Tiểu luận Các giải pháp tăng cường khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam để tham gia hội nhập kinh tế tài chính khu vực và thế giới

Việc phân tích và đánh giá khả năng cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam so với các NH trong khu vực vẫn còn rất nhiều điểm yếu. Những yếu tố này có thể kể đến trước hết là năng lực tài chính của các NHTM, công nghệ và trình độ cán bộ. Do vậy trước khi có thể mở rộng hơn nữa hoạt động kinh tế đối ngoại trong thời gian tới, việc tăng cường khả năng của các yếu tố trên là một việc làm vô cùng cần thiết. Ngoài ra việc hòan thiện, chỉnh sửa những văn bản pháp quy của Nhà nước liên quan đến hoạt động NH mà cụ thẻ là luật NH cũng cần đồng thời tiến hành với các nhiệm vụ nói trên.

doc36 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1195 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Các giải pháp tăng cường khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam để tham gia hội nhập kinh tế tài chính khu vực và thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u lực từ 10/12/2001) và đang đàm phán để có thể gia nhập WTO trong khoảng thời gian hai năm tới vv...những đổi mới trong đường lối phát triển kinh tế trên đã góp phần làm cho Việt Nam trở thành một trong số ít các quốc gia có độ tăng trưởng kinh tế cao trên toàn cầu ở suất thập niên 90. Tuy nhiên, quá trình hội nhập không phải là một con đường bằng phẳng, ít rủi ro tổn thất mà là một quá trình cạnh tranh gay gắt xâm nhập thị trường lẫn nhau giữa các nền kinh tế, các công ty đa quốc gia các tập đoàn tài chính quốc vv...vì thế để chủ động hội nhập, và phát triển đang là một vấn đề bức thiết hiện nay đối với mọi doanh nghiệp, trong đó có các NHTM Việt Nam (NHTMVN). 2.2.1 Những cơ hội và thách thức: Những lợi thế cơ bản mà NHTM có được trong quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam đối với nền kinh tế thế giới là: -Hội nhập sẽ mở ra cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế về các vấn đề tài chính, tiền tệ, qua đó nâng cao được uy tín của NHTM trên thị trường tài chính quốc tế. NHTM thuận lợi trong việc thiết lập, các quan hệ song phương và đa phương với các NH nước ngoài, từ đó sử dụng tốt hơn nguồn tiền gửi ngoại tệ đang có ở nước ngoài cũng như hỗ trợ một cách có hiệu quả hơn nữa cho các doanh nghiệp Việt Nam xâm nhập vào các thị trường mới. (VD: Thị trường Mỹ). -Có điều kiện chia sẻ thông tin, trao đổi nghiệp vụ, tiếp cận thị trường mới cũng như tranh thủ được công nghệ NH, trình độ quản lý tiên tiến từ các quốc gia có nền kinh tế phát triển. -Thông qua việc hợp tác mà dành cho nhau những ưu đãi trong tín dụng, trong mức phí dịch vụ NH, trong đào tạo nguồn nhân lực. -NHTM sẽ thuận lợi hơn trong việc tiếp cận các nguồn vốn quốc tế nhất là các nguồn vốn dài hạn và các trợ giúp kỹ thuật quốc tế cần thiết khác. -Hội nhập quốc tế còn là động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách hệ thống NHTM phải tiến hành nhanh hơn, quyết liệt hơn,từ đó nâng cao được sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động, nâng cao được năng lực quản trị điều hành tương xứng với chuẩn mực của hệ thống NH quốc tế. Bên cạnh những thuận lợi trên NHTM cũng đang phải đối mặt với những thách thức hết sức lớn cần phải giải quyết cấp bách như: -Thực trạng tài chính yếu kém thể hịên ở vốn tự có thấp, vốn tự có trên tài sản có có điều chỉnh theo tỷ lệ rủi ro trong giai đoạn 1996-2001 thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn quốc tế là 8% nên hạn chế khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh-đầu tư, nợ xấu phát sinh từ thời bao cấp và những năm đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường đã lên tới hàng ngàn tỷ đồng mà NHTM không thể tự bản thân mình giải quyết xong trong một thời gian ngắn; trong khi đó lộ trình mở cửa trị trường tài chính-tiền tệ theo các hiệp định quốc tế đã đựoc Chính Phủ thông qua và theo thời gian, các "rào cản"trong lĩnh vực tài chính-NH sẽ dần được dỡ bỏ. Tiềm lực tài chính yếu kém là đặc điểm chung của hệ thống NHTM Việt Nam nhưng đây lại là thế mạnh của hệ thống NH nước ngoài nhất là với các NH Mỹ. -Nguồn vốn trung, dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn nên hạn chế việc tham gia đầu tư vào các công trình trọng điểm của quốc gia, của ngành và địa phương; trong khi thực tiễn cho thấy rằng việc đầu tư vào các lĩnh vực được Nhà nước khuyến khích thì rủỉ ro sẽ thấp hơn đầu tư thông thường, bởi lẽ các dự án đầu tư này thường có sự hỗ trợ và ưu đãi của Chính Phủ về thuế và vốn, về kỹ thuật, tiền thuê đất,vv.. -NHTM có nguồn vốn tiền gửi ngoại tệ lớn và chủ yếu bằng USD, nhưng vốn để đầu tư trong nước chiếm tỷ trọng nhỏ, còn đa số là gửi ở NH nước ngoài nên dễ bị tác động bởi các yếu tố về chính sách tiền tệ tỷ giá hối đoái của nước ngoài mà đặc biệt là của Mỹ. Nguồn tiền gửi ngoại tệ lớn nhưng chưa linh hoạt trong chuyển đổi sử dụng nên đã có nhiều lúc xảy ra nghịch lý"vốn ngoại tệ thừa" trong khi "tiền đồng Việt Nam " đã làm hạn chế hoạt động kinh doanh. -Trình độ công nghệ NH còn thấp, việc ứng dụng còn nhiều bất cập, cơ cấu sản phẩm dịch vụ NH chưa đa dạng. -Trình độ quản trị điều hành chung về các mặt chỉ mới ở mức trung bình nếu so với hệ thống NH quốc tế. -NHTM chưa có chi nhánh ở nước ngoài trong khi đó nhiều NH nước ngoài đã có chi nhánh và đang ngày một mở rộng hoạt động tại Việt Nam. 2.3 Những nội dung chủ yếu trong cạnh tranh của các NHTM khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI tháng 12 năm 1986 Đảng ta có chủ trương đổi mới kinh tế ,phát triển kinh tế thị trường có định hướng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đảng ta động viên toàn dân cố gắng phát riển sức mạnh nội lực sẵn có trong nước và đẩy mạnh các quan hệ hợp tác kinh tế với bên ngoài , tham gia quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó nền kinh tế nước ta đã phát triển mạnh mẽ, nhất là trong thập niên 90. Đại hội ần thứ chín vừa qua lại một lần nữakhẳng định và nhấn mạnh hơn là phải chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế không phải là mục tiêu mà là phương tiện chúng ta lợi dụng các nguồn lực bên ngoài để xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ, đáp ứng yêu cầu của nước ta trong quá trình phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đưa nước ta thàh nước công nghiệp hiện đại giàu mạnh. Với chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong 10 năm tới của nước ta là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng XHCN, xây dựng nền tảng để năm 2010 nứoc ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp với mục tiêu là đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển , nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân ta. Nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế phù hợp với ý tưởng của Đảng, với công cuộc đổi mới kinh tế của nước ta, toàn bộ hệ thống NH Việt Nam đã được đổi mới cơ cấu lại mạnh mẽ, chuyển từ hệ thống NH một cấp sang hệ thống NH hai cấp, mọi hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ NH phải tuân thủ luật NH và luật các tổ chức tín dụng cũng như các quy định khác của quốc tế.. Vậy nên hiểu những nội dung chủ yếu trong cạnh tranh của các ngân hàng thương mại là gì? Việc đầu cần làm là: Cơ cấu lại hệ thống NH Việt Nam nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của NH. Đó là việc khôi phục lại khả năng trả nợ và khả năng thu lợi nhuận, nâng cao chức năng trung gian tài chính giữa các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế. Nói một cách đơn giản, việc cải cách hệ thống NH là cố gấng khôi phục tính cân đối giữa các danh mục của bảng cân đối tái sản của NH. Cố gắng từ nay đến năm 2005 giải quyết dứt điểm các khoản nợ bị rủi ro không đòi được và lhông để phát sinh nợ quá hạn.Bằng mọi phương pháp để nâng cao vốn điều lệ lên ngang tầm mức của ngân hàng khu vực và toàn cầu, muốn vậy phải có sự hỗ trợ của Nhà nước.Nâng cao năng lực tài chính, phấn đấu nâng chỉ số CAR đạy 6- 8% tổng tích sản vào năm 2005, với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn bình quân trên 18% năm. Việc thứ hai là: Sắp xếp cơ cấu lại bộ máy tổ chức và nâng cao năng lực bộ máy quản trị điều hành ngân hàng. Phải đổi mới cơ chế điều hành tổ chức, các phòng ban bộ phận cho phù hợp với ý tưởng một ngân hàng hiện đại. Tiến hành từ hội sở chính đến các chi nhánh, nói một cách khác là kiện toàn cả hệ thống. Có như vậy mới đáp ứng được mục tiêu kinh doanh và hội nhập. Xây dựng mô hình quản lý từ trung ương đến cơ sở thoáng do phân cấp quản lý nhưng lại chặt chẽ theo các quy chế và pháp luật. Bên cạnh đó mở rộng các mạng lưới đến các tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế để cân đối được giữa hai nguồn vốn nội tệ và ngoại lệ. Việc thứ ba là: châm lo đội ngũ cán bộ, đào tạo cán bộ đủ trình độ một ncách kịp thời để hoàn thành các yêu cầu của nhiệm vụ. Bên cạnh những cán bộ đã có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng đáp ứng được yêu cầu, cần tiếp tục đào tạo mới và bổ trợ các kiến thức, kỹ năng vận hành, nghệ thuật kinh doanh nghiệp vụ kinh doanh, sáng tạo các sản phẩm mới để khi hội nhập quốc tế không bị động. Việc thứ tư là: Hoàn thiện khuân khổ pháp lý, quản lý và giám sát; các quy chế an toàn cùng vơi sự giám sát hiệu quả phù hợp với các quy định đó là rất cần thiết để đảm bảo vận hành hệ thống NH hoạt động một cách có hiệu quả trong tương lai. có rất nhiều các quy định về việc gửi tiền, giao dịch ngoại tệ, bảo hiểm tiền gửi, về các điều kiện cho phép can thiệp vào các NH( bao gồm việc xác định phạm vi và trách nhiệm của ban thanh tra của NH Nhà nước đã được ban hành tuy nhiên còn nhiều việc cần làm, như về lĩnh vực phân loại các khỏan vay trích lập rủi ro để đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và tính công khai, chính xác của báo cáo tài chính tại các NH. tăng cường khả năng giám sát của các NHTƯ là yếu tố quan trọng đẩy mạnh các NH hoạt động hiệu quả. Các tiêu chuẩn kế toán phản ánh trung thực tình hình tài chính của NH là điều kiện tiên quyết để giám sát mọi cách có hiệu quả. Việc giám sát cần dựa trên các rủi ro và thanh tra tại chỗ cũng như kiểm tra gián tiếp thông qua hệ thống kế toán và kiểm toán. Để đảm bảo việc này các tiêu chuẩn kế toán Việt Nam cần phù hợp với các tiêu chuẩn kế toán quoóc tế (IAS) để đảm bảo thông tin trung thực và chính xác về tình hình tài chính của NH. Đặc biệt, việc phân loại các khoản vay và trích lập quỹ dự phòng rủi ro của các NH cần phản ánh rủi ro Tín dụng cho các khoản vay nhưng quy định về kế toán hiện hành không cho phép đìêu đó. Việc cải thiện hơn nữa khung pháp lý cũng lên kế hoạch để giải quyết các khoản nợ có vấn đề. Việc thứ tư là tạo môi trường bình đẳng cho tất cả các NH: các chương trình cải cách của chính Phủ nhằm tăng khả năng cạnh tranh giữa các NH, nhưng dự kiến sẽ tiến hành từ từ và có quản lý điều tíêt. các NH đã thực hiện được phép cạnh tranh qua giá cho vay bởi lãi suất đã được thả nổi trong thời gian cho phép. Qua thực tế cần khẳng định rằng: Việt Nam đẫ đứng vững trước những ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng khu vực. Điều đó có được là nhờ Việt Nam trong tiến trình thực hiện cơ cấu lại hệ thống NH đã luôn thận trọng, xây dựng được kế hoạch ngắn hạn và dài hạn cho cuộc cải cách, phát huy mọi chính sách kinh tế tầm vi và vĩ mô, không mạo hiểm để đạt được mức tăng trưởng cao nên đã tránh được khủng hoảng về cán cân thanh toán, ngân sách và NH. Nó là điều kịên thuận lợi cho Việt Nam trong tiến trình cải cách hệ thống NH, là bài học kinh nghiệm quá báu để chúng ta có thể vạch ra được hướng đi tốt cho hệ thống NH quốc gia. Chương II Thực trạng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay 1.Thực trạng hoạt động của các NHTM Việt Nam hiện nay. Hệ thống NH Việt Nam đã được đổi mới một cách đáng kể trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường có điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Từ mô hình hệ thống NH của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang mô hình NH của nền kinh tế thị trường, mô hình tổ chức có sự thay đổi căn bản đó là cách biệt chức năng quản lý hoạt động tiền tệ, Tín dụng với chức năng kinh doanh tiền tệ, đa dạng hóa các loại hình NH, từng bước xoá bỏ độc quyền chuyển sang cạnh tranh có sự quản lý của Nhà nước. Kể từ đầu năm 90 hệ thông các NHTM đã không ngừng phát triển về loại hình và nghiệp vụ, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế đất nước. Bên cạnh hai NH Ngoại thương và NH Đầu tư phát triển được hình thành từ trước đã có thêm hai NH chuyên doanh NH Nông nghiệp và Ngân hàng công thương Việt Nam, có bốn NHTM quốc doanh; ngan hàng Ngoại thương, Ngân hàng công thương, NH Đầu tư và phát triển, NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đây là những NHTM lớn của VIệt Nam. Trong giai đoạn đầu, các NHTM quốc doanh phải hoạt động trong môi trường khó khăn: gánhchịu việc xử lý các tồn đọng nặng nề của cơ chế cũ, tình hình tài chính mất cân đối nợ quá hạn, khê đọng khó đòi cao do các tổ chức kinh tế làm ăn thua lỗ, lạm phát cao, lãi suất thực âm, tỷ giá