Nhìn lai chinh sách canh tranh của nước ta trong hơn 15 năm qua cho thấy: trươc hết là cốt lõi canh tranh của Việt Nam chủ yếu trưa phảI quan tâm cho doanh nghiệp tư nhân mà tâp trung vào một phần các doanh nghiệp nhà nước chậm chạp khi thích ứng với biến đổi của cơ chế thi trường, chi phí giám sát cao, hiêu quả kinh doanh kem, tốn ngân sách nhà nước và tài sản quốc gia. Thứ hai là thương nhân nước ngoài xuất hiên ngày cang nhiều trên thi trường nội địa. Nhà nước ta buộc phải tìm mọi cách chông đỡ sự lạm dụng của công nghệ cao, tài chinh và thi trường của họ. Và nhà nước đã tìm cach bảo hộ và nâng dần sức canh tranh của doanh nghiêp trông nước, trong đó có doanh nghiêp tư nhân.
Thực tế cho thấy Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế đóng kin với thế giới bên ngoài, nay mới dần đươc mơ cửa, chinh sách canh tranh hiên thời của nước ta về cơ bản vấn còn mang đâm tinh che chắn và chông đỡ, chúng ta dường như chưa nhân thây sức manh và vai trò to lớn của canh tranh và vì thế chưa chủ động tao ra vầ bảo vệ canh tranh. Trong một xã hội đóng kín như thế thi dâu ấn của chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa quan liêi trong giới cầm quyền vẫn con năng nề. Nhưng đIều đó đều chưa quen với canh tranh trong kinh doanh bởi canh tranh làm cho cuộc sống bị thach thức bị đảo lộn bởi đủ loại đối thủ chính vì thế mà làm thương nhân luôn lé tránh canh tranh, nhưng cứ tiếp tuc như vây thi toàn bộ nền kinh tế quốc doanh và người tiêu dùng không được lợi.
Từ thưc trang trên chung ta cần phải có cạch nhin mơi mẻ hơn về cạnh tranh. Trước hết về phía nhà nước thì phải lo cho dân giầu nước mạnh, phải làm cho ho năng đông sang tạo. để lam được điều đó cần phi tâp trung hoá các nguôn tài nguyên, bảo hộ hơn nưa và nầng dần vai trò của kinh tế tư nhân.
Bởi vậy cần nhìn nhân canh tranh như một sức ép duy trì sư ssang tạo không ngừng của con người để từ đó tìm mọi cách để khơI dậy, bảo hộ và thúc đẩy canh tranh diên ra. Canh tranh luôn đI liền với thời cơ và thach thức, nhưng vân đề cân đươc giảI quyêt hiên nay là: vừa phai gia tăng tư do kinh doanh tư nhân vừ giảm bớt sư can thiệp của nhà nước, hạn chế và giám sát độc quyền của doanh nghiêp nhà nước, vừa phải nâng đỡ doanh nghiệp tư nhân tích luỹ tư bản và tao ra sức mạnh tâp trung trên thị trường hợp lý. Vừa khuyến khích đầu tư nước ngoài và tự do hoá thương mại vừa tăng cường kiểm soát sự lạm dụng độc quyền của tư bản nước ngoài vi mục đích bảo hồ tư bản trong nước.
15 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1827 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Cạnh tranh trong nền kinh tế mở nước ta hiện nay: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả cạnh tranh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh người ta thường nói “ thương trường là chiến trường ”. Một xã hôi muốn có một nền kinh tế phát triển thì nghành thương mại phải có chỗ đứng, và muốn thương mại phát triển chúng ta phải thực hiên một nền kinh tế thị trường mở, đó là một nền kính tế cạnh tranh lành mạnh, và nhất là trong bối cảnh hiện nay cả thế giới đang trong xu thế toàn cầu hoá, nước ta đang chẩn bị ra nhập tổ chức thương mại thế giới ( WTO ).
Đâu là một cơ hội, thách thức lớn của đất nước cũng như của các doanh nghiệp nước ta. Nó đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng đổi cở câu quản lí kinh tế, dầu tư công nghệ mới và phải xây dựng chiến lược kinh doanh có hiệu quả, mà trong đó chiến lược cạnh tranh là một chiến lược rất quan trọng quyết đến sự tồn vong của các doanh nghiệp và của nền kinh tế quốc gia.
Chính vì vây tôi đã chọn đề tài tiểu luân “cạnh tranh trong nền kinh tế mở nước ta hiên nay, thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả cạnh tranh.
Tiểu luận gồm 4 phần:
Phầm 1: cơ sở lý thuyểt cạnh tranh.
