Tiểu luận Biện pháp nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu ở nước ta hiện nay
Trên đây, là toàn bộ những biểu hiện về thực trạng của hàng hoá xuất khẩu của chúng ta những năm gần đây, đó là sự biến động về các mặt hàng chủ lực của chúng ta. Là sự chuyển biến mãnh mẽ hay chậm chạp của nền kinh tế của nước ta. Cũng như những khó khăn và những trở ngại có tác động trực tiếp tới khả năng xuất khẩu hàng hoá của chúng ta. Và qua đó để chúng ta có thể tìm và phân tích nhằm đưa ra những giải pháp và chính sách thật đúng đắn, nhằm mục đích thúc đẩy hơn nữa sự chuyển dịch của nền kinh tế, cũng như công việc xuất khẩu. Đây là việc làm mang ý nghĩa hết sức quan trọng trong điều kiện hiện nay, nó góp phần vào sự thành công hay thất bại trong quan hệ thương mại với các nước trong khu vực cũng như trên toàn thế giới. Và để chúng ta có thể chiếm lĩnh được thị trường, thì điều quan trọng hàng đàu đối với chúng ta đó là nhất thiết phải chú trọng vào quá trình nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu. Đây được xem là một việc làm không thể thiếu, và nếu làm tốt sẽ đem lại hiệu quả hết sức lớn.
11 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1551 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Biện pháp nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên tiểu luận:
Biện pháp nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu ở nước ta hiện nay
A/ phần mở đầu
Trong cơ chế chuyển đổi về đường lối kinh tế, hoạt động ngoại thương của nước ta đã có những bước thay đổi quan trọng và đúng đắn bằng việc mở rộng hợp tác sản xuất và trao đổi hàng hoá với người nước ngoài dựa trên nguyên tắc bình đẳng, các bên cùng có lợi, không xâm phạm vào chủ quyền của nhau . Nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, đối ngoại của nước ta. Mà ở đó hoạt động kinh doanh xuất khẩu là một điển hình. Nó có tác động mạnh mẽ tới quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với thực trạng về hoạt động kinh doanh xuất khẩu hiện nay thì nhà nước ta cần có biện pháp đổi mới nhằm nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết được đi sâu để nghiên cứu.
Bài tiểu luận của em gồm các phần sau:
I/ Thực trạng về hàng xuất khẩu những năm gần đây ở nước ta.
Sự biến động về các mặt hàng xuất khẩu ở nước ta.
Những khó khăn, thách thức gây trở ngại cho việc xuất khẩu ở nước ta.
II/ Biện pháp nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu ở nước ta hiện nay.
Đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu.
Những chính sách và biện pháp của nhà nước ta, nhằm nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu.
B/ Phần nội dung
I/ Thực trạng về hàng xuất khẩu những năm gần đây ở nước ta
Sự biến động về các mặt hàng xuất khẩu ở nước ta.
Nói về thị trường các mặt hàng xuất khẩu ở nước ta, cùng với những thành quả đạt được về sự cải thiện, đổi mới những năm gần đây thật đáng kể . Phải kể đến là GDP được nhân đôi sau 10 năm và sự chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá . Nước ta từ một nền kinh tế hầu như còn khép kín, chỉ có quan hệ với một số ít các nước có nền kinh tế khác . Nhưng cho đến nay, chúng ta đã mở rộng quan hệ thương mại tới hơn 120 nước và các vùng lãnh thổ trên khắp hầu hết các châu lục. Trải qua một chặng đường dài đổi mới ấy, đã mang lại cho nền kinh tế Việt Nam một hình ảnh mới và một vị thế mới, về