Tiểu luận Bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện nay

Bài tập học kỳ XDVB I. Phần mở bài Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được pháp luật quy định trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Văn bản quy phạm pháp luật là loại văn bản giúp Nhà nước thực hiện chức năng quản lý xã hội, muốn quản lý xã hội đạt hiệu quả cao hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật bên cạnh việc phải đáp ứng tính hợp hiến, hợp pháp, tính khả thi thì yêu cầu cần phải đảm bảo tính công khai, minh bạch của hệ thốngvăn bảnquy phạm pháp luật là một yêu cầu cần thiết. Văn bản quy phạm pháp luật phải công khai hóa và minh bạch hóa trong cả hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cũng như các giai đoạn từ lập chương trình xây dựng Luật, tới giai đoạn soạn thảo, thẩmtra, thầm định dự thảo văn bản tới việc thông qua, ban hành công bố văn bản, tất cả đều phải công khai, rõ ràng đáp ứng được yêu cầu minh bạch và công khai để văn bản quy phạm pháp luật thực hiện vai trò quản lý xã hội theo định hướng của Nhà nước đạt hiệu quả II. Phần nội dung 1. Khái niệm 2. Bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện nay III. Phần kết luận

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2145 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở bài Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được pháp luật quy định trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Văn bản quy phạm pháp luật là loại văn bản giúp Nhà nước thực hiện chức năng quản lý xã hội, muốn quản lý xã hội đạt hiệu quả cao hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật bên cạnh việc phải đáp ứng tính hợp hiến, hợp pháp, tính khả thi thì yêu cầu cần phải đảm bảo tính công khai, minh bạch của hệ thốngvăn bảnquy phạm pháp luật là một yêu cầu cần thiết. Văn bản quy phạm pháp luật phải công khai hóa và minh bạch hóa trong cả hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cũng như các giai đoạn từ lập chương trình xây dựng Luật, tới giai đoạn soạn thảo, thẩmtra, thầm định dự thảo văn bản tới việc thông qua, ban hành công bố văn bản, tất cả đều phải công khai, rõ ràng đáp ứng được yêu cầu minh bạch và công khai để văn bản quy phạm pháp luật thực hiện vai trò quản lý xã hội theo định hướng của Nhà nước đạt hiệu quả Phần nội dung Khái niệm Công khai, minh bạch của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luậtlà một nguyên tắc cơ bản, quan trọng của pháp luật thương mại quốc tế, là đòi hỏi của hệ thống pháp luật Việt Nam nói riêng và của hệ thống pháp luật của bất kỳ một nước nào trên thế giới nói chung nếu các quốc gia đó muốn hội nhập một cáchbình đẳng vào sân chơi của nền kinh tế quốc tế Văn bản quy phạm pháp luật là một loại văn bản đặc thù thể hiện ý chí của chủ thể banhành, có ý nghĩa bắt buộc và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp đa dạng trong đó có cưỡng chế nhà nước. Khác với các văn bản cá biệt văn bảnquy phạm pháp luật quy định các quy tắc xử sự chung, làm phát sinh, thay đổi các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tương ứng.Vì vậy, để một văn bản quy phạm pháp luậtcó hiệu lực bên cạnh những yêu cầu, tiêu chí cơ bản như tính hợp hiến, hợp pháp thì yêu cầu về việc đảm bảo tính công khai,minh bạch Tính công khai của văn bản quy phạm pháp luậtlà việc mọi người được biết về nội dung văn bản quy phạm pháp luật đó, văn bản quy phạm pháp luật công khai cho mọi người được biết, đảm bảo cho mọi người được quyền tiếp cận các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó. Do đó, khi một văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo được yêu cầu công khai tức là văn bản quy phạm pháp luật đó đã đáp ứng được yêu cầu mà chức năng quản lí xã hội đặt ra. Tính minh bạch của văn bản quy phạm pháp luậtchính là tính rõ ràng, rành mạch, thông suốt, tính đúng đắn của cả hệ thống cảc văn bản quy phạm pháp luật, cách hiểu khác lại cho rằng tính minh bạch của văn bản quy phạm pháp luật bao gồm ba yêu cầu là: tính rõ ràng, tính ồn định và tính có thể dự đoán trước. Văn bản quy phạm pháp luật chính là những yêu cầu về tính rõ ràng, rành mạch, tính đúng đán, công khai cho mọi người được biết, được quyền tiếp cận, ai cũng có thể biết Như vậy một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật sẽ được xem là đảm bảo yêu cầu công khai, minh bạch nếu các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật ấy đảm bảo tính rõ ràng, tính rành mạch dễ hiểu đồng thời các văn bản quy phạm pháp luật đó phải được công khai cho mọi người cùng biết và nắm bắt được các quyền, nghĩa vụ của mình để tuân thủ nghiêm túc và thực hiện theo các quy định của các văn bản Bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện nay Như chúng ta đã biết trong bất cứ một ngành, một lĩnh vực nào thi yêu cầu về việc đảm bảo tính minh bạch, công khai là một yêu cầu rất quan trọng và cần thiết. Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Kiểm toán Nhà nước, kết quả kiểm toán, Luật Kế toán, Luật Đấu thầu đều có những quy định về việc đảm bảo công khai, minh bạch. Đây là những quy định tiến bộ, góp phần bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật Việt Nam. Hoặc ngay trong hoạt động củaTòa án, việc xét xử của Tòa án phải được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, Tòa án chỉ xét xử kín trong một số trường đặc biệt nhưng bản án cùa Tòa án phải được đọc công khai cho mọi người cùng nghe. Trong việc ban hành văn bản pháp luật, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thể hiện xuyên suốt tính công khai minh bạch, dân chủ trong quá trình xây dựng pháp luật, đảm bảo quyền được thông tin cùa công chúng Công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật nói chung cũng như trong xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật là việc được hết sức quan tâm chú trọng. Việc công khai, minh bạch từ khâu soạn thảo cho đến khâu ban hành không những giúp cho người dân sớm biết được định hướng chính sách, pháp luật trong tương lai để chuẩn bị các điều kiện cho việc thực hiện, mà còn là một trong những kênh để người dân có thể tham gia vào hoạt động xây dựng thể chế, làm cho pháp luật phản ánh được sát hơn ý chí, nguyện vọng của nhân dân... Đây cũng là một nội dung quan trọng nhằm thực hiện phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra đã được đề ra trong nhiều văn kiện của Đảng. Đồng thời, cũng là để thực hiện các cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Trong một Nhà nước pháp quyền, một quốc gia dân chủ yếu cầu đặt ra đối với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật không thể thiếu được tính công khai, minh bạch, sự tham gia của công chúng trong hoạch định chính sách pháp luật là một vấn đề cần thiết. Yêu cầu dân chủ hóa, công khai hóa và minh bạch hóa trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật là hợp lý và trước hết đó là đòi hỏi trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của Việt Nam hiện nay. Hiện nay, có thể nhận thấy hệ thống văn bản quy phạm pháp luậthiện nay nhìn chung đã đáp ứng nhu yêu cầu công khai, minh bạch, các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo được yêu cầu về tính rõ ràng, rành mạch và công khai đối với mọi người dân, phù hợp với các quy định trong luật. Trên góc độ đảm bảo tính công khai, minh bạch của hệ thống văn bảnquy phạm pháp luật đã đạt được những thành tựu đáng kể và còn có nhưng hạn chế nhất định. Ta có thể nhận thấy trong những năm gần đây, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luậtđược xây dựng và ban hành đã thể hiện được tính công khai, minh bạch. Phần lớn các dự luật quan trọng đều đã được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân như: Các bản Hiến pháp, các Luật và Bộ luật lớn có tác động trực tiếp đến đại bộ phận dân cư trong xã hội như: Bộ luật Dân sự năm 2005; Bộ Luật Lao động năm 2004; Luật Hôn Nhân và gia đình năm 2000; Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004...,trong các đạo luật này việc tổ chức lấy ý kiến rộng rãi nhân dân đã được thực hiện như một công đoạn bắt buộc của quy trình làm luật. Ngoài ra, luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 đã đề ra nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật chi tiết, cụ thể, rõ ràng, công khai và ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật phải chính xác phổ biến dễ hiểu để các đối tượng có liên quan có thểhiểu và xác định được quyền và nghĩa vụ của mình đây là một trong những yếu tố góp phần đảm bảo tính rõ ràng, rành mạch dễ hiểu cho hệ thống văn bảnquy phạm pháp luật.Việc quy định như vậy tạo điều kiện cho bất kì người dân nào cũng có thể hiểu một cách dễ dàng, hiểu đúng , thống nhất giữa các quy phạm pháp luật, qua đó các đối tượng điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật đó có thể biết mình được pháp luật cho phép làm gì không được làm gì, tránh việc công dân vi phạm pháp luật vì không biết rõ pháp luật hiện hành. Không chỉ vậy trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì giai đoạn thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được coi là một khâu quan trọng của quy trình làm luật, với các quy định đảm bảo tính rõ ràng, dễ hiểu của các văn bản quy phạm pháp luậtcó thể thấy được vai trò thẩm định, thẩm tra dự án các văn bản quy phạm pháp luật. Ta nhận thấy việc thẩm định thẩm tra ban hành văn bản sẽ đảm bảo được tính thống nhất, đồng bộ, đảm bảo trật tự hiệu lực của hệ thống pháp luật, tránh tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo của các văn bản quy phạm pháp luật. Đây cũng chính là một quy định cho thấy vai trò của việc thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trong việc đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch của hệ thống pháp luật. Bên cạnh đó cũngđể đảm bảo tính công khai minh bạch của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thì việc đăng công báo cũng được coi là một giai đoạn bắt buộc của văn bản đó. Khoản 2 Điều 78 luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 quy định: “Văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo; văn bản quy phạm pháp luật không đăng Công báo thì không có hiệu lực thi hành...”