Phầm 2: thực trạng của cạnh tranh trong nền kinh tế nước ta hiện nay.
Phầm 3: giải pháp để nâng cao hiệu quả cạnh tranh.
Phầm 4: kết luận.
Tôi xin chân thành cảm ởn các thầy cô giao trong khoa Thương Mai và đặc biệt là cô Trần Thị Thanh Tâmđã giúp đỡ tôi trong quá trinh làm tiểu luân.
I – Cơ sở lý thuyết
1 – Tính tất yếu của cạnh tranh trong nền kinh tế mở.
Như chúng ta biết cạnh tranh là quy luật vốn có của nền kinh tế thị trường, nếu kinh tế càng phát triển thì sự cạnh tranh diễn ra càng gay gắt và quyết liệt. Chính vì vậy mà doanh nghiệp thương mại muốn tồn tại và phát triển được phải có chiến lươc cạnh tranh đúng đắn trên cơ sơ lợi dung thế cạnh tranh của doanh nghiệp và mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp mình, những lợi thế cạnh tranh đó có thể là lựa chon mặt hàng kinh doanh có lợi thế , lựa chon nguộn hàng cung ứng có chất lương vàgiá cả có lơi thế, có chính sách thu hút khách hàng, bên cạnh đó các doanh nghiệp lên áp dụng đồng bộ các chiến lược như sử dụng hệ thống giá cả, sử dụng quảng cáo, tiếp thị và dịch vụ thương mại độc đáo... tất cả đều nhằm mục đích cạnh tranh được với mặt hàng của các doanh nghiệp khác và có thể đứng trên thị trường, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của khách hàng trong và ngoài nước.
2- phân loại cạnh tranh.
Trước hết trong nền kinh tế hàng hoá cho thấy có nhiều thành phần kinh tế tham gia, mỗi chủ thể kinh tế độc lập và tự chủ kinh doanh, vì lợi ích kinh tế và để tồn tại buộc các chủ thể kinh tế phải cạnh tranh, cạnh tranh chính là động lực, là một trong những nguyên tắc cơ bản, tồn tại khách quan và không thể thiếu được của nền sản xuất hàng hoá.
Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường có nhiều loại nhưng tập trung vào cạnh tranh chất lượng hàng hoá, cạnh tranh về giá cả, cạnh tranh về phương thức bán hàng, cạnh tranh về chất lượng phục vụ khách hàng, trong đó cạnh tranh về chất lượng và về giá cả đóng vai trò quan trọng nhất bởi nhu cầu tiêu dung ngày cành cao luôn hướng tới mặt háng có giá trị cao, mẫu mã đẹp mà giá thành lại hợp lí với thu nhập của họ. Đó là cái đích của doanh nghiệp luôn hương tới để nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
Cạnh tranh cũng như vấn đề khác, đều có hai mặt tiêu cực và tích cực. Mặt tích cực của cạnh tranh là thúc đẩy các doanh nghiệp phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dung khoa học và công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, vừa đáp ứng nhu cầu của thị trường vừa nâng cao hiệu quả kinh doanh. Mặt tiêc cực của cạnh tranh là phát triển sản xuất kinh doanh chạy theo lợi nhuận thuần tuý dẫn đến làm thiếu qui hoạch và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, môi trường sinh thái bị ô nhiễm, vi phạm pháp luật gia tăng và làm đồi bại các quan hệ xã hội... từ cách nhìn nhận như vậy các doanh nghiệp nên chọn cho mình hướng đi riêng sao cho hiệu quả phát huy được mặt tích cực và hạn chế tối đa mặt yếu kem.
II - Thực trạng của cạnh tranh trong nền kinh tế nước ta hiên nay.
1 – Tình hình chung
a – Nội lực của quốc gia còn thấp.
Theo thông tin qua một số cuộc hội thảo trong đó có đề tài “ nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ Việt Nam ” được uỷ ban quốc tế về hợp tác kinh tế quốc tế tổ chức cho thấy năng lực cạnh tranh của Việt Nam đang có xu hướng giảm xuống xét trên cả ba phương diện đó là năng lực cạnh tranh của quốc gia, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam.
Còn theo số liêu thông kê của diễn đàn kinh tế thế giới ( WEF ) vẫn chỉ xếp Việt Nam có sức cạnh tranh đứng thứ 60/80 nền kinh tế được khảo sát ( số liệu năm 2003 ). Tổng Cụ Thống Kê qua việc lập bảng cân đối kinh tế liên nghành cho biết tỷ lệ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của nhân tố vốn chiếm 52.7%, của lao động chiếm 19.1%, của năng suất chỉ chiếm 28,4% thấp xa so với tỷ trọng trên dưới 40% của các nước trong khu vực...
