Hội hoạ Trần Văn Cẩn vừa hiện đại mới mẻ, giàu liên tưởng lại vừa phát huy được tính dân tộc và đậm đà sắc vị dân gian. Đó là kết quả một cuộc kiếm tìm lâu dài, đúng đắn, sáng tạo và sâu sắc trong hành trình nghệ thuật vô cùng gian nan mà cũng không kém phần hứng khởi của ông. Trong khi quan niệm phương Đông còn cho rằng: phụ nữ gắn liền với phận liễu yếu đào tơ, thân hình mảnh dẻ, Trần Văn Cẩn không thế, ông nhìn ra vẻ đẹp khỏe mạnh, ngồn ngộn sức sống phồn thực của người con gái Việt Nam lao động đang làm công việc “tẩy trần” sau một ngày cực nhọc. Đấy là một cái nhìn mới mẻ của Trần Văn Cẩn. Mái tóc cô gái cũng rất khỏe, xanh, dày, và thẳng.
Là một người hiểu biết hội hoạ thấu đáo, nghiêm túc trong lao động nghệ thuật cũng như trong cuộc sống, dù có bận bịu tới đâu Trần Văn Cẩn vẫn dành một khoảng lặng cho nghệ thuật thăng hoa. Và sau 9 năm kháng chiến vô cùng gian khó mà hào hùng, Trần Văn Cẩn ra mắt công chúng thủ đô bằng hai tác phẩm lụa: Con đọc bầm nghe (1954) và Lò đúc lưỡi cày (1955), đã cho thấy một Trần Văn Cẩn khác: mạnh mẽ, đầy cá tính, toát lên niềm vui cuộc sống.
Mùa thu đan len - sơn dầu và Tát nước đồng chiêm - sơn mài là hai tác phẩm xuất sắc của Trần Văn Cẩn. Tát nước đồng chiêm thể hiện một quang cảnh rộng lớn: quang cảnh những người nông dân đang lao động trên chính thửa ruộng của mình. Ông vẽ người lao động mà không thấy vẻ lam lũ, nhọc nhăn, ngược lại, toát lên một vẻ đẹp đầm ấm. Tát nước đồng chiêm biểu hiện một vẻ đẹp chân thật, chất phác không kém phần duyên dáng lãng mạn của người nông dân Việt Nam. Và có lẽ Trần Văn Cẩn còn một trong những danh hoạ vẽ nông dân thành công nhất: bố cục chắc vững, các mảng đầy vơi đan xen tài tình, từ dáng điệu được nghiên cứu một cách công phu, rất xao động, nhuần nhuyên sắc độ đậm nhạt mềm mại, dễ chịu hợp lý. Trong niềm đam mê, hứng khởi Trần Văn Cẩn đã vẽ nên một nét mềm lơi lả. Cả một không gian tươi sáng nhộn nhịp như hoà quyện vào như những cô gái quê uyển chuyển trong động tác tát nước gàu dai, những cúi ngửa tự nhiên, bay bướm, những khóm tre lay động những cánh cò dập dờn, những thửa ruộng chạy xa tít phía chân trời chói loà. Ta nghe có cả âm thanh của tiếng nước đổ. Về mặt nào đó, Tát nước đồng chiêm mãi là bài học hàn lâm cho nền mỹ thuật Việt Nam.
19 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 6377 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Bằng sự hiểu biết về mỹ học hãy phân tích 3 tác phẩm mỹ thuật nước ngoài và 3 tác phẩm mỹ thuật Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN MỸ HỌC
Đề tài: Bằng sự hiểu biết về mỹ học hãy phân tích 3 tác phẩm mỹ thuật nước ngoài và 3 tác phẩm mỹ thuật Việt Nam.
Giảng viên: PGS - TS Đỗ Văn Khang
Sinh viên: Phạm Thái Bình
Lớp Cao học Khóa XII Chuyên ngành Điêu khắc
Tác phẩm:
GERNICA
Họa sĩ: Pablo Picasso
Pablo Picasso sinh năm 1881 tại Málaga, miền nam Tây Ban Nha. Là một tài năng, ông sớm bộc lộ năng khiếu hội họa ngay từ thủa nhỏ. Cha của Picasso là một họa sĩ chuyên vẽ chim theo trường phái hiện thực, ông José còn là một giảng viên nghệ thuật và phụ trách bảo tàng địa phương, trường Mỹ thuật công nghệ tạo hình của Barcelona. Vì vậy, Picasso có được những bài học đầu tiên về nghệ thuật chính từ cha mình.
