Tiểu luận Các quy định về cho thuê tài chính

LỜI MỞ ĐẦU Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì các doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Cộng với sự biến động, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực các doanh nghiệp ngày càng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc mới. Các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản hàng loạt, bên cạnh đó những doanh nghiệp ngấp nghé đứng bên bờ vực phá sản cũng không ít. Thực tế cho thấy việc đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị ở các doanh nghiệp sản xuất là một đòi hỏi bức thiết trong bối cảnh hội nhập để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như năng suất lao động, giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay lượng vốn dài hạn đầu tư cho các dự án này ở các doanh nghiệp Việt Nam là hết sức khiêm tốn. Kênh tài trợ quen thuộc vẫn là đi vay ở các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp mới ra đời không có đủ tài sản đảm bảo cũng như uy tín thì việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng quả là khó khăn. Trong những trường hợp như vậy, đi thuê tài chính có thể là một giải pháp tối ưu. I. TỔNG QUAN NGHIỆP VỤ CHO THUÊ TÀI CHÍNH. 1. Quá trình hình thành và phát triển của CTTC. Từ năm 2800 trước CN tại thành phố Sumeran cổ: nông dân thuê công cụ sản xuất nông nghiệp như súc vật, nhà cửa, ruộng đất Đến khoảng năng 1700 TrCN, vua Babilon đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng cho hoạt động này. Đầu thế kỉ XIX, do sự phát triển của khoa học kĩ thuật và nền kinh tế hàng hóa, số lượng và chủng loại tài sản cho thuê đã có sự gia tăng đáng kể. Năm 1952: cho thuê tài chính xuất hiện ở Hoa Kì bởi công ty United State Leasing Corporation Châu Âu: Phát triển từ thập kỉ 60 Châu Á: Phát triển từ thập kỉ 70 * Quá trình hình thành và phát triển của cho thuê tài chính ở Việt Nam. Năm 1994, ngân hàng ngoại thương đã thành lập công ty cho thuê và đầu tư để thực hiện hoạt động cho thuê tài chính. Năm 1995 Thống đốc NHNN Việt Nam mới ban hành thể lệ tín dụng thuê mua ( quyết định 194/QĐ-NH5). Ngày 9/10/1995, chính phủ đã ban hành nghị định 64/CP về: “ Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính tại VN”. Tiếp sau, Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 ra đời (được sửa đổi bổ sung năm 2004), hoạt động cho thuê tài chính được điều chỉnh chi tiết và hệ thống hơn. Các văn bản dưới luật cũng lần lượt ra đời như Nghị định 16/2001/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 65/2005/NĐ-CP để quy định chi tiết hơn. Hiện nay ở VN có khoảng 12 công ty cho thuê tài chính bao gồm các công ty cho thuê tài chính trực thuộc các NHTM, công ty cho thuê liên doanh và công ty cho thuê 100% vốn nước ngoài.

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1525 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Các quy định về cho thuê tài chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì các doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Cộng với sự biến động, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực các doanh nghiệp ngày càng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc mới. Các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản hàng loạt, bên cạnh đó những doanh nghiệp ngấp nghé đứng bên bờ vực phá sản cũng không ít. Thực tế cho thấy việc đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị ở các doanh nghiệp sản xuất là một đòi hỏi bức thiết trong bối cảnh hội nhập để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như năng suất lao động, giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay lượng vốn dài hạn đầu tư cho các dự án này ở các doanh nghiệp Việt Nam là hết sức khiêm tốn. Kênh tài trợ quen thuộc vẫn là đi vay ở các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp mới ra đời không