MỤC LỤC
CHẾ ĐỘ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC VỀ RUỘNG ĐẤT 3
1. Bộ phận ruộng đất do nhà nước trung ương trực tiếp quản lý 6
2. Bộ phận ruộng đất công làng xã 11
KẾT LUẬN 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
MỤC LỤC 25
MỞ ĐẦU
Đi sâu vào chế độ phong kiến, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác- Lênin đặc biệt chú ý đến chế độ sở hữu ruộng đất, xem nó là cơ sở thực sự của mọi hoạt động xã hội đương thời. Mác viết: " Chế độ sở hữu lớn về ruộng đất là cơ sở thực sự của hoạt động xã hội trung đại phong kiến ". Ở nước ta trước kia cũng vậy, người nông dân sinh ra là để nghe thấy câu " đất của vua, chùa của bụt ".
Trong suốt các thế kỷ XIII- XV chế độ sở hữu ruộng đất của nhà nước chiếm địa vị thống trị. ở thế kỷ XV do tình hình phát triển của chế độ ruộng đất, nhà nước đặt ra chế độ lộc điền bổ sung cho chế độ bổng lộc bằng họ có thuế của thời Trần. Chế độ thực phong vẫn được duy trì và dần dần được thay thế bằng chính sách phong thưởng bằng ruộng đất.
Sự phát triển của chế độ ruộng đất ở các thế kỷ XIII- XV đã diễn ra trong một khung cảnh đất nước thống nhất. Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước phong kiến trung ương là bộ phận chiếm phần lớn diện tích ruộng đất đã thành thục đương thời. Chúng ta có thể chia thành hai loại theo mức độ phụ thuộc vào sở hữu. Loại 1 bao gồm các bộ phận ruộng đất thuộc quyền sở hữu trực tiếp của nhà nước như ruộng sơn lăng. tịch điền, ruộng quốc khố hay ruộng quan.Đối với loại ruộng đất này nhà nước xuất hiện như một địa chủ tư nhân, trực tiếp phát canh và trực tiếp thu tô. Với quyền sở hữu và trực tiếp quản lý của mình, nhà nước đã dùng bộ phận ruộng đất này để ban cấp cho các công thần hay cận thần . Loại 2 là ruộng công làng xã, đều thuộc quyền quản lý gián tiếp của nhà nước trung ương. ở đây trước hết cũng cần thấy rằng, làng xã vẫn còn giữ được một loại ruộng, gọi là công bản, làm ruộng sở hữu hoàn toàn của mình. Ngoài đó ra là bộ phận ruộng khẩu phân thuộc sở hữu tối cao cảu nhà nước ở chỗ phải nộp thuế tô.
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3522 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất thời Lý - Trần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHẾ ĐỘ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC VỀ RUỘNG ĐẤT THỜI LÝ - TRẦN
MỞ ĐẦU
Đi sâu vào chế độ phong kiến, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác- Lênin đặc biệt chú ý đến chế độ sở hữu ruộng đất, xem nó là cơ sở thực sự của mọi hoạt động xã hội đương thời. Mác viết: " Chế độ sở hữu lớn về ruộng đất là cơ sở thực sự của hoạt động xã hội trung đại phong kiến ". Ở nước ta trước kia cũng vậy, người nông dân sinh ra là để nghe thấy câu " đất của vua, chùa của bụt ".
Trong suốt các thế kỷ XIII- XV chế độ sở hữu ruộng đất của nhà nước chiếm địa vị thống trị. ở thế kỷ XV do tình hình phát triển của chế độ ruộng đất, nhà nước đặt ra chế độ lộc điền bổ sung cho chế độ bổng lộc bằng họ có thuế của thời Trần. Chế độ thực phong vẫn được duy trì và dần dần được thay thế bằng chính sách phong thưởng bằng ruộng đất.
