Tiểu luận Cái đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt

LỜI MỞ ĐẦU Văn hoá ứng xử của người việt đã được hình thành trong quá trình giao tiếp qua 4000 năm dựng nước và giữ nước. Cái đẹp trong văn hoá ứng xử được cha ông ta lưu giữ, truyền lại từ đời này sang đời khac. Ngày nay mặc dù xã hộ đã có nhiều thay đổi nhưng giao tiếp ứng xử vẫn có tầm quan trọng đặc biệt. Nó tạo nên các mối quan hệ đẹp có văn hóa, có đạo đức trong cộng đồng dân cư, trong tình bạn trong tình yêu, trong gia đình, trong nhà trường, trong kinh doanh, đàm phán- thương lượng khi có những bất cồng có thể dẫn đến xung đột. Giao tiếp ứng xử có văn hoá, có đạo đức là cơ sở để có những mối quan hệ thân thiện trong cộng đồng, quan hệ tình nghĩa trong gia đình, quan hệ hợp tác trong kinh doanh là cơ sở để tạo ra mội trường xã hội có lơi cho sức khoẻ của con người Vì vậy chúng ta cần nghiên cứu cái đẹp trong văn hoá ứng xử của người việt để tìm hiểu, kế thừa và phát huy những giá trị cao đẹp tinh hoa của cuộc sống Bài viết gồm 3 phần chính: I) Cái đẹp trong văn hoá ứng xử được hình thành trong quá trình giao tiếp của con người II) Những biểu hiện của cái đẹp trong văn hoá ứng xử III) Một số bí quyết trong văn hoá ứng xử MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 0 CHƯƠNG I 1 CÁI ĐẸP TRONG VĂN HOÁ ỨNG XỬ ĐƯỢC HÌNH THÀNH TRONG QUÁ TRÌNH GIAO TIẾP CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM 1 1. Bản chất của cái đẹp 1 2. Văn hóa ứng xử 1 3. Cái đẹp trong văn hóa ứng xử 1 CHƯƠNG II 11 BIỂU HIỆN CỦA CÁI ĐẸP TRONG VĂN HOÁ ỨNG XỬ 11 CHƯƠNG III 16 MỘT SỐ BÍ QUYẾT TRONG VĂN HOÁ ỨNG XỬ 16 KẾT LUẬN 17 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2103 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Cái đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cái đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt LỜI MỞ ĐẦU Văn hoá ứng xử của người việt đã được hình thành trong quá trình giao tiếp qua 4000 năm dựng nước và giữ nước. Cái đẹp trong văn hoá ứng xử được cha ông ta lưu giữ, truyền lại từ đời này sang đời khac. Ngày nay mặc dù xã hộ đã có nhiều thay đổi nhưng giao tiếp ứng xử vẫn có tầm quan trọng đặc biệt. Nó tạo nên các mối quan hệ đẹp có văn hóa, có đạo đức trong cộng đồng dân cư, trong tình bạn trong tình yêu, trong gia đình, trong nhà trường, trong kinh doanh, đàm phán- thương lượng khi có những bất cồng có thể dẫn đến xung đột. Giao tiếp ứng xử có văn hoá, có đạo đức là cơ sở để có những mối quan hệ thân thiện trong cộng đồng, quan hệ tình nghĩa trong gia đình, quan hệ hợp tác trong kinh doanh là cơ sở để tạo ra mội trường xã hội có lơi cho sức khoẻ của con người Vì vậy chúng ta cần nghiên cứu cái đẹp trong văn hoá ứng xử của người việt để tìm hiểu, kế thừa và phát huy những giá trị cao đẹp tinh hoa của cuộc sống Bài viết gồm 3 phần chính: Cái đẹp trong văn hoá ứng xử được hình thành trong quá trình giao tiếp của con người Những biểu hiện của cái đẹp trong văn hoá ứng xử III) Một số bí quyết trong văn hoá ứng xử CHƯƠNG I CÁI ĐẸP TRONG VĂN HOÁ ỨNG XỬ ĐƯỢC HÌNH THÀNH TRONG QUÁ TRÌNH GIAO TIẾP CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM 1. BẢN CHẮT CỦA CÁI ĐẸP Cái đẹp là phạm trù cơ bản và trung tâm của mỹ học. Cái đẹp có mặt ở khắp mọi nơi trong cuộc sống quanh ta, được biểu hiện qua muôn vàn những sự vật hiện tượng với những kích thước hình dáng màu sắc phẩm chất khác nhau, nhưng nó không tồn tại vĩnh