Tiểu luận Các thể loại báo chí chính luận

BÀI LÀM Nhà văn Mỹ Marktwaen cho rằng: Nhà báo chỉ là những người chép lại sự kiện. Thực tiễn báo chí đã phủ nhận quan điểm này. Báo chí là một hoạt động có tính sáng tạo. Tuy nhiên, sự sáng tạo trong báo chí phải nằm trong những giới hạn cho phép để đảm bảo được tính đặc thù của nó. Một trong những giới hạn đó là lí thuyết về thể loại. Hiện nay, nhiều nhà báo cho rằng chỉ cần viết bài sáng tạo để bài viết hay và hấp dẫn là đủ. Do đó, trong nhà trường sinh viên báo chí không cần học nhiều về thể loại báo chí mà chỉ cần được trang bị kiến thức về hai dạng tin và bài. Theo tôi, đây là một quan niệm sai lầm. Thể loại báo chí là một trong những kiến thức nền tảng mà bất cứ sinh viên báo chí nào cũng cần nắm vững nếu muốn trở thành một nhà báo thực thụ.

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3560 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Các thể loại báo chí chính luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA BÁO CHÍ --------------- TIỂU LUẬN MÔN: CÁC THỂ LOẠI BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN ĐỀ BÀI: Một số nhà báo cho rằng sinh viên báo chí không cần học nhiều về thể loại mà chỉ cần được trang bị kiến thức về hai dạng tin và bài, ý kiến của anh chị về vấn đề này. BÀI LÀM Nhà văn Mỹ Marktwaen cho rằng: Nhà báo chỉ là những người chép lại sự kiện. Thực tiễn báo chí đã phủ nhận quan điểm này. Báo chí là một hoạt động có tính sáng tạo. Tuy nhiên, sự sáng tạo trong báo chí phải nằm trong những giới hạn cho phép để đảm bảo được tính đặc thù của nó. Một trong những giới hạn đó là lí thuyết về thể loại. Hiện nay, nhiều nhà báo cho rằng chỉ cần viết bài sáng tạo để bài viết hay và hấp dẫn là đủ. Do đó, trong nhà trường sinh viên báo chí không cần học nhiều về thể loại báo chí mà chỉ cần được trang bị kiến thức về hai dạng tin và bài. Theo tôi, đây là một quan niệm sai lầm. Thể loại báo chí là một trong những kiến thức nền tảng mà bất cứ sinh viên báo chí nào cũng cần nắm vững nếu muốn trở thành một nhà báo thực thụ. Tai sao thể loại báo chí lại có vai trò quan trọng như vậy đối với hoạt động thực tiễn của báo chí. Vấn đề này có thể được lí giải như sau: Thứ nhất, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, lí thuyết luôn là nền tảng cho thực tiến. Vấn đề là ở chỗ ứng dụng lí thuyết vào thực tiễn như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Đối với báo chí cũng vậy. Trong tất cả các lí thuyết về kỹ năng làm báo, lí thuyết về thể loại giữ vai trò chi phối. Từ việc sử dụng thể loại nào sẽ quy định nhà báo phải lựa chọn ngôn ngữ, phong cách… phù hợp với thể loại đó. Thứ hai, học thể loại sẽ giúp nhà báo lựa chọn thể loại phù hợp với từng sự kiện. Mỗi sự kiện có tầm vóc, tính chất khác nhau. Do vậy, thông tin về nó cũng phải được đưa đến cho công chúng bằng những thể loại báo chí khác nhau. Nhà báo không thể dùng thể loại tin để viết về sự kiện Việt Nam gia nhập WTO. Ngược lại, để viết về sự kiện vàng tăng giá thì không thể sử dụng thể loại tường thuật. Thứ ba, đối với sinh viên biện chứng, việc nắm chắc kiến thức về thể loại có tác dụng rất lớn trong việc giúp họ tìm ra được một