Từ lâu nước ta được coi là nước ổn định cao về chinh trị, nhưng với hệ thông pháp luật hiện nay cho thây vẫn thiếu qui định quan trọng và nhiều nội dung chưa được phù hợp với các nguyên tắc của tổ chức thương mai thế giới ( WTO ) và thậm chí cò chậm cải tiến so với các nước trong khu vực. Vì vậy mà hiện nay hầu hêt các doanh nghiệp phải chấp nhân một môi trường kinh doanh chưa bình đẳng, có rất nhiều doanh nghiệp nhà nước độc quyền trên các linh vực khác nhau, áp đặt giá cả và chât lượng thấp không ổn định đối với khách hàng. Không chỉ vậy mà ta còn cho thấy tinh công khai và minh bạch của nền kinh tế bao gồm cả doanh nghiệp và cơ quan nhà nước còn thấp, diều này cộng với việc thực thi pháp luật không nghiêm, nạn quan liêu, tham nhũng đã làm cho chi phí kinh doanh ở Việt Nam cao hơn một số nước trong khu vực. Để khắc phục hiên tượng trên chính phủ phải được phát huy và trợ giúp doanh nghiệp. Nhưng thực tế cho thấy sự can thiệp vào hoạt động kinh tế còn quá nhiều và làm biến dạng các điều kiện kinh doanh trong thực tế. Ví dụ như ngay cả việc phát triển quá nhiều quý đầu tư, bảo lãnh tín dụng đã tạo ra măt bằng không đều cho các doanh nghiệp và có nguy cơ tác động đến thực thị trường tiền tệ ngoài sự kiểm soát của ngân hàng nhà nước.
b– Năng lực của doanh nghiệp.
Nếu như ở trên cho thây năng lực cạnh tranh quốc gia còn thấp thì năng lực cạnh tranh hiên nay của doanh nghiệp cho thây chưa đựơc cải thiện.
Theo con số thông kê của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư hiện mới có 20.000 doanh nghiệp trong nước đăng kí nhãn hiệu trên tổng số 100.000 doanh nghiệp đã đăng kí kinh doanh và 10.000 nhãn hiệu đã được cấp ở nước ta. Qua đó cho thây khoảng 80% doanh nghiệp chưa đăng kí nhãn hiệu hàng hoá. Không chỉ vây mà còn thấy rằng nhiều doanh nghiệp chưa xây dựng chiến lược kinh doanh, chưa tiến hành nghiên cứu thị trường, chưa biết rõ khách hàng là ai và là đối tượng nào ... chính vì vậy mà khi ra thị trường cạnh tranh với các sản phẩm khác của các doanh nghiệp khác ( cùng loại sản phẩm ). Doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn ngay cả thị trường trong nước chứ không nói gì đến thị trường nước ngoài.
Ngoài ra ta cần thấy trong vấn đề năng lực cạnh tranh quốc gia ở Việt Nam còn cho thấy chất lượng quản lý doanh nghiệp thấp, không ít doanh nghiệp chưa xây dựng nôi qui... các mặt nay là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp gây mất ổn định, bên cạnh đó còn có một số doanh nghiệp còn có vị thế độc quyền chận cải tiến quản lí, hạ gái thành sản phẩm, chi phí kinh doanh cao, không công khai minh bạch trong quản lí đối với khách hàng cũng như trong nôi bộ doanh nghiệp.
2- Đánh giá.
a – Mặt mạnh:
Hội nhập là xu thế tất yếu của các nước trên thế giới, cạnh tranh gắn liền với hội nhập cũng nằm trong xu thế tất yếu đó. Nói đến cạnh tranh là nói đến so sánh để khai thác triệt để lợi thế. Người ta thường nói lợi thế của Việt Nam là tài nguyên thiên nhiên giầu có, người dân thì hiền lành, ham học hỏi, lao động nhiều và rẻ. Và những lợi thế này đã đem lại hiệu quả thương mại cho Việt Nam: đó là xuất khẩu các sản phẩm thô và sơ chế từ tài nguyên thiên nhiên khi mà công nghệ chế biến của nước ta chưa có gì, và các sản phẩm gia công cho nước ngoài do giá nhân công rẻ hơn so với các nước khác, một số nghành tiểu thủ công nghiệp cần nhân công cao. Nhưng đó chỉ là lợi thế trước kia, hiện nay đã có nhiều thay đổi giá nhân công rẻ, tài nguyên thiên nhiên không còn là lợi thế cạnh tranh của hàng hoá nước ta trong một thế giới đầy biến động và luôn luôn thay đổi như hiện nay.
