Tiểu luận Cải cách chính quyền tại các đô thị lớn của Việt nam

Tiểu luận Cải cách chính quyền tại các đô thị lớn của Việt nam.I. CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ, CÁCH THỨC TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TẠI CÁC ĐÔ THỊ 3 1.Địa phương. 3 1.1.Quan niệm về địa phương. 3 1.2.Đô thị 3 2.Chính quyền địa phương. 4 2.1.Quan niệm về chính quyền địa phương. 4 2.2.Tổ chức chính hành chính địa phương. 5 2.3.Đặc trưng của chính quyền đô thị 5 3.Các yếu tố tác động đến việc xây dựng chính quyền đô thị 6 3.1.Tư duy, nhận thức. 6 3.2.Kinh tế. 6 3.3.Chính trị 7 3.4.Pháp luật 7 3.5.Công nghệ. 7 II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TẠI CÁC ĐÔ THỊ LỚN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 7 1.Quá trình hình thành và phát triển các mô hình chính quyền đô thị tại Việt Nam từ 1945 đến nay. 7 2.Những đòi hỏi cải cách chính quyền tại các đô thị Việt Nam, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. 8 2.1.Quá trình phát triển các đô thị của Việt Nam trong những năm gần đây 8 2.2.Hạn chế của mô hình hiện nay đối với phát triển kinh tế-xã hội tại các đô thị 10 III. NHỮNG XU HƯỚNG CẢI CÁCH CHÍNH QUYỀN TẠI CÁC ĐÔ THỊ HIỆN NAY 11 I. CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ, CÁCH THỨC TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TẠI CÁC ĐÔ THỊ 1. Địa phương 1.1. Quan niệm về địa phương Địa phương là một danh từ dùng để chỉ không gian lãnh thổ gắn với những đặc điểm về địa lý, tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội, con người. Đối với nội bộ một quốc gia, địa phương cũng được hiểu như là sự phân cấp về lãnh thổ một quốc gia theo những tiêu chí trên. Qua trình hình thành và phát triển của các địa phương gắn liền với sự mở rộng cả về quy mô dân số, hoạt động kinh tế-xã hội của các địa phương. Chính điều này làm thay đổi tính chất của các địa phương theo hướng từ môi trường kinh tế-xã hội nông thôn sang các khu đô thị. Song song với quá trình đó, một đòi hỏi nảy sinh là phải có sự quản lý, hay nói cách khác, đây chính là nguồn gốc của sự phát triển hoạt động quản lý địa phương và chính quyền địa phương sau này. 1.2. Đô thị Đô thị được hiểu là nơi tập trung dân cư, lao động phi nông nghiệp với mật độ cao và có nhiều hoạt động đa dạng, đan xen phức tạp trên mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội. Đô thị đồng thời là những trung tâm tổng hợp kinh tế, chính trị, hành chính, văn hóa , hay có vai trò trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia hay của các địa phương. Ngày nay, cùng với quá trình toàn cầu hóa, vai trò của một số đô thị đã vượt qua khỏi biên giới cứng của một quốc gia, có ảnh hưởng tầm quốc tế rộng lớn. Đứng trên góc độ xã hội, đô thị có những đặc trưng trong sự so sánh với nông thôn, thể hiện những nét lớn sau: Thứ nhất, so với nông thôn, đô thị có cuộc sống vô danh tính hơn, nhưng lại phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn. Sự phụ thuộc này là tất yếu khi lao động chuyên môn hóa nhiều hơn. Sự phụ thuộc này trước hết là phụ thuộc vào những người quản lý, và phụ thuộc vào hệ thống hạ tầng và dịch vụ cung ứng cho xã hội đó. Thứ hai, sự phụ thuộc lẫn nhau ở đô thị không đi kèm với mối liên hệ ràng buộc của nông thôn. Ngược lại, thị dân tự do hơn và ít lệ thuộc lẫn nhau trong mối quan hệ nhân văn hay tình cảm. Sự phụ thuộc ở đây mang bản chất kinh tế. Thứ ba, bản chất kinh tế của sự phụ thuộc lẫn nhau ở đô thị phản ánh qua sự chia sẻ các tài nguyên công cộng, không gian chung, và đặc biệt là hệ thống công trình công cộng và hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Sự chia sẻ này đòi hỏi phải có những mối quan hệ luật pháp chi tiết và tinh tế hơn nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và bảo vệ tài sản công, lợi ích công cộng của cộng đồng nhỏ cho đến cả đô thị. Trên khía cạnh tổ chức và quản lý, đô thị có những nét đặc trưng sau:

doc12 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2397 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Cải cách chính quyền tại các đô thị lớn của Việt nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ-HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÔ THỊ Chủ đề: Cải cách chính quyền tại các đô thị lớn của Việt nam. Thành phố Hồ Chí Minh, 9/2010

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTIEULUANCAICACHDOTHIVN.doc