Đối với đất nưcớ ta, hiện nay đang ở trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta đang phấn đấu xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, nền văn hoá mới và con người mới. Sự nghiệp đó đòi hỏi những quan hệ giữa người với người trên đất nước chúng ta phải từng bước xã hội hoá theo hướng xã hội chủ nghĩa. Nói xã hội hoá những quan hệ giữa người với người không có nghĩa là tách nghĩa cha con, mẹ con, vợ chồng trong gia đình và tình bạn ý hợp tâm đầu riêng không còn nữa. Trái lại, trong xã hội xã hội chủ nghĩa, quqn hệ và tình cảm gia đình, quan hệ và tình cảm bạn hữu càng lành mạnh, trong sáng hớn. Cái chính là lợi ích và tình nghĩa riêng (gia đình, bạn hữu) không cao hơn, càng không lấn át lợi ích công cộng và tình cảm gắn bó với xã hội, với tập thể, mà phải phục tùng một cách trung thực lí tưởng và lợi của ích tập thể, của xã hội.
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2226 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Biện chứng cái đẹp trong xã hội thông qua ngũ luân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Biện chứng cái đẹp trong xã hội thông qua ngũ luân
LỜI NÓI ĐẦU
Khi nghiên cứu các phạm trù của khách thể thẩm mĩ, phạm trù cái đẹp là một phạm trù mà không một nhà nghiên cứu nào có thể bỏ qua. Điều đó không có gì là khó hiểu cả, bởi “trong cuộc sống của con người, cái đẹp luôn là người bạn đồng hành, có mặt khắp mọi nơi; cái đẹp vây quanh con người trong mỗi bước đi, mỗi việc làm, mỗi hành vi ứng xử. Ở đâu có cuộc sống của con người là ở đó có cái đẹp. Cái đẹp đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc, nâng đỡ con người trong mọi khó khăn, tiếp thêm sức mạnh để con người vượt qua thử thách. Nhờ có cái đẹp mà con người không mất lòng tin vào cuộc sống, vào chân lí, vào ngày mai. Cái đẹp luôn là khát khao vươn tới của con người”.
(Lê Văn Dương)
Cái đẹp được biểu hiện qua muôn vàn những sự vật, hiện tượng tồn tại xung quanh ta. Có những cái đẹp của thế giới tự nhiên do tạo hoá sinh ra như sông, núi, biển, trời, trăng, sao…; cũng có những cái đẹp do chính bàn tay con người làm ra - họ chính là những người nghệ sĩ, bằng tài năng và tâm huyết của mình, đã tạo ra những tác phẩm độc đáo, sinh động làm đẹp cho đời (được gọi là cái đẹp trong nghệ thuật). Tuy nhiên, điều mà chúng ta muốn đề cập đến ở đây lại là cái đẹp tồn tại trong một trạng thái khác, đó là cái đẹp trong xã hội. Chúng ta sẽ phần nào hiểu rõ hơn về nó khi đi vào tìm hiểu nếp sống tình cảm của con ngươì thông qua Ngũ luân.
Và lẽ dĩ nhiên, theo quy luật tất yếu, trước khi đi vào nghiên cứu sâu một khía cạnh nào đó của vấn đề đặt ra, chúng ta phải có nền tảng chung, hay nói cách khác là, phải có hiểu biết nhất định về vấn đề đó. Bởi vậy, để hiểu rõ được cái đẹp trong xã hội thông qua Ngũ luân, những hiểu biết chung về cái đẹp là một điều hết sức cần thiết. Dưới đây sẽ là những phần mà bài viết đề cập đến:
* Phần I: Tìm hiểu chung về cái đẹp.
* Phần II: Biện chứng cái đẹp trong xã hội thông qua Ngũ luân.
PHẦN I
TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÁI ĐẸP
1. CÁI ĐẸP LÀ GÌ ?
1.1. Vị trí của cái đẹp trong quan hệ thẩm mĩ
Trong lịch sử tư tưởng mĩ học, cái đẹp là phạm trù thẩm mĩ xuất hiện sớm nhất. Mặc dù những quan điểm cụ thể về cái đẹp có thể rất khác nhau, thậm chí là đối lập nhau đối với những trường phái mĩ học khác nhau, song có một điểm chung không thể phủ nhận là: bao giờ cái đẹp cũng được coi là tiêu chuẩn quan trọng nhất, phổ biến nhất, là điểm tựa trung tâm để con người đánh giá đời sống về mặt thẩm mĩ.
