A. PHẨN MỞ ĐẦU 1
Từ khi con người có sự nhận thức về cái xấu thì cũng là lúc họ đặt ra cho mình câu hỏi: Vậy cái đệp là gì? Đó cũng là câu hỏi mà hàng ngàn năm nay con người vẫn đang cố tìm ra đáp án. Nhưng để có thể đưa ra câu trả lời cho vấn đề này thực sự không đơn giản. Cho đến nay nó vẫn đang còn là một vấn đề khoa học mang tính bức thiết. Thường xuyên được đưa ra tranh luận trong các cuộc hội thảo khoa học Mỹ học trong nước cũng như quốc tế.
B. NỘI DUNG 2
CHƯƠNG I. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA VỀ CÁI ĐẸP 2
CHƯƠNG II. CÁI ĐẸP TRONG THỜI KỲ HY LẠP CỔ ĐẠI 4
1. Các điều kiện cho sự ra đời của Mỹ học Hy Lạp cổ đại 4
1.1. Điều kiện tự nhiên 4
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4
1.3. Sự phát triển của khoa học tự nhiên 5
2. Đặc điểm cơ bản của triết học, Mỹ học Hy Lạp cổ đại 5
3. Tư tưởng triết học của một số triết gia tiêu biểu 6
3.1. Trường phái triết học duy vật 6
3.2. Trường phái triết học duy tâm 7
4. Quan niệm về cái đẹp trong thời kỳ Hy Lạp cổ đại 8
CHƯƠNG III. CÁI ĐẸP CỔ ĐIỂN 10
1. Cái đẹp thời kỳ cổ điển 10
1.1. Một số quan điểm về cái đẹp thời kỳ cổ điển. 10
1.2. Cái đẹp trong nghệ thuật cổ điển. 13
2. Phân biệt tâm thế và tâm trạng 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2123 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Cái đẹp cổ điển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cái đẹp cổ điển
A. PHẨN MỞ ĐẦU
Từ khi con người có sự nhận thức về cái xấu thì cũng là lúc họ đặt ra cho mình câu hỏi: Vậy cái đệp là gì? Đó cũng là câu hỏi mà hàng ngàn năm nay con người vẫn đang cố tìm ra đáp án. Nhưng để có thể đưa ra câu trả lời cho vấn đề này thực sự không đơn giản. Cho đến nay nó vẫn đang còn là một vấn đề khoa học mang tính bức thiết. Thường xuyên được đưa ra tranh luận trong các cuộc hội thảo khoa học Mỹ học trong nước cũng như quốc tế.
Lịch sử Mỹ học đã có một quá trình lâu dài, trải qua nhiều thời kì lịch sử. Ngay từ thời cổ đại, các nhà Mỹ học triết học Hy Lạp đã đưa ra những quan niệm về cái đẹp nhằm trả lời cho câu hỏi cái đẹp là gì? Đây được xem là những quan niệm mỹ học đặc sắc về cái đẹp mà chính nó làm nền tảng cho hệ thống các quan điểm, quan niệm về cái đẹp sau này. Tìm hiểu về những quan niệm về cái đẹp trong thời kỳ Hy Lạp cổ đại có một ý nghĩa rất lớn đối với việc hệ thống quá trình phát triển của lịch sử Mỹ học, và từ đó có thể đưa ra được định nghĩa chính xác nhất về cái đẹp, để trả lời cho vấn đề vẫn được coi là nan giải trong lịch sử Mỹ học xưa nay, đó là cái đẹp là gì? bản chất của cái đẹp là gì. Đó cũng chính là lí do mà tôi chọn đề tài: cái đẹp trong thời kỳ Hy Lạp cổ đại.
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA VỀ CÁI ĐẸP
Thuật ngữ cái đẹp được xác định là một phạm trù cơ bản, trung tâm của Mỹ học. Do đó việc làm sáng tỏ bản chất của cái đẹp luôn là một vấn đề bức thiết và rất có ý nghĩa đối với việc tiếp tục nghiên cứu quy luật khác của đời sống thẩm mĩ.
Để đưa ra được một định nghĩa chính xác và đầy đủ về cái đẹp không phải là một điều đơn giản. Lịch sử Mỹ học cho tới nay đã trải qua nhiều thời kì lịch sử khác nhau cùng với quá trình lịch sử phát triển của nhân loại. Và ở mỗi một giai đoạn, thời kì lịch sử đó vốn để tìm ra bản chất của cái đẹp, trả lời cho câu hỏi cái đẹp là gì? cũng đều được các nhà Mỹ học hết sức quan tâm. Nói đến việc giải đáp cho câu hỏi cái đẹp là gì? thì ở mỗi thời kì của nhân loại có các định nghĩa, quan niệm và những đánh gài khác nhau về nó.