Vậy chúng ta cần nhìn nhận lợi thế và ưu thế của nước ta hiện nay là gì? trước hết các lợi thế về tài nguyên, nhân công... tuy không còn là lợi thế độc đáo để cạnh tranh nhưng xét về một số khía cạnh và bối cảnh thế giới hiện nay lợi thế đó vẫn còn và được phát huy. Nến như so sánh điều này với các nước châu á là rất hạn chế bởi các nước có cơ cấu kinh tế, sản phẩm hàng hoá, nhân công rẻ... tương tự như nước ta. Nhưng nến đem so sánh với các nước công nghiệp phát triển thì lợi thế này có điều kiện phát huy nếu chúng ta biết nắm thời cơ.
Điều đầu tiên là chúng ta phải xác định đối thủ canh tranh của Việt Nam trước mắt và trong tương lai là những nước nào? Nước ta đã hình thành thị trường xuất nhập khẩu với tỉ trọng 30% là các nước châu á, trong đó chủ yếu là các nước ASEAN và 70% là các nước còn lại. Chúng ta đang có xu hướng thay đổi cơ cấu thị trường theo hướng tăng tỉ trọng với các nước công nghiệp phát triển nhất là các nước châu Mỹ và châu Âu nhưng trước mắt vẫn phải duy trì và củng cố thị trường ở các nước châu á. Trong khi cơ cấu tương tự nhau nên lợi thế của nước ta lại bị han chế. Trong điều kiện đó cần phải có những biện pháp hữu hiệu để phát huy lợi thế vốn có và tạo ra lợi thế mới. Đối với một số nước công nghiệp phát triển thì lợi thế vốn có của nước ta vẫn được phát huy hiệu quả và đó là hướng để chúng ta tiếp cận thị trường này, chủ yếu là do cơ cấu kinh tế có những điểm khác nhau nên có nhu cầu cần bổ sung cho nhau mà trong điều kiện hiện tại thì nước ta không thể đi vào cạnh tranh các mặt hàng công nghệ cao. Lơi thế cạnh tranh của nước ta vào khu vực này chỉ là sản phẩm công nghiệp tiêu dùng cần lao động rẻ và tiêu thụ tại chỗ.
Trên đây là một số lợi thế so sánh, có nhiều lợi thế tiềm năng nếu có điều kiện sẽ trở thành lợi thế so sánh trong tương lai. Ví dụ trước kia khoảng những năm 90 do nước ta chưa mạnh dạn thu hút đầu tư của nước ngoài nay đã có chính sánh cở mở và thông thoáng nên sẽ thu hút vốn đầu tư vào nhiều hơn. Đó là một số lợi thế của nước ta hiện nay, dựa vào đó để làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách, nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại đối với các doanh nghiệp.
b - Mặt yếu.
Phần trên đã đưa ra một số mặt mạnh của cạnh tranh trong nền kinh tế, bên cạnh những lợi thế cạnh tranh của nước ta cũng còn rất nhiều hạn chế. Theo phân tích về cạnh tranh của nhóm sản phẩm và dịch vụ của Việt Nam, nghiên cứu cho thấy sự nâng cao cạnh tranh của các doanh nghiệp diễn ra chậm. Từ thực trạng đó cho thấy nhà nước cần chủ động đặt doanh nghiệp vào môi trường kinh doanh cạnh tranh để thúc đẩy sự năng động và nỗ lực vươn lên của họ nhất là trong giai đoạn nền kinh tế chuẩn bị hội nhập, các doanh nghiệp sẽ được thuận lợi hơn khi thâm nhập vào các thi trường trên thế giới, nhưng dường như doanh nghiệp chưa tận dụng được những thị trường đã khai phá do sưc cạnh tranh còn yếu. Ví dụ như xuất khẩu hàng dệt may của ta vào Mỹ trong ba tháng đầu vượt 500.000.000USD, thì vào Nhật và EU giảm 25%, vào các nước ASEAN trước đây chiếm 25% kim ngạch xuất khẩu hàng năm nay chỉ còn 17% ( số liệu năm 2003 ). Tỷ trọng này cho thấy nước ta đã mở sang các thị trường khác nhưng cũng chứng tỏ sức cạnh tranh của hàng hoá nước ta còn thua kém so với các nước ASEAN khác. “ hôi nhập sẽ không còn các rào cản thuế quan, hạn ngạch, khi ấy mặt hàng nào sức cạnh tranh kém sẽ bị chết ” – Bộ Trưởng Bộ Thương Mại nói. Thực tế cho thấy mặt hàng cạnh tranh được của nước ta là rất ít như giầy dép, hàng may mặc... còn lại là từ trung bình đến yếu kém như:
Điện tử là một trong những nghành công nghiệp mới phát triển ở VIệt Nam và hiện cũng là một nghành xuất khẩu chủ lực, kim nghạch xuất khẩu năm 2002 đạt 800.000.000USD. Tuy nhiên cũng giống như một số nghành dệt may, da giầy nghành này chủ yêu nhập linh kiện nước ngoài về lăp rát, linh kiện sản xuất trong nước là rất ít. Khoảng cách về công nghệ giữa nghành điện tử trong nước với các nước trong khu vực là 15 đến 20 năm giá nhân công ở trong nước tuy chỉ bằng 1/5 so với các nước nhưng do năng suất lao động kém, nghành sản xuất linh kiện lại chưa phát triển nên giá thành sản phẩm cao, khó cạnh tranh, chính vì vậy mà nghành này được xếp vào khả năng cạnh tranh là trung bình yếu.
