Tiểu luận Các tổ chức tài chính phi ngân hàng

LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, khi nền kinh tế thế giới đang từng bước phát triển thì nhu cầu về vốn đối với nền kinh tế là rất lớn. Để đáp ứng được các nhu cầu này đòi hỏi phải có các phương tiện để dẫn vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn. Và, một trong các phương tiên dẫn vốn hữu hiệu nhất chính là thông qua các tổ chức tài chính trung gian. Tuy nhiên, không như dạng tài chính trực tiếp, người cần vốn và người có vốn trao đổi trực tiếp với nhau ở thị trường tài chính, các trung gian tài chính thực hiện sự dẫn vốn thông qua một cầu nối, nghĩa là người người cần vốn muốn có được vốn phải thông qua người thứ ba. Đó chính là các tổ chức tài chính gián tiếp hay các tổ chức tài chính trung gian. Các tổ chức tài chính trung gian có thể là các ngân hàng, các hiệp hội cho vay, các liên hiệp tín dụng, các công ty bảo hiểm, các công ty tài chính hay nói cách khác là thông qua ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Tuy các ngân hàng là tổ chức tài chính mà chúng ta thường hay giao dịch nhất, nhưng đó không phải là nơi duy nhất. Giả sử bạn mua bảo hiểm của một công ty bảo hiểm, vay một món nợ của công ty tài chính để làm vốn kinh doanh . Trong mỗi cuộc giao dịch này bạn đang giao tiếp với một tổ chức tài chính phi ngân hàng. Trong nền kinh tế của chúng ta, các tổ chúc tài chính phi ngân hàng đóng vai trò quan trong trong việc huy động vốn từ những người cho vay tới những người đi vay giống như một ngân hàng. Hơn thế, quá trình đổi mới tài chính (ở Mỹ) đã tăng tính quan trọng của các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Qua đổi mới, các tổ chức tài chính phi ngân hàng cạnh tranh trực tiếp hơn với các ngân hàng qua các dịch vụ tương tự như hoạt động ngân hàng.Như vậy, vai trò của các tổ chức tài chính phi ngân hàng đối với nền kinh tế là rất quan trọng. Phát triển các định chế tài chính phi ngân hàng trong sự hòa hợp cùng dịch vụ tài chính ngân hàng là cơ sở để hoàn thiện thị trường tài chính, đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong quá trình hội nhập.Chính vì các lý do trên, chúng em chọn đề tài “ Các tổ chức tài chính phi ngân hàng ”để làm rõ hơn về hoạt động của các tổ chức này. Trong bài này chỉ tập trung nghiên cứu các tổ chức tài chính Phi ngân hàng hoạt động dưới các loại hình tổ chức sau: Công ty tài chính, quỹ đầu tư, quỹ trợ cấp và hưu trí, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 2 1. Công ty bảo hiểm. 2 1.1. Khái niệm. 2 1.2. Phân loại. 2 1.3. Hoạt động. 2 2. Công ty tài chính. 3 2.1. Khái niệm. 3 2.2. Phân loại. 3 2.3. Hoạt động của công ty tài chính. 4 2.3.1. Huy động vốn. 4 2.3.2. Huy động tín dụng. 4 2.3.3. Mở tài khoản và ngân quỹ. 5 2.3.4. Các hoạt động khác. 5 3. Công ty chứng khoán. 6 3.1. Khái niệm. 6 3.2. Mô hình hoạt động của công ty chứng khoán. 6 3.3. Các nghiệp vụ của công ty chứng khoán. 6 3.3.1. Môi giới chứng khoán: 6 3.3.2. Tự doanh chứng khoán: 7 3.3.3. Nghiêp vụ quản lý danh mục đầu tư. 7 3.3.4. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành: 8 3.3.5. Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán. 9 3.3.6. Các nghiệp vụ hỗ trợ khác. 10 4. Quỹ tương trợ. 10 4.1. Khái niệm. 10 4.2. Cấu trúc. 10 4.3. Hoạt động. 11 5. Quỹ đầu tư. 11 5.1. Khái niệm. 11 5.2. Phân loại. 11 5.2.1. Căn cứ vào nguồn vốn huy động: 11 5.2.2. Căn cứ vào cấu trúc vận động vốn. 11 5.2.3. Căn cứ vào cơ cấu tổ chức và hoạt động của quỹ. 12 6. Quỹ trợ cấp và hưu trí. 12 6.1. Các chương trình trợ cấp. 13 6.1.1. Chương trình trợ cấp riêng. 13 6.1.2. Các chương tình trợ cấp công cộng. 13 KẾT LUẬN 14

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3493 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Các tổ chức tài chính phi ngân hàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, khi nền kinh tế thế giới đang từng bước phát triển thì nhu cầu về vốn đối với nền kinh tế là rất lớn. Để đáp ứng được các nhu cầu này đòi hỏi phải có các phương tiện để dẫn vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn. Và, một trong các phương tiên dẫn vốn hữu hiệu nhất chính là thông qua các tổ chức tài chính trung gian. Tuy nhiên, không như dạng tài chính trực tiếp, người cần vốn và người có vốn trao đổi trực tiếp với nhau ở thị trường tài chính, các trung gian tài chính thực hiện sự dẫn vốn thông qua một cầu nối, nghĩa là người người cần vốn muốn có được vốn phải thông qua người thứ ba. Đó chính là các tổ chức tài chính gián tiếp hay các tổ chức tài chính trung gian. Các tổ chức tài chính trung gian có thể là các ngân hàng, các hiệp hội cho vay, các liên hiệp tín dụng, các công ty bảo hiểm, các công ty tài chính… hay nói cách khác là thông qua ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Tuy các ngân hàng là tổ chức