Tiểu luận Cấu tứ trong lời kỹ nữ của Xuân Diệu

Trả lời Tình yêu là đề tài muôn thuở của thi ca.Từ cổ chí kim đã có bao nhiêu thi sĩ khai thác đề tài này với nhiều cung bậc khác nhau. Chúng ta đã từng say đắm trong những vần thơ của Hàn Mặc Tử, Xuân Quỳnh với một trái tim rạo rực, tha thiết.Trong bản nhạc thơ tình Việt Nam, chúng ta không thể quên cây đại thụ trong làng thơ Mới- Xuân Diệu với một “hồn thơ khao khát giao cảm với đời” luôn được thể hiện và toả sáng trong từng bài thơ của ông.Và đặc biệt “Lời kỹ nữ”- một thi phẩm đã làm xốn xang lòng người bởi sức hấp dẫn kỳ diệu của bài thơ.Tiếp cận bài thơ ở góc độ cấu tứ chúng ta sẽ phần nào giải mã thông điệp mà Xuân Diệu muốn gửi tới cho bạn đọc. “Lời kỹ nữ”cũng như bao bài thơ khác của Xuân Diệu đã thể hiện niềm “khát khao”tình yêu, khát khao hạnh phúc.Vẫn đề tài tình yêu nhưng tình yêu trong bài thơ không trọn vẹn, một mối tình thoảng qua giữa khách giang hồ và gái làng chơi. Bài thơ là cái nhìn đầy cảm thông sâu sắc của nhà thơ với nhân vật “người kỹ nữ”. Tìm hiểu sức hấp dẫn của bài thơ chính là tìm hiểu tứ thơ được thể hiện thông qua ngòi bút của nhà thơ Xuân Diệu

doc11 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1817 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Cấu tứ trong lời kỹ nữ của Xuân Diệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC --------------- TIỂU LUẬN GIỮA KỲ MÔN: THƠ PHÁP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ĐỀ TÀI: CẤU TỨ TRONG LỜI KỸ NỮ CỦA XUÂN DIỆU Tình yêu là đề tài muôn thuở của thi ca.Từ cổ chí kim đã có bao nhiêu thi sĩ khai thác đề tài này với nhiều cung bậc khác nhau. Chúng ta đã từng say đắm trong những vần thơ của Hàn Mặc Tử, Xuân Quỳnh với một trái tim rạo rực, tha thiết.Trong bản nhạc thơ tình Việt Nam, chúng ta không thể quên cây đại thụ trong làng thơ Mới- Xuân Diệu với một “hồn thơ khao khát giao cảm với đời” luôn được thể hiện và toả sáng trong từng bài thơ của ông.Và đặc biệt “Lời kỹ nữ”- một thi phẩm đã làm xốn xang lòng người bởi sức hấp dẫn kỳ diệu của bài thơ.Tiếp cận bài thơ ở góc độ cấu tứ chúng ta sẽ phần nào giải mã thông điệp mà Xuân Diệu muốn gửi tới cho bạn đọc. “Lời kỹ nữ”cũng như bao bài thơ khác của Xuân Diệu đã thể hiện niềm “khát khao”tình yêu, khát khao hạnh phúc.Vẫn đề tài tình yêu nhưng tình yêu trong bài thơ không trọn vẹn, một mối tình thoảng qua giữa khách giang hồ và gái làng chơi. Bài thơ là cái nhìn đầy cảm thông sâu sắc của nhà thơ với nhân vật “người kỹ nữ”. Tìm hiểu sức hấp dẫn của bài thơ chính là tìm hiểu tứ thơ được thể hiện thông qua ngòi bút của nhà thơ Xuân Diệu Là một cây bút lão luyện trong làng thơ Việt Nam, Xuân Diệu có những quan niệm về thơ hết sức thú vị: “Thơ phải làm cho người ta xúc động, phải truyền cảm phải làm cho tâm hồn người ta bay bổng như được chắp cánh”. Cũng như các nhà thơ khác, Xuân Diệu đã nhấn mạnh yếu tố đầu tiên rất cần cho thơ ca là phải làm cho người đọc xúc động, muốn vậy thơ phải giàu cảm xúc và “Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy” (Ngô