Vào Học viện mỹ thuật (Academia de San Fernando) tại Madrid được chưa đầy một năm, năm 1900 Picasso đã bỏ học để sang Paris, trung tâm nghệ thuật của Châu Âu thời kỳ đó. Tại thủ đô nước Pháp, ông sống cùng Max Jacob, một nhà báo và nhà thơ, người đã giúp Pablo học tiếng Pháp. Đây là giai đoạn khó khăn của người họa sĩ trẻ khi ông phải sống trong cảnh nghèo túng, lạnh lẽo và đôi khi tuyệt vọng, phần lớn tác phẩm của Pablo đã phải đốt để sưởi ấm cho căn phòng nhỏ của hai người. Năm 1901, cùng với người bạn Soler, Picasso đã thành lập tờ tạp chí Arte Joven ở Madrid. Số đầu tiên của tạp chí hoàn toàn do Pablo minh họa.
Các tác phẩm của Picasso thường được phân loại theo các thời kỳ khác nhau. Tuy rằng tên gọi các thời kỳ sáng tác sau này của họa sĩ còn gây nhiều tranh cãi, người ta phần lớn đều chấp nhận cách phân chia thời kỳ đầu sáng tác của Picasso thành Thời kỳ Xanh (1901–1904), Thời kỳ Hồng (1904–1906), Thời kỳ Ảnh hưởng Phi châu - điêu khắc (1908–1909), Thời kỳ Lập thể phân tích (1909–1912) và Thời kỳ Lập thể tổng hợp (1912–1919).
Khi Picasso qua đời, rất nhiều tác phẩm do họa sĩ sáng tác vẫn thuộc quyền sở hữu của ông vì Picasso cảm thấy không cần thiết phải bán chúng. Thêm vào đó, ông còn có một bộ sưu tập rất giá trị các tác phẩm của những họa sĩ yêu thích như Henri Matisse. Vì Picasso không để lại di chúc, một phần bộ sưu tập này được dùng để trả thuế cho chính phủ Pháp và nó được trưng bày tại Bảo tàng Musée Picasso tại Paris. Năm 2003, những người thân của họa sĩ đã cho khánh thành một bảo tàng tại thành phố quê hương ông, Málaga, đó là Bảo tàng Museo Picasso Málaga.
Phân tích tác phẩm:
Hơn một ngàn người bị chết vì bom đạn trong trận nội chiến của Tây Ban Nha tháng Tư năm 1937. Guernica nói lên sự đau đớn căm hờn trong một cảnh hỗn loạn, chết chóc của người, vật và nhà cửa. Và chúng ta có thể biết "nguồn cảm hứng" của bức tranh khổ lớn Guernica (349 x 777cm) - trong tư liệu sau:
"Bảy mươi năm cuộc ném bom kinh hoàng xuống Gernica, Tây Ban Nha, vừa được kỷ niệm không chỉ ở thành phố đó và đất nước Tây Ban Nha mà còn ở nhiều nơi trên thế giới như Đức, Pháp và Hoa Kỳ.Đầu năm 1937, chính phủ Tây Ban Nha do phái Cộng hòa nắm giữ ký với Pablo Picasso hợp đồng vẽ một tấm pa - nô lớn để bày ở khu vực dành cho nước Tây Ban Nha tại Triển lãm quốc tế vào giữa năm.
Bấy giờ, Tây Ban Nha đang chìm trong cuộc nội chiến nổ ra từ 1936 giữa thể chế cộng hoà non trẻ và lực lượng phát xít đang trỗi dậy do Franco đứng đầu. Pablo Picasso còn đang loay hoay tìm đề tài thì một sự kiện thảm khốc xảy ra. Đó là cuộc ném bom khủng khiếp xuống Gernica, thành phố cổ nhất và được coi là biểu tượng của tự do và dân chủ Tây Ban Nha. Khoảng 16 giờ ngày 26 tháng tư năm năm 1937, từng bầy máy bay chiến đấu Junker 52 và Heinkel 51 của phát xít Đức ào ạt trút bom xuống thành phố không có lực lượng bảo vệ và không có tầm quan trọng chiến lược. Gần bốn giờ sau, 31 tấn bom, trong đó có hơn 5000 quả bom cháy, đã đổ xuống thành phố chỉ có 6000 dân, giết hại 1655 người, làm bị thương 889 người khác. Hai ngày sau, bài viết thuật lại sự kiện ấy của nhà báo Anh George Lowther Steer đồng thời xuất hiện ở trang 17 của tờ The Times ở Luân Đôn, và ở trang nhất tờ The New York Times của Hoa Kỳ. Cả hành tinh rung động. Pablo Picasso bàng hoàng thực sự. Mùa thu 1935, ông tình cờ quen biết ở Paris cô gái trẻ Dora, cha người Séc, mẹ người Pháp. Cô ước mơ làm họa sỹ nhưng hành nghề nhiếp ảnh. Cá tính mạnh mẽ, am tường ngôn ngữ và văn hoá Tây Ban Nha, cô khiến Pablo Picasso quý trọng và cảm phục ngay tức thì. Đầu tiên, ông nhận làm mẫu ảnh cho cô. Tiếp theo, cô ngồi mẫu vẽ cho ông.
Tình yêu đến lúc nào không biết, dù cô đã có người tình và ông đã yên phận vợ con. Lâu nay, Pablo Picasso dửng dưng với thời sự chính trị, dù ông không chủ trương nghệ thuật vị nghệ thuật. Bây giờ, trong say đắm của tình yêu mãnh liệt, ông bị cô gái trẻ vốn sùng bái lý tưởng cộng sản lôi cuốn vào thời cuộc đang diễn ra. Phần cốt lõi của một nghệ sỹ thức tỉnh trong ông đúng lúc cuộc nội chiến Tây Ban Nha nổ ra.
Vì vậy, sau ngày 26 tháng tư, ông quyết định chọn cuộc tàn sát dân thường ở Gernica làm chủ đề cho bức vẽ của mình. Dora Maar nhiệt liệt ủng hộ và tận tình giúp đỡ ông. Hàng ngày, cô kiên trì chụp lại các phác thảo của ông. Hôm sau, ông căn cứ vào ảnh của cô để điều chỉnh thành phác thảo mới. Hầu như ngày nào ông cũng vẽ xong một phác thảo. Sau 45 phác thảo với lao động miệt mài và bao tâm huyết của cặp tình nhân, Guernica hoàn thành. Pablo Picasso không nhận thù lao mà tặng nó cho Chính phủ Tây Ban Nha. Từ ngày 4 tháng sáu 1937, nó hiện diện ở khu Tây Ban Nha tại Triển lãm quốc tế, Paris. Tại đó, nó gây tiếng vang nhức nhối và ấm lòng. Và nó chính thức đi vào huyền thoại.
Cuộc nội chiến ngày một khốc liệt. Để tránh tổn hại đến Guernica, người ta chuyển nó sang triển lãm ở Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại New York. Pablo Picasso không muốn cho nó trở về Tây Ban Nha chừng nào Franco còn tồn tại. Cho nên, mãi ngày 10 tháng chín 1981, Guernica mới hồi hương. Từ đó, nó ở lại Madrid, thủ đô Tây Ban Nha.
Thành phố Gernica vẫn liên tục đòi quyền sở hữu nó. Có điều, do khuôn khổ quá lớn, nó hầu như không vận chuyển được, kể cả năm nay nhân kỷ niệm 70 năm tội ác phát xít ở Gernica. Hàng triệu người đã và đang chiêm ngưỡng nó qua hàng nghìn phiên bản in ấn hay trên mạng...
Đáng ngạc nhiên, cái thần của tâm hồn và tài năng Pablo Picasso toát ra mạnh mẽ từ bức tranh tưởng như lập dị, khó hiểu. Ông chọn mầu đen trắng cho gần đời thực. Phong cách lập thể và phong cách ấn tượng chủ nghĩa hoà quyện trong hoạ phẩm này. Tuồng như bất kỳ bút pháp truyền thống nào cũng bất lực trong việc thể hiện một chủ đề bao quát và sâu xa như Guernica. Đấy là sự tôn vinh cách tân nghệ thuật. Người và vật bị chiến tranh nghiền nát.
Bộ mặt đau đớn của các phụ nữ. Con bò tót , biểu tượng của sự bạo tàn mù quáng. Con ngựa, biểu tượng của nhân dân. Chim bồ câu, biểu tượng của tự do, thì bị trọng thương. Tất cả bổ sung, nâng đỡ nhau lên, tô đậm tư tưởng nhân văn của hoạ sỹ bậc thầy.
Tác phẩm:
CHIẾC BÈ MEDUSE
Họa sĩ: Théodore Géricault
Théodore Géricault (26 tháng 9 năm 1791 – 26 tháng 1 năm 1824) là một họa sĩ người Pháp đã có những ảnh hưởng sâu sắc tới hội họa, được biết đến với tác phẩm Chiếc bè Meduse cùng các bức tranh khác. Mặc dù mất khi còn trẻ, Théodore Géricault vẫn là một trong những nhân vật tiên phong của Chủ nghĩa Lãng mạn.
