Tiểu luận Các biện pháp đề ra để tiếp tục phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam

Mặc dù nguồn tài chính hạn hẹp, nên em vẫn chưa giám đầu tư vào TTCK, cho dù đó là vấn đề rất hấp dẫn với em. Nhưng em luôn hy vọng rằng nay mai đây khi TTCK ổn định, lúc đó em đã đi làm và có thu nhập. Em sẽ tự lựa chọn cho mình một số công ty ưa thích để đầu tư. Và tin chắc lúc đó số lượng người chơi chứng khoán sẽ đông hơn bây giờ rất nhiều, người dân Việt Nam sẽ không còn bỡ ngỡ khi nghe tới 4 chữ " Thị Trường Chứng Khoán " nữa. Vì còn là sinh viên ngồi trên ghế nhà trường, kiến thức hạn hẹp nên trong bài viết của mình, em còn có nhiều điều thiếu sót, em rất mong sự thông cảm và đánh giá của các thầy cô để giúp em làm những bài tiểu luận sau tốt hơn. Cuối cùng em xin nói lời cảm ơn tới thầy Lương Trọng Yêm cùng cô giáo Trần Thị Kim Oanh, những người trực tiếp giảng dạy đã giúp em hoàn thành bài tiểu luận này.

doc14 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1260 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Các biện pháp đề ra để tiếp tục phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Thị trường chứng khoán (TTCK) là một trong các kênh huy động vốn chung và dài hạn quan trọng cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế. Sự hình thành và phát triển TTCK có ý nghĩa rất quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế của nhiều quốc gia nhất là trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước . Việt Nam cũng đang rất cần có một TTCK để có thể huy động nội lực tài chính, nhanh chóng tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa các doanh nghiệp để hội nhập với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu hiện nay. Tuy nó đã được hình thành và phát triển rất lâu đời ở các nước tư bản, nhưng do đặc thù của nền kinh tế Việt Nam, nên đến nay nhà nước ta mới bắt đầu làm quen với kênh huy động vốn quan trọng còn mới mẻ này. Là một ngành nghề mới hình thành và phát triển chưa lâu nên còn có nhiều mặt hạn chế, khó khăn, đảng và nhà nước ta vẫn đang nghiên cứu đề ra phương hướng giải quyết, để đưa TTCK phát triển cao hơn. Do sự ham mê của em về vấn đề này nên em đã quyết định chọn TTCK làm đề tài để viết tiểu luận. Vì số trang có giới hạn nên em chỉ đi vào phân tích thuận lợi, khó khăn và các biện pháp đề ra để giúp cho TTCK Việt Nam tiếp tục phát triển. Sau đây em xin đi vào phân tích phần chính của tiểu luận. Phần nội dung 1.Chức năng và vai trò của TTCK đối với Việt Nam. a. Lịch sử phát triển Lịch sử TTCK bắt nguồn xa xưa từ những năm 1453 trở đi. Lỳc bấy giờ một thương gia nguời Bỉ Van De Buerzo đó cú sỏng kiến tổ chức một cỏi chợ tại tư dinh của mỡnh ở Bruges làm nơi trao đổi mua bỏn cỏc thương phiếu cho cỏc thương nhõn cần vàng và tiền mặt cho cỏc chuyến đi buụn của họ. Sau đú "cỏi chợ "này dời về Antwerpas năm 1531 và phỏt triển sụi động. Nhiều thương nhõn từ nhiều nuớc đó đến trao đổi cỏc loại giấy tờ cú giỏ. Tiếp theo thị truờng Antwerpas, là Lyon (nuớc Phỏp ) năm 1545, Luõn đụn (nuớc Anh ) năm 1566 và Amsterdam ( Hà Lan ) năm 1608. Mụ hỡnh TTCK như chỳng ta cú hiện nay được thành lập vào ngày 17/05/1792 tại New York, tiền thõn của TTCK NYSE, Hoa Kỳ. Một thị trường thứ hai là Hiệp hội Curbstone Association hỡnh thành năm 1870, tiền thõn của TTCK AMEX, Hoa Kỳ. Một mụ hỡnh tương tự đó phỏt triển từ thị trường Luõn Đụn núi trờn (1566). Vào cuối