Bên cạnh đó phải kể đến trang thiết bị công nghệ của nghành cơ khí thậm chí còn kém hơn. Đại bộ phận thiết bị công nghệ của nghành đã trên 20 năm tuổi, lạc hậu về kĩ thuật độ chính xác kém, chất lượng sản phẩm thấp. Nghành này có gần 1600 doanh nghiệp và gần 30.000 hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, sản xuất ra trên 500 chủng loại sản phẩm nhưng chỉ đáp ứng được khoảng 8% đến 9% nhu cầu tiêu thụ trong nước. Hầu hết sản phẩm cơ khi chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường về chất lượng và số lượng, giá cả... tuy nhiên có một số nghành cạnh tranh được là do bảo hộ như quạt điện, khoá, kết cấu thép... còn lại là cạnh tranh yếu.
Ngoài hai nghành kể trên, hóa chất cũng là nghành thị trường trong nước còn nhiều yếu kém. Gần 100 công ty hoá chất ở Việt Nam có thể sản xuất đủ cho nhu cầu về số lượng một số mặt hàng như phân lân, thuốc trừ sâu, pin và một số nghành hoá chất khác... nhưng vẫn còn phải nhập gần 100% phân đạm, vỏ ruột ôtô. Trên đây là một số ví dụ đưa ra về thực trạng cạnh tranh của một số nghành công nghiệp nước ta còn yếu kém.
3 - Nguyên nhân.
Trên đây là một số dẫn chứng thực tế cho thấy sự yếu kém trong cạnh tranh của nền kinh tế nước ta, vậy nguyên nhân do đâu?
ức cạnh tranh thấp, chuyển biến do nhiều nguyên nhân. ngoài những nguyên nhân của bản thân người sản xuất kinh doanh còn có nhiều nguyên nhân tiểm ẩn đòi hỏi sự quan tâm của các nhà chinh sách và hoạch định kinh tế. Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến làm giảm cạnh tranh trong nền kinh tế hiên nay:
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là giá bất động sản đặc biệt là giá đất ở các đô thị lớn cách đây vài năm lên cơn sốt, tuy sau đó có chững lại và giảm nhưng vẫn ở mức rất cao. Sự tăng lên ở mức cao cua bất động sản đã tác động đến bốn mặt của nền kinh tế nước ta: một là lượng vốn lớn cuă xã hội đã không được đưa vào sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế phải đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, hai là một bộ phận đất nông nghiệpđã bị chuyển mục đích sử dụng và một bộ phận nông dân bị mất việc làm trở thành lao động thất nghiệp, ba là nhà nước trên danh nghĩa là chủ sở hữu đất đai đã phải chi ra một lượng vốn lớn khi thu hồi đất giải phóng mặt bằng, 4 tiền mua hoặc thuê trụ sở sản xuât kinh doanh rất lớn lam cho lợi nhuân thu về ít.
Nguyên nhân thú hai là lãi xuất tin dung con rất cao, trong khi lai suất của Nhật Bản gần như bằng không mấy năm nay, lãi suất của Mỹ cung liên tục giản xuống thì lái suất huy động của các ngân hàng ở việt nam lại liên tuc gia tăng kéo dài. Số vốn sở hưu của các doanh nghiệp chi chiếm khoảng 30% tổng số vốn huy động, còn tới 70% là đi vay ngân hàng trong khi tỷ suất lơi nhuân còn thấp nên phần lợi nhuận để tái đầu tư thâp phầm khâu hao lại chậm.