Cũng chính vì lí do đó mà trong suốt quá trình phát triển của lịch sử Mỹ học cho tới nay vẫn chưa có được sự thống nhất trong việc định nghĩa cái đẹp là gì? Như Lép Tônxtôi đã từng…..
Ngay từ thế kỉ IVV (BCE) Aritxtốt đã manh nha: “cái đẹp nằm trùng kích thước và trong trật tự, bởi vậy không có vật nào quá nhỏ cũng như quá lớn mà lại có thể coi là cái đẹp”.
Trong khi đó nhà lí luận Mỹ học người Đức thế kỉ XVIII - Henden lại đưa ra định nghĩa “cốt lõi của toàn bộ cái đẹp là chân lý, bất cứ cái đẹp nào cũng dẫn tới chân lí và điều thiện”.
Đến lượt C.Mác dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử đã đưa ra định nghĩa về cái đẹp.
(Trong C.Mac- Ăngghen toàn tập, tập 2 P1. Nxb Sự Thật, Hà . Nội 1980. Tr119). Mác có viết “Súc vật chỉ nhào lặn vật chất theo thước đo và nhu cầu giống loài nó, còn con người thì có thể áp dụng thước đo thích dụng cho mọi đối tượng, do đó con người cũng nhào lặn vật chất theo quy luật của cái đẹp”.
Như Lép tônxtôi đã từng thốt lên: “Sách viết về cái đẹp đã chất lên thành núi cái đẹp vẫn còn là một câu đố giữa cuộc đời”.
Như vậy theo quan điểm của Mác nói trên thì cái đẹp được gắn với bản chất sáng tạo của con người, với quá trình hoàn thiện, hoàn mĩ của con người, gần với sự tự sản sinh ra chính con người.
(Trong cuốn Mỹ học đại cương của T.S. Đỗ Văn Khung, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội Hà Nội, 2002., tr 52). Tác giả cũng có đưa ra một định nghĩa về cái đẹp như sau: “Cái đẹp là phạm trù cơ bản và trung tâm của Mỹ học dùng để chỉ thực tại thẩm mĩ khách quan. Thực tại này chỉ chúng ta biết được nhờ hệ thống cảm nhận phổ biến có tính xã hội sâu sắc. Dưới ánh sáng của lí tưởng thẩm mỹ chân chính, hệ thống cảm nhận thẩm mỹ phản ánh lại thực tại đẹp. Đặc trưng ngôn ngữ của sự phản ánh đó là nghệ thuật. Cái đẹp bắt nguồn từ cái chân thật, và cái tốt: nó tỏa chiếu bằng những xung đột thẩm mỹ có sức hút, giúp cho con người định hướng đời sống theo luật hoàn thiện, hoàn mỹ. Tác động của cái đẹp là một tác động có tính thanh cao, hài hòa biện chứng, ở tự thân bên trong tâm hồn con người, bên tỏng xã hội loài người”.
CHƯƠNG II. CÁI ĐẸP TRONG THỜI KỲ HY LẠP CỔ ĐẠI
1. Các điều kiện cho sự ra đời của Mỹ học Hy Lạp cổ đại
1.1. Điều kiện tự nhiên
Đất nước Hy Lạp cổ đại rộng lớn hơn ngày nay rất nhiều, nó bao gồm cả vùng miền Nam bán đảo Ban Căng, vùng ven biển Tiểu Á và các đảo vùng biển E-giê. Với vị trí địa lí nằm trên một bán đảo rộng lớn. Đất nước Hy Lạp cổ đại nhìn ra Địa Trung Hải, đối diện với các quốc gia nổi tiếng trong khu vực Tiểu Á. Tiểu Á và Bắc Phi. Tuy điều kiện đất đai không thuận lợi cho phát triển thủ công nghiệp (đồ gốm…). Đây là những yếu tố tạo nên điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thương nghiệp, giao lưu, buôn bán với các nước trong khu vực bằng cả đường bộ và đường biển.
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Lịch sử Hy Lạp đã trải qua các giai đoạn phát triển:
- Thứ nhất là thời kì văn hóa Crét - Myxen, kéo dài từ thiên niên kỉ thứ III đến thiên niên kỉ thứ II (BCE), là giai đoạn thống trị của người Akêen. Đây là thời kì có sự kết hợp của hai nền văn hóa Crét và Myxen. Thời kỳ này về kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, xuất hiện một số ngành thủ công va xã hội thời kì này đã bắt đầu có sự phân chia giai cấp.
- Thứ hai là thời kì văn hóa Hôme, từ thế kỉ thứ IV đến thế kỉ thứ IX (BCE). Thời kì này kinh tế vẫn chủ yếu là nông nghiệp, thủ công nghiệp đã phát triển tương đối nhưng còn đơn lẻ. Về xã hội đây là giai đoạn cuối của xã hội nguyên thủy. Tộc người thống trị của thời kì này là IÔniên.