thế kỷ 17 đó cú khoảng 140 cụng ty cổ phần được niờm yết, nhưng cụng việc giao dịch lại được thực hiện ở cỏc quỏn Cà phờ. Mói đến năm 1801, một "Phũng đăng ký mua chứng khoỏn" được thành lập và qua quỏ trỡnh lịch sử được thay thế bằng toà nhà 26 tầng ở Capel Court là Trung tõm của Thị trường Chứng khoỏn Luõn đụn hiện nay. * Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam : sau nhiều năm chuẩn bị và chờ đợi , ngày 11/7/1998 Chớnh phủ đó ký Nghị định số 48/CP ban hành về chứng khoỏn và TTCK chớnh thức khai sinh cho Thị truờng chứng khoỏn Việt nam ra đời. Cựng ngày, Chớnh phủ ký quyết định thành lập Trung tõm Giao dịch Chứng khoỏn đặt tại TPHCM và Hà Nội. Việc chuẩn bị cho TTCK Việt Nam, thực ra đó do Uỷ Ban Chứng khoỏn Việt Nam ra đời bằng Nghị định 75/CP ngày 28/11/1996.Và đến ngày28 tháng 7 năm 2000 TTCK Việt Nam chính thức đi vào hoạt động tại trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố HCM. b. Khái niệm TTCK. TTCK là hoạt động giao dịch mua bán các loại chứng khoán dài hạn( cổ phiếu, trái phiếu) có tổ chức, theo luật pháp ( luật giao dịch chứng khoán ). TTCK là nơi chắp nối quan hệ cung và cầu vốn đầu tư dài hạn của nền kinh tế quốc gia và quốc tế, là nơi gặp gỡ, giao dịch giữa những người cần huy động vốn đầu tư ( người phát hành chứng khoán) với những người có vốn nhàn rỗi muốn đầu tư (người muốn mua chứng khoán) cũng như giữa các nhà kinh doanh chứng khoán với nhau. TTCK(stock market, security market):danh từ chung chỉ các hoạt động giao dịch chứng khoán, thông qua các thị trường khác nhau như : thị trường mua bán chứng khoán có tổ chức, thông qua điện thoại, thông qua máy vi tính. TTCK là nơi mua bỏn cỏc loại giấy tờ cú giỏ, cũn gọi là chứng khoỏn, một cỏch cú tổ chức trong một hệ thống luật chặt chẽ. Thị truờng chứng khoỏn là nơi tập hợp những tổ chức chuyờn nghiệp gọi là định chế tài chớnh (cụng ty chứng khoỏn, quỹ đầu tư, ngõn hàng giỏm sỏt...) để vận hành và tổ chức cỏc hoạt động đặc biệt tạo ra cỏch dẫn và kờnh dẫn an toàn từ người cú vốn nhàn rỗi gọi là nhà đầu tư đến nơi cần cỏc luợng vốn lớn và dài hạn trong toàn xó hội. c.Chức năng của TTCK *Chắp nối tích lũy với đầu tư : TTCK là nơi thu hút mạnh mẽ mọi nguồn vốn nhàn rỗi và tạm thời trong nước, ngoài nước và chuyển giao những nguồn này cho các nhu cầu đầu tư phát triển. *Điều hòa vốn đầu tư : Do tác động của cung cầu, TTCK tự động điều hòa các luồng vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, tự động giải quyết linh hoạt, nhanh chóng mâu thuẫn của tình trạng thừa và thiếu vốn đầu tư giữa các ngành, các thành phần kinh tế, các khu vực trong nước và giữa các nước. *Cung cấp thông tin kinh tế : TTCK là nơi cung cấp kịp thời, vô tư và tương đối chính xác mọi nguồn thông tin có liên quan đến việc mua, bán, kinh doanh chứng khoán của các thành viên trên thị trường. Các chuyên gia nghiên cứu, phân tích kinh tế, tài chính, thị trường, tiền tệ, giá cả cung cấp các thông tin này nhằm bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư, giúp họ không bị thiệt hại bởi những tin đồn thất thiệt của bọn đầu cơ chứng khoán. *Cung cấp dịch vụ cho việc mua bán chứng khoán : Bằng những dịch vụ và kỹ thuật tính toán, thông tin hiện đại, TTCK tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên của thị trường giao dịch với nhau được nhanh chóng, dễ dàng giảm được lãng phí và tổn thất về thời gian và tiền bạc. d.vai trò của