có đủ tài sản đảm bảo cũng như uy tín thì việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng quả là khó khăn. Trong những trường hợp như vậy, đi thuê tài chính có thể là một giải pháp tối ưu. TỔNG QUAN NGHIỆP VỤ CHO THUÊ TÀI CHÍNH. Quá trình hình thành và phát triển của CTTC. Từ năm 2800 trước CN tại thành phố Sumeran cổ: nông dân thuê công cụ sản xuất nông nghiệp như súc vật, nhà cửa, ruộng đất…Đến khoảng năng 1700 TrCN, vua Babilon đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng cho hoạt động này. Đầu thế kỉ XIX, do sự phát triển của khoa học kĩ thuật và nền kinh tế hàng hóa, số lượng và chủng loại tài sản cho thuê đã có sự gia tăng đáng kể. Năm 1952: cho thuê tài chính xuất hiện ở Hoa Kì bởi công ty United State Leasing Corporation Châu Âu: Phát triển từ thập kỉ 60 Châu Á: Phát triển từ thập kỉ 70 * Quá trình hình thành và phát triển của cho thuê tài chính ở Việt Nam. Năm 1994, ngân hàng ngoại thương đã thành lập công ty cho thuê và đầu tư để thực hiện hoạt động cho thuê tài chính. Năm 1995 Thống đốc NHNN Việt Nam mới ban hành thể lệ tín dụng thuê mua ( quyết định 194/QĐ-NH5). Ngày 9/10/1995, chính phủ đã ban hành nghị định 64/CP về: “ Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính tại VN”. Tiếp sau, Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 ra đời (được sửa đổi bổ sung năm 2004), hoạt động cho thuê tài chính được điều chỉnh chi tiết và hệ thống hơn. Các văn bản dưới luật cũng lần lượt ra đời như Nghị định 16/2001/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 65/2005/NĐ-CP để quy định chi tiết hơn. Hiện nay ở VN có khoảng 12 công ty cho thuê tài chính bao gồm các công ty cho thuê tài chính trực thuộc các NHTM, công ty cho thuê liên doanh và công ty cho thuê 100% vốn nước ngoài. Khái niệm và phân loại CTTC. Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với các tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đãđược hai bên thoả thuận. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng. (Trích nghị định số 95/2008/NĐ-CP sữa đổi nghị định số 16/2001/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính). Đặc điểm. Thời hạn cho thuê lâu (thời hạn của một hợp đồng trung và dài hạn). Bên cho thuê và bên đi thuê không được phép hủy bỏ hợp đồng. Bên đi thuê có trách nhiệm bảo trì, đóng bảo hiểm và thuế tài sản. Mức thu hồi vốn của một hợp đồng thuê: tổng số tiền thuê gần bằng hoặc lớn hơn giá trị tài sản. Trong hợp đồng thuê thường có điều khoản thỏa thuận chuyển quền sở hữu hoặc bán hoặc cho thuê tiếp. Bên đi thuê chịu phần lớn các rủi ro, kể cả rủi ro không phải do mình gây ra. Chi phí thường cao hơn so với việc vay vốn dài hạn hoặc phát hành trái phiếu. Điều kiện giao dịch. Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo sự thỏa thuận của hai bên. Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền ưu tiên mua tài sản thuê theo giá trị danh nghĩa thấp hơn giá trị thực của tài sản thuê tại thời điểm mua lại. Thời hạn thuê một loại tài sản ít nhất bằng 60% thời hạn cần thiết để khấu hao tài sản thuê. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm kí hợp đồng. Lợi ích của cho thuê tài chính. a. Với bên đi thuê. - Giúp người thuê có được cơ sở vật chất kĩ thuật và thiết bị cần để sử dụng trong trường hợp DN hạn hẹp về ngân quỹ, cụ thể: + Khi DN không đủ vốn tự có để mua tài sản hoặc thiếu vốn đối ứng trong các hợp đồng vay để mua tài sản. + Hợp đồng cho thuê sẽ tạo khả năng dự trữ các nguồn tín dụng cho tương lai. + Khi DN thiếu tín nhiệm trong quan hệ vay vốn. + Đảm bảo sự phù hợp và có lợi nhất về cơ cấu giữa mua tài sản và thuê. - Giúp giảm ngân quỹ và chi phí cho tài sản hàng năm vì thời hạn thuê thiết bị thường dài hơn so với thời hạn vay để mua theo thông lệ. - Giúp tránh được rủi ro về tính lạc hậu và lỗi thời của tài sản, đặc biệt với những thiết bị có tốc độ phát