Nước ta có tiềm năng to lớn về thuỷ sản, trong chiến lược phát triển kinh tế thì Đảng và nhà nước ta đã có chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình hội nhập quốc tế.
Hoạt động xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ trong thời gian qua đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên trước sự cạnh tranh gay gắt, cũng như những khó khăn nội tại của ngành đã đặt ra những hạn chế trong việc xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Mỹ. Việc nghiên cứu để đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Mỹ là một vấn đề phức tạp liên quan đến nhiều ngành nhiều mặt của đời sống xã hội. Mặc dù còn gặp một số khó khăn trong nghiên cứu đề án đã hoàn thành được một số nội dung sau:
- Làm sáng tỏ vai trò của hoạt động xuất khẩu, và một số điều cần quan tâm khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
- Đánh giá thực trạng, những thành tựu cũng như những tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ.
- Đề xuất 1 số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ.
34 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1418 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hích các doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu như:
- Đảm bảo mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp do nâng cao được khối lượng sản xuất dẫn đến giảm chi phí cho một đơn vị sản phẩm
- Giảm được rủi ro, tối thiểu hoá sự dao dộng của nhu cầu
- Nâng cao vị thế của doanh nghiệp tạo thế và lực cho doanh nghiệp
- Hoạt động xuất khẩu có vai trò điều tiết, hướng dẫn sản xuất kinh doanh thông qua yêu cầu về số lượng hàng xuất khẩu, chất lượng hàng xuất khẩu…
2- Đối với nhà nước:
Với một nước đang phát triển như Việt Nam việc đẩy mạnh xuất khẩu sẽ góp phần giải quyết một số vấn đề sau:
Trước hết đẩy mạnh xuất khẩu là yếu tố quan trọng kích thích sự tăng trưởng kinh tế, mở rộng qui mô sản xuất của nhiều ngành nghề phục vụ cho xuất khẩu và nhiều ngành kinh tế khác.
Thứ hai: Đẩy mạnh xuất khẩu sẽ góp phần giải quyết nạn thất nghiệp trong nước. Sự phát triển các ngành công nghiệp hướng xuất khẩu làm quy mô sản xuất đươc mở rộng nhiều ngành nghề mới phát triển từ đó sẽ thu hút thêm nhiều lao động.
Thứ ba: Xuất khẩu là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của đất nước, góp phần quan trọng cải thiện cán cân thanh toán tăng dự trữ ngoại tệ là nguồn vốn chủ yếu đáp ứng nhu cầu nhập khẩu để phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế.
Thứ tư: Đẩy mạnh xuất khẩu sẽ tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả lợi thế so sánh của đất nước.
Thứ năm: Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước, nâng cao vai trò của nước ta trên trường quốc tế.
Như vậy xuất khẩu không chỉ đóng vai trò hỗ trợ phát triển mà nó còn là yếu tố bên trong của sự phát triển góp phần thực hiện các chiến lược kinh tế xã hội của Đảng và nhà nước ta.
II- Một số đặc điểm về thị trường Mỹ
1- Vai trò kinh tế của Mỹ trên trường quốc tế:
Thứ nhất: Mỹ là một nền kinh tế lớn và hiệu quả nhất. Năm 1996 GDP của Mỹ là 7600 tỷ USD trong khi Nhật Bản chỉ có 5100 tỷ USD, Tây Đức 2500USD. Sản xuất công nghiệp của Mỹ chiếm 20% sản lượng công nghiệp toàn thế giới. Lao động nông nghiệp chỉ chiếm 2% dân số nhưng nó đã đáp ứng hoàn toàn nhu cầu trong nước đồng thời còn xuất khẩu mỗi năm 50 tỷ USD. Với đân số 250 triệu dân và thu nhập bình quân đầu người trên 30000 USD làm cho thị trường Mỹ có sức mua lớn nhất thế giới. Hiện nay kim ngạch XNK của Mỹ đạt trên 14000 tỷ USD chiếm koảng 14% giá trị thương mại thế giới.
Thứ hai: Mỹ là quốc gia chi phối hầu hết các tổ chức kinh tế quốc tế như WTO, IMF…Mỹ đã sử dụng các tổ chức quốc tế là phương tiện để gián tiếp tác động đến chính sách kinh tế đối ngoại và các quan hệ kinh tế đối ngoại của các nước khác.
Thứ 3: Đồng USD có vai trò thống trị thế giới, là đồng tiền được lưu hành rộng rãi nhất trên thế giới, là đồng tiền tự do chuyển đổi và là ngoại tệ mạnh được sử dụng trong hầu hết các hoạt động thanh toán. Mọi sự biến động của đồng USD và hệ thống tài chính Mỹ đều có ảnh hưởng đến nền tài chính quốc tế
2 –Vài nét về chính sách thương mại Mỹ:
2.1- Đặc điểm của chính sách thương mại Mỹ
Việc hoạch định chính sách thương mại của Mỹ trong quan hệ thương mại với các nước đựoc thực hiện trên hai nguyên tắc sau:
Nguyên tắc không phân biệt đối sử (hay qui chế tối huệ quốc)theo nguyên tắc này thì tất cả các bạn hàng phải được đối xử cùng một tập quán về hải quan và thuế quan được giàng cho các nước ưu đãi nhất (MFN).
Nguyên tắc có đi có lại (nguyên tắc đối đẳng) nguyên tắc này chỉ ra rằng một quốc gia không thể điều chỉnh các quan hệ bên trong của mình lớn hơn so với các nước khác khi thực hiện các hiệp định thương mại. Theo nguyên tắc này Mỹ sẽ hạn chế sự thâm nhập vào thị trường Mỹ các hàng hoá của bất kỳ nước naò không cho phép hàng hoá của Mỹ xuất khẩu sang.
Đây là hai nguyên tắc đàm phán xuyên suốtư trong quá trình hoạch định chính sách thương mại của Mỹ tuy nhiên mức độ và phạm vi áp dụng hai nguyên tắc này khác nhau trong từng thời kì.
2.2 – Các công cụ chính sách thương mại:
Biểu thuế nhập khẩu: nhình chung mức thuế nhập khẩu của Mỹ đều thấp trung bình khoảng 7% cho các loại sản phẩm nhưng cách đánh thuế của Mỹ rất phức tạp như thuế đánh theo khối lượng, thuế đánh theo % giá trị, biểu thuế có MFN và không có MFN.
Các biện pháp phi thuế quan:
+ Hạn ngạch nhập khẩu ( import quota) quota có nhiều kiểu nhưng hay dùng hình thức này đẻ giới hạn số lượng hàng hoá nhập vào Mỹ. Nếu vược quá mức qui định thì phải chịu thuế cao hơn gọi là thuế hạn ngạch. Ví dụ: đạo luật thương mại năm 1970 của Mỹ qui định áp dụng hạn ngạch với các sản phẩm dệt. Đạo luật này cũng có các qui định áp dụng trong trường hợp cácc nhà sản trong nước bị thiệt hại “lớn” do hàng hoá nhập khẩu cạnh tranh.
+ Biện pháp hạn chế xuất khẩu tự nguyện: Mục tiêu của biện pháp này là nhăm hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành sản xuất tương tự trong nước Mỹ.
+ Các đạo luật khác liên quan đến thương mại: Mỹ cũng thường xuyên áp dụng các điều luật của các bộ luật không liên quan đến hoạt động thương mại nhưng có khả năng hạn chế hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ như luật bảo vệ môi trường, luật bảo vệ động, thực vật, luật về y tế hay các luật khác.
2.3 – Những qui định hải quan Mỹ để xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường Mỹ:
Sau khi nghiên cứu thị trường, tìm bạn hàng và kí kết hợp đồng xuất khẩu sang thị trường Mỹ. để đưa hàng sang Mỹ thì ngoài những công việc phải làm như xin thêm giấy phếp xuất khẩu, đăng kí tầu chuyên trở, các thủ tục bảo hiểm thì nhà xuất khẩu phải chú trọng đến rất nhiều qui đinhj và thủ tục nơi cửa khẩu đến. Mỹ là nước có các qui định hải quan rất phức tạp, chi tiết và tự động hoá cao. Để hàng hoá được nhập cảnh thuận lợi nhà xuất khẩu khẩu phải tuân thủ theo các thủ tục hải quan sau:
+ Ghi vào tờ khai hải quan tất cả các thông tin theo yêu cầu trùng với các giấy tờ liên quan khác như phiếu đóng gói, vận đơn, hoá đơn thương mại.