tài chính mà chúng ta thường hay giao dịch nhất, nhưng đó không phải là nơi duy nhất. Giả sử bạn mua bảo hiểm của một công ty bảo hiểm, vay một món nợ của công ty tài chính để làm vốn kinh doanh... Trong mỗi cuộc giao dịch này bạn đang giao tiếp với một tổ chức tài chính phi ngân hàng. Trong nền kinh tế của chúng ta, các tổ chúc tài chính phi ngân hàng đóng vai trò quan trong trong việc huy động vốn từ những người cho vay tới những người đi vay giống như một ngân hàng. Hơn thế, quá trình đổi mới tài chính (ở Mỹ) đã tăng tính quan trọng của các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Qua đổi mới, các tổ chức tài chính phi ngân hàng cạnh tranh trực tiếp hơn với các ngân hàng qua các dịch vụ tương tự như hoạt động ngân hàng.Như vậy, vai trò của các tổ chức tài chính phi ngân hàng đối với nền kinh tế là rất quan trọng. Phát triển các định chế tài chính phi ngân hàng trong sự hòa hợp cùng dịch vụ tài chính ngân hàng là cơ sở để hoàn thiện thị trường tài chính, đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong quá trình hội nhập.Chính vì các lý do trên, chúng em chọn đề tài “ Các tổ chức tài chính phi ngân hàng ”để làm rõ hơn về hoạt động của các tổ chức này. Trong bài này chỉ tập trung nghiên cứu các tổ chức tài chính Phi ngân hàng hoạt động dưới các loại hình tổ chức sau: Công ty tài chính, quỹ đầu tư, quỹ trợ cấp và hưu trí, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm. NỘI DUNG Công ty bảo hiểm. Khái niệm. Công ty bảo hiểm là trung gian tài chính thực hiện nhiệm vụ chi trả cho các sự kiện không mong đợi xảy ra. Là tổ chức huy động vốn bằng cách bán chứng nhận bảo hiểm cho công chúng và sử dụng nguồn vốn huy động được để đầu tư trên thị trường tài chính.. Phân loại. Có 2 dạng công ty bảo hiểm là công ty bảo hiểm nhân thọ và công ty bảo hiểm tài sản và tai nạn. Công ty bảo hiểm nhân thọ: Phát hành bảo hiểm chủ yếu liên quan đến sinh mạng, cuộc sông và tuổi thọ con người. Công ty bảo hiểm tài sản và tai nạn: Bảo hiểm cho một loạt các sự kiện không định trước khác nhau liên quan đến tài sản như: + Mất mát, hư hỏng tài sản. + Mất hay thiệt hại khả năng tạo thu nhập của tài sản. + Thiệt hại hay thương tật gây ra cho chủ thể thứ ba. + Thiệt hại hay thương tật do tai nạn nghề nghiệp. Trong thực tế, phần lớn các công ty bảo hiểm lớn thường bán cả hai loại sản phẩm dịch vụ bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm tài sản. Hoạt động. Các công ty bảo hiểm thu phí bảo hiểm để thành lập nên quỹ bảo hiểm phục vụ cho mục đích bồi thường. Do hầu hết các khoản phí bảo hiểm đều được thu hết trước khi bồi thường nên công ty bảo hiểm có một khoảng thời gian từ dưới một năm cho tới hàng chục năm để sử dụng quỹ bảo hiểm. Tiền trong quỹ bảo hiểm khi chưa dùng để bồi thường sẽ được đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản hoặc thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính khác như góp vốn liên doanh, thành lập công ty chứng khoán, cung cấp các khoản tín dụng trực tiếp… Điểm khác biệt giữa công ty bảo hiểm nhân thọ và công ty bảo hiểm tài sản và tai nạn: Đối với công ty bảo hiểm nhân thọ và sinh mạng, mức độ tử vong của công chúng nói chung là có thể dự báo được với độ chắc chắn cao. Do đó công ty bảo hiểm có thể dự đoán chính xác số tiền thanh toán trong tương lai. Từ đó các công y bảo hiểm nhân thọ thường giữ các tài sản tài chính dài hạn có tính thanh khoản không cao lắm (trái phiếu, cổ phiếu công ty, các món cho vay thương mại có thế chấp). Đối với công ty bảo hiểm tài sản và tai nạn thì chính sách đầu tư bị tác động bởi các yếu tố tính ngẫu nhiên thất thường của các sự kiện rủi ro, thiên tai và phụ thuộc vào tính không chắc chắn của từng trường hợp bán bảo hiểm. do vậy các tài sản đầu tư của công ty phần lớn là các trái phiếu địa phương hay chính phủ không chịu thuế và có tính thanh khoản cao để có khả năng đáp ứng kịp thời với các khoản thanh toán không dự tính trước. Đôi khi với các khỏan bảo hiểm tài sản quá lớn, các công ty bảo hiểm thường liên kết với nhau để phân chia rủi ro. Tại Việt Nam hiện nay chỉ mới có một vài công ty bảo hiểm, hoạt động chính vẫn là công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt), công ty bảo hiểm Thành phố Hồ Chí Minh (Bảo Minh), những doanh nghiệp nhà nước và một số công ty bảo hiểm nước ngoài như Prudential, Manulife… Nhưng cường độ hoạt động, mức độ phát triển tài sản nợ và có, cũng như phương thức hoạt động vẫn còn rất chậm so với nước ngoài. Sự phát triển của thị trường tài chính trong tương lai tất yếu đòi hỏi nhiều tổ chức tài chính khác nhau có mặt. Trong đó, sự hình thành các công t bảo hiểm tư nhân sẽ là điều cần thiết, không những tốt cho thị trường tài chính, mà còn giúp củng cố và phát triển ngành bảo hiểm Việt Nam. Công ty tài chính. Khái niệm. Công ty tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng với chức năng sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư, cung ứng các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật nhưng không được làm dịch vụ thanh toán và không được nhận tiền gửi dưới một năm. Phân loại. Có 3 dạng công ty tài chính là công ty tài chính bán hàng, công ty tài chính tiêu dùng và công ty tài chính doanh nghiệp. Công ty tài chính bán hàng. Do các công ty sản xuất và bán hàng làm chủ sở hữu và thực hiện các khoản cho vay tài trợ cho khách hàng mua các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chính của công ty. Công ty tài chính bán hàng cạnh tranh trực tiếp với ngân hàng về các khoản cho vay tiêu dùng và có được khá nhiều khách hàng vì các khoản vay này thường được thực hiên nhanh hơn và tiện lợi hơn tại các điạ điểm mua hàng. Các công ty tài chính này gián tiếp cấp tín dụng cho người tiêu dùng để mua các món hàng từ một nhà bán lẻ hoặc tuef một nhà sản xuất nào đó. Tín dụng được cấp dưới hình thức các doanh nghiệp bán trả góp cho khách hàng theo hợp đồng mua do công ty tài chính loại này cung cấp, sau đó hợp đồng được bán lại cho công ty tài chính. Như vậy, khoản nợ của khách hàng với nhà sản xuất hoặc nhà bán lẻ đã chuyển thành khỏan nợ của khách hàng với công ty tài chính.Các công ty tài chính loại này thường do các công ty sản xuất hay các nhà phân phối bán lẻ thành lập nên nhằm hỗ trợ cho hoạt động tiêu thụ hàng hóa của mình. Công ty tài chính tiêu dùng. Thực hiện các khỏn cho vay cho khách hàng mua các loại hàng hóa cụ thể hay giúp đỡ chi trả các khoản nợ nhỏ. Các công ty tài chính tiêu dùng này là các sonh nghiệp riêng biệt hay do các ngân hàng là chủ sở hữu. Các công ty này thường cho khách hàng không có khả năng vay từ các nguồn khác vay và định lãi suất cao hơn. Công ty tài chính loại này cung ứng phần lớn nguồn vốn của mình cho các gia đình và cá nhân vay vào mục đích mua sắm hàng hóa tiêu dùng như các đồ đạc nội thất (giường, tủ…) và các đồ gia dụng (tủ lạnh, máy giặt…) hoặc sửa chữa nhà cửa. Hầu hết các khỏn cho vay đều được trả góp định kì. Một cách cho vay khác là cấp thẻ tín dụng cho khách hàng để họ mua sắm ở hệ thống cửa hàng bán lẻ. Do các khoản vay của loại công ty tài chính này khá rủi ro nên công ty thường chỉ cho vay các khoản tiền nhỏ với lãi suất cao hơn lãi suất thị trường. Khách hàng của các công ty tài chính tiêu dùng vì vậy cũng thường là người không tìm được khoản tín dụng từ nguồn khác và do vậy họ thường phải chịu lãi suất cao hơn thông thường. Các công ty tài chính loại này có thể do các ngân hàng thành laajneen và hoạt động độc lập dưới hình thức các công ty cổ phần. Công ty tài chính doanh nghiệp. Cung cấp các hình thức ứng dụng chuyên biệt cho các doanh nghiệp bằng cách thực hiện các khoản cho vay và tài khỏan mua bán với chiết khấu. Ngoài ra, công ty tài chính doanh nghiệp chuyên môn hóa vào cho thuê trang thiết bị, máy móc mà họ mua về và cho các doanh nghiệp vay trng một kkhoang thời gian nào đó. Công ty tài chính loại này cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp dưới các hình thức như: bao thanh toán tức là công ty cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu các khoản phải thu của doah nghiệp, cho thuê tài chính tức là công ty cấp tín dụng dưới hình thức mua các máy móc thiết bị mà khách hàng yêu cầu rồi cho khách hàng thuê,… Hoạt động của công ty tài chính. Các hoạt động của công ty tài chính gồm: huy động vốn, huy động tín dụng, mở tài khoản và ngân quỹ và các hoạt động khác. Huy động vốn. Nhận tiền gửi có kì hạn một năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo quy định của ngân hàng nhà nước. Phát hành kì phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật hiện hành. Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước, ngoài nước và các tổ chức tài chính quốc tế. Tiếp nhận vốn ủy thác của chính phủ, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. Huy động tín dụng. Công ty tài chính được cho vay dưới các hình thức: Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo quy định của ngân hàng nhà nước. Cho vay theo ủy thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định hiện hành của Luật các tổ chức tín dụng và hợp đồng ủy thác. Cho vay tiêu dùng bằng hình thức cho vay mua trả góp. Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác: Công ty tài chính được cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác đối với các tổ chức và cá nhân. Công ty tài chính và các tổ chức tín dụng khác được tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác cho nhau. Bảo lãnh. Công ty tài chính được bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh. Việc bảo lãnh của công ty tài chính phải được thực hiện theo Điều 58, Điều 59, Điều 60 luật các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của ngân hàng nhà nước. Mở tài khoản và ngân quỹ. Mở tài khoản. Công ty tài chính được mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng nhà nước nơi công ty tài chính đặt trụ sở chính và các ngân hàng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Việc mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng ngoài lãnh thổ Việt Nam phải được Ngân hàng Nhà nước cho phép. Công ty Tài chính có nhận tiền gửi phải mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và duy trì tại đó số dư bình quân không thấp hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước. Dịch vụ ngân quỹ. Công ty Tài chính được thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng. Các hoạt động khác. Các nghiệp vụ khác được phép thực hiên đúng theo quy định của pháp luật hiện hành gồm: Góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác. Đầu tư cho các dự án theo hợp đồng. Tham gia thị trường tiền tệ. Thực hiên các dịch vụ kều hối, kinh doanh vàng. Làm đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các giấy tờ có giá cho các doanh nghiệp. Được quyền nhận ủy thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và đầu tư, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân theo hợp đồng. Cung ứng các dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính, tiền tệ, đầu tư cho khách hàng. Cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác. Các nghiệp vụ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép: Hoạt động ngoại hối: Ngân hàng Nhà nước xem xét, cấp giấy phép cho công ty Tài chính được thực hiện một số hoạt động ngoại hối theo quy định hiện hành về quản lí ngoại hối. Hoạt động bao thanh toán: Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm ban hành quy định hướng dẫn việc thực hiên hoạt động bao thanh toán và xem xét cho phép công ty Tài chính có đủ điều kiện thực hiện hoạt động này. Công ty chứng khoán. Khái niệm. Công ty chứng khoán là một tổ chức kinh doanh chứng khoán, có tư cách pháp nhân, có vốn riêng hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế, hoạt động theo giấy phép của Ủy Ban Chứng Khoán (UBCK) Nhà nước cấp. Công ty chứng khoán có các chức năng của người môi giới, người chuyên viên và người bảo lãnh chứng khoán. Để trở thành thành viên của Sở giao dịch, Công ty chứng khoán cũng phải hội đủ những điều kiện do luật định và phải đăng ký kinh doanh chứng khoán trong Sở giao dịch chứng khoán. Mô hình hoạt động của công ty chứng khoán. Trên thế giới hiện nay có 2 loại mô hình hoạt động của công ty chứng khoán: Công ty chuyên doanh chứng khoán. Theo mô hình này, hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do các công ty độc lập, chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoán đảm nhận; các ngân hàng không được trực tiếp tham gia kinh doanh chứng khoán. Công ty đa năng kinh doanh tiền tệ và chứng khoán. Theo mô hình này, các ngân hàng thương mại hoạt động với tư cách là chủ thể kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ. Các nghiệp vụ của công ty chứng khoán. Môi giới chứng khoán: Là một hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong đó công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hay thị trường OTC mà chính khách hàng sẽ phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả kinh tế của việc giao dịch đó. Tùy theo quy định của mỗi nước, cách thức hoạt động của từng Sở giao dịch chứng khoán mà người ta có thể phân chia thành nhiều loại nhà môi giới khác nhau như sau: Môi giới dịch vụ (Full Service Broker) Là loại môi giới có thể cung cấp đầy đủ dịch vụ như mua bán chứng khoán, giữ hộ cổ phiếu, thu cổ tức, cho khách hàng vay tiền, cho vay cổ phiếu để bán trước, mua sau và nhất là có thể cung cấp tài liệu, cho ý kiến cố vấn trong việc đầu tư. Môi giới chiết khấu ( Discount Broker). Là loại môi giới chỉ cung cấp một số dịch vụ như mua bán hộ chứng khoán. Đối với môi giới loại này thì khoản phí và hoa hồng nhẹ hơn môi giới toàn dịch vụ vì không có tư vấn, nghiên cứu thị trường. Môi giới ủy nhiệm hay môi giới thừa hành. Đây là những nhân viên của một công ty chứng khoán thành viên của một Sở giao dịch, làm việc hưởng lương của một công ty chứng khoán và được bố trí để thực hiện các lệnh mua bán cho các công ty chứng khoán hay cho khách hàng của công ty trên sàn giao dịch. Vì thế họ có tên chung là môi giới trên sàn (Floor Broker). Các lệnh mua bán được chuyển đến cho các nhà môi giới thừa hành này có thể từ văn phòng công ty, cũng có thể từ các môi giới đại diện (Registered Reprensentative). Môi giới độc lập hay môi giới 2 đô la: Môi giới độc lập (Independent Broker) chính là các môi giới làm việc cho chính họ và hưởng hoa hồng hay thù lao theo dịch vụ. Họ là một thành viên tự bỏ tiền ra thuê chỗ tại Sở giao dịch (sàn giao dịch) giống như các công ty chứng