Tiểu luận Biện pháp nhằm phát huy hiệu quả phương pháp giám sát từ xa của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng

Để giữ cho hệ thống Ngân hàng hoạt động ổn định, góp phần tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng Nhà nước thường xuyên phải tăng cường các biện pháp quản lí,thanh tra, giám sát đối với các Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng. Một trong những công cụ quan trọng của Ngân hàng Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ trên đây là các tổ chức quản lý và thanh tra của Ngân hàng Nhà nước trong đó phương pháp giám sát từ xa của Ngân hàng Nhà nước có vai trò khá quan trọng. Qua đề tài, chúng ta thấy được tầm quan trọng cũng như vai trò của công tác giám sát từ xa. Nếu không có định hướng và tầm nhìn đúng ngay từ bây giờ thì sẽ khó khăn trong công việc tổ chức cơ cấu hệ thống, trong đào tạo và bố trí cán bộ, trong chuẩn hóa các tiêu chuẩn, trong chính sách đãi ngộ thanh tra viên.

doc17 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1404 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Biện pháp nhằm phát huy hiệu quả phương pháp giám sát từ xa của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Một tài liệu của uỷ ban BALSE đã tổng kết rằng: “Thanh tra ngân hàng muốn có hiệu quả thì rất tốn kém nhưng nếu thanh tra yếu kém thì tốn hơn. Nếu chi cho thanh tra ngân hàng hàng triệu hoặc hàng trăm triệu thì chi cho các vấn đề của hệ thống tài chính gây ra bởi thiếu sự thanh tra giám sát có hiệu quả thì có thể lên tới hàng trăm, hàng triệu”. Qua đây chứng tỏ rằng hoạt động thanh tra giám sát là vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia. Vì vậy em muốn đưa ra đề tài: “Biện pháp nhằm phát huy hiệu quả phương pháp giám sát từ xa của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng”để nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng cuả công tác giám sát từ xa của ngân hàng đối với các tổ chức tín dụng. Đề tài bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Phần I: Lý luận về các chỉ tiêu giám sát từ xa của ngân hàng nhà nước và phương pháp thực hiện các chỉ tiêu giám sát từ xa. Phần II: Giám sát từ xa của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Phần III: Giải pháp và kiến nghị. Với kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình viết đề tài này. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, tháng 10 năm 2003 Phần I: Lý luận về các chỉ tiêu giám sát từ xa của thanh tra Ngân hàng. 1.1. Khái niệm giám sát từ xa. Giám sát từ xa là phương thức thanh tra sử dụng thông tin trên các báo cáo nhằm phân tích, đánh giá thực trạng của các tổ chức tín dụng để đề ra các biện pháp xử lý khi cần thiết. Giám sát từ xa còn được hiểu là phương pháp mà cán bộ thanh tra ngồi tại trụ sở của cơ quan thanh tra tiếp nhận các thông tin báo cáo để phân tích, đánh giá tình hình đơn vị được thanh tra một cách thường xuyên và có hệ thống. Giám sát từ xa là phương thức hoạt động riêng có của thanh tra Ngân hàng. 1.2. Nội dung các chỉ tiêu giám sát theo chuẩn mực chung. Để thực hiện giám sát từ xa, có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá hoạt động của các tổ chức tín dụng nhưng theo các nhà quản trị Ngân hàng trên thế giới cho rằng các chỉ tiêu đó đều xoay quanh năm nội dung cơ bản sau: + Vốn của Ngân hàng ( Capital) + Chất lượng tài sản có (Asset quality) + Khả năng quản lý ( Manegement Ability) + Khả năng sinh lời ( earning) + Khả năng thanh toán ( Liquidity) Năm yếu tố trên gọi tắt là công thức CAMEL. Lý thuyết CAMEL cho rằng: Nội dung trên có vai trò quan trọng quyết định sự thành bại của mỗi ngân hàng. Nếu quản lý tốt năm lĩnh vực đó sẽ giảm thiểu sự đổ vỡ của hệ thống ngân hàng. CAMEL trở thành mục tiêu chung đối với công tác quản lý và kinh doanh ngân hàng. 1.2.1. Giám sát vốn của ngân hàng Với đặc điểm kinh doanh tiền tệ, vốn của ngân hàng là rất quan trọng. Phạm vi kinh doạnh là quy mô kinh doanh của Ngân hàng tuỳ thuộc vào vốn tự có của nó. Vốn tự có hay còn gọi là vốn chủ sở hữu. Mặc dù vốn tự có của Ngân Hàng rất nhỏ so với tổng nguồn nhưng nó là căn cứ để đưa ra quy chế an toàn trong kinh doanh tiền tệ, vốn tự có trở thành nội dung giám sát từ xa của thanh tra Ngân hàng. Vốn tự có của Ngân hàng gồm vốn điều lệ, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dữ trữ đặc biệt để đề phòng rủi ro, lợi nhuận chưa chia, giá trị tài sản tăng thêm do định giá tài sản cố định. Giám sát vốn là kiểm tra vốn thực có so với vốn đăng kí ghi trong giấy phép khi thành lập với vốn pháp định không? các chỉ tiêu an toàn và hiệu quả sử dụng: Giới hạn sử dụng vốn tự có để mua sắm tài sản cố định, tỷ lệ đầu tư mua cổ phần hoặc góp vốn liên doanh so với vốn tự có, tỷ lệ cho vay các đối tượng ưu đãi so với vốn tự có, tỷ lệ cho vay tối đa một khách hàng so với vốn tự có... VTC Ví dụ: hệ thống an toàn vốn = TSC có rủi ro quy đổi Hệ số an toàn vốn còn gọi là hệ số COOKE là thước đo độ bền của mỗi Ngân hàng. Theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ an toàn vốn phải đạt 8% trở lên. Tài sản nội , ngoại bảng đang được chuyển đổi theo hệ thống RRo 1.2.2. Giám sát chất lượng tài sản có Nói lên sự bền vững về mặt tài chính , khả năng sinh lời, năng lực quản lí và hầu hết rủi ro trong kinh doanh tiền tệ đều tập trung tài sản có. Trong đó tài sản sinh lời là nội dung quan trọng quyết định sự thành bại của Ngân hàng. Vì vậy thanh tra phải tập trung phân tích, giám sát tài sản có là tập trung phân tích đánh gia các nhóm tài sản có, từng loại cho vay, dich vụ theo một chuẩn mực nhất định. Sau đó tổng hợp các chỉ tiêu để đưa ra đánh giá về chất lưọng tài sản có. Đưa ra các chỉ tiêu giám sát: Sử dụng các tỷ lệ - Nợ quá hạn so với tổng bình quân - Nợ không có khả năng thu hồi so với tổng dư nợ bình quân - Nợ không có khả năng thu hồi so với dự phòng tổn thất 1.2.3. Giám sát khả năng quản lý Khả năng quản lí Ngân hàng tốt có thể biến đổi một Ngân hàng yếu kém có thể trở thành Ngân hàng khá và ngược lại. Nguồn lực quản lí là yếu tố con người, tổ chức và chính sách , được quy tụ lại ở năng lực quản lí của ban Giám đốc điều hành và biểu hiện chấp nhận quản lí và hiệu quả kinh doanh. Các chỉ tiêu đánh giá: Sách lược kinh doanh Kế hoạch triển khai công việc Phương pháp quản lí nghiệp vụ Vi phạm quy chế an toàn Xu thế tăng giảm nợ khó đòi Xu thế tăng gỉam nợ lợi nhuận Sự tổn định khả năng thanh toán 1.2.4. Quan sát khả năng sinh lời Hoạt