Với tư cách là chủ thể thẩm mĩ, con người luôn đi tìm cái đẹp, khám phá cái đẹp và cao hơn là sáng tạo ra cái đẹp. Bởi vậy, con người cũng đánh giá các sự vật, hiện tượng xung quanh mình theo tiêu chí đẹp hay không đẹp. Cứ thế, nhu cầu cái đẹp của con người là vô tận, khát khao vươn tới cái đẹp của con người là không cùng.
Nếu như đứng ở góc độ khách thể thẩm mĩ mà xét, các phạm trù thẩm mĩ như: cái xấu, cái bi, cái hài, cái trác tuyệt đều ẩn chứa trong đó mối quan hệ với cái đẹp, dù là trực tiếp hay gián tiếp:
- Phạm trù cái xấu: là phạm trù đối nghịch với phạm trù cái đẹp.
- Phạm trù cái bi, bản chất của nó chính là sự xung đột trực diện giữa một bộ phận ưu tú của cái đẹp với toàn bộ cái xấu. Trong qúa trình giao tranh ấy, một bộ phận ưu tú của cái đẹp bị cái xấu tiêu diệt.
- Phạm trù cái hài, bản chất của nó là sự xung đột giữa cái đẹp với một bộ phận của cái xấu. Một bộ phận của cái xấu tìm cách chui vào thế giới của cái đẹp hòng lũng đoạn, khống chế cái đẹp. Chỉ khi nào cái đẹp đủ sức phát sáng, đuổi cái xấu xa ra khỏi thế giới của mình thì cái hài xuất hiện.
- Phạm trù cái trác tuyệt, là phạm trù liên quan trực tiếp và gần gũi nhất với cái đẹp. Nói như Hegel, đó là “cái đẹp ở mức tuyệt đỉnh” là cái đẹp mang một tầm vóc lớn lao, phi thường, là cái đẹp quá mức bình thường.
Như vậy, ở mức độ này hay mức độ káhoàn cảnh thì cái đẹp đều liên quan, chi phối đến các phạm trù khác. Nó được xem là tiêu chuẩn, là điểm tựa để khái quát nên các phạm trù khác. Nếu không có cái đẹp thì nghĩa là không có các phạm trù kia.
Tóm lại, dù xét từ phương diện nào, khách thể hay chủ thể, thì cái đẹp bao giờ cũng đứng ở vị trí trung tâm trong mối quan hệ thẩm mĩ của con người với hiện thực.
1.2. Bản chất của cái đẹp
Cái đẹp là một phạm trù hết sức phức tạp, vì thế không dễ gì nhận diện được bản chất mang tính khái quát của nó.
Trước khi mĩ học Mác - Lênin ra đời, lịch sử tư tưởng mĩ học đã từng ghi nhận ít nhất là có ba khuynh hướng quan niệm khác nhau về bản chất của cái đẹp: khuynh hướng duy tâm khách quan, duy tâm chủ quan và khuynh hướng duy vật. Mỗi học thuyết đều có lí riêng của mình.
- Mĩ học duy tâm khách quan (Platon, Hêgel…) không tìm thấy cơ sở của cái đẹp ở trong các sự vật, hiện tượng của thế giới hiện thực, họ lí giải nguồn gốc của nó trong thế giới ý niệm. Bởi vậy, cái đẹp, theo họ là một phạm trù vĩnh cửu, bất biến.
- Mĩ học duy tâm chủ quan (Hume, Lalo, Kant…) lại có quan niệm khác, họ tuyệt đối hoá cái đẹp theo quan niệm chủ quan, tìm nguồn gốc cái đẹp trong ý thức của chủ thể, trong cảm xúc chủ quan của cá nhân. “Cái đẹp không ở trên đôi má hồng của người thiếu nữ mà ở trong con mắt của kẻ si tình”.
- Đối lập với chủ nghĩa duy tâm, mĩ học duy vật trước Mác lại tập trung sự chú ý vào phương diện khách quan của cái đẹp. Họ cho rằng, cái đẹp là một thuộc tính tự nhiên, vốn có của sự vật, sự vật tự nó đã đẹp rồi, con người chẳng qua chỉ là kẻ thưởng ngoạn vẻ đẹp ấy một cách bị động mà thôi.
- Mĩ học Mác - Lênin đã lí giải về bản chất của cái đẹp trên một chất lượng mới. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mĩ học Mác xít quan niệm rằng, bản chất của cái đẹp là sự thống nhất biện chứng giữa hai nhân tố khách quan và chủ quan.
