Câu hỏi:
Các nguồn tài trợ cho thiếu hụt cán cân vãng lai là gì? Có nên để cho cán cân vãng lai tự bù đắp thiếu hụt?
Để trả lời câu hỏi, trước hết chúng ta hãy xem qua tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai ở VN trong những năm gần đây .
Vậy các nguồn để có thể bù đắp cho sự thâm hụt tài khoản vãng lai là gi?
Ta thấy: CA + K + OFB = BOP
Như vậy, để bù đắp thâm hụt của cán cân vãng lai, ta có thể sử dụng nguồn từ cán cân vốn hoặc từ OFB hoặc có thể để cho CA tự bù đắp bằng cách phá giá nội tệ.
1.Bù đắp thâm hụt CA bằng K hoặc OFB.
1.1. Lượng ngoại tệ chuyển từ nước ngoài vào Việt Nam:
1.2.Cán cân vốn
a. Đầu tư trực tiếp
b. Vay dài hạn
c. Cán cân vốn ngắn hạn
d. Chuyển giao vốn một chiều
1.3. OFB
2.Phá giá nội tệ để CA tự cải thiện.
2.1.Phương pháp tiếp cận hệ số co giãn – Điều kiện Marshall Lerner
2.2. Phương pháp tiếp cận chi tiêu:
37 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1697 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Các nguồn tài trợ cho cán cân vãng lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học viện Ngân Hàng
Nhóm 1 lớp NHC-K10.
Thảo luận TCQT
Các thành viên:
1. Nguyễn Thị Hoàng Hoa
2. Hoàng Thị Hải Anh
3. Nguyễn Văn Vui
4. Nguyễn Phương Loan
5. Vũ Thùy Linh
6. Trần Tuyết Ngọc
7. Phạm Phương Minh
8. Trần Thị Thu Thủy
9. Nguyễn Thị Lan Anh
10. Lê Thị Thanh Huyền
Hà Nội, tháng 11 năm 2009
Câu hỏi:
Các nguồn tài trợ cho thiếu hụt cán cân vãng lai là gì? Có nên để cho cán cân vãng lai tự bù đắp thiếu hụt?
Trả lời:
Để trả lời câu hỏi, trước hết chúng ta hãy xem qua tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai ở VN trong những năm gần đây.
Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á xảy ra năm 1997, cán cân vãng lai của Việt Nam sau gần một thập kỷ thâm hụt đã bắt đầu thu hẹp từ năm 1998 và chuyển sang thặng dư từ năm 1999. Tuy nhiên, thặng dư cán cân vãng lai của Việt Nam không ổn định trong giai đoạn 1991- 2001 và kể từ năm 2002, cán cân vãng lai lại chuyển sang thâm hụt, đặc biệt trong năm 2007 thâm hụt thương mại ở mức lớn 11 tỷ USD, thâm hụt vãng lai khoảng 7 tỷ USD ( 11%GDP). Thông thường với các nước trên thế giới, thâm hụt ở mức 5% GDP đã là rất đáng lo ngại.
Để có một cái nhìn khách quan về tình hình nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai ở VN, chúng ta cần so sánh tình hình của các nước có điều kiện và hoàn cảnh gần gũi ta
Tài khoản vãng lai của các nước khu vực châu Á năm 2007 (% của GDP)
( Nguồn: Báo cáo của Merrill Lynch )
Ngoại trừ Ấn Độ cũng thâm hụt tài khoản vãng lai, VN là nước duy nhất trong khối ASEAN thâm hụt tài khoản vãng lai. Nhưng kể cả so với Ấn Độ thì về mặt tương đối, mức độ thâm hụt ở VN là quá lớn, lên tới gần 10% GDP ( Ấn Độ chỉ 2%). So với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Singapo, Thái Lan, Malayxia… thì tình hình thâm hụt tài khoản vãng lai ở VN là rất đáng lo ngại.
Có thể nói trong điều kiện của một nền kinh tế mở thì tình trạng thặng dư hay thâm hụt tài khoản vãng lai là một điều hoàn toàn bình thường. Với riêng VN, trong điều kiện nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, ở giai đoạn đầu của sự phát triển, thâm hụt tài khoản vãng lai là điều hết sức bình thường, và nhiề khi là cần thiết để có thể tận dụng được nguồn vốn từ bên ngoài để phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên nếu con số chỉ ở mức vừa phải (thường là dưới 5%) thì không đáng lo ngại, nhưng khi vượt ngưỡng này thì sẽ gây rủi ro cho nền kinh tế.
Tài khoản vãng lai các thị trường mới nổi 2007 (% của GDP)
( Nguồn: Báo cáo của Merrill Lynch )
Nhìn biểu đồ trên thì VN không phải là nước duy nhất thâm hụt tài khoản vãng lai trong các nước được đánh giá là nền kinh tế mới nổi, nhưng về mức độ so sánh thì VN vượt xa các nước khác.
Vậy các nguồn để có thể bù đắp cho sự thâm hụt tài khoản vãng lai là gi?
Ta thấy: CA + K + OFB = BOP
Như vậy, để bù đắp thâm hụt của cán cân vãng lai, ta có thể sử dụng nguồn từ cán cân vốn hoặc từ OFB hoặc có thể để cho CA tự bù đắp bằng cách phá giá nội tệ.
Bù đắp thâm hụt CA bằng K hoặc OFB.
Có thể bù đắp cán cân vãng lai từ các nguồn sau:
Kiều hối
Cán cân vốn
Cán cân vốn dài hạn:
Đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp
Vay dài hạn
Cán cân vốn ngắn hạn
Chuyển giao vốn một chiều
Sd OFB
Bảng tổng kết cán cân vãng lai và cán cân vốn của Việt Nam từ 1999 đến năm 2008 và dự tính năm 2009
Từ bảng tổng kết trên ta có thể rút ra nhận xét rằng: CA liên tục thâm hụt từ năm 2005 đến năm 2008 và mức độ thâm hụt ngày càng tăng dần. trong khi đó K từ năm 2005 đến năm 2008 liên tục thặng dư vì Việt Nam đã sử dụng K để bù đắp thâm hụt của CA là chủ yếu.
Ví dụ: Thiếu hụt năm 2007 được giải quyết bằng ba nguồn tài chính từ nước ngoài đổ vào: (1) Kiều hối chuyển về nước 6,3 tỉ USD bằng 9,8% GDP, (2) đầu tư trực tiếp của nước ngoài khoảng 4 tỉ USD, và (3) phần còn lại là đầu tư gián tiếp vào thị trường chứng khoán và vay mượn ngắn hạn.
Xét các nguồn cụ thể:
1.1. Lượng ngoại tệ chuyển từ nước ngoài vào Việt Nam:
Từ năm 1999 đến năm 2008 lượng ngoại tệ chuyển vào Việt Nam không ngừng tăng:
Năm 1999, lượng ngoại tệ chuyển vào Việt Nam đạt 1,18 tỷ USD, năm 2005 là 3,8 tỷ USD thì năm 2007 đã đạt 6,43 tỷ USD. Trong đó quan trọng nhất là nguồn kiều hồi chuyển về Việt Nam.