- Thứ ba là thời kì Thành Bang: ở thời kì này đã xuất hiện giai cấp và nhà nước, kéo dài từ thế kỉ VIII đến thế kỉ IV (BCE). Kinh tế thời kì này đã phát triển tương đối cao, văn hóa, khoa học xuất hiện ở thời kì này. Về xã hội, đã xuất hiện chế độ chiếm hữu nô lệ, và nô lệ có vai trò rất quan trọng đối với xã hội.
- Thứ tư là thời kì Hy Lạp hóa (334 - 30 BCE). Là thời kì mà xã hội Hy Lạp diễn ra những biến động lớn: xâm chiếm Mê Kê đônia và hợp nhất Hy Lạp với La mã thành Hy Lạp.
Về kinh tế: Người Hy Lạp đã tạo ra được các sản phẩm bằng kim loại dẫn đến sự phát triển cuảnông nghiệp và tách thủ công nghiệp ra khỏi nông nghiệp. Cùng với đó là sự phát triển mạnh của thương nghiệp, nhất là từ khi xuất hiện đồng tiền bằng kim loại vào thế kỉ thứ VII (BCE). Đất nước Hy Lạp thời kì này đã xuất hiện những thành thị là trung tâm kinh tế và sau này là các trung tâm văn hóa, chính trị.
Về xã hội: Chế độ thị tộc, bộ lạc bị tan dã, thay vào đó là chế độ tư hữu. Sự phân hóa giai cấp thời kỳ này trở nên sâu sắc, với ba tầng lớp: - Quí tộc
- Bình dân
- Nô lệ.
Và kết quả là sự ra đời của nhà nước.
Sự phát triển của kinh tế - xã hội dẫn đến sự phân công lao động tách lao động trí óc ra khỏi lao động chân tay, làm xuất hiện một tầng lớp trí thức chuyên hoạt động trên lĩnh vực tinh thần không phụng sự tôn giáo. Đây chính là điều kiện trực tiếp nhất cho sự ra đời của triết học cũng như Mỹ học Hy Lạp cổ đại.
1.3. Sự phát triển của khoa học tự nhiên
Thời kỳ này đã xuất hiện các tri thức khoa học tự nhiên mặc dù còn sơ khai như: khoa học thiên văn, toán học, vật lí học.
Chính sự xuất hiện của khoa học tự nhiên dẫn tới đòi hỏi một cách giải thích về thế giới khác với cách giải thích trong thần thoại Hy Lạp.
2. Đặc điểm cơ bản của triết học, Mỹ học Hy Lạp cổ đại
- Các nhà Mỹ học thời kỳ này cũng đồng thời là các nhà triết học, mỹ học còn là một phần của triết học, chưa tách rời thành một khoa học độc lập.
- Vì trả lời cho vấn đề cơ bản của triết học là: Mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, triết học thời kì này chia thành hai phe lớn đó là: Chủ nghĩa duy vật với các nhà triết học duy vật tiêu biểu như: Đêmôcrít, Arítstốt, và chủ nghĩa duy tâm tiêu biểu là Platon…
Ngoài hai trường phái chính nói trên còn có các nhà triết học nhị nguyên luận (giao động giữa trường phái duy vật và trường phái duy tâm).
- Các nhà triết học thời kì này hầu hết đều cho ràng: con người có thể nhận thức được thế giới. Nhưng đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm họ lại có những cách trả lời khác nhau về nguyên tắc.
Chính vì các nhà Mỹ học thời kỳ này cũng đồng thời là các nhà triết học nên họ cũng đưa ra những quan niệm, quan điểm Mỹ học trên lập trường duy vật và duy tâm khác nhau.
3. Tư tưởng triết học của một số triết gia tiêu biểu
3.1. Trường phái triết học duy vật
* Đê Môcrít (46 - 307 BCE)
Ông là đại biểu xuất sắc nhất của chủ nghĩa duy vật cổ đại. Được coi “là bộ óc bách khoa đầu tiên, là người đã nghiên cứu một cách thực nghiệm về thế giới tự nhiên” (Mác).
- Đêmôcrít là người đã phát triển học thuyết nguyên tử của Lôxíp: (cho rằng khởi nguyên của thế giới là vô số các nguyên tử, và nguyên tử là hạt nhân nhỏ bé nhất không thể phân chia được, nó vô hạn cả về số lượng và hình thức).
Đêmôcrít đã hoàn thiện thuyết nguyên tử cổ điển: ông cho rằng bản nguyên của thế giới gồm hai yếu tố là “tồn tại” và “không tồn tại” hai yếu tố này kết hợp với nhau tạo nên vạn vật của vũ trụ. Ông giải thích về sự xuất hiện và mất đi của các sự vật là do sự kết hợp và phân tán của các nguyên tử. Sự khác nhau của các sự vật được quyết định bởi: trật tự sắp xêp của các nguyên tử, mỗi nguyên tử có các hình thức khác nhau và do thế xoay đặt của các nguyên tử mà thành.