TTCK đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Thông qua TTCK ,chính phủ, các doanh nghiệp,tổ chức kinh tế,có thể phát hành cổ phiếu,trái phiếu,để huy động vốn tích tụ,tập trung của các nguồn vốn tiết kiệm trong công chúng ,theo nguyên lý "góp gió thành bão" cho sản xuất -kinh doanh,cho đầu tư-phát triển,cho các nhu cầu khác của ngân sách nhà nước. Điều này đã từng diễn ra trong thời kỳ cách mạng công nghiệp bùng nổ ở châu Âu, vào đầu thế kỷ 19 và hi vọng nó cũng sẽ tái diễn ở Việt Nam vào đầu thế kỷ này. Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư phát triển, thông qua thu nhập lợi tức và giá cả cổ phiếu, trái phiếu. TTCK gây ra cho các doanh nghiệp một áp lực kiểm tra, giám sát và đánh giá của công chúng được biểu hiện bằng giá cả chứng khoán mà công chúng muốn mua bán tại từng thời điểm. TTCK còn khuyến khích cạnh tranh, phát triển thông qua giá cả cổ phiếu, trái phiếu. Tự điều chỉnh lãi xuất kinh doanh và tổ chức quản lý. TTCK thúc đẩy các doanh nghịêp phải nghĩ đến việc xây dựng một chiến lược tài chính cho doanh nghiệp của mình, thay đổi cách tìm vốn và sử dụng vốn, tạo thói quen công khai hóa các thông tin, công khai hóa các báo cáo tài chính. Từ đó các doanh nghiệp sẽ phải tự lành mạnh hóa tình hình tài chính của mình. Giờ đây, khi mà nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) không còn tăng nhanh, Việt Nam cần phải mở thêm nhiều hình thức thu hút vốn nước ngoài khác, mà quan trọng nhất là hình thức thu hút vốn nước ngoài đầu tư gián tiếp thông qua TTCK: Hình thức FPI (Foreign Portfolio Investment). Nếu chậm mở ra TTCK, luồng vốn nước ngoài cũng sẽ chậm đổ vào Việt Nam. TTCK có vai trò" chuyển" vốn ngắn hạn sang dài hạn và thông qua chỉ số chứng khoán, sự tăng giảm giá cả cổ phiếu, trái phiếu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh và tình trạng của nền kinh tế. Ngoài ra TTCK còn là công cụ để tham gia hội nhập có hiệu quả vào nền kinh tế thế giới. 2. Thuận lợi và khó khăn cho việc hình thành và phát triển TTCK ở Việt Nam. a. Thuận lợi. ở Việt Nam TTCK ra đời (7-2000) là một sự kiện đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình đổi mới kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời là một sáng tạo mới của đường nối xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước ta, xây dựng và phát triển ngày càng hoàn chỉnh các loại thị trường và nhà nước có ý thức sử dụng một cách đúng đắn các phương tiện, công cụ vốn của nó để đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.Và khi xây dựng TTCK ở Việt Nam thì có một số thuận lợi như sau. Chúng ta có hệ thống chính trị ổn định, hơn 10 năm đổi mới từ Đại hội Đảng khoá VI năm 1986, chúng ta đã thu được những thành quả đáng phấn khởi, uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam được củng cố, nhân dân tin Đảng chấp hành tốt chủ trương đường lối đổi mới của Đảng. Nước ta là nước mới phát triển, tài nguyên thiên nhiên chưa được thăm dò, khai thác nhiều, đây là yếu tố quan trọng thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Chính sách mở cửa kinh tế, hội nhập với bên ngoài vừa qua đã thu được kết quả khả quan tạo thế thuận lợi cho TTCK nước ta. Chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần kinh tế có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đang giải phóng mọi năng lực sản xuất kinh doanh, huy động mọi nguồn vốn cho phát triển thị trường tài chính, theo đó là phát triển TTCK, nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển là rất lớn. Quá trình cải cách hệ thống ngân hàng đang được tiến hành nhằm bảo đảm an toàn và hiệu quả trong hoạt động. Hệ thống gồm các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng quốc doanh, ngân hàng cổ phần, công ty tài chính,quỹ tín dụng...