+ Chuẩn bị kĩ lưỡng các hoá đơn, đánh máy rõ ràng và để khoảng trống giữa các câu ghi rõ các số liệu ở các hàng cột.
+ Đóng gói kĩ càng theo những tiêu chuẩn đóng gói của hải quan Mỹ
+ Ghi rõ tên sản phẩm, nơi xuất xứ và những ghi chú khác theo điều luật ghi chú của Mỹ.
+ Ghi rõ trên hoá đơn, mỗi loại hàng được đóng gói tách rời nhu nội dung của mỗi loại hàng được ghi rõ trong hoá đơn không được thiếu sót hoặc dư thừa.
+ Lưu ý đến các điều khoản đặc biệt của luật pháp Mỹ, pháp lệnh về quản lý thực phẩm, dược phẩm về quản lý nông sản liên quan tới thực phẩm, dược phẩm; nước uống có cồn và các vật liệu có chất phóng xạ. Những qui định này rất nghiêm ngặt, áp dụng triệt để để tránh ô nhiễm và ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng.
+ Cần lưu ý tới các qui định của Mỹ về nhãn hiệu tên hàng và bản quyền bất cứ sự vi phạm nào cũng dẫn tới việc bị tịch thu.
+ Có những hình phạt dân sự và hình sự rất nghiêm khắc về lừa đảo khi xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ. Cần tránh thiếu sót và những lỗi vì thiếu cẩn trọng. Những nhân viên công vụ hoạt động trên khắp nước Mỹ và các trung tâm thương mại lớn trên thế giới.
+ Nên trở hàng trên những chiêc tàu trong hệ thống AMS hoặc gửi các phụ lục điện tư thông qua tổ chức có sẵn NACP. Trong trường hợp sử dụng công ty môi giới có giấy phép trong các thủ tục hải quan nên chọn công ty đã gia nhập ABI về hải quan. Mỹ đứng đầu thế giới về tự động hoá khâu xử lý.
+ Chuyển hoá đơn theo nhu cầu của Mỹ đúng lúc bằng không nhà nhập khẩu của bạn phải chịu trách nhiệm về khai báo hải quan nếu họ không trình được hoá đơn trong vòng 20 ngày sau khi hành đã đến. Ngoài ra nhà xuất khẩu phải theo dõi thông tin của Mỹ về biểu thuế, chế độ ưu đãi, hoàn thuế nhập khẩu, những loại hành bị cấm và miễn thuế.
PHầN II
Thực trạng hoạt động xuất khẩu Thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ
I - Tiềm năng thuỷ sản và tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian qua.
1 - Tiềm năng thuỷ sản của Việt Nam:
Việt Nam là một nước có truyền thống lâu đời trong nghề cá và nuôi trồng thuỷ sản. Với bờ biển dài hơn 3260 km đã tạo điều kiện thuận lợi về mặt tự nhiên cho việc tiếp cận ngư trường đánh cá ở khu vực. Dọc biển là các vịnh eo và hơn 112 cửa sông. Diện tích vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam khoảng 1 triệu km2.
Theo tính toáncủa vụ nghề cá chúng ta có khoảng 1.7 triệu ha mặt nước có khả năng uôi trồng thuỷ sản trong đó riêng vùng biển là 660000 ha, ruộng trũng là 580000 ha, hồ chưa và mặt nước lớn là340000 ha...hơn 600000 ha đang được sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản. Do đó có thể nói Việt Nam là một nước có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nghề cá không thua kém bất cứ quốc gia nào trên thế giới.
Chế độ khí hậu và các điều kiện tự nhiên đa dạng là điều kiện thuận lợi cho nhiều loài thuỷ sản phát triển. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu biển cho thấy Việt Nam có khoảng 2100 loài hải sản trong đó có 1700 loài cá biển khác nhau thì có khoảng 170 loài có giá trị kinh tế. Khoảng 30 loài có tầm quan trọng đặc biệt đối với nghề cá như: tôm,cá thu ,cá hồng,cá ngừ...
Sơ bộ đánh giá trữ lượng hải sản ở vùng biển Việt Nam có khoảng 4 triệu tấn sản lượng khai thác có thể đạt 1.7 triệu tấn .
Với diện tích có thể nuôi trồng thuỷ sản khoảng 1,7 triệu ha và khoảng 500 loài cá nước ngọt, 186 loài cá nước nợ trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao và có khả năng nuôi trồng nhân tạo.
Chính vì vậy mà Đảng và chính phủ đã xác định thuỷ sản là một nghành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
2 – Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu :
Ngành thuỷ sản trở thành một ngành kinh tế kỹ thuật từ khi tổng cục thuỷ sản ra đời vào năm 1960. Từ năm 1990 đến nay ngành thuỷ sản liên tục tăng trưởng, hoàn thành vượt mức kế hoạch. Tốc độ tăng bình quân về sản lượng là 6.9 %năm.
Sản lượng thuỷ sản :
* 1991-1995 đạt từ 714253 tấn-954460 tấn/năm
* 1996-1999 đạt từ 1373500 tấn-1783650 tấn/năm
* Năm 2000 ước đạt 1940000 tấn trong đó khai thác 1220000 tấn, nuôi trồng 720000 tấn.
Tính đến cuối năm 1999 cả nước có 73397 chiếc tàu thuyền với công suất 2518493 mã lực. Trong tổng sản lượng thuỷ sản khai thác được có nhiều loài có giá trị kinh tế cao phục vụ cho xuẩu khẩu. Phương pháp bảo quản có nhiều tiến bộ, bảo quản bằng đá thay cho muối đặc biệt hiện nay chúng ta đang đưa công nghệ làm đá từ nước biển có thể sản xuất đá ngay trên tàu.
Tuy nhiên với tốc độ khai thác mạnh mẽ như hiện nay nguồn lợi thuỷ sản ngày càng suy giảm, một số loài hải sản quí có nguy cơ cạn kiệt do đó chúng ta đã có chủ trương hạn chế khai thác gần bờ nhằm bảo vệ và tái tạo nguồn lợi ven bờ, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ. Chính phủ đã cho triển khai chương trình khai thác hải sản xa bờ với số vốn trong các năm 1997-1999 là 1300 tỷ đồng. Chương trình này đã đang từng bước thực hiện chuyển đổi cơ cấu tàu thuyền theo hướng thay thế dần những phương tiện đánh bắt nhỏ, lạc hậu bằng các phương tiện có công suất lớn, hiện đại bước đầu đưa nghề khai thac hải sản theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá góp phần tái tạo và bảo vệ nguồn lợi hải sản tạo thêm nguồn hàng có giá trị xuất khẩu, góp phầnbảo vệ chủ quyền, tài nguyên biển của đất nước.
Nuôi trồng thuỷ sản là một lĩnh vực quan trọng trong khi sản lượng khai thác hải sản biển đã gần đến giới hạn cho phép thì diện tích nuôi trồng còn có khả năng mở rộng về diện tích và khả năng thâm canh. Nuôi trồng có thể chủ động trong vụ mùa, cơ cấu sản phẩm để khâu chế biến chủ động tìm nguồm tiêu thụ. Nuôi trồng thuỷ sản tạo ra nguồn nguyên liệu xuất khẩu lớn và ổn định cho ngành chế biến thuỷ sản xuất khảu, chủ động chọn lựa những sản phẩm có nhu cầu lớn để đầu tư nuôi như tôm, cá ba ba, cá bống tượng, cá chép...
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản hiện nay mới chỉ khai thác được hơn 1/3 diện tích mặt nước có thể nuôi trồng.
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản qua một số năm:
Năm 1990: 491723 ha
Năm 1995: 575000 ha
Năm 1999: 640000 ha
Nguồn:TBKTVN số75năm1999 và số122 năm2000.