triển nhanh. - Thủ tục đơn giản, giao dịch cho thuê được thực hiện nhanh chóng, linh hoạt. b. Với bên cho thuê. - Đa dạng hóa danh mục sản phẩm, giúp mở rông quan hệ khách hàng. - Nâng cao năng lực cạnh tranh. - Mức độ đảm bảo cao vì : + Bên cho thuê là chủ sở hưu của taì sản cho thuê nên đc quyền quản lý cà kiểm soát tài sản theo các điều khoản cuả hợp đồng cho thuê. + Mục đích sử dụng vốn được đảm bảo nên tạo tiền đề để hoàn trả tiền thuê đúng hạn. PHÂN LOẠI CHO THUÊ TÀI CHÍNH. Các loại CTTC tài chính CTTC cơ bản CTTC đặc biệt CTTC hai bên CTTC ba bên Mua và cho thuê lại CTTC liên kết CTTC hợp tác CTTC giáp lưng Cho thuê tài chính cơ bản. Cho thuê tài chính hai bên. Là nghiệp vụ cho thuê tài chính có hai bên tham gia: Người cho thuê và người đi thuê. Người cho thuê thường là các nhà sản xuất –họ sử dụng thiết bị sẵn có và trực tiếp tài trợ cho người cho thuê nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm đồng thời tăng khả năng thu hồi lợi nhuận và giảm bớt hao mòn vô hình cuả máy móc, thiết bị. Hình thức này hiện nay rất ít phổ biến. Cho thuê tài chính ba bên. - Có ba bên: Người đi thuê, Nhà cung cấp và Người cho thuê. Bên cho thuê mua tài sản theo yêu cầu của bên đi thuê và được hai bên thỏa thuận theo hợp đồng thuê. Đây là phương thức cho thuê áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Trên thế giới 80% hợp đồng cho thuê áp dụng theo phương thức này. Quy trình cho thuê. Người cho thuê (Cty cho thuê) Thanh toán tiền mua tài sản Hợp đồng mua tài sản Quyền sở hữu Hợp đồng thuê tài chính Trả tiền thuê tài sản Quyền sử dụng tài sản Nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp Người thuê (KH) Chọn tài sản Giao tài sản Bảo trì và phụ tùng thay thế Thanh toán tiền bảo dưỡng và phụ tùng thay thế Cho thuê tài chính đặc biệt. Mua và cho thuê lại. - Doanh nghiệp bán tài sản cho Công ty cho thuê sau đó thuê lại tài sản đó. - Người đi thuê tăng được vốn lưu động ; có tài sản sử dụng. - Thường được áp dung ở các công ty lâm vào tình trạng tài chính khó khăn, không thể vay vốn ngân hàng. Cho thuê tài chính liên kết. - Là loại hình đồng tài trợ (nhiều bên tài trợ cho một người thuê). - Tình huống: Tài sản cho thuê có giá trị, mà khả năng tài trợ của một công ty cho thuê tài chính không đáp ứng được hoặc để phân tán rủi ro. - Nhiều nhà chế tạo hợp tác để tài trợ cho bên thuê => liên kết theo chiều ngang . - Các định chế tài chính hay các nhà chế tạo giao tài sản cho các chi nhánh của họ thực hiện giao dịch tài trợ cho khách hàng thì hình thành liên kết theo chiều dọc. Cho thuê tài chính hợp tác. - Có 4 bên: Người đi thuê, Người cho thuê, Người cho vay và Nhà cung cấp thiết bị. - Cho thuê TC hợp tác là hoạt động cho thuê TC của một nhóm cty cho thuê TC đối với bên thuê, do một cty cho thuê TC làm đầu mối. ĐK cho thuê TC hợp vốn: Nhu cầu thuê TC của bên thuê vượt quá giới hạn cho thuê TC của 1cty cho thuê TC (30%VTC của cty cho thuê tài chính đối với một KH và 80%VTC đối với một nhóm KH có liên quan). Khả năng TC, NV và tài sản của một cty cho thuê TC không đáp ứng được nhu cầu cho thuê TC; nhu cầu phân tán rủi ro của 1 cty cho thuê TC. Bên thuê có nhu cầu thuê TC từ nhiều cty cho thuê TC. Cho thuê tài chính giáp lưng. - Là loại hình mà trong đó được sự đồng ý của người cho thuê, người đi thuê thứ nhất cho người thuê thứ hai thuê lại tài sản mà người thuê thứ nhất đã thuê. - Với phương thức này, mặc dù doanh nghiệp không đủ điều kiện để trực tiếp thuê với bên cho thuê, vẫn thuê được tài sản để sử dụng cho sản xuất kinh doanh. QUY TRÌNH CHO THUÊ TÀI CHÍNH. Lập hồ sơ đề nghị tài trợ. - Bên cạnh những giấy tờ cần thiết cho hồ sơ tương tự như cho vay trung dài hạn, cần lưu ý trong hồ sơ bên đi thuê phải mô tả chi tiết: + Các thông số kĩ thuật liên quan đến tài sản. + Giá tài sản. + Nhà cung cấp. + Cách thức chuyển giao tài sản của