- Đêmôcrít quan niệm về sự hình thành vũ trụ là: không phải do thần thánh sáng tạo ra mà nó là kết quả của quá trình biến đổi của tự nhiên, do sự kết hợp mang tính tất yếu của các nguyên tử theo các phương thức khác nhau.
Về lý luận nhận thức: ông quan niệm nhận thức có hai loại:
- Nhận thức cảm tính
- Nhận thức lí tính
Cho rằng nhận thức cảm tính là cơ sở cho nhận thức lí tính để đạt tới chân lí.
Trong quan niệm về xã hội thì ông đứng trên lập trường giai cấp để đưa ra quan điểm bảo vệ cho lợi ích của giai cấp chủ nô.
* Arixtốt.
Ông cũng được coi là một bộ óc bách khoa của triết học cổ đại, là nhà triết học duy vật tiêu biểu.
Ông phân triết học ra thành 2 lĩnh vực đó là siêu hình học và vật lý học.
Tuy là học trò của Platon nhưng ông lại phê phán chính người thầy của mình về học thuyết ý niệm.
Arixtốt cho răng Platon đã tuyệt đối hóa vai trò của ý niệm (tuyệt đối hóa cái trung và tách nó ra khỏi cái đơn nhất).
Arixtốt đưa ra quan niệm về học thuyết 4 nguyên nhân: Tồn tại của sự vật được tạo thành từ bốn nguyên nhân đó là:
- Nguyên nhân hình dạng: là đôe cho sự vật là nó.
- Nguyên nhân vật chất: là để hình thành lên sự vật.
- Nguyên nhân vận động: là để hình dạng thông qua nguyên nhân vật chất mà tạo nên sự vật.
- Nguyên nhân mục đích: là nguyên nhân làm cho mọi hoạt động cơ bản của sự vật sảy ra.
3.2. Trường phái triết học duy tâm
Platon là nhà triết học duy tâm khách quan nhất quán và triệt để, ông là học trò của Xôcrát. Tư tưởng triết học của Platon được hình thành lên từ sự kết hợp giữa nguồn gốc lí luận bao gồm tư tưởng của Xôcrát về cái phổ biến, Tư tưởng của Êlê về tồn tại bất biến và tư tưởng của Pitayo về con số với thực tiễn mà Platon đã trải qua.
Tư tưởng triết học cơ bản nhất của Platon là học thuyết về “ý niêm”. Trong học thuyết này thì vấn đề mà ông quan tâm đó là: tồn tại chân thực là gì? Theo ông thì tồn tại phải là cái vĩnh viễn bất biến, vì thế tồn tại đích thực không thể thuộc về cái cảm tính luôn thay đổi, mà nó phải thuộc về một thế giới khác (thế giới ý niệm).
Ông quan niệm thế giới ý niệm là thế giới tồn tại bất biến, vĩnh viễn, tự thân đồng nhất. Nó là thế giới bản chất và không thể nhận biết được bàng lí tính. Ý niệmchính là cơ sở, nguồn gốc, nguyên mẫu của sự vật cảm tính. Platon còn đưa ra quan niệm về vật chất, vật chất không phải là một sự vật cụ thể, là điều kiện cho sự tồn tại của sự vật, là cái để giải thích cho sự thay đổi của sự vật cảm tính, còn ý niệm vẫn không thay đổi. Vật chất không phải do ý niệm sinh ra vì nó cũng là cái tồn tại vĩnh viễn.
4. Quan niệm về cái đẹp trong thời kỳ Hy Lạp cổ đại
Các nhà triết học, mỹ học Hy Lạp cổ đại là những người đi tiên phong trong việc tìm tòi, khám phá để lí giải một cách khoa học cho câu hỏi: cái đẹp là gì? đồng thời là những người đặt nền móng cho sự hình thành của hệ thống các quan điểm, quan niệm mỹ học sau này, quan niệm cơ bản trung tâm đó là quan niệm về cái đẹp.
Các nhà mỹ học Hy Lạp cổ đại cũng đồng thời là các nhà triết học nhìn chung họ muốn đưa ra sự giải thích về cái đẹp trên cơ sở lập trường quan điểm vũ trụ luận. Nghĩa là khi tìm hiểu về các thuộc tính, các phẩm chất của cái đẹp họ đã biết dựa vào những đặc tính của khách thể để vạch ra những thuộc tính và những phẩm chất cái đẹp của đối tượng đó. Tuy nhiên do các nhà mỹ học Hy Lạp cổ đại này lại đứng trên các lập trường tư tưởng khác nhau, cụ thể là Hêraclit, Đêmôcrít và Arixtốt là những đại biểu của mỹ học duy vật còn Platon là đại biểu cho mỹ học duy tâm, vì bậy họ có sự nhìn nhận và đánh giá khác nhau về cái đẹp.