Với diện tích nuôi trồng ngày càng được mở rộng, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản ngày càng tăng. Sản lượng nuôi trồng năm 1999 đã đạt 600 nghìn tấn tăng 30,4 % so với năm 1998 với chủng loại nuôi trồng cũng rất đa dạng từ cá nước ngọt, cá biển, tôm, nhuyễn thể.Trong đó nghề nuôi tôm đã trở thành nghề sản xuất chính đem lại thu nhập cao cho nông, ngư dân ven biển và là nguồn xuất khẩu thu ngoại tệ lớn. Năm 1997 tỷ trọng nuôi tôm xuất khẩu đã chiếm 62% sản lượng và 68% giá trị xuất khẩu của ngành.
Tuy nhiên, việc tăng sản lượng chủ yếu là nhờ tăng diện tích, năng xuất nuôi trồng còn thấp được phát triển tự phát, thiếu qui hoạch đã dẫn đến nguy cơ huỷ hoại môi trường tự nhiên. Do đó Đảng và nhà nước ta đã có chủ trương phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hướng năng xuất cao và bền vững nhằm tạo nguyên liệu chủ yếu và ổn định cho xuất khẩu. Chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản thời kì 1999-2010 đã được chính phủ phê duyệt với tổng vốn đầu tư là 40.204 tỷ đồng. Theo đó sẽ đẩy mạnh và qui hoạch lại nuôi trồng thuỷ sản gắn với bảo vệ môi trường, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thuỷ sản, phòng chống dịch bệnh. Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nuôi trồng thuỷ sản trên cơ sở đảm bảo cung cấp giống đủ về số lượng, chất lượng đảm bảo thức ăn công nghiệp cho nuôi trồng, nâng cấp các nhà máy chế biến và xuất khẩu để giải quyết thị trường tiêu thụ sản phẩm.
3 - Tình hình xuất khẩu thuỷ sản từ năm 1995 trở lại đây:
Trong những năm gần đây xuất khẩu thuỷ sản đã có sự phát triển mạnh mẽ đóng vai trò đòn bẩy thúc đẩy ngành thuỷ sản phát triển giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng lên từ 550 triệu USD lên 979 triệu USD năm 1999, đóng góp đáng kể cho kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản thời kì 1995 – 1999.
Đơn vị: triệu USD
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
Kim ngạch XK-TS
550
670
776
850
979
Tổng kim ngạch XK
5448.9
7255.9
9185
9362
11540
Tỉ trọng
10.09%
9.2%
8.4%
9.5%
8.4%
Nguồn: Bộ thuỷ sản
Với kim ngạch 979 triệu USD năm 1999 thuỷ sản đã vươn lên đứng thứ năm trong số các mặt hàng xuất khẩu cuả Việt Nam, đứng sau dầu thô 2017 triệu USD, dệt may 1682 triệu USD, giày dép 1406 triệu USD, gạo 1035 triệu USD.
Theo thống kê của FAO hiện nay Việt Nam là 1 trong số 20 nước có sản lượng đánh bắt thuỷ sản lớn và đứng trong hàng ngũ 25 nước xuất khẩu thuỷ sản lớn trên thế giới. Trong khu vực Việt Nam đứng thứ tư về sản lựơng sau Thái Lan, Inđônêxia, Malayxia và cũng đứng thứ tư về giá trị xuất khẩu sau Thái Lan, Inđonêxia và Singapo.
Sự nỗ lực trong tăng cường và mở rộng thị trường xuất khẩu thuỷ sản là một trong những nguyên nhân chính thúc đẩy tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng nay. Theo báo cáo của Bộ thuỷ sản thì Việt Nam từ chỗ chỉ xuất khẩu qua 2 thị trường trung gian là Hồng Kông và Singapo thì hiện nay đã xuất khẩu sang 49 nước với 5 thị trường chính là Nhật, Mỹ, EU, Trung Quốc và khu vực Đông Nam á. Thị trường Nhật Bản trong những năm đầu của thập kỉ 90 chiếm từ 65- 75 % tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản song do sự biến động trong khu vực và đồng yên mất giá nên thị trường này đã giảm xuống mặc dầu vậy cho đến năm 1999 đay vẫn là thị trường lớn nhất chiếm 40,7 %, với kim ngạch xuất khẩu 381.3 triệu USD. Đứng sau Nhật Bản là Mỹ thị trường này đang được cải thiện từ 5,9% năm 1997 lên 13,2 % năm 1999 đạt giá trị 130 triệu USD. Tiếp đến là thị trường EU chiếm tỷ trọng 10 % và 9,65% tương ứng với năm 1998, 1999 ngoài ra, ta còn có các thị trường khác như Trung Quốc, Hồng Kông, H àn Quốc …
Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh còn nhờ vào tăng khối lượng, chủng loại hàng hoá và tăng tỷ lệ hàng chế biến. Ban đầu chủ yếu là xuất khẩu tôm dưới dạng tươi, ướp đá trong lồ, xuất khẩu sang mạn tầu. Sau đó chuyển sang xuất khẩu dưới dạng đông lạnh với khoảng 5-7 chủng loại. Hiện nay đã có trên 100 mặt hàng thuỷ đặc sản với cơ cấu khoảng 70% khối lượng xuất khẩu dưới dạng thô, sơ chế, 30% thuỷ sản chế biến sâu, riêng thuỷ sản đông lạnh có 80 chủng loại hàng khác nhau. Nhờ hoạt động chế biến sâu bước đầu một số loại thuỷ sản Việt Nam như tôm sú hấp, tôm hùm luộc mực file… đã bán trực tiếp tới siêu thị nước ngoài (thường mang nhãn hiệu nươc ngoài). Tỷ lệ sản lượng nuôi trồng tham gia xuất khẩu so với sản lượng đánh bắt đã tăng dần hàng năm. trước đây xuất khẩu chủ yếu là thuỷ sản đánh bắt thì đến nay nó đã chiếm hơn 51% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản .
Bảng 2: Các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu chính .
Đơn vị tính: %
STT
Năm
Mặt hàng
1998
1999
1
Hàng khô
7
5
2
Cá đông lạnh
10
8
3
Tôm đông lạnh
59
35
4
Nhuyễn thể đông lạnh
11
9
5
Các loại khác
13
43
Tổng số
100
100
Nguồn: Bộ thuỷ sản.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy thị trường xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam còn chưa ổn định, chủng loại sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu còn nghèo nàn chủ yếu là tôm, mực đông lạnh sơ chế, tỉ lệ sản phẩm có giá trị cao còn ít, chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế còn hạn chế, chưa phù hợp với yêu cầu của các nước nhập khẩu lớn. Do đó, mặc dù giá sản phẩm thấp chỉ bằng 70% mức giá sản phẩm cùng loại của Thái Lan, Indonexia nhưng vẫn không đủ sức cạnh tranh. Thêm vào đó chúng ta lại chưa đẩy mạnh được xuất khẩu trực tiếp vào các thị trường chính mà chủ yếu vẫn phải tái xuất qua trung gian môi giới và các trung tâm tái xuất như Singapo, Hongkong, chưa đủ khả năng bán hàng theo giá CIF, chưa sử dụng được hình thức đại lý bán hàng thuỷ sản ở các nước tiêu thụ lớn như Nhật Bản, EU… cho đến nay chúng ta vẫn thiếu một kế hoạch và chương trình tổng thể xúc tiến bán hàng thuỷ sản Việt Nam ở nước ngoài. Mặc dù có tiến hành một số hoạt động xúc tiến như: tham gia các hội chợ thương mại, cử các đoàn cán bộ đi khảo sát ở nước ngoài nhưng nhìn chung những hoạt động này còn mang tính tự phát và chưa có thể coi là hoạt động xúc tiến xuất khẩu thực sự nên xét về mặt mục tiêu lên kế hoạch, áp dụng các hoạt động xúc tiến và đánh giá kết quả của hoạt động này.
II - Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ:
1- Quan hệ thương mại Việt–Mỹ kể từ khi Mỹ bỏ cấm vận đối với Việt Nam :
Ngay sau khi lệnh cấm vận được bãi bỏ( 3/2/1994) kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đã tăng lên 222,4 triệu USD vào năm 95, năm 96 tổng giá trị hàng hoá trao đổi giữa hai nước chiếm gần 1% trong tổng số hơn 100 tỷ USD kim ngạch buôn bán giữa ASIAN và Mỹ. Như vậy sau 2 năm bỏ cấm vận tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt-Mỹ đã tăng lên gần 4 lần, là điều chưa từng có trong lịch sử quan hệ giữa hai nước.
Năm 1997 – 1998 ghi nhận bước tiến quan trọng giữa hai nước đại sứ Việt Nam và đại sứ Mỹ nhận chức tại thủ đô mỗi nước ngày 7/3/1997 hoàn tất quá trình bình thường hoá quan hệ ngoại giao song phương, tổng thống Mỹ tuyên bố bãi bỏ việc áp dụng điều luật bổ xung Sacksonvanik đối với Việt Nam ngày 10/3/1998, góp phần thúc đẩy bình thường hoá quan hệ thương mại giữa hai nước. Tuy nhiên kết quả buôn bán song phương trong 2 năm 97-98 vẫn dừng lại ở con số khiêm tốn 630 và 789 triệu USD. Năm 1999 trao đổi buôn bán Việt Nam Mỹ có gia tăng hơn so với 2 năm trước đạt 879 triệu USD nhưng vẫn chưa vượt qua mức 924 triệu của năm 96. Năm 1999 ghi nhận dấu ấn đặc biệt trong quan hệ thương mại Việt Mỹ với việc chính phủ 2 nước ký thoả thuận sơ bộ về hiệp định thương mại. Chính phủ Mỹ tuyên bố dừng áp dụng chính sách Sacksonvanik đối với Việt Nam. Về phía Việt Nam, chính phủ đã tuyên bố giành cho Mỹ quy chế tối huệ quốc(MFN), trong buôn bán được gia hạn hàng năm. Động thái trên đã khích lệ các nhà kinh doanh vững tin vào triển vọng bình thường hoá quan hệ kinh tế Việt Nam Mỹ. Nhờ vậy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu giữa hai nước từ đầu năm 2000 đã có nhiều diễn tiến tích cực. Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ ngay trong quí I năm 2000 đã tăng 240.41% so với quí I năm 99. Trong khi nhập khẩu tăng 132,39% đưa kim ngạch buôn bán song phương 6 tháng đầu năm lên 665 triệu USD.
Ngày 13/7/2000 theo giờ Mỹ hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ đã được ký kết và hoàn tất quá trình bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ. Với sự kiện này theo dự đoán của các chuyên gia bộ thương mại Việt Nam thì năm 2000 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Mỹ có khả năng đạt 2 tỷ USD tăng 2 lần so với năm 1999
Số liệu cụ thể về kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ được thể hiện trong bảng sau
Bảng 3: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Mỹ.
Đơn vị tính: Triệu USD
Năm
94
95
96
97
98
99
6 tháng đầu năm 2000
Xuất khẩu
50.4
200
308
372
319.5
661.9
_
Nhập khẩu
172.0
252
616
287
269.5
277.3
_
Tổng
222.4
452
924
659
789
875.2
665
Nguồn: Bộ thương mại
Do sự khác biệt giữa hai nên kinh tế đã giúp Việt Nam tìm được chỗ đứng cho các hàng hoá giá trị thấp, chất lượng vừa phải trên thị trường Mỹ. Các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ chủ yếu là nông lâm và thuỷ sản chế biến, hàng dệt may đồ dệt giày da. Trong những năm 94-95 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Mỹ là hàng thuộc nhóm nông lâm sản (76%) trong nhóm này cafe chiếm phần lớn với kim ngạch 29,969 triệu USD năm 94 và 145,74 triệu USD năm 95. Năm 95 hàng công nghiệp nhẹ của Việt Nam cũng bước đầu đặt chân vào thị trường Mỹ với kim ngạch 24,4 triệu USD trong đó dệt may chiếm chủ yếu.
Bảng 4: Cơ cấu xuất nhập khẩu Việt Nam sang Mỹ:
Đơn vị tính: triệu USD
Năm
1994
1995
1996
Tổng giá trị hàng hoá
50.4
200
132.2
Nông nghiệp
38.3
151.6
132.8
Phi nông nghiệp
12.1
48.3
173.8
Nguồn:Số liệu thống kê của phòng thương mại Mỹ
Năm 98-99 tuy có sự biến động đôi chút về tỷ lệ các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Mỹ nhưng nhìn chung những mặt hàng chính như cà phê, giày dép, thuỷ sản dầu mỏ tiếp tục khẳng định vị chí của mình trên thị trường Mỹ. Trong đó mặt hàng cà phê xuất khẩu sang Mỹ đã đạt kỷ lục vào năm 1998 với 142 triệu USD đưa Mỹ trở thành nước tiêu thụ cà phê hàng đầu của Việt Nam. Năm 1998 xuất khẩu giày dép sang Mỹ đã lần đầu vượt ngưỡng 100 triệu USD đạt 114 triệu USD và tăng lên 145,7 triệuUSD năm 99. Cùng với cà phê và giày dép năm 1999 thuỷ sản cũng có giá trị xuất khẩu trên 100 triệu USD.
Bảng 5: Các mặt hàng chủ yếu của Việt Nam sang Mỹ
Đơn vị tính: Triệu USD
STT
Mặt hàng
1995
1996
1997
1998
1
Cà phê, chè,gia vị.
144
110
108
147
2
Giày dép và phụ kiện
33
39
98
115
3
Nhiên liệu, dầu mỡ
0.015
80
37
107
4
Thuỷ sản
19
34
46
80
5
Dệt may và phụ kiện
16
23
23
28
6
Hoa quả, quả có vỏ
0.9
8
16
23
7
Rau quả, hạt, thựcphẩm #
0.2
2
3
3
8
Ngũ cốc, bột mì, sữa
0.9
1
2
3
Nguồn: Số liệu thống kê của phòng thương mại Mỹ tại HN
2 - Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ từ năm 1994 trở lại đây.
Nhu cầu tiêu dùng thuỷ sản có xu hướng tăng mạnh ở tất cả các quốc gia đặc biệt là những nước phát triển bình quân tăng 3% năm. Thị trường thuỷ sản thế giới bị chi phối chủ yếu vẫn là các quốc gia có khả năng khai thác chế biến và tiêu thụ thủy sản với khối lượng lớn như các nước châu á Nhật Bản, Thái Lan, ấn Độ, các nước Bắc Mỹ và EU. Tuy vậy sự chi phối chủ yếu vẫn là thị trường tiệu thụ lớn hoặc tái chế xuất khẩu là Mỹ, Nhật và EU (tập trung vào Tây Ban Nha và Italia).
Mỹ là một trong những quốc gia lớn có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Từ một nước nông nghiệp, Mỹ đã trở thành một nước công nghiệp vượt xa các nước khác, đứng đầu thế giới về qui mô xuất nhập khẩu hàng hoá, chiếm gần 14% tổng kim ngạch xuất khẩu thế giới. Đối với mặt hàng thuỷ sản, Mỹ là một trong 3 thị trường lớn nhất thế giới, hàng năm nhập khẩu khoảng 5,6 – 6,2 tỷ USD (Chiếm 13-14% nhập khẩu thuỷ sản của thế giới, năm 1994 kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản là 7 tỷ USD) xuất khẩu trên 3,2 tỷ USD.