các bên liên quan. Phân tích tín dụng. - Bên cho thuê cần phân tích những nội dung sau: + Phân tích khả năng thanh tài chính, khả năng thanh toán của bên đi thuê. + Thẩm định kĩ những yếu tố đc nêu trong hồ sơ (thông số kĩ thuật liên quan đến tài sản, giá tài sản, nhà cung cấp….) * Đặc biệt : + Trình độ máy móc thiết bị: lạc hậu hay tiên tiến => ảnh hưởng khả năng thanh toán của bên đi thuê và việc thu hồi vốn của bên cho thuê. + Giá cả tài sản: cao hay thấp hơn giá thị trường => ảnh hưởng lợi nhuận bên đi thuê và khả năng thanh toán tiền thuê. + Năng lực nhà cung cấp: bên cho thuê nếu xét thấy nhà cung cấp ko đủ khả năng cung cấp hàng theo đúng hợp đồng thì có thể yêu cầu bên đi thuê thay đổi nhằm cung cấp với điều kiện tốt hơn. + Đối với những tài sản thiết bị hoặc dây chuyền công nghệ phức tạp cần thẩm định kĩ: Trách nhiệm về lắp đặt. Trách nhiệm về bàn giao tài sản. Đào tạo công nhân và chuyển giao công nghệ. Bảo hành, bảo dưỡng tài sản thuê. - Bảo đảm trong giao dịch cho thuê: về nguyên tắc, trong giao dịch cho thuê ko cần các biện pháp bảo đảm như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ 3, vì bên cho thuê có đc quyền thu hồi tài sản nếu bên đi thuê mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt bên cho thuê cũng có thể yêu cầu bên đi thuê phải có các biện pháp bảo đảm thích hợp. Quyết định tài trợ. Sau khi phân tích tín dụng bên tài trợ sẽ quyết định có tài trợ hay ko. Nếu quyết đinh tài trợ: - Lập hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê và bên đi thuê. - Bên cho thuê ký hợp đồng mua tài sản thuê với nhà cung cấp. Cho thuê (giải ngân). - Nhà cung cấp giao tài sản thuê và lắp đặt cho bên đi thuê. - Bên cho thuê thanh toán tiền mua tài sản thuê với nhà cung cấp. Giám sát việc sử dụng và quản lý tài sản. Quy định trong hợp đồng : bên đi thuê phải sử dụng và quản lý tài sản đúng quy trình kĩ thuật. Phương pháp giám sát : + Giám sát theo định kì. + Kiểm tra đột suất. Nội dung giám sát: + Kiểm tra quy trình bảo dưỡng tài sản của bên đi thuê và việc đóng bảo hiểm của tài sản thuê. + Kiểm tra môi trường vận hành tài sản và tình trạng hoạt động của tài sản (xem xét mức độ hư hỏng có nằm trong giới hạn cho phép ko). + Kiểm tra cường độ sử dụng tài sản (xem xét có sử dụng quá hạn mức tối đa quy định tron hợp đồng ko), nếu quá bên đi thuê sẽ bị phạt. + Giám sát việc thanh toán tiền thuê và hiệu quả tài chính của việc sử dụng vốn. Kết luận: trên cơ sở giám sát thì bên cho thuê có thể hạn chế đc rủi ro về tài sản và tín dụng khi bên đi thuê vi phạm hợp đồng Xử lý tài sản khi chấm dứt hợp đồng cho thuê. - Cách thức xử lý tài sản khi chấm dứt hợp đồng cho thuê : + Đc thỏa thuận trước trong hợp đồng. + Nếu ko đc thỏa thuận trc trong hợp đồng => kết thúc hợp đồng thuê, bên đi thuê trả lại tài sản. - Các cách xử lý: Bên đi thuê đc chuyển giao quyền sở hữu tài sản: áp dụng đối với những hợp đồng cho thuê thanh toán toàn bộ, khi đó kết thúc hợp đồng cho thuê bên cho thuê đã thu hồi đc toàn bộ vốn tài trợ và chi phí tài chính. Bên đi thuê mua tài sản thuê: Áp dụng nếu hợp đồng quy định bên đi thuê đc quyền mua tài sản khi kết thúc hợp đồng. Đây là cam kết đơn phương nên bên đi thuê đc quyền lựa chọn mua hoặc không. Một số trường hợp ngoại lệ bên cho thuê có thể từ chối bán. Giá bán được tính trên cơ sở hiện giá.