động kinh doanh có lãi mới tạo được sinh lực cho Ngân hàng tồn tại và phát trển. Khả năng sinh lời và kết quả tài chính là thể hiện kết quả cụ thể trong kinh doanh của Ngân hàng. Trong cơ chế thị trường, Ngân hàng chỉ có thể tồn tại và phát triển khi kinh doanh có lãi. Các chỉ tiêu đánh gia khả năng sinh lời - Tổng chi phí trên tổng thu nhập - Lợi nhuận sau thuế trên vốn tự có - Tài sản có sinh lời trên tổng tài sản có - Thu nhập trên tổng tài sản có - So sánh số tuyệt đối nắm nay trên năm trước - Chi phí vốn huy động... - .......... 1.2.5. Giám sát khả năng thanh toán Khả năng thanh toán là một nội dung quan trọng để đánh giá hoạt động của các Ngân hàng. Khà năng thanh toán được đánh giá theo các nội dung khác nhau. Duy trì khả năng thanh toán là một yếu tố quan trọng trong hoạt động Ngân hàng. Kinh nghiệm nhiều năm cho thấy một Ngân hàng có chất lượng tài sản lành mạnh song có sai sót về khả nằng thanh toán, không đáp ứng nhu cầu tiền gửi cho khách hàng đẫn đến mất tín nhiệm Và có thể đưa đến rủi ro phá sản. Các chỉ tiêu phá sản. Tài sản có động trên chỉ tiêu dễ biến động Tài sản có động trên chỉ tiêu dễ biến động 1.3. ý nghĩa việc thực hiện các chỉ tiêu giám sát từ xa Với nội dung giám sát của Ngân hàng sẽ thấy được: - Tính hợp lí, chưa hợp lí về cơ cấu nguồn vốn và sử dụng - Tỷ trọng nội tệ, ngoại tệ - Tỷ trọng giữa vốn ngắn hạn, dài hạn - Tính thích hợp giữa tài sản có sinh lời và không sinh lời - Tình hình lỗ lãi Qua số liệu đó phát hiện tình hình diễn biến không bình thường như: Số dư tiền gửi giảm liên tục, nợ quá hạn tăng quá mức báo động, tài sản có động không đảm bảo khả năng chi trả, tài sản nợ tài sản có khác tăng đột xuất, chi phí tăng có xu hướng dẫn đến lỗ,... Từ đó biện pháp xử lí kịp thời. Đồng thời qua số liệu này ta có thể tính một phần các chỉ số tài chính trong phân tích và xếp loaị tổ chức tín dụng. Với nội dung giám sát chất lượng tài sản có sẽ thấy được tình hình tăng giảm nợ quá hạn , nợ không có khả năng thu hồi ... Nếu tổn thất tín dụng sẽ bị lỗ, vốn của Ngân hàng bị giảm, năng lực quản lí bị đánh giá kém và khả năng thanh toán sẽ gặp khó khăn. Với nội dung giám sát khả năng quản lý sẽ thấy được xu thế Quản lí trong tương lai của Ngân hàng. Khả năng quản lí phản ánh sự thành cồng hoặc thất bại của ban giám đốc Ngân hàng. Với nội dung giám sát khả năng thanh toán sẽ giúp Ngân hàng thoát khỏi tình trạng mất khả năng thanh khoản. Theo em đây là một nội dung rất quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến tâm lí của khách hàng. Các khoản tiền gửi của khách hàng dường như lúc nào cũng có khả năng phải hoàn trả, trong khi đó tài sản cho vay là khoản không nhượng bán được ngay ở thị trường. Các Ngân hàng chịu áp lực cao và phải tạo khả năng đảm bảo chi trả cho mình. Nếu những người gửi tiền rút tiền trước thời hạn buộc Ngân hang phải đi vay tái chiết khấu hoặc thức hiện các biện pháp tạo nguồn khác, do đó phải tạo tỷ lệ cao hơn đáng kể, điều này ảnh hưởng rất lớn đến tình hình lợi nhuận cũng như rủi ro của Ngân hàng. Khi thực hiện các chỉ tiêu giám sát nói trên tức Ngân hàng Nhà nước đã bảo vệ lợi ích cũng như sự tồn tại của tổ chức tín dụng. Khách hàng là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của