Với cách nhìn biện chứng như vậy, mĩ học Mác - Lênin đã khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật siêu hình khi nó chỉ nhìn thấy mặt khách quan của cái đẹp; đồng thời cũng chỉ ra tính chất phiến diện của chủ nghĩa duy tâm khi họ quan niệm rằng cái đẹp chỉ là kết quả của cảm xúc chủ quan của con người.
1.3. Đặc điểm cơ bản của cái đẹp
a- Cái đẹp vừa mang tính lịch sử, thời sự; vừa mang tính muôn thủa, vĩnh viễn. Có những cái đẹp chỉ tồn tại trong một giai đoạn lịch sử nhất định, nhưng cũng có cái đẹp tồn tại mãi với thời gian.
b- Cái đẹp bao gồm những phẩm chất: hài hoà, cân đối, mực thước, chất lượng, tiến bộ. Trong bất cứ cái đẹp nào, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy những phẩm chất đó.
c- Cái đẹp có hai hệ tiêu chí: đó là chân, thiện, mĩ và tính nhân dân, tính dân tộc, tính nhân loại. Để đánh giá cái đẹp một cách chính xác, toàn diện, chúng ta cần căn cứ trên hai hệ tiêu chí đó.
2. CÁI ĐẸP TRONG XÃ HỘI
Như chúng ta đá biết, cái đẹp biểu hiện ở trên ba lĩnh vực: cái đẹp trong tự nhiên, cái đẹp trong nghệ thuật và cái đẹp trong xã hội. Tuy nhiên, trong phạm vi của bài tiểu luận nhỏ này, chúng ta chỉ đi sâu vào nghiên cứu cái đẹp trong xã hội.
Khác với cái đẹp trong tự nhiên là sản phẩm khách quan của tạo hoá, cái đẹp trong xã hội là kết quả của hoạt động thực tiễn của con người. Cái đẹp ấy được biểu hiện qua tập quán, lễ nghi, phép ứng xử của con người với tự nhiên, con người với xã hội trong một phạm vi hẹp vi mô là gia đình đến một phạm vi rộng vĩ mô là xã hội, mà nếu quy lại, chúng được gọi là văn hoá ứng xử.
Ta có thể định nghĩa văn hoá ứng xử như sau :
“Văn hoá ứng xử là lối sống, lối suy nghĩ, hành động của con người với con người, con người với tự nhiên, con người với xã hội qua những luân thường đạo lý”.
Bản chất của văn hoá ứng xử là Tâm và Nhẫn : Tâm (tim) là nơi thiêng liêng nhất, quan trọng nhất. Tâm còn có nghĩa là lương tâm, đạo đức, tư cách, nhân ái. Theo Chu Dịch và Kinh Dịch của Chu Công Đán và Chu Văn Vương (sau này được Khổng Tử phát triển thành Kinh Dịch). Tâm có nghĩa là Đạo và Đức:
Đạo là ngũ thường, bao gồm: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín.
Đạo là Ngũ luân, trong nó bao hàm các mối quan hệ giữa : vua - tôi, thầy - trò; bố mẹ - con cái, vợ - chống và anh em, bạn bè, hàng xóm . “Đạo” là cái lí tự nhiên của trời đất, là con đường rộng ai cũng phải theo mà đi, tức là cái công lệ trung chính để làm quy tắc cho hành động của người đời. Ai theo đạo ấy mà ăn ở là hay, là người quân tử, không theo được đạo cũng là dở, là kẻ tiểu nhân”.