Từ 1994 ngành thuỷ sản đã nhận thấy việc mở rộng thị trường xuất khẩu là rất quan trọng trong việc thúc đẩy tăng giá trị xuất khẩu trong mặt hàng này, đồng thời giảm bớt rủi ro nếu chỉ phụ thuộc vào thị trường Nhật Bản. ngành đã chủ trương mở rộng sang thị trường EU và Mỹ đặc biệt là thị trường Mỹ khi lệnh cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam được bãi bỏ 3/2/1994.từ đó đến nay xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ đã cò bước tiến đáng kểthể hiện qua một số nội dung sau:
2.1 Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ
Ngay sau khi chính phủ Mỹ tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam thì hàng hoá của Việt Nam cũng bắt đầu thâm nhập vào thị trường rộng lớn này. Một trong các mặt hàng đầu tiên thâm nhập vào thị trường Mỹlà hàng thuỷ sản. Ngay trong năm 1994 giá trị hàng thuỷ sản xuất khẩu sang Mỹ đạt trên 5.8 triệu USD chiếm 11.5% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Năm 1995giá trị thuỷ sản đã tăng 3.3 lấno với năm 1994 đạt 19.5 triệu USD. Từ năm 1994 đến 1999 bình quân tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vào mỹ là 60.8% đến năm 1999 đạt 130 triệu USD tăng gấp 22 lần so vớinăm 1994. Dù Việt Nam chưa được hưởng qui chế tối hụê quốc hoặc chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) nhưng hoạt động xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam .
Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ 1995-1999:
Đơn vị tính triệu USD
Chỉ tiêu
1994
1995
1996
1997
1998
1999
KNXKTS sang mỹ
5.8
19.5
33.9
46.3
80.2
130
Tổng KNXK sang Mỹ
50.4
200
308
372
319.5
661.9
Tỷ trọng(%)
11.5
9.75
11
12.4
25.1
19.6
Nguồn :Bộ thuỷ sản
Trong 6 tháng đầu năm 2000 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ đã đạt 122.5 triệu USD tăng 210% so với cùng kì năm 1999.
Cùng với sự tăng mạnh về kim ngạch xuất khẩu tỷ trọng xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỷtong tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản cuả Việt Nam cũng có bước phát triển đáng kể đưa mỹ trở thành bạn hàng lớn thứ hai trong số các nước nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam .
Bảng 7:Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang Mỷ trong kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam :
Đơn vị
1995
1996
1997
1998
1999
Tổng KN XKTS
Triệu USD
530
670
776
850
979
KN XKTS sang Mỹ
Triệu USD
19.5
33.9
46.3
80.2
130
Tỷ trọng
%
3.5
5.0
5.9
9.4
13.2
Nguồn:Số liệu thống kê của phòng thươnh mại Mỹ
2.2 Cơ cấu và chất lượng thuỷ sản xuất khẩu sang Mỹ:
Trong cơ cấu thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua thì tôm đông lạnh chiếm 67.2%, cá đông lạnh chiếm 10.8%, các sản phẩm thô chiếm 11.8 %, mực đông lạnh 5.6%, các sản phẩm khác là 4.6%. riêng thị trường Mỹ vốn rất ưa chuộng tôm đông lạnh( sức tiêu thụ ước tính tăng 5%/ năm). Sản phẩm tôm nhất là tôm hùm, tôm sú năm trong loaị hải sản được ưa chuộng nhất tại Mỹ với mức tiêu thụ đầu người khoảng 1,14 kg nên trong thời gian qua tỷ trọng tôm đông lạnh trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ chiếm trên 80%. Năm 1997 giá trị tôm đông lạnh xuất khẩu đạt gần 90 triệu USD chiếm 86% giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ.
Do trình độ khoa học và công nghệ chế biến thuỷ sản còn thấp nên thuỷ sản xuất khẩu sang thị trường Mỹ chủ yếu ở dạng đông lạnh, tỷ trọng hàng chế biến sâu như các sản phẩm dưới dạng đồ hộp còn ít. Hơn nữa hiện nay trong khoảng hơn 200 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu thì mới chỉ có khoảng 50 doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Vì đây là thị trường đỏi hỏi chất lượng cao và các tiêu chuẩn an toàn về vệ sinh thực phẩm. Từ sau ngày 18/12/97 Mỹ áp dụng tiêu chuẩn HACCP cho việc nhập khẩu hàng thuỷ sản. theo qui định này hàng thuỷ sản nhập khẩu vào Mỹ phải có chứng chỉ của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu chứng nhận lô hàng được sản xuất tại cơ sở đã ứng dụng HACCP. Nội dung HACCP của Mỹ tập trung vào việc đảm bảo an toàn thực phẩm, các yếu tố chất lượng được gắn với hệ thống qui phạm sản xuất (GMD và các yếu tố vệ sinh(SSOP). Các mặt hàng thuỷ sản khi xuất vào thị trường Mỹ phải tuân theo qui định của các cơ quan thực phẩm và dược phẩm (FDA), qui chế tiêu thụ đặc biệt cho sản phẩm của ngành ngư nghiệp Mỹ, các qui định của bộ nông nghiệp Mỹ của cơ quan về thuỷ sản và đời sống động vật hoang dã. Ngoài ra việc đóng góp và ghi nhãn cũng phải tuân theo luật của Mỹ.
3 – Hình thức xuất khẩu
Do Mỹ là một thị trường mới, sự am hiểu về môi trường kinh doanh còn hạn chế nên đa số các mặt hàng của Việt Nam khi vào thị trường Mỹ chủ yếu qua hình thức gián tiếp, thuỷ sản của Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Ngoài ra, còn một lượng lớn thuỷ sản được tiêu thụ tại thị trường Mỹ thông qua hoạt động tái xuất từ các nhà máy của Singapo, Hồng Kông, Đài Loan. Chúng ta cũng đã thiết lập được mối quan hệ trực tiếp với các nhà nhập khẩu người Mỹ nên hình thức xuất khẩu trực tiếp đang đựơc phát triển mạnh. Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu thuỷ sản chưa sử dụng được hình thức đại lý bán hàng thuỷ sản, chưa xây dựng được một hệ thống cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng chưa thâm nhập sâu hơn vào hệ thống trên thị trường Mỹ vì vậy mà hiệu quả của hoạt động xuất khẩu đạt được vẫn chưa cao.
Sơ đồ: Kênh phân phối thuỷ sản ở Mỹ.
Nhà NK (Các công ty thuỷ sản và các công ty thương mại lớn)
Nhà bán buôn
Nhà bán buôn trung gian
Nhà bán buôn chuyên doanh
Nhà chế biến
Siêu thị, cửa hàng bán lẻ
Người tiêu dùng
Các cửa hàng
4. Sức cạnh tranh của thuỷ sản Việt Nam trên thị trường.
Vị trí của một mặt hàng
Một sản phẩm xuất khẩu để có thể thâm nhập trên thị trường nước ngoài, thì nó phải vượt qua hàng rào thuế quan cũng như hàng rào phi thuế quan của nước đó. Sau khi đã thâm nhập, để có thể đứng vững trên thị trường đó thì nó phải có sức cạnh tranh đủ mạnh để không bị đánh bại. Hàng thuỷ sản của Việt Nam phần nào đã thực hiện được điều này, đã tìm được chỗ đứng của mình trên thị trường Mỹ và những lợi thế đáng kể, tuy nhiên cũng còn không ít khó khăn bất lợi.
4.1. Các lợi thế.
- Giá cả là lợi thế cạnh tranh lớn của thuỷ sản Việt Nam.
Hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ chủ yếu là tôm đông lạnh, do tận dụng được lao động thủ công, giá rẻ nên giá thành sản phẩm thấp. Giá tôm đông lạnh xuất của Việt Nam luôn thấp hơn so với Thái Lan từ 25% đến 30%.
- Việt nam có nguồn lợi thuỷ sản thuận lợi hơn so với nhiều nước như so với Thái Lan thì diện tích vùng đặc quyền kinh tế của ta gấp 3 lần diện tích của Thái Lan diện tích nuôi tôm của Thái Lan chỉ khoảng 60.000 ha thấp hơn hẳn so với diện tích nuôi tôm của Việt Nam (khoảng 250.000 ha). Ngoài ra vùng biển Việt Nam là vùng có năng lực tái tạo sinh học cao của vùng sinh thái nhiệt đới, môi trường biển còn tương đối sạch, nguồn lợi ven biển có khả năng phục hồi nhanh, nguốn lợi xa bờ có thể khai thác thêm khoảng 300-400 ngàn tấn mỗi năm. Do đó chúng ta có thể chủ động được nguồn nguyên liệu với số lượng lớn và ổn định cho xuất khẩu, chủ động kiểm soát được chất lượng vệ sinh của nguyên liệu từ ngành nuôi trồng.