đã co sự cạnh tranh hợp tác mạnh mẽ,làm cho hiệu quả kinh doanh tăng lên,lãi suất huy động và cho vay ngày một giảm,tạo thuận lợi cho mua bán,giao dịch chứng khoán ở nước ta. b.Khó khăn. TTCK là kênh huy động vốn trung hạn và dài hạn quan trọng ,phục vụ cho nhu cầu đầu tư phát triển nền kinh tế.Nó là thị trường phức tạp hoạt động theo một thiết chế phức tạp và riêng biệt,với những quy luật chi phối khắc nghiệt,sâu sắc và ảnh hởng đối với tình hình phát triển kinh tế,chính trị,xã hội của mỗi quốc gia,và tuỳ thuộc trình độ phát triển nền kinh tế,thị trường của mỗi nước sẽ có tác động ảnh hưởng đến môi trường và thị trường quốc tế.Do đó cũng có những khó khăn đối với TTCK ở Việt Nam. TTCK là quá trình phát triển cao nhất của nền kinh tế thị trường,trong khi đó Việt Nam mới bắt đầu bước vào nền kinh tế thị trường, cơ sở vật chất, nguồn vốn, chính sách còn chưa rõ ràng nên quá trình ra đời TTCK là áp lực của nhà nước đưa xuống chứ không phải do dân phản ánh đưa lên. Do đó hoạt động sẽ rất khó khăn. Thu nhập của đại bộ phận người dân cư còn thấp, khoảng 330 - 350 USD trên đầu người một năm; do vậy khi doanh nghiệp cổ phần hoá thì dân không có tiền mua, tập quán chi tiêu bằng tiền mặt còn lớn, hiện tượng lãng phí của công, tham ô, hối lộ của một số cán bộ, công chức nhà nước gây mất lòng tin của công chúng đối với đầu tư. Hơn nữa, đa số người dân Việt Nam vốn có thói quen "ăn chăc mặc bền" chưa giám đầu tư vào những chỗ mạo hiểm như TTCK, nên số lượng người chơi chứng khoán chưa nhiều. Quy mô giao dịch của thị trường còn nhỏ bé, thị trường phát triển chậm. Hàng hoá của TTCK đang còn rất nghèo nàn về số lượng và chủng loại, chủ yếu là trái phiếu chính phủ, chứng khoán thường ghi danh,tính thanh khoản kém, giá trị chứng khoán giao dịch không tương xứng với khả năng và điều kiện phát triển của nền kinh tế. Tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước diễn ra chậm chạp, phần lớn các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả, thông tin công khai về doanh nghiệp còn thấp, trong khi đó nhiều doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn quy định lại không tham gia tham gia niêm yết chứng khoán trên trung tâm giao dịch chứng khoán. Hiện nay có khoảng trên 6 vạn công ty thì khoảng 1000 công ty được cổ phần hoá và chỉ có 19 công ty niêm yết cổ phiếu trên trung tâm giao dịch chứng khoán. Số công ty đủ các điều kiện phát hành chứng khoán chưa nhiều bởi vốn điều lệ còn nhỏ bé(<10 tỉ đồng), làm ăn kém hiệu quả, công khai thông tin có xác nhận của kiểm toán trên các báo cáo tài chính chưa nhiều, ít có những dự án có khả năng đem lại lợi nhuận thực tế..., do vậy chưa khuyến khích, thúc đẩy việc phát hành chứng khoán ra công chúng. Công tác thông tin chứng khoán, thông tin thị trường còn ít, có khi chậm trễ hoặc chưa chuẩn mực, có công ty niêm yết chứng khoán, khi công bố thông tin không thông qua trung tâm giao dịch chứng khoán; do đó, thiếu thông tin cần thiết và đúng đắn, ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư, gây khó khăn trong việc xem xét, quyết