Ngân hàng. Một khi niềm tin của khách hàng không còn thì coi như Ngân hàng đó bị sụp đổ. Ví dụ người gửi tiền nhận được thông tin rằng Ngân hàng A nào đó sắp bị phá sản, họ coi rủi ro của một Ngân hàng là rủi ro của toàn hệ thống. Vì vầy họ kéo nhau đi rút tiền. Như vậy vô hình dung do hạn chế thông tin mà đã dẫn đến sự sụp đổ dây chuyền của cả hệ thống Ngân hàng. Như vậy nếu giám sát từ xa thì các thông tin sẽ được công khai hoá một cách thường xuyên, cụ thể, chính xác, tạo lòng tin đối với khách hàng. Đồng thời với công tác giám sát từ xa Ngân hàng Nhà nước, có thể kiểm soát việc chấp hành các chỉ tiêu an toàn của các tổ chức tín dụng. Việc thực hiện nghiêm túc pháp lệnh và các quy chế Ngân hàng, việc kinh doanh có hiệu quả hay không? Giám sát từ xa nắm thông tin nhanh để có biện pháp phòng ngừa kịp thời nhằm đảm bảo an toàn hoạt động an của các Ngân hàng thương mại và giữ uy tín với người gửi tiền. Phần II: Giám sát từ xa của Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2.1. Nội dung các chỉ tiêu giám sát Nội dung giám sát từ xa được Ngân hàng nhà nước Việt Nam được thực hiện theo quyết định số 398/ 1999/ QĐ- NHNN3 ngày 09 tháng11 năm 1999 và quy chế giám sát từ xa đối với các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam số 1525/CV-Ttr1 ngày 22 tháng 12 năm 1999 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước. Bao gồm những vấn đề chính sau: - Đánh giá diễn biến tài sản nợ và tài sản có - Đánh giá chất lượng hoạt động cấp tín dụng - Đánh giá cơ cấu, diễn biến các khoản mục thu chi - Đánh giá việc thực hiện các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng - Đánh giá khả năng chi trả - Đánh giá một số chỉ số tài chính chủ yếu 2.1.1. Đánh giá diễn biến tài sản nợ và tài sản có Các chỉ tiêu đánh giá - Khối lượng vốn không kỳ hạn và ngắn hạn so với tổng nguồn. Nếu khối lượng vốn này chiếm tỷ trọng lớn cũng là vấn đề cần quan tâm. - Kiểm tra giới hạn vốn ngắn hạn dủng để cho vay trung, dài hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Tổ chức tín dụng cho vay trung, dài hạn quá nhiều so với vốn trung dài hạn thì có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán hoặc có khó khăn về cân đối vốn. Ngược lại nếu vốn trung, dài hạn nhiều nhưng cho vay ít thì tổ chức tín dụng này sẽ phải chịu một khoản chi phí lớn hơn khoản thu được khi sử dụng nguồn vốn đó. Theo điều 20 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng ban hành ngày 25 tháng 8 năm 1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định. Tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn đối với tổ chức tín dụng như sau: Tổ chức tín dụng Nhà nước 25% Tổ chức tín dụng liên doanh 25% Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài 25% Tổ chức tín dụng phi Ngân hàng 100% vốn nước ngoài: 25% Tổ chức tín dụng cổ phần nhà nước và nhân dân 20% Tổ chức tín dụng hợp tác 10% - Tỷ lệ vốn Ngân hàng trên tài sản có rủi ro quy đổi lớn hơn hoặc bằng 8% - Giám sát đối với các khoản bảo lãnh lớn - Giám sát dư nợ tín dụng lớn đối với khách hàng 2.1.2. Đánh giá chất lượng hoạt động cấp tín dụng Các chỉ tiêu đánh giá: - Nợ quá hạn so với tổng dư nợ cho vay cho thuê nhỏ hơn 5% - Nợ quá hạn đến 