Nguyên nhân Thứ 3 là môi trượng kinh doanh con nhiều bất cập. Thi trượng là nơi kinh doanh chung nhưng vân còn han chế có qua nhiều doanh nghiệp nhà nước độc quyền trên hnhiều linh vực, sự phân biệt đối sử giưa các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước. Và việc tiếp cân nguồn vốn tin dụng của nhà nước cũng rất khác nhau giưa các loại hinh doanh nghiệp. Tinh trang buôn lâu và gian lân thương mại con khá phổ biến, làm hang giả hang nhái... các yếu tố đó làm cho thi trường bị bó méo mất động lực cạnh tranh.
Nguyên nhân thứ 4 là nhập siêu gia tăng về kim nghạch và tỷ lệ nhập siêu. một số ý kiến cho rằng những năm gần đây chung ta chỉ nhập thiết bị và phụ tùng để đổi mới ky thuật công nghệ nhưng thực tế cho thây cơ câu công nghiệp trong nước chuyển dịch chậm mang năng tinh ra công là cho giá trị gia tyăng thấp, lơi nhuận ít.
Nguyên nhân thứ 5 là giá tiêu dùng tăng giản thât thường là một cản trở lớn đối với doanh nghiệp cũng như viêc hạn chế đầu tư tăng trưởng ( xet trên toàn bộ nền kinh tế ) dẫn đến tình trạng người có vốn thì không muốn đầu tư, người đi vay thi không dám đi vay vì sợ lỗ.
Nguyên nhân thứ 6 là vấn đề nhân lực. Thực trạng cho thấy nguồn lao đông tuy rẻ nhưng chât lượng lại chưa cao. Do đào tạo vừa bất hợp lý về cơ cấu vừa yếu về chất lượng số lượng lao động nhiều nhưng năng lực chuyên môn không cao. Từ chỗ là thế mạnh, lợi thế lai trở thành một điểm yếu.
Nguyên nhân cuối cùng là tình trạng quan liêu tham nhũng còn nặng lề chi phí phát sinh chiếm tỷ lệ cao trong giá thành sản phẩm dịch vụ là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến nền kinh tế, giảm khả năng cạnh tranh.
Trên đây là một số nguyên nhân tiêu biểu đã làm hạn chế sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta. để giải quyết tình trạng đó nhà nước và doanh nghiệp cần phải có những biện pháp, những quyết sách nhằm phát huy được những mặt tích cực để phát triển nền kinh tế trong cạnh tranh hiên nay và hạn chế những mặt yếu kém đang tôn tại.
III - Các giải pháp để nâng cao hiệu quả cạnh tranh.
Từ thực trạng nền cạnh tranh nước ta hiện nay cho thấy còn nhiều vấn đề bất cập cần giải quyết để nâng cao tính cạnh tranh. Dưới đây là một số liệu khác cụ thể.
1 - Đổi mới thể chế kinh tế nâng cao hiêu quả cạnh tranh.
để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hiện nay, phải tiếp tuc đổi mới thể chế kinh tế một cách toàn diên triệt để hơn, khắc phục yếu kém lớn nhất hiện nay của nền kinh tế là hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh còn thấp.
a - tìm muc tiêu nâng cao hiệu quả canh tranh.
Trươc yêu câu phát triển kinh tế nhanh và bền vưng, hội nhâp kinh tế quốc tế thành công, việc đổi mới thể chế kinh tế phải nhằm mục tiêu tạo thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả sức cạnh tranh của từng sản phẩm, từng nghành hàng, từng doanh nghiệp cho toàn bộ nghành kinh tế. Muốn vậy thì trước hết thể chế kinh tế phải đảm bảo thúc đẩy sự hình thành phái triển và từng bước hoàn thành các loại thị trường đi đôi với đổi mới sâu rộng cơ chế quản lí kinh tế. Khung pháp lí phải tạo sân chơi bình đẳng cho các thành phần kinh tế, xoá bỏ mọi phân biệt đối xử, kỳ thị đối với kinh tế dân doanh nhất là kinh tế tư nhân. Đồng thời tiếp tục tạo môi trường thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp trong suốt quá trình kinh doanh, xoá bỏ phân biệt đối xư trong các lĩnh vực như thuê mặt bằng sản xuất, vay vốn…. Những doanh nghiệp kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuân đều bình đẳng trước pháp luật, tiến tới hoạt đông theo một luật chung.
Doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vưc kinh doanh cũng phải cạnh tranh binh đằng như các doanh nghiệp khác. thực tế cho thây rằng những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả trong thời gian gần đây lại là những doanh nghiệp tư nhân măc dù họ ít được nhận ưu đãi, ưu tiên như doanh nghiệp nhà nước. Theo thống kê cho thây 40% doanh nghiệp nhà nước khi lố, khi lãi còn 20% là thua lỗ liên tục. Có lãi cũng chủ yếu dựa vào vai trò độc quyền chứ không do kinh doanh giỏi. Và cuối cùng là phải giảm bới đi đến xoá bỏ sự can thiệp trực tiếp của các cơ quan chức năng và hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp, xoá bỏ cơ chế xin cho, đôc quyền kinh doanh thống trị thị trường – nhưng yếu tố hạn chế canh tranh của nền kinh tế.
b - đẩy mạnh cải cách hành chính.