4.2. Các bất lợi:
- Sự hạn chế về chất lượng
Hiện nay chúng ta mới chỉ xuất sang hàng chủ yếu là tôm đông lạnh sơ chế, vệ sinh an toàn thực phẩm theo các tiêu chuẩn quốc tế còn hạn chế nên nó bị cạnh tranh rất mạnh của các sản phẩm cùng loại của Thái Lan, Equado, Mehico, ấn độ. Hiện nay Thái lan nhà cung cấp lớn nhất về tôm cho thị trường Mỹ, sản phẩm của TL chất lượng cao, bao gói đẹp, phù hợp với các yêu cầu của thị trường Mỹ.
- Mặc dù có lợi thế về tài nguyên thuỷ sản phong phú, điều kiện khí hậu thuận lợi, giá lao động rẻ hơn so với các nước khác nhưng trình độ khoa học và công nghệ còn thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém đã làm giảm sức cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam vì đây là loại hàng tươi sống, chất lượng hàng phụ thuộc phần lớn vào khâu bảo quản, chế biến.
- Các doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa có hệ thống bán hàng trực tiếp tại Mỹ cũng là một bất lợi cho việc nâng cao vị trí thuỷ sản Việt Nam trên thị trường Mỹ.
III. Đánh giá về hoạt động xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ.
1. Những thành tựu đạt được.
1.1. Kim ngạch xuất khẩu.
Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, nếu như năm 1993 giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ mới là 5,8 triệu USD thì đến năm 99 nó đã tăng lên gấp 22 lần so với năm 94 đạt 130 triệu USD. Đây là bước phát triển đáng kể của ngành thuỷ sản Việt Nam. Chúng ta đã trở thành bạn hàng lớn của thị trường Mỹ nếu năm 1994 chúng ta mới xuất lộ hàng đầu tiên vào thì Mỹ vẫn chưa có vị trí gì đáng kể trong số các nước xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ thì đến năm 99 thì chúng ta đã nằm trong số nước xuất khẩu thuỷ sản lớn vào thị trường Mỹ. Giá trị xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ cũng đang chiếm tỷ trọng càng lớn trong tổng giá trị thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam từ 3,5% năm 1995 lên 13,2% năm 1999 đưa Mỹ trở thành bạn hàng lớn thứ 2 trong số các nước nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Trong những năm qua tốc độ tăng kim ngạch bình quân 60,8% đã góp phần đáng kể vào tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành 1995 -2000 là 17,2%.
1.2. Hoạt động tìm kiếm thị trường:
Có thể nói sự nỗ lực hoạt động tìm kiếm thị trường, mở rộng thị trường xuất khẩu là một trong những nguyên nhân chính thức thúc đẩy tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản nói chung và thuỷ sản sang thị trường Mỹ nói riêng. Từ năm 1994 trở lại đây ngành đã có chủ trương mở rộng thị trường xuất khẩu nhằm giảm sự lệ thuộc vào thị trường Nhật bản lên đã tìm cách mở rộng sang thị trường EU vào Mỹ. Cũng trong năm 1994 Mỹ đã bác bỏ lệnh ca ám vận chống Việt Nam lên thuỷ sản đã là một trong những mặt hàng tiên phong thâm nhập thị trường Mỹ. Dù ban đầu số lượng còn rất nhỏ bé nhưng qua các năm đã tăng lên gấp nhiều lần. Để đạt được giá trị xuất khẩu như ngày hôm nay không chỉ là sự cố gắng của chính phủ trong việc cải thiện quan hệ với Mỹ mà còn có nỗ lực rất nhiều của các doanh nghiệp thuộc ngành thuỷ sản. Từ năm 1995 lại đây, tất cả các hội chợ lớn ở Mỹ đều có các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam tham gia, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh tìm hiểu thị trường Mỹ. Chính việc tìm hiểu thị trường Mỹ, nắm được các ưu đãi, cũng như các quy định đối với hàng nhập khẩu của thị trường này đã giúp các doanh nghiệp từng bước thâm nhập và có chỗ đứng trên thị trường Mỹ. Trong thời gian qua các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản cũng đã tích cực mở rộng quan hệ với các công ty Mỹ nhằm tìm hiểu đối tác thích hợp.
1.3. Đầu tư cho công nghệ chế biến:
Trong những năm qua, ngành thuỷ sản đã nỗ lực đầu tư vào trang thiết bị, đổi mới công nghệ, khuyến khích các áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP. Chính vì vậy mà hiện nay chúng ta đã có trên 50 doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn xuất khẩu hàng hoá vào Mỹ. Bên cạnh công nghệ chế biến ngành cũng đã đẩy mạnh đầu tư công nghệ cho nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản như công nghệ nuôi tôm giống, công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp phục vụ cho nuôi theo hướng công nghiệp, công nghệ làm đã từ nước mặn ngay trên tàu… đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu, cũng như đảm bảo đủ nguyên liệu với số lượng lớn, ổn định phục vụ cho xuất khẩu.
Để có được các thành công trên có nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó phải kể đến một số nguyên nhân chính sau:
* Lợi thế về điều kiện tự nhiên: với bờ biển dài hơn ….., diện tích mặt biển lớn cộng với chế độ khí hậu và các điều kiện tự nhiên đa dạng là điều kiện phát triển thuận lợi cho nghề cá của Việt Nam phát triển không thua kém bất cứ quốc gia nào trên thế giới .
* Lợi thế về nguồn nhân lực: với hơn 80 triệu dân trong đó có hơn 70% là sản xuất nông nghiệp vì vậy Việt Nam có nguồn lao dộng dồi dào, chi phí nhân công rẻ lên chi phí sản xuất thấp, tăng khả năng cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam về giá so với các nước khác.
* Do chính sách đổi mới của Đảng và nhà nước, thực hiện chính sách kinh tế mới, muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, chủ động thúc đẩy quan hệ với Mỹ mở đường cho quan hệ thương mại giữa 2 nước phát triển. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu là mục tiêu quan trọng trong chính sách kinh tế mở dựa trên những lợi thế đất nước. Nhờ đó nhiều ngành kinh tế đã có phát triển đáng kể, mở rộng thị trường trong đó có ngành thuỷ sản.
* Do áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào nuôi trồng thuỷ sản, khai thác đánh bắt thuỷ sản xa bờ, đã nâng cao sản lượng của ngành thuỷ sản Việt Nam lên đứng thứ 4 trong khu vực Đông Nam á.
2. Hạn chế.
2.1. Về thị phần:
Tuy kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ tăng nhanh nhưng vẫn chỉ chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn so với nhu cầu nhập khẩu của thị trường Mỹ. Cho đến hết năm 99 hàng thuỷ sản Việt Nam cũng chỉ chiếm 0,5% thị trường Mỹ.
2.2. Về chất lượng:
Tuy đã có những bước phát triển đáng kể và đã được thị trường Mỹ nơi có hàng rào phi thuế quan rất khắt khe trong việc kiểm tra chất lượng hàng thuỷ sản, thừa nhận chất lượng của thuỷ sản Việt Nam. Nhưng so với các nước xuất khẩu thuỷ sản trên thế giới thì chất lượng thuỷ sản Việt Nam còn thấp, không ổn định đó là do công nghệ chế biến còn thấp, máy móc cũ kỹ, chưa đáp ưúng được yêu cầu về chất lượng thuỷ sản xuất khẩu. Hơn nữa tuy còn doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ đã áp dụng HACCP những khi đã nhận được chứng chỉ thì việc kiểm tra, kiểm soát theo tiêu chuẩn không được chặt chẽ. Những hạn chế trên khiến cho thuỷ sản của Việt Nam nằm trong tình trạng cạnh tranh kém hiệu quả, giá thuỷ sản xuất khẩu bao giờ cũng thấp hơn so với các nước trong khu vực thường chỉ bằng 70% gía của Thái Lan.
2.3. Về vốn đầu tư.
Vốn cho nuôi trồng và đánh bắt.
Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản đó là một nguồn vốn rất lớn, để có một con tàu có thể đánh bắt xa bờ phải cần từ vài trăm triệu đến hơn 1 tỷ đồng, một trại nuôi tôm giống cũng cần hàng tỷ đồng, mỗi ha mặt nước nuôi tôm cũng cần vài trục triệu đồng. Các điều kiện để được vay vốn ngân hàng đối với ngư dân là rất khó khăn. Hiện nay vốn cho nuôi trồng chủ yếu do người dân bỏ ra (83%) song với khả năng tài chính nhỏ và phân tán lên mới đầu tư cho mỗi ha rất thấp, không chủ động được về thuỷ lợi, kỹ thuật nuôi vẫn còn thô sơ.
Vốn cho hoạt động xuất khẩu.
Các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu hiện đang gặp khó khăn lớn nhất là thiếu vốn để đầu tư đổi mới thiết bị để có thể nâng cao chất lượng xuất khẩu thuỷ sản. Để có thể đổi mới công nghệ cho một nhà máy cần từ vài trăm nghìn tấn hàng triệu USD. Mặt khác hàng thủy sản là mặt hàng có tính thời vụ cao, nhu cầu thị trường Mỹ thường tăng cao vào quý IV hàng năm dẫn đến trong thời điểm vụ mùa thì lượng vốn rất lớn do đó phải đi vay ngân hàng. Việc thiếu vốn cũng gây trở ngại cho doanh nghiệp xuất khẩu có thể chào hàng và giành được hợp đồng và những điều kiện hấp dẫn về thanh toán như thanh toán bằng 2% trong thời gian 3, 6, 9 tháng.
2.4. Khả năng cạnh tranh:
Mặc dù hiện nay hàng thuỷ sản của Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường Mỹ và bước đầu có những thành công đáng kể như do tăng nhanh của giá trị kim ngạch xuất khẩu nhưng thành công naỳ do sản lượng thuỷ sản tăng mạnh, giá thuỷ sản trên thế giới cũng tăng mạnh, ví như đầu những năm 90 giá 1kg tôm đông lạnh là 4USD thì năm 97 là 7USD đến nay giá 1kg tôm đông lạnh trên thị trường Mỹ là 15USDk/kg trong khi ở Nhật là 10USD/1kg. Đồng thời giá thuỷ sản của Việt Nam cũng khá rẻ so với sản phẩm của các nước khác. Tuy nhiên những thuận lợi này không thể kéo dài, khi có bất kỳ rủi ro nào khiến giá thuỷ sản tăng lên thì sức cạnh tranh của thuỷ sản Việt Nam sẽ giảm sút rất nhiều.
Ngoài ra hiện nay chưa thiết lập được kênh phân phối để đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng đã gây ra so thua thiệt cho doanh nghiệp Việt Nam vì phải chia sẻ lợi nhuận, cũng như thiếu thông tin chính xác về nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ.
Nguyên nhân của những khó khăn hạn chế trên:
* Việt nam trồng và đánh bắt thuỷ sản chịu tác động mạnh của thời tiết, khí hậu.
- Dù lũ lụt thường xuyên xảy ra thường làm mất trắng nhiều diện tích nuôi trồng thuỷ sản, phá huỷ các phương tiện đánh bắt.
- Công nghệ đánh bắt còn hạn chế, chưa có khả năng khai thác chọn lọc
- Chính sách tín dụng còn nhiều bất cập, việc giải ngân dự án đầu tư vay vốn tín dụng ưu đãi của ngành chậm kể cả vốn đóng tàu, đánh bắt hải sản xa bờ và vốn tín dụng chương trình xuất khẩu còn lúng túng.
- Chưa có một kế hoạch và chương trình tổng thể xúc tiến hàng thuỷ sản Việt Nam ở thị trường Mỹ.
Phần 3
Triển vọng và một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ.
I. Triển vọng xuất khẩu thuỷ sản khi hiệp định giữa hai nước được ký kết.
Hiệp định thương mại Việt Nam - Mỹ được ký vào ngày 13/7/2000 đã đánh dấu việc hoàn tất quá trình bình thường hoá hoàn toàn quan hệ Việt-Mỹ. Hiệp định này sẽ tạo cơ hội lớn về hợp tác kinh tế và thương mại song phương.
Các doanh nghiệp có hàng xuất khẩu vào Mỹ đặc biệt doanh nghiệp thuỷ sản rất phấn khởi. Xuất khẩu thuỷ sản nói chung và vào thị trường Mỹ nói riêng sẽ tăng trưởng rất nhanh. Các nhà nhập khẩu Mỹ rất quan tâm đến các mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam như tôm sú, cá ba ba, cá tra… hiệp định sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động của các nhà đầu tư Mỹ vào ngành thuỷ sản để tăng cường xuất khẩu vào Mỹ dựa trên nhãn hiệu, và hệ thống kênh tiêu thụ có sẵn của họ tại thị trường Mỹ.
Trong 2-3 năm vừa qua ngành thuỷ sản Việt Nam đã chuẩn bị kỹ về đầu tư thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường Mỹ. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã đảm bảo quy trình và tiêu chuẩn HACCP đủ điều kiện KTS vào thị trường Mỹ.
Tuy nhiên để có thể đứng trên thị trường Mỹ và mở rộng thị phần của hàng thuỷ sản chúng ta phải có các giải pháp đồng bộ từ phía nhà nước cũng như doanh nghiệp.
II. Một số giải pháp chủ yếu:
1. Các giải pháp từ phía các doanh nghiệp:
1.1. Nâng cao chất lượng hàng thuỷ sản, tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP.
Mỹ là một thị trường khó tính nhất thế giới trong nhập khẩu hàng thuỷ sản. Việc đảm bảo an toàn thực phẩm là điều kiện sống còn để hàng thuỷ sản có thể thâm nhập vào thị trường Mỹ, vì vậy các doanh nghiệp phải bảo đảm nâng cao chất lượng hàng thuỷ sản theo yêu cầu của thị trường Mỹ. Muốn vậy các doanh nghiệp phải chú ý đến các vấn đề sau:
* Nâng cao chất lượng nguyên liệu chế biến; các doanh nghiệp lên xây dựng một nguồn nguyên liệu ổn định cho mình bằng cách ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với người nuôi trồng, giúp đỡ ngư dân về kỹ thuật nuôi trồng, về giống. Đây là biện pháp tốt nhất để doanh nghiệp có thể chủ động được nguyên liệu, có thể kiểm soát được chất lượng của nguồn nguyên liệu , chất lượng nguyên liệu là cơ sở đầu tiên và không thể thiếu để nâng cao chất lượng sản phẩm.
+ Từng bước đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng thoe HACCP.
Để áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo HACCP thì các doanh nghiệp phải có sự nhận thức và hiểu biết về HACCP, xây dựng các chương trình và tổ chức đào tạo cho tất cả các thành viên trong doanh nghiệp. Thực hiện đổi mới công nghệ, nâng cấp điều kiện sản xuất nhằm thực hiện HACCP khi đã nhận được chứng chỉ HACCP các doanh nghiệp cần phải thường xuyên kiểm tra theo các tiêu chuẩn đã đạt để có thể luôn đảm bảo chất lượng ổn định cho các sản phẩm của mình.
+ Đa dạng hoá sản phẩm, nâng dần tỷ trọng sản phẩm chế biến sẵn. Doanh nghiệp có thể đa dạng hoá sản phẩm để có thể tận dụng công nghiệp hiện có, với đa dạng hoá thị trường tiêu thụ. Với thị trường Mỹ doanh nghiệp sẽ tập trung vào các mặt hàng chế biến sẵn, chất lượng cao, mẫu mã đẹp.
1.2. Chủ động tim kiếm bạn hàng, mở các văn phòng đại diện ở thị trường Mỹ, từng bước tiếp cận với các siêu thị, các đại lý để giới thiệu sản phẩm.
Các doanh nghiệp cần nhận thức được rằng tìm kiếm bạn hàng là công việc của mình không lên ỉ lại vào nhà nước. Các doanh nghiệp phải tích cực tham gia các hội trợ về thuỷ sản ở Mỹ cũng như ở Việt Nam đây là hình thức giúp đỡ tìm kiếm được đối tác, bạn hàng rất hữu ích.