(Khổng Tử)
Qua Ngũ luân, ta sẽ thấy được phần nào cái đẹp trong xã hội
PHẦN II
BIỆN CHỨNG CÁI ĐẸP TRONG XÃ HỘI QUA NGŨ LUÂN
1. QUAN HỆ VUA TÔI
Trong Ngũ luân, quan hệ vua tôi là mối quan hệ đầu tiên mà nó đề cập đến. Theo tư tưởng của Nho giáo thì quân quyền phải để một người giữ cho rõ cái mối thống nhất. Người giữ quân quyền gọi là đế hay vương, ta thường gọi là vua. Vua phải lo việc trị nước, tức là lo sự sinh hoạt, sự dạy dỗ và sự mở mang cho dân. Ở trong nhà thì con phải hiếu với cha mẹ, ở tỏng nước thì thần dân phải trung với quân. Vua thay trời trị dân. Vua muốn làm điều gì là trời muốn làm điều ấy, không ai được cưỡng lại. Tuy nhiên, khổng giáo còn quan niệm trời với dân là cùng đồng một thể, toàn dân muốn thế nào là trời muốn thế ấy. Ông vua chỉ là một phần trong toàn thể. Hễ ông vua làm điều gì trái với lòng dân, tức là trái mệnh trời. Thành thử ông vua tuy đối với trời được thay quyền trời nhưng đối với dân phải chịu hết cả các trách nhiệm. Mà dân thì tuy phải chịu quyền ông vua cai trị nhưng vẫn có quyền bắt vua phải theo điều lành mà làm. Lòng tự nhiên của dân là muốn điều lành, ghét điều ác, theo cái lòng ấy mà trị dân thì tất là dân yêu mến như cha mẹ. Nếu ông vua nào trị dân mà yêu cái ghét của dân và ghét cái mà dân yêu tức là trái mệnh trời thì người khác có quyền “điếu dân phạt tội”, nghĩa là cứu dân mà đánh người có tội.
Tư tưởng trung quân của Nho giáo đã thực sự góp phần rõ nét vào chủ nghĩa yêu nước. Trong lịch sử Việt Nam đã có biết bao tấm gương sáng lưu lại muôn đời. Hẳn trong chúng ta, không một ai có thể quên được sự kiện Lê Lai liều mình chết thay cho Lê Lợi trong lúc ông và quân đội của ông lầm vào tình trạng:
“Khi Linh sơn lương cạn mấy tuần
Lúc khôi huyện quân không một lữ”.
Hẳn câu trả lời của Phan Đình Phùng với Hoàng Cao Khải, khiến không ít người trong chúng ta phải suy nghĩ: “Nước mình mấy ngàn năm nay đất nước chẳng rộng, quân lính không mạnh, tiền của chẳng giàu, cái chỗ dựa để dựng nước là nhờ ở gốc vua tôi, cha con theo năm đạo thường mà thôi”.
Hay như câu trả lời của Nguyễn Quang Bích trước quân Pháp: Nó mộc mạc, chân thành tới mức ta có cảm giác ông đang bộc bạch về nỗi lòng mình, bộc bạch đấy nhưng hết sức cứng rắn và cương quyết: “… Nhưng chúng tôi lại nghĩ đến vua tôi đứng trong trời đất mà không hề quản cái phận hoa di đã rõ ràng như sông Kinh, sông Vị, không dám quên phận của mình, ấy chính cũng chỉ quyết giữ trọn cái nghĩa ấy thôi… Thà chịu tội với quý quốc, quyết không chịu tội với nhà vua … chúng tôi cam lòng chịu chết vì nghĩa vua tôi…”
Là một người con của đất Việt, lẽ nào bạn lại không cảm thấy tự hào trước những tấm lòng đầy nghĩa khí như vậy?
Không chỉ có thế, thấm nhuần tư tưởng trung quân, các đế vương Việt Nam đều coi nước là của mình, Lí Thường Kiệt viết :
“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành ranh định phận ở sách trời…”.
Lê Thánh Tông cũng nói: “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào tự tiện vứt bỏ đi được… Kể nào dám đem một thước núi, một tấc đất của vua Lê Thái Tổ để làm mồi cho giặc thì kẻ đó phải bị trừng trị nặng”.
Hết lòng vì nước, vì dân, rất nhiều bậc đế vương đã hoàn thành tốt trách nhiệm cao cả của mình - trách nhiệm “thay trời hành đạo”. Ví như Vua Thuấn bên Tàu, vua Pie ở nước Nga, vì muốn hiểu rõ đời sống của thần dân, muốn biết dân có hài lòng về mình không đã cải trang làm dân thường đi vi hành khắp nơi. Hay như dưới thời vua Hammurabi ở Lưỡng Hà cổ đại, người dân nơi đây đã thực sự được sống trong cảnh thanh bình, no ấm, lòng đầy tự hào về vị vua anh minh của mình. Cũng với tinh thần như vậy, ở Việt Nam ta, hiểu rõ tầm quan trọng của dân trong việc trị nước, suốt cả cuộc đời mình, vua Minh Mệnh đã nêu tấm gương làm việc bền bỉ không biết mỏi: “Ta là vua của một nước, vẫn nghĩ sâu sắc rằng, mình là gốc của phong hoá phải làm gương cho thiên hạ”. Khi nghe tin Bắc Kì bị tai nạn lũ lụt, Minh Mệnh đã ra chỉ dụ: “Trẫm là cha mẹ của dân, sao nỡ vui nơi yến tiệc. Bắt đầu từ hôm nay, dâng cơm ngự thiện phải giảm một nửa, bãi bỏ tất cả các việc ca nhạc…”.
