Tiểu luận Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và lợi ích của nó

Thanh toán không dùng tiền mặt và lợi ích của nó .Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam thời gian qua, đất nước chúng ta đã thu được kết quả bước đầu rất khả quan, tạo được niềm tin trong nhân dân cũng như các nhàđầu tư trong và ngoài nước . Cùng với những thành tựu đổi mới của đất nước, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, đóng vai trò tích cực vào việc kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngân hàng và các doanh nghiệp chính là hai nhân tố chủ chốt trong nền kinh tếđãđóng góp cho sự thành công đó . Doanh nghiệp với sự tài trợ của ngân hàng đẫ không ngừng mở rộng sản xuất, cung ứng khối lượng hàng hoá lớn cho thị trường trong nước cũng như quốc tế . Thanh toán trong ngân hàng là hoạt động không thể thiếu trong sự lớn mạnh của ngân hàng ,nó làm cho việc lưu thông tiền tệđược nhanh chóng, bắt kịp với xu thế hiện đại,đưa hệ thống ngân hàng thương mại bắt kịp với các nước trong khu vực và rút ngắn khoảng cách với các ngân hàng thương mại trên thế giới.Do đó,việc hoàn thiện và phát triển công tác TTKDTM trong ngân hàng là hết sức cần thiết. TTKDTM trong những năm gần đây đãđạt được những tiến bộ vượt bậc từng bước hoà nhập với quốc tế.việc thanh toán được thực hiện qua hệ thống máy vi tính đã giải quyết tốt ba yêu cầu của công tác thanh toán là nhanh chóng, chính xác, an toàn.Doanh số TTKDTM ngày một tăng, nạn khan hiếm tiền mặt được đẩy lùi. Tuy nhiên công tác TTKDTM ở nước ta hiện nay vẫn còn một số tồn tại cần quan tâm nghiên cứu. Vì những lý do trên mà em chọn đề tài: "Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và lợi ích của nó" MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 I. ĐÔI NÉT VỀ HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 2 1. Khái niệm 2 2. Các thể thức thanh toán 2 II. HẠCH TOÁN KẾ TOÁN ĐỐI VỚI CÁC THỂ THỨC THANH TOÁN 3 A. THỂ THỨC THANH TOÁN BẰNG SÉC 3 B. THỂ THỨC THANH TOÁN UỶ NHIỆM CHI 5 C. THỂ THỨC THANH TOÁN UỶ NHIỆM THU 7 D. THỂ THỨC THANH TOÁN THƯ TÍN DỤNG 7 E. PHIẾU THANH TOÁN NGÂN PHIẾU 9 F. THẺ THANH TOÁN 9 III. LỢI ÍCH CHUNG CỦA THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 9 KẾT LUẬN 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

docx13 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3685 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và lợi ích của nó, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam thời gian qua, đất nước chúng ta đã thu được kết quả bước đầu rất khả quan, tạo được niềm tin trong nhân dân cũng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước . Cùng với những thành tựu đổi mới của đất nước, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, đóng vai trò tích cực vào việc kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngân hàng và các doanh nghiệp chính là hai nhân tố chủ chốt trong nền kinh tế đã đóng góp cho sự thành công đó . Doanh nghiệp với sự tài trợ của ngân hàng đẫ không ngừng mở rộng sản xuất, cung ứng khối lượng hàng hoá lớn cho thị trường trong nước cũng như quốc tế . Thanh toán trong ngân hàng là hoạt động không thể thiếu trong sự lớn mạnh của ngân hàng ,nó làm cho việc lưu thông tiền tệ được nhanh chóng, bắt kịp với xu thế hiện đại,đưa hệ thống ngân hàng thương mại bắt kịp với các nước trong khu vực và rút ngắn khoảng cách với các ngân hàng thương mại trên thế giới.Do đó,việc hoàn thiện và phát triển công tác TTKDTM trong ngân hàng là hết sức cần thiết. TTKDTM trong những năm gần đây đã đạt được những tiến bộ vượt bậc từng bước hoà nhập với quốc tế.việc thanh toán được thực hiện qua hệ thống máy