viễn, hằng cửu mà nó vừa mang tính thời sự vừa mang tình muôn thửa. Cái đẹp luôn hướng tới chân- thiện- mỹ và có tính nhân dân, tính dân tộc tính nhân loại. 2. VĂN HOÁ ỨNG XỬ Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tình thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử( từ điển việt nam). Văn hoá là hướng tới cái đẹp, hướng tới con người và làm đẹp cuộc sống. Văn hoá ứng xử là lối sống, lôI suy nghĩ, lối hành động, là triết lý sống của con người đối với tự nhiên xã hội trong một phạm vi hẹp tới một phạm vi rộng. Bản chắt của văn hoá ứng xử là chữ tâm và chữ nhẫn. Con người không thể giao tiếp ứng xử tốt khi mà một phía có thiên chí. Giao tiếp ứng xử đòi hỏi cả hai bên phải có tấm lòng, tình cảm, thiện chí mới đạt kết quả. Đó là chữ tâm. Và văn hoá ứng xử con người phải “nhẫn”, tức là phải có sự kiên trì nhẫn lại, nhường nhịn nhau,thẩm chí đôi khi cũng phải thiết thòi đôi chút có thể mới đạt hiệu quả giao tiếp tốt. Nếu có cả “ tâm” và “ nhẫn” thì sẽ đạt kết quả tốt trong giao tiếp ứng xử. ĐIều đó đôi khi thay đổi số phận của cả một cuốc đời. 3. CÁI ĐẸP TRONG VĂN HOÁ ỨNG XỬ Cái đẹp trong văn hóa ứng xử của người việt đã hình thành trong quá trình giao tiếp từ rất sớm và ngày càng phong phú. Những giá trị cao đẹp đó được ông cha ta lưu truyền cho thế hệ sau và đến ngày nay vẫn con nguyên giá trị vô cùng to lớn đối với nhân dân ta. Văn hoá ứng xử trong quá trình giao tiếp gồm hành loạt các hệ thống: ứng xử trong gia đình, làng xã trong họ mạc, giữa các dòng họ với nhau, giữa các thành viên trong cộng đồng giữa những người đồng nghiệp, giữa những người cùng giới và khác giới… Trước hết chúng ta đề cập đến cái đẹp trong ứng xử của tình yêu nam nữ. tuổi trẻ đầy sức sống, ai biết mà chẳng muồn yêu và khao khát được yêu. tình yêu làm đẹp cuộc sống, làm đôi lứa trở nên vui tươI và yêu đời hơn. Trước đây ông cha ta thường có quan niệm nên chọn người muôn đẳng hộ đối trong cưới xin: “ lấy vợ xem tông lấy chồng xem giống”, hay “ trâu ta ăn cỏ đồng ta”. nhưng hiện nay thì xã hội đã tiến bộ hơn nên trong tình yêu nam nữ đã được tự do chọn lựa người mình yêu: “ ép dầu ép mỡ ai lỡ ép duyên”.Trong tình yêu có rất nhiều đìêu khó có thể lường trước, có thể nên đồi mà cũng có thể tan vỡ. Và dù trong trường hợp nào thì hai bên cũng phải tỉnh táo xử lý để có thái độ xử sử nhẹ nhàng, có lý có tình: “Không đến được với nhau Em đi lấy chồng Ta như con thuyền mắc cạn giữa dòng sông… Ngày em lên xe hoa Thuyền tròng trành nước mắt Mây thang lang bạc trắng trên đầu Ta gửi lòng ta Lại Khúc Sông Sâu ( Lời cuối – Thế Hùng) Trong tình cảm vợ chồng thì cái đẹp của ứng xử là chữ tâm và chữ nhẫn cả hai bên đều phải yêu thương nhau thật lòng, quan tâm chăm sóc lẫn nhau, nhường nhịn nhau thì mới hạnh phúc. Trong cuộc đời vợ chồng mấy chục năm gắn bó với nhau không thể trành khỏi đôi lúc nòng giận, cãi vã với nhau. Trong những trường hợp như thế người vợ thường phải biết nhẫn tức là nhịn nhường kiên nhẫn chịu đựng, là người “ tháo ngòi nổ” trong các tình huống như vậy “Chồng giận thì vợ làm lành Miệng cười hớn hở rằng anh giận gì” hay “ Chồng giận thì vợ bớt lời Cơm sôi nhỏ lửa thì đời nào khê” Trong gia đình thì người vợ là một phần không thể thiếu. Nếu gia đình mà thiếu vắng người vợ thì sẽ không hoàn chỉnh. Người vợ hiền dịu, đảm đang chăm lo công việc gia đình tạo điều kiện cho chồng yên tâm phát triển sự nghiệp thì gia đình luôn vui vẻ,hạnh