Bức tranh “Chiếc bè Meduse” (Le Radeau de la Médese) của hoạ sĩ Géricault. Xuất phát ý tưởng lúc đầu là có một tin đăng trên báo có một chiếc bè bị gặp bão rất nguy kịch và đoàn người trên bè đang kêu cứu giúp đỡ. Xuất phát từ kịch tính rất căng trên chuyến đò đó và Géricault nắm được yếu tố đó mới hình thành xây dựng một đề tài với một suy nghĩ như cuộc đời của con người, nó cũng như đang nằm ở trên chuyến đò, một chuyến đò đang gặp nguy cơ. Có những trạng thái con người phải phối hợp với nhau để có thể tìm ra lối thoát trước khao khát sinh tồn. Như vậy để xây dựng bức tranh từ tin có thật trên báo này, khi ông chuyển thành tác phẩm nghệ thuật, ông nghĩ đến bố cục này sẽ có hai yếu tố để con người dựa vào yếu tố thứ nhất là cột buồm, nếu mà ta chống đỡ được cái cột buồm không đổ thì cái bè này vẫn có khả năng tồn tại. Yếu tố thứ hai là nếu được một cái tàu ở xa biết đến cứu vớt thì cũng có hy vọng. Như vậy điều hy vọng nằm ở hai yếu tố. Và ông quyết định xây dựng bố cục có hai tam giác. Một cái cột buồm và một nhóm người đưa một người lên cao thành đỉnh tam giác cầm lá cờ trắng vẫy vẫy. Ông tạo ra hai tam giác, hai cái đỉnh, hai cái đỉnh này là hy vọng nhưng nó cũng tạo ra được yếu tố để gây ra cảm giác là con người hơi ảo vọng vì toàn bộ những con người định chống đỡ cột buồm thì đều uể oải mệt mỏi. Nhưng cái số người mà đỡ một người lên để cầu cứu cái tàu ở tít xa thì lại rất hào hứng và m•nh liệt. Và từ những sự chuẩn bị đó, ông đã làm một bức phức thảo rất kỹ và hình của nó sôi nổi sinh động vì nó đã đuoc xây dựng nên từ một ý niệm về bố cục và hiện tại. Từ đó ông mói chuyển sang thể hiện.
Về màu sắc, các bảng màu sử trung trong tranh rất nhỏ, từ màu be đế màu đen, đi qua bóng tối và ánh sáng màu nâu sẫm. Điều đó tạo không khí chung cho màu sắc ấm áp hài hòa, nhưng mang lại ấn tượng mạnh mẽ và đau khổ. Màu sắc chủ đạo ở đây là màu tối.
Tác phẩm:
THẦN TỰ DO
Họa sĩ: Delacroa
Ferdinand Victor Eugène Delacroix (26 tháng 4 năm 1798 - Ngày 13 tháng 8 năm 1863) là một nghệ sĩ Pháp lãng mạn. Ngay từ đầu trong sự nghiệp của mình, ông đã bộc lộ như là lãnh đạo của trường học lãng mạn Pháp. Delacroix sử dụng bút pháp diễn cảm và nghiên cứu của ông về hiệu ứng quang học màu sắc sâu sắc hình công việc của các phái Ấn tượng, trong khi niềm đam mê kỳ lạ truyền cảm hứng cho các nghệ sĩ của tượng trưng phong trào.
Ngược lại với tân cổ điển mang phong cách của đối thủ trưởng Ingres, Delacroix đã cho cảm hứng nghệ thuật của ông Rubens, hoạ sĩ của Venetian Renaissance , với trọng tâm viền trên màu sắc và chuyển động hơn là sự rõ ràng của mô hình mẫu phác thảo và cẩn thận. Nội dung và nội dung lãng mạn đặc trưng những chủ đề trung tâm của sự trưởng thành của ông, và không để các mô hình cổ điển của Hy Lạp và La Mã nghệ thuật chi phối. Bạn bè và người thừa kế tinh thần để Théodore Géricault, Delacroix cũng là cảm hứng của Byron, người mà ông chia sẻ quan điểm nhân sinh quan và thế giới quan.
Tuy nhiên, Delacroix đã không phải để tình cảm lấn át, và tri phối, ông thích cá nhân chủ nghĩa. Trong những lời của Baudelaire, "Delacroix đã nhiệt tình trong tình yêu với niềm đam mê, nhưng lại lạnh lùng thể hiện niềm đam mê ".
Tác phẩm “Thần tự do trên chiến luỹ”- Delacroa là một dạng bố cục khá đông người, nhưng nếu nhìn tổng thể ta thấy bố cục trong dạng hình tam giác mà đỉnh và cách tay và lá cờ Pháp quốc đựơc người thiếu nữ tượng trưng cho cách mạng Pháp (đẹp- dũng cảm- hào hùng).