ngoại tệ còn bao cấp. Đến đầu năm 1990, cả nước đã có tới 15 NHTM cổ phần và các hợp tác xã Tín dụng do các cấp chính quyền thành lập ở cả thành thị và nông thôn. Trong môi trường chưa ổn định, các tổi chức tín dụng này đều còn non nớt, tình trạng mất khả năng chi trả của nhiều tổ chức tín dụng đã làm mất lòng tin của dân chúng. Đến quý I 1990 với 791 tỷ đồng đã cho vay thì 510 tỷ đồng quá hạn và đến quy III năm 1990 hầu hết các tổc chức tín dụng lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả. Tháng 5 năm 1990, hai pháp lệnh NH( phấp lệnh NHNN, pháp lệnh NH hợp tác xã Tín dụng và công ty tài chính) ra đời là bước ngoặt quan trọng trong hoạt động của hệ thống NH. Hai pháp lệnh NH đã khẳng định hệ thống NH là NH hai cấp bao gồm NH NN và NHTM, hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính...vv... pháp lệnh đã khẳng định tính đa hình thức sở hữu, đa loại hình đa thành phần và kinh doanh đa năng của hệ thống NHTM. Pháp lệnh đã mở đường cho quả trình phát triển các loại hình NH tại Việt Nam, bao gồm NH quốc doanh, NHTM cổ phần, NH liên doanh giữa Việt Nam và nước ngoài, chi nhánh NH nước ngoài tại Việt Nam. Được xây dựng từ năm đầu chuyển đổi cơ chế, pháp lệnh đã không thể đáp ứng yêu cầu phát triển của hệ thống tài chính ở Việt Nam trong giai đoạn nửa sau của những năm 90. Trước tình hình đó, Quốc hội đã thông qua luật về NHNN và luật về các tổ chức tín dụng. Luật các tổ chức tín dụng đã tạo mội trường pháp lý mới cho sự phát triển của các NH. Các NHTM mở rộng đối tượng phục vụ cho mọi thành phần kinh tế, mở rông thị trường. Nhiều nghiệp vụ NH mới bước đầu được thực hiện như nghiệp vụ cầm đồ, chiết khấu các giấy tờ có giá , tài trợ bán hàng trả góp, Tín dụng thuê mua, đấu thầu tín phiếu kho bạc, hùn vốn mua cổ phần các doanh nghiệp vv.... Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, các NHTM bỏ giần các cấp trung gian, tách biệt giàn các hoạt động chính sách và hoạt động thương mại, tăng tính độc lập tương đối cho các chi nhánh, mạnh giạn đổi mới công nghệ phù hợp với yêu cầu quản lý kinh doanh nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, bước đầu tạo lập các công ty con triển khai nhiệm vụ mới. Từ năm 1994 trở về trước, NHTM vừa làm nhiệm vụ kinh doanh, vừa làm công tác cấp phát , cho vay ưu đãi vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là không hợp lý. Bắt đầu từ năm 2000, thực hiện nghị định43/1999/NĐ-CP, để đảm bảo thống nhất về cơ chế cho vay, đầu mối cho vay được tập truntg tại Qỹu hỗ trợ phát triển. Nhưng thực tế, hiện nay vẫn tồn tại 5 đầu mối cho vay là: Quỹ hỗ trợ phát triển và 4 ngân hàng thương mại Nhà nước. Điều này đã làm cho cơ chế vay trả không hoàn toàn giống nhau, dẫn đến việc không có một đầu mối nào tổng hợp, phân tích, định hướng phát triển trong quá trìng thực hiện. bên cạnh đó hệ thống NHTM Việt Nam cũng có một số mặt hạn chế khác nữa: 1.1 Quy mô vốn của các NHTM Việt Nam. Một cách khái quát có thể đánh giá về tình hình tài chính của các NHTM Việt Nam như sau: Thứ nhất: Năng lực tài chính bị hạn chế. Năng lực tài chính của các NHTM trước hết phải thể hiện ở các điều lệ của các ngân hàng. Nhưng ở các NHTM Việt Nam ,kể cả ở các ngân hàng NHTM quốc doanh, vốn này còn quá nhỏ so với tổng tài sản của từng ngân hàng so với" thông lệ quốc tế" . Tính đến năm 1999, NHTM quốc doanh kớn nhất của Việt Nam là ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, vốn điều lệ chỉ có 2200 tỷ VND, còn các NHTM QD khác chỉ kà 1100 tỷ VND. Nếu lấy tỷ giátại thời điểm này 1USD = 14000VND thì vốn điều lệ của NHTM trên chỉ tương đương với 157,14 triệu USD và 78,57 USD, còn các NHTMCP thì vốn điều lệ chỉ tương đương 3 triệu USD. Dó là một số vốn qua nhỏ so với một vài NHTM trung bình của các nước trong khu vực và thế giới. Vốn tự có của một số NHTM trung bình trên thế giới: Public Bank Malayxia 964 triệu USD ; Hôngkông Shanghai Banking Corporation 25,78 tỷ USD Citibank 21 tỷ USD...(Nguồn :NHVN qua các giai đoạn lịch sử-TL hội thảo khoa học- viện NCKHNH/2001). Theo thông lệ quốc tế, để đánh giá sự an toàn về tài chính của NH, người ta so sánh giữa vốn tự có với tổng tài sản có. Tỷ trọng này phải đạt tối thiểu là 8%. Nhưng ổ Việt Nam tỷ trọng này là rất thấp. TT Các Ngân Hàng Thương Mại Quốc doanh %Vốn tự có/tổng TS có 1 Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn 5,5 2 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển 2,6 3 Ngân hàng Công thương 2,4 4 Ngân hàng Ngoại thương 2,2 (Nguồn: báo cáo của NHNNVN năm 1999) Như vậy với nhiệm vụ kinh doanh tên phạm vi cả nước với yêu cầu của sự phát triển và hội nhập, thì năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam còn quá nhỏ bé. Khản năng về an toàn Tài chính là chưa cao. Thứ hai: chất lượng tài sản có còn thấp. Có nhiều chỉ tiêu đánh giá chất lượng tài sản có.Nhưng chỉ tiêu trực quan nhất là "dư nợ tín dụng". Trong những năm vừa qua, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế "dư nợ tín dụng" của các NHTM cũng tăng lên đáng kể. Đó là một biểu hiện khích lệ. Tuy nhiên phân tích thực trạng "dư nợ tín dụng", thì có thể thấy ngay những cảnh báo đáng lo ngại, đó là: -Tỷ trọng nợ quá hạn trong tổng dư nợ cho vay còn lớn. Tổng dư nợ của cả hệ thống NHTM hiện nay có khoảng 140 000 tỷ VND, trong đó nợ quá hạn khoảng 20.000 tỷ VND chiếm trên 14%. Trong số này nợ khó đòi và không có khả năng thanh toán khoảng trên 9.000 tỷ VND, chiếm 45% tổng dư nợ quá hạn. Khả năng sinh lời của các khoản tín dụng trên là tháp, nhuq vậy chất lượng tín dụng của các NHTM là chưa cao. -Các NHTM chủ yếu là NHTMQD, bị các DNNH chiếm dụng vốn nhiều. Hiện tại tổng số vốn của DNNH vốn vay ngân hàng chiếm 85%. Nhưng trong tổng số dư nợ nêu trên, thì nợ quá hạn của DNNH chiếm 68%. Như vậy các DNNH sử dụng vốn của các NHTMQD kinh doanh, nhưng lại không trả được nợ, như vậy sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế là chưa có hiệu quả. -Chính phủ còn can thiệp quá sâu vào hoạt động tín dụng của các NHTMQD. Vì vậy mà có nhiều khoản mà ngân hàng phải cho vay "không đảm bảo", phục vụ các chính sách của Nhà nước, như cho vay người nghèo, cho vay tôn nền, làm nhà trên cọc( Đồng bằng sông Cửu long ), cho vay khắc phục hậu quả lũ lụt, cho vay sinh viên nghèo, cho vay giảm lãi suất với vùng núi, hải đảo...Tổng số các đối tượng cho vay nêu trên, tính đến 31/12/1999 của NHNo đã phải dùng vốn kinh doanh để cho vay chính sách, thực chất là mang tính cấp phát tài chính. Khoản dư nợ này chắc chắn còn "treo" tương đối dài tên bảng cân đối tài sản của NHNo. Chất lượng tín dụng đơn cử như trên, rõ ràng đã góp một phần không tích cực vào tình trạng ANTC trong hoạt động của các tổ chức TDNH 1.2. Các dịch vụ ngân hàng; Ngân hàng là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho công chúng và doanh nghiệp. Thành công của ngân hàng phụ thuộc vào năng lực xác định các dịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu, thực hiện các dịch vụ đó một cách có hiệu quả. 1.2.1. Mua bán ngoại tệ Một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện đó là trao đổi (mua bán) ngoại tệ- một ngân hàng đứng ra mua bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác và hưởng phí dịch vụ. Trong thị trường tài chính hiện nay, mua bán ngoại tệ thường do các ngân hàng lớn nhất thực hiện bởi vì những giao dịch như vậy có độ rủi ro cao, đồng thừi yêu cầu phải có chuyên môn cao. 1.2.2Nhận tìên gửi. Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó các NH đã tìm mọi cách để huy động được tiền. Một trong nhuẽng nguồn quan trọng là các khoản tiền gửi(thanh toàn và tiết kiệm của khách hàng ). NH mở dịch nhận tiền gửi để bảo quản hộ người có tiền vay với cam kết hoàn trả đúng hạn. Trong cuộc cạnh tranh để tìm và dành được các khoản tiền gửi, các NH đã trả lãi cho tiền như là phần thưởng cho khách hàng về việc sẵn sàng hy sinh nhu cầu tiêu dùng trước mắt và cho phép ngân hàng sử dụng tạm thời để kinh doanh. Trong lịch sử đã có những kỷ lục về lãi suất 16% một năm để thu hút các khoản tiếtư kiệm nhằm mục đích cho vay đối với các chủ tàu ở Địa Trung Hải với lãi suất gấp đôi hay gấp ba lãi suất tiết kiệm. 1.2.3 Cho vay. + Cho vay thương mại. Ngay ở thời kỳ đầu các ngân hàng đã chiết khấu thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với người bán (người bán chuyển các khoản phải thu cho ngân hàng để lấy tiền trước ). Sau đó là chuyển tiếp từ triết khấu thương phiếu sang cho vay trực tiếp đối với các khách hàng ( là người mua ) , giúp họ có vốn để mua hàng dự trữ sản xuất kinh doanh. +Cho vay tiêu dùng. Trong giai đoạn đầu hầu hết các NH không tích cực cho vay đối với cá nhân và hộ gia đình bởi vì họ tin rằng các khoản cho vay tiêu dùng rủi ro vỡ nợ tương đối cao. Sự gia tăng thu nhập của người tiêu dùng và cạnh tranh trong cho vay đã buộc các NH phải hướng tới người tiêu dùng như là một khách hàng tiềm năng. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, tín dụng tiêu dùng đã trở thành một trong những loại tín dụng tăng trưởng nhanh nhất ở các nước có nền kinh tế phát triển. +Tài trợ cho dự án Bên cạnh cho vay truyền thống là cho vay ngắn hạn, các ngân hàng ngày càng trở nên năng động trong việc tài trợ cho xây dựng nhà máy mới đặc biệt là trong các ngành công nghệ cao. Độ rủi ro trong loại hình Tín dụng này nói chung là cao song lãi suất lại lớn. Một số ngân hàng còn cho vay đầu tư vào đất. 1.2.4 Bảo quản vật có giá. Các ngân hàng thực hiện việc lưu giữ vàng và các vật có giá khác cho khách hàng trong kho bảo quản. Ngân hàng giữ vàng và giao cho khách tờ biên nhận( giấy chứng nhận do NH phát hành ). Do khả năng chi trả bất cứ lúc nào cho giấy chưng nhận, nên giấy chứng nhận đã được sử dụng như tiền-dùng để thanh toán các khoản nợ trong phạm vi ảnh hưởng của NH phát hành. Lợi ích của việc sử dụng phương tiện thanh toán bằng giấy thay cho bằng kim loại đã khuyến khích khách hàng gửi tìn vào NH để đổi lấy giấy chứng nhận của NH. Đó là hình tbhức đầu tiên của giấy bạc NH. Ngày nay, vật có giá được tách khỏi tiền gửi và khách hàng phải trả chi phí bảo quản. 1.2.5 Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hịên thanh toán. Khi các doanh nhân gửi tiền vào NH, họ nhận thấy NH không chỉ bảo quản mà còn thực hiện các lệnh chi trả cho khách hnàg của họ. Thanh toán qua NH đẫ mổ đầu cho thanh toán không dùng tiền mặt, tức là người gửi tiền không cần phải đến NH để lấy tiền mà chỉ phải viết giấy chi trả cho khách hàng (còn gọi là SEC), khách hàng mang giấy đến NH để nhận được tìên. Các tiện ích của than toán không dùng tiền mặt( an toàn, nhanh chóng chính xác, tiết kiệm chi phí) đã góp phần rút ngắn thời gian kinh doanh và nâng cao thu nhập cho doanh nhân. Khi NH mở chi nhánh thanh toán qua NH được mở rông phạm vi, càng tạo nhiều tiện ích cho các doanh nhân. Điều này đã khuyến khích cho các doanh nhân gửi tiền vào NH để nhờ thanh toán hộ. Như vậy, một dịch vụ mới, quan trọng nhất được phát triển đó là tài khoản tiền gửi để giao dịch (demand deposit), cho phép người gửi tiền viết SEC thanh toán cho việc mua hàng hoá và dịch v. Việc đưa ra loại tài khoản tiền gửi mới này được xem là một trong những bước đi quan trọng nhất trong nghiệp NH. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều thể thức thanh toán được phát triển như Uỷ nhiệm chi, nhờ thu, L/C, thanh toán bằng điện, vv... 1.2.6 Quản lý ngân quỹ. Các NH mở tài khoản và dữ tiền của phần lớn các doanh nghiệp và cá nhân. Nhờ đó, NH thường có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều khách hàng. Do có kinh nghiệm trong quản lý ngân quỹ và khả năng trong việc thu nhân, nhiều NH đã cung cấp cho khách hàng dịch vụ quản lý ngân quỹ, trong đó NH đồng ý quản lý việc thu và chi cho một công ty kinh doanh và tiến hành đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoán sinh lợi và tín dung ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán. 1.2.7 Tài trợ các hoạt động của Chính phủ. Khả năng huy động và cho vay với khối lượng lớn của NH đã trở thành trọng tâm chú ý của các Chính phủ. do nhu cầu chi tiêu lớn và thường là cấp bách trong khi thu không đủ, Chính phủ các nước đều muốn tiếp cận với các khoản cho vay của NH. Trong điều kiện các NH tư nhân không muốn tài trợ cho Chính phủ vì rủi ro cao, Chính phủ thường dùng một số đặc quyền trao đổi lấy các khoản vay của những NH lớn. Khi NH trung ương thành lập, Chính phủ đều tìm cách tham dự, hoặc trực tiếp can thiệp để có được những khoản tín dụng lớn. Ngày nay Chính phủ dành quyền cấp giấy phép hoạt động và kiểm soát các NH. Các NH được cấp giấy phép thành lập với điều kiện là họ cam kết thực hiện với mức độ nào đó các chính sách của Chính phủ và tài trợ cho Chính phủ. Các NH phải mua trái phiêú Chính phủ theo một tỷ lệ nhất định trên tổng lượng tiền gửi mà NH huy động được; hoặc phải cho văy với điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp của Chính Phủ. 1.2.8 Bảo lãnh. Trong những năm gần đây nghiệp vụ bảo lãnh ngày càng đa dạng và phát triển mạnh.NH thường bảo lãnh cho khách hàng của mình mua chịu hàng hoá và trang thiết bị, phát hành chứng khoán, vay vốn của tổ chức tín dụng khác vv... 1.2.9 Cho thuê thiết