( bên cho thuê bán theo vốn gốc còn lại phải thu hồi) Cho thuê tiếp: Được thỏa thuận trước trong hợp đồng. Nội dung thỏa thuận: + Điều khoản về giá thuê. + Cơ sở tính tiền thuê. Thông thường tiền thuê trong thời hạn gia hạn thấp hơn so với tiền thuê trước. Trả lại tài sản: Áp dụng trong 2 trường hợp : + Hợp đồng ko có điều kiện thỏa thuận cách thức xử lý tài sản. + Hợp đồng quy đinh quyền chọn mua hoặc thuê tiếp nhưng bên đi thuê từ chối. Bên cho thuê đc quyền định đoạt tài sản theo các cách: + Bên cho thuê thu hồi tài sản để tự xử lý. + Ủy quyền cho bên đi thuê bán tài sản : thỏa thuận trong hợp đồng hoặc bằng 1 giấy ủy quyền riêng. + Kí gửi tài sản bên đi thuê để tìm người mua. PHÁP LUẬT VỀ CHO THUÊ TÀI CHÍNH. Bản chất pháp lý của hoạt động cho thuê tài chính. Cho thuê tài chính là hình thức cấp tín dụng được pháp luật lần đầu tiên ghi nhận tại Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính năm 1990 với tên gọi là hoạt động thuê mua tài chính. Tuy nhiên, phải đến khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 149/QĐ-NH5 ngày 27/5/1995, sau đó là Nghị định 64/CP của Chính phủ ngày 9/10/1995 và Thông tư 03/TT-NH5 của Ngân hàng Nhà nước ngày 9/2/1996, thì hoạt động này mới được sự điều chỉnh cụ thể của pháp luật. Sau khi Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004) được ban hành, hoạt động cho thuê tài chính ngày càng được điều chỉnh một cách chi tiết và hệ thống (tại Điều 20, Điều 61 đến Điều 63). Các văn bản dưới luật lần lượt ra đời để cụ thể hoá Luật các tổ chức tín dụng, trong đó đáng chú ý nhất là Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 65/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam. Một số bất cập của pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động cho thuê tài chính và phương hướng hoàn thiên. Hiện nay, pháp luật về cho thuê tài chính còn tồn tại nhiều bất cập. Những bất cập này không những làm giảm hiệu quả điều chỉnh pháp luật, mà còn hạn chế rất nhiều khả năng kinh doanh của tổ chức tín dụng trong hoạt động cho thuê tài chính. Dưới đây là một số vướng mắc cơ bản dễ thấy: Công ty cho thuê tài chính là tổ chức tín dụng phi ngân hàng? Theo quy định của khoản 3 Điều 1 Nghị định 16/2001/NĐ-CP: “Hoạt động cho thuê tài chính trên lãnh thổ Việt Nam phải được thực hiện qua các công ty cho thuê tài chính được thành lập và hoạt động tại Việt Nam”, đồng thời khẳng định: Công ty cho thuê tài chính là tổ chức tín dụng phi ngân hàng (tại Điều 2 văn bản đã dẫn). Quy định như vậy là không công bằng đối với loại hình tổ chức tín dụng là ngân hàng, đồng thời không phù hợp với Luật các tổ chức tín dụng (văn bản pháp lý có hiệu lực cao hơn nghị định trên) trong điều chỉnh về hoạt động của tổ chức tín dụng nói chung cũng như hoạt động cho thuê tài chính nói riêng. Theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Các tổ chức tín dụng thì: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”. Như vậy có nghĩa rằng, ngân hàng hoàn toàn có thể được thực hiện hoạt động cho thuê tài chính vì đây là một hình thức cấp tín dụng, chứ hoạt động này không chỉ dành riêng cho công ty cho thuê tài chính như quy định tại Nghị định 16/2001/NĐ-CP. Để “lách” qua quy định mâu thuẫn này, các ngân hàng trên thực tế đã thành lập các công ty cho thuê tài chính trực thuộc để tiến hành kinh doanh trong lĩnh vực này, nhưng xét dưới khía cạnh pháp lý, rõ ràng hoạt động kinh doanh này không phải do chính ngân hàng trực tiếp tiến hành. Thực tế này cũng được ghi nhận tại Điều 2 Nghị định 16/2001/NĐ-CP và đã tạo thành một cách thức phân loại không thống nhất về tiêu chí: Khi đang phân loại công ty cho thuê tài chính theo nguồn gốc vốn sở hữu, lại ghi nhận có loại hình công ty cho thuê tài chính trực thuộc tổ chức tín dụng (tiêu chí về cơ cấu tổ chức). Thật khó lý giải một cách thuyết phục về việc ngân hàng không được thực hiện hoạt động cho thuê tài chính, trong khi các nhà làm luật và cũng như các nhà khoa học pháp lý đều thống nhất với nhau rằng, xét về lý thuyết, hoạt động cho thuê tài chính là một hình thức cấp tín dụng có độ an toàn cao. Thiết nghĩ, cần sửa đổi Nghị 16/2001/NĐ-CP để gỡ bỏ rào cản ngân hàng thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng cho thuê tài chính, qua đó nâng cao năng lực cấp tín dụng của ngân hàng, tăng cường khả năng sử dụng vốn có hiệu quả, không những đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật mà còn là điều rất hợp lý và công bằng cho các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Chỉ thuê động sản. Hiện nay pháp luật chỉ cho phép tổ chức tín dụng tiến hành cho thuê tài chính với đối tượng là động sản. Sở dĩ bất động sản không thể là đối tượng của hoạt động cho thuê tài chính là do quy định tại Điều 73 Luật các tổ chức tín dụng mà theo đó, tổ chức tín dụng không được trực tiếp kinh doanh bất động sản. Để giải thích cho quy định này, có thể đưa ra ba lý do chính: Một là, thị trường bất động sản ở Việt Nam hiện nay quá thất thường, không có quy luật rõ ràng và tiềm ẩn quá nhiều rủi ro. Hai là, tính thanh khoản của thị trường bất động sản ở Việt Nam hiện nay là quá kém. Ba là, bất động sản là tài sản bảo đảm thông dụng, và việc để tổ chức tín dụng thực hiện kinh doanh bất động sản có thể gây ra các rủi ro đạo đức. Tuy nhiên, cả ba lý do trên chỉ là sự giải thích được coi là tương đối thoả đáng đối với hình thức cấp tín dụng cho vay, mà không hợp lý đối với hoạt động cho thuê tài chính. Sẽ không có gì đáng ngại cho khả năng thu hồi vốn của tổ chức tín dụng khi đối tượng cho thuê tài chính là bất động sản, bởi vì, xét về mặt lý thuyết có các lý do sau đây: Một là, quyền sở hữu tài sản thuộc về bên cho thuê, do đó, nếu bên thuê vi phạm hợp đồng thì bên cho thuê có thể thu hồi tài sản cho thuê. Hai là, bên thuê phải thanh toán đầy đủ tiền thuê và số tiền này theo tính toán là đảm bảo cho bên cho thuê thu hồi cả gốc và lãi. Ba là, các bên vẫn có quyền thoả thuận việc áp dụng các biện pháp bảo đảm cho khả năng thanh toán tiền thuê của bên thuê. Còn xét dưới khía cạnh thực tế, việc cho thuê bất động sản rõ ràng an toàn hơn nhiều so với cho thuê động sản vì đặc tính không thể di dời của nó cũng như khả năng đảm bảo quyền sở hữu thông qua việc đăng ký chứng nhận quyền sở hữu và đăng ký giao dịch bảo đảm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bên cạnh đó, hiện nay, thị trường cho thuê bất động sản mà chủ yếu là cho thuê văn phòng đang có nhu cầu rất lớn, việc để cho tổ chức tín dụng với sức mạnh tài chính vượt trội là người đứng ngoài cuộc sẽ không có lợi cho bất kỳ ai. Vấn đề chấm dứt hợp đồng cho thuê. Quy định pháp luật hiện hành về phương thức xử lý tài sản thuê để thu hồi vốn trong trường hợp bên thuê không thanh toán đủ tiền thuê khi hợp đồng chấm dứt trước hạn theo chúng tôi là không hợp lý. Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 16/2001/NĐ-CP, công ty cho thuê tài chính có thể chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính trước hạn trong những trường hợp sau đây: - Bên thuê không trả tiền thuê theo quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính - Bên thuê vi phạm các điều khoản của hợp đồng cho thuê tài chính. - Bên thuê bị phá sản, giải thể. - Người bảo lãnh bị phá sản, giải thể và bên cho thuê không chấp thuận đề nghị chấm dứt bảo lãnh hoặc đề nghị người bảo lãnh khác thay thế của bên thuê. Trong những trường hợp trên, theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 16/2001/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 65/2005/NĐ-CP), nếu bên thuê không thanh toán đầy đủ tiền thuê thì: - Công ty cho thuê tài chính có quyền thu hồi ngay lập tức tài sản cho thuê mà không chờ có phán quyết của Toà án và yêu cầu bên thuê phải thanh toán ngay toàn bộ số tiền thuê chưa trả theo hợp đồng. - Sau khi thu hồi tài sản cho thuê, trong thời gian tối đa là 60 ngày, bên cho thuê phải xử lý xong tài sản cho thuê. Số tiền thu được từ việc xử lý tài sản cho thuê dùng để thanh toán khoản tiền còn thiếu của bên thuê và các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi tài sản cho thuê. Nếu số tiền thu được không đủ thanh toán, bên thuê có trách nhiệm thanh toán số tiền còn thiếu đó cho bên cho thuê. - Trường hợp bên thuê đã hoàn trả một phần