Thực tế cho thấy với thể chế chưa hoàn chinh, bộ máy cồng kềnh, nhiều tầng lớp, thủ tục hành chính rườm rà phiền toái, nền hành chính nhà nước đang ảnh hưởng rất lớn đến viểc triển khai đổi mới thể chế kinh tế, nhất là hạn chế việc phát huy nội lực nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Đẩy cải cách hành chinh gắn chặt với đổi mới thể chế kinh tế thực sự là vấn đề đáng quan tâm. để đạp đươc mục tiêu đó phải đổi mới một cach cơ bản qui trinh soạn thảo, thẩm định các văn bản qui phạm pháp luật và phải theo một trình tự phù hợp với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. để khắc phục tình trạng sơ hở, mấu thuẫn dễ bị lợi dụng hoặc vận dụng tuỳ tiên đảo bảo tính đổng bộ và thông nhât của hệ thông pháp luật cần chấn chỉnh viêc ban hành văn bản theo pháp luật của các bộ nghành chính quyền địa phương tăng cương kiểm tra viêc ban hanh văn bản, kip thời sửa đổi, thu hồi văn bản trái pháp luật. Ngoài ra còn là vấn đề kỉ luật kỉ cương hành chính có hiên tượng lỏng lẻo hiên nay đang làm giảm hiêu lực của hệ thông thể chế kinh tế. Doanh nghiệp gặp phải khó khăn trong kinh doanh một phần là do hệ thông thể chế kinh tế chưa hoàn chính, một phần không nhỏ quyết đinh sư thành công hoặc thất bại của doanh nghiệp là do những thủ tục hành chính, những phiền hà do bộ máy công chức gây ra… Đó là một số vấn đề về công tác đổi mới thể chế, cải cách hành chính.
2 – Tăng cương canh tranh để hôi nhập.
điểm mấu chốt của việc nâng cao năng lưc cạnh tranh của doanh nghiệp nước ta là tập trung đẩy mạnh sắp xếp đổi mới hệ thống doanh nghiêp nhà nước và kiên quyết giải thể, phá sản, bán hoăc cho thuê các doanh nghiêp thua lỗ kéo dài bởi vì bản thân cấc doanh nghiệp này sẽ không đủ sức tồn tại và cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Trong điều kiện đó doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được phảỉ xây dựng cho mình những chiến lược kinh doanh thích hợp, cụ thể như chiến lược về công nghệ, tài chính, marketing và chiến lươc về nhân lực.
chiến lược về công nghệ: để nâng cao năng lực canh tranh các doanh nghiệp cần phải đổi mới công nghệ đây là một trong nhưng vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu và cần phảỉ đặt doanh nghiệp vào vị trí trung tâm trong việc đổi mới công nghệ. Nhưng trong quá trình đổi mới công nghệ không phải chỉ cố công nghệ cao, hiên đại là tốt mà doanh nghiệp cần phải lưa chọn cho mình công nghệ phù hợp với điều kiện sản xuất, chình độ tay nghề của lao động kết hợp với các nguồn lực để đạt hiệu quả cao. Từ đó mới có điều kiện tăng năng suất lao đông, hạ giá thành sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ được mới thu về được lợi nhuận cao.
Chiến lược về tài chính: cần công khai, minh bạch tài chính, phải được xem là điểm xuất phát về tài chính qua đó doanh nghiệp biết được thưc trạng hiệu quả của đồng vốn. Từ đó có những chính sách đúng đắn về sử dụng tài chính trong tương lai. Nhanh chóng áp dụng các nguyên tắc kế toán và kiểm toán, điền này được xem là vấn đề quan trọng trong quá chình cải cách các doanh nghiêp nhà nước.
Về chiến lược marketing: các doanh nghiệp phải được dự báo sự biến đổi của quan hệ cung cầu về sản phẩm và khả năng tăng giảm trên thị trường trong nước và quốc tế. Khai thác được lợi thế cạnh tranh của mình so với các đối thủ canh tranh khác, dự báo xu hướng thị hiếu tiêu dùng cuả khách hàng, các doanh nghiệp cần thực hiện các tiêu chuẩn ISO, quan tâm hơn nữa đến vòng đời sản phẩm, từ đó nâng cao uy tín của thương hiệu sản phẩm trên thi trường.