Thì Nhậm). Muốn viết được những vần thơ hay, “ neo chặt trong bến tâm hồn người thưởng thức” thì nhà thơ phải “nhập cuộc” phải là tiếng đồng vọng của trái tim đến với trái tim “nhập vào người khác và đọc lại mình” khi đó mới khẳng định sức sống mãnh liệt của thơ ca cũng như tài năng nghệ thuật của người sáng tạo ra nó. Lao động nghệ thuật là vô cùng nghiệt ngã, đặc biệt trong sáng tác thơ ca điều đó đòi hỏi sự nghiệt ngã hơn. Đó là sự nghiệt ngã trong việc đi tìm cấu tứ của bài thơ, trong việc sử dụng các hình ảnh ,các chi tiết, ngôn từ…tất cả đều phải được “chắt lọc” từ cuộc sống. Xuân Diệu với niềm đam mê nghệ thuật cũng đã từng “lao tâm khổ tứ” trong công việc sáng tạo thi ca:” “Tôi là một trái cam,hãy vắt kiệt lấy nước của nó-đó là những dòng thơ của tôi”… “Tôi cố gắng để làm sao những sáng tác của mình không phải là những cái khung sơ lược, trìu tượng, mà những hình tượng đầy máu thịt”.Chính vì vậy sức hấp dẫn thơ Xuân Diệu nói chung và “Lời kỹ nữ” nói riêng đến ngày nay vẫn đầy sự thú vị. Phải chăng “hồn cốt”của bài thơ chính là sự tâm huyết của tác giả thông qua cấu tứ của bài thơ? “Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm đến cuộc sống.Toé lên ở những nơi giao nhau của tâm hồn với ngoại vật, trước hết là những xúc cảm. Cảm xúc là phần thịt xương hơn cả của đời sống tâm hồn”(Nguyễn Đình Thi).Thơ Xuân Diệu với dòng cảm xúc dạt dào nhựa sống trong mỗi bài thơ đều thấm đượm tình người. Nếu không có sự cảm thông chia sẻ, sự thấu hiểu con người- mối dây bền chặt với cuộc sống thì Xuân Diệu không thể viết lên “Lời kỹ nữ”xúc động đến như vậy được. Hiểu ý thơ chỉ là nội dung đơn giản, chỉ là lớp vỏ của ngôn ngữ, do vậy việc tìm hiểu bài thơ ở góc độ phân tích cấu tứ sẽ giúp người đọc thấy được nội dung nổi bật của bài thơ với cách hiểu thấu đáo và có chiều sâu nhất.Việc phân tích cấu tứ của bài thơ để từ đó giải mã được bức thông điệp của Xuân Diêu, thấy được giá trị nghệ thuật, giá trị nội dung là hướng đi của bài viết này. Theo Từ điển thuật ngữ văn học (307) “Tứ thơ hay chính là cảm xúc thơ hoặc ý nghĩa hình ảnh thơ. Thơ là cảm xúc thẩm mĩ, thi vị, không giống với cảm xúc sinh hoạt thực dụng hàng ngày. Làm thơ phải bắt đầu từ cảm xúc thơ, tức là thi tứ, phải có “tứ thơ”.Tìm “tứ” là xác định cảm xúc và hình ảnh thơ. “Cấu tứ” là tạo được hình tượng có khả năng khơi gợi được cảm xúc nhân văn của tâm hồn con người. Đó là sự kết hợp giữa hình ảnh sống động và ý nghĩa thơ, sao cho sự sống của hình ảnh càng triển khai ra, càng khơi sâu thêm nhiều ý nghĩa của bài thơ. Như vậy việc phân tích thơ chính là đi tìm cấu tứ cho bài thơ và trong “Lời kỹ nữ” sở dĩ có được sức cuốn hút làm mê đắm lòng người, chính là ở cấu tứ của bài thơ. Tài năng của nhà thơ được bộc lộ rõ nét nhất ở khả năng sáng tạo tứ thơ “Thông qua tứ thơ có thể thấy quá trình sáng tạo của thơ ca, cách khám phá hiện thực, chiếm lĩnh hiện thực của chủ thể sáng tạo, khả năng khái quát, quan điểm chính trị, đặc biệt là quan điểm thị hiếu của nhà thơ” (13- ý thơ và tứ thơ- Mã Giang Lân). Trước hết chúng ta phải phân biệt ý thơ và tứ thơ. Nhà thơ Xuân Diệu viết “ý là khái niệm và suy nghĩ do từ cuộc sống mà rút ra đươc…từ cuộc sống mà toát ra ý, ý ấy muốn trở vể tác động trở lại vào cuộc sống mà tác động bằng phương thức thơ thì ý ấy nên “đầu thai” thành xúc cảm, ý ấy nên trở thành tứ…ý là của chung mọi người, tứ mới là của riêng của mỗi thi sĩ”.Có ý kiến lập luận “Nói đến ý ta nghĩ đến những điêu xảy ra trong trí óc khi suy nghĩ.Còn tứ phải là những ý không ở dạng quan niệm nữa đã thể hiện trong hình tượng”. Có thể thống nhất ý là những suy nghĩ, những đại ý, những chủ thể của thơ. Tứ thơ là cách thể hiện ý, chủ đề mà không phải là ý, không phải là chủ đề,từ đó chính là cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, hình tượng nghệ thuật…để làm nên sự khác biệt của bài thơ này với bài thơ khác khi cùng một chủ để. “Lời kỹ nữ”của Xuân Diệu không phải là một đề tài mới trong thơ ca từ trước tới nay. Trong thơ xưa, Nguyễn Du cũng từng viết về đề tài nay với bài thơ nổi tiếng “Long Thành cầm giả ca” đã làm xúc động bao trái tim người đọc và cùng thời với XuânDiệu còn có “Giang hồ”của Lưu Trọng Lư, “Dâng tình” của Vũ Hoàng Chương…Nhưng “Lời kĩ nữ” của Xuân Diệu “đã khơi sâu vào tâm thức của thời đại, vì vậy nó đạt tới tầm trí tuệ cao hơn và ý nghĩa nhân bản sâu sắc hơn” (Lý Hoài Thu). Bắt nguồn từ môtíp quen thuộc của văn chương lãng mạn, “Lời kĩ nữ” viết về mối tình chớp nhoáng giữa khách làng chơi với gái giang hồ. “Mặc dầu cũng nói đến cuộc yêu đương nhưng bài thơ nhất thiết không phải là bài thơ tình với đúng nghĩa của nó”. Cao hơn tất cả tình cảm không cội rễ, không gắn bó của khách giang hồ, Xuân Diệu muốn bày tỏ nỗi cô đơn kinh khủng của lòng người- một nỗi cô đơn tự mình không chịu đựng nổi nhưng cũng không chia sẻ cùng ai. Phải có sự đồng cảm sâu sắc với cảnh ngộ đáng thương của người kĩ nữ, Xuân Diệu hoà tan vào nỗi cô đơn buốt giá của nhân vật trữ tình từ những biểu hiện của tâm trạng đến những chuyển động của thân thể. Bài thơ mở đầu bằng giọng điệu mời mọc, tha thiết, quen thuộc: “ Khách ngồi lại cùng em trong chốc nữa Vội vàng chi trăng sáng quá khách ơi Đêm nay rằm: yến tiệc sáng trên trời; Khách không ở lòng em cô độc quá”. Nhân vật trữ tình trong bài thơ ở đây là “em”, là lời tâm trạng của ngôi thứ nhất thể hiện cảm xúc buồn cô đơn của người kỹ nữ: Họ khao khát hạnh phúc, sợ buồn, sợ cô đơn. Bài thơ là sự chuyển hoá của tác giả vào nhân vật trữ tình “em” để nói lên tâm trạng của chính mình. Xuân Diệu – với hồn thơ “khát khao giao cảm với đời” luôn là mạch nguồn cảm xúc trong mỗi bài thơ.Số phận của người kỹ nữ luôn ở trong tình cảnh cô đơn, mối tình của họ chợt đến rồi chợt đi, tình cảm trong chốc lát bởi vậy họ rất sợ nỗi cô đơn buồn tủi phải đối mặt với không gian bao la rộng lớn “Đêm nay rằm: yến tiệc sáng trên trời. Khách không ở lòng em cô độc quá”. Phải là một trái tim tha thiết, yêu thương luôn “mở hồn ra đón những vang động của đời”, Xuân Diệu mới thấu hiểu nỗi cô đơn