hoặc một vài thể loại sở trường. Tìm ra thể loại phù hợp và đi sâu vào thể loại đó là cơ sở quan trọng để họ tạo ra cho mình một phong cách riêng. Nhiều nhà báo được biết đến như một phong cách báo chí ở một thể loại xác định: Huỳnh Dũng Nhân, Xuân Ba nổi tiếng nhờ phóng sự; Hồng Thanh quang để lại dấu ấn bằng các bài phỏng vấn… Thứ tư, sự đa dạng của các thể loại góp phần tạo nên sự đa dạng cho các tác phẩm báo chí. Cùng một sự kiện có thể viết bằng nhiều thể loại khác nhau. Vụ sập cầu Cần Thơ được thông tin đến công chúng bằng rất nhiều bài viết ở các thể loại: tường thuật, phỏng vấn, phóng sự, ghi nhanh… Độc giả được thưởng thức các bài báo viết về các khía cạnh khác nhau trong cùng một sự kiện những lối viết khác nhau. Thứ năm, việc vận dụng thể loại thể hiện tính chuyên nghiệp trong làm báo. Một tờ báo thực thụ là tờ báo mà các tác phẩm của nó được viết theo các tlo nhất định. Ở điểm này, thể loại góp phần tạo ra nét riêng cho một tờ báo. Nếu như ở tờ Nhân dân các thể loại dài hơn như: kí sự, phóng sự, bình luận giữ vai trò chủ đạo thì ở tờ Tuổi trẻ, thể loại tin chiếm vị trí quan trọng. Thứ sáu, việc nhà báo nắm chắc kiến thức về thể loại và viết theo thể loại góp phần giữ gìn sự chuẩn mực trong ngôn ngữ biện chứng. Trong biện chứng, ngôn ngữ cần trong sáng, chính xác, ngắn gọn. Nhưng mỗi thể loại lại yêu cầu một ngôn ngữ với sắc thái riêng: Tường thuật - trang trọng; kí – giàu cảm xúc. Với xu hướng viết không theo thể loại, nhà báo rất dễ sa vào tùy tiện trong sử dụng ngôn ngữ về lâu dài, điều này sẽ làm mất chuẩn mực trong ngôn ngữ báo chí. Thứ bảy, việc nhà báo viết theo thể loại xác định còn có tác dụng tốt đối với người biên tập, trình bày báo trong việc chỉnh sửa và sắp xếp bài viết. Không những vậy, các độc giả cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm được bài báo đúng với thể loại mà mình yêu thích. Như vậy, đối với sinh viên báo chí, thể loại là kiến thức nền tảng hết sức quan trọng. Tuy nhiên, giữa lý thuyết và thực tiễn có một khoảng cách nhất định. Không phải nhà báo nào nắm chắc kiến thức về thể loại cũng có thể tạo ra tác phẩm báo chí hay. Điều quan trọng nhất, như đã nói, là phải vận dụng lí thuyết thể loại vào thực tiễn sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Điều này phụ thuộc vào kinh nghiệm và năng lực riêng của nhà báo. Dưới đây là một số giải pháp: Một là: nhà báo có thể đan xen nhiều thể loại vào trong một tác phẩm báo chí, ví dụ: có thể kết hợp ghi nhanh và phản ánh giữa phóng sự với điều tra, giữa tường thuật và bình luận…Làm như vậy sẽ giúp tác phẩm báo chí trở nên sinh động, giảm bớt tính khuôn khổ của thể loại. Hơn nữa, nếu kết hợp khéo léo rất có thể sẽ tạo ra hiệu ứng đặc biệt cho tác phẩm ở sự mới lạ và độc đáo. Hai là: nhà báo có thể linh hoạt trong việc sử dụng thể loại ở chỗ: không cần tuân theo một trình tự, một thao tác nhất định trong một thể loại. Nhà báo có thể biến hóa thể loại đó trong khuôn khổ cho phép như thay đổi các yếu tố thuộc đặc trưng thể loại, tạo ra một vài phong cách… Chẳng hạn như khi viết tin, nhà báo có thể sắp xếp 5W theo trật tự khác nhau, có thể thêm yếu tố H hoặc không … Ba là: nhà báo có thể