vi tính đã giải quyết tốt ba yêu cầu của công tác thanh toán là nhanh chóng, chính xác, an toàn.Doanh số TTKDTM ngày một tăng, nạn khan hiếm tiền mặt được đẩy lùi. Tuy nhiên công tác TTKDTM ở nước ta hiện nay vẫn còn một số tồn tại cần quan tâm nghiên cứu. Vì những lý do trên mà em chọn đề tài: "Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và lợi ích của nó" Do thời gian có hạn, kinh nghiệm chưa có nhiều nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót . Em mong nhận được sự góp ý của thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! PHẦN NỘI DUNG KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 1. Khái niệm. Thanh toán không dùng tiền mặt ( thanh toán chuyển khoản) là phương thức trả thực hiện bằng cách tính một số tiền từ tài khoản người chi chuyển sang tài khoản người hưởng thụ . Các tài khoản này đều được mở tại ngân hàng . Như vậy, TTKDTM là nghiệp vụ trung gian của ngân hàng . Ngân hàng chỉ thực hiện thanh toán khi có lệnh của chủ tài khoản, bao gồm các tổ chức kinh tế, đơn vị và cá nhân mở tài khoản tại ngân hàng. Trong quan hệ TTKDTM, ngân hàng đóng vai trò tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ tài chính cho cả bên mua và bên bán với mức dịch vụ thích hợp. 2. Những quy định trong TTKDTM Để công tác TTKDTM qua ngân hàng có thể thực hiện nhanh chóng, chính xác thì các bên mua, bên bán, ngân hàng phải tuân thủ một số quy định sau: 1. 2.Quy định chung Các doanh nghiệp cơ quan, đoàn thể, đơn vị vũ trang, công dân Việt Nam và người nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam được quyền lựa chọn ngân hàng để mở tài khoản, giao dịch và thực hiện thanh toán. Các đơn vị dự toán ngân sách nhà nước mở tài khoản tại KBNN. Các đơn vị và cá nhân có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng hoặc KBNN thực hiện TTKDTM phải theo những quy định trong thể lệ thanh toán. Việc mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, KBNN và thực hiện thanh toán qua tài khoản được ghi bằng đồng Việt Nam .Trường hợp mở thanh toán bằng ngoại tệ phải được thực hiện theo cơ chế quản lý ngoại hối của chính phủ Việt Nam ban hành. 2.2. Quy định đối với bên mua Để đảm bảo thực hiện thanh toán đầu đủ kịp thời , các chủ thanh toán phải có đủ tiền thanh toán . mọi trường hợp thanh toán vượt quá số dư thanh toán tiền gửi tại ngân hàng , KBNN là phạm pháp và phải bị xử lý theo pháp luật. 2.3. Quy định đối với bên bán. Khi nhận được các chứng từ thanh toán do bên mua phải kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của chứng từ như: Ghi đầy đủ mọi yếu tố quy định trong chứng từ, không sửa chữa tẩy xoá . Nếu thiếu một trong yếu tố đó thì chứng từ không hợp lệ , không có giá trị thanh toán 2.4. Quy định đối với ngân hàng, KBNN Ngân hàng và KBNN có trách nhiệm:Thứ nhất, thực hiện các uỷ nhiệm thanh toán đầy đủ, kịp thời các chủ tài khoản đảm bảo chính xác an toàn nhanh chóng và thuận tiện. Các ngân hàng và KBNN có trách nhiệm chi trả bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản trong phạm vi số dư tiền gửi theo yêu cầu khác hàng . Thứ hai, kiểm tra khả năng của chủ tài khoản trước khi thực hiện thanh toán và được quyền từ chối thanh toán nếu tài khoản không đủ tiền đồng thời không chịu trách nhiệm về những nội dung liên chứng từ cửa hai bên khách hàng. Thư ba, nếu có thiếu xót trong quá trình thanh toán gây thiệt hại cho khách hàng, ngân hàng và KBNN phải bồi thường thiệt hại và tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị xỷ lý theo pháp luật. Ngân hàng và KBNN chỉ cung cấp số liệu trên tài khoản khách hàng cho các cơ quan ngoài ngân hàng và KBNN khi có văn bản