đến tuyệt vọng của người kĩ nữ. Mong mỏi, khát khao người khách ở lại chỉ trong chốc lát, nhân vật trữ tình em đã đưa ra những nguyên cớ để mời mọc “Đêm nay rằm: yến tiệc sáng trên trời”đối lập với “lòng cô độc”, “yến tiệc” đối lập với “lòng em” lấy cái vũ trụ bao la dể đối chiếu với con người bế nhỏ càng nhấn mạnh nỗi cô đơn của người con gái làm nghề kỹ nữ. Con người cô đơn càng sợ cái khoảng không gian bao la của vũ trụ rộng lớn như xâm chiếm tâm hồn mình. Lấy hình ảnh trăng là môtíp quen thuộc trong thi ca và cũng là môtíp quen thuộc trong thơ tình Xuân Diệu “Trăng sáng, trăng xa trăng rộng quá. Hai người nhưng chẳng hết bơ vơ”và một lần nữa hình ảnh này lại được sử dụng có hiệu quả trong “Lời kĩ nữ”để tô đậm cảm giác cô đơn, buồn tủi của nhân vật em. Từ những lời mời mọc đến sự tự nguyên dâng hiến: Tay em đây mời khách ngả đầu say. Đây rượu nồng.Và hồn của em đây, Em cung kính đặt dưới chân hoàng tử” Xuân Diệu quan niệm về tình yêu là sự hoà hợp giữa tinh thần và thể xác. Bởi đó là một hồn thơ có trái tim tha thiết, rạo rực nỗi khát khao “Uống tình yêu dập cả môi” “Thơ Xuân Diệu không chỉ chú trọng thính giác và thị giác. Như thế còn xa xôi cách bức quá phải huy động cả khứu giác, vị giác và xúc giác đề có thể tiếp cận sát sạt và ôm riết, quấn riết lấy cuộc đời” (187). Ta ôm bó cánh tay ta làm rắn Làm dây da quấn quýt cả mình xuân Không muốn đi mãi mãi ở vườn trần Chân hoá rễ để hút nùa dưới đất Chỉ có trong thơ Xuân Diệu tình yêu mới được thể hiện một cách mãnh liệt đến như vậy: bằng thị giác và thính giác thôi chưa đủ mà còn bằng cả xúc cảm…Thế nhưng vẫn chưa “thoả nỗi khát thèm” con người vẫn cô đơn. Câu thơ bị chia cắt làm đôi “Đây rượu nồng.Và hồn của em đây”người kĩ nữ đã nguyện dâng hiến, cùng với điệp từ “đây” “tay em đây”, “đây rượu nồng”và cuối cùng “hồn của em đây” cả thể xác và tâm hồn người kĩ nữ đều dâng hiến để mong tìm được nguồn an ủi nhưng dường như càng mở rộng lòng mình thì càng cô đơn và tuyệt vọng. Càng khát khao chia sẽ chỉ tìm thấy sự hẫng hụt: “Chớ đạp hồn em! Trăng từ tiễn xứ Đi khoan thai lên ngự đỉnh trời tròn. Gió theo trăng từ biển thổi qua non Buồn theo gió lan xa từng thoáng rợn”. Người kĩ nữ ấy đang dự cảm được sự mời gọi tha thiết ấy đã tuyệt vọng: càng mời gọi, càng khao khát thì người du khách kia càng đi xa: “Chớ đạp hồn em! Trăng từ viễn xứ. Câu thơ đọc lên với bao tâm trạng đau xót “chớ đạp hồn em”.Sự đối nghịch trong tình cảm giữa “em” và du khách “em cung kính” và chỉ mong “chớ đạp hồn em”, tấm lòng của người kĩ nữ nguyện “đặt dưới chân hoàng tử”- nỗi đắng cay về thân phận của mình.Thế nhưng lời mời gọi ấy đã trở lên vô vọng: Câu thơ được ngắt làm đôi thể hiện sự hụt hẫng đến vô vọng của cõi lòng: “Trăng từ viễn xứ. Đi khoan thai trên đỉnh trời tròn” “Hồn em” tuyệt vọng chứng kiến cảnh trăng “Đi khoan thai trên đỉnh trời tròn”. Giữa “Hồn em” và trăng có lẽ không bao giờ lại gần được và không bao giờ có sự đồng cảm, trăng chỉ làm cho “em”thêm lạnh lẽo, cô đơn hơn. Câu thơ “Trăng từ viễn xứ, đi