Tiểu luận Bức tranh thiên nhiên trong thơ của Xecgây Êxênin
I. PHẦN MỞ ĐẦU 2
Xecgây Êxênin (1989- 1925) là một nhà thơ trữ tình kiệt xuất của nên văn học Nga và thế giới. Thơ ông lấp lánh những sắc màu kì diệu của thiên nhiên Nga và âm vang sâu lắng những cảm xúc tinh tế, dịu dàng, thân thiết. Thiên nhiên kì diệu và những tâm hồn thi nhân trăn trở được nhiều nhà thơ thể hiện trong những tác phẩm nổi tiếng, nhưng phải đợi đến Êxênin sự suy nghĩ trên mới thực sự thể hiện trong những áng thơ tuyệt vời và bất tử. A Blok đã không sai khi nhận xét Êxênin là “nhà thơ của thiên nhiên”. Quả thật, Êxênin là vị chúa tể của làng quê, của thiên nhiên Nga. Thiên nhiên trong thơ ông vừa giản dị vừa gần gũi, vừa sinh đông nhưng cũng mang đậm chất triết lý sâu sắc.a
II. PHẨN KHAI TRIỂN. 3
1. Thiên nhiên - bức tranh thuốc nước. 3
2. Màu sắc thiên nhiên. 7
III. PHẦN KẾT THÚC: 7
TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3085 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Bức tranh thiên nhiên trong thơ của Xecgây Êxênin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
TIỂU LUẬN
Đề tài: Bức tranh thiên nhiên trong thơ của Xecgây Êxênin
Giảng viên : PGS.TS Phạm Gia Lâm
Sinh viên thực hiện : Phan Thị Bích Thảo
Lớp : K50 Văn học
Hà Nội -2007
PHẦN MỞ ĐẦU
Xecgây Êxênin (1989- 1925) là một nhà thơ trữ tình kiệt xuất của nên văn học Nga và thế giới. Thơ ông lấp lánh những sắc màu kì diệu của thiên nhiên Nga và âm vang sâu lắng những cảm xúc tinh tế, dịu dàng, thân thiết. Thiên nhiên kì diệu và những tâm hồn thi nhân trăn trở được nhiều nhà thơ thể hiện trong những tác phẩm nổi tiếng, nhưng phải đợi đến Êxênin sự suy nghĩ trên mới thực sự thể hiện trong những áng thơ tuyệt vời và bất tử. A Blok đã không sai khi nhận xét Êxênin là “nhà thơ của thiên nhiên”. Quả thật, Êxênin là vị chúa tể của làng quê, của thiên nhiên Nga. Thiên nhiên trong thơ ông vừa giản dị vừa gần gũi, vừa sinh đông nhưng cũng mang đậm chất triết lý sâu sắc.
II. PHẨN KHAI TRIỂN.
1. Thiên nhiên - bức tranh thuốc nước.
Nhắc đến Êxênin là nhắc đến thiên nhiên Nga. Có nhiều nhà văn nhà thơ Nga đã dành cả đời mình cho thiên nhiên Nga, nhưng Êxênin có tài kì lạ trong việc vẽ phong cảnh bằng những câu thơ giản dị. Bức tranh thiên nhiên trong thơ ông là những bức tranh thuốc nước, mầu sắc thật hài hòa nhưng không vì thế mà thiếu đi những ấn tượng độc đáo.
Hình ảnh mà ta dễ nhớ nhất là hình ảnh cây cỏ. Cây cỏ trong thơ Êxênin lúc nào cũng ánh lên vẻ đẹp kì diệu, lúc nào cũng phát sáng lung linh.
- Muôn chồi non ngậm tuyết.
Chĩa bạc lên nền trời.
Cây cỏ trong thơ Êxênin mang một vẻ đẹp kì lạ, ánh sáng từ cây cỏ dường như là sự phản chiếu từ đôi mắt thăm thẳm của thi sĩ:
Còn bình minh chậm rãi
Đi vòng theo chung quanh
Với muôn vàng bạc mới
Rắc êm lên lá vành.
Có người nhận xét rằng Êxênin có đôi mắt cháy rực một ánh lửa buồn rườu rượu. Nhờ vậy nó đã khiến cho thiên nhiên phát sáng lung linh chung quanh nhà thơ:
- Trên gò đất, cây bạch dương, cây bạch đương
Trong trắng sáng lên như thanh bạc.
- Bên cửa sổ một ánh trăng. Bên cửa sổ một ngọn gió
Thổi vào cây bạch đương - cây nến, cây bạc của tôi…
Tài quan sát từ đôi mắt có lửa của Êxênin quả là độc đáo, nó không lẫn với một ai khác. Có cây trang thơ ông dường như mang một vẻ đẹp rất riêng: vừa gần gũi thân quen vừa lộng lẫy choáng ngợp. Sự độc đáo đó đôi khi làm người đọc cũng phải sửng sốt:
… Ở xa kia về phía dòng sông
Như một giải nẹp viền lông thú
Và đây là những đống cỏ trên cánh đồng bên sông lúc hoàng hôn xuống.