Tổ chức thông tin quảng cáo đặc biệt với sự phát triển của công nghệ thông tin các doanh nghiệp lên thông tin quản cáo qua mạng Internet để có thể tìm kiếm bạn hàng vì Mỹ là nước khởi nguồn của Internet và hầu hết các doanh nghiệp, doanh nhân Mỹ đến nối mạng. Đây là hình thức rẻ tiền nhưng cũng có hiệu quả cao.
Để có thể nghiên cứu thị trường, đánh giá được nhu cầu tăng trưởng, phân đoạn thị trường Mỹ, và có những thông tin kịp thời về quy định của hải quan Mỹ, giá cả, chủng loại hàng hoá thì doanh nghiệp lên mở một văn phòng đại diện tại Mỹ.
1.3. Tổ chức nghiên cứu nắm chắc các quy định của hải quan Mỹ.
Để hàng thuỷ sản nhập cảnh vào Mỹ được thuận lợi doanh nghiệp xuất khẩu phải tìm hiểu rõ và tuân theo các quy định của hải quan Mỹ.
Các quy định cụ thể đã được trình bày ở mục 2.3 trang II của phần I của đề án.
1.4. Các biện pháp để tạo vốn.
- Để các ngân hàng sẵn lòng cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản vay vốn thì các doanh nghiệp phải có phương án kinh doanh khả thi.
- Các doanh nghiệp cần chủ động đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp, tạo tiền đề cho doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán. Trong thời gian tới đây sẽ là biện pháp chủ yếu để doanh nghiệp có thể thu hút vốn đầu tư, đổi mới công nghệ.
- Xây dựng các phương án để kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia liên doanh, liên kết đặc biệt là các doanh nghiệp đã có các mặt hàng thuỷ sản có uy tín trên thị trường Mỹ.
1.5. Tham gia và đẩy mạnh hoạt động của hiệp hội chế biên xuất khẩu thuỷ sản.
Việc hiệp hội chế biến xuất khẩu thuỷ sản được thành lập vào năm 1998 đã tăng cường sự liên kết của các doanh nghiệp trong hiệp hội, giảm sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, đẩy mạnh hoạt động của hiệp hội sẽ góp phần giúp đỡ các doanh nghiệp làm tốt nhiệm vụ xúc tiến thương mại, giúp nhau nâng cao chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường Mỹ.
2. Các giải pháp từ phía nhà nước:
2.1. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại để hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam có chỗ đứng vững các trên thị trường Mỹ.
Thị trường Mỹ đang mở ra đối với các sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam hiện nay đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản. Cái khó là làm thế nào để có được một vị trí chắc chắn ở đây. Ngoài ra nỗ lực của các doanh nghiệp phải đẩy mạnh thì họ cần có sự hỗ trợ của nhà nước trong cộng tác xúc tiến thương mại.
+ Tổ chức các hội trợ trong nước, và ở Mỹ nhằm giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản tham gia giới thiệu sản phẩm của mình, tìm kiếm bạn hàng.
+ Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng mạng lưới đại lý phân phối hàng hoá ở Mỹ.
+ Hợp tác với Mỹ trong lĩnh vực quảng cáo, giới thiệu hàng thuỷ sản của Việt Nam thông qua báo chí, truyền hình.
+Tổ chức nghiên cứu thu thập thông tin về thị trường giá cả, hỗ trợ và tư vấn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ nhằm giúp họ kịp thời nắm bắt được các cơ hội kinh doanh, từng bước chiếm lĩnh thị trường Mỹ.
+ Thành lập quỹ hỗ trợ xúc tiến thương mại để thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm các nhà nhập khẩu thuỷ sản tiềm năng trên thị trường Mỹ.
2.2. Chính sách tài chính, tín dụng:
Để tăng cường sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu trên thị trường Mỹ thì chính phủ cần có các giải pháp về tài chính tín dụng cho các doanh nghiệp vay.
+ Miễn giảm các loại thuế sản xuất và xuất khẩu - Hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường Mỹ hiện nay chủ yếu là cạnh tranh về giá. Để có thể duy trì sức cạnh tranh về giá, từng bước nâng dần khả năng cạnh tranh về chất lượng mẫu mã thì ngoài việc miễn thuế xuất khẩu thuỷ sản như hiện nay thì nhà nước lên có chính sách khuyến khích việc đầu tư đổi mới trang thiết bị cho chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu thông qua miễn giảm thuế nhập khẩu máy móc. Đối với nguyên liệu vật tư nhập khẩu phục vụ cho chế biến xuất khẩu nhà nước lên hoàn trả 100% thuế nhập khẩu.
- Có chính sách tín dụng ưu đãi cho chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản và đánh bắt xa bờ nhằm tạo nguồn nguyên liệu ổn định, có chất lượng cao phục vụ cho chế biến xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Với các vùng bị thiên tai thì nhà nước cần tiếp tục thực hiện chính sách khoanh nợ, giãn nợ, tiếp tục cho vay để ngư dân có thể có vốn để nuôi trồng cũng như đống mới tàu thuyền.
- Sớm hình thành quỹ hỗ trợ xuất khẩu để các doanh nghiệp được vay vốn với lãi suất thấp, giải quyết được các khó khăn về vốn lưu động và vốn đầu tư đổi mới trang thiết bị, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao chất lượng, có đủ hàng trong các thời điểm mà nhu cầu thị trường Mỹ tăng mạnh thường là vào quý hàng năm.
2.3. Chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào ngành chế biến xuất khẩu thuỷ sản.
Để có thể cải thiện chất lượng hàng thuỷ sản Việt Nam, tăng dần tỷ trọng hàng chế biến sẵn và có thể thâm nhập nhanh chóng vào thị trường Mỹ thì cần có các biện pháp khuyến khích các công ty đã có uy tín trên thị trường Mỹ đầu tư vào ngành từ nâng cao công nghệ, cải thiện chất lượng và có thể sử dụng ngay kênh phân phối của họ để tiêu thụ sản phẩm của Việt Nam.
- Chú trọng công tác đào tạo nâng cao năng lực cán bộ thương mại. Một thực trạng ở nước ta hiện nay là các cán bộ tham gia hoạt động xuất nhập khẩu nghiệp vụ còn non yếu, chưa có đủ kinh nghiệm trình độ ngoại ngữ còn hạn chế điều này đã dẫn đến những thua thiệt trong quá trình đàm phán, ký kết các hợp đồng xuất khẩu nói riêng và các hợp đồng trong kinh doanh quốc tế nói chung. Hàng thuỷ sản xuất khẩu sang Mỹ cũng thường bị ép giá, ép cấp gây nhiều thua thiệt cho các doanh nghiệp.
Để tạo ra một đội ngũ cán bộ nhân viên ngoại thương giỏi thì trước hết phải đào tạo mới bằng cách mở rộng chiều rộng và chiều sâu các cử nhân trẻ chuyên ngành kinh doanh quốc tế, tài chính, ngân hàng…để bổ sung cho số cán bộ kinh tế đối ngoại còn thiếu, đồng thời mở các lớp ngắn hạn bồi dưỡng kịp thời cho đội ngũ các cán bộ nhân viên hoạt động xuất nhập khẩu.
Kết luận
Nước ta có tiềm năng to lớn về thuỷ sản, trong chiến lược phát triển kinh tế thì Đảng và nhà nước ta đã có chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình hội nhập quốc tế.
Hoạt động xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ trong thời gian qua đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên trước sự cạnh tranh gay gắt, cũng như những khó khăn nội tại của ngành đã đặt ra những hạn chế trong việc xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Mỹ. Việc nghiên cứu để đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Mỹ là một vấn đề phức tạp liên quan đến nhiều ngành nhiều mặt của đời sống xã hội. Mặc dù còn gặp một số khó khăn trong nghiên cứu đề án đã hoàn thành được một số nội dung sau:
- Làm sáng tỏ vai trò của hoạt động xuất khẩu, và một số điều cần quan tâm khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
- Đánh giá thực trạng, những thành tựu cũng như những tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ.
- Đề xuất 1 số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0680.doc