tầm vóc và về sức vươn lên. Xu hướng đó đã được tập trung nhiều nhất ở sự nâng cao sức cạnh tranh hàng hoá và doanh nghiệp Việt Nam. Tuy còn có sự trồi sụt nhưng với mức tăng trưởng xuất khẩu bình quân gần 20% / năm trong một vài năm gần đây đã chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc của sản phẩm và doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới. Số sản phẩm “ Made in Việt Nam” đã tham gia cạnh tranh và giành được thắng lợi trên thị trường thế giới ngày càng tăng. Và những “May 10”, “Cà phê Trung Nguyên”, “Vinamilk”, “Biti’s”.v.v. Là những minh chứng sinh động . Và một điều cho thấy rằng khả năng chinh phục thế giới trong sản phẩm xuất khẩu, nước ta tăng nhanh tới mức ngày càng có nhiều thương hiệu và sản phẩm Việt Nam bị ăn cắp, chiếm đoạt, làm nhái. Có được kết quả như vậy là nhờ các doanh nghiệp biết dựa vào sức thúc đẩy của đổi mới, tận dụng các lợi thế tiềm tàng, tuy còn ít nhưng rất quý báu , từ một lợi thế của một nền kinh tế xuất phát muộn, biến chứng thành lợi thế cạnh tranh thị trường thật sự. Trong vài năm gần đây, các mặt hàng xuất khẩu đều đạt tốc độ tăng trưởng tương đối cao và đồng đều như nghành công nghiệp dệt may, thuỷ sản chế biến, lúa gạo, cao su, cà phê…
Dưới đây là một vài thông số tỉ lệ kim ngạch xuất khẩu:
Về ngành công nghiệp dệt may tăng 90,8%
Về giày dép tăng 32%
Về thuỷ sản tăng chiếm 29,2%
Về lúa gạo tăng chiếm 43,3%
Về cao su tăng chiếm 67,6%
Về cà phê tăng chiếm 62,6%
Cái gì thì cũng có những mặt ưu và mặt nhược của nó. Trên đây chỉ được coi là một mặt của vấn đề . Một khi đã đặt mình vào cuộc chơi và đối mặt với vấn đề thì đứng ở bất cứ một góc độ nào, bất cứ một phạm vi nào đều không thể phủ nhận một thực tế là sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu ở nước ta nói chung là còn yếu và có nhiều điểm đáng lo ngại . Đó là tình hình ít khả quan ở cấp doanh nghiệp và sản phẩm xuất khẩu. Nếu coi giá thành sản phẩm là chỉ báo năng lực cạnh tranh quan trọng bậc nhất thì bức tranh giá thành của các doanh nghiệp Việt Nam cũng thấy rõ rằng, là không mấy sáng sủa. Điển hình là một số sản phẩm xuất khẩu có vị thế quan trọng hàng đầu đối với triển vọng dài hạn của nền kinh tế nước ta đều có giá thành cao hơn hẳn giá của các đối thủ cạnh tranh ở trong khu vực Đông Nam á tới 20 – 30%. Bên cạnh giá thành cao hơn hẳn, nhiều yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh khác như mẫu mã, chất lượng sản phẩm, khả năng tiếp thị, các dịch vụ sau bán hàng của doanh nghiệp Việt Nam đều thấp hơn các nước trong khu vực và trên thế giới. Sức cạnh tranh của sản phẩm và của doanh nghiệp yếu hay mạnh là kết quả của sự tổ hợp hàng loạt các yếu tố . Nói một cách khái quát có thể coi đó là kết quả của nhóm các yếu tố vĩ mô tạo nên cái gọi là sức cạnh tranh quốc gia. Mà ở đây bao gồm : Các điều kiện tài nguyên lao động, công nghệ quốc gia, môi trường thể chế, các điều kiện hạ tầng kỹ thuật, năng lực chỉ đạo và điều hành của chính phủ….Và cùng với đó là các yếu tố vi mô tạo thành sức cạnh tranh doanh nghiệp. Bao gồm: Tiềm lực tài chính , kĩ thuật năng lực kinh doanh, tiếp thị , chiến lược phát triển công ty. Chỉ với một trong những yếu tố đó đã dẫn đến hậu quả là chi phí tăng, cơ hội kinh doanh dễ bị đánh mất, ảnh hưởng tới sự cạnh tranh của nền kinh tế.
Những khó khăn gây trở ngại đối với việc xuất khẩu ở nước ta.