phúc. Trái lại người vợ xấu tình trá nết thì chỉ làm khổ chồng con mà thôi vì vậy các cụ ta có câu “ giàu vì bạn sang vì vợ”, “ gai ngoan làm sang cho chồng” vợ còn là tay hòm chìa khoá cho chồng “ trai có có vợ như giỏ có hom” Gia đình êm âm hạnh phúc sẽ tạo nên sức mạng vô song vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống: “thuận vợ thuận chồng tát biển đong cũng cạn”. Người vợ Việt Nam không chỉ giỏi việc nước đảm việc nhà mà còn rất thuỷ chung với chông. Đây là một phaamr chất vô cùng quý báu của người phụ nữ Việt Nam. Mặc dù chồng nghèo khó thì cũng không chê mà cùng chia sẻ mọi khó khăn buồn vui với chồng: ‘chồng em áo rách em thương, chồng ngưòi áo gấm sông hương mặc người”. Hoặc khi chồng gặp điều không may không còn lành lặn thì vẫn ở bên cạnh chồng chăm sóc cho chồng: “Thiếu phụ hát cho chồng nghe Quên cả công viên bao người qua lại Bài hát ngân vang ngân dàI ngân mãi Nhớ về …dĩ vãng xa xưa Ngưòi chồng gượn cưỡie lăn đung đưa Bàn tay ngủ yên bất động Bàn chân ngủ yên bất động Chỉ nụ cười gượng gạo Chỉ những giọt nước mắt nghẹn ngào lăn trên gò má” (Nhớ về dĩ vãng-Thế Hùng) Ngay cả khi ngưòi chồng không may mất đi thì người vợ vẫn một lòng nuôi con thờ chồng: “ghe bầu chở lái về đông, làm thân con gái thờ chồng nuôi con”bởi họ quan niệm: “vợ chồng sống gửi thịt chết gửi xương”. Sau khi người chồng mất đi, người phụ nữ coi việc ở vạy thờ chồng nuôI con là chung thuỷ với chòng. Đó là hạn chế bởi họ chịu ảnh hưởng quan niệm “tam tong”đối với người phụ nữ của Nho giáo. Nhưng mặt khác quan niệm tứ đức “công dung ngôn hạnh” đối với người phụ nữ thì vẫn luôn đúng đắn, là đòi hỏi cần thiết là chuẩn mực của người phụ nữ toàn diện của thời đại. Đó là về phía người vợ còn người chồng thì phải có cách xử sự thế nào cho đúng? Lẽ dĩ nhiên nếu người vợ đã hết mực yêu thương chồng con thì họ sẽ đươc đền đáp lại. Trước một người vợ đảm đang thấo vát, người chồng không thể không cảm động mà đối xử tốt với vợ yêu thương vợ con hơn, yên tâm xây dựng sự nghiệp đem lại nền tảng kinh tế vững chấc cho gia đình ổn định. Ông cha ta có những câu nghi lại tình cảm của người chồng giành cho vợ như: “của chồng công vợ”, “nhất vợ nhì trời” như sự nghi lòng tạc dạ về công lao của người vợ trong gia đình. Trước kia chúng ta có nhà thơ Tú Xương viết bài thơ “Thương vợ” ca ngợi người vợ tần tảo, vất vả quanh năm của ông để “nuôI đủ năm con với một chồng” thì nay chúng ta có nhà thơ Thế Hùng với bài “Vợ ơI” cũng thể hiện tình cảm yêu thương sâu sắc với người vợ thân yêu của minh: “Em đi vắng Nhà hoang tàn giá lạnh Con mải chơi quên bố bữa cơm chiều Mở tủ lạnh thấy toàn là đá Bếp chỏng trơ toàn những nồi niêu Em đi vắng Anh cô đơn buồn tủi Lẻ một mình phòng vắng ngắt như tờ Con lớn theo chồng, con sau theo bạn Thui thủi căn phòng trống trải bơ vơ Em đi vắng Đêm ôm chăn trằn trọc Ngày đã dài đêm thao thức dài hơn Về đi em cho anh đở khổ Cứ bô vơ cứ lỡ dở thế này Khi xa em Anh tột cùng nỗi khổ Thiếu một người rất vợ –là em ( Vợ ơi- Thế Hùng) Bởi vậy nên vợ chồng yêu thương, gắn bó đến hết cuộc đời: Ba mươi năm sau Chúng mình Tóc cước Anh Mang tặng em Chiếc lược Một thời Chải Tóc Em Xanh ( Quà lúc tuổi già_Thế Hùng) Quan hệ giữa cha mẹ và con cái là quan hệ máu thịt nên vô cùng đặc biệt. Ngưòi cha người mẹ nào cũng dành cho con cái mình những điều tót đẹp nhất , mong cho con cái mình những điều may mắn nhất. Vì vậy cha mẹ luôn cố gắng dạy dỗ cho con cái