Các nhà mỹ học duy vật như Đêmôcrít và Arixtốt đều cho rằng, cái đẹp có các thuộc tính như: sự cân xứng, hài hòa, trật tự, số lượng, chất lượng… còn nhà mỹ học duy tâm Platon lại một mặt thừa nhận cái đẹp là sự hài hòa cân xứng, hoàn thiện, hoàn myũ nhưng mặt khác lại cho rằng cái đẹp không gắn với sự vật mà ta thường thấy. Theo ông cái đẹp chỉ tồn tại ở thượng giới khi chúng ta “bước theo thần Duypite trong tiếng nhạc hòa tấu của thiên đình”, lúc đó “cái đẹp” ánh lên như một thực thể. Còn cái mà chúng ta gọi là cái đẹp ở hạ giới chỉ là cái bóng của một “ý niệm” đẹp chiếu rọi từ thiên đình xuống.
Chính những quan niệm và những tranh luận giữa các nhà mỹ học duy vật với các nhà mỹ học duy tâm này với nhau về cái đẹp đã tạc lên những khuynh hướng quan niệm khác nhau về cái đẹp sau này.
Những quan niệm về cái đẹp trong thời kỳ Hy Lạp cổ đại còn biểu hiện ra thông qua các loại hình nghệ thuật cổ, mà sự biểu hiện rõ nhất là thông qua sự sáng tạo ra các pho tượng thần thoại Hy Lạp đầy sống động trong các loại hình thi ca, hội họa, kiến trước.
5. Một số biểu hiện của cái đẹp thông qua các loại hình nghệ thuật Hy Lạp cổ đại.
CHƯƠNG III. CÁI ĐẸP CỔ ĐIỂN
1. Cái đẹp thời kỳ cổ điển
1.1. Một số quan điểm về cái đẹp thời kỳ cổ điển.
Nếu như lịch sử mỹ học được chia làm ba giai đoạn ( theo giáo trình mỹ học Mác- Lênin) : thời thơ ấu ( hay còn gọi là thời giáo điều), thời trưởng thành và thời tích cực thì có thể nói mỹ học cổ điển nằm trong thời kỳ quá độ giữa giai đoạn một và giai đoạn hai. Đó là thời kỳ sau khi mỹ học được “ cha đỡ đầu làm lễ rửa tội” đã chập chững bước những bước đầu tiên và đánh dấu thành tựu của nó bởi các nhà mỹ học nổi tiếng như: I. Kant, F. Hêghen…
Như chúng ta đã biết, sau gần ba thế kỷ từ XIV – XVI thời kỳ Phục Hưng, giai cấp tư sản vẫn chưa đủ lớn mạnh để giành lấy thế chủ động nắm chính quyền. Tuy nhiên, sang đến thế kỷ XVII thì giai cấp này đã bắt đầu lớn mạnh và cạnh tranh quyền lợi với các giai cấp phong kiến. Đặc điểm này thể hiện rõ nhất ở Pháp: dưới triều vua Louis XIV, giai cấp tư sản nhờ tập trung được của cải và vật liệu sản xuất đã buộc được giai cấp bóc lột phải phân chia quyền lực. Nghĩa là cạnh ngai vàng là nghị viện, cạnh vua là nhà tư sản. Chính vì thế vẻ đẹp tự do, phóng khoáng, đầy tính nhân văn là đề cao khát vọng của con người thời kỳ Phục Hưng được thay bằng vẻ đẹp có tính chuẩn mực khắt khe của Hàn Lâm viện - cái đẹp phải đề cao nghĩa vụ phục vụ quốc gia. Tuy nhiên, thế hoà hoãn giữa hai kẻ kình địch đó chỉ xảy ra tạm thời, bởi giai cấp tư sản lúc đó đã trưởng thành và đủ vây cánh đang ngấm ngầm thanh toán giai cấp phong kiến. Do đó vẻ đẹp của tình cảm và ước vọng tư bản cũng dần dần lấn lướt vẻ đẹp của nghĩa vụ kiểu phong kiến lỗi thời. Đặc điểm này thể hiện rất rõ trong nghệ thuật cổ điển, đặc biệt là nghệ thuật cổ điển Pháp, sẽ được trình bày trong phần 2.
Điều đáng nói ở đây là một khi thời đại đã thay đổi thì các vấn đề của thời đại đó cũng thay đổi theo, nhất là một vấn đề rất nhạy cảm như mỹ học. Ngày 21/1/1793, vua Louis XVI bị đưa lên máy chém đánh dấu thắng lợi của giai cấp tư sản đối với giai cấp phong kiến. Nhưng đây cũng là lúc giai cấp này quay ra phản bội nhân dân, phản bội chính lý tưởng “ Tự do- Bình đẳng- Bác ái” mà chúng đã đưa ra trong cách mạng văn hoá 1789. Điều đó gây tâm lý chán nản và căm ghét xã hội tư bản trong đại đa số tầng lớp nhân dân. Chính tâm lý này đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống thẩm mỹ của quần chúng, đặc biệt là I. Kant, một trong những thiên tài về mỹ học.