Chiến lược nhân lực: điều quyết định thành bại của doanh nghiệp là chiến lược nhân lực, cần phải lựa chọn ngươi có năng lực vào các vị tri chủ chốt của doang nghiệp, đó là khâu đột phá cho chiến lược sử dụng con người thông qua cơ chế tuyển dụng nghiêm khắc, tìm đúng người giao đúng việc. Có như vây năng suât lao đông, chất lượng sản phẩm mới được nâng cao.
Trên đây là một số chiến lược quan trọng đối với doang nghiệp để phái triển kinh tế. vì vậy mà mỗi doanh nghiệp cần phải đề ra những bước đường, chiến lược cho riêng mình để mục đích cuối cùng là thu về lơi nhuận cao nhất.
IV - Kết luận. “ Mơ tới một xã hội canh tranh ”
Nhìn lai chinh sách canh tranh của nước ta trong hơn 15 năm qua cho thấy: trươc hết là cốt lõi canh tranh của Việt Nam chủ yếu trưa phảI quan tâm cho doanh nghiệp tư nhân mà tâp trung vào một phần các doanh nghiệp nhà nước chậm chạp khi thích ứng với biến đổi của cơ chế thi trường, chi phí giám sát cao, hiêu quả kinh doanh kem, tốn ngân sách nhà nước và tài sản quốc gia. Thứ hai là thương nhân nước ngoài xuất hiên ngày cang nhiều trên thi trường nội địa. Nhà nước ta buộc phải tìm mọi cách chông đỡ sự lạm dụng của công nghệ cao, tài chinh và thi trường của họ. Và nhà nước đã tìm cach bảo hộ và nâng dần sức canh tranh của doanh nghiêp trông nước, trong đó có doanh nghiêp tư nhân.
Thực tế cho thấy Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế đóng kin với thế giới bên ngoài, nay mới dần đươc mơ cửa, chinh sách canh tranh hiên thời của nước ta về cơ bản vấn còn mang đâm tinh che chắn và chông đỡ, chúng ta dường như chưa nhân thây sức manh và vai trò to lớn của canh tranh và vì thế chưa chủ động tao ra vầ bảo vệ canh tranh. Trong một xã hội đóng kín như thế thi dâu ấn của chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa quan liêi trong giới cầm quyền vẫn con năng nề. Nhưng đIều đó đều chưa quen với canh tranh trong kinh doanh bởi canh tranh làm cho cuộc sống bị thach thức bị đảo lộn bởi đủ loại đối thủ chính vì thế mà làm thương nhân luôn lé tránh canh tranh, nhưng cứ tiếp tuc như vây thi toàn bộ nền kinh tế quốc doanh và người tiêu dùng không được lợi.
Từ thưc trang trên chung ta cần phải có cạch nhin mơi mẻ hơn về cạnh tranh. Trước hết về phía nhà nước thì phải lo cho dân giầu nước mạnh, phải làm cho ho năng đông sang tạo. để lam được điều đó cần phi tâp trung hoá các nguôn tài nguyên, bảo hộ hơn nưa và nầng dần vai trò của kinh tế tư nhân.
Bởi vậy cần nhìn nhân canh tranh như một sức ép duy trì sư ssang tạo không ngừng của con người để từ đó tìm mọi cách để khơI dậy, bảo hộ và thúc đẩy canh tranh diên ra. Canh tranh luôn đI liền với thời cơ và thach thức, nhưng vân đề cân đươc giảI quyêt hiên nay là: vừa phai gia tăng tư do kinh doanh tư nhân vừ giảm bớt sư can thiệp của nhà nước, hạn chế và giám sát độc quyền của doanh nghiêp nhà nước, vừa phải nâng đỡ doanh nghiệp tư nhân tích luỹ tư bản và tao ra sức mạnh tâp trung trên thị trường hợp lý. Vừa khuyến khích đầu tư nước ngoài và tự do hoá thương mại vừa tăng cường kiểm soát sự lạm dụng độc quyền của tư bản nước ngoài vi mục đích bảo hồ tư bản trong nước.
Trên đây là một số giải pháp đúc kêt vấn đề canh tranh nhằm giúp chúng ta có cách nhìn mới hơn về cạnh tranh và xem nó là một trong những yếu tố căn bản để phát triển kinh tế hiện nay trong giai đoạn hội nhập. Cần phải hoà nhập cạnh tranh vào nền kinh tế và đề ra chiến lựơc cạnh tranh cho hợp lí để tao ra ưu thế cho mình. cũng nhằm tao ra môi trường kinh doanh có hiệu quả cho tất cả doanh nghiệp nhà nươc và tư nhân.
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28356.doc