Các quy định về quản lý ngoại hối thể hiện trong nghị định 63/1999NĐ-CP đến pháp lệnh ngoại hối năm 2005 đã từng bước tự do hóa các giao dịch vãng lai, đặc biệt là chính sách kiều hối ngày càng thông thoáng, phù hợp với thông lệ quốc tế. Người nhận kiều hối không phải đóng thuế thu nhập, giá trị kiều hối chuyển về nước không hạn chế, các đơn vị chi trả kiều hối đừa tiền đến tận nhà cho người thụ hưởng….ngoài ra Việt Nam trở thành thành viên tổ chức thương mại thế giới WTO cùng với những ổn định về chính trị, sự tăng trưởng cao về kinh tế, sự sôi động của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản, sự cải thiện mạnh mẽ về môi trường đầu tư, thị trường lao động khởi sắc và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế cao trong những năm qua…cho phép thu hút lượng kiều hối chuyển về nước liên tục tăng nhanh. Kiều hối hiện nay được chuyển về nước theo nhiều con đường như chuyển tiền qua ngân hàng, qua các công ty chuyển tiền nhanh, qua các đại lý làm dịch vụ kiều hối,chuyển tiền tự do, tự mang vào khi nhập cảnh nên càng tạo điều kiện ngoại hối vào Việt Nam.
Viện trợ chính thức không hoàn lại là 0,188 tỉ USD. Đây là nguồn quan trọng góp phần gia tăng dự trữ ngoại hối của Việt Nam trong thời gian này.
Nguồn: Thời báo Kinh tế - Kinh tế VN và thế giới 2005 – 2006;
website: vnexpress.net
Dự báo năm 2009 giảm nhiều so với năm 2008:
Hôm 17 tháng 6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu nói rằng kiều hối trong năm 2009 có thể đạt mức 5,6 đến 5,7 tỉ đô la, thấp hơn 20% so với năm trước. Dự báo của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam xuất phát từ tình hình thực tế là trong 6 tháng đầu năm nay, lượng kiều hối mà Việt Nam nhận được chỉ là 2,83 tỷ đô la.
Giải thích về nguyên nhân khiến cho kiều hối chuyển về Việt Nam giảm sút, giới quan sát đã nêu bật yếu tố khủng hoảng toàn cầu. Kiều hối nói chung xuất phát từ hai nguồn chính : tiền dành dụm của người Việt Nam trong nước đi xuất khẩu lao động gởi về cho gia đình, và tiền của người Việt định cư ở nước ngoài gởi về giúp đỡ thân nhân trong nước.
Do khủng hoảng kinh tế, nhiều nước trước đây thu nhận nhiều lao động Việt Nam đã bắt đầu sa thải nhân viên có sẵn, hay đình chỉ việc thu nhận nhân công mới. Hệ quả là nguồn kiều hối đến từ giới này cạn dần. Theo một ghi nhận của chính bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam vào đầu tháng 9, thì trong 8 tháng đầu năm nay, mới chỉ có hơn 45.000 lao động Việt Nam được gởi ra nước ngoài làm việc, trong lúc chỉ tiêu toàn năm của Nhà nước là xuất khẩu được 90.000 lao động. Trước đó, báo chí Việt Nam liên tục loan tin về những trường hợp công nhân Việt Nam từ Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản, Cộng Hoà Séc, Slovakia... phải hồi hương vì bị mất công ăn việc làm.
Tuy nhiên, số tiền gởi về nước của các lao động Việt Nam hiện ở nước ngoài chỉ chiếm một phần nhỏ trong số kiều hối gởi về nước. Theo nhật báo Mỹ Wall Street Journal, gần 2 phần ba lượng kiều hối mà Việt Nam nhận được trong thời gian qua đến từ Hoa Kỳ, nơi có một cộng đồng người Việt hải ngoại đông đảo. Kinh tế Hoa Kỳ đang trải qua một giai đoạn khó khăn, nạn thất nghiệp gia tăng, các yếu tố này tất nhiên tác động đến lượng tiền gởi về Việt Nam. Theo Wall Street Journal, chính quyền Mỹ đã ước tính là kiều hối mà cộng đồng người Việt tại Mỹ chuyển về Việt Nam trong năm nay có thể giảm khoảng 10%.
1.2.Cán cân vốn
a. Đầu tư trực tiếp
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh từ 2000-2008.
Đó là do môi trường kinh doanh được cải thiện hơn, lợi thế về chi phí đầu tư như chi phí lao động đang cạnh tranh với các nước trong khu vực. Đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, luật pháp được hoàn thiện cho phù hợp với luật quốc tế. Nguồn FDI thu hút ngày càng tăng còn do cơ sở hạ tầng của Việt Nam được nâng cấp nhanh, đặc biệt là các cảng biển, đường giao thông và các nhà máy điện. Ngoài ra, thủ tục hành chính tuy còn phức tạp nhưng đã được cải thiện rất nhiều trong thời gian qua. Việc công khai minh bạch trong vấn đề thông tin, các chính sách, cơ chế quản lý dần tạo được niềm tin của các nhà đầu tư đối với Việt Nam. Hơn nữa, môi trường chính trị ổn định, giá nhân công rẻ cũng là ưu điểm củaViệt Nam trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Vốn thực hiện của đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng đều đặn từ 2000 đến 2007, đặc biệt 2007 được coi là năm đột biến trong thu hút vốn FDI. Trong giai đoạn 2001- 2005 cam kết đầu tư FDI bình quân tại Việt Nam đạt trên 3 tỷ USD/năm, cam kết nguồn vốn ODA bình quân đạt gần 3 tỷ USD/năm. Trong đó giải ngân FDI và ODA trung bình khoảng 1,5 tỷ USD/năm. Đặc biệt năm 2007 giả ngân FDI là 6,55 tỷ USD tăng mạnh so với những năm trước. trong năm 2008, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký đạt mức kỷ lục 64 tỷ USD, gần gấp 3 lần năm 2007, trong đó 60,3 tỷ USD là vốn đầu tư đăng ký mới, 3,7 tỷ USD là vốn đăng ký tăng thêm. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm 54,1% tổng vốn đăng ký tương đương 32,6 tỷ USD; lĩnh vực dịch vụ 27,4 tỷ USD, chiếm 45,5%. Tuy nhiên con số trong khoản mục đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng thì chúng ta chỉ tính đến con số giải ngân thực tế.
Đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoại mở rộng sang các nước Nga, Mĩ, Đức và các nước trong khu vực vào các lĩnh vực khai khoáng, chế biến nông sản, thương mại…Tuy nhiên so với luồng vốn FDI thu hút vào Việt Nam thì đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài không đáng kể. Đáng chú ý là thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển, trong đó giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài vào chứng khoán do người cư trú Việt Nam phát hành cũng góp phần làm tăng cung ngoại tệ. Cầu ngoại tệ cho các mục đích chi dịch vụ, chi thu nhập đầu tư vẫn tăng nhưng tốc độ tăng không nhanh bằng tốc độ tăng của cung ngoại tệ.