Màu hung, những đống cỏ
Trông giống bao nhà thờ.
Tài quan sát của Êxênin thật lạ, thật tinh vi. Tất cả cây cỏ đều được tác giả quan sát dưới một lăng kính tràn đây sắc màu. Dường như cây cỏ trong thơ Êxênin lúc nào cũng ánh lên vẻ đẹp huyền diệu, lúc nào cũng phát sáng lung linh.
Không gian trong thơ Êxênin là không gian rực rỡ sắc màu. Sắc màu của không gian trước hết là màu sắc của mặt trời.
Hoàng hôn như một quyển kinh thánh đỏ
Đang cầu nguyện những tin lành.
Nhà thơ rất ít tả trực tiếp mặt trời, không phải vì mặt trời quá chói mà vì nhà thơ biết cái đáng quan tâm nhất của mặt trời là cái gì và đó chính là ánh sáng. Trong vô vàn ánh sáng đó, Êxênin đặc biệt quan tâm đến bình minh và hoàng hôn. Nói đến bình minh và hoàng hôn cũng chính là nói đến mặt trời. Thi sĩ đã đi trong ánh “bình minh cháy đỏ mặt hồ” và thấy:
Bên đường muôn đốm nắng bay
Và tôi ngập giữa mê say sắc màu
Tôi hôn bông nắng đỏ au
Ngất ngây xin giữ mai sau cho mình.
Đối với với Êxênin, bình minh là biểu tượng cho tương lai tươi sáng:
Trong mơ, bình minh đỏ
Rước lễ bên suối trong.
Trong không gian sắc màu đó, ánh sáng của mặt trời ấy góp công cùng thi sĩ tô điểm màu sắc cho bức tranh thiên nhiên càng tuyệt diệu thêm. Trên nền gam màu sáng đỏ, Êxênin lại tô vẽ, điểm xuyết vào đó những ngọn gió, làn mây:
Mây phồng xốp bọt vàng
Cuộn tròn trên rừng vắng.
Còn gió thì:
Gió thổi nhẹ đường cầu vồng vàng rực
Dưới những làn mây xốp đồng quê.
Mây, gió, nắng dường như lồng quyện vào nhau. Ở đó ta thấy một tâm hồn thi sĩ đang thổi hơi vào cho chúng, đang quan sát chúng bằng chính hơi thở của mình. tất cả đều có một vẻ đẹp lạ lùng.
Bức tranh thiên nhiên đang được Êxênin tô vẽ, với sắc màu sáng nóng, với không gian thoáng đãng. Trong không gian thiên nhiên này, trăng dường như được Êxênin miêu tả với xúc cảm thần kì nhất. Thơ cổ kim đông tây đã mang đến cho con người biết bao vầng trăng kì diệu rồi, vậy mà vầng trăng tuyệt đẹp này của đồng quê tưởng khó mà gặp được nếu không có thi sĩ Êxênin trên đời này.
Trắng như quả lắc bằng vàng
Nhịp thời gian đổ mơ màng mưa êm.
Ta có thể bắt gặp trăng rất nhiều lần trong thơ Êxênin, vầng trăng nào cũng lạ, ánh trăng nào cũng lạ:
Và vầng trăng vằng vặc.
Rắc bạc khắp muôn nơi.
Ánh trăng dường như luôn ám ảnh thi sĩ, hầu hết các bài thơ của ông đều nhắc đến trăng. Ánh trăng trong thơ ông luôn tràn trề ánh sáng, ánh trăng đó trong suốt như pha lê không vương một chút bụi nào. Trăng trong thơ Êxênin lúc nào cũng tạo ra một khung cảnh thần tiên:
Ánh trăng vàng quyến rũ
Tràn ngập mái nhà tôi
Trăng là thứ ánh sáng êm dịu, mầu nhiệm phủ ban đêm tối với ánh sáng chói chang bỏng rát của mặt trời. Trăng là ánh sáng, là “Những dây cương vàng chói”:
Và ánh trăng đã buông
Những dây cương vàng chói
Trăng trong thơ Êxênin hầu hết đều mang màu vàng, màu bạc. Đó là thứ màu sắc trong suốt, màu của tin yêu, màu của hạnh phúc. Đó là màu sắc của tâm hồn, là ánh sáng tư tưởng. Cho đến cuối cuộc đời, vầng trăng vẫn ám ảnh thi sĩ, mặc dù khi ấy, vầng trăng đối với nhà thơ không còn tươi đẹp như xưa nữa, mà day dứt một nỗi buồn ảm đạm.
Đồng nội tuyết, một mặt trăng màu trắng.
Mặt trăng buồn đến lạnh người - mặt trăng màu trắng nhưng đó vẫn là cái nỗi buồn - nỗi buồn Êxênin.