định đầu tư hợp lý. Tính chất bất ổn của TTCK gây ra nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư. Gần đây nhất khi các nhà đầu tư đang thở phào nhẹ nhõm vì nỗi lo Y2K, đã không xảy ra sau phiên giao dịch ngày 3-1-2000 nhưng phiên giao dịch ngày hôm sau thì hoàn toàn ngược lại, nhiều người còn liên tưởng đến ngày 19-10-1987 ngày thứ Hai đen tối( Black Monday) của Wall Street khi chỉ số Dow Jones giảm đến 22,6% trong một ngày. Hay gần đây là tháng 10 -1999 chỉ số Dow Jones xuống liên tục từ 11342 điểm còn 10.000 điểm. Chỉ số Dow Jones của ngày hôm đó(3-1-2000) giảm mạnh 359,58 điểm, tương đương với 3,2%. Hệ thống luật của ta còn thiếu, chưa đồng bộ, đang trong quá trình hoàn thiện, các văn bản hướng dẫn triển khai còn chậm. Sự yếu kém, chậm trễ không theo kịp chuyển biến của xã hội sẽ là trở ngại lớn cho việc phát triển thị trường. Công tác thực thi pháp luật chưa nghiêm, việc sử lý vi phạm còn vận dụng tuỳ tiện của một số cán bộ công chức nhà nước. Công tác giám sát, thanh tra và chức năng quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK là vấn đề phức tạp, triển khai trưa đồng bộ, nhất là chưa ngiên cứu, kiểm soát và xử lý TTCK tự do, để cho nó tồn tại khá rộng rãi, khá tấp nập ở một số nơi có kinh tế tập trung. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Đông Nam á vừa qua ảnh hưởng lớn đến nước ta và TTCK các nước trong khu vực và quốc tế, phần nào gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế đất nước, hạn chế vốn đầu tư phát triển thị trường chúng ta. 3.Các biện pháp để tiếp tục phát triển TTCK Việt Nam. TTCK là một thể chế tài chính bậc cao, rất nhạy cảm, nó vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và đòi hỏi họ tự mình phải đổi mới và phát triển trong một hệ thống thể chế kinh tế và hệ thống pháp luật ngày càng hoàn chỉnh, đồng bộ, đảm bảo lợi ích chính đáng của nhà đầu tư và an toàn cho phát triển kinh tế xã hội. Chính vì lẽ đó mà đã có một số biện pháp được nêu ra để nhằm mục đích nâng cao tầm hoạt động của TTCK. Có lẽ trong rất nhiều khó khăn đối với sự ra đời và phát triển ổn định của TTCK, trở ngại không dễ dàng vượt qua đó là phải làm sao "xã hội hoá" khái niệm TTCK, làm cho mọi người hiểu và nhận thức được vai trò quan trọng của thị trường này đối với sự nghiệp phát triển kinh tế. Bởi, có như vậy mới đảm bảo sự thành công và sôi động cho TTCK, đảm bảo thực hiện được mục tiêu tối cao của TTCK là thu hút các nguồn vốn nhỏ lẻ, biến chúng thành các khoản đầu tư dài hạn. Nhưng cái khó khăn hơn là với mức thu nhập bình quân còn quá thấp như hiện nay, phải làm thế nào để người dân tin tưởng bỏ khoản tiền "cóp nhặt" của mình ra để mua chứng khoán? quá trình triển khai cổ phần hoá ở một số doanh nghiệp nhà nước thời gian qua cho thấy, không ít người lao động không có tiền để mua cổ phần, nhà nước đã phải bán hạ giá, bán chịu cổ phần... để tạo điều kiện cho họ được sở hữu công ty mới. Còn trong cuộc sống thường nhật, ngay ở các đô thị lớn, từ "siêu thị" cũng còn khá xa lạ với phần lớn người dân, thì nói gì đến" TTCK". Người Việt Nam vốn có thói quen" ăn chắc, mặc bền" , trong khi đó lại mới chỉ làm quen với kinh tế thị trường trong một thời gian ngắn, nên cần phải gỡ bỏ tâm lý này, cho dù rất tốn nhiều thời gian. Tâm lý này cũng diễn ra ở một số nước châu á, trong đó có Trung Quốc, nên cũng dễ hiểu vì sao TTCK ở các nước này mặc dù đã hình thành từ chục