Nguồn: Thời báo kinh tế - Kinh tế VN;
Tổng cục thống kê; Bộ kế hoạch và đầu tư
FDI giảm mạnh trong năm 2009:
Trong năm 2009, vốn FDI đăng ký vào giải ngân chắc chắn sẽ suy giảm so với năm 2008. Nhìn vào cơ cấu vốn đăng ký FDI năm 2008 có thể thấy rằng Malayxia, Đài Loan, Nhật Bản và Xingapo đã chiếm tới 80% vốn đăng ký. Nền kinh tế các nước này dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nữa trong năm 2009, cộng với việc vốn tự đó của các dự án đăng ký chỉ chiếm khoảng 30% giá trị dự đăng ký. Thực tế tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI suy giảm mạnh, đạt 10,453 tỷ USD và chỉ bằng 18,4% so với cùng kỳ năm ngoái, Cục Đầu tư nước ngoài công bố ngày 25/8. Hai tháng trước, trung bình mỗi tháng có thêm hơn 1 tỷ USD bổ sung vào vốn FDI cả nước nhưng riêng tháng 8, cả nước chỉ thu hút được thêm 350 triệu USD vốn FDI.
b. Vay dài hạn
Đặc biệt năm 2005 lần đầu Việt Nam phát hành 750 triệu USD trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế nên khoản đầu tư vào giấy tờ có giá thặng dư 750 triệu USD. Đây cũng là một nguồn quan trọng bổ sung ngoại tệ cho Việt Nam đồng thời cũng tăng uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế và có thể tạo điều kiện, tạo kinh nghiệm cho các đợt phát hanhf tiếp theo. Tuy nhiên, nó tạo áp lực trả nợ lên Việt Nam trong những năm sau này nếu chúng ta không đảm bảo nguồn dự trữ ngoại hối đủ lớn.
Chính phủ tiếp tục thực hiện việc phát hành trái phiếu quốc tế trong năm 2009-2010 và giao Bộ Tài chính lựa chọn thời gian cụ thể thích hợp.
Bộ Tài chính được chủ động xác định thời hạn và lãi suất của trái phiếu trong quá trình chào bán và định giá trái phiếu với điều kiện đảm bảo lãi suất trái phiếu thời hạn 10 năm không quá 7%/năm (lãi suất của các trái phiếu có kỳ hạn khác tương ứng với điều kiện trên).
Số tiền thu được từ việc bán trái phiếu quốc tế để hoàn trả ngân sách nhà nước 700 triệu USD, số còn lại giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính lựa chọn dự án phù hợp, có khả năng trả được nợ, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trong thời gian chuẩn bị phát hành.
Việc phát hành trái phiếu này tuân thủ theo Nghị quyết 7/2007/NQ-CP ngày 1/6/2007 và Nghị quyết 54/2007/NQ-CP của Chính phủ. Theo nội dung của 2 Nghị quyết trên, Việt Nam phát hành 1 tỷ USD trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế. Kỳ hạn trái phiếu quốc tế phát hành trong năm 2007 mở rộng từ 10-30 năm, trong đó ưu tiên kỳ hạn 15 và 20 năm.
Số trái phiếu quốc tế phát hành theo 2 Nghị quyết trên được dành cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà và Tổng công ty Lắp máy Việt Nam vay lại để thực hiện đầu tư các Dự án: Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Dự án mua tàu vận tải, Dự án Thủy điện Xê Ca Mản 3 và Nhà máy thủy điện Hủa Na.
Tính đến ngày 9/9, đã có 40 đợt phát hành trái phiếu bằng tiền đồng và 2 đợt phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ do Chính phủ bảo lãnh phát hành trong năm 2009. Tuy nhiên, mới chỉ có 2.310 tỷ đồng và 230 triệu USD được huy động.
Có 36 đợt phát hành trái phiếu tiền đồng hoàn toàn thất bại khi không thu được một đồng nào. Lần phát hành gần đây nhất nối dài chuỗi phiên phát hành không thành công là ngày 9/9, do Công ty Đầu tư Phát triển Đường cao tốc Việt Nam phát hành 1.000 tỷ đồng nhu cầu trái phiếu chia đều cho hai kỳ hạn 3 năm và 5 năm hoàn toàn không được bán ra phần nào.Phần lớn số tiền phát hành (2.000 tỷ đồng) được tập trung ở kỳ hạn 2 năm (kỳ hạn ngắn nhất) thông qua Ngân hàng Chính sách Xã hội, phát hành trong tháng 6 với lãi suất bình quân là 8,93%/năm.Nguyên nhân trực tiếp dễ nhận thấy của sự thất bại trong huy động vốn bằng trái phiếu của Chính phủ là lãi suất không hấp dẫn. Trong hầu hết các đợt phát hành, lãi suất trần mà tổ chức phát hành đưa ra đều thấp hơn lãi suất thấp nhất mà các nhà thầu đăng ký. Tính trung bình qua các đợt phát hành, mức chênh lệnh này là 0,88%/năm.Thông thường, trái phiếu Chính phủ được coi là loại chứng khoán phi rủi ro về mặt thanh khoản trên thị trường tài chính. Tuy nhiên, nếu lãi suất của loại công cụ nợ này không đủ lớn để chiến thắng được mức bù rủi ro lãi suất mà thị trường yêu cầu thì các nhà đầu tư sẽ không mặn mà với việc “ôm” vào loại chứng khoán này. Rủi ro lãi suất trong giai đoạn hiện nay chủ yếu là khả năng giảm lãi suất thực do lạm phát có thể xảy ra. Các thành viên tham gia đấu thầu trái phiếu Chính phủ chủ yếu là các ngân hàng thương mại. Trong thời gian vừa qua cũng như hiện nay, các ngân hàng thương mại cạnh tranh khá quyết liệt trong lĩnh vực huy động tiền gửi nhằm tài trợ cho các khoản tín dụng mở rộng theo mục tiêu gói kích thích kinh tế của Chính phủ và để đề phòng khả năng lạm phát có thể xảy ra. Cuộc cạnh tranh này đã đẩy mặt bằng lãi suất huy động lên cao và vô hình chung đẩy lãi suất yêu cầu của các tổ chức này đối với lãi suất trái phiếu lên cao. Vậy tại sao các tổ chức phát hành vẫn cứ “khăng khăng” giữ mức lãi suất không hấp dẫn với các nhà đầu tư qua nhiều lần “kiên trì” tổ chức đấu thầu, nhưng không thành. Một số chuyên gia phân tích kinh tế cho rằng Chính phủ không sẵn sàng với mức lãi suất huy động trái phiếu đủ cao do chi phí cơ hội từ việc chậm giải ngân lớn. Thực tế, theo thông tin từ ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong sáu tháng đầu năm 2009, Chính phủ mới chỉ giải ngân được khoảng 27% so với kế hoạch 37.000 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ ban đầu. Tình trạng chậm giải ngân trong lĩnh vực đầu tư công xưa nay vẫn tồn tại dai dẳng do những bất cập cố hữu về cơ chế. Tuy nhiên hiện nay đang là giai đoạn đặc biệt, một số vướng mắc có thể được giải quyết đặc cách nhằm khai thông cho dòng vốn chảy nhanh nhất vào khu vực sản xuất qua đó kích thích cả tổng cầu và tổng cung. Có ý kiến cho rằng, để giải quyết tình thế cấp thiết, trong ngắn hạn, Chính phủ nên chấp nhận mức lãi suất cao nhằm huy động được vốn cho các gói kích thích kinh tế. Nhu cầu huy động vốn để tài trợ cho các gói kích thích kinh tế là không hạn chế. Trong số các kênh huy động tiền để tài trợ cho mục tiêu cấp thiết trên, phát hành trái phiếu là kênh tối ưu hơn cả so với phát hành tiền do tính chất “tiện ích kép” của nó, đó là vừa huy động được tiền, vừa góp phần kìm chế lạm phát do không làm tăng tổng phương tiện thanh toán. Tuy nhiên, Chính phủ không thể huy động trái phiếu bằng mọi giá do có sự xung đột với mục tiêu kích thích tín dụng của chính sách tiền tệ hiện nay. Cùng với gói hỗ trợ lãi suất, việc duy trì lãi suất cơ bản 7%/năm đối với cho vay kinh doanh là để tạo mặt bằng chi phí vốn thấp cho các doanh nghiệp. Đây chính là rào cản đối với lãi suất trái phiếu. Chính phủ không thể áp dụng hai hệ thống lãi suất thiếu thống nhất cũng giống như người ta không thể duy trì hai mực nước chênh lệch giữa hai bình thông nhau. Mặt khác, Chính phủ cũng không thể làm điều duy ý chí là “đông cứng” thị trường tài chính. Biết trước những bất cập nan giải đối với lãi suất trái phiếu, các nhà phát hành trái phiếu Chính phủ vẫn kiên trì tổ chức đấu thầu với “hi vọng” sẽ “khớp” được với danh mục đầu tư của một nhà thầu nào đó. Trong lúc đang cần vốn để kích thích kinh tế nhưng thất bại trong việc huy động bằng phát hành trái phiếu, Chính phủ đã đạt được thỏa thuận vay 500 triệu USD từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Khoản cho vay này đã được ADB chính thức phê duyệt hôm 15/9/2009. Thủ tướng Chính phủ cũng đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu phương án giải ngân khoản vay có thời hạn 5 năm này. Ngoài việc góp phần bổ sung nguồn vốn cho gói kích thích kinh tế, khoản ngoại tệ 500 triệu USD này cũng được hy vọng sẽ góp phần vào việc bình ổn thị trường ngoại hối vẫn còn chưa “hạ nhiệt”.
Năm 2008 giải ngân ODA ước tính đạt 1,227 tỉ USD và 6 tháng đầu năm 2009, giải ngân ODA đạt 1,27 tỷ USD. Theo trang web dddn.com.vn Hội nghị Tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) lần thứ 15 (diễn ra ngày 4-5/12/2008) cho biết mức cam kết ODA được nhóm các nhà tài trợ quốc tế đưa ra cho Việt Nam trong năm 2009 đạt 5,014.67 tỷ USD, thấp hơn mức cam kết đưa ra năm ngoái là 8%. Sở dĩ các nhà tài trợ vẫn đưa ra những tín hiệu tích cực về cam kết ODA cho Việt Nam là do các nhà tài trợ đều đánh giá Việt Nam sử dụng khá hiệu quả nguồn vốn này. Một báo cáo của Vụ Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) vừa được công bố, cho biết Việt Nam luôn theo đuổi chính sách quản lý nợ thận trọng. Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến quản lý vay, trả nợ nước ngoài; xây dựng và quản lý hệ thống chỉ tiêu nợ, thu thập, báo cáo thông tin nợ, bảo lãnh, cho vay lại... Vì vậy, các chỉ số nợ nước ngoài của Việt Nam từ 2000 đến nay luôn trong giới hạn an toàn, được WB và IMF đặt trong danh sách nhóm các nước có mối nguy thấp về nợ nước ngoài.
c. Cán cân vốn ngắn hạn
Cán cân ngắn hạn bao gồm nhiều hạng mục phong phú và chủ yếu là: tín dụng thương mại ngắn hạn, hoạt động tiền gửi, mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn, các khoản tín dụng ngân hàng ngắn hạn, kinh doanh ngoại hối…
Triệu USD
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009*
Vay ngắn hạn(8)
-118
-29
-22
7
26
-54
46
-30
79
261
0,270
Cán cân vốn ngắn hạn thặng dư có thể do: tín dụng thương mại quốc tế, tín dụng ngân hàng quốc tế (các hình thức tài trợ ngoại thương của các ngân hàng thương mại), trái phiếu thương mại ngắn hạn (Những công ty lớn có mức tín dụng cao thường bán trái phiếu thương mại ngắn hạn để cấp vốn cho các nhu cầu trước mắt của mình. Đây là một giải pháp có chi phí thấp hơn thay cho việc vay ngân hàng ngắn hạn. Trái phiếu thương mại ngắn hạn là một giấy bảo lãnh nợ ngắn hạn, nhìn chung có thời hạn thanh toán từ 2 đến 270 ngày. Hầu hết trái phiếu này được bán ở mức chiết khấu so với mệnh giá của nó và có thể khôi phục mệnh giá khi đến hạn. Sự khác biệt giữa giá bán chiết khấu và mệnh giá tượng trưng cho lãi dành cho người mua trái phiếu. Các nhà đầu tư có các khoản dư tiền mặt tạm thời thường là người mua trái phiếu thương mại ngắn hạn. Đối với họ đây là cách an toàn hợp lý để sinh lợi trên tiền nhàn rỗi của họ). Tuy nhiên Việt Nam chưa phát triển trong hoạt động tín dụng (cơ sở hạ tầng của tín dụng VN chưa đáp ứng được các quy chuẩn tiên tiến để tham gia các phương thức hoạt động tín dụng bậc cao), vì vậy, xét trên khía cạnh bù đắp cho thâm hụt CA, luồng vốn ngắn hạn chảy vào Việt Nam dựa trên các nguồn:
Tín dụng thương mại quốc tế
Là hoạt động tài trợ ngoại thương giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Công cụ của tín dụng thương mại như hối phiếu, kỳ phiếu…
Tín dụng của doanh nghiệp xuất khẩu đối với doanh nghiệp nhập khẩu. Ví dụ: một nhập khẩu giày Việt Nam nhận lô giày trị giá 3.000 USD từ một nhà xuất khẩu Trung Quốc với thời hạn thanh toán trong 60 ngày. Sau 60 ngày, hóa đơn mới đến hạn. Tức là, nhà cung ứng đã cấp vốn cho phần hàng đó mà không tính phí, đối với nhà nhập khẩu thì đây là một vụ thỏa thuận tốt hơn là dùng hạn mức tín dụng ngân hàng hay một hình thức khác phải trả lãi suất.
Tín dụng của doanh nghiệp nhập khẩu đối với doanh nghiệp xuất khẩu: ứng trước tiền hàng.