Tuy nhiên, có lẽ cũng là việc thường tình, trong lịch sử nhân loại, chuyện những vị vua dựa vào quyền lực của mình, hà hiếp dân lành, ăn chơi trác táng, ham mê tửu sắc, không quan tâm đến triều chính cũng không phải là hiếm. Chẳng hạn, ở Việt Nam ta, đó là hình ảnh của chúa Trịnh Sâm, Lê Long Đĩnh hay bù nhìn Khải Định… và dĩ nhiên, những vị vua ấy đã không thể ngồi vững trên ngai vàng của mình hẳn những câu ca dao này đã phần nào phản ánh được quy luật tất yếu đó.
“Con vua thì lại làm vu
Con sãi ở chùa lại quét lá đa
Bao giờ dân nổi can qua
Con vua thất thế lại ra quét chùa”.
Việc vua thì đã vậy, còn long dân ? Bên cạnh những tấm gương cương trực như chúng ta đã biết, còn có những kẻ vì lợi ích cá nhân, vì cái lợi trước mắt đã làm những việc trái lương tâm, đạo đức của con người. Chắc chắn những kẻ bán mình, phản bội nhân dân, đất nước sẽ mãi bị lên án, người người căm ghét.
2. QUAN HỆ THẦY TRÒ
Đã từ lâu, những câu tục ngữ như : “Không thầy đố mày làm nên”, “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”… đã trở thành những câu cửa miệng, quen thuộc với mọi người dân Việt Nam. Qua những câu nói ấy, vai trò to lớn của người thầy, truyền thống “tôn sư trọng đạo” được bộc lộ rõ nét.
Trong Ngũ luân, mối quan hệ thầy trò được đặt lên trước mối quan hệ cha mẹ với con cái bởi: cha mẹ cho ta thân xác, hình hài - cái đó được gọi là tiểu ngã; còn người thầy cho ta kiến thức, vốn sống để làm người- cái đó được gọi là đại ngã. Vì thế, đại ngã được đề cập trước tiểu ngã là điều đương nhiên.
Người thầy cần phải có đủ đức và tài để truyền đạt kiến thức cho học trò của mình, phải là tấm gương sáng để trò mình noi theo. Còn trò, phải biết lòng kính trọng thầy, học hành chăm chỉ và đỗ đạt cao để không phụ công thầy.
Trong câu chuyện “Người thầy đầu tiên” của nhà văn Ai-ma-dốp, hình ảnh người thầy giáo Duy xen đã tự nguyện về một vùng quê nghèo, vận động các gia đình cho con em mình đi học chữ đầy gian truân, khó khăn hẳn đã làm không ít người trong chúng ta cảm phục về tấm lòng của một người thầy. Người thầy ấyđã tự mua sách vở cho các em, đã tự mình sửa lại đường đi để các em đi học được dễ dàng… Người thầy ấy đã được học trò của mình hết sức yêu mến và kính trọng.
Ở Việt Nam ta, người thầy giáo Chu Văn An sẽ còn sống đến muôn đời. Học trò của Thầy, ai cũng đỗ đạt cao, làm quan to, song với thầy, họ lúc nào cũng hết mực kính trọng, biết ơn. Tôi chắc tất cả chúng ta còn nhớ như in câu chuyện về người con trai Thuỷ thần được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Cảm phục trước tài đức của thầy, người con ấy đã xin thầy theo học. Khi trần thế bị hạn hán lâu ngày, tưởng chừng như không thể chịu nổi, người học trò ấy đã làm theo tâm nguyện của thầy, sẵn sàng hi sinh tính mạng để đem lại cuộc sống bình yên, no ấm cho tất cả mọi người.
Ngày 20/11 hàng năm, nhà nước ta lấy đó làm ngày Nhà giáo Việt Nam - ngày mà toàn xã hội hướng về những người thầy, người cô hết mình cống hiến cho sự nghiệp giáo dục nước nhà.