. Việc đăng công báo tạo cho mọi công dân có điều kiện biết được quy định mới của văn bản nhằm tạo cho mọi người biết được quyền và nghĩa vụ của mình để thực hiện cho đúng với pháp luật. Như vậy có thể nhận thấy việc đăng công báo là việc hết sức quan trọng nhằm để đảm bảo công khai minh bạch cho hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Ngoài ra, Luật cũng quy định rõ thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật phải được quy định ngay trong văn bản nhưng không sớm hơn 45 ngày , kể từ ngày công bố hoặc ngày ban hành để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thời gian chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện (đoạn 1 khoản 1 Điều 78 của Luật). Bên cạnh đó, Luật quy định trách nhiệm của cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong thời hạn chậm nhất là hai ngày làm việc, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành, phải gửi văn bản đến cơ quan Công báo để đăng Công báo; trách nhiệm của cơ quan Công báo phải đăng toàn văn văn bản quy phạm pháp luật trên Công báo chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được văn bản (khoản 2 Điều 78 của Luật). Trong quá trình soạn thảo, toàn văn dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Chính phủ hoặc của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo trong thời gian ít nhất là 60 ngày để cơ quan, tổ chức, cá nhân có thời gian tiếp cận, chủ động nghiên cứu, tham gia ý kiến (khoản 1 Điều 35, khoản 2 Điều 61, khoản 1 Điều 62, khoản 2 Điều 67, khoản 2 Điều 68, khoản 2 Điều 69, khoản 2 Điều 70, khoản 2 Điều 71, khoản 2 Điều 72, khoản 3 Điều 73 và khoản 3 Điều 74 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008); cơ quan tổ chức lấy ý kiến có trách nhiệm nghiên cứu các ý kiến góp ý để tiếp thu, chỉnh lý dự thảo văn bản. Mặc dù vậy, ta vẫn có thể nhận thấy sự một sợ khuyết điểm của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta hiện nay. Trên thực tế, việc tổ chức lấy ý kiến của người dân đặc biệt là những người có trách nhiệm thi hành văn bản đó không được thực hiện đồng bộ và có tổ chức làm cho việc thi hành nó không đạt được những yêu cầu đã đề ra ví dụ như các văn bản luật thì lấy ý kiến trong khi đó các văn bản dưới luật thì lại không được lấy ý kiến mặc dù các văn bản dưới luật mới là các văn bản được áp dụng nhiều hơn. Và việc ý kiến đóng góp ấy chỉ được đi theo một chiều tức là việc người dân có tham gia đóng góp ý kiến còn việc tiếp thu hay không đó là do ý chí của cơ quan soạn thảo văn bản. Không chỉ vậy thông thường cơ quan chủ trì soạn thảo lại là các cơ quan quản lý Nhà nước không thể tránh khỏi tình trạng xây dựng văn ban mang tính chủ quan gắn với lợi ích của cơ quan chủ trì soạn thảo. Hiện nay ở Việt Nam Chính phủ là cơ quan có sáng kiến pháp luật nhiều nhất, đa số các dự án luật là do chính phủ trình (điều này cũng xuất phát từ thực tế các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện pháp luật), thực tế ở nước ta hiện nay cỏ tới hơn 90% dự án luật, pháp lệnh do Chính phủ chủ trì. Những dự án luật này phần do dẫn đến tình trạng lập dự kiến chương trình xây dựng luật hầu như khép kín trong phạm vi các cơ quan của Chính phủ làm cho chương trình xây dựng luật phiến diện, không khách quan. Trên thực tế các cơ quan này thường soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý của mình làm cho các văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng và ban hành thiếu tỉnh công khai, minh bạch. Cùng với đó là một số văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước ban hành bị chồng chéo không thống nhất khiến việc áp dụng nó gặp nhiều khó khăn cho các đối tượng thực hiện các văn bản pháp luật này Như vậy ta có thể nhận thấy các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành hiện nay có những ưu điểm và những hạn chế nhất định Phần kết luận Qua đây ta có thể nhận thấy được các văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam có vị trí hết sức quan trọng trong quá trình quản lí nhà nước. Và để đảm bảo cho hệ thống văn bản quy phạm pháp luật luôn công khai minh bạch là điều mà Nhà nước đang thực hiện để đảm bảo cho việc thành công trong các lĩnh vực quản lí Nhà Nước đáp ứng các yêu cầu hiện nay của đất nước. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường Đại học Luật Hà Nội, giáo trình xây dựng văn bản pháp luật, nxb. CAND, Hà Nội 2008  Luật ban hành văn bản QPPL năm 2008. Tailieu.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai tap luat 206.doc
Tài liệu liên quan