180 ngày so với tổng dư nợ cho vay cho thuê nhỏ hơn 2% - Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày so với tổng dư nợ cho vay cho thuê nhỏ hơn 1% - Nợ chờ xử lý so với tổng dư nợ cho vay cho thuê - Nợ quá hạn khó đòi so với dự phòng khó đòi trên 100% Theo điều 25 pháp lệnh Ngân hàng có các chỉ tiêu : - Dư nợ cho vay một khách hàng so với 1 khách hàng nhỏ hơn hoặc bằng 10% - Dư nợ cho vay 10 khách hàng lớn nhất so với tổng dư nợ nhỏ hơn hoặc bằng 30% 2.1.3. Đánh giá cơ cấu, diễn biến các khoản mục thu chi Các chỉ tiêu đánh giá: Sử dụng các tỷ lệ - Thu nhập so với mức độ sử dụng vốn - Chi phí so với huy động vốn - Tổng chi phí so với tổng thu nhập bằng 70% đến 85% - Lợi nhuận sau thuế so với vốn của Ngân hàng lớn hơn lãi suất tiền gửi - Tài sản có sinh lời so với tổng tài sản có bằng 70% đến 80% - Lợi nhuận ròng trước thuế trên tổng tài sản có - Thu nhập lãi ròng so với bình quân tài sản có sinh lời - Lợi nhuận ròng trước thuế so với vốn chủ sở hữu - Lợi nhuận ròng trước thuế so với vốn cổ phần - Dự phòng phải thu khó đòi thực tế so với số phải dự phòng 2.1.4. Đánh giá việc thực hiện quy định về các tỷ lệ để đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng Các chỉ tiêu đánh giá: Sử dụng các tỷ lệ - Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bằng vốn tự có so với tài sản có rủi ro quy đổi lớn hơn hoặc bằng 8% - Góp vốn mua cổ phần doanh nghiệp so với vốn tự có - Mua sắm tài sản cố định so với vốn tự có - Cho vay tối đa một khách hàng so với vốn tự có - Vốn thực có so với vốn đăng ký - Dự phòng rủi ro thực tế so với dự phòng phải thực hiện - Cho vay đối tượng ưu đãi so với vốn tự có 2.1.5. Đánh giá khả năng chi trả Các chỉ tiêu đánh giá: Sử dụng các tỷ lệ - Tài sản có thể thanh toán ngay so với tài sản có phải thanh toán ngay lớn hơn hoặc bằng 1 - Dự trữ bắt buộc so với vốn huy động (Tỷ lệ dự trữ bắt buộc) - Cân đối giữa vốn và sử dụng vốn - Tăng tài sản có so với tăng vốn huy động - Tài sản có động so với tổng nguồn vốn huy động ngắn hạn nhỏ hơn hoặc bằng15% 2.1.6. Đánh giá một số chỉ số tài chính chủ yếu của tổ chức tín dụng Các chỉ tiêu đánh giá được quy định ở biểu số 06: - Chỉ số về vốn tự có - Chỉ số dự phòng rủi ro trong mọi hoạt động cấp tín dụng - Chỉ số thu, chi, lỗ, lãi - Báo cáo tài chính - Số liệu tài khoản... 2.2. Phương thức giám sát 2.2.1. Đặc trưng của giám sát từ xa Giám sát từ xa được thực hiện tại trụ sở của cơ quan giám sát, dựa trên các nguồn thông tin từ chế độ thông tin báo cáo. Giám sát từ xa được thực hiện dựa trên cơ sở công thức CAMEL. Giám sát từ xa kết hợp với thanh tra tại chỗ để chỉ ra những lĩnh vực, những đơn vị cần thanh tra 2.2.2. Phương pháp ( quy trình ) giám sát từ xa Theo điều 2 khoản 5 của “ Quy chế giám sát từ xa đối với các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam “ Quy định thanh tra chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố có trách nhiệm báo cáo về thanh tra Ngân hàng Nhà nước kết quả giám sát và phân tích các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Hiện nay thanh tra Ngân hàng Nhà nước đang ứng dụng công nghệ tin học vào lĩnh vực giám sát từ xa đối với Ngân hàng thương mại theo từng tháng. Hàng tháng thanh