Kant ( 1724-1784) là người đề xuất tư tưởng mỹ học của cái tôi mang đậm màu sắc chủ quan. Ông đã phát hiện ra bản chất của cái thẩm mỹ, trong đó cái đẹp là biểu hiện tập trung nhất của cái thẩm mỹ, nó có tính chất vô tư. Trong tác phẩm “ Phê phán năng lực phán đoán” ( 1790), ông viết: “ Không có khoa học về cái đẹp, chỉ có sự phán đoán về cái đẹp mà thôi.” “ Phán đoán về cái đẹp là phán đoán vô tư, không vụ lợi, không mục đích và thờ ơ với các quan hệ vật chất.” Nghĩa là cái đẹp được nhận biết, được cảm thụ bằng tai, mắt chứ không phải bằng các giác quan như lưỡi, mũi: “ vẻ đẹp không ở đôi má hồng cuả người thiếu nữ, mà trong con mắt của kẻ si tình”.
Khái niệm “ vô tư” theo Kant: một là, vô tư ở đây không có nghĩa là vô mục đích, vô ích lợi. Cái đẹp là cái có mục đích và có ích lợi to lớn. Chẳng hạn, những bài ca trong lao động có tác dụng cổ vũ tinh thần rất lớn, giảm mệt nhọc khi làm việc. Sức mạnh ở đây là sức mạnh truyền cảm, đánh thức niềm tin, ý chí và nghị lực. Hai là, ông gọi phương thức biểu hiện của cái đẹp là
“ khái niệm không khái niệm”. Cái đẹp được biểu hiện trong tính hình tượng, toàn vẹn, chỉnh thể của nó và ở đây nó là một hình tượng thẩm mỹ.
Như vậy, Kant đã phủ nhận dấu hiệu đẹp của tự nhiên và chỉ phán đoán chúng theo cách cảm, cách nghĩ của chủ thể cá nhân mà thôi. Muốn đánh giá cái đẹp đúng đắn cần phải có một trí tuệ phát triển. Một người không có tiềm năng về trí tuệ thì không tự tìm thấy cảm giác đẹp được. Ông cho rằng vì không có khái niệm về cái đẹp nên cũng không có quy tắc phán đoán cái đẹp. Và Kant đã đưa ra hai hình thức của cái đẹp: cái đẹp thuần khiết và cái đẹp của con người cao cả. Cái đẹp thuần khiết là cái đẹp tự do, không cần một khái niệm nào cả. Còn ngược lại, cái đẹp của con người cao cả là vẻ đẹp không còn tự do nữa, mà đã “ tham dự vào khái niệm”. Quan điểm này của Kant cũng là quan điểm của số đông các nhà mỹ học theo khuynh hướng duy tâm chủ quan. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến các nhà thơ lãng mạn Việt Nam sau này, tiêu biểu là Xuân Diệu:
“ Ta là một, là riêng, là thứ nhất
Không có chi bè bạn nổi cùng ta”.
Họ không chấp nhận thực tại khách quan, không muốn mô tả hiện thực khách quan mà lấy cái tôi cá nhân làm cơ sở và họ mong ước đạt đến “ tự do tuyệt đối” nhưng không phải tự do ở ngoài đời, mà là thứ tự do trong tâm tưởng, trong mộng ước. Cũng vì cái tự do không bao giờ đạt được đó mà có lúc Chế Lan Viên từng thốt lên: “ Lũ chúng ta đầu thai lầm thế kỷ.”
Còn Vũ Hoàng Chương thì đắm chìm trong cái tôi cực đoan:
“ Mong cho thiên hạ tàn đi cả
Giữa ngã ba đường anh với em.”
Một tác giả mỹ học khác cùng thời với I. Kant là F. Hêghen. Nhưng nếu Kant quay vào cái tôi chủ quan thì Hêghen đã biết đứng trên quan điểm lịch sử để giải quyết vấn đề cái đẹp. Ông coi cái đẹp không phải thuộc tính của vật chất mà là thuộc tính của tinh thần. Điều đó dẫn đến mâu thuẫn rất lớn trong nhận thức luận của Hêghen. Một mặt ông không coi cái đẹp là thuộc tính của vật chất, nhưng mặt khác lại thừa nhận cái đẹp trong tự nhiên dù những cái đẹp này nghèo nàn và thấp hơn rất nhiều so với cái đẹp trong nghệ thuật. Hêghen nói rằng: trong đời sống hàng ngày, người ta vẫn thường nói đến một màu đẹp, một bầu trời đẹp, một con sông đẹp, những con người đẹp, song cái đẹp trong tự nhiên chỉ là phản ánh cái đẹp thuộc về tinh thần, bản chất của nó là nằm ở tinh thần. Hay nói cách khác, Hêghen coi cái đẹp là cái có trước, cơ sở đầu tiên của cái đẹp là ở ý niệm, ở tinh thần tuyệt đối. Và nguyên nhân của nó không đâu xa chính là do con người bất lực trước các hiện tượng tự nhiên, xã hội. Họ lý giải và tìm câu trả lời ở thần thánh và cac lực lượng siêu nhiên.Từ đó ông đi đến khẳng định rằng: cái đẹp ở đây chính là cơ sở cho sự phát triển tôn giáo và triết học duy tâm.