Qua bức tranh ta thấy cả sự vận động, ý chí sự phấn đấu như được vực dậy và dẫn dắt bởi hình ảnh người phụ nữ, biểu tượng cho thần Tự do, tay dương cao ngọn cờ ba màu, tượng trưng cho tự do - bình đẳng - bắc ái, lá cờ và người phụ nữ được đặt ở vị trí trung tâm và cao nhất, hai bên là các chiến sĩ đấu tranh cho cách mạng Pháp đang xông lên, các hình thể được sắp xếp theo hình mũi tên mà đỉnh là Nữ thần Tự do, cùng các chi tiết hình thể diễn tả sự chuyển động đã tạo cho bức tranh một nhịp điệu mạnh mẽ. Đối nghịch với xu thế đi lên của Nữ thần Tự do và các chiến sĩ cách mạng là hình ảnh những xác người nằm la liệt, phía xa là mảng tường thành bị phá, những cuộn khói súng mù mịt phía sau đã làm bức tranh có không khí chiến đấu ác liệt, thể hiện được sức mạnh tinh thần mà "Tự do - bình đẳng - bác ái" đem lại cho nhân dân Pháp và vì nó người ta sẵn sàng chiến đấu hy sinh. Cách bố cục đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn, màu sắc tương phản. Với sự mạnh mẽ trong một hiện thực phi thường. Delacroix đã đặt niềm tin vào tương lai của những người khởi nghĩa đang chiến đấu và sẽ chiến thắng.
Tác phẩm:
EM BÉ CHO CHIM ĂN
Họa sĩ: Nguyễn Phan Chánh
Nguyễn Phan Chánh sinh ngày 21 tháng 7 năm 1892, là một danh họa trong nghệ thuật tranh lụa. Ông là người đầu tiên mang vinh quang về cho tranh lụa Việt nam.
Xuất thân từ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương do người Pháp đào tạo, nhưng Nguyễn Phan Chánh lại thành công và thành danh ở lĩnh vực tranh lụa, một loại hình nghệ thuật mang đậm chất Á Đông, từ chất liệu cho đến cách tạo hình. Ông chỉ tiếp nhận các kỹ thuật hội họa phương Tây: hình họa, đường nét, màu sắc, bố cục, cách xử lý ánh sáng, luật xa gần… qua các giáo sư Victor Tardieu và Joseph Inguimberty như một phương tiện kỹ thuật mang tính phổ quát. Trên nền tảng đó, ông tạo dựng cho mình một phong cách hội họa bác học theo tinh thần của thời đại mới mà vẫn bám sâu gốc rễ văn hóa vào nguồn mạch văn hóa mỹ thuật truyền thống đã phát triển rực rỡ hàng ngàn năm của dân tộc.
Sinh ra và lớn lên từ một làng quê nghèo của huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh, thuở bé Nguyễn Phan Chánh học chữ Nho ở quê nhà, rồi vào Huế học Trường Sư phạm Đông Ba. Năm 1922, sau khi tốt nghiệp, Nguyễn Phan Chánh ở lại Huế dạy học. Và… một thôi thúc lạ đời đã đưa Nguyễn Phan Chánh đến với hội họa. Ông ra Hà Nội thi đỗ vào Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa I (1925 – 1930) cùng với Lê Phổ, Vũ Cao Đàm, Lê Thị Lựu, Mai Trung Thứ, Công Văn Trung, Lê Văn Đệ… Và từ đấy, chúng ta có Nguyễn Phan Chánh – họa sỹ.
Những năm cuối của trường, Nguyễn Phan Chánh miệt mài tìm tòi, nghiên cứu, thể nghiệm chất liệu lụa và đã tiến một bước dài trong việc cách tân nền hội họa việt Nam với một loạt tác phẩm có giá trị ra đời: Bữa cơm, Em bé cho chim ăn, Lên đồng, Những người hát rong… Đặc biệt, bức Chơi ô ăn quan, trên cái nền lụa trắng ngà chỉ có hai màu nâu, đen, Nguyễn Phan Chánh làm người xem ngỡ ngàng khi vẽ những em bé chơi trò mà không nghịch ngợm, chăm chú và điềm tĩnh, ngây thơ mà tư lự… đã gây tiếng vang lớn trong cuộc triển lãm đấu xảo Paris năm 1931. Từ đó Nguyễn Phan Chánh chuyên sáng tác và nổi tiếng về tranh lụa, dùng lụa để phản ánh hiện thực đã khẳng định được phong cách cùng khuynh hướng nghệ thuật hiện thực dân tộc.