mọi điều hay lẽ phải, hằng mong cho con cái sau này trở thành người có ích cho xã hội: Dạy con từ thuở còn thơ Đến khi cả lớn ắt khôn hơn người Dạy ăn, dạy nói, dạy cười Dạy đi thong thả dạy ngồi nết na Cha mẹ nào cũng mong muốn con cái mình khoẻ mạnh, đẹp đẽ khôn ngoan hơn người và gặp nhiều hạnh phúc bởi con cái là một phần cớ thể của cha mẹ táI sinh: “ cá chuối đắm đuối về con”. Vì thế cha mẹ không quản ngại hy sinh vất vả nuôI con khôn lớn nên người. Ngay cả khi con cái đã lớn cha mẹ vẫn luôn ở bên cạnh cầu chúc cho con cái mình gặp nhiều hạnh phúc may mắn: Con Hãy yêu đắm say Như mẹ con đã từng Yêu bố Tình thiêng liêng Dành trọn vẹn một người Rồi làm mẹ Làm bà Xây Tổ Ấm Chỉ chồng và cháu con Là nhất ở trên đời ( Thơ tặng con gái – Thế Hùng) Hạnh phúc lớn nhất của người con là có đầy đủ cả cha lẫn mẹ, có gia đình yên ấm hạnh phúc “ con có cha như nhà có nóc”. Trước công lao to lớn của cha mẹ con cái phải luôn ghi nhớ và đền đáp báo hiếu cha mẹ “ Công cha như núi thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” Người con nào cũng phải đặt chữ hiếu lên hành đầu, chăm sóc cha mẹ khi già yếu và nơi nương tựa, là nguồn an ủi của cha mẹ. Mỗi khi nghĩ về mẹ con cái luôn bày tỏ tình cảm thiêng liêng sâu sắc đối với người mẹ tần tảo lam lũ của mình đang vất vả lo cho con cái: “ Mẹ ơ ! Mẹ dã gánh con hai lần tản cư giặc giã Giấu làm sao tóc mẹ bạc trắng trời” ( Tóc bạc mẹ già- Thế Hùng) “ Con hèn quá không giúp gì được mẹ Phơi thân gày bán xổ số ven đường Mẹ sinh con mong về giá nương tựa Tóc điểm sương rồi nhìn mẹ mà thương” ( Mẹ- Thế Hùng) Khi nghĩa về cha một người cha siêng năng lam lũ, mong cho con cái mình khôn lớn trưởng thanh, người con đã bộc lộ cảm xúc: “ Cha cũng như cây héo gầy – tám mười năm Rễ siêng năng nhọc nhằn nuôi con khôn lớn Con như chiếc lá đầu cành xanh đến biếc cả trời xanh Nhìn những chiếc lá vàng cuối cùng lắc lay trong gió Con rùng mình sẽ có một ngày mất cha… Sẽ không có nước mắt nào đủ cho một người cha như thế Sự liêm trung trác tuyệt đến vô cùng (Nhớ về cha mùa đông năm hai ngàn lẻ một- Thế Hùng) Tình anh chị em trong gia đình là tình cảm gắn bó không thể tách rời. Vì vậy anh chị em ruột thịt phải thương yêu, đùm bọc lẫn nhau: “Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc,dở hay đỡ đần” Anh em thì phải nhường nhịn lẫn nhau, đoàn kết với nhau, không nên tranh giành gây mất đoàn kết bởi: “Khôn ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chờ hoàI đá nhau” Hoặc: “Anh em chém nhau bề sống, không chém nhau bề lưỡi”. Và khi gặp khó khăn thì phải giúp đỡ lẫn nhau: “ chị ngã em nâng” “Trong quan hệ với họ tộc phải nhớ đến tổ tiên, nguồn gốc gia đình, dòng họ: “ chim có tổ, người có tông”, “ nước có nguồn cây có gốc”. Con cháu có bổn phận phải nhớ đến cội nguồn, nhớ về quê cha đất tổ. Dù có đi xa thì cũng phải làm trọn bổn phận lễ nghĩa với gia đình họ mạc “ Ở nơi ấy có dòng sông xẻ nửa con đò Có vườn nhãn mẹ trồng thời con gái Có cánh cò chở nỗi nhớ qua sông. …. Mai Xa Xa đồng xu trên má Xa nụ cười trên môi Xin cho tôi gửi lại cuối trời Hạt nhãn đen đen quê mình trong mắt” (Vườn nhãn quê tôi- Thế Hùng) Trong cách ứng xử với họ tộc, phải có thái độ kính trên nhường dưới, tôn trọng các phép tắc, lễ nghi của họ tộc, không được làm điều gì tai tiếng, có lỗi với họ tộc: “ Giấy rách phải giữ lấy lề” Đối với hàng xóm láng giềng và mọi người xung quanh nên có thái độ gần gủi thân thiện bởi trong