khoán thành viên. Họ chuyên thực thi các lệnh cho các công ty thành viên khác của Sở giao dịch. Sở dĩ có điều này là tại các Sở giao dịch nhộn nhịp, lượng lệnh phải giải quyết cho khách hàng của các công ty chứng khoán đôi khi rất nhiều, các nhân viên môi giới của các công ty này không thể làm xuể hoặc vì một lý do nào đó vắng mặt. Lúc đó, các công ty chứng khoán sẽ hợp đồng với các nhà môi giới độc lập để thực hiện lệnh cho khách hàng của mình và trả cho người môi giới này một khoản tiền nhất định. Ban đầu các nhà môi giới độc lập được trả 2 đôla cho một lô tròn chứng khoáng (100 cổ phiếu) nên người ta quen gọi là “môi giới 2 đô la”. Môi giới độc lập cũng được gọi là môi giới trên sàn (floor broker), họ đóng vai trò không khác gì một môi giới thừa hành, chỉ khác là họ có tư cách độc lập – tức họ không đại diện cho bất kỳ một công ty chứng khoán nào cả. Nhà môi giới chuyên môn. Các sở giao dịch chứng khoán thường quy định mỗi loại chứng khoán chỉ được phép giao dịch tại một điểm nhất định gọi là quầy giao dịch (Post), các quầy này được bố trí liên tiếp quanh sàn giao dịch (floor). Trong quầy giao dịch có một số nhà môi giới được gọi là nhà môi giới chuyên môn hay chuyên gia. Các chuyên gia này chỉ giao dịch một số loại chứng khoán nhất định. Nhà môi giới chuyên môn thực hiện 2 chức năng chủ yếu là thực hiện các lệnh giao dịch và lệnh thị trường. Tự doanh chứng khoán: Là nghiệp vụ mà trong đó công ty chứng khoán thực hiện mua và bán chứng khoán cho chính mình. Công ty chứng khoán thực hiện nghiệp vụ tự doanh nhằm mục đích thu lợi hoặc đôi khi nhằm mục đích can thiệp điều tiết giá trên thị trường. Chứng khoán tự doanh có thể là chứng khoán niêm yết hoặc chưa niêm yết trên TTCK. Ngoài ra công ty chứng khoán có thể tự doanh chứng khoán lô lẻ của khách hàng, sau đó tập hợp lại thành lô chẵn để giao dịch trên TTCK. Nghiêp vụ quản lý danh mục đầu tư. Là hoạt động quản lý vốn của khách hàng thông qua việc mua, bán, và nắm giữ các chứng khoán vì quyền lợi khách hàng theo hợp đồng được ký kết giữa công ty chứng khoán và khách hàng. Nghiệp vụ này đươc thực hiện khi một số nhà đầu tư tổ chức hoặc cá nhân muốn tham gia TTCK nhưng họ không có đủ điều kiện về thời gian hoặc kiến thức chuyên môn để quyết định đầu tư, vì vậy, họ ủy thác cho công ty chứng khoán đầu tư kèm theo thỏa thuận lãi, lỗ. Người ủy thác đầu tư thường không can dự vào việc đầu tư của công ty chứng khoán và trả một khoản phí cho công ty chứng khoán theo thỏa thuận. Các công ty chứng khoán khi thực hiệp nghiệp vụ này ngoài việc được hưởng phí quản lý, họ còn có thể nhận được những khoản tiền thưởng nhất định khi mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành: Là việc bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết. Tổ chức phát hành được hưởng phí bảo lãnh hoặc một tỷ lệ hoa hồng nhất định nên số tiền thu được từ đợt phát hành. Hiện nay trên thế giới có một số hình thưc bảo lãnh phát hành sau: Bảo lãnh cam kết chắc chắn: là hình thức bảo lãnh mà tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết sẽ mua toàn bộ số chứng khoán phát hành cho dù có phân phối hết hay không. Bão lãnh cố gắng tối đa: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh thỏa thuận làm đại lý phát hành cho tổ chức phát hành. Tổ chức bảo lãnh không cam kết bán toàn bộ số chứng khoán mà cam kết sẽ cố gắng tối đa. Số chứng khoán còn lại nếu không phân phối hết sẽ trả lại cho tổ chức phát hành. Như vậy, kết quả của việc bán chứng khoán của tổ chức phát hành tùy thuộc và khả năng, uy tín và sự lựa chọn nhà đầu tư của tổ chức bảo lãnh. Bảo lãnh tất cả hoặc không: là phương thức bảo lãnh mà theo đó, tổ chức phát hành yêu cầu tổ rhức bảo lãnh phải bán hết số chứng khoán dự định phát hành, nếu không phân phối hết sẽ hủy bỏ đợt phát hành. Theo phương thức này, không có một sự bảo đảm đợt phát hành có thành công hay không, nên UBCKNN thường quy định số chứng khoán mà nhà đầu tư đã mua trong thời gian chào bán sẽ được giữ bởi một người thứ ba để chờ kết quả cuối cùng của đợt phát hành. Nếu đợt phát hành không thành công thì nhà đầu tư sẽ được trả lại toàn bộ số tiền đặt cọc. Bảo lãnh với hạn mức tối thiểu: là phương thức kết hợp giữa phương thức bảo lãnh cố gắng tối da và phương bảo lãnh tất cả hoặc không. Theo phương thức này, tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán tối thiểu một tỷ lệ chứng khoán nhất định. Nếu số lượng chứng khoán bán ra dưới hạn mức này thì đợt phát hành sẽ được hủy bỏ và toàn bộ tiền đặt cọc mua chứng khoán sẽ được trả lại cho nhà đầu tư. Đây là phương thức bảo lãnh tương đối hiệu quả, vừa bảo vệ lợi ích cho tổ chức phát hành, vừa hạn chế rủi ro cho tổ chức bảo lãnh. Riêng tại Việt Nam hiện nay chỉ áp dụng hình thức bảo lãnh với cam kết chắc chắn nhằm mục đích bảo vệ cua rnhà đầu tư và gắn kết trách nhiệm của các công ty chứng khoán. Điều này gây ra một số khó khăn cho các công ty chứng khoán trong việc triển khai nghiệp vụ này. Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán. Là dịch vụ mà công ty chứng khoán cung cấp cho khách hàng trong lĩnh vực tư vấn đầu tư chứng khoán; tư vấn tái cơ cấu tài chính, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp; tư vấn cho doanh nghiệp trong việc phát hành và niêm yết chứng khoán. Đây là nghiệp vụ mà vốn của nó chính là kiến thức chuyên môn, kinh nghiệp nghề nghiệp của đội ngũ chuyên viên tư vấn của công ty chứng khoán. Tư vấn tài chính (Tư vấn cho người phát hành): Đây là một mảng hoạt động quan trọng mang lại nguồn thu tương đối cao cho công ty chứng khoán. Thực hiện nghiệp vụ này sẽ góp phần hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp và tạo ra những hàng hóa có chất lượng cao trên thị trường. Khi thực hiện nghiệp vụ này, công ty chứng khoán phải ký hợp đồng với tổ chức được tư vấn và liên đới chịu trách nhiệm về nội dung trong hồ sơ xin niêm yết. Hoạt động này tương đối đa dạng bao gồm. +Xác định giá trị doanh nghiệp: là việc định giá các tài sản hữu hình và vô hình của doanh nghiệp trước khi chào bán chứng khoán. Đây là khâu quan trọng trước khi phát hành chứng khoán vì nó dùng để đánh giá chứng khoán phát hành, đặc biệt là khi doanh nghiệp mới phát hành chứng khoán ra công chúng lần đầu. +Tư vấn về loại chứng khoán phát hành: tùy theo điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp như tình hình tài chính, chiến lược phát triển của công ty… mà xác định loại chứng khoán phát hành là cổ phiếu hay trái phiếu. +Tư vấn chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiêp…: khi một doanh nghiệp muốn thâu tóm hay hợp nhất với một doanh nghiệp khác, họ tìm đến các công ty chứng khoán để nhờ trợ giúp về các vấn đề kỹ thuật, phương pháp tiến hành sao cho phù hợp và đỡ tốn chi phí… +Tư vấn đầu tư chứng khoán: là việc các chuyên viên tư vấn sử dụng kiến thức chuyên môn của mình để tư vấn cho nhà đầu tư về thời điểm mua bán chứng khoán, loại chứng khoán mua bán, thời gian nắm giữ, tình hình diễn biến thị trường, xu hướng giá cả… Đây là hoạt động phổ biến trên thị trường thứ cấp, diễn ra hàng ngày, hàng giờ với nhiều hình thức khác nhau. Việc tư vấn có thể bằng lời nói, hoặccó thể thông qua những bản tin, các báo cáo phân tích… khách hàng có thể gặp gỡ nhà tư vấn hoặc thông qua các phương tiện truyền thông như điện thoại, fax… để nhờ tư vấn trực tiếp hoặc có thể gián tiếp thông qua các báo cáo phân tích, các ấn phẩm mà nhà tư vấn phát hành. Nhà tư vấn phải luôn là người thận trọng khi đưa ra những lời bình luận, những báo cáo phân tích của mình về giá trị các loại chứng khoán, vì những phát ngôn của các chuyên viên tư vấn có tác động rất lớn đền tâm lý của các nhà đầu tư và thường dễ có thể trở thành lời tiên đoán, định hướng cho toàn bộ thị trường. Bởi vì, các nhà đầu tư tin rằng các nhà tư vấn là những chuyên gia trong lĩnh vực này, họ có nhiều thông tin và kiến thức hơn những người khác và họ có thể đánhgiá tình hình chính xác hơn. Điều này có thể mang lại lợi nhuận cho người được tư vấn nhưng cũng có thể gây thiệt hại cho họ và làm ảnh hưởng đến TTCK. Các nghiệp vụ hỗ trợ khác. Nhìn chung, các nghiệp vụ hỗ trợ giao dịch nhằm mục đích tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư không bỏ lỡ các cơ hội đàu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nghiệp vụ lưu ký chứng khoán.: là công việc đầu tiên để các chứng khoán có thể giao dịch trên thị tường tập trung – việc lưu giữ, bảo quản chứng khoán của khách hàng và giúp khách hàng thực hiện các quyền của mình đối với chứng khoán – được thực hiện thông qua các thành viên lưu ký của thị trường giao dịch chứng khoán. Lưu ký chứng khoán là một hoạt động rẩt cần thiết trên TTCK. Bởi vì trên TTCK tập trung, việc thanh toán các giao dịch diễn ra tại Sở giao dịch chứng khoán. Vì vậy, lưu ký chứng khoán một mặt giúp cho quá trình thanh toán tại Sở giao dịch đươc diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, dễ dàng. Mặt khác, nó hạn chế rủi ro cho người nắm giữ chứng khoán như rủi ro bị hỏng, rách, thất lạc chứng chỉ chứng khoán… Cho vay cầm cố chứng khoán: là một hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay dùng số chứng khoán sở hữu hợp pháp của mình làm tài sản cầm cố để vay kiếm tiền nhằm mục đích kinh doanh, tiêu dùng… Cho vay bảo chứng: là một hình thức tín dụng mà khách hàng vay tiền để mua chứng khoán, sau đó dùng số chứng khoán mua được từ tiền vay để làm tài sản cầm cố cho khoản vay. Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán: là việc công ty chứng khoán ứng trước tiền bán chứng khoán của khách hàng được thực hiện tại TTGDCK. Quỹ tương trợ. Khái niệm. Là những trung gian tài chính thu nhận vốn của nhiều nhà đầu tư nhỏ bằng cách bán cho họ những cổ phần và dùng các món tiền thu được này để mua các chứng khoán. Cấu trúc. Các quỹ tương trợ được cấu trúc theo hai cách: Quỹ kết thúc mở. Cấu trúc này là phổ biến nhất. Theo đó, các cổ phần có thể mua được lại bất kì lúc nào với 1 giá được gắn với giá trị tài sản có của giá này. Quỹ kết thúc đóng. Một số cổ phần cố định không thể chuộc lại được bán theo giá chào hàng ban đầu, sau đó được mua bán trên thị trường trao tay như một cổ phiếu thường. Một trong những quỹ quan trọng của quỹ tương trợ là quỹ tương trợ thị trường tiền tệ. Loại quỹ này đầu tư vào các công cụ nợ ngắn hạn có chất lượng rất cao. Ví dụ như các tín phiếu kho bạc, thương phiếu và các giấy chứng nhận tiền gửi của ngân hàng… Hoạt động. Các quỹ tương trợ thu hút được các nhà đầu tư nhỏ, ít vốn, các cá nhân có ít tiền tiết kiệm muốn sinh lợi cho những đồng tiền của mình. Họ bỏ vốn vào quỹ, những người quản lí dùng nó để đầu tư vào chứng khoán lãn suất cao, sau đó lại dùng lãi suất cao ( hay chứng khoán dài hạn) này bảo đảm để phát hành hoặc mua đi bán lại chứng khoán ngắn hạn khác. Lợi tức chia theo tháng hoặc nửa năm 1 lần và cao hay thấp là phụ thuộc vào kết quả kinh doanh. Các quỹ này chiếm một mảng lớn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế và vận động nó vào thị trường tài chính. Nó đóng góp khá quan trọng trong việc lôi cuốn những người dân ít tiền nhất, lợi tức dư không nhiều, thu nhập thấp vào những dịch vụ đầu tư vừa làm lợi cho chính họ vừa tạo vốn luân chuyển cho sản xuất và trao đổi. Quỹ đầu tư. Khái niệm. Quỹ đầu tư là một định chế tài chính trung gian phi ngân hàng thu hút tiền nhàn rỗi từ các nguồn khác nhau để đầu tư vào các cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ hay các lọa tài sản khác. Tất cả các tài khoản đầu tư này đều được quản lí chuyên nghiệp, chặt chẽ bởi công ty quản lí quỹ, ngân hàng giám sát và các cơ quan thẩm quyền khác. Phân loại. Căn cứ vào nguồn vốn huy động: Quỹ đầu tư tập thể ( quỹ công chúng) Là quỹ huy động vốn bằng cách phát hành rộng rãi ra công chúng. Nhà đầu tư có thể là cá nhân hay pháp nhân nhưng đa phần là các nhà đầu tư riêng lẻ. Quỹ công chúng cung cấp cho những nhà đầu tư nhỏ phương tiện đầu tư đảm bảo đa dạng hóa đầu tư, giảm thiểu rủi ro và chi phí đầu tư thấp với hiệu quả cao do tính chuyên nghiệp của đầu tư mang lại. Quỹ đầu tư cá nhân (quỹ thành viên) Quỹ này huy động vốn bằng phương thức phát hành riêng lẻ cho một nhóm nhỏ các nhà đầu tư, có thể được lựa chọn trước, là cá nhân hay các định chế tài chính hoặc các tập đoàn kinh tế lớn, do vậy tính thanh khoản của quỹ này sẽ thấp hơn quỹ công chúng. Các nhà đầu tư vào các quỹ tư nhân thường với lượng vốn lớn và đổi lại họ có thể tham gia vào trong việc kiểm soát đầu tư của quỹ Căn cứ vào cấu trúc vận động vốn. Quỹ đóng Đây là hình thức quỹ phát hành chứng chỉ quỹ một lần duy nhất khi tiến hành huy động vốn cho quỹ và quỹ không thực hiện việc mua lại cổ phiếu, chứng chỉ đầu tư khi nhà đầu tư có nhu cầu bán lại. Nhằm tạo tính thanh khoản co loại quỹ này, sau khi kết thúc huy động vốn hay đóng quỹ, các chứng chỉ quỹ sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư có thể mua hoặc bán để thu hồi vốn cổ phiếu hoặc chứng chỉ đầu tư của mình thông qua thị trường thứ cấp. Tổng vốn của quỹ cố định và không biến đổi trong suốt thời gian qũy hoạt động. Hình thức quỹ đóng này mới được áp dụng tại Việt Nam, đó là quỹ đầu tư VF1 do công ty VFM huy động vốn và quản lí. Quỹ mở Khác với quỹ đóng, tổng vốn của quỹ mở biến động theo từng ngày giao dịch do tính chất đặc thù của nó là nhà đầu tư được quyền bán lại chứng chỉ quỹ đầu tư cho quỹ và quỹ phải mua lại chứng chỉ theo giá trị thuần vào thời điểm giao dịch. Đối với các hình thức quỹ này, các giao dịch mua bán chứng chỉ quỹ được thực hiện trực tiếp với công ty quản lí quỹ và các chứng chỉ quỹ không được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Do việc đòi hỏi tính thanh khoản cao, hình thức quỹ này mới chỉ tồn tại ở các nước có nền kinh tế và thị trường chứng khoán phát triển như Châu Âu, Mỹ, Canada… và chưa có mặt tại Vệt Nam. Căn cứ vào cơ cấu tổ chức và hoạt động của quỹ. Quỹ đầu tư dạng công ty Trong mô hình này, quỹ đầu tư là một pháp nhân, tức là một công ty được hình thành theo quy định của pháp luật từng nước. Cơ quan điều hành cao nhất của quỹ là hội đồng quản trị do các cổ đông (nhà đầu tư) bầu ra, có nhiệm vụ chính là quản lí toàn bộ hoạt động của quỹ, lựa chọn công ty quản lí quỹ và giám sát hoạt động đầu tư của công ty quản lí quỹ và có quyền thay đổi công ty quản lí quỹ. Trong mô hình này, công ty quản lí quỹ hoạt động như một nhà tư vấn đầu tư, chịu trách nhiệm tiến hành phân tích đầu tư, quản lí danh mục đầu tư và thực hiện các công việc quản trị kinh