Khác với tranh sơn dầu hay sơn mài, bột màu… nghệ sỹ có thể mặc sức thả bút theo dòng xúc cảm đang tuôn trào, nghệ sỹ khi vẽ tranh lụa phải lắng lòng để chuyển tải cảm xúc. Do đó cảm hứng sáng tạo thường diễn ra chậm. Từ những đặc tính của lụa: cách diễn hình và sắc mơ màng, thơ mộng… đòi hỏi nghệ sỹ ngoài đức tính kiên nhẫn, cần cù còn phải có một thái độ nghiêm cẩn, tỷ mỷ, cầu kỳ trong từng nét vẽ, tạo loang mới có thể làm nên một bức tranh lụa đẹp lung linh, mờ ảo, mỏng manh, thanh thoát. Nguyễn Phan Chánh là bậc thầy về lĩnh vực này. Tranh ông nền nã với những gam màu nâu đen, vàng đất, xám nhẹ thấm đẫm chất lụa đã làm nên một phong cách nghệ thuật Nguyễn Phan Chánh trữ tình, độc đáo.
Tài năng Nguyễn Phan Chánh thể hiện ngay trong cách nhìn. Ông nhìn bằng tâm tưởng, thấy được những điều mắt ta không thấy, hoặc thờ ơ bỏ qua: vẻ đẹp đời thường. Đó là những cảnh: Rửa rau cầu ao, Em bé chơi chim, Hai thiếu nữ đội nón thúng quai thao, Thiếu nữ chải tóc, Hái rau muống, Rửa khoai, Tối cho con bú, Đêm trăng lu, Kỳ lưng, Tắm ao… Với bố cục thông thoáng và sự gia công tinh tế của phương Đông hợp hòa cùng sự chính xác, khoa học phương Tây, giữa diễn tả và gợi tả. Nguyễn Phan Chánh đã tẩm tâm hồn chúng ta trong hồn quê dân dã. Tranh ông mang lại sắc thái êm ả, thanh thản, bình dị, trữ tình. Về tranh lụa Nguyễn Phan Chánh, nhà văn Ba Lan Z.Kwecinska nhận xét: Xem tranh, chúng ta có cảm giác như nghệ sỹ đang tâm sự những câu chuyện của đời mình. Ông như muốn chia sẻ những khát vọng, hoài bão và tình yêu cuộc sống, con người. Mỗi bức tranh như một bài thơ. Tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh thật êm dịu, mát mẻ. Phải có một nghị lực phi thường, một sức sống mạnh mẽ, họa sỹ mới giữ được sự bình thản, êm đềm ở một đất nước luôn có chiến tranh. Quả là lời nhận xét đắt giá, tinh tường!
Phân tích tác phẩm:
Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh rất mê nghe tiếng họa mi hót ví von, thường làm nhiều thơ về chim họa mi. Ông có riêng một cuốn sổ' ghi những tiếng hót họa mi, coi họa mi là bạn tri âm. Ông kể chuyện các cụ thời trước hay đi đấu chim họa mi. So với các loài chim khác thì giọng chim họa mi người người ai cũng thích"...
Bố cục rất sắc sảo, chặt chẽ. Người coi bức tranh chú ý ngay con chim nhảy lên trên chuồng để ăn con cào cào mà em bé đang giơ tay cho ăn. Phần vẽ con chim thì ít thôi còn để phần già để vẽ chuồng. Mặc dầu có khuất một bên nhưng trông qua là người ta biết con chim họa mi ở trong chuồng. Cô bé cho chim ăn, áo trắng quần thâm, tuy là ở về đằng trước nhưng rõ ràng khi xem bức tranh này, trước hết người ta sẽ để ý đến con chim nhảy trong chuồng, sau mới đến cô bé. Đó là vì cô kém linh động hơn, hơn nữa, người ta biết cô cũng như trăm vạn cô gái khác thôi, huống chi cô lại quay mặt vào trong. Cô này ngồi chắc, thoải mái vững vàng, nhất là tay bên trái để ra đằng sau để trụ mình cho vững vàng vì tay bên phải giơ tay lên cho chim ăn. Đùi bên phải của cô co lại, giảm bớt phần nào sự ngượng nghịu của cánh tay bên mặt đang cho chim ăn, đường cong của quần cũng làm dịu đi nét thẳng của chuồng chim cũng như của cánh cửa sau cô, làm dịu được hình tròn tròn của đầu cô. Nét thẳng ấy như thể chạy thẳng đến bên cánh tay bên trái, làm cho cô có dáng điệu ngồi thoải mái vững chắc, không gây ấn tượng người ngửa ra trước hay ngã ra sau. Hai bên quần có ló một gót chân ra để phân biệt ống quần của cô dài đến đó. ống quần bên trái duỗi ra rất thoải mái.