tra Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố gửi báo cáo qua đường truyền tin chung của Ngân hàng Nhà nước với đầy đủ các nội dung đã trình bày ở 2.1. Thời gian gửi báo cáo chậm nhất là ngày 12 của tháng. Sau khi sử dụng số liệu, thanh tra đánh gia chất lượng hoạt động của Ngân hàng thương mại, tìm ra cái đúng, cái sai và tìm ra phương diện để xử lí: - Về nghiệp vụ: Thực hiện đúng hoặc sai? Trình độ năng lực của cán bộ nhgư thế nào? - Về con người: những người thi hành có vi phạm, lợi dụng những chức năng, chức vụ để làm trái với quy định không? - Về bộ máy tổ chức: Điều hành đã nhịp nhàng hay chưa? Cơ cấu tổ chức có hợp lí không? Tiến hành phân tích, chấm điểm cho tổ chức tín dụng giữa trên mẫu biểu, thang điểm cụ thể. nếu tổ chứ tín dụng vi phạm thì thanh tra phải đưa ra giải pháp yêu cầu các tổ chức tín dụng đó thực hiện. Giải pháp phải đảm bảo giải quyết thoả đáng, hợp lí. Đưa ra thời gian khắc phục cụ thể. Các Ngân hàng vi phạm phải báo cáo thường xuyên tình trạng khắc phục khuyết điểm của mình. Nếu tổ chức tín dụng trong tình trạng kiểm soát đặc biệt thì phải có thanh tra riêng chuyên theo dõi. Giám sát từ xa kết hợp với thanh tra tại chỗ để đưa ra những lĩnh vực, những Ngân hàng cần thanh tra. 2.2.3. Những tồn tại của thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay Giám sát từ xa là phương thức thanh tra có nhiều ưu điểm như: Xử lí được khối lượng công việc lớn, làm được thường xuyên, cần ít nhân lực, ít tốn kém... Tuy nhiên nó còn những nhược điểm chung như: Không tìm rõ được nguyên nhân vi phạm để đưa ra những giải pháp cụ thể, nếu số liệu không chính xác thì không phản ánh được thực trạng của Ngân hàng. - Cụ thể: ở Việt Nam hiện nay thanh tra Ngân hàng Nhà nước còn một số tồn tại sau; - Công nghệ Ngân hàng chưa được đổi mới đồng đều trên các địa bàn cả nước. - Đề cương thanh tra có nhiều nội dung, nhiều lĩnh vực được triển khai chung cho các loại hình Ngân hàng thương mại. - Đến nay Ngân hàng nhà nước chưa ban hành được quy chế thống nhất quy định cụ thể quy trình nghiệp vụ trong công tác thanh tra. - Việc gửi báo cáo của thanh tra Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố còn chậm số liệu chưa được chính xác. Phần III: giải pháp và kiến nghị 3.1. Điều kiện để thực hiện tốt công tác giám sát từ xa - Thông tin, dữ liệu, số liệu sử dụng để tính toán và đánh giá phải chính xác - Chuẩn mực để đánh giá xếp loại phải cụ thể - Công nghệ cung cấp và thu nhập thông tin cần nâng cao - Có khả năng phân tích bảng cân đối kế toán và chỉ tiêu thống kê đúng kỳ 3.2. Đề xuất 3.2.1. Hoàn thiên quy chế quy định về giám sát từ xa Đến nay Ngân hàng Nhà nước chưa ban hành quy chế quy định cụ thể trong công tác thanh tra. Do đó Ngân hàng Nhà nước cần sớm ban hành một quy chế cụ thể dược chuẩn hoá thành văn bản, quy trình, thủ tục để công tác thanh tra ngày càng được nâng cao Do thanh tra hoạt động của các Ngân hàng thương mại có qua nhiều lĩnh vực, nhiều nội dung nên đề nghị Ngân hàng Nhà nước cần chọn điểm, diện thanh tra cụ thể. Trước các đợt thanh tra, cần tổ chức các lớp tập huấn về kĩ thuật nghiệp vụ thanh tra chuyên sâu theo từng lĩnh vực càn thanh tra. Cần bổ sung các chỉ tiêu giám sát, sửa đổi hệ thống kế toán, chế độ hoạch toán và thực hiện kiểm toán cho phù hợp với thông lệ chung. 