cuộc sống không phải ai cũng được toàn vẹn, nhiều khi còn phải có sự giúp đỡ của hành xóm láng giềng nên phải: “ bán anh em xa mua láng giêng gần” và “ bà con em tối lửa tắt đèn nhau”. Người khôn ngoan, thông minh bao giờ cũng có thái đọ cởi mở, hoà nhã với tất cả mọi người xung quanh. Người xưa thường bảo: “ thức lâu mới biết đêm dàI, ở lâu mới biết rằng người có nhân” hoặc Hoạ hổ, hoạ bì, nan hoạ cốt, Tri nhân, tri diện, bất tri tâm (Vẽ hổ, vẽ hình dáng, khó vẽ xương Biết người biết mặt, chưa chắc biết tâm” Ý nói con người có cả cái xấu và cái tốt thế nên phải có kinh nghiệm, có sự tinh tế phân biệt thật giả tốt xấu có thái đọ ứng xử phù hợp. Với bạn bè đồng nghiệp nên có thái độ thân thiện hoà đồng tránh tính ích kỷ, ghen tị bởi đó là một điều tệ hại. Ngưòi thông minh bao giờ cũng biết co duỗi đúng lúc, tuỳ cơ mà ứng biến. Với cấp trên thì nên có thái độ tôn trọng, học hỏi và làm tốt nhiệm vụ chuyên môn của mình. Không nên nói xấu sau lưng người khác và hoặc có thái độ xu nịnh quá đáng. Nếu có một lời khen đúng lúc đúng chỗ thì tất cả đều vui vẻ, thoải mãi đôi khi rất được rất được việc. Với cấp dưới thì nên nghiêm túc thân trọng, giúp đỡ, giảm bớt sự căng thẩng không đáng có. Như vậy cách giao tiếp ứng xử giữa người với người là vô cùng quan trọng. Vì vậy cần có thái độ, cách xử sử sao cho phù hợp với vị thế của mình trong gia đình cũng như ngoài xã hội. CHƯƠNG II BIỂU HIỆN CỦA CÁI ĐẸP TRONG VĂN HOÁ ỨNG XỬ Trong văn hoá ứng xử, cái đẹp được biểu hiện rất phong phú, đa dạng từ lời ăn tiếng nói cho đến cử chỉ, hành động và thể hiện ở cả trang phục, diện mạo nữa. tất cả những yếu tố đó góp phần tạo nên một con người lịch sự, nghiêm túc, đáng tin cậy. Trong đó, lời nói là phương tiện cơ bản nhất của con người trong giao tiếp ứng xử. 1. Lời nói đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Lời nói là phương tiện giao tiếp cơ bản nhất của con người. Thông qua lời nói, con người sẽ thể hiện mình có phải là người có văn hoá lịch sử hay không có hiểu biết hay không. ông cha ta thường nói: lời nói gói vàng. Quả đúng như vậy, chỉ bằng lời nói nhẹ nhàng đúng lúc đúng chỗ mà có thể đạt được kết quả như ý muốn. Thế nên” lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” bởi “ nói ngọt lọt đên xương” Việc phát ngôn đòi hỏi hai yêu cầu là lời nói phải đúng vai xã hội ( tức cương vị của một người, những yêu cầu, những mong đợi của xã hội đối với cương vị đó ) và lời nói phải phù hợp với trình độ của người nghe. Đây là hai yêu cầu cần thiết trong giao tiếp. Trong giao tiếp tránh tình trạng nói văng mạng, không suy nghĩ. Như vậy là không tôn trọng người khác, có thể gây nên hậu quả xấu bởi vì “ trượt chân thì dễ, trượt miệng thì khó” chính vì vậy người việt luôn nhắc nhở nhau khi nói năng hành động phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp “ uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”. Trong giao tiếp hằng ngày, người lịch sự bao giờ cũng nói năng nhẹ nhàng, từ tốn , đặc biệt phải chú ý đến ngôI thứ, địa vị của người đối thoại để xưng hô cho phù hợp: “Sao em Gọi chú bằng anh Tuổi xuân ai có để dành được đâu Đẹp lòng nhau chỉ một câu Rất may mái tóc trên đầu còn xanh” (Sao em gọi chú bằng anh- Thế Hùng) Một nét đẹp trong giao tiếp của người Việt là khi đi và về đều có lời chào hỏi với người lớn trong nhà. đó là biểu hiện của sự tôn trọng phép tắc gia đình và cũng là sự quan tâm đến nhau. “Một lời nói hay