Màu sắc của tranh cũng rất đơn giản, chỉ có mầu lạnh và mầu nóng. Mầu lạnh như áo quần, còn màu nóng như chuồng chim. Trên đầu cô chít một khăn nhiễu nâu lẫn vào tóc đen. Mầu tường và mầu đất nóng lạnh lẫn lộn nhau. Câu chữ Hán của họa sĩ đề bên tường cũng điều chỉnh được khuôn đầu, khuôn vai và khuôn bàn tay duỗi ra dưới đất. Mầu đỏ của khuôn dấu cũng có ích vì mầu đỏ tươi của khuôn dấu làm giảm mầu lạnh của tranh, khiến cho bức tranh tươi tắn thêm .
Tác phẩm:
GIẶC ĐỐT LÀNG TÔI
Họa sĩ: Nguyễn Sáng
Danh họa Nguyễn Sáng (01/8/1923 – 16/12/1988) kết hợp tư duy và thủ pháp của hội họa hiện đại Tây phương vào nghệ thuật dân gian Việt Nam để tạo ra những cách tân lớn trong tranh sơn dầu và sơn mài.
Nguyễn Sáng, quê ở làng Điều Hòa, Chợ Gạo, Tiền Giang. Tốt nghiệp mỹ thuật Gia Định và mỹ thuật Đông Dương Hà Nội, Nguyễn Sáng dành trọn cuộc đời cho hoạt động cách mạng và sáng tác hội họa. Các nhà phê bình mỹ thuật từng đánh giá Nguyễn Sáng là bậc thầy về sơn mài và tranh chân dung. Nguyễn Sáng là một tài năng già dặn, càng vẽ càng đẹp. Ông chỉ có hai bàn tay trắng nhưng đã để lại cho cuộc đời những bức tranh vô giá.
Nhắc tới họa sĩ Nguyễn Sáng, giới yêu hội họa thường tôn vinh tài năng của ông qua các tác phẩm sơn mài. Tiêu biểu như các bức tranh: Giặc đốt làng tôi, Thánh gióng, Thiếu nữ và hoa sen, Thổi sáo, Kết nạp Đảng ở Điện Biên. Tranh sơn mài của Nguyễn Sáng mang vẻ đẹp vừa gân guốc vừa lung linh của con người và sự vật. Đối với tranh chân dung về các nghệ sĩ và bạn bè của ông, Nguyễn Sáng thể hiện được thần thái và tính cách của nhân vật qua những đường nét chấm phá. Các nhà phê bình hội họa đánh giá cao các tranh chân dung của Nguyễn Sáng vẽ về nhà văn Nguyễn Tuân, Tô Hoài, họa sĩ Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm. Chân dung các nhân vật qua nét vẽ của Nguyễn Sáng
Tác phẩm Giặc đốt làng tôi (khổ 127 x 87cm, sơn dầu) vào cuối năm 1953 ở Tuyên Quang, mà sau này nổi tiếng. vừa giản dị, gần gũi với đời thường vừa mang vẻ đẹp thanh thoát của tính cách nghệ sĩ.
"Giặc đốt làng tôi” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của hoạ sĩ Nguyễn Sáng, kết quả của một quá trình suy nghĩ và cảm xúc nhiều năm về cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam, đặc biệt là sau chuyến đi thực tế Tây Bắc vào những năm 1953-1954 của tác giả Chủ đề bức tranh vừa mô tả cuộc kháng chiến trường kỳ của quân và dân Việt Nam, vừa tố cáo tội ác của giặc Pháp. Tranh “Giặc đốt làng tôi” đạt tới khả năng khái quát hiện thực cao cùng một lối diễn đạt ngôn ngữ hình sắc xuất sắc cho nên đã chiếm được cảm tình của người xem ngay lần trưng bày đầu tiên. Tác phẩm có bút pháp sắc, đanh, lối biểu hiện tả thực, cấu trúc người vững chắc, sinh động góp phần làm nên thành công của hội họa hiện thực Cách mạng Việt Nam.
Tác phẩm:
TÁT NƯỚC ĐỒNG CHIÊM
Họa sĩ: Trần Văn Cẩn
Trần Văn Cẩn (1910- 1994) là một trong những họa sĩ hàng đầu đã mang đến cho nền mỹ thuật Việt Nan hiện đại một phong cách sáng tạo nghệ thuật rất riêng và giàu bản sắc dân tộc. Ông là thành viên của “bộ tứ danh họa” lẫy lừng thời ấy: Nhất Trí (Nguyễn Gia Trí), nhì Vân (Tô Ngọc Vân), tam Lân (Nguyễn Tường Lân), tứ Cẩn (Trần Văn Cẩn). Được đào tạo bài bản, có lớp lang trong một ngôi trường danh tiếng: Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, bên cạnh đó Trần Văn Cẩn còn được nuôi dưỡng bởi một nguồn mạch văn hóa mỹ thuật vốn đã nhiều tầng, nhiều vỉa của các dân tộc. Đó là điều kiện tiên quyết để ông tự ghi tên mình vào lịch sử nghệ thuật nước nhà với tư cách là người nghệ sĩ chân chính.