của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luât. Khi thực hiện các dịch vụ thanh toán cho khách hàng, ngân hàng được thu phí theo quy định của Thống đốc NHNN II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT Ở VIỆT NAM 1. Thời kỳ ngân hàng hoat động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung Nhận rõ được vai trò quan trọng của công tác TTKDTM nên ngay từ khi hệ thống ngân hàng mới ra đời công tác TTKDTM đã được chú trọng triển khai thực hiện. Trong thời kỳ ngân hàng hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, công tác TTKDTM ở nước ta đã phát triển rộng rãi trong khu vực kinh tế quốc doanh , kinh tế tập thể và cũng có những tác dụng nhất định như tập trung được nguồn vốn trong ngân hàng, giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông. Nhưng hiệu quả công tác thanh toán còn kém chưa thể hiện được ưu thế hơn hẳn so với thanh toán bằng tiền mặt 2. Thời kỳ ngân hàng hoạt động theo cơ chế thị trường Đi đôi với sự phát triển về bộ máy, tổ chức và hoạt động ngân hàng, công tác TTKDTM của ngân hàng cũng được phát triển và thay đổi theo từng giai đoạn nhằm hình thành xứ mạng lịch sử của nó đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của nền kinh tế. Công tác TTKDTM đã đạt được những thành tựu đáng kể, đặc biệt từ sau khi hai pháp lệnh ngân hàng ra đời tháng 5 / 1990 có hiệu lực từ ngày 1 /10 /1990 Những thành đó được biểu hiện qua phạm vi thanh toán không còn bó hẹp trong kinh tế quốc doanh , tập thể mà đã mở rộng tới các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh các tầng lớp dân cư dưới nhiều hình thức như tài khoản tư nhân khách hàng được tự do lựa chọn ngân hàng giao dịch, tự do lựa chọn hình thức thanh toán, tự do rút tiền mặt xoá bỏ tâm lý tôn sùng tiền mặt kèm cho TTKDTM ngày một tăng, nạn khan hiếm tiền được đẩy lùi việc ứng dụng tin học vào công tác TTKDTM đã làm cho chế độ luân chuyển và lưu trữ chứng từ được thay đổi cơ bản, việc chứng từ được lập bằng máy vi tính thay cho chứng từ gốc lập bằng tay đã rút ngắt được thời gian luân chuyển chứng từ giúp cho việc chuyển tiền được thực hiện nhanh chóng , chính xác, an toàn khắc phục được sư ách tắc trong thanh toán. Một số công nghệ thanh toán mới đã được sử dụng như tham gia vào thanh toán quốc tế – SWIFT Quá trình đổi mới công TTKDTM đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên công tác TTKDTM vẫn phải đổi mới hơn nữa để hoà nhập với công nghệ thanh toán của thế giới, đẩy nhanh hơn tốc độ luân chuyển vốn thuận tiện hơn cho khách hàng. III. CÁC THỂ THỨC TTKDTM TẠI VIỆT NAM VÀ NHỮNG LỢI ÍCH CỦA NÓ 1. Thể thức TTKDTM . Hiện nay ở nước ta TTKDTM được thực hiện theo quyết định số 22 /QĐ- NH1, thông tư số 08 /TT- NH2 của thống đốc ngân hàng nhà nước . Về thanh toán séc thực hiện theo quy định 30 CP của chính phủ và thông tư hướng dẫn số 07 /TT – NH1 của thống đốc ngân hàng nhà nước. Trong đó mọi vấn đề về TTKDTM như phạm vi, thời hạn hiệu lực , quyền hạn và nghĩa vụ của các bên tham gia đều được quy định rõ ràng cụ thể. Các đơn vị và cá nhân thanh toán qua ngân hàng KBNN được áp dụng các thể thức sau: 1.1. Thanh toán bằng séc. Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản được lâp trên mẫu do ngân hàng nhà nước quy định, yêu cầu đơn vị thanh toán trích một số tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán của mình để trả cho người hưởng thụ có tên ghi trên séc hoặc người cần séc. Séc có thể được chuyển nhượng, tức là người thụ hưởng có ghi trên séc có thể chuyển nhượng cho người khác thụ hưởng số tiền ghi trên séc trong phạm vi thời hạn hiệu lực của séc, trừ trường hợp trên séc đã ghi cụm từ “ Không được phép chuyển nhượng”.Séc được dùng để thanh toán chuyển khoản hoặc rút tiền mặt tại đơn vị ngân hàng của người phát hành séc. Ngân hàng có trách nhiệm thanh toán kịp thời cho người thụ hưởng, nếu chậm trễ do lỗi của ngân hàng thì ngân hàng sẽ bị phạt: Số tiền phạt = số tiền séc*số ngày chậm thanh toán*lãi suất nợ quá thời hạn của lãi suất tiền cho vay ngắn hạn Séc có thể được dùng để thanh toán dưới hình thức séc chuyển khoản và séc bảo chi. 1.2. Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi – chuyển tiền . Uỷ nhiệm chi là lệnh chi tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu in sẵn của ngân hàng , KBNN yêu cầu ngân hàng, KBNN phục vụ mình trích tài khoản tiền gửi của mình để trả cho người hưởng thụ Uỷ nhiệm chi được dùng để thanh toán các khoản trả tiền hàng dịch vụ hoặc chuyển tiền trong từng hệ thống và các hệ thống ngân hàng hoặc KBNN. Séc chuyển tiền cầm tay là một loại chuyển tiền được sử dụng theo yêu cầu của khách hàng. Séc chuyển tiền được áp dụng trong cùng hệ thống ngân hàng, KBNN do ngân hàng, KBNN lập và trao cho khách hàng sau đã lưu tiền vào một tài khoản. Thời hạn hiệu lực tối đa của séc chuyển tiền cầm tay là 30 ngày kể từ ngày phát hành ghi trên tờ séc. 1.3. Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu (UNT) UNT được áp dụng thanh toán giữa các khách hàng mở tài khoản trong cùng một chi nhánh ngân hàng hoặc các chi nhánh ngân hàng, KBNN cùng hệ thống hoặc các hệ thống. Uỷ nhiệm thu dòng thụ hưởng lập gửi vào ngân hàng , KBNN phục vụ mình để thu tiền hàng đã giao dịch hoặc dịch vụ đã cung ứng. Khách hàng mua và bán phải có sự tín nhiệm lẫn nhau trên cơ sở có ký hợp đồng kinh tế hoặc đơn đặt hàng. 1.4. Thanh toán bằng thư tín dụng Thư tín dụng là lệnh của ngân hàng bên mua đối với ngân hàng bên bán khác địa phương yêu cầu trả tiền theo các chứng từ của người bán đã giao hàng hoá cung ứng dịch vụ theo đúng điều khoản của người mua. Theo thể thức thanh toán này, khi bên bán đã sẵn sàng giao hàng, bên mua phải ký quỹ vào ngân hàng một số tiền đủ để mở thư tín dụng thanh toán tiền mua hàng. thời hạn hiệu lực thanh toán của một thư tín dụng là 3 tháng kể ngày ngân bên mua nhận mở thư tín dụng . 1.5. Thanh toán bằng chứng từ điện tử Theo quy chế của Ngân hàng công thương Việt Nam, thanh toán chứng từ điện tử được hiểu là : Việc chuyển tiền và hoàn tất một lệnh thanh toán thông qua mạng máy tính giữa các chi nhánh trong nội bộ ngân hàng công thương việt nam và với các ngân hàng khác ngoài hệ thống. Thanh toán điện tử có thể là chuyển có hoặc chuyển nợ đã được uỷ quyền. Phương thức thanh toán điện tử của Ngân hàng công thương Việt Nam là sự kế thừa và thay thế phương thức thanh toán liên hàng truyền thống, liên hàng qua mạng máy vi tính bằng một chương trình thanh toán mới nhờ việc áp những thành tựu của công nghệ tiên tiến. 1.6. Thanh toán bằng thẻ thanh toán Thẻ thanh toán do ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng sử dụng để trả tiền hàng hoá dịch vụ, các khoản thanh toán khác và rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý thanh toán hay các quầy trả tiền mặt tự động. Thẻ thanh toán có nhiều loại, trước mắt áp dụng 3 loại thẻ : Thẻ ghi nợ ; Thẻ ký quỹ thanh toán ; Thẻ tín dụng . Người sử dụng thẻ có thể để rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý thanh toán hoặc tại các quầy trả tiền mặt tự động, mỗi lần rút không quá 5 triệu, mỗi ngày mọt thẻ chỉ được rút tiền mặt một lần. 2. Lợi ích TTKDTM: Tiết kiệm không phải in tiền ; đỡ tốn lao động kiểm đếm vận chuyển bảo vệ khi thu, chi bằng tiền mặt; chống được mất mát tài sản về tiền mặt; hạn chế tiêu cực hiện nay trong các quan hệ kinh tế; luân chuyển vốn nhanh (thanh toán bằng chi tiêu chứng từ); khối lượng thanh toán lớn- thuận lợi cho sản xuất kinh doanh; tiện cho việc kiểm tra- kiểm toán của doanh nghiệp không bị chốn thuế doanh thu; phổ biến trong nền kinh tế thị trường; đáp ứng yêu cầu thanh toán quốc tế khi Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế thế giới. IV. NHỮNG TỒN TẠI VÀ MỞ RỘNG, HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TTKDTM 1. Tồn tại. Hiện nay các tổ chức kinh tế quốc doanh, doanh nghiệp tư nhân và các cơ quan nhà nước mở tài khoản sở giao dịch, có thể thực hiện tốt nhất , triệt để nhất việc TTKDTM, thì chính ở những đơn vị này lại sử dụng tiền mặt thanh toán như: trả lương, thanh toán tiền điện nước, các dịch vụ khác. Nhìn chung các thể thức thanh toán hiện ở nước ta vẫn còn mang nặng dáng dấp , nội dung của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, một số hình thức thanh toán còn nhiều thủ tục, phiền hà . Việc đổi mới công nghệ trong thanh toán có sự chuyển biến mạnh về nội dung lẫn cơ sở trang bị . Khá nhiều máy tính đắt tiền. Việc vận dụng các thể thức thanh toán của khách hàng còn lúng túng , có khách hàng chưa nắm vững cá quy định trong các thể thức. Mặc mù công đoạn truyền nhập thông tin được tự động hoá trong chuyển tiền điện tử nhỏ , việc kết nối truyền thông còn chậm dẫn đến gây khó khăn cho kinh tế 2. Giải pháp Giải pháp Marketing: Việc tất yếu của ngân hàng phải làm đó là mở rộng cung cấp các công tácTTKDTM.Vấn đề là cần phải hướng dẫn,giúp đỡ khách hàng lựa chọn hình thức phức hợp với các quan hệ kinh tế.Bởi thời Ngân hàng cần mở rộng quan hệ tín dụng với nhiều khách hàng là các doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức kinh tế làm ăncó hiệu quả trên địa bàn Giải pháp Marketing trước hết là việc ngân hàng phải dần dần mở rộng quy mô hoạt động bằng cách tăng cường huy động vốn,cho vay,mở rộng các hoạt độngđầu tư ,dịch vụ .việc này đồng nghĩa với việc ngân hàng phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng vá chất lượng .Thứ 2 do mục đích cuối cùng của ngân hàng là nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất và hiện nay trong nênf kinh tế thị trường có nhiều ngân hàng lớn cạnh tranh nhau Khách hàng bây giờ có quyền lựa chọn ngân hàng chứ không phải ngân hàng có quyền lựa chon khách hàng.Thứ 3,ngân hàng cần phải tích cực sử dụng nhiều biện pháp tuyên truyền, quảng cáo,thu hút và lôi kéo các tổ chức ,cá nhân đến với ngân hàng. Đa dạng hoá các hình thức thanh toán Bất kể một ngân hàng thương mại hoạt động nào cũng đều nhằm mục đích thu lợi nhuận để tồn tại và phát triển trên cơ sở không ngừng mở rộng để hoàn thiện và nâng cao chất lượng mỗi hoạt động của ngân hàng.Điều quan trọng là ngân hàng cần phải làm cho cả người bán và người muathấy được vai trò trung gian thanh toán của mình. Nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ:Năng lực chuyên môn nghiệp vụ của các nhân viên ngân hàng là yếu tố quan trọng trong các giao dịch với khách hàng, nó phản ánh chất lượng phục vụ thanh toán ,là nhân tố hàng đầu thu hút khách hàng đến với ngân hàng.Ngoài ra ngân hàng còn phải quan tâm đến việc đa dạng hoá hình thức đào tạo tập trung,tại chức,dài hạn ngắn hạn đào tạo chuyên sâu trong và ngoài nước hay phải đổi mới và cải thiện nội dung đào tạo sao cho phù hợp với yêu cầu đổi mới ngân hàng. Thu hẹp việc sử dụng tiền mặt: Thanh toán bằng tiền mặt gây ra nhưng chi phí cho xã hội ,mất an toàn, gây lãng phí cho nền kinh tế .Thanh toán bằng tiền mặt với khối lượng không hạn chế trong các tổ chức kinh tế, cá nhân tạo ra những kẽ hở cho việc bòn rút tài sản XHCN bằng nhiều cách.Cần phải có một văn bản quy định về khối lượng