Tiền gửi
Triệu USD
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009*
Tiền gửi ròng
-787
-2,088
-1,197
624
1,372
35
-634
-1,535
2,623
1,700
1,100
Tiền gửi trong tài khoản vốn biến động thất thường, đây không phải là nguồn bù đắp thường xuyên chủ yếu cho thâm hụt cán cân vãng lai. Dựa vào số liệu trên, có thể thấy lượng tiền gửi của nước ngoài ở Việt Nam âm trong các năm từ 1999 đến 2001, 2005-2006, trong khi dương trong các năm 2002-2004 và đặc biệt năm 2007 và quý 1 năm 2008 tăng mạnh. Cụ thể, năm 2007 là 2,623 tỷ USD (chiếm 3,7% GDP) và quý 1/2008 là 3,302 tỷ USD (chiếm tới 17,9% GDP). Trong năm 2008, chúng ta chứng kiến sự suy giảm dòng tiền gửi từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, trong năm 2008, lượng tiền gửi từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển giảm từ mức 2% của năm 2007 xuống mức 1,8% GDP của cac nước đang phát triển. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó, ước tính lượng tiền gửi trong năm 2008 cũng chỉ vào khoảng 1,8% GDP (bằng một nửa tỷ lệ năm 2007), tương đương 1,57 tỷ USD. Dự báo cả năm 2009, lượng tiền gửi vào Việt Nam đạt khoảng 1,1 tỷ USD.
d. Chuyển giao vốn một chiều
- Các khoản viện trợ không hoàn lại cho mục đích đầu tư
- Các khoản nợ được xóa (Một vài VD tiêu biểu)
Tháng 12/2000, theo thỏa thuận được ký kết, Bỉ sẽ thực hiện xóa nợ cho Việt Nam khoảng 21,8 triệu USD, tương đương với 75% tổng số dư nợ. Phần nợ 25% còn lại, tương đương 7,28 triệu USD sẽ được chuyển đổi thành viện trợ để Việt Nam lập một quỹ đối ứng, sử dụng cho các dự án được Vương quốc Bỉ viện trợ trong khuôn khổ chương trình hợp tác phát triển giữa hai nước giai đoạn 2001-2003. Các lĩnh vực mà Chính phủ Bỉ ưu tiên viện trợ theo chương trình hợp tác song phương là xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ nông nghiệp và phát triển nông thôn, cải cách hành chình, y tế và giáo dục.
Năm 2002, Chính phủ Italia đã xóa nợ cho Việt Nam 40 tỷ Lia (khoảng trên 20 triệu EURO) trong tổng số 54 tỷ Lia nợ của các dự án thuộc giai đoạn 90-92 và ký thêm 6 dự án mới trị giá 17 triệu Euro (trong đó 3,5 triệu cho không và 13,5 triệu vay ưu đãi, lãi suất từ 0,25% đến 0,5%/năm, thời hạn trả 35 năm, ân hạn 15 năm).
1.3. OFB
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hôm 29/7 tuyên bố, đến trước năm 2014 sẽ cung cấp cho các nước nghèo khoản vay lên đến 17 tỷ USD, nhằm trợ giúp những nước này ứng phó với bão tố tài chính.
IMF nới lỏng việc cho vay
TT - Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra những cải cách lớn trong cách thức và thủ tục cho vay với 185 nước thành viên. Đây được coi là một phần trọng tâm trong nhiệm vụ của tổ chức này giúp bình ổn tài chính toàn cầu.
Trong một động thái mà AFP đánh giá là “đột phá”, IMF đã công bố chương trình Hạn mức tín dụng linh hoạt (FCL) không bao gồm điều kiện, không giới hạn số tiền được vay và có thể được vay bất cứ lúc nào, được dùng để đối phó khủng hoảng hay như “một phương tiện ngăn ngừa” khủng hoảng. FCL sẽ thay thế chương trình Công cụ thanh khoản ngắn hạn (SLF) cũ. Theo những điều khoản của FCL, thời gian trả nợ vay được nới rộng từ ba tháng tới năm năm, thay vì tối đa là chín tháng như SLF.
Ngoài việc tác động vào K và OFB để cải thiện CA, chúng ta có thể để cho CA tự cải thiện bằng cách phá giá nội tệ
Phá giá nội tệ để CA tự cải thiện.
Chúng ta biết cán cân vãng lai bao gồm: cán cân thương mại, cán cân dịch vụ, cán cân thu nhập và cán cân chuyển giao vãng lai một chiều. Song, Yếu tố tỉ giá thay đổi khi phá giá nội tệ hầu như ko ảnh hưởng cán cân thu nhập và cán cân chuyển giao vãng lai một chiều, do đó khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố tỷ giá lên cán cân vãng lai, chúng ta coi cán cân thương mại và cán cân dịch vụ chính là cán cân vãng lai.
Xem xét vấn đề này theo 2 phương pháp tiếp cận:
Phương pháp tiếp cận hệ số co giãn
Phương pháp tiếp cận chi tiêu.
Phương pháp tiếp cận hệ số co giãn – Điều kiện Marshall Lerner
Giả định:
cung hàng hóa xuất khẩu có hệ số co giãn hoàn hảo
cầu hàng hóa nhập khẩu cũng có hệ số co giãn hoàn hảo.
Cán cân vãng lai chỉ bao gồm cán cân thương mại và cán cân dịch vụ.
Tỉ giá được yết theo phương pháp trực tiếp.
Phá giá làm cho tỉ giá danh nghĩa tăng nên làm tỉ giá thực tăng, từ đó cải thiện được sức cạnh tranh thương mại quốc tế, nghĩa là kích thích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Khối lượng xuất khẩu tăng và khối lượng nhập khẩu giảm nhưng chưa chắc làm cán cân vãng lai cải thiện do trong cán cân vãng lai ta quan tâm đến giá trị xuát nhập khẩu chứ không phải là khối lượng. Phương pháp tiếp cận hệ số co giãn sẽ giúp chúng ta xem xét được trong điều kiện như thế nào thì cán cân vãng lai được cải thiện khi phá giá tiền tệ.
Nội dung của phương pháp này là phân tích hai nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân vãng lai khi phá giá tiền tệ là: nhân tố là cải thiện cán cân vãng lai và nhân tố làm xấu đi cán cân vãng lai.
2.1.1. Hệ số co giãn nhập khẩu và xuất khẩu
Cán cân vãng lai tính bằng nội tệ:
CAVND = P.XQ – E.P* .MQ (1)
P : giá của hàng hóa trong nước tính bằng nội tệ
XQ: khối lượng xuất khẩu
E: tỉ giá
MQ: khối lượng nhập khẩu.
Với X: giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ (PXQ)
M: giá trị nhập khẩu tính bằng ngoại tệ (P*MQ)
Ta có thể viết lại: CA = X – E.M (2)
Đạo hàm hai vế có: dCA = dX – E.dM – M.dE (3)
Chia 2 vế cho sự thay đổi tỉ giá dE có:
(4)
Hệ số co dãn xuất khẩu:
Ta có:
là hệ số co dãn xuất khẩu
® dX = (5)
Hệ số co dãn nhập khẩu:
là hệ số co dãn nhập khẩu
® (6)
Thay (5) và (6) và (4) ta được:
® (7)
Giả sử trạng thái ban đầu của cán cân vãng lai là cân bằng:
X – E.M = 0 hay X/EM = 1
(7) được viết lại là:
(8)
Phương trình (8) là điều kiện Marshall-Lerner. Điều kiện này được phát biểu như sau:
Nếu trạng thái xuất phát của cán cân vãng lai là cân bằng thì khi phá giá nội tệ sẽ dẫn đến:
Cải thiện được cán cân vãng lai, tức là dCA/dE >0 chỉ khi tổng hệ số co dãn nhập khẩu và hệ số co dãn xuất khẩu lớn hơn 1, nghĩa là: >1
Thâm hụt cán cân vãng lai, tức dCA/dE <0 khi <1
Ví dụ minh họa cho điều kiện Marshall – Lerner :
Giả thiết :
Việt Nam và Mỹ quan hệ ngoại thương với nhau
Eo = 15000 ( tỷ giá trước khi phá giá tiền tệ)
E1= 18000 ( tỷ giá sau khi phá giá tiền tệ)
Pxk = 2000 VND = const
Pnk = 2 USD = const
Xét sự thay đổi của CA trước và sau khi phá giá.