Vậy quan điểm về cái đẹp trên đây đã được soi vào trong nghệ thuật ở thời cổ điển như thế nào?
1.2. Cái đẹp trong nghệ thuật cổ điển.
Cũng như cái đẹp trong nghệ thuật cổ đại, trung cổ hay phục hưng thì cái đẹp trong nghệ thuật cổ điển là một sản phẩm đặc biệt do nghệ sĩ sáng tạo ra. Đây được coi là cái đẹp của mọi cái đẹp ( của cả tự nhiên, lẫn cả xã hội) mà chủ thể nghệ sĩ đã kết tinh lại bằng sáng tạo độc đáo của mình, đồng thời đem cống hiến cho xã hội, cho sự hoàn thiện, hoàn mỹ. Tiêu biểu cho nghệ thuật cổ điển chính là nghệ thuật cổ điển Pháp. Chẳng hạn, vở kịch Lơxit của nhà viết kịch cổ điển nổi tiếng Coóc-nây. Những nhân vật chính trong đó là Đông Rôđrigơ và Simen yêu nhau say đắm. Nhưng bi kịch lớn nhất ở đây là Đông Rôđrigơ- vị con rể tương lai lại giết ông bố vợ, bố của Simen. Vì mối huyết thù đó, Simen nói: “tôi cương quyết đáp lại tiếng gọi của danh dự”. Lời nói đó nói lên đầy đủ bản chất về thế giới quan của Simen. Còn Đông Rôđrigơ là người như thế nào? Có thể nói đây là một hình mẫu lý tưởng của thanh niên Pháp thế kỷ XVII. Anh là con người có lương tâm, có trách nhiệm, dũng cảm và coi mục đích cao nhất của cuộc sống là phục vụ Tổ Quốc. Coóc-nây cố ý tránh việc phân tích tỷ mỷ thế giới tâm hồn của các nhân vật và hơn nữa, tránh diễn tả sinh hoạt của họ. Điều chủ yếu đối với ông, cũng như đối với nhiều nhà văn cổ điển khác là miêu tả những đức hạnh cao cả của các nhân vật. Nhân vật ở đây phần lớn không phải là những nhân vật với bản chất yếu đuối, với những khuyết điểm sai lầm trong thực tế, mà là những nhân vật, những con người hoàn toàn lý tưởng. Đó chính là sự lý tưởng hoá cuộc sống xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ điển và có thể coi là mẫu mực cho đạo đức thẩm mỹ ở thời kỳ này. Trên cơ sở đó mà lý tưởng về cái đẹp cổ điển được xây dựng. Nó đối lập hoàn toàn với cái tầm thường của cuộc sống.
Tuy nhiên như trên đã nói, quan điểm thẩm mỹ thay đổi theo thời đại. Đây là thời kỳ diễn ra sự đấu tranh ngầm mà dai dẳng giữa giai cấp tư sản đang lên và giai cấp phong kiến đang yếu thế nên con người nghĩa vụ của Simen đã không thể nào thắng được con người trong tâm cảm của nàng. Sự lo lắng của Simen trước cuộc đấu kiếm mà mình sắp đặt đã lột trần tình yêu không thể cưỡng lại được của nàng với Đông Rôđrigơ. Nàng nghĩ rằng nếu chàng mà chết thì mình cũng chẳng có lý do gì để sống ở trên đời này nữa. Và một lần nữa sự thoả hiệp giữa hai giai cấp lại xuất hiện ở cuối tác phẩm. Rôđrigơ không chết, chàng được giao nhiệm vụ cầm quân đi đánh giặc và trước khi đi nhà vua đã hoà giải mối huyết thù cho phép Rôđrigơ lấy Simen khi nàng mãn tang.