Thiên nhiên trong thơ Êxênin vừa là bản tình ca tuyệt diệu vừa là bức tranh thiên nhiên tươi màu. Thiên nhiên trong thơ ông là thiên nhiên của lòng người hòa nhập. Thiên nhiên thở bằng hơi thở Êxênin, sống bằng sức sống của Êxênin, cảm và nghĩ cũng bằng trái tim thi sĩ. Và thi sĩ dường như là người tình của thiên nhiên và xem thiên nhiên là đối tượng gần gũi như con người. Xét đặc sắc trong thơ Êxênin đó chính là: sự tả cảnh trong thơ ông bao giờ cũng chuẩn bị cho lòng người. Nói cách khác, thiên nhiên làm nền để cho lòng người hiện lên. Bài thơ “Đã chiều rồi” viết năm 15 tuổi, khi Êxênin đứng “ngả đầu vào dương liễu bên đường” nhìn ra cánh đồng làng là một bài thơ giàu tâm trạng:
Ở xa kia về phía dòng sông
Như một giải nẹp viền lông thú
Có già gác đồng buồn ngủ
Gõ triền miên vào chiếc mõ đã già.
(Đã chiều rồi)
Ở một bài khác, một bài gần như là toàn tả cảnh vậy mà kết thúc bài thơ, một hồn người bỗng hiện lên, choáng ngợp cảm xúc:
Anh cầu mong thầm lặng
Cho số phận của em!
Người ta say mê thiên nhiên trong thơ Êxênin là bởi vậy. Tấm lòng nhà thơ luôn được ký thác vào thơ một cách đắm đuối nhất. Thiên nhiên trong thơ Êxênin là một thiên nhiên tuyệt với, duyên dáng, nó chứa đựng một tâm hồn cao đẹp:
Cây rung lên khe khẽ
Anh đã yên tiếng động buồn, có lẽ
Trước mùa thu.
Đấy Êxênin đã trò chuyện với cây dương - với thiên nhiên như vậy đấy, như trò chuyện với người tình say đắm của mình.
Và, hết khiêm nhường, ta trở nên đần độn ngu si
Ôm thân trắng, bạch dương, ngỡ người vợ lạ…
Ngay trong bài “Thư gửi mẹ” Êxênin đã so sánh hình ảnh người mẹ trong những biểu hiện: một mảnh vườn xuân nở đầy hoa trắng, một căn nhà thấp bé bằng gỗ thông.
2. Màu sắc thiên nhiên.
Thiên nhiên trong thơ Êxênin thật đẹp, thật lạ lùng. Vai trò của màu sắc trong thơ ông cũng đóng một vai trò quan trọng. Nó tạo cho thơ ông một màu sắc rất riêng, rất đặc trưng. Đúng như K Đêlinxki nhận xét: “Dường như Êxênin đã đưa vào đối tượng phản ánh quang phổ chói sáng của những sắc màu mạnh mẽ và thuần khiết nhất”. Thiên nhiên trong thơ Êxênin hiện lên với những màu quen thuộc: màu vàng rực của hoàng hôn, màu vàng dát bạc của trăng, màu trắng của mảnh vườn lúc xuân sang. Nhà thơ đã khai thác những tầng nghĩa trong màu sắc của thiên nhiên, dùng nó làm phương tiện phản ánh tư tưởng, tình cảm của mình. Màu trắng là màu của tinh khiết, trinh bạch. Màu vàng là màu của tin yêu, của hạnh phúc. Đặc biệt màu vàng luôn là gam màu ưa thích trong bức tranh thiên nhiên của thi sĩ. Phải chăng màu vàng hội tụ trong tâm hồn nhà thơ trở thành màu sắc huy hoàng, chói sáng của “Nước Nga vàng”. Bảng màu của Êxênin dồi dào sắc màu tươi sáng, yêu đời, hạnh phúc; Những sắc màu này hòa trộn, thống nhất với nhau ở một tầng nghĩa sâu xa: Đó là màu sắc của một miền không gian - bến đậu lý tưởng cho tâm hồn thi sĩ.
III. PHẦN KẾT THÚC
Qua một vài phân tích trên, ta có thể thấy Êxênin đã vẽ lên một bức tranh thuốc nước hoàn hảo, ở đó mọi vật đều được sống dậy dưới ngòi bút tài hoa của người nghệ sĩ. Với âm điệu uyển chuyển đầy sức ngân rung, ngôn ngữ tinh tế, nhất là khi diễn tả nội tâm và thiên nhiên. Toàn bộ sáng tác của Êxênin là một di sản tinh thần quý giá của dân tộc Nga. Và “Con người của tương lai sẽ đọc Êxênin như nhân dân hiện giờ đọc anh. Sức sống mãnh liệt của thơ anh đã nói nhiều với họ”. (N. Tikhônôp). Chúng ta sẽ không bao giờ quên thơ của ông, những bài thơ thuộc về thiên nhiên và con người.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lưu Đức Trung, Tác giả tác phẩm văn học nước ngoài - Nxb Giáo dục.
2. Văn học nước ngoài số 6 - 2006.
3. Trần Đình Sử, Mấy vấn đề thi pháp.
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- VHDOCS 22.doc