năm nay nhưng rất kém phát triển. Sử dụng có hiệu quả các công cụ điều hành vĩ mô nền kinh tế như ngân sách, thuế, lãi xuất... tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nền kinh tế phát triển ổn định, nâng cao thu nhập mọi tầng lớp nhân dân, hạn chế sự suy giảm kinh tế do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính-tiền tệ, thiên tai... Tạo hàng hoá có chất lượng cho TTCK là yêu cầu bức thiết hiện nay, phải đặt nên tầm quốc gia và được sử dụng với những chính sách, nguyên tắc chặt chẽ, vì lợi ích toàn cục, và phân định rõ phạm vi huy động vốn trên TTCK và đầu tư của ngân hàng. Chuẩn bị đủ các điều kiện, thực hiện các chế độ ưu đãi để khẩn trương cấp phép và đi vào hoạt động của các công ty chứng khoán. Chấn chỉnh, củng cố, nâng cao chất lương hoạt động của các công ty chứng khoán hiện có là chủ yếu, phát triển công ty chứng khoán mới nếu quy mô và đòi hỏi của TTCK phát triển. Trong một vài năm tới, qui mô của TTCK cũng chỉ đòi hỏi và phù hợp với nó khoảng chục công ty là đủ. Vấn đề quan trọng là công ty chứng khoán phải vươn lên phát triển,thực hiện đầy đủ các chức năng, môi giới chứng khoán, tự doanh, quản lý doanh mục đầu tư, bảo lãnh phát hành và tư vấn đầu tư chứng khoán. Đào tạo và nâng cao trình độ nghiệp vụ đang hạn hẹp hiện nay của đội ngũ cán bộ, đảm bảo cho họ đầy đủ các kiến thức về thị trường, về chuyên môn nghiệp vụ và quan trọng là đạo đức nghề nghiệp ( đạo đức trong kinh doanh, quản lý) chứng khoán.Uỷ ban chứng khoán nhà nước, các cơ sở đào tạo cần phải nâng cao chất lượng đào tạo của mình, khẩn trương xem xét nếu thấy đủ điều kiện tiến hành thì cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán. Khi tạo sự sôi động cho TTCK, đồng thời phù hợp với xu hướng giao dịch chứng khoán toàn cầu, nhất thiết phải tiêu chuẩn hoá hệ thống thông tin, để có thể nối được với các sàn giao dịch chứng khoán ở nước ngoài. Một yếu tố không kém phần quan trọng trong quá trình phát triển TTCK ở Việt Nam là cần kêu gọi sự giúp đỡ của một số nước, một số tổ chức quốc tế, các công ty chứng khoán nước ngoài đã có TTCK lâu năm quan tâm giúp đỡ chúng ta về nhiều mặt. Nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK, bảo đảm cho thị trường hoạt động, lành mạnh, có trật tự và có hiệu quả trên cơ sở tăng cường quản lý nhà nước và kết hợp đúng đắn giữa tự quản và thanh tra, giám sát của các cơ quan chức năng nhằm đưa TTCK phát triển đúng quỹ đạo, định chế xã hội chủ nghĩa của đất nước ta. Cuối cùng,để thực hiện các biện pháp trên đòi hỏi có sự thống nhất từ Bộ chính trị, Ban Bí thư Trung ương, Chính phủ, các cơ quan nhà nước và mọi người dân có sự phối hợp hành động hiệu quả. Em hy vọng rằng, nhờ vào sự sáng suốt của đảng cùng với tính kiên trì, chịu khó, ham học hỏi của người dân sẽ giúp cho TTCK Việt Nam hoạt động ngày một tốt hơn, thúc đẩy nhanh chóng công cuộc xây dựng công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Phần kết luận. Trong tiến trình đổi mới nền kinh tế và kết quả đạt được sau 15 năm đổi mới, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến việc xây dựng, hoàn thiện và phát triển thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó có thị trường tiền tệ, thị trường hối đoái và TTCK, thể hiện sự quyết tâm, kiên định xây dựng ngày càng đồng bộ, hoàn chỉnh hơn các loại thị trường trong nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng, lành mạnh cho doanh