khoan thai lên ngự đỉnh trời tròn” là câu thơ hay nhất trong bài thơ.Chỉ có Xuân Diệu mới cảm nhận được tâm trạng đang chuyển mình của cảnh vật, thiên nhiên “đi khoan thai”. Xuân Diệu đã thổi linh hồn vào trong câu thơ này giúp người đọc coá thể quên đi bài thơnhưng chắc chắn sẽ không quên câu thơ: “Chớ đạp hồn em! Trăng từ viễn xứ Đi khoan thai lên ngự đỉnh trời tròn” Từ “khoan thai” làm nên nét đặc sắc cho bài thơ, “nhãn tự” của bài thơchính là ở việc nhà thơđã sử dụng ngôn ngữ đặc biệtvà có hiệu quả trong bài thơ của mình. Đó là từ “vỡ” trong câu “ Lời kĩ nữ đã vỡ vì nước mắt”, “run” trong “Mắt run mờ, kỹ nữ thấy sông trôi”. Người kĩ nữ dường như tuyệt vọng chứng kiến sự xa rời của thiên nhiên trăng “đi khoan thai”, “sông trôi” các hình ảnh đó cứ xa dần xa dần trong con mắt của người kĩ nữ, khoảng cách xa xăm ấy càng làm cho tâm hỗn “kĩ nữ” thêm trống trải. Trong quá trình sáng tạo thơ ca, nhà thơ phải lao động ngôn từ và phải lựa chọn sao cho phù hợp. Với nhà thơ ngôn từ có một sức hấp dẫn mãnh liệt “Ngôn từ quyến rũ nhà thơ và hoà nhập, lặn sâu vào tiềm thức, làm khuấy đảo tầng sâu vô thức gây nên sự bùng nổ sáng tạo thi ca. Quá trình nhà thơ tìm chữ là hành trình thăm thẳm của sự phân ly, hội tụ giữa bản ngã và ngoại cảnh, giữa vô thức và ý thức, giữa vô ngôn và chuẩn mực ngôn ngữ xã hội …”.Và ngôn ngữ coá vai trò rất lớn nối trái tim đến với trái tim và là “cây đàn muôn điệu” của tâm hồn: Ngôn ngữ thi ca quyến rũ tâm hồn nhà thơ, giúp họ từ bỏ thế giới đang sống để đắm chìm trong thế giới của siêu văn với sự bản sự mông lung của những khoảnh khắc ngôn từ và độ âm vang của nhịp điệu trái tim hoà nhập với nhịp điệu của đời sống”(Võ Tấn Cường).Soi chiếu vào bài thơ ta thấy Xuân Diệu đã “hoà nhịp điệu trái tim của mình bằng nhịp điệu cuộc sống”. Bằng sự cảm thông thương xót, bằng sự thấu hiểu cuộc đời của Xuân Diệu đã cảm nhận được tâm trạng của “người kĩ nữ”đang diễn ra như thế nào? Đó là cảm xúc trào dâng đến tột độ: Cấp độ tâm trạng được tăng theo mạch cảm xúc của câu thơ: Buồn- sầu- lạnh- lẽo-vỡ- run. Cấp độ của tình cảm ngày càng dâng cao thành cơn bão lòng đến tuyệt vọng.Tâm trạng bắt đầu từ buồn lan toả vào thiên nhiên “Buồn theo gió lan xa từng thoáng rợn” tăng đến “sầu như biển lớn”và biểu hiện của nỗi buồn- sầu là nước mắt “lời”đã “vỡ”vì nước mắt. Xuân Diệu thật tinh tế trong việc sử dụng từ ngữ: “Lời kĩ nữ đã vỡ vì nước mắt”. “Nước mắt” là nguyên nhân làm cho lời mời gọi ban đầu kia không còn nguyên vẹn nữa mà tan ra thành trăm mảnh. Nỗi cô đơn, buồn tủi được tích tụ thành giọt nước mắt đắng cay, ngậm ngùi. Đặc biệt từ “run”đã có sự chuyển đổi cảm giác: Từ thị giác đến xúc giác. Cấp độ của tâm trạng ngày càng được dâng cao và chuyển đổi giác quan. Đó là sự tài tình khéo léo của Xuân Diệu trong việc lựa chọn từ ngữ. Để khắc hoạ tâm trạng nỗi cô đơn đến tận cùng của người “kĩ nữ”, Xuân Diệu đã sử dụng các hình ảnh mang biểu trưng cho không gian nghệ thtuật của bài thơ. Không gian càng rộng lớn thì con người càng cảm thấy bơ vơ lạc lõng. “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó.Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuậtbao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong cường độ nhất định, qua đó đến thế giới nghệ thuật cụ thể: cái này bên cạnh cái kia, liên tục ,cách quãng, xa, gần, rộng, dài tạo thành viễn cảnh nghệ thuật. Ngoài không gian vật thể có không gian tâm tưởng…Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có tác dụng mô hình hóa các mối liên hệ bức tranh thế giới như thời gian, xã hội đạo đức, tôn ti ,trật tự…Không gian nghệ thuật chẳng những cho ta thấycấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả … Như vậy không gian nghệ thuật trong “Lời kĩ nữ” đó là những hình ảnh thiên nhiên mang tầm vóc vũ trụ như: Trăng, trời, gió, non biển…Hình ảnh tạo cho chúng ta cảm giác về không gian bao la rộng lớn đối lập với “Chớ để riêng em phải gặp hồn em”. Người “kĩ nữ” sợ nhất sự cô đơn chỉ một mình đối mặt với mình. Không gian rộng lớn càng khắc hoạ tâm trạng lẻ loi, cô đơn của nhân vật trữ tình. Không gian rộng lớn thì con người lại càng thu nhỏ hơn. Cuộc đời, số phận của người phụ nữ không biết trôi dạt về đâu trước dòng đời định mệnh “Trôi phiêu lưu không vọng bến haygành”. Bởi số phận họ không có điểm dừng, càng tìm kiếm hạnh phúc càng vô vọng và nhân vật đành phó mặc cho cuộc đời. “Chỉ với Xuân Diệu thời gian mới trở thành nỗi ám ảnh”(Đỗ Thuý Lai) .Xuân Diệu “khát khao giao cảm với đời”ông quan niệm thời gian một đi không trở lại, tuổi trẻ là tuổi đẹp nhất nên phải biết tận hưởng tuổi trẻ của đời người.Trong cặp mắt “xanh non biếc rờn”Xuân Diệu luôn sợ thời gianvì vậy ông sống “vội vàng”, sống “cuống quýt” “rất sợ ngày mai”. Thời gian trong “Lời kĩ nữ”thấm đẫm trong từng cảnh vật.Thời gian càng chảy trôi từ “trăng sáng quá”đến: “Em sợ lắm.Giá băng tràn mọi nẻo.Trời đầy trăng lạnh lẽo suốt xương da”. Cái lạnh lẽo, cô đơn đã xuyên thấm vào da thịt của người kĩ nữ. Từ nỗi buồn- sâu và cảm nhận được “lạnh lẽo suốt xương da” là hướng cảm nhận vô cùng mới mẻ và tinh tế trong thơ Xuân Diệu. Nét độc đáo trong bài thơ chính là ở chỗ Xuân Diệu đã chia câu thơ thành hai câu: “Đây rượu nồng. Và hồn của em đây”. Em sợ lắm. Giá băng tràn mọi nẻo Xao xác tiếng gà.Trăng ngà lạnh buốt” Việc ngắt câu thơ thành hai để khắc hoạ tâm trạng nhân vật trữ tình cảm giác hụt hẫng đến vô vọng và bế tắc.Cuối bài thơ chỉ có một âm thanh duy nhất “xao xác tiếng gà”, âm thanh “tiếng gà” càng khắc hoạ càng làm cho tâm trạng của người kĩ nữ cô đơn hơn mà thôi. Bài thơ giàu tính nhạc càng tạo cho thơ âm hưởng buồn da diết “Tròn-non; da-giai; già- qua; mắt-gắt; chơi- khơi- lời; gà-ngà; trôi-rồi”. Các cặp từ hiệp vần với nhau góp phần tạo thành khúc giao hưởng tô đậm thêm nỗi cô đơn tuyệt vọng của người “kĩ nữ” cũng như chàng thi sĩ đang khao khát được cảm thông, được gắn bó yêu đương với cuộc đời bằng mối tình tri âm tri kỉ nhưng số phận trớ trêu đã đưa đến cho họ những vị khách lãng du đi tìm mối giải sầu trong chốc lát: “Người giai nhân: bến