3. QUAN HỆ CHA MẸ- CON CÁI
Nho giáo coi sơi dây thiêng liêng ràng buộc người này với người khac sau khi ra đời là tình nghĩa người con với người mẹ. Khi bắt đầu có tình cảm, tư duy, trẻ con phải bắt đầu học tập để giữ đạo làm con. Người có hiếu trước hết phải là người biết nuôi cha mẹ. Nuôi thì phải kính, chứ không kính thì không phải là hiếu. Khi cha mẹ còn sống, không bao giờ làm điều gì để cho cha mẹ lo buồn. Bởi vậy không nên đi đâu xa, có đi xa thì phải nói cho cha mẹ biết chỗ đi để cha mẹ khỏi lo. Khi cha mẹ có làm điều gì trái đạo thì con phải dùng cách ôn hoà mà can ngắn. Việc giữ cái danh tiết của cha mẹ được trong sạch là bổn phận người con hiểu đạo hiếu. Hiếu là thước đo của đạo đức, là gốc của nhân luân, tạo nên phẩm cách con người.
Nói về đạo làm con, ca dao Việt Nam ta phản ánh rất sinh động và chân thực.
“Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Hay : “Đói lòng ăn bát chà là
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng”.
Hoặc: “Dẫu con đi hết cuộc đời
cũng không đi hết những lời mẹ ru…”
Không chỉ trong ca dao, trong tất cả các lĩnh vực nghệ thuật khác, ví như trong các tác phẩm văn chương ở các thể loại khác, đạo làm con cũng được bộc lộ rõ. Nàng Thuý Kiều trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du đã hi sinh tuổi thanh xuân của mình để cứu cha. Hay như trong tích chèo Trương Viên- Thị Phương, cô con dâu Thị Phương đã thay chống làm tròn đạo hiếu với người mẹ già. Người con dâu ấy đã chấp nhận mọi nguy hiểm, tai ương để cứu lấy mẹ, them chí cô còn lấy thịt từ người mình cho mẹ ăn để mẹ khỏi chết đói. Trong cổ tích Việt Nam, chuyện Chử Đồng Tử nhường cho cha cái khố duy nhất khi cha mất cũng phản ánh sâu sắc lắm tấm lòng của người làm con…
Phận làm con thì đã hẳn là như vậy, phận làm cha mẹ cũng phải biết sửa mình để ngay thẳng gia đình, lấy nghĩa lí dạy con trai, lấy nữ công nữ tắc dạy con gái…
Cha mẹ còn luôn dành những tình cảm thương yêu nhất cho những đứa con của mình. Hình ảnh Lão Hạc ăn uống kham khổ, tiết kiệm, thu nhặt từng đồng, từng hào danh dụm cho con hẳn không phải là vô nghĩa. Rồi như bà cụ Tứ, trước cái khổ, cái đói, với tấm lòng nhân hậu, thương con của một người mẹ, bà vừa lo lắng cho con, vừa động viên con nhằm mang lại niềm tin vào cuộc sống cho những đứa con của mình, và có ai trong chúng ta lại không lớn lên từ tiếng à ơi, ru hời ngọt ngào, nồng ấm của mẹ:
“Gió mùa thu, mẹ ru con ngủ
Năm canh dài, mẹ thức đủ năm canh…”
… Mạch cảm hứng khơi nguồn sáng tạo từ mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái là vô tận, không cùng; nhưng cái chính là chúng ta đã cảm nhận được cái vẻ đẹp chân thành, đầy ý nghĩa trong cách ứng xử của mối quan hệ đó.
4. QUAN HỆ VỢ - CHỒNG
Cái đạo vợ chồng cũng là một mối cương thường rất quan trọng trong Ngũ luân. Ở với nhau mà biết thương yêu nhau, quý trọng nhau thì rất là phải đạo lắm. Tục ngữ ta có câu.
“Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn”
Hay :
“Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thường mình bấy nhiêu”.
Rồi :
“Chồng em áo rách em thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người”
Trong truyện Phạm Công - Cúc Hoa, đôi vợ chồng ấy dù gặp bao trắc trở, dù kẻ âm người dương, nhưng họ vẫn luôn hướng về nhau và cuối cùng hạnh phúc thực sự đã m,ỉm cười với họ.