ấm long ba đông, một câu nói dở rét lạnh sáu tháng”. Câu danh ngôn này đã thể hiện sự quan trọng của lời nói trong giao tiếp. Chỉ bằng lời nói thôi ta đã có thể chứng minh mình có là người hiểu biết, có đáng tin cậy hay không. Và cuộc đời một con người có thể thay đổi rất lớn bởi lời nói của mình. Một người đã phát ngôn những lời nói đúng mực, hoà nhã thì sẽ được đáp lại bởi sự tôn trọng của người khác. “Nói là gieo, nghe là gặt”. “Trong cuộc đời con người có ba thứ mất đi mà không lấy lại được là tên đã bay, lời đã nói và những ngày đã qua”. Lời nói hay nhưng phải đúng lúc, đúng chỗ: “Không phải người ấy thì lời ấy không nên nói. Không phải lúc ấy, tuy có người ấy cũng không nên nói. Có người ấy, gặp lúc ấy nhưng không phải chỗ ấy cũng không nên nói”. 2) Trong giao tiếp,bên cạnh lời nói là phương tiện cơ bản nhất thì ngôn ngữ cơ thể cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong các yếu tố thuộc ngôn ngữ cơ thể thì mắt là phương tiện giao tiếp hiệu quả nhất. Người ta thường nói đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, cặp mắt có thể nói gần bằng hay hơn cả lời nói . người lịch sử khi giao tiếp thì mắt cũng nhìn thẳng điều đó chứng tỏ họ đang quan tâm đến vấn đang đề cập tới và quan tâm tới người đời diện. Người có cặp mắt láo luyên biểu hiện một trạng thái cá nhân giang sào lừa dối. Như vậy ngôn ngữ của đôi mắt thật đa dạng và phức tạp khôn lường. Qua ánh mắt của người đối diện, ta có thể biết được họ là người tốt hay người xấu, có đáng tin cậy hay không. Sau ánh mắt nụ cười là một phương tiện truyền đạt tin tức rất hiệu quả nụ cười còn là chỉ báo của sức khỏe vầ hạnh phúc cho ta về những người xung quanh. Một nụ cưới có thể thay thế lời chào đôi khi nụ cười có thể thay thế trong trường hợp từ chối khéo mà không làm mất lòng người khác. Đôi khi trong lòng không thích nhưng không tiện từ chối thẳng thửng thì mỉm cười là một cách biểu đạt hiệu quả mang ý nghĩa vạn bất đắc dĩ phải như vậy, mong được thông cảm. Tóm lại “ một nụ cười không làm nghèo người ban phát nó mà làm giàu người nhận nó” Trong giao tiếp ứng xử tư thế của tay chân khi ngồi, đứng cũng rất quan trọng. Tư thế ngồi lý tưởng nhất là khi ngồi nửa người phía trên hơn đổ về phía trước, lưng chớ dựa hẳn vào tấm dựa lưng của ghế, hai tay đặt ngay ngắn trên đùi, gót giày áp sát vào nhau. Khi giao tiếp thì ngồi thoải mái trò chuyện không nên xê qua dịch lại ra cắI điều sốt ruột không yên. Còn khi đứng giao tiếp thì thời gian không kéo dài. Trong nghi lễ trang trọng thì phải đứng nghiêm trang, thẳng thắn, không được lắc lư lệch vai hoặc khom lưng. Nếu đứng với người thân quen có thể hơn suồng sã một chút tạo không khí thân ái gần gủi, giải toả sức ép tâm ly giúp đối phương bớt căng thẳng. Cự ly giữa hai người khi nói chuyện thì hết sức quan trọng mỗi người nên giành cho mình một khoảng không gian riêng, khi giao tiếp tạo ra cự ly thích hợp gần như là phản ứng tự nhiên thuộc về bản năng. Khi hai bên mặc cả mua bán với nhau thì nên ngồi hai bên trước bàn lớn, mỗi người cách mép bàn một nắm tay. Khi hai bên cùng ngồi nói chuyện nên giữ khoảng cách và một sảI tay. Khi hai bên ngồi cùng quanh bàn khoảng cách có thể rút lại gần hơn. nếu đứng nói chuyện, cự ly thích hợp nhất là hai sảI tay, không nên gần hoặc xa quá. Trong giao tiếp cự động của tay rất phong phú: bắt tay, vẫy tay, xua tay, giơ ngón tay… để biểu đạt tình cảm, truyền tảI tin tức người lịch sự