Cùng với khu vực và trên thế giới, cùng với sự biến động về tài chính, tiền tệ. Trong xuất khẩu chúng ta ở một vài năm gần đây đã gặp phải không ít những khó khăn và không ít những sự trở ngại. Mặc dù nền kinh tế của thế giới đã có những dấu hiệu tăng nhẹ trở lại nhưng không đáng kể. Cùng với đó thì một số mặt hàng sản phẩm xuất khẩu dường như đang là thế mạnh của chúng ta lại không còn được giá như trước nữa. Và một điều tưởng chừng như những mặt hàng chúng ta đã có bấy lâu nay thì nhu cầu của thị trường đã không còn nhiều. Một điều được đánh giá hết sức bất cập, rằng là trong khi mà chúng ta vẫn chưa tìm ra được nguồn hàng mới để thay thế vào đó. Hơn thế nữa là một điều hết sức bất lợi và gây trở ngại rất lớn cho chúng ta. Đó là, hiện nay các nước phát triển đã và đang sử dụng ngày càng nhiều những hàng rào kỹ thuật nhằm ngăn chặn hàng hoá được sản xuất với nguyên liệu và nhân công thấp từ các nước đang phát triển thâm nhập vào thị trường. Và không những thế Việt Nam còn đang phải đương đầu với hạn ngạch (quota), và hàng loạt những vụ kiện vô lý về việc “bán phá giá” hàng thuỷ sản là cá Basa. Trong khi họ không hề nhận được sự trợ cấp nào từ phía Chính phủ . Tuy nhiên với điều kiện khó khăn và gặp phải không ít những trở ngại, nhưng mức tăng trưởng xuất khẩu vẫn giữ được kim ngạch xuất khẩu bằng mức năm trước là một cố gắng vô cùng lớn của chúng ta, trong điều kiện nền kinh tế hiện nay.
Ii/ biện pháp nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu ở nước ta hiện nay.
Đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu.
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, thì việc đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu, sẽ từng bước góp phần nâng cao tỷ trọng xuất khẩu, nhằm đem lại lợi ích vô cùng to lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Trong điều kiện hiện nay, khi mà trong những lĩnh vực xuất khẩu ở nước ta, các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng xuất khẩu rất nhạy cảm với tác động của yếu tố cung – cầu trên thị trường của thế giới. Do vậy, khi nhu cầu thị trường thế giới có biến động và có xu hướng bị chững lại, thì lập tức gây xáo động cho xuất khẩu của doanh nghiệp và gián tiếp tác động đến người sản xuất. Chính vì thế nguồn dự trữ xuất khẩu là yếu tố quan trọng để tạo góp phần tạo nên thế mạnh cho doanh nghiệp xuất khẩu ổn định và chiếm lĩnh được thị trường trên thế giới. Sự đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu ở đây được hiểu: Đó là sự “ nâng cấp”, tạo ra những mặt hàng có năng suất cao cũng như đa dạng về chủng loại và về chất lượng, cũng như sản phẩm có giá thành cao, tốt nhất, có được sự đáp ứng đầy đủ những nhu cầu lớn trên thị trường. Đặc biệt cái quan trọng nhất là cần thiết phải chú ý tới việc đổi mới quản lý chất lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm. Và nhất là trong điều kiện hiện nay, chất lượng được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu, đảm bảo thắng lợi trên thị trường cạnh tranh . Để làm được như vậy, thì cần thiết phải có sự hỗ trợ về các yếu tố như : Vốn đầu tư của nhà nước, công tác đào tạo, quản lý, sử dụng cán bộ theo hướng chính quy và hướng hiện đại hoá. Để qua đó chúng ta tìm ra được cơ chế đổi mới và chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu sản phẩm, nhằm đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Những chính sách và biện pháp của nhà nước ta, nhằm nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu.