Trước khi phá giá : Eo = 15000, CA=0
Tiêu chí
Số lượng
Giá
CA- VND
CA- USD
Xuất khẩu VN
150
2000 VND
300000 VND
20
USD
Nhập khẩu VN
10
2 USD
300000 VND
20 USD
CA
0
0
Khả năng 1: Phá giá VND, từ Eo = 15000 đến E1= 18000, làm cho CA<0
Tiêu chí
Số lượng
Giá
CA- VND
CA- USD
Xuất khẩu VN
160
2000 VND
320000 VND
17,78
USD
Nhập khẩu VN
9
2 USD
324000 VND
18 USD
CA
- 4000 VND
- 0,22 USD
Hệ số co giãn : = 0.355, = 0,578, +=0,993<1→ CA<0
Khả năng 2: Phá giá VND, từ Eo = 15000 đến E1= 18000, làm cho CA=0
Tiêu chí
Số lượng
Giá
CA- VND
CA- USD
Xuất khẩu VN
162
2000 VND
324000 VND
18
USD
Nhập khẩu VN
9
2 USD
324000 VND
18 USD
CA
0VND
0 USD
Hệ số co giãn: = 0,422, = 0,578, +=1 → CA= 0
Khả năng 3: Phá giá VND, từ Eo = 15000 đến E1= 18000, làm cho CA>0
Tiêu chí
Số lượng
Giá
CA- VND
CA- USD
Xuất khẩu VN
180
2000 VND
360000 VND
20
USD
Nhập khẩu VN
8
2 USD
288000 VND
16 USD
CA
+72000
VND
+ 4 USD
Hệ số co giãn: = 1, = 1,222, +>1 → CA> 0
Các hệ số co giãn trong bảng trên được tính dựa vào CTTQ sau:
Trong đó:
Vo : biến số trước khi xảy ra thay đổi
V1 : biến số sau khi xảy ra thay đổi
: hệ số thay đổi của biến số
Từ đây , ta hình thành được công thức tính hệ số nhập khẩu và xuất khẩu như sau :
Công thức tính hệ số co giãn xuất khẩu :
=
Trong đó :
E0 : mức tỉ giá trước khi phá giá tiền tệ
E1 : mức tỉ giá sau khi phá giá tiền tệ
X0 : giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ trước khi phá giá
X1 : giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ sau khi phá giá
Công thức tính hệ số co giãn nhập khẩu
Trong đó :
E0 : mức tỉ giá trước khi phá giá tiền tệ
E1 : mức tỉ giá sau khi phá giá tiền tệ
M0 : giá trị nhập khẩu tính bằng ngoại tệ trước khi phá giá
M1 : giá trị nhập khẩu tính bằng ngoại tệ sau khi phá giá
Áp dụng công thức (1.1) và (1.2) vào số liệu bảng trên ta tính hệ số co giãn xuất khẩu và nhập khẩu, và tổng của chúng với mỗi khả năng như sau :
Khả năng 1 : E0= 15000, E1= 18000, X0= 300000, X1= 320000, M0=20, M1= 18.
Thay số liệu vào (1.1) và (1.2) ta có:
=
+= 0,355 + 0,578 = 0,933 < 1
Khả năng 2 : E0= 15000, E1= 18000, X0= 300000, X1= 324000, M0=20, M1= 18.
Thay số liệu vào (1.1) và (1.2) ta có:
=0,422
+= 0,422+ 0,578 = 1
Khả năng 3:
E0= 15000, E1= 18000, X0= 300000, X1= 360000, M0=20,
M1= 16.
=1
+= 1+1.222 = 2,222> 1
Kết luận: Từ ví dụ trên ta thấy sau khi phá giá tiền tệ, CA có thể tồn tại ở cả 3 trạng thái lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng 0.
2.1.2. Hiệu ứng giá cả và hiệu ứng khối lượng
Ta cần phải xem xét 2 yếu tố tác động trực tiếp đến giá trị xuất nhập khẩu chứ ko chỉ xem xét riêng về mặt khối lượng hàng hóa xnk.
a,Hiệu ứng giá cả
Để hiểu rõ hơn về bản chất của hiệu ứng giá cả, ta phân tích cán cân vãng lai tính bằng VND và $ như sau:
Cán cân vãng lai tính bằng VND
CAVND = P.XQ – E.P* .MQ
Khi phá giá, E tăng do đó E.P* tăng, hay giá cả hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ tăng. Theo phương trình trên, CAVND giảm.
Cán cân vãng lai tính bằng $:
CAUSD = P/E. XQ – P*.MQ
Khi phá giá đồng nghĩa với E tăng, làm cho P/E giảm tức giá cả hàng xuất khẩu bằng ngoại tệ giảm, thay vào phương trình ta có CAUSD giảm.
Ví dụ:
Nghiên cứu tiếp ví dụ của phương pháp tiếp cận hệ số co dãn nhằm làm rõ sự thay đổi của giá cả XK bằng ngoại tệ và giá cả NK bằng nội tệ như sau:
Tỷ giá ban đầu E0 = 15.000 VND/USD
Giá của 1 đv hàng XK P =2.000 VND
Giá của 1 đv hàng NK P* = 2 USD
Tỷ giá sau khi phá giá E1 = 18.000 VND/USD
Ta có: Trước khi phá giá, mỗi đơn vị XK thu được 2000/15000 USD
Sau khi phá giá, chỉ còn 2000/18000 USD.
à XK trở nên rẻ hơn
Trước khi phá giá, mỗi đv NK có giá 2.15000 = 30.000 VND
Sau khi phá giá, mỗi đv NK có giá 2.18000 = 36.000 VND.
à NK trở nên đắt hơn
Như vậy, hiệu ứng giá cả (việc xuất rẻ, nhập đắt ) làm cho cán cân vãng lai xấu đi.
b,Hiệu ứng khối lượng
Để hiểu rõ bản chất hiệu ứng khối lượng, phân tích cán cân vãng lai tính bằng VND và USD như sau:
Cán cân vãng lai tính bằng VND:
CAVND = P.XQ – E.P* .MQ
Phá giá tức là E tăng làm giá cả hàng hóa nhập khẩu tính bằng nội tệ tăng mà giá hàng hóa trong nước tính bằng nội tệ không đổi theo giả thiết. Từ đó sẽ hạn chế nhập khẩu. Khối lượng nhập khẩu giảm, tức MQ giảm.
Cán cân vãng lai tính bằng USD:
CAUSD = P/E. XQ – P*.MQ
Phá giá làm cho giá cả hàng hóa xuất khẩu tính bằng nội tệ giảm với điều kiện giá cả hàng hóa nước ngoài tính bằng ngoại tệ không đổi sẽ kích thích xuất khẩu. Khối lượng xuất khẩu tăng, tức là XQ tăng.
Phá giá làm MQ giảm và XQ tăng làm cho CA tăng.