gắn phong cách vào thể loại để tạo ra nét riêng cho tác phẩm của mình. Điều này phụ thuộc nhiều vào năng lực cá nhân của người viết… Ví dụ: cùng viết phóng sự nhưng không phải ai cũng nổi tiếng được như Xuân Ba, Hồ Nghĩa Dũng… cùng nổi tiếng nhưng phong cách của hai nhà báo này lại rất khác nhau. Như vậy, nắm kiến thức về thể loại thoi chưa đủ, khi làm báo, nhà báo phải biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn. Có như vậy, kiến thức học được trong nhà trường mới phát huy hết được hiệu quả. Gơt, đại thi hào người Đắc từng nói: “Mọi lí luận là màu xám, chỉ có hiện thực đời sống mới là cây đời mãi mãi xanh tươi”. Nhiều người hiểu câu này theo nghĩa đề cao thực tiễn, phủ nhận lí thuyết. Nhưng theo tôi, màu xám mà Gơt nói đến là màu của đất. Cây phải bám rễ vào đất mới có thể tồn tại. Nếu không có màu xám (lí luận), thì không thể có màu xanh (thực tiễn). Mọi thực tiễn đều cần lí luận soi đường. Điều đó đúng cả trong lĩnh vực báo chí. Vì vậy, với tôi, việc học thể loại là hết sức cần thiết đối với sinh viên báo chí. Thể loại báo chí là vấn đề lớn và phức tạp gây nhiều tranh cãi trong lý luận và thực tiễn báo chí. Hiện nay, có những quan niệm khác nhau về vấn đề đào tạo. Có một số người yêu cầu phải phân chia thể loại. Số khác lại cho rằng không nên đào tạo nhà báo theo phân chia thể loại mà chỉ phần thành 2 thể loại: tin và bài. Để thể hiện rõ về quan điểm của mình trước vấn đề nên hay không nên phân chia thể loại, ta hãy tìm hiểu về khái niệm thể loại báo chí. Có rất nhiều khái niệm về thể loại báo chí. TS. Đinh Hường định nghĩa: “Thể loại báo chí là hình thức biểu hiện cơ bản, thống nhất và tương đối ổn định của các bài báo được phân chia theo phương thức phản ánh hiện thực, sử dụng ngôn ngữ và các công cụ khác để chuyển tải nội dung mang tính chính trị - tư tưởng nhất định”. Tác giả Tạ Ngọc Tấn quan niệm: “thể loại báo chí là một khái niệm để chỉ tính quy luật loại hình của tác phẩm báo chí. Thể loại là sự thống nhất có tính quy luật - lặp lại của các yếu tố trong một tác phẩm báo chí”. Tác giả Đức Dũng lại nhấm mạnh: “Cách tổ chức tác phẩm, một kiểu tái hiện đời sống hiện thực (…) một phạm vi xác định ứng với một hình thức tương đối ổn đinh”. Theo tác giả Trần quang, “thể loại là khái quát hóa những đặc điểm của một nhóm lớn các tác phẩm có cùng thuộc tính về nội dung, hình thức, cách biểu hiện tác phẩm của một thời đại, một giai đoạn, một dân tộc hay một nền nghệ thuật thế giới”. Các tác giả tuy diễn đạt quan niệm của mình bằng những câu chữ khác nhau nhưng rất gần nhau về mặt ngữ nghĩa, tất cả đều toát lên được khái niệm chung về thể loại báo chí. Qua những khái niệm ấy, ta hiểu được mục đích của việc phân chia thể loại báo chí: giúp ta biết cách sử dụng thông tin, tư liệu và ngôn ngữ sao cho đầy đủ, cần thiết, phù hợp nội dung phản ánh để viết một bài báo. * Theo tôi, trong vấn đề đào tạo nhà báo cần phải phân chia thể loại. Bởi vì, điều này mang lại những hiệu quả trong việc học và thực hành báo chí. Nó cũng có ý nghĩa tích cực cho sinh viên trong quá trình tác nghiệp sau này. - Trước hết việc phân chia thể loại báo chí giúp ta thực hiện được một tác phẩm báo chí đạt