nghiệp và nhà đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Nhưng cũng nên nhớ rằng TTCK không phải là đơn thuốc trường sinh có thể chữa khỏi bách bệnh cho một nền kinh tế. Để cải thiện khả năng tăng trưởng, sự ổn định tài chính và sức bật của hệ thống doang nghiệp, cải cách kinh tế cần phải được tiếp tục đẩy mạnh hơn, trong khi sự phân biệt đối sử của hệ thống ngân hàng đối với thành phần kinh tế tư nhân cần phải được cải thiện và chấm dứt. Khó khăn được nêu ra rất nhiều không có nghĩa là chúng ta phủ nhận những thành quả đáng khích lệ của TTCK. Thực tế thì nhờ có TTCK mà thế giới kinh doanh phát triển không ngừng, các công ty đa quốc gia với nguồn vốn dồi dào đã gặt hái được lợi nhuận từ khắp nơi trên thế giới, tạo ra phúc lợi xã hội và lãi suất cho người chơi chứng khoán. TTCK Việt Nam ra đời chậm nhưng lại có lợi thế của "kẻ đi sau" nên chúng ta vừa có cơ hội tiếp thu những thành công đã đạt được và vừa tránh được những hạn chế, rủi ro mà các nước có TTCK trên thế giới đã trải qua. Mặc dù nguồn tài chính hạn hẹp, nên em vẫn chưa giám đầu tư vào TTCK, cho dù đó là vấn đề rất hấp dẫn với em. Nhưng em luôn hy vọng rằng nay mai đây khi TTCK ổn định, lúc đó em đã đi làm và có thu nhập. Em sẽ tự lựa chọn cho mình một số công ty ưa thích để đầu tư. Và tin chắc lúc đó số lượng người chơi chứng khoán sẽ đông hơn bây giờ rất nhiều, người dân Việt Nam sẽ không còn bỡ ngỡ khi nghe tới 4 chữ " Thị Trường Chứng Khoán " nữa. Vì còn là sinh viên ngồi trên ghế nhà trường, kiến thức hạn hẹp nên trong bài viết của mình, em còn có nhiều điều thiếu sót, em rất mong sự thông cảm và đánh giá của các thầy cô để giúp em làm những bài tiểu luận sau tốt hơn. Cuối cùng em xin nói lời cảm ơn tới thầy Lương Trọng Yêm cùng cô giáo Trần Thị Kim Oanh, những người trực tiếp giảng dạy đã giúp em hoàn thành bài tiểu luận này. Mục lục lời mở đầu............................................................................trang 1 phần nội dung.................................................................................. 2 1.Chức năng và vai trò của TTCK Việt Nam........................................ 2 a.Lịch sử phát triển............................................................................. 2 b.Khái niệm TTCK.............................................................................. 3 c.Chức năng của TTCK...................................................................... 3 d.Vai trò của TTCK đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay. ........... 4 2.Thuận lợi và khó khăn cho việc hình thành và phát triển TTCK ở Việt Nam................................................................................................... 5 a.Thuận lợi......................................................................................... 5 b.Khó khăn......................................................................................... 6 3.Các biện pháp đề ra để tiếp tục phát triển TTCK Việt Nam.......... .8 phần kết luận................................................................................. 11 tài liệu tham khảo 1.sách tài chính - chương 5 : thị trường chứng khoán 2.báo tài chính : số 5 (415) - 1999 3.tạp chí ngân hàng : số 4- 2000 4.báo đầu tư chứng khoán : số 2 ngày 17- 12- 1999 5.báo đầu tư chứng khoán : số 3 ngày 24- 12- 1999

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34652.doc
Tài liệu liên quan