Như vậy hiệu ứng khối lượng là nhân tố làm cho CA cải thiện sau khi phá giá tiền tệ.
c,Hiệu ứng ròng lên CA
Hiệu ứng ròng của CA phụ thuộc vào tính trội của hiệu ứng khối lượng hay hiệu ứng giá cả. Có 3 khả năng có thể xảy ra:
Hiệu ứng giá cả trội hơn thì CA xấu đi do khối lượng xuất khẩu tăng và khối lượng nhập khẩu giảm không bù đắp cho giảm giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ và tăng giá trị nhập khẩu tính bằng nội tệ: < 1
Trung hòa hai hiệu ứng thì ko làm thay đổi CA : Khối lượng xuất khẩu tăng và khối lượng nhập khẩu giảm vừa đủ để bù đắp cho giảm giá trị của xuất khẩu tính bằng ngoại tệ và tăng giá trị nhập khẩu tính bằng nội tệ: = 1
Hiệu ứng khối lượng trội hơn CA đc cải thiện do khối lượng hàng xuất khẩu tăng và lượng nhập khẩu giảm thừa để bù đắp cho hiệu ứng giá cả: >1
Khi phá giá nội tệ đề mong muốn cải thiện được CA cho nên để phá giá thành công thì phải đáp ứng điều kiện Marshall-lerner là >1.
Trong ngắn hạn, khối lượng nhập khẩu và xuất khẩu không nhiều thay đổi ( không co giãn) nên hiệu ứng giá cả trọi hơn so với hiệu ứng khối lượng nên CA bị xấu đi trong ngắn hạn sau khi phá giá. Sau một thời gian nhất định ( từ 6 tháng trở đi) khối lượng xuất khẩu bắt đầu tăng và khối lượng nhập khẩu bắt đầu giảm, hiệu ứng khối lượng dần dần trội hơn so với hiệu ứng giá cả vì thế CA được cải thiện dần.
Nguyên nhân khối lượng xuất khẩu và nhập khẩu không co dãn trong ngắn hạn mà cô dãn trong dài hạn là:
Phản ứng của người sản xuất diễn ra chậm: Tuy phá giá tiền tệ tạo điều kiện cạnh tranh cho xuất khẩu nhưng nhà sản xuất cần phải có thời gian để mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.
Các hợp đồng nhập khẩu đã kí từ trước không dễ để hủy bo trong ngắn hạn.
Phản ứng của người tiêu dung diễn ra chậm: bởi vì họ cần thời gian để thay đổi thói quen tiêu dùng. Cả người tiêu dùng trong và ngoài nước đều cần thời gian vì họ lo lắng về các vấn đề: chất lượng hàng hóa, độ tin cậy, danh tiếng của hãng sản xuất.
Thị trường không hoàn hảo; nếu như nhà sản xuất nước ngoài có thị phần lớn, khi có phá giá tiền tệ, để duy trì thị phần họ có thể hạ giá hàng hóa xuất khẩu và hạ giá hàng hóa ở nước họ để cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu và xuât khẩu rẻ hơn ở nước phá giá tiền tệ.
Do hiệu ứng giá cả có tác dụng lập tức ngay sau khi phá giá trong khi hiệu ứng khối lượng chỉ có tác dụng trong một thời gian sau nhất định vì khối lượng xuất khẩu và nhập khẩu co giãn trong dài hạn, gần như không co giãn trong ngắn hạn. Vậy có thể thấy điều kiện Marshall- lerner chỉ có thể duy trì trong dài hạn.
3.2. Phương pháp tiếp cận chi tiêu:
Hạn chế cơ bản trong phương pháp tiếp cận hệ số co giãn là đã dựa trên giả định các yếu tố khác không thay đổi. Tuy nhiên khi khối lượng xuất nhập khẩu thay đổi sẽ làm cho thu nhập quốc dân và chi tiêu trong nước thay đổi.
Trong phương pháp này, chúng ta tiếp cận dưới góc độ cán cân thanh toán là 1 bộ phận của thu nhập quốc dân, và qua đó sẽ xem xét hiệu ứng phá giá tới CA thông qua việc tác động của nó tới thu nhập quốc dân và chi tiêu trong nước.
Y = C + I + G + X - M (2.1)
Nếu định nghĩa chi tiêu trong nước là A=C+I+G, thì PT trên có thể viết thành:
CA = X – M = Y - A. (2.2)
Pt (2.2) nói lên rằng cán cân vãng lai CA biểu diễn chênh lệch giữa thu nhập quốc dân và chi tiêu trong nước.
Đạo hàm 2 vế PT (2.2) ta được:
dCA = dY - dA (2.3)
Từ đó có thể thấy hiệu ứng của phá giá tới CA phụ thuộc vào việc phá giá ảnh hưởng như thế nào tới Y và A:
Nếu phá giá dẫn đến Y tăng tương đối so với A thì CA được cải thiện.
Nếu phá giá dẫn đến Y giảm tương đối so với A thì CA trở nên xấu hơn.
Xét về chi tiêu trong nước (A). Phần tăng thêm của A gồm có 2 bộ phận:
Chi tiêu tăng thêm do thu nhập tăng thêm. Phần tăng thêm theo thu nhập được xácđịnh bằng chi tiêu biên, kí hiệu: a.dY
Chi tiêu tăng thêm trực tiếp do hiệu ứng phá giá đem lại, kí hiệu : dAd
Tổng thay đổi chi tiêu, kí hiệu:
dA = a.dY + dAd (2.4)
Thay vào Pt (2.3):
dCA = (1-a).dY - dAd (2.5)
=> Điều kiện để phá giá cải thiện được cán cân vãng lai là:
(1-a)dY > dAd (2.6)
tức là CA chỉ được cải thiện nếu bất cứ một sự thay đổi trong thu nhập mà không được chi tiêu phải lớn hơn bất cứ sự thay đổi nào trong chi tiêu trực tiếp.
Bây giờ chúng ta sẽ xét riêng hiệu ứng của phá giá lên Y và A:
Hiệu ứng phá giá lên thu nhập quốc dân
Nền kinh tế có thể có 2 trạng thái: có và không có công ăn việc làm đầy đủ. Trong trường hợp NềN KINH Tế có công ăn việc làm đầy đủ thì không thể làm tăng thêm thu nhập cho NềN KINH Tế. Còn đối với NềN KINH Tế không có công ăn việc làm đầy đủ (chưa đạt Y*) thì CA chỉ được cải thiện khi thu nhập tăng và a<1.
Câu hỏi được đặt ra là đối với NềN KINH Tế không có công ăn viêc làm đầy đủ phá giá làm tăng hay giảm thu nhập quốc dân?
Để trả lời, ta xét tới hiệu ứng điều kiện ngoại thương. Hiệu ứng điều kiện ngoại thương là tỷ số giữa giá cả xuất khẩu và giá cả nhập khẩu:
=
P : Giá hàng hóa XK (hàng nội địa)
P*: Giá hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài bằng ngoại tệ
E : Tỷ giá.
Khi phá giá (E tăng) làm cho giá nhập khẩu tính bằng nội tệ trở lên đắt hơn (E.P* tăng), mà giá xuất khẩu tính bằng nội tệ không đổi (P không đổi), do đó điều kiện thương mại trở nên xấu hơn, chúng ta cần nhiều đơn vị hàng nội địa hơn đem xuất khẩu mới đổi được 1 đơn vị hàng nhập khẩu, nghĩa là thu nhập quốc dân bị giảm xuống.