bị trung và dài hạn. Nhằm dể bán được các thiết bị, đặc biệt là các thiết bị có giá trị lớn nhiều hãng sản xuất và thương mại đã cho thuê(thay vì bán) các thiết bị. Cuối hợp đồng thuê, khách hàng có thể mua (do vậy còn gọi là hợp đông thuê mua). Rất nhiều NH tích cực cho khách hàng kinh doanh quyền lựa chọn thuê các thiết bị, máy móc cần thiết thông qua hợp đồng thuê mua, trong đó NH mua thiết bị và cho khách hàng thuê. Hợp đồng cho thuê thường phải đảm bẩo yêu cầu khách hàng phải trả tới 2/3 giá trị tài sản cho thuê. Do vậy, cho thuê của NH cũng có nhiều điểm giống như cho vay và được xếp vào tín dụng trung và dài hạn. 1.2.10 Cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn. Do hoạt động trong lĩnh vực tài chính các NH có rất nhiều chuên gia về quản lý tài chính. Vì vậy , nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã nhờ NH quản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính hộ. Dịch vụ uỷ thác phát triển sang cả uỷ thác vay hộ, uỷ thác cho vay hộ, uỷ thác phát hành, uỷ thác đầu tưvv...thậm chí, các NH đóng vai trò là người dược uỷ thác trong di chúc, quản lý tài sản cho khách hàng đã qua đời bằng cách công bố tài sản, bảo quản các tài sản có giá. Nhiều khách hàng còn coi NH như một chuyên gia tư vấn tài chiónh. NH sẵn sàng tư vấn về đầu tư, về quản lý tài chính, về thành lập mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. 1.2.11 Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khóan. Nhiều NH đang phấn đấu cung cấp đủ các dịch vụ tài chính cho phép khách hàng thoả mãn mọi nhu cầu. Đây là một trong những lý do chính khiến các NH bắt đầu bán các dịch vụ mộ giới chứng khoán, cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán khác mà không phải nhờ đến người kinh doanh chứng khoán khác. Trong môt vài trường hợp, các NH tổ chức ra công ty chứng khoán hoặc công ty môi giới chứng khoán. 1.2.12 Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm. Từ nhiềunăm nay, các NH đã bán bảo hiểm cho khách hàng điều đó bảo đảm việc hoàn trả trong trường hợp khách hàng bị chết, bị tàn phế hay gặp rủi ro trong hoạt động, mất khả năng thanh toán. 2.13 Cung cấp dịch vụ đại lý. Nhiều NH trong quá trình hoạt động không thể thiết lập chi nhánh hoặc văn phòng ở khắp mọi nơi. Nhiều NH(thường NH lơn) cung cấp dịch vụ NH đại lý cho các NH khác như thanh toán hộ, phát hành hộ các chứng chỉ tiền gửi, làm NH đầu mối trong đồng tài trợ vv... 1.3 Công Nghệ Ngân Hàng. Trong thời gian qua ,các ngân hàng thương mại đều nhận thức được vai trò hết sức quan trọng của công nghệ thông tin đối với kịnh doanh ngân hàng. Công nghệ ảnh hưởng quyết định tới việc phát triển sản phẩm, chất lượng sản phẩm và phương thức phân phối sản phẩm đến khách hàng. Khả năng quản lý ngân hàng, khả năng quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào trình độ công nghệ cuả ngân hàng. Chính vì thế các NHTM đã không ngừng củng cố và hoàn thiện để thích ứng vứi nền kinh tế thị trươngf, đều nỗ lực đổi mới công nghệ, cung cấp các dịch vụ ngân hàng mới và đào tạo đội ngũ nhân viên. Đặc biệt nhận thức được rằng cung cấp dịch vụ NH sẽ là hoạt động kinh doanh then chốt của các NHTM trong bối cảnh hội nhập các NHTM Việt Nam ngày càng chú trọng đến việc cung cấp dịch vụ ngân hàng. Trong đó một số hình thức dịch vụ ngân hàng tiến có khả năng được áp dụng và phát triển mạnh trong thời gian tới là dịch vụ ngân hàng trụn góicá nhân( còn gọi là ngân hàng bán lẻ), dịch vụ ngân hàng điện tử(E-Banking) bao gồm một số sản phẩm đặc trưng như tín dụng kinh doanh nhỏ, tín dụng tiêu dùng, thẻ tín dụng rút tiền tự động, dịch vụ thanh toán chuyển tiền dịch vụ ghi có/ nợ báo trước(trả lương , thanh toán tiền điện thoại, tiềnn nước...) tưvấn và đầu tư về dịch vụ khách. Tuy có nhiều dịch vụ tương đồng nhưng dịch vụ ngân hàng điện tử chủ yếu hướng vào đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, các tổng công ty lớn. Đây cũng là yếu điểm cơ bản của hệ thống NHTM Việt Nam vốn dựa chủ yếu vào tín dụng doanh nghiệp(bán buôn) kinh nghiệm của các nước trên thế giới là lợi nhuận từ hoạt động của dịch vụ bán lẻ thường lớn hơn và khó kiểm soát hơn(lãi suất, doanh số,lệ phí) so với bán buôn. Ngoài ra, loại dịch vụ bán lẻ gắn chặt với cuộc sống hàng ngày của dân cư, chính vì vậy dần tạo nên uy tín tốt về mặt kinh tế-xã hội của các NHTM. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng đó mới chỉ là mục tiêu phấn đấu mà các NHTM Việt Nam cần phải nỗ lực cố gắng để đạt tới thông qua việc khắc phục những hạn chế về: Quy mô vốn, dịch vụ NH, công nghệ NH..vv.. 1.4. Trình độ quản trị ngân hàng: Có thể khẳng định rằng, trình độ quản trị có vai trò rất quan trọng đến kết quả hoạt đọng kinh doanh của các NH. Tuy nhiên, đây vẫn luôn là yếu điểm của hệ thống NHTM của Việy Nam. qua số liệu khảo sát của hai thời điểm 31/12/90 và 31/12/'97 cho thấy đang có sự giảm mạnh về tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo giảm từ 39% xuống còn 22% năm 1997. Tong khin đó, tỷ lệ lao động được đoà tạo trên đại học toàn ngành tăng đáng kể từ 20% lên 39%. Tuy nhiên ,nếu so sánh với hệ thống ngân hàng của các nước khác thì tỷ lệ đại học và trên đại học trong tổng số lao động của Việt Nam vẫn còn thýp hơn rất nhiều. Cuj thể, tỷ lệ này ở Thái Lan là 65% . Một trong những điểm yếu về trình độ của cán bộ ngân hàng xuất phát từ đặc thù hình thành và phát triển, nguồn nhân lực do chuyển từ hệ thống cũ nên rất đông người chịu ảnh hưởng khá nặng của tư tưởng kinh doanh bao cấp . Phần đông trình độ của cán bộ còn bất cập, nhiều cán bộ chưa qua đào tạo cơ bản và trong số đó không ít người khó có khả năng đào tạo lại, số khác tuy được đào toạ song hiểu biết rất hạn chế về kinh tế thị trường . Theo đánh giá chung thì ngay cả trong số cán bộ có trình đọ cao vẫn còn một số bất cập như: -Khoảng một nửa số cán bộ trên đại học trong ngành hiện nay được đào tạo ở nước ngoài dưới nthời bao cấp nên chịu ảnh hưởng của quan điểm đào tạo cũ, xuất phát điểm về kinh té thị trường không cao, tuy có phương pháp luận tốt nhưng phần đông đã cao tuổi. -Hơn một nửa đội ngũ cán bộ trên đại học hiện nay được đào tạo trong cơ chế mới nhưng do việc đào tạo được thực hiện ồ ạt, ngắn hạn nên đã bộc lộ những vấn đề về chất lượng đào tạo. -Một số ít được đào toạ tại một số quốc giá phương Tây. Được trang bị kiến thức thị trường và phương pháp luận khá tốt . Tuy nhiên khả năng ứng dụng lý luận vào thục tế còn hạn chế. Ngoài ra, còn rất nhiều vấn đề khác như khả năng ngoại ngữ cũng như trình độ tin học của đội ngũ cán bộ vẫn là vấn đề đáng quan tâm. 