Chiến tranh - sự kiện ấy cũng là một thử thách khắc nghiệt trong quan hệ vợ chồng. Tôi đã cực kì xúc động khi nghe kể về chuyện một ngươidf vợ đằng đẵng chờ chồng trong suet hai mươi năm dù không một lá thư, không chút tin tức (vì anh là một tình báo). Hai mươi năm sau, anh trở về, chi ôm anh vào lòng, không giấu được nước mặt, chị nói : “Cảm ơn cuộc đời, cuộc đời đã cho chị nhiều lắm!”. Một hình tượng nữa, dù hết sức giản dị song tình cảm vợ chồng cũng được biểu hiện rất sâu sắc - đó chính là hình tượng núi vọng phu.
Nhưng tục ta lại trọng nam khinh nữ. Người vợ trên phải phụng dưỡng cha mẹ, có khi phải nuôi chống; giữa thì giúp chồng lo lắng công kia việc khác, gánh vác giang sơn cho nhà chồng, dưới thì săn sóc nuôi em… trong khi đó nghĩa vụ của người chồng chỉ ở cho đúng đắn, biết yêu vợ, quí trọng vợ. Đối với người phụ nữ, chỉ cần có một người chồng hiểu mình, thương mình, thông cảm cho những nỗi gian truân, vất vả của mình đó đã là một điều vô cùng hạnh phúc. Họ sẵn sàng làm tất cả, hi sinh tất cả để làm tròn bổn phận của mình :
“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
“Thương vợ - Tú Xương).
Đó là những nét đẹp trong quan hệ vợ chồng
5. QUAN HỆ ANH EM, BẠN BÈ, HÀNG XÓM
5.1. Quan hệ anh em
Đi lion với đức hiếu là đức đễ. Đễ là mối quan hệ giữa anh chị em trong một gia đình. Bổn phận của người anh là phải quan tâm, chăm sóc và nhường nhịn đàn em. Ngược lại, người làm em phải hết lòng kính trọng và ngoan ngoãn vâng lời anh chị của mình. Tục ngữ ta vẫn nói “Anh em như chân với tay”, “Môi hở răng lạnh”, “chị ngã, em nâng”, “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”… Ca dao cũng đề cập đến mối quan hệ này.
“Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”.
Hoặc : “Anh em như chân với thay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”…
Và những người làm anh, làm chị chắc sẽ không thể quên được tích “Trầu cau” của dân tộc ta- một tích truyện đầy xúc động về tình anh em, nghĩa vợ chồng gắn bó keo sơn, thuỷ chung muôn đời; hay như câu chuyện “Tình anh em” chẳng hạn, đức đễ đã thật sự được toả sáng. Cha mẹ mất đi để lại cho anh em một mảnh ruộng. Hai anh em làm chung, đến mùa thu hoạch lúa, họ chia làm hai đống đều nhau và để ở ngoài đồng. Đêm đến, người em nghĩ : mình chỉ có một thân một mình, chẳng phải lo lắng cho ai cả, còn anh trai mình đang có cả một gia đình phải lo, mình sẽ khuân bớt đống lúa của mình sang đống của anh, làm thế anh sẽ không biết mà từ chối. Người anh thì lại nghĩ: Ta thì chẳng sao, nhưng em ta chỉ có một thân một mình, vì thế ta sẽ nhường cho em một ít lúa của ta. Sáng hôm sau ra đồng, cả hai anh em đều vô cùng ngạc nhiên khi thấy cả hai đống vẫn rất bằng nhau. Sau một vài đêm như vậy, hai anh em quyết tìm hiểu rõ nguyên nhân và họ đã gặp nhau trong cảnh mỗi người đang ôm những bó lúa của mình sang đống của nhau… Hai anh em họ đã ôm lấy nhau mà khóc…
5.2. Tình bạn bè
Sống ở đời ai cũng cần có bạn. Khổng Tử dạy: Bạn với người nhân từ, trung chính thì học được nết hay, bạn với người gian tà quỷ quyệt thì nhiếm lấy điều dở. Bởi thế cho nên ta phải chọn bạn mà chơi. Bạn hữu chơi với nhau phải lấy điều phải trái hay dở mà khuyên bảo nhau, nhưng việc gì cũng phải giữ cho phải nghĩa thì thôi. Chưa thấy một người nào không có bạn mà thành người được bao giờ.
Bá Nha đã đập hang cây đàn của mình khi Chung Tử Kì - người bạn tri âm - đi sang một thế giới khác. Dương Lễ cũng không hề ngần ngại khi để người vợ thứ ba của mình là Châu Long đi nuôi bạn ăn học. Cụ Nguyễn Khuyến đã khóc cụ Dương Khuê khi cụ mất:
“Ai chả biết chán đời là phải
Vội vàng chi đã mải lên tiên.
Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua không phải không tiền không mua!
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết
Viết đưa ai, ai biết mà đưa ?
Giường kia treo những hững hờ
Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn”…
Tình bạn giúp cho mỗi người thấyđược niềm tin vào cuộc sống.
5.3. Tình làng nghĩa xóm :
Nhân dân ta vẫn nói : “Bán anh em xa mua láng giềng gần”, “Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”… Bởi vậy, mỗi người cần phải sống đúng mực để thắt chặt tình làng nghĩa xóm. Mỗi khi mình có việc cần họ hàng, làng xóm nhiệt tình đến giúp; ngược lại, nếu mọi người cần mình, chúng ta cũng không nên do dự, ngại ngần gì cả. Làm được như vậy, cuộc sống của tất cả chúng ta có ý nghĩa hơn rất nhiều.
Trong truyện Lều Chõng của Ngô Tất Tố, ngày Văn Hạc sắp đi thi, bà con hàng xóm ai cũng đến nhà. Người cho quà, người cho tiền, người khuyên nhủ… ai ai cũng đều vui vẻ với chính sự quan tâm của mình…
Trong làng, gia đình nào đó tổ chức đám cưới cho con cái, mọi người trong xóm đều đến góp mặt choc mừng, chia vui, nếu gia đình nào đó có đám tang, có chuyện buồn, mọi người cũng tự nguyện đến chia buồn, đưa tiễn…
Không ai có thể sống tách ra khỏi xóm làng, bởi vậy, thắt chặt mối quan hệ với hàng xóm láng going là một việc cần thiết.
KẾT LUẬN
Tìm hiểu các mối quan hệ trong Ngũ Luân, chúng ta thấy được những nét đẹp, mực thước trong cách ứng xử giữa con người với con ngươidf trong một phạm vi hẹp là gia đình, và trong một phạm vi rộng hơn là xã hội.
Tuy nhiên, thế giới hiện thực luôn luôn vận động, biến đổi và phát triển; hơn nữa bản thân các quan niệm mà Ngũ Luân đề cập đến không phải là không có những hạn chế, bởi vậy những quan niệm mà nó đưa ra có thể phù hợp với thời kì này, xã hội này song trở nên lạc hậu, bảo thủ trong thời kì khác, xã hội khác là điều không thể tránh khỏi.
Đối với đất nưcớ ta, hiện nay đang ở trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta đang phấn đấu xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, nền văn hoá mới và con người mới. Sự nghiệp đó đòi hỏi những quan hệ giữa người với người trên đất nước chúng ta phải từng bước xã hội hoá theo hướng xã hội chủ nghĩa. Nói xã hội hoá những quan hệ giữa người với người không có nghĩa là tách nghĩa cha con, mẹ con, vợ chồng… trong gia đình và tình bạn ý hợp tâm đầu riêng không còn nữa. Trái lại, trong xã hội xã hội chủ nghĩa, quqn hệ và tình cảm gia đình, quan hệ và tình cảm bạn hữu càng lành mạnh, trong sáng hớn. Cái chính là lợi ích và tình nghĩa riêng (gia đình, bạn hữu) không cao hơn, càng không lấn át lợi ích công cộng và tình cảm gắn bó với xã hội, với tập thể, mà phải phục tùng một cách trung thực lí tưởng và lợi của ích tập thể, của xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Mỹ học đại cương - Nxb ĐHQG HN Đỗ Văn Khang
Mỹ học đại cương - Nxb GD. Lê Văn Dương - Lê Đình Phúc - Lê Hồng Vân.
Nếp sống tình cảm người Việt - Nxb LĐ - 2003.
ảnh hưởng của nho giáo với chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống - Nxb KH-XH 2000
Lịch sử triết học - Nxb Chính trị Quốc gia - Nguyễn Hữu Vui
Cơ sở văn hoá Việt Nam - Nxb Giáo dục - Trần Ngọc Thâm.
Những phạm trù mĩ học cơ bản - Bo - Rép
Đại cương Triết học Trung Hoa
Bàn về đạo Nho
10. Kho tàng ca dao người Việt.
11. Nho giáo Việt Nam và văn hoá Việt Nam trung cận đại.
12. Chuyện hay sử cũ - Quỳnh Cư, Mai Quốc Liên, Văn Phác.
13. Văn hoá giao tiếp, ứng xử. Đinh Viễn Trí - Đông Phương Tri.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mh02.doc