sử dụng tiền mặt . Cải tiến quy trình công nghệ : Trước hết là việc tận dụng và phát huy hơn nữa vai trò của máy tính trong hoạt động ngân hàng.Nhờ có nối mạng hệ thống máy tính với các ngân hàng có thể tiến hành được giao dịch thanh toán bù trừ tự động,rút ngắn thời gian luân chuyển chứng từ,có thể đồng ghi “nợ” “có” cho khách hàng Nhắc đến công nghệ ngân hàng chúng ta không chỉ nhắc đến phần cứng của nó là máy tính và các thiết bị ngoại vi của máy tính mà quan trọng là các yếu tố phần mềm.Thiếu con người ,thiếu trình độ năng lực của nhân viên ngân hàng thì mọi hoat động của ngân hàng sẽ không thực hiện được hoặc bị chậm lại không theo kịp các ngân hàng khác .Cải tiến bộ máy quản lý ,nâng cao uy tín sẽ tao được vị thế của ngân hàng. KẾT LUẬN Hoà bình vào xu thế phát triển chung cả nước, ngành ngân hàng đã có những nỗ lực to lớn nhằm tự hoàn thiện mình và đóng góp vào quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước . Hiện nay, hoạt động của các ngân hàng thương mại vẫn chỉ mang tính chất như một ngân hàng cổ điển, nghĩa là mới chỉ dừng lại ở nghiệp vụ đi vay và cho vay là chủ nên chưa thực sự đáp ứng được đòi hỏi của nền kinh tế thị trường linh hoạt và năng động . TTKDTM qua ngân hàng là một dịch vụ đa dạng phong phú và liên tục phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế . Hoàn thiện và phát triển TTKDTM cho phép khai thác tối đa các nguồn lực trong nước và ngoài nước , giúp cho việc lưu thông tiền tệ đi nhanh chóng, an toàn . Vì vậy việc hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, phát triển TTKDTM, trước hết là sư đòi hỏi bức xúc của nền kinh tế thị trường trong điều kiện mở cửa và là yêu cầu không thể thiếu để hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới . Hơn nữa , việc mau chóng phát triển hệ thống TTKDTM cũng là yêu cầu đòi hỏi của chính bản thân các ngân hàng , đồng thời cũng là cơ hội để chúng ta sử dụng các thành quả của cách mạng khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực ngân hàng, từng bước đưa ngân hàng thương mại nước ta ngày càng thu hẹp dần sự khác biệt với ngânhàng trên thế giới. Qua phân tích, em thấy rằng công tác TTKDTM ở nước ta thực sự chưa phát triển khối lượng tiền mặt trong lưu thông còn rất lớn, chưa tập trung vào ngân hàng để đầu tư cho sản xuất, thúc đẩy kinh tế phát triển . Vì thế công tác TTKDTM đang là vấn đề quan tâm của ngành ngân hàng nói riêng và của nền kinh tế nói chung làm sao để nó ngày càng mở rộng và không ngừng phát triển phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường nhằm đáp ứng sự vận động của hàng hoá- tiền tệ. Do trình độ nhận thức có hạn, nên bài viết của em không tránh khỏi những khiếm khuyết em rất mong được sự giúp đỡ của các thầy cô. TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO TRÌNH LƯU THÔNG TIỀN TỆ QUYẾT ĐỊNH SỐ 22/GD-NH1 CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG GIÁO TRÌNH TÀI CHÍNH-TRƯỜNG ĐH QL&KD TẠP CHÍ NGÂN HÀNG GIÁO TRÌNH NGÂN HÀNG –HỌC VIỆN NGÂN HÀng MỤC LỤC Lời mở đầu 1 Phần nội dung I. Khái quát chung về thanh toán không dùng tiền mặt 2 1. Khái niệm 2 2. Những quy định trong TTKDTM 2 II. Quá trình phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam 3 1. Thời kỳ ngân hàng hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung 3 2. Thời kỳ ngân hàng hoạt động theo cơ chế thị trường 4 III. Các thể thức TTKDTM tại Việt Nam và những lợi ích của nó 5 1. Thể thức TTKDTM 5 2. Lợi ích TTKDTM 7 IV. Những tồn tại và mở rộng, hoàn thiện công tác TTKDTM 7 1. Tồn tại 7 2. Giải pháp 8 Kết luận 10 Tài liệu tham khảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtai chinh1.docx
Tài liệu liên quan