3.2.2. Nâng cao công nghệ Ngân hàng - Sửa đổi chế độ thông tin baó cáo và quy trình truyền tin và để đảm bảo nhanh chính xác. - Khai thác triệt để của hệ thống máy tính nối mạng 3.2.3. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ - Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn để có thể tiếp cận và khai thác công nghệ Ngân hàng hiện đại. - ý thức về chuyên ngành, nghề nghiệp của mình.Đó là một ngành có chỗ đứng trong tương lai . - Tổ chức học tập sâu rộng nghi định 20/ 2000- NĐ-CP ngày 15 tháng 06 năm 2000 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động Ngân hành. 3.3 Kiến nghị với vấp ngành liên quan - Đảng, Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến công tác thanh tra của Ngân hàng Trung ương, tạo điều kiện cho thanh tra Ngân hàng trở thành một nghề trong xã hội. Vì hoạt động thanh tra rất tốn kém nên công tác thanh tra rất cần sự hậu thuẫn về mặt tài chính của Bộ tài chính. Kết luận Trước yêu cầu của sự hình thành và sự phát triển các thành phần kinh tế và thị trường vốn ở nước ta, trong đó Ngân hàng là một khâu trọng yếu, là một ngành quản lí và kinh doanh có tính đặc thù là bước đi tất yếu của cơ chế thị trường. Để giữ cho hệ thống Ngân hàng hoạt động ổn định, góp phần tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng Nhà nước thường xuyên phải tăng cường các biện pháp quản lí,thanh tra, giám sát đối với các Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng. Một trong những công cụ quan trọng của Ngân hàng Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ trên đây là các tổ chức quản lý và thanh tra của Ngân hàng Nhà nước trong đó phương pháp giám sát từ xa của Ngân hàng Nhà nước có vai trò khá quan trọng. Qua đề tài, chúng ta thấy được tầm quan trọng cũng như vai trò của công tác giám sát từ xa. Nếu không có định hướng và tầm nhìn đúng ngay từ bây giờ thì sẽ khó khăn trong công việc tổ chức cơ cấu hệ thống, trong đào tạo và bố trí cán bộ, trong chuẩn hóa các tiêu chuẩn, trong chính sách đãi ngộ thanh tra viên... Vì vậy, cần xác định đúng hướng và tầm nhìn cho sự phát triển của hệ thống thanh tra Ngân hàng, góp phần cho hoạt động Ngân hàng ổn định, an toàn và hiệu quả, cho sự phát triển và toàn bộ nền kinh tế nước nhà. Em xin chân thành cảm ơn cô đã tận tình giúp đỡ em hoàn thiện đề tài này. Tài liệu tham khảo Tài liệu giảng dạy môn Ngân hàng trung ương – Học viện ngân hàng. Đề tài nghiên cứu khoa học số 20: Giám sát từ xa và xếp loại các tổ chức tín dụng theo Camel – Nguyễn mạnh tôn. Đề tài nghiên cứu khoa học số 21 hoạt động giám sát và thanh tra đối với các tổ chức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong cơ chế thị trường – Nguyễn Đình Tự. Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thanh tra của Ngân hàng Nhà nước trong cơ chế thị trường ở Việt Nam – Trịnh Bá Tửu. Tạp trí ngân hàng số 19 / 98, 11/2000, 2/2001, 5/2001, 9/2001, 7/2001. Quyết định số 398 / 1999 – QĐ - Cp ngày 01 tháng 11 năm 1999. Quy chế giám sát từ xa đối với các tổ chức tín dụng số 1525 / CV ngày 22 /12 /1999. Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35462.doc
Tài liệu liên quan