3. Đánh giá khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam hiện nay: Xét về vốn, các NH của Việt Nam đều có vốn rất nhỏ. Mặc dù NHNN đã tiến hành cơ cấu lại 4 NHTMQD thông qua việc chuyển khoản nợ 2,4 nghìn tỷ VND thành vốn cho các ngân hàng này, thì theo đánh giá của IMF, tỷ lệ vốn/ tài sản đã được điều chỉnh của các ngân hàng này vẫn chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế, nhất là những nguyên tắc của hiệp định Bale. Nếu so sánh với các nước khác trong khu vực và thế giới, có thể nói các NHTM Việt Nam đều có vốn tự có ít hơn rất nhiều so với các ngân hàng trong khu vực. Ngân hàng có vốn đầu tư lớn nhất chỉ khoảng 170 triệu USD nhỏ nhất chỉ khoảng 1 triệu USD trong khi một số ngân hàng trong khuvực đã có vốn tự có 1 tỷ USD tức là vốn tự có của một ngân hàng Việt Nam chỉ vào khoảng 1/5 so với các ngân hàng khác của các nước trong khu vực. Với tỷ lệ vốn tự có thấp như vậy đã làm giảm khả năng mở rộng tín dụng của các HNTM và tăng khả năng rủi ro của họ. Một vấn đề đáng chú ý là kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng quốc doanh đang kém dần đi, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng tài sản của nhiều ngân hàng đang ở mức báo động, trong đó nợ quá hạn trên tổng số dư nợ của toàn hệ thống ngân hàng tính cho hết tháng3/2000 đã lên tới 13,1% trong đó hệ thống các ngân hàng quốc doanh là 11% lớn hơn rất nhiều so với tỷ lệ an toàn là 5% (xem bảng trang sau). Bảng 1: Kết quả hoạt động của hệ thống ngân hàng,1990-2000 (%) Năm 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 3/2000 Cả hệ thống NH Nợ quá hạn/Tổng vốn tự có 8.1 95.5 85 61.9 75.7 112.3 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ 13.7 11. 6 7.8 9.3 12.4 12 13.2 13.1 Nợ quá hạn/ Tổng tài sản 6 6.6 5.5 4.8 5.5 7.4 6.8 7.2 7.1 Tổng vốn tự có/Tổng tài sản 6.8 6.9 6.9 7.1 7.2 7.9 NH Quốc Doanh Nợ quá hạn/Tổng vốn tự có 109 125.6 121 105.5 128.4 181.4 234 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ 13.7 11.6 10.2 9.1 11 12 11 11.1 11 Nợ quá hạn/Tổng tài sản 6 6.9 6.3 5.2 6.4 7.1 6.2 5.8 5.9 Tổng vốn tự có/Tổng tài sản 5.5 5 4.9 5 7.2 Nguồn: Ngân hàng thế giới, 1997, Thời báo kinh tế Việt Nam, tháng 2/1998 IMF,Vietnam:Statistical Appendix and Background Notes, IMF Staff Country report:No 00/116 August, 2000 tr 24 Điều đáng lo ngại chủ yếu là, mặc dù khối lượng tài sản có của hệ thống tài chính tăng lên một cách nhanh chóng, nhưng hệ thống tài chính Viê6ỵ Nam bị WB đánh giá là chưa thực hiện đầy đủ những chức năng tài chính cuae nó trong nền kinh tế thị trường, bao gồm các chức năng huy động vốn và phân bổ tín dụng cho các khu vực kinh tế của nền kinh tế quốc dân một cách có hiệu quả. Trên thực tế, các ngân hàng của Việt Nam đã không thể huy động các khoản tiền gửi mới mức độ như hầu hết các nước khác trong khu vực. Mức huy động vốn/GDP dù đã có sự tăng trưởng nhanh từ 23% năm 1996 lên 34% năm 1999 nhưng nếu so với các nước khác trong khu vực thì btỷv lệ này chỉ bằng 1/3 so với Hàn Quốc và bằng1/4 của Trung Quốc. theo những nghiên cứu hiện tại thì một trong những lý do mà ngân hàng chưa thu hút được các nguồn lực còn đang nhàn rỗi trong dân là do độ tin cậy của nhân dân vào hệ thống ngân hàng chưa cao. Theo tính toán chỉ tổng số 18,5% tổng số tiền tiết kiệm được gửi tại các ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Dovậy, một phần lớn các khoản tiết kiệm đó vẫn còn tồn tại dưới dạng vàng và ngoại tệ với tỷ lệ lên tới trên 30%. Một trong những nguyên nhân chính gây ra sự yếu kém của các NHTMQD chính là quyền tự chủ trong kinh doanh của các ngân hàng chua được tôn trọng.Việc cho vay của các ngân hàng này chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố phi kinh tế đặc biệt là các khoản cho vay đối với các doanh nghiệp Nhà nước. Chẳng hạn như cho phép cung ứng các khoản vay mà khong phải thế chấp tài sản cũng như gia hạn thêm đối với một số khoản nợ, chuyển nợ ngân hàng thành vốn ngân sách cấp. Chính vì những điều đó đã là nguyên nhân chủ yếu khiến cho tiềm lực tài chính của các NHTM tăng rất chậm, nguồn tài chính để tái đầu tư bị suy kiệt theo chu kỳ sử lý nợ. ngoài ra nếu xem xét với các ngân hàng trong khu vực thì tỷ lệ chi phí cho hoạt động, nhất là các chi phí quản lý hành chính,chi phí nhân lực và chi phí của các NHTM Việt Namđang ở mức rất cao, khoảng 9% so với mức 2,5-3% của các ngân hàng trong khu vực. Đây sẽ là thách thức chủ yếu của các NHTM Việt Nam trong quá trình tham gia cạnh tranh trong khu vực và trên quốc tế. Trong khi đó nếu xét thêm các yếu tố khác như: +Nhu cầu của khách hàng:Nhu cầu khách hàng là một yếu tố quan trọng nhất trong việc mở rộng các dịch vụ ngân hàng, ngân hàng không thể mở rộng được hoạt động kinh doanh nếu không gắn với hoạt động của các doanh nghiệp. Tuy nhiên có thể thấy rằng sự hiểu biết của khách hàng về các dịch vụ ngân hàng còn quá đơn giản. Nó mới chỉ rừng lại ở mức sử dụng các sản phẩm do ngân hàng cung cấp. Nói về điều này thì ngân hàng cũng có một phần trách nhiệm.Ngân hàng chưa làm được việc, là khơi dậy những nhu cầu của khách hàng. +Các lĩnh vực có liên quan và phụ trợ. Trong hoạt động ngân hàng, các lĩnh vực có liên quan và phụ trợ như sự phát triển của công nghệ thông tin và tin học.Vì hai ứng dụng của công nghệ thông tin và tin học trong hoạt động liên ngân hàng được thể hiện thông qua hệ thống thanh toán được máy tính hoá CHIPS (the Clearing house interbank Payment Systtem) và SWIFT (the Society for Worldwide interbank Financial Telecommunications). Chính sự phát triển của các hệ thống trên đã giúp cho các giao dịch của ngân hàng tăng lên cả mặt lượng lẫn mặt chất. Trong thời gian qua, các NHTM đều nhận thức được vai trò hết sức quan trọng của công nghệ đối với kinh doanh ngân hàng. Công nghệ ảnh hưởng tới việc quyết định sản phẩm, chất lượng sản phẩm và phương thức phân phối sản phẩm đến khách hàng. Khả năng quản lý ngân hàng, khả năng quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào trình độ công nghệ cuả ngân hàng.Chính vì thế, các NHTM đã có những đầu tư nhất định về vốn và nhân lực đối với lĩnh vực công nghệ. Bên cạnh đó, các tổ chức tài chính quốc tế mà đặc biệt là Ngân hàng thế giới cũng đã có những hỗ trợ đáng kể về tài chính cho lĩnh vực này. Trong lĩnh vực tin học, quá trình tin học hoá đang được nhanh chóng triển khai, các hoạt động ngân hàng được nối mạng với nhau cung cấp dịch vụ24/24 giờ, đồng thời nâng cao được hiệu quả phục vụ khách hàng cũng như quản ký vốn. Tuynhiên, cho đến nay nếu so với các nước trong khu vực thì công nghệ củaNHTM vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém. Ngoài ra, các NHTM chua đủ trình độ thiết kế tổng thể, còn nhiều hệ thồng ứng dụng tự phát triển và mang tính tạm thời để phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh trước mắt. Do đó việc kiểm soát gặp nhiều khó khăn và hệ thống có nhiều rủi ro. Đặc biệt là không có nền tảng để phát triển hoặc mở rộng các ứng dụng mới. Để đánh giá một cách khách quan hơn về khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam hiện nay, ta xét thêm một khía cạnh nữa. +Chiến lược kinh doanh của các NHTM, cấu trúc thị trường và đối thủ cạnh tranh: Kể từ khi đổi mới đến nay, hệ thống NHTM Việt Nam đã có nhiều thay đổi, trong đó phải kể đến trước hết là sự đa dạng hoá các loại hình hoạt động trong lĩnh vực này bao gồm 6NHTMQD, 47NHTM cổ phần, 27 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 4ngân hàng liên doanh, 6công ty tài chính và 9 công ty cho thuê tài chính. Chính sự đa dạng ntrong các loại hình hoạt động đã dẫn đến sự cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng , sự đa dạng hoá các loại hình dịch vụ như thanh toán thẻ, các dịch vụ chuyển tiền. Tất cả những điều đó đã tạo ra cho khách hàng dịch vụ với chất lượng ngày càng cao. Mặc dù các NHTMQD vẫn đang chiếm lĩnh hầu hết thị trường tài chính, nhưng các NHTM ngoài quốc doanh, liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoàivà các quỹ tín dụng nhân dân đang gia tăng thị phần của mình trên thị trường tiền tệ. Sự ra đời của các NHTM cổ phần và cho phép các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh hoạt động đã chấm dứt tình trạng độc quyền của các NHTMQD và hình thành sự cạnh tranh gữa các ngân hàng. Nhờ vậy, các TCTD phát huy sự năng động và chịu trách nhiệm cao hơn đối với các sản phẩm dịch vụ của mình. Chính sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng đã làm bộc lộ những yếu kém của các NTHMQD. Năm1991, các NHTMQD chiếm96% tổng số tiền gửi, đến năm 1999 chỉ còn chiếm 51% tổng số tiền gửi.( xem bảng 2) Trong khi các chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ chiếm 14,7% thị trường tiền gửi thì lại chiếm tới 25,7% thị trường cho vay. Đây là một yếu tố phản ánh sự năng động của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, so với các ngân hàng trong nước, nếu các ngân hàng trong nước không có những biện pháp thích hợp thì đến ngay cả thị trường trong nước cũng khó giữ vì những ưu đãi cho hệ thống NHQD sẽ giảm khi Việt Nam tham gia vào các hiệp định trong khu vực. Điều đó cũng có nghĩa là cạnh tranh sẽ ác liệt hơn và ai giành được phần thắng sẽ có những chiến lược kinh doanh hợp lý. Ngoài ra, cũng có thể nhận thấy rằng cho đến thời điểm hiện nay Việt Nam vẫn chưa có được một chính sách thống nhất để quản lý có hiệu quả hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng và mới chỉ có một vài nội dung của chính sách cạnh tranh được đề cập, còn việc nghiên cứu xây dựng chính sách của Nhà nước đối với cạnh tranh ngân hàng hầu như chưa đựơc chú ý tới. Ngoài ra, hệ thống pháp ký hiện hành liên quan đến hoạt động ngân hàng còn thiếu đồng bộ, chưa tạo ra được một sân chơi công bằng, bình đẳng đối với các thành viên tham gia trên thị trường. Trên thực tế, trong một số nhận thức của một số người, lẫn trên văn bản pháp lý, đâu đó vẫn còn thhể hiện sự ưu đãi hơn đối với các ngân hàng thương mại quốc doanh như là trong việc tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn có sự ưu . Mặt khác tuy có thông thoáng hơn, nhưng cũng chưa tạo thuận lợi và cơ hội bình đẳng cho các khách hàng thuộc các thành phần kinh tée khác nhau trong việc sử dụng và tiểp cận các dịch vụ ngân hàng. Do những lý do trên có thể nói rằng trong các hoạt động ngân hàng vẫn chưa tạo ra được một sụ cạnh tranh có tính liên tục, các hình thức cnhj tranh còn nghèo nàn, các ngân hàng chưa chú trọng mở ra các sản phẩm và dịch vụ mới, công nghệ chưa được coi trọng trong việc sử dụng như là một công cụ hàng đầu để nâng cao sức cạnh tranh. Đã và đang tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh nhu giành khách hàng bằng việc hạ lãi suất cho vay quá mức vi phạm các quy định hiện hành hoặc cho vay các đối tượng không bảo đảm các điều kiện cần thiết. Bảng: Thị phần của các Ngân hàng Việt Nam. NĂM 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Tổng thị phần tiền gửi 100 100 100 100 100 100 100 1.Các NHTM quốc doanh 91 88 80 76 46.7 50. 51 2.NHTM cổ phần. 6 8 9 10 28 29.5 29.9 3.NH liên doanh 1 2 3 3 6.8 5.1 4.5 4Chi nhánh NH nước ngoài. 2 2 8 11 18.5 14.9 14.7 5.Các Định chế tài chính khác 0 0 0 0 0 0 0 B.Tổng thị phần hoạt động TD 100 100 100 100 100 100 100 1 Các NHTM Quốc doanh 89 85 75 74 38 41 46.8 2 NHTM cổ phần 7 11 15 14 28.7 26.2 24.4 3 NH liên doanh 1 2 3 5 5.5 3.6 3.1 4 Chi nhánh NH nước ngoài 3 2 7 7 28 29.2 25.7 5 Các định chế tài chính khác. 0 0 0 0 0 0 0 Nguồn :Hideto saito,197; Thời báo kinh tế Việt Nam, số 69,28/8/1999. Chương III CáC GIảI PHáP Và KIếN NGHị NHằM TĂNG CƯờNG Sự CạNH TRANH CủA CáC NHTM việt nam KHI THAM GIA HộI NHậP KINH Tế QUốC Tế 1.Các giải pháp: Trong thời gian qua, hệ thống NH có nhiều đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh các thuận lợi, việc thực hiện những cam kết quốc tế để tham gia AFTA và WTO đang đặt ra nhiều thách thức to lớn đối với các NHTM Việt Nam. Trong bối cảnh đó, ngành NH sẽ phải thực hiện nhiều biện pháp nhằm phát huy những kết quả đẫ đạt được và tiếp tục đổi mới mạnh mẽ các hoạt động NH, kể cả các hoạt động cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng tốt hơn cho các khách hàng và phục vụ tốt hơn cho nhiệm vụ nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NH. Và đảm bảo an ninh tài chính trong hoạt động của các tổ chức NHTM phải đưa ra được những giải pháp đồng bộ và phải được thực hịên trong một quá trình. Đương nhiên Chính phủ và NH cũng không đưa ra quá nhiều biện pháp, mà chỉ cần một số giải pháp đột phá. Thời gian thực hiện các giải pháp không quá nóng vội, nhưng cũng không được quá kéo dài, mà phải nêu ra được lộ trình dứt điểm. Theo em những giải pháp cơ bản có thể như sau: *Một là: Xử lý dứt điểm "nợ xấu" của các NHTM. Nợ xấu của các NHTM bao gồm nhiều loại bao gồm: Nợ quá hạn thông thường, nợ khó đòi, nợ khoanh, nợ chờ xử lý vv... nguồn gốc của các loại nợ này khác nhau, thời gian phát sinh khác nhau, đối tượng nợ thuộc nhiều loại sở hữu khác nhau. Tất cả vẫn "hiện diện " trên bảng tổng kết tài sản của các tổ chức tín dụng NH. Để "làm sạch "các bản tổng kết này, Chính phủ cần xoá nợ cho các NHTM để đặt ra một mốc kinh doanh mới