Như vậy, khi a<1, NềN KINH Tế không có công ăn việc làm đầy đủ, thì hiệu ứng điều kiện ngoại thương khi phá giá sẽ làm thu nhập quốc dân giảm, và do đó CA không được cải thiện.
Tuy nhiên, một cách tổng quát thì hiệu ứng phá giá lên thu nhập là không rõ ràng, bởi vì khi xuất khẩu ròng tăng (với điều kiện Marshall-Lerner được duy trì), thì hiệu ứng điều kiện ngoại thương vẫn làm cho thu nhập giảm.
Tóm lại, đối với NềN KINH Tế không có công ăn việc làm đầy đủ, để CA được cải thiện thì thu nhập quốc dân phải tăng trong điều kiện a1 thì khi thu nhập quốc dân tăng (dY>0) vẫn làm cho CA xấu đi do thu nhập tăng chậm hơn chi tiêu.
Thực tế các công trình nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng a>1 trong ngắn hạn, do đó khi thu nhập tăng sẽ làm CA trở nên xấu hơn.
Đối với VN (NềN KINH Tế không có công ăn việc làm đầy đủ): nếu nhìn vào tỷ trọng xuất khẩu trong nền kinh tế Việt Nam (77% GDP năm 2007 và khoảng 90% GDP năm 2008) và thâm hụt cán cân thương mại (-9,9% GDP năm 2007 và -11% GDP năm 2008) thì có vẻ nên phá giá VND để tăng sức cạnh tranh về giá . Tuy nhiên giải pháp này không tạo ra được ổn định kinh tế lâu dài và còn có thể làm cho cán cân vãng lai xấu đi vì nó làm cho TNQD giảm. Việc giảm thu nhập khiến giảm sức mua của người tiêu dùng trong nước và nếu sức mua giảm trong dài hạn và lớn hơn sự giảm giá của đồng nội tệ, áp lực xã hội sẽ gia tăng, đặt ra nhiều khó khăn cho chính sách tài khóa và phân phối thu nhập.
Còn trong trường hợp NềN KINH Tế có công ăn việc làm đầy đủ thì không thể tăng Y, do đó chỉ có thể cải thiện CA thông qua việc giảm chi tiêu trực tiếp.
Hiệu ứng phá giá tiền tệ lên chi tiêu trực tiếp
Giả thiết:
ảnh hưởng của phá giá tiền tệ lên thu nhập quốc dân bằng 0(dY=0)
dCA = - dAd
Kết luận rút ra: Nếu phá giá làm giảm chi tiêu trực tiếp(dAd 0) và ngược lại.
Để xem xét ảnh hưởng của phá giá lên chi tiêu trực tiếp cần đề cập tới Hiệu ứng cầu tiền thực tế.
Hiệu ứng cầu tiền thực tế:
Nói một cách đơn giản: nhu cầu nắm giữ tiền chính là nắm giữ lượng tiền thực tế( là lượng tiền danh nghĩa đã loại trừ yếu tố lạm phát). Nếu mức giá tăng lên gấp 2 thì các chủ thể sẽ có nhu cầu tiền danh nghĩa cũng tăng gấp 2 nhưng cầu tiền thực tế thì vẫn ko thay đổi. Do đó, đẳng thức cầu tiền thực tế có thể biểu diễn như sau:
M / P1 = K
Trong đó: K: cầu tiền thực tế
P1: chỉ số giá trung bình
M: lượng tiền cung ứng danh nghĩa
Ý NGHĨA: cho biết lượng hàng hóa mà một lượng tiền danh nghĩa có thể mua được, tức là để mua được một lượng hàng hóa là K, mức giá cả là P thì nhu cầu tiền danh nghĩa là M
Chỉ số giá cả trung bình P1 được biểu diễn như sau:
P1=αP + (1- α)E.P*
Trong đó: α : tỉ lệ % chi tiêu lên hàng nội địa
P: giá cả hàng nội địa
P*: giá hàng hóa nhập khẩu ( tính bằng ngoại tệ)
E: tỉ giá
Ví dụ:
Giả sử giá hàng hóa nội địa P= 15000 VND, trong khi nước ngoài là P* = 2 usd. Tỷ giá trước khi phá giá E0 = 18000. Gỉa sử người tiêu dùng chi 60% tiền của họ lên hàng hóa nội địa, tức α= 0.6. Gía trung bình là :
P1=0.6 × 15000 + (1-0.6)×18000×2 = 23400 VND
Nếu VND phá giá và tỉ giá mới là E1=21600 thì giá trung bình là :
= 0.6 × 15000 + (1-0.6) × 21600 ×2 = 26280.
Như vậy, với 20% phá giá của VND làm cho mặt bằng giá cả tăng lên 12.3%.
Đến đây, chúng ta giả thiết rằng: Lượng tiền cung ứng danh nghĩa không thay đổi (M không đổi)( giả thiết *)
Phá giá tiền tệ ( E tăng) làm tăng mặt bằng giá cả (P1 tăng), lạm phát đã xảy ra. Như đã nói ở trên, các chủ thể sẽ muốn duy trì lượng tiền thực tế của mình (K không đổi), do đó họ sẽ phải tăng lượng tiền danh nghĩa tương ứng với mức tăng của giá cả → các chủ thể trong nền kinh tế sẽ phải bán các trái phiếu họ đang nắm giữ để thu tiền về → cung trái phiếu tăng → giá trái phiếu giảm → lãi suất tăng. Lãi suất tăng làm hạn chế đầu tư và tiêu dùng, do đó làm giảm chi tiêu trực tiếp, cải thiện cán cân thương mại.
Hiệu ứng cầu tiền thực tế chỉ trở nên hiện thực nếu như NHTW không cung ứng thêm tiền để cân đối khoản cầu tiền tăng thêm ( để thỏa mãn giả thiết *) vì nếu cung tiền danh nghĩa tăng (M tăng) tương ứng với mức tăng của P1 thì tỉ số M / P1 sẽ không thay đổi → K=M / P1 không đổi → các chủ thể sẽ không có động lực bán trái phiếu để duy trì K như ở trên, từ đó sẽ không tác động đến lãi suất, đầu tư và tiêu dùng và sẽ không tác động tới chi tiêu trực tiếp.
Việc bù đắp cán cân vãng lai từ nguồn nào cần được cân nhắc kỹ. Thông thường trong ngắn hạn, nguồn bù đăp cho cán cân vãng lai thường từ cán cân vốn và OFB, còn việc phá giá có thể gây nên nhiều tác động tới nền kinh tế nên có nên để cho cán cân vãng lai tự bù đắp cho chính nó không cần phải xem xét rất kỹ. Không những thế phá giá không phải bao giờ cũng thành công, cũng làm cho cán cân vãng lai được cải thiện. Những nguồn tài trợ cho cán cân vãng lai kể trên là những nguồn tiêu biểu, chúng em tìm hiểu được. Do hạn chế về kiến thức và thời gian nên bài thảo luận còn nhiều thiếu sót, mong được cô giáo góp ý và bổ sung.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac nguon tai tro can can vang lai.doc