Và cuối cùng đó chính là “Học xưa vì vay, học cũ để làm mới”. Một câu hỏi thường được đặt ra cho mỗi chúng ta là học lịch sử để làm gì? Ai cũng biết quá khứ là đáng trân trọng, đáng tìm hiểu. Nhưng điều quan trọng là học để biết và biết để noi gương người xưa, biết vận dụng những điều hay lẽ phải. Quá khứ để lại cho ta rất nhiều bài học, rất nhiều kinh nghiệm quí báu. Và khi chúng ta tìm hiểu nó, nếu chỉ dừng lại ở nhận thức, tư tưởng, tình cảm thì giáo dục truyền thống chỉ mới đạt kết quả một nửa. Vì vậy, học cái cũ phải gắn liền với phát huy, sáng tạo cái mới.. Song một điều quan trọng trong phương pháp dạy và học lịch sử trong nền giáo dục của chúng ta. Ở các bậc học phổ thông, môn học lịch sử được đưa vào chương trình là một môn học bắt buộc. Nhưng chúng ta thường thấy hình ảnh giáo viên giảng theo giáo án và học sinh cặm cụi chép rồi trả bài lấy điểm. Tình trạng nhớ trước quên sau đã xảy ra. Những buổi học đó rất ít khi tạo được sự hào hứng của học sinh. Để khắc phục điều dó, đã có rất nhiều ý kiến đề cập đến những sáng kiến trong phương pháp dạy lịch sử như sử dụng hình ảnh trong giờ dạy, hay việc treo những bảng thông tin về nhiều nhân vật lịch sử ở trên đường phố và nhiều nơi ở, nhiều người qua lại để cùng tìm hiểu về lịch sử dân tộc. Hay cụ thể hơn là tổ chức đọc sách báo về truyền thống cho thanh niên: vì một trong nhiều ham thích của thanh niên là đọc sách, đọc báo, và để gây được không khí đọc sách, báo về lịch sử chúng ta cần xây dựng các tủ sách truyền thống hay tổ chức những cuộc “Thi kể sách truyền thống” hoặc “Thi vui đọc sách truyền thống”. Gần đây, khi công nghệ thông tin phát triển, chúng ta cũng tận dụng được điều kiện thuận lợi này để truyền tài thông tin đến người đọc. Tiêu biểu như trang Web của Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập và được nhiều người truy cập. Cả truyền thông cũng được sử dụng, gameshow được khá nhiều người chú ý và chuyên về lịch sử đó là chương trình “Theo dòng lịch sử” của Đài Truyền hình Việt Nam. Tất cả những cái đó là sự cố gắng của xã hội để việc giáo dục và tiếp nhận lịch sử được tốt hơn. Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng ta cũng có thể tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo và quan tâm của Đảng và Nhà nước những truyền thống dân tộc, những trang sử oai hùng, những giai đoạn thăng trầm của công cuộc dựng nước và giữ nước, những giọt mồ hôi, những giọt nước mắt và cả biển máu mà ông cha ta đã đổ xuống được giới trẻ nhìn nhận một cách đúng đắn. Để từ đó hun đúc nên lòng tự hào dân tộc, tinh thần tự lực tự cường và tâm hồn yêu nước, ý thức giữ gìn truyền thống tốt đẹp trong mỗi chúng ta. KẾT LUẬN Lịch sử là những cái đã qua, nó là những gì mỗi chúng ta, mỗi thế hệ đi sau cần nhìn vào để rút ra những kinh nghiệm, nó hun đúc tinh thần yêu nước,niềm tụ hào dân tộc, cũng như rèn luyện cốt cách đạo đức cho mỗi con người qua những tấm gương, những bài học lịch sử. Chính vì vậy mà lãnh tụ Hồ Chí Minh đã sử dụng nó để giáo dục nhân dân đặc biệt là thế hệ trẻ. Người đã từng nói, “ một năm khởi đầu bằng mùa xuân, cuộc đời khởi đầu bằng tuổi trẻ.” Và để rèn luyện đào tạo một thế hệ có thể “ sánh vai với các cường quốc năm châu ” thì thế hệ đó phải được đào tạo một cách toàn diện ,“vừa hồng, vừa chuyên”. Lịch sử là điều không thể thiếu. Qua đó, ta thấy được tấm lòng của Người đối với chúng ta. Những gì Bác đã làm khiến chúng ta phải suy nghĩ về vấn đề giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ hiện nay, cần phải làm những gì để phát huy tinh thần của Bác. Ngay bản thân thế hệ trẻ cũng cần phải đặt câu hỏi là : làm sao để xứng đáng với sự quan tâm của Người đối với mình? Trên đây là bước đầu tìm hiểu của sinh viên về công tác giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ của Hồ Chủ tịch và vài nét về vấn đề dạy và học lịch sử hiện nay trong sinh viên và học sinh chúng ta. Xin được gửi lời cảm ơn tới thầy Nguyễn Quang Liệu đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đề tài này. Đây chỉ là đề tài nhỏ và còn có nhiều thiếu sót. Rất mong được sự đánh giá và đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn sinh viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Kim Đỉnh (2000): Nguyễn Ái Quốc- Người đặt nền móng cho sự hình thành khuynh hướng sử học mác xít ở Việt Nam trước 1945. NXB Chính trị Quốc gia. 2. Văn Hiền- Tranh cổ động kỷ niệm cách mạng Tháng Mười trên báo Thanh niên ngày 7/11/1926 của Nguyễn áI Quốc – Người làm báo tháng 11/2002 3. Phan Ngọc Liên (1985): Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác sử học – NXB Giáo dục. 4. Phan Ngọc Liên - Giáo dục truyền thống cách Mạng Tháng Tám cho thế hệ trẻ– Tạp chí giáo dục số 144 5. Lê Tám(1979): Giáo dục truyền thống - NXB Thanh niên 6. Đặng Viết Tiến –Sử dụng tranh minh hoạ như thế nào để nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử bậc PTTH– dạy và học ngày nay số 9.2006 7. Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclsu04-webtailieu.net.doc
Tài liệu liên quan