doanh khác. Mô hình này chưa xuất hiện ở Việt Nam vì theo quy định của UBCKNN, quỹ đầu tư không có tư cách pháp nhân. Quỹ đầu tư dạng hợp đồng Đây là mô hình quỹ tín thác đầu tư. Khác với mô hình quỹ đầu tư dạng công ty, mô hình này quỹ đầu tư khong phải là pháp nhân. Công ty quản lí quỹ đứng ra thành lập quỹ, tiến hành việc huy động vốn, thực hiện việc đầu tư theo những mục tiêu đã đề ra trong điều lệ quỹ. Bên cạnh đó ngân hàng giám sát có vai trò bảo quản vốn và các tài sản của quỹ, quan hệ giữa công ty quản lí quỹ với ngân hàng giám sát được thể hiện bằng hợp đồng giám sát trong đó quy định nghĩa vụ và quyền lợi của hai bên trong việc thực hiện và giám sát đầu tư để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư. Nhà đầu tư là những người góp vốn vào quỹ và ủy thác việc đầu tư cho công ty quản lí quỹ để bảo đảm khả năng sinh lợi cao nhất từ khoản vốn đóng góp của họ. Quỹ trợ cấp và hưu trí. Trong việc thực hiện chức năng trung gian tài chính, các quỹ trợ cấp sẽ thanh toán tiền thu nhập hưu trí cho người dân. Những người thuê nhân công, các tổ chức hoặc các cá nhân, có thể đề ra những chương trình trợ cấp, các chưng trình này thu nhận tiền vốn do những người tham dự chương trình nộp vào. Tuy mục đích cử tất cả các chương trình trợ cấp là như nhau, các chương trình này có thể khác nhau theo một số đặc tính: Thứ nhất, là điều kiện để thuộc vào chương trình, tức là số thời gian mà một cá nhân phải được ghi tên vào chương trình trợ cấp đó (do một thành viên của một liên hiệp hoặc là do một người làm thuê cho một công ty) trước khi được quyền nhận trợ cấp. Nói chung các công ty đòi hỏi một người làm thuê làm việc 5 năn cho công ty trước khi người đó được coi là đủ điều kiện thuộc về một chương trình và có thể nhận các trợ cấp, nếu người làm thuê đó rời bỏ công ty trước khi đủ 5 năm, dù là tự ý ra đi hoặc bị sa thải thì tất cả quyền hưởng trợ cấp đều bị mất. Thứ hai, là phương pháp thanh toán, nếu các khoản trợ cấp được xác định bằng các khoản đóng góp vào chương trình và các khoản thu nhập, thì sự trợ cấp này là một chương trình đóng góp được định rõ; nếu các khoản tiền thanh toán thu nhập tương lai (các khoản trợ cấp được đề ra từ trước) thì sự trợ cấp này là một chương trình trợ cấp được định rõ. Một chương trình trợ cấp được định rõ, gọi là được cấp vốn đủ nếu các khoản đóng góp vào chương trình này và các thu nhập của chúng qua các năm đủ để thanh toán các khoản trợ cấp khi dến hạn thanh toán. Nếu các khoản đóng góp và các khoản thu nhập không đủ, thì chương trình như vậy được gọi là chương trình trợ cấp vốn thiếu. Các chương trình trợ cấp. 6.1.1. Chương trình trợ cấp riêng. Các chương trình trợ câp riêng được quản lí bởi một ngân hàng, một công ty bảo hiểm sinh mạng, hoặc một người quản lí quỹ trợ cấp. trong các chương trình rợ cấp do những người thuê nhân công đỡ đầu, các khoản đóng góp thường được chia sẻ giữa người thuê và người làm thuê cho người đó. Mọi sự hấp dẫn về thuế quan trọng đối với các chương trình này là ở chỗ những khoản đóng góp của người làm thuê nhân công là những khoản khấu trừ thuế. Các chương trình trợ cấp của nhiều công ty là các chuoowng trình được cấp vốn thiếu bởi vì họ dự tính sẽ thanh toán hết nghĩa vụ trợ cấp của mình từ các khoản thu nhập hiện hành khi các khoản trợ cấp dến hạn thanh toán. Chừng náo các công ty còn có đủ thu nhập, việc cấp vốn thiếu không gây ra vấn đề gì, nhưng việc này không luôn luôn như vậy do các khó khăn tiềm ẩn trong việc cấp vốn thiếu của công ty, do quản lí yếu kém, do các tủ đoạn gian lận và do những lạm dụng khác của các quỹ trợ cấp riêng gây ra. Các chương tình trợ cấp công cộng. Chương trình trợ cấp công cộng quan trọng nhất là bảo hiểm xã hội, nó bảo hiểm cho hầu hết mọi cá nhân làm thuê cho giới tư nhân. Vốn thu được từ nhũng sec thanh toán và từ thuế theo bảng lương của các chủ thuê nhân công. Các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội bao gồm tiền thu nhập hưu trí, tiền thanh toán y tế và trợ giúp người tàn tật. KẾT LUẬN Các tổ chức tài chính phi ngân hàng cùng với hệ thống ngân hàng đã tạo ra một hệ thống tài chính trung gian hoàn chỉnh giúp nguồn vốn trong nền kinh tế hoạt động có hiệu quả và ổn định. Nghiên cứu hoạt động của các tổ chức tài chính phi ngân hàng có ý nghĩa rất quan trọng vì nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các tổ chức này, qua đó nhận thức được tầm quan trọng của nó với sự phát triển của mỗi quốc gia. Bài tiểu luận này đã nói lên được những kiến thức cơ bản về các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Tuy nhiên, do thời gian và khả năng có hạn nên bài làm còn nhiều thiếu sót, em kính mong cô và các bạn có những đóng góp để bài làm của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docto_chuc_phi_ngan_hang_6226.doc
Tài liệu liên quan