cho tất cả các tổ chức tín dụng NH. Để thực hiện việc xoá nợ, Chính phủ thường chọn giải pháp, tìm nguồn tài chính bù đắp, thành lập một tổ chức để giải quyết và định ra một lộ trình dứt điểm. Cách tốt nhất theo em lúc này là đến hết năm 2005 phải xong để chuẩn bị cho kế hoạch 5 năm lần thứ hai của thế kỷ XXI. *Hai là: Kiện toàn hệ thống các tổ chức tín dụng NH Giải pháp này bao gồm nhiều nội dung, vừa liên quan đến cả hệ thống, vừa thực hiện trong khuôn khổ cả NHTM. Nhưng những nội dung cần phải thực hiện từ năm 2002 đến 2005 sẽ là: -Sắp xếp lại mạng lưới các NH quốc doanh, NHTM cổ phần các tổ chức tín dụng của Nhà nước. Có những Ngân hàng thương mại quốc doanh đủ mạnh là chỗ dựa vững chắc cho các tổ chức Tín dụng NH trong nước đồng thời có khả năng cạnh tranh với các NHTM nước ngoài. -Tái cơ cấu lại tổ chức và nâng cao vốn điều lệcủa tất cả các NHTM, đặc biệt là các NHTM quốc doanh, đảm bảo tỷ lệ giữa" vốn tự có/tài sản vốn tự có" phải xấp xỷ 8%. Đây là việc làm khó khăn, nếu NHTM nào không đạt ngưỡng đó, thì buộc phải giải thể hoặc sáp nhập với các NHTM khác. Đây là xu hướng chung của thế giới. -Lập NH chính sách để cho vay những đối tượng mang tính chính sách. Vốn của NH này từ nguồn ngân sách cấp và cacá nguồn tài trợ khác. Các NHTM không tíep vốn vho NH cơ sở và NH cơ sở cũng không được huy động tiền gửi dưới mọi hình thức trong nén kinh tế quốc dân. Các khoản cho vay của NH cơ sở, phải tuân thủ một cơ chê nghiêm ngặt từ Chính phủ và NHNN. *Ba là: Soát lại toàn bộ các quy chế tín dụng. Đặc biệt là các quy chế cho vay, đầu tư vv...định lại quy tắc pháp lý về các văn bản sở hữu tài sản sử dụng thế cháp vay vốn. Để nhằm loại trừ tối đa thất thoát vốn qua NHTM thì: -Các NHTM không cho vay tín chấp . -Các NHTM chỉ đầu tư vốn khi biết rõ khả năng tài chính của cac doanh nghiệp và tổ chức xin vay. -Mọi khoản đầu tư phải tiến hành theo trình tự nghiêm ngặt, khâu điều tra ban đầu được coi là bứơc quan trọng nhất. -Đảm bảo an toàn trong từng nghiệp vụ: Thông qua kiểm toán để biết được năng lực tài chính của đơn vị vay; bằng các nguồn thông tin các NHTM phải theo dõi kịp thời " lỗ trình "của vốn đầu tư. Nếu thấy dấu hiệu không an toàn xuất hiện thì có biện pháp xử lý, không để nợ xấu phát sinh. -Tuyệt đối tránh tình trạng "cho vay nuôi nợ". *Bốn là: Lập Quỹ bù đắp rủi ro của cả hệ thống NHTM: Nguồn tài chính của quỹ này đựoc hình thành từ các khảon dóng góp của các tổ chức tín dụng NH, theo tỷ lệ tài sản có của các đơn vị trong từng thời kỳ. Quỹ này nhằm cho vay hỗ trợ dối với một NHTM nào đó khi gặp rủi ro. *Năm là: Hệ thống chính sách và giám sát: Các chính sách của NHTM đều liên quan đến các doanh nghiệp và các loại khách hàng khác. Vì vậy yêu cầu của chính sách phải đảm bảo tính khoa học, thực tiễn, rõ ràng (mọi người đều biết, mọi người đều hiểu như nhau) và đặc biệt là tránh sơ hở dễ lợi dụng. Hệ thống giam sát cần năng động mang tính chuyên nghiệp. Có sự nhắc nhở, cảnh báo và xử lý kịp thời không để sự mất an toàn lan toả ra cả hệ thống. *Sáu là: Chính phủ tạo điều kiện nhưng không can thiệp sâu vào qúa trình kinh doanh của các NHTM. Chính phủ cần chấn chỉnh ngay các hoạt động mang tính chất tín dung nhưng không đúng với chức năng của một số bộ ngành, phân biệt rõ NH chính sách và các NHTM. *Bảy là: Vai trò của cán bộ. Cán bộ là nhân tố quyết định tất cả. Sự thành bại trong kinh doanh, việc hoạch định và thực thi chính sách và cuối cùng là tình trạng an ninh tài chính của cả hệ thoóng NH, đều bắt nguồn từ vị trí cụ thể của cán bộ nghành NH. Vì vậy vấn đề tuyển chọn, bồi dưỡng, sắp xếp, sử dụng và các chính sách dối với cán bộ nói chung, là những nội dung mà những người làm công tác tổ chức luôn luôn phải thiường trực trong suy nghĩ và hành động. *Tám là: Đẩy mạnh và đổi mới công nghệ và hiện đại hóa hệ thống thanh toán NH để thực hiện tốt hơn các dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế, góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu và làm cjo môi trường đầu tư ở Việt Nam hấp dẫn và có tính cạnh tranh cao hơn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Kết luận Việc phân tích và đánh giá khả năng cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam so với các NH trong khu vực vẫn còn rất nhiều điểm yếu. Những yếu tố này có thể kể đến trước hết là năng lực tài chính của các NHTM, công nghệ và trình độ cán bộ. Do vậy trước khi có thể mở rộng hơn nữa hoạt động kinh tế đối ngoại trong thời gian tới, việc tăng cường khả năng của các yếu tố trên là một việc làm vô cùng cần thiết. Ngoài ra việc hòan thiện, chỉnh sửa những văn bản pháp quy của Nhà nước liên quan đến hoạt động NH mà cụ thẻ là luật NH cũng cần đồng thời tiến hành với các nhiệm vụ nói trên. Tài liệu tham khảo -Giáo trình: Lý thuyết tiền tệ và NH-TS. Nguyễn Thị Mùi- NXB Xây Dựng-2001. -ấn phẩm NCKH của Học Viện Tài Chính số(2(58))-2002. -Giáo trình: lý thuyết tiền tệ-GS.TS-Vũ Văn Hoá-NXB.Tài Chính-1998. -tạp chí NH-số chuyên đề. -NCKH Sinh Viên số 5(22). -Giáo trình :Kinh tế quốc tế-TS. Nguyễn Thị Bằng.-NXB Tài Chính-2002. -Tiền tệ và NH-PGS.TS. Lê Văn Tề,TS. Ngô Hướng-NXB.Thống kê-2000. -Và một số tài liệu tham khảo khác... Mục Lục Lời mở đầu 1 Chương I: ngân hàng thương mại với quá trình hội nhập kinh tế - tài chính quốc tế 1. Ngân hàng thương mại và vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường 3 1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại 3 1.2. Các loại hình Ngân hàng thương mại 3 1.3. Các chức năng của ngân hàng thương mại 4 1.4. Một số hoạt động chủ yếu của ngân hàng 7 2. Hội nhập kinh tế quốc tế và sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong quá trình hội nhập 10 2.1. Hội nhập kinh tế quốc tế 10 2.2. Sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh của các ngân hàng thương mại khi tham gia hội nhập kinh tế - tài chính quốc tế 11 2.3. Những nội dung chủ yếu trong cạnh tranh của các ngân hàng thương mại khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế 13 chương II: thực trạng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay 1. Thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay 16 1.1. Quy mô của các Ngân hàng thương mại Việt Nam 18 1.2. Các dịch vụ Ngân hàng 20 1.3. Công nghệ Ngân hàng 23 1.4. Trình độ quản trị ngân hàng 24 2. Đánh giá khả năng cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay 25 Chương III: các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế 1. Các giải pháp 31 kết luận 34 tài liệu tham khảo 35

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0768.doc
Tài liệu liên quan