đợi dưới cây già Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt” Xuân Diệu đã sử dụng môtíp quen thuộc trong ca dao “thuyền và bến”: “Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” Thuyền và bến là hai hình ảnh không bao giờ đến được với nhau: Bến thì chung thuỷ đợi chờ, thuyền chỉ thoáng qua. Mượn hình ảnh thuyền và bến để diễn tả tình cảm của “người giai nhân” và “tình du khách” không phải là điều mới mẻ nhưng với cách thể hiện tứ thơ độc đáo vẫn làm cho bài thơ thêm sinh động và hấp dẫn. Lời van nài của người “kĩ nữ” không giữ nổi bước chân “du khách” cũng như những tình cảm thật của người nghệ sĩ bị người đời phũ phàng cự tuyệt. Đó chính là bi kịch tinh thần đau xót của nhà thơ lãng mạn đang bị hành hạ bởi nỗi cô đơn mà Xuân Diệu đã thể hiện vô cùng thấm thía qua bài thơ. Có thể nói “Lời kĩ nữ”của Xuân Diệu là tiếng vọng của một thời đại vì vậy bài thơ đạt tới tầm trí tuệ cao và ý nghĩa nhân bản sâu sắc. Sức hấp dấn của “Lời kĩ nữ” không phải ở để tài mà là cấu tứ của bài thơ. Xuân Diệu – một phong cách thơ độc đáo đã tìm cho mình một hướng đi khác cho bài thtơ của mình. Có được cấu tứ ấy là do “Xuân Diệu là con người giàu tình cảm, chân thành như vậy nên thơ anh trước cách mạng cũng như sau cách mạng sôi nổi, đằm thắm chứa chan tình người”. Đặc biệt không có sự giao cảm giữa những con người thì cuộc đời chỉ là những sa mạc, chỉ là “hư vô” vì thế “Lời kĩ nữ” là sự giao cảm và hoà nhập giữa hai tâm hồn “Người kĩ nữ” và “con người thi sĩ”. Sự giao cảm ấy là mạch nguồn cảm xúc tạo nên sức sống bất diệt của bài thơ. TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1.Lữ Huy Nguyên, Xuân Diệu thơ và đời, NXB Văn học. 2.Nguyễn Đăng Mạnh, Xuân Diệu và niềm khát khao giao cảm với đời 3.Vũ Ngọc Phan, Xuân Diệu. 4.Vương Trí Nhàn, Khả năng toả sáng. 5.Đỗ Lai Thuý, Mắt thơ, NXB Văn hoá thông tin Hà Nội 2001. 6. Hà Minh Đức, Lí luận văn học, NXB Giáo dục, 2000. 7.Đào Duy Hiệp, Đọc bài thơ chợ tết- Đoàn Văn Cừ, Văn nghệ trẻ Hà Nội 20/7/2004. 8.Đào Duy Hiệp, Kiểu tự sự trong bài thơ Không nói của Nguyễn Đình Thi, Văn nghệ số3+4+5(7-31/1/2003). 9.Đặng Anh Đào,Tài năng và người thưởng thức, NXB Hội nhà văn ,1994 10.Nguyễn Phan Cảnh, Ngôn ngữ thơ, NXB Văn hóa thông tin, 2001. 11.Jean CoHen, Thơ và nghiên cứu thơ, Văn học nước ngoài 4/1998. 12.I.M LotMan, Cấu trúc văn bản nghệ thuật. NXB ĐHQG, 2004 13. Nguyễn Tấn Cường, Sự lệch chuẩn của ngôn ngữ thi ca văn học và nghệ thuật- htm(26/9/2007) 14.Mã Giang Lân, Thơ hình thành và tiếp nhận, Nxb ĐHQGHN. 15.Hoài Thanh- Hoài Chân- Thi nhân việt nam- NXB Văn hoá Hà Nội 16.Nguyễn Đình Thi, Mấy ý nghĩ về thơ. 17.Mã Giang Lân, Tiến trình thơ hiện đại việt nam. NXB Giáo Dục 18.Lý Hoài Thu, Nét đặc sắc trong nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám (qua hai tập “Thơ thơ”và “Gửi hương cho gió”)- Luận án PTS Hà Nội, 2005 . 19.Lê Bá Hán-Trần Đình Sử- Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học NXB Giáo Dục, 2006.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBCA 13.doc