chuẩn. Hiện nay, cả nước có khoảng 1400 nhà báo chuyên nghiệp đang hoạt động trên khắp mọi miền tổ quốc. Ngoài ra, có hàng ngàn cộng tác viên, thông tin viên, các cán bộ ở phòng thông tin tuyên truyền cấp huyện và cấp xã, mỗi ngày cung cấp cho các cơ quan báo chí hàng trăm tác phẩm. Họ chủ yếu sống cở địa phương, chứng kiến nhiều sự kiện đổi thay quanh mình, có nhiều thông tin… song lại không được đào tạo về chuyên môn nên năng lực hạn chế. Có thể bài báo của họ thông tin nhiều và có chiều sâu nhưng hình thức diễn đạt kém do tư liệu không được đặt đúng chỗ. Ở các cơ sở đào tạo người làm báo mỗi năm có hàng ngàn sinh viên nhập học và bấy nhiêu người tốt nghiệp đại học. Trong quá trình học tập nhiều sinh viên báo chí nêu ra vấn đề: mặc dù họ đi thực tế, thu thập đầy đửt liệu, nhưng vẫn rất lúng túng trong việc hoàn thành tác phẩm. Nhiều người viết bài đăng báo những không biết được mình đang viết theo thể loại nào. Thậm chí, các phóng viên trẻ và không ít nhà báo lâu năm vẫn còn lúng túng trong việc tìm kiếm thông tin và trình bày tác phẩm báo chí hoàn chỉnh. Nhiều tác phẩm được viết theo ý thích và kinh nghiệm cá nhân mà không được trình bày theo một quy tắc nhất định. Tất cả những lúng túng, thiếu sót ở trên đều xuất phát từ một nguyên nhân rất căn bản là họ chưa nắm chắc lý thuyết thể loại báo chí. Nếu phân chia rõ ràng các thể loại tin, tường thuật, phóng sự, điều tra… và nắm rõ đặc trưng của từng thể loại thì người làm báo sẽ dễ dàng viết được một bài báo đạt chuẩn. Ví dụ, đặc trưng của thể loại tin là mới, ngắn gọn, súc tích, nhanh chóng, khách quan, có ý nghĩa chính trị xã hội nhất định. Còn đặc trưng của thể loại tường thuật là thời sự, trực tiếp, phản ánh sự kiện, vấn đề theo trình tự, diễn biến, mang tính tổng hợp và thể hiện rõ dấu ấn cá nhân tác giả. Nắm rõ đặc trưng, sự khác biệt giữa thể loại tin và thể loại tường thuật giúp nhà báo sử dụng đúng thông tin, ngôn ngữ, viết chuẩn, không thứa và không thiếu. Đặc biệt là trong vấn đề đào tạo, trước hết muốn đào tạo nhà báo viết hay, viết tốt phải dạy họ viết đúng. Các nhà báo muốn viết hay, muốn sáng tạo ra nhiều cách viết, nhiều thể loại mới trước hết phải nắm vững kiến thức cơ bản về thể loại báo chí. - Bên cạnh đó, việc phân chia thể loại báo chí giúp người làm báo viết tốt hơn và làm cho tác phẩm báo chí hấp dẫn, lôi cuốn độc giả hơn. Lúc ấy, khả năng tác động của tác phẩm sẽ tăng lên, mang lại kết quả tốt hơn cho công tác thông tin. Phân chia báo chí thành các thể loại : tin, tường thuật, phóng sự. Ký, ghi nhanh , phỏng vấn… tạo nên sự phong phú cho tác phẩm báo chí. Thứ nhất là phong phú về phương pháp và hình thức thể hiện, thứ hai là phong phú về ngôn ngữ sử dụng. Độc giả thưởng thức các tác phẩm báo chí sẽ không cảm thấy nhàm chán trước những thay đổi giữa các thể loại khác nhau. Thực tế cho thấy hầu hết những tác phẩm báo chí kém hấp dẫn thường là những tác phẩm viết sai quy tắc, không thuộc một thể loại nào cả. Trong đề dẫn của cuộc hội thảo do nhà báo Thế Văn trình bày viết: “Tình trạng thiếu lựa chọn cả về thể loại lẫn ngôn ngữ thể loại, thường dẫn đến tình trạng các bài viết đơn điệu, khô khan”. Mặt khác, nhiều cơ quan báo chí còn căn cứ vào thể loại để chỉ trả tiền nhuận bút. Và cơ quan báo chí nào sử dụng hợp lý các thể loại trong cách trình bày tờ báo thì sức hấp dẫn của tờ báo đó mạnh hơn, đặc biệt là thuận tiện cho người đọc trong việc tiếp nhận thông tin. Chẳng hạn, khi người đọc muốn biết cái mới, họ tìm trang tin, khi muốn biết quan điểm của giới báo chí họ đến trang bình luận… Thông tin trên báo chí vì thế mà đến với người đọc theo một phương thức dễ dàng và đơn giản hơn. Như vậy, có thể khẳng định một lần nữa: nên đào tạo nhà báo theo phân chia thể loại báo chí vì lý luận thể loại là công cụ giúp họ biết cách sử dụng tư liệu cần thiết vừa và đủ để xây dựng một tác phẩm báo chí. Lý luận thể loại báo chí cũng không làm hạn chế khả năng sáng tạo của nhà báo. Ngược lại, trên các nền cơ bản bản về thể loại báo chí, họ sẽ dễ dàng tạo nên những bài báo hay và những thể loại mới. Vấn đề được đặt ra ở đây là trong việc đào tạo báo chí, nên dạy theo tin + bài hay phân chia thành các thể loại. Tại sao vấn đề được đặt ra, có phải để tìm kiếm câu trả lời cho nguyên nhân có nhiều tác phẩm. Báo chí kém hấp dẫn, hay là việc các nhà báo Việt Nam luôn trăn trở tìm kiếm những phương thức diễn đạt thích hợp nhằm nâng cao tính hấp dẫn của báo chí. Có thể nói, đối với công chúng, họ không mấy quan tâm đến lý thuyết hay thực hành thể loại, mà quan tâm đến chất lượng, hiệu quả quả của nội dung và hình thức thể hiện tác phẩm. Thậm chí một số giảng viên và nhà báo cho rằng “nhà báo cứ viết mà không cần học thể loại…” chỉ cần dạy theo “tin và bài báo”, vấn đề thể loại là vấn đề “lạc hậu…”. Tuy nhiên phải nói ngay rằng, đã là nhà báo chuyên nghiệp thì chắc chắn phải am tường và sử dụng tốt thể loại báo chí. Vấn đề quan trọng đối với một nhà báo là vốn sống, vốn hình thức, bề dày văn hóa, sự giàu có về ngôn ngữ thể loại và phẩm chất đạo đức tốt. Đứng trước một vấn đề phát hiện được vấn đề, người làm báo phải có khả năng quan sát tốt hết hợp với suy nghĩ để phân tích, đánh giá các sự kiện dù là nhỏ nhất, từ đó rút ra những kết luận cần thiết thêm vào đó là việc khai thác tư liệu, khi đã có tư liệu trong tay rồi, công việc quan trọng không lún của nhà bào là phải trình bày bài báo ra sao, viết thế nào để có một bài báo hay, hấp dẫn, có giá trị, truyền tải thông điệp của người làm báo đến với công chúng một cách hiệu quả nhất. Sáng tác một tác phẩm trở thành một bài báo không thuộc thể loại nào cả. Một bài báo hay là theo thể loại với một hệ thống ngôn ngữ, phương pháp và hình thức thể hiện đặc trưng rõ ràng. Nhà báo Thế Văn đã viết: “Tình trạng thiếu lựa chọn cả về thể loại lẫn ngôn ngữ thể loại, thường dẫn dến tình trạng các bài viết đơn điệu, khô khan, thậm chí không định hình cả về thể loại lẫn ngôn ngữ thể hiện”. Chúng ta biết rằng các sự kiện, hiện tượng quá trình xảy ra trong đời sống xã hội có mức độ giá trị khác nhau . Tùy thuộc vào tình huống và mục đích cụ thể mà nhà báo lựa chọn một thể loại thích hợp để chuyển tài nội dung nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Đó chính là việc nghiên cứu đối tượng, phân tích nội dung, phạm vi phản ánh và mục đích nhất định của tác phẩm. Một câu hỏi đặt