thì khi bắt tay ngón tay hơI gấp về phía trong, lòng bàn tay vụm lại, biểu hiện sự thành tâm và thân mật. Trong các động tác tay, cần dùng từ thế người để phối hợp, không nên chỉ cử động tay còn người lại ngay đơ khi chìa bàn tay thì ngòn cái không được toè ra, nếu không thể dựng ngòn cái lên thì tốt nhất để ngón cái gập vào phía trng còn bốn ngón kia thì hơI chụm vào nhau. “ Tranh đẹp chỉ chiếm bảy phần còn ba phân nhờ bồi khung” Tài ăn nói mới chiếm bảy phần còn 3 phần nhờ điểm trang. Trang phục có thể trực tiếp phản ánh tố chất văn hoá và tính nết của một con người nên nếu biết chọn trang phục phù hợp trong giao tiếp cũng là một chìa khoá để mở cánh cửa đến thành công. Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà chọn trang phục cho thích hợp. Nếu như đi đám ma thì phải ăn mặc chỉnh tề, áo quần màu tối hoặc màu trắng mới thể hiện sự tôn kính và chia buồn chứ không nên ăn mặc hở hang, rực tỡ.Người xưa thường nói: “ cái răng cái tóc là góc con người” diện mạo bề ngoại là rất quan trọng trong giao tiếp ứng xử. Một người ăn mặc luộm thuộm, cầu thả thì không thẻ là người chín chăn, cận thận ngược lại người ăn mặc chỉnh tề, nghiêm trang thể hiện tính cách đàng hoàng nghiêm chỉnh, đáng tin cậy. Một người lịch sự thường chọn những bộ quân áo đơn giản nhưng thanh thoát, đường nếp uốn lượn gãy gọn suôn sẻ, và theo cái vai xã hội. Ăn mặc đúng thời trang là cần thiết vì nó làm đẹp cho cuộc sống. Mỗi ngành nghề lại có cách ăn mặc khác nhau sao cho tiện lợi và phù hợp. Ăn mặc cũng phải phù hợp với dáng người, màu da cũng như khung cảnh, với truyền thống, với tìng huống. Nên chọn màu sắc hàI hoà, có thể kết hợp những gam màu nóng với nhau hoặc biết sáng tạo kết hợp giữa các gam màu đói chọi nhau. Các cụ ta dã dạy: “ăn trông nồi ngồi trông hướng” bởi việc ăn cũng thể hiện tính cách phẩm chất của một con người. Các cụ ta từ xưa tới nay không bao giờ xem việc ăn là một hành động mà nó còn là biểu hiện nét văn hoá sinh hoạt người ta gọi là văn hoá ăn mặc. Vì không coi trọng tính vật chất của việc ăn nên giá trị tình thần giá trị văn hoá của việc ăn rất được coi trọng. Người ta quý mến nhau không phải vì mâm cao cỗ đầy mà vì cái tình cái nghĩa: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Khi ăn phải nhỏ nhẹ, từ tốn, ăn chậm, nhai kĩ, không phát ra tiếng, không vừa ngồi xổm vừa ăn. Người Việt ta có một nét đẹp khi ăn đó là mọi người đều có nghi thức mời trước bữa ăn. Thường thì người bề dưới phải mời người bề trên theo nghi thức từ cao xuống thấp. Đó là một nét văn hoá biểu hiện tính tôn ti trật tự, phép tắc của gia đình. Sau bữa ăn thì không dùng tăm xỉa kung tung mà phải lấy tay che miệng lại. Văn hoá công cộng: tại những nơi đông người như xe buýt, chùa chiền, nhà người khác thì phải có cách xử sự hợp lý. ởchùa chiền thì phải ăn mặc nghieem trang, đi nhẹ nói khẽ. Trên xe buýt thì nhường chỗ cho người già và trẻ em. Đến nhà người khác thì phải “nhập gia tuỳ tục”, tôn trọng theo lễ nghi phép tắc của gia đình họ. Tóm lại đến đâu ta cũng nên có sự thích nghi nhanh chóng “tuỳ cơ ứng biến”. Như vậy các biểu hiện của cái đẹp trong văn hoá ứng xử là vô cùng phong phú, đa dạng. Nó thể hiện ở diện mạo, cho đến lời nói, cử chỉ hành vi của chúng ta. Muốn chứng tỏ mình là người thông minh lịch sự trong giao tiếp ứng xử thì nên có thái độ nghiêm túc cử chỉ lịch lãm khoáng đạt và ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp để giao