Để có thể cạnh tranh được trên thị trường xuất khẩu là một vấn đề hết sức khó khăn và được coi là không đơn giản chút nào. Nhưng để có thể có sức mạnh nhằm cạnh tranh về chất lượng hàng xuất khẩu, thì vấn đề lại khó khăn hơn gấp ngàn lần như thế. Công việc đó đòi hỏi chúng ta phải cố gắng rất nhiều. Và để thực hiện được công việc này trước hết chúng ta cần thiết phải rà soát lại xem các chính sách nào đã thực hiện tốt trong năm ngoái thì năm nay nay cần tiếp tục thực hiện và phát huy cao hơn nữa. Nhất là với những năm tới đây cũng như về lâu dài. Việc xuất khẩu đã trở thành vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy cho nên nhất thiết cần phải giải quyết về việc đổi mới cơ chế quản lý chất lượng hàng xuất khẩu cũng như nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu. Và trong điều kiện hiện nay, khi mà chất lượng được coi là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong các yếu tố để có thể đảm bảo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới. Còn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam để có thể thực hiện được việc nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu, lại có ý nghĩa trên nhiều mặt : Đó là việc bảo đảm khả năng thiết lập ổn định và lâu dài về mối quan hệ thương mại, với các đối tác nước ngoài . Ngoài ra còn tạo lập được cơ sở, để có thể thâm nhập được hàng hoá và sản phẩm của mình vào thị trường nước ngoài. Nhưng để đảm bảo được hiệu quả về chất lượng theo đúng yêu cầu của khách hàng trên thị trường thế giới thì nhất thiết cần phải tổ chức tốt các công tác về kiểm tra chặt chẽ về chất lượng theo đúng những yêu cầu mà khách hàng cần. Đó là việc kiểm tra các nguyên vật liệu được dùng cho việc chế tạo sản phẩm. Làm tốt được công tác đó, là một nền tảng thúc đẩy được sự tạo lập một quan hệ thương mại ổn định và lâu dài với các đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó thì việc đầu tư nhằm đổi mới công nghệ kỹ thuật trong công nghệ sản xuất hàng hoá phục vụ cho xuất khẩu cũng là một việc làm quan trọng không kém. Việc đầu tư đổi mới công nghệ nhằm đồng bộ hoá dây chuyền sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng và năng suất lao động. Và với năng lực thực tế của Việt Nam hiện nay, việc đầu tư không nhất thiết phải lựa chọn những thiết bị hiện đại nhất, mà cần phải phụ thuộc vào khă năng về tài chính. Đó là: Tăng lượng vốn kinh doanh, trước hết là vốn lưu động của doanh nghiệp bằng nhiều nguồn khác nhau. Ngoài ra, cần tạo lập và nâng cao uy tín thương hiệu của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế quốc tế. Một điều quan trọng là: Cần nhất thiết phải chú trọng vào việc thiết kế mẫu mã hàng hoá. Cũng như xác định được bước đi thích hợp trong việc xuất khẩu trực tiếp. Để thực hiện và hoàn thành tốt các công tác và các chính sách đề ra đó, thì công việc đầu tiên là : Chính phủ cần cho phép các doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài được phép kinh doanh. Điều đó sẽ góp phần thực hiện được chính sách đề ra. Tạo đà cho việc nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu ở nước ta nói riêng, cũng như làm nền tảng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước ta nói chung. Điều đó là hết sức quan trọng, trong điều kiện hiện nay.
C/ phần kết luận.
Trên đây, là toàn bộ những biểu hiện về thực trạng của hàng hoá xuất khẩu của chúng ta những năm gần đây, đó là sự biến động về các mặt hàng chủ lực của chúng ta. Là sự chuyển biến mãnh mẽ hay chậm chạp của nền kinh tế của nước ta. Cũng như những khó khăn và những trở ngại có tác động trực tiếp tới khả năng xuất khẩu hàng hoá của chúng ta. Và qua đó để chúng ta có thể tìm và phân tích nhằm đưa ra những giải pháp và chính sách thật đúng đắn, nhằm mục đích thúc đẩy hơn nữa sự chuyển dịch của nền kinh tế, cũng như công việc xuất khẩu. Đây là việc làm mang ý nghĩa hết sức quan trọng trong điều kiện hiện nay, nó góp phần vào sự thành công hay thất bại trong quan hệ thương mại với các nước trong khu vực cũng như trên toàn thế giới. Và để chúng ta có thể chiếm lĩnh được thị trường, thì điều quan trọng hàng đàu đối với chúng ta đó là nhất thiết phải chú trọng vào quá trình nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu. Đây được xem là một việc làm không thể thiếu, và nếu làm tốt sẽ đem lại hiệu quả hết sức lớn.
TàI liệu tham khảo
Thời báo kinh tế 2/2001
Báo Nhân Dân.
Báo diễn đàn doanh nghiệp.
Báo đầu tư và phát triển
Phần mục lục tiểu luận
A/ Phần mở đầu
B/ Phần nội dung
I/ Thực trạng hàng xuất khẩu những năm gần đây ở nước ta.
Sự biến động về các mặt hàng xuất khẩu ở nước ta.
Những khó khăn, thách thức gây trở ngại cho việc xuất khẩu của nước ta.
II/ Biện pháp nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu.
1. Đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu.
2.Các chính sách và biện pháp của nhà nước ta, nhằm nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu.
III/ phần kết luận
Tài liệu tham khảo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29945.doc