ra là thể loại - và thể loại báo chí được nhắc đến nhiều trong cách phân chia vậy thể loại là gì? Có rất nhiều ý kiến trong việc định nghĩa thể loại, song ta có thể nêu ra một định nghĩa mang tính chính xác cao: “Thể loại là khái quát hóa những đặc điểm của một nhóm lớn các tác phẩm có cùng thuộc tính về nội dung, hình thức, cách biểu hiện tác phẩm của một thời đại, một giai đoạn, một dân tộc hay một nền nghệ thuật thế giới” (Từ điển Bách khoa toàn thư Liên Xô năm 1985). Ở Việt Nam hiện này về thể loại báo chí nhìn chung các quan niệm hầu như đều thống nhất là thể loại báo chí Việt Nam đang tồn tại trong 3 nhóm chủ yếu, dù tên gọi có sự khác nhau: như nhóm thông tấn hay nhóm tin tức; nhóm chính luận - nghệ thuật; chính luận - văn nghệ hay nhóm báo chí. Như tác giả Trần Quang đã viết: “Việc phân chia thành các nhóm thể loại chỉ có tác dụng giúp người đọc dễ nhận thức vấn đề hơn chứ không có tác dụng gì trong việc hướng dẫn sáng tạo báo chí; bởi vì trong thực tiễn hoạt động báo chí, khi các phóng viên viết bài, thường có hiện tượng là những yếu tố của thể loại này đan xen vào thể loại kìa và ngược lại. Điều đó hoàn toàn không gây hại đến quá trình sáng tạo của nhà báo, mà ngược lại… Điều đáng chú ý là khi xây dựng tác phẩm báo chí, các tác giả cần nhấn mạnh những đặc điểm chủ yếu và quan trọng nhất của mỗi thể loại”. Ví dụ như khi người đọc muốn biết về cái mới, họ tìm đọc trang tin, khi muốn biết quan điểm của giới báo chí về một sự kiện nào đó, họ tìm đến trang bình luận… Như vậy sẽ giúp công chúng tiếp nhận tác phẩm phong phú đa dạng, còn tòa soạn dễ nhận diện được thể loại để tổ chức trang báo, chương trình phát thanh hay truyền hình, các Website một cách khoa học, phù hợp với quan điểm và định hướng tuyên truyền của chế độ, của giai cấp. Không chỉ có vậy, nhiều cơ quan báo chí hiện này còn căn cứ vào thể loại để chi trả tiền nhuận bút. Tuy vậy, hệ thống thể loại không hề bó hẹp quá trình sáng tạo của người làm báo, cũng như cuộc sống muôn màu muôn vẻ đang ngày càng vận động, phát triển. Baos chi nói chung và hệ thống thể loại báo chí nói riêng cũng vận động không ngừng. Bởi hệ thống báo chí là một hệ thống mở, nó tiếp nhận những thể loại mới, cũng có thể bị loại bỏ khi không đáp ứng được nhu cầu chuyển tải thông tin ở thời điểm hiện tại, thêm vào đó là hướng hòa quyện, chuyển hóa giữa các nhóm và các thể loại góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng và sinh động của thể loại báo chí nói chung. Như vậy, sự việc phân chia các tác phẩm báo chí theo các thể loại báo chí, một mặt là do nhu cầu của công chúng trong quá trình tiếp nhận thông tin, mặt khác chính là kết quả quá trình sáng tạo của giới báo chí. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đinh Hường - Các thể loại báo chí thông tấn, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội. 2. Trần Quang - Kỹ thuật viết tin, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội 3. Trần Quang - Các thể loại báo chí chính luận , Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội . 4. Đức Dũng - Viết báo như thế nào , Nxb Văn hóa - Thông tin.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTBC 19.doc