số tiền thuê phải trả và công ty cho thuê tài chính đã xử lý xong tài sản cho thuê, nếu số tiền thu được vượt quá số tiền thuê phải trả theo hợp đồng và các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi tài sản cho thuê thì công ty cho thuê tài chính phải hoàn trả cho bên thuê số tiền chênh lệch đó. - Trong thời gian bên cho thuê xử lý tài sản thuê, nếu bên thuê hoàn trả được toàn bộ số tiền thuê theo hợp đồng thì bên cho thuê chuyển quyền sở hữu tài sản thuê cho bên thuê như trường hợp đã hoàn thành hợp đồng thuê. Từ quy định của khoản 1 Điều 27 cho thấy, các trường hợp xử lý tài sản thuê tại khoản 1 Điều 28 được áp dụng cho tất cả các dạng cho thuê tài chính, bao gồm cả cho thuê tài chính không hoàn trả lại tài sản và cho thuê tài chính có hoàn trả lại tài sản. Tuy nhiên, nội dung quy định tại khoản 1 Điều 28 thực chất chỉ phù hợp với dạng cho thuê tài chính mà tổng số tiền thuê ít nhất tương đương với giá trị của tài sản tại thời điểm ký kết hợp đồng (trong trường hợp này, thông thường bên thuê không phải hoàn trả lại tài sản thuê khi chấm dứt hợp đồng thuê). Nếu quy định này được áp dụng trong trường hợp tổng số tiền thuê thấp hơn giá trị của tài sản tại thời điểm ký kết hợp đồng thì rõ ràng, pháp luật chỉ bảo đảm cho khả năng thu hồi tiền thuê của bên cho thuê chứ không bảo đảm khả năng thu hồi nguồn vốn cấp tín dụng, không phù hợp với nguyên tắc cấp tín dụng và do đó, không bảo đảm được quyền lợi chính đáng của bên cho thuê. Nhiều quy định bất cập về quản lý, sử dụng, và trích khấu hao đối với tài sản cố định. Theo Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định thì về nguyên tắc, doanh nghiệp đi thuê tài chính tài sản cố định phải quản lý, sử dụng và trích khấu hao như đối với tài sản thuộc sở hữu của mình. Đối với việc thuê tài sản cố định không thoả mãn điều kiện cho thuê tài chính thì được coi là thuê hoạt động (thuê vận hành) và trong trường hợp này, bên cho thuê có nghĩa vụ trích khấu hao chứ không phải bên thuê.  Vấn đề là ở chỗ, trong Quyết định 206/2003/QĐ-BTC lại định nghĩa một cách rõ ràng về cho thuê tài chính y hệt như Nghị định 16/2001/NĐ-CP trước khi sửa đổi, nên rất nhiều trường hợp là thuê tài chính theo sự sửa đổi của Nghị định 65/2005/NĐ-CP không được coi là cho thuê tài chính theo Quyết định này. Trong những trường hợp như vậy, vướng mắc đặt ra là, bên nào (bên cho thuê hay bên thuê) sẽ phải thực hiện nghĩa vụ trích khấu hao đối với tài sản thuê tài chính? Trong khi đó, theo Quyết định 731/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 15/6/2004 ban hành Quy chế tạm thời về hoạt động cho thuê vận hành của các công ty cho thuê tài chính thì đối với hoạt động cho thuê vận hành, nghĩa vụ thuế (có liên quan đến nghĩa vụ trích khấu hao tài sản cố định) của công ty cho thuê tài chính được thực hiện theo quy định của Bộ tài chính. Nên chăng, cần thiết phải sửa đổi Quyết định 206/2003/QĐ-BTC theo hướng bỏ việc định nghĩa thế nào là cho thuê tài chính, để việc áp dụng được thuận lợi và rõ ràng hơn. Trên đây là một số bất cập cơ bản của pháp luật hiện hành về hình thức cấp tín dụng cho thuê tài chính. Để hình thức cấp tín dụng này ngày càng thể hiện được vai trò của nó trong việc khuyến khích đầu tư, phát triển công nghệ, nâng cao hiệu quả kinh doanh, cần thiết phải có những sửa đổi pháp luật cho phù hợp. THỰC TRẠNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM. Trên thị trường Việt Nam hiện có 12 công ty cho thuê tài chính đang hoạt động, gồm 6 công ty trực thuộc các ngân hàng thương mại Nhà nước, 4 công ty có vốn đầu tư nước ngoài và 2 công ty thuộc ngân hàng thương mại cổ phần. Thực trạng hoạt động CTTC ở Việt Nam hiện nay. - Tuy ra đời chưa lâu nhưng hoạt động CTTC của chúng ta đã có những bước phát triển đáng kể: + Mở rộng quy mô đối tượng cho thuê và thành phần khách hàng tham gia, doanh số cho thuê ngày một tăng cao, tỷ lệ nợ quá hạn ở mức cho phép, lợi nhuận năm sau tăng hơn năm trước...  + Các công ty CTTC thường không có sự phân biệt đối xử với các thành phần kinh tế khác nhau. Rủi ro hoạt động CTTC ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được hoạt động CTTC ở Việt Nam hiện nay còn tồn tại một số vấn đề sau: Là việc quy định nguồn vốn huy động còn có những bất cập. Pháp luật Việt Nam quy định số vốn đầu tư cho các DN đi vay không được vượt quá 30% vốn điều lệ của công ty → Gây cản trở cho hoạt động kinh doanh của các công ty CTTC. Hoạt động CTTC hiện nay còn phát triển khá manh mún chưa có định hướng chiến lược phát triển trong tương lai. Không những thế hoạt động thuê mua ở Việt Nam cho đến nay còn khá đơn điệu, lãi suất chưa thực sự hấp dẫn và phần lớn các công ty CTTC đều chưa thành lập được hệ thống các chi nhánh. Các công ty CTTC chưa thiết lập được một mối quan hệ sâu rộng đến các cơ sở cung ứng máy móc, thiết bị...Và đội ngũ cán bộ của công ty còn thiếu những chuyên gia giỏi nắm vững những khoa học công nghệ mới tiên tiến → công ty mất đi tính chủ động khi tham gia thị trường. Việc phân biệt giữa giao dịch CTTC và các giao dịch cho thuê vận hành chưa thật sự rõ ràng. Vấn đề quyền được thu hồi tài sản khi bên thuê vi phạm hợp đồng cũng là một trong những vấn đề gây nhiều bàn cãi. Một vấn đề nữa thường được nhắc đến hiện nay chính là vấn đề quáng cáo, tuyên truyền cho các công ty CTTC Đặc biệt pháp luật Việt Nam hiện nay chỉ quy định đối tượng CTTC là các máy móc...và các động sản khác chứ chưa quy định đối tượng cho thuê là các bất động sản. Điều này trái với thông lệ quốc tế và nhu cầu của thị trường, vì thế chúng ta cần nhanh chóng nghiên cứu và điều chỉnh những quy định này. KẾT LUẬN: Qua những nôi dung trình bày ở trên chúng ta thấy được vai trò hết sức quan trọng cuả việc thuê tài chính, đặc biệt là thuê tài chính đối với các doanh nghiệp.Nó càng có ý nghĩa hơn với nước ta khi mà hầu hết các doanh nghiệp đều thiếu vốn hoạt động và tình trạng lạc hậu về công nghệ sản xuất.Thuê tài chính giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có được những công nghệ hiên đại để đứng vững trên thị trường trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay khi mà xu thế hội nhập phát triển khoa học kỹ thuật trở thành động lưc sản xuất trực tiếp.Mặc dù hoạt động thuê tài chính còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng trong tương lai không xa loại hình này sẽ phát triển nhanh chóng để hội nhập với sự phát triển chung của kinh tế thế giới. Danh mục tài liệu tham khảo: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại_TS.Nguyễn Minh Kiều_NXB Thống kê 2010. Luật các tổ chức tín dụng của Quốc hội số 47/2010/QH12. Nghị định của Chính phủ số 95/2008/ND-CP ngày 25 tháng 08 năm 2008 quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 16/2001/NĐ-CP. 4 Nghị định của Chính phủ số 65/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 05 năm 2005 quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 16/2001/NĐ-CP. Nghị định của Chính phủ số 16/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 05 năm 2001 về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính. Thông tư của Ngân hàng nhà nước 07/2006/TT-NHNN hướng dẫn về hoạt động mua và cho thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính theo quy định tại nghị định số 16/2001/NĐ-CP và nghị định số 65/2005/NĐ-CP. Thông tư của Ngân hàng nhà nước 06/2005/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số nội dung tại Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 của Chính phủ "Về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính" và Nghị định số 65/2005/NĐ-CP ngày 19/05/2005 của Chính phủ "Quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK08504_2727863ngNg7885cHuy_2727873 Ti 8.doc
Tài liệu liên quan