tiếp có hiệu quả tốt nhất. CHƯƠNG III MỘT SỐ BÍ QUYẾT TRONG VĂN HOÁ ỨNG XỬ Trong giao tiếp ứng xử điều quan trong là phải “biết người biết ta” tức am hiểu những quy luật tâm lý chung của con người, những đặc điểm về tâm trí, tâm tính và tâm trạng của đối phương thì mới giành được thành công. Trang Tử đã dạy:khôn chết, dại chết, biết sống”. Biết ở đây là biết mình, biết người, biết thời đại thì mới nắm bắt thời cơ và ứng biến tốt. Trong giao tiếp phải tôn trong nhân cách người tiếp xúc với ta thì ta mới được người khác tông trọng lại. Khổng Tử đã dạy: “tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư”(trong ba người kia ắt có thầy ta đó). Vì vậy không được tỏ thái độ coi thường người khác mà hãy trân trọng họ như trân trọng bản thân mình. Ấn tượng đầu tiên trong giao tiếp là vôcùng quan trọng. Hãy gây ấn tương tốt đẹp ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên với trang phục lịch sự, trang nhã, luôn nở nụ cười trên môI và giọng nói nhẹ nhàng ngọt ngào. Nếu ấn tượng ban đầu tốt đẹp thì giao tiếp sẽ đạt hiệu quả cao và tạo thiện cảm cho những lần sau. Trong giao tiếp ứng xử nên có thái độ quan tâm đến người khác. Hãy tổn trọng người khác như tôn trọng bản thân mình. Không được phê bình người khác trước mặt người thứ ba vì như thế là không tôn trọng họ. Hãy quan tâm đến tâm trạng, tính tĩnh của người tiếp xúc với minh. Luôn luôn học hỏi, làm điều hay lẽ phải cũng là một bí quyết trong ứng xử văn hoá. Qua một quá trình rèn luyện lâu dàI thì sẽ đạt đến sự giao tiếp tốt, có hiệu quả như mong muốn. KẾT LUẬN Văn hoá ứng xử lâu dài trong quá trình giao tiếp của con người. Vẻ đẹp trong văn hoá ứng xử được thể hiện vô cùng phong phú đa dạng. Đẻ là một người có vănn hoá ứng xử thì nên tèn luyện từ nhữn điều nhỏ như trang phục cử chỉ cho đến lời ăn tiếng nói hăng ngày. Những yếu tố sẽ là điều kiện quyết định việc giao tiếp có thành công hay không. Vì vậy hãy luôn rèn luyện bản thân mình để trở thành một người lịch lãm nghiêm túc để giao tiếp trong gia đình và xã hội đạt hiệu quả như mong muốn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Mỹ học đại cương. Đỗ Văn Khang (chủ biên). Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2002. Tuyển tập Thế Hùng 1 (tập thơ, nhạc, hoạ, phê bình nghệ thuật). Nxb Văn hóa Thông tin, 2001. Thơ tình Thế Hùng. Phạm Thế Hùng, Nxb Thanh niên, 2003. Văn hoá đạo đức trong giao tiếp ứng xử xã hội. Nguyễn Văn Lê, Nxb Văn hoá Thông tin, 2005. Thế ứng xử Xã hội cổ truyền của người Việt châu thổ Bắc Bộ qua một số ca dao tục ngữ. Trần Thuý Anh - Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2000. Văn hoá giao tiếp ứng xử. Đinh Viễn Trí, Đông Phương Tri. Nxb Văn hoá thông tin Hà Nội, 2003. Nghệ thuật quan hệ và ững xử. Ngô Bân - Nxb Lao động Hà Nội, 2002. Văn hoá và ngôn ngữ giáo tiếp của người Việt. Hữu Đạt. Nxb Văn hoá thông tin Hà Nội, 2000. Giao tiếp thông minh và tài ứng xử. Đào Bằng, Khuất Quảng Hỷ. Nxb Văn hoá Thông tin, 2002. Ứng xử trong quan hệ vợ chồng. Chu Tôn, Hoàng Quý, Nxb Thanh niên, 1999. Ba trăm điều nên tránh trong giao tiếp Baltasar Gracian- Nxb Văn hoá Thông tin, 2002. Bản chất cái đẹp N.Kiiasenko. Nxb Thanh niên, 1982. Ngôn ngữ văn hoá giao tiếp. Nxb Khoa học xã hội ,2002 Tìm hiểu văn hoá ứng xử của người Việt qua tục ngữ. Nguyễn Văn Thông. Tạp chí Văn hoá dân gian, số 2,2000, tr 72-75. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docmh04.doc
Tài liệu liên quan