Hay trong vở Ångđrômác của Raxin đã viết về sự say mê tình yêu mà quên mất nghĩa vụ làm vua của Piaruyx…
Qua hai vở kịch ta thấy Coóc-nây và Raxin tuy không trực tiếp phản ánh những xung đột của thời đại, nhưng người đọc vẫn thấy được những hình ảnh gần với thực tại. Đó là đặc điểm quý tộc phong kiến được biểu hiện qua tinh thần “ trọng nghĩa vụ” và đặc điểm tư sản được biểu hiện qua “ sự say mê dục vọng”. Cuộc giằng co giữa hai địch thủ này đã diễn ra trong một thời gian dài và được phản ánh rất nhiều vào trong các tác phẩm nghệ thuât không chỉ trên lĩnh vực văn học mà còn cả trong điêu khắc, hội hoạ và rất nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác nữa…
Trong điều kiện của thế kỷ XVII và một phần thế kỷ XVIII, cái đẹp của nền nghệ thuật chủ nghĩa cổ điển đã có tác dụng tiến bộ to lớn đối với sự phát triển văn hoá của loài người. Nó khích động những tình cảm cao quý của con người và tất nhiên, ngay cả bây giờ cái nhiệt tình công dân, lòng yêu nước, tình yêu tha thiết đối với cái thiện và cái công bằng ở các nhân vật của Coóc-nây và Raxin vẫn gần gũi với chúng ta. Nhưng càng về sau chủ nghĩa cổ điển đã biến thành nghệ thuật riêng của bọn quý tộc, của giai cấp bóc lột. Nền nghệ thuật cổ điển trở nên gò bó theo khuôn khổ nhất định. Do đó những chuẩn mực về cái đẹp cũng không còn mang đầy đủ giá trị như ban đầu. Chính đặc điểm này đã dự báo một nền nghệ thuật mới cũng như quan điểm thẩm mỹ mới thay thế cho cái đẹp trong nghệ thuật cổ điển. Đó chính là cái đẹp của nghệ thuật khai sáng và sau này là cái đẹp trong nghệ thuật của chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực thời hiện đại.
II. Phân biệt tâm thế và tâm trạng
Tâm thế và tâm trạng xét ở góc độ tâm lý học thì đó là những hình thức khác nhau của tâm lý con người. Trong đó tâm thế được coi là những biểu hiện tâm lý cụ thể của tâm trạng. Vậy tâm thế và tâm trạng khác nhau ở chỗ nào? Tâm thế có thể được coi là những cảm xúc chuẩn bị cho một việc làm hoặc một hành động nào đó. Ví dụ: học sinh chuẩn bị tâm thế cho một tiết kiểm tra. Nhưng tâm trạng cũng là những cảm xúc của con người; vậy thì tâm trạng trong tiết kiểm tra này của học sinh là gì? Đó chính là những cảm xúc của học sinh đối với từng tình huống xảy ra trong bài kiểm tra.
Đó là về lĩnh vực tâm lý học. Còn lĩnh vực mỹ học thì tâm thế và tâm trạng ở đây được phân biệt như thế nào?
Trước hết ta thấy chúng cùng có chung một chữ “ tâm”. Theo quan điểm mỹ học thì đây là một con chữ rất đẹp. “ Tâm” là chữ tượng hình Trung Quốc
( hình trái tim) – một vầng trăng khuyết ba sao trên trời. Tâm là tấm lòng, đạo đức, nhân cách; toàn tâm, toàn ý, hết lòng hết sức cho sự nghiệp mà mình theo đuổi. Chữ “ tâm” theo sách Chu dịch của hai cha con Chu Văn Vương và Chu Công Đán thì: Tâm = Đạo + Đức, nghĩa là năm luân thường đạo lý.
Năm luân: quan hệ vua tôi, quan hệ thầy trò, quan hệ bố mẹ và con cái, quan hệ vợ chồng, quan hệ anh em- bạn bè- đồng chí. Phương châm là trung dung trung đạo ( lấy đạo làm chuẩn).
Còn ngũ thường là 5 đức tính của người quân tử : nhân, lễ, nghĩa, trí, tín.
Chữ “ tâm” sau này được phát triển theo tư tưởng của Nho gia, mà cụ thể là Khổng Tử đã mở rộng, nâng cao và hoàn chỉnh bộ Chu dịch tạo thành Kinh dịch và ông coi đạo đức là sự hài hoà giữa 7 đức tính: hỉ, nộ, ai, lạc, ái, ố, dục. Vấn đề là phát triển hài hoà để tăng cái tốt, giảm cái xấu- tăng phần người và giảm phần con.
Tóm lại, tâm thế và tâm trạng đều là những tình cảm, xúc cảm ở con người và chỉ con người – một động vật cao cấp mới có.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các Mác và F. Ăngghen - toàn tập, tập 20. Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1994.
2. Biện chứng của tự nhiên, Nxb Sự thật, 1963.
3. Nguyên lý mỹ học Mác-Lênin, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1961.
4. Các Mác và F.Ăng ghen - Tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980.
5. Mỹ học đại cương: Đỗ Văn Khang (chủ biên), Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Myhoc (24).doc