Tốt nghiệp thủ khoa Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khoá VII (1931 - 1936) với bức sơn mài Tiễn anh khoá đi thi hương, nhưng phải đến các tác phẩm như: Em Thúy - sơn dầu; Chợ Tết - lụa, Gội đầu - khắc gỗ, Hai cô gái trước bình phong - lụa, Trần Văn Cẩn mới thực sự nổi danh. Em Thúy là một bức tranh sơn dầu được Trần Văn Cẩn sáng tác năm 1944. Có thể nói đó là đỉnh cao nghệ thuật Trần Văn Cẩn và cũng là một trong những đỉnh cao của nền hội hoạ Việt Nam cho đến bây giờ. Với lối biểu hiện chân thực, nhẹ nhàng, không khoa trương, cường điệu. Trần Văn Cẩn đã níu kéo và lưu giữ người xem bằng vẻ đẹp thơ ngây, trong trắng.
Hội hoạ Trần Văn Cẩn vừa hiện đại mới mẻ, giàu liên tưởng lại vừa phát huy được tính dân tộc và đậm đà sắc vị dân gian. Đó là kết quả một cuộc kiếm tìm lâu dài, đúng đắn, sáng tạo và sâu sắc trong hành trình nghệ thuật vô cùng gian nan mà cũng không kém phần hứng khởi của ông. Trong khi quan niệm phương Đông còn cho rằng: phụ nữ gắn liền với phận liễu yếu đào tơ, thân hình mảnh dẻ, Trần Văn Cẩn không thế, ông nhìn ra vẻ đẹp khỏe mạnh, ngồn ngộn sức sống phồn thực của người con gái Việt Nam lao động đang làm công việc “tẩy trần” sau một ngày cực nhọc. Đấy là một cái nhìn mới mẻ của Trần Văn Cẩn. Mái tóc cô gái cũng rất khỏe, xanh, dày, và thẳng.
Là một người hiểu biết hội hoạ thấu đáo, nghiêm túc trong lao động nghệ thuật cũng như trong cuộc sống, dù có bận bịu tới đâu Trần Văn Cẩn vẫn dành một khoảng lặng cho nghệ thuật thăng hoa. Và sau 9 năm kháng chiến vô cùng gian khó mà hào hùng, Trần Văn Cẩn ra mắt công chúng thủ đô bằng hai tác phẩm lụa: Con đọc bầm nghe (1954) và Lò đúc lưỡi cày (1955), đã cho thấy một Trần Văn Cẩn khác: mạnh mẽ, đầy cá tính, toát lên niềm vui cuộc sống.
Mùa thu đan len - sơn dầu và Tát nước đồng chiêm - sơn mài là hai tác phẩm xuất sắc của Trần Văn Cẩn. Tát nước đồng chiêm thể hiện một quang cảnh rộng lớn: quang cảnh những người nông dân đang lao động trên chính thửa ruộng của mình. Ông vẽ người lao động mà không thấy vẻ lam lũ, nhọc nhăn, ngược lại, toát lên một vẻ đẹp đầm ấm. Tát nước đồng chiêm biểu hiện một vẻ đẹp chân thật, chất phác không kém phần duyên dáng lãng mạn của người nông dân Việt Nam. Và có lẽ Trần Văn Cẩn còn một trong những danh hoạ vẽ nông dân thành công nhất: bố cục chắc vững, các mảng đầy vơi đan xen tài tình, từ dáng điệu được nghiên cứu một cách công phu, rất xao động, nhuần nhuyên sắc độ đậm nhạt mềm mại, dễ chịu hợp lý. Trong niềm đam mê, hứng khởi Trần Văn Cẩn đã vẽ nên một nét mềm lơi lả. Cả một không gian tươi sáng nhộn nhịp như hoà quyện vào như những cô gái quê uyển chuyển trong động tác tát nước gàu dai, những cúi ngửa tự nhiên, bay bướm, những khóm tre lay động những cánh cò dập dờn, những thửa ruộng chạy xa tít phía chân trời chói loà... Ta nghe có cả âm thanh của tiếng nước đổ. Về mặt nào đó, Tát nước đồng chiêm mãi là bài học hàn lâm cho nền mỹ thuật Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26795.doc