Sự phát triển của chế độ ruộng đất ở các thế kỷ XIII- XV đã diễn ra trong một khung cảnh đất nước thống nhất. Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước phong kiến trung ương là bộ phận chiếm phần lớn diện tích ruộng đất đã thành thục đương thời. Chúng ta có thể chia thành hai loại theo mức độ phụ thuộc vào sở hữu. Loại 1 bao gồm các bộ phận ruộng đất thuộc quyền sở hữu trực tiếp của nhà nước như ruộng sơn lăng. tịch điền, ruộng quốc khố hay ruộng quan.Đối với loại ruộng đất này nhà nước xuất hiện như một địa chủ tư nhân, trực tiếp phát canh và trực tiếp thu tô. Với quyền sở hữu và trực tiếp quản lý của mình, nhà nước đã dùng bộ phận ruộng đất này để ban cấp cho các công thần hay cận thần... Loại 2 là ruộng công làng xã, đều thuộc quyền quản lý gián tiếp của nhà nước trung ương. ở đây trước hết cũng cần thấy rằng, làng xã vẫn còn giữ được một loại ruộng, gọi là công bản, làm ruộng sở hữu hoàn toàn của mình. Ngoài đó ra là bộ phận ruộng khẩu phân thuộc sở hữu tối cao cảu nhà nước ở chỗ phải nộp thuế tô.
Ở thời Trần, một bộ phận đáng kể của ruộng đất công được cấp cho các quan lại quý tộc cao cấp hay công thần theo chế độ " thái ấp ", " thực ấp ".
Ở Việt Nam chế độ sở hữu của nhà nước về ruộng đất có những đặc điểm riêng của mình. Đến thời Trần nó mang một nội dung kinh tế rất cụ thể. Nó không chung chung như buổi đầu độc lập. Nó cũng không nằm ở trên cao, nặng tính chất danh nghĩa như ở Ấn Độ trung đại. ở thời Trần, bộ phận ruộng đất thuộc sở hữu của nhà nước chiếm diện tích lớn nhất và giữ ưu thế. Chính nó đã chi phối mọi tổ chức chính trị quy định đặc điểm cảu giai cấp địa chủ phong kiến và chi phối quan hệ giữa nhà nước và thần dân. Nhà nước Trần tổ chức theo hình thức phong kiến Trung Quốc, song quan lại vẫn còn được lựa chọn chủ yếu trong hàng ngũ con cháu nhà vua, quan lại và nội giám. Đối với nông dân hưởng chính sách thuế : ai có ruộng đất thì chịu tô thuế, sưu dịch, không có ruộng đất thì được miễn tất cả. Như vậy nghĩa vụ thần dân chỉ đặt lên vai những người có ruộng đất, những người được hưởng quyền lợi kinh tế thực sự. Nói cách khác, nhà nước chi phối thần dân chủ yếu thông qua quyền sở hữu ruộng đất của mình. Đồng thời những người này vẫn chịu sự chi phối pháp luật của nhà nước. Tuy nhiên khi sử dụng quyền sở hữu của mình về ruộng đất cả nước nhà Trần cũng như nhà Lê chủ yếu không phải chỉ nhằm xây dựng quan hệ mà còn để " đảm bảo nhân công " đảm bảo thu nhập tô thuế
CHẾ ĐỘ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC VỀ RUỘNG ĐẤT
Thời đại Lý- Trần là thời đại huy hoàng nhất trong sử Việt theo suy nghĩ phổ cập không vì những chiến công hiển hách chống ngoại xâm mà còn là những công trình trí tụê xây dựng và phát triển đất nước trên các lĩnh vực: văn hóa, văn học...
Từ thế kỷ X, chế độ phong kiến dân tộc bắt đầu thiết lập, sau khi cuộc khởi nghĩa Ngô Quyền thắng lợi (938). Từ đấy chế độ phong kiến Việt Nam với những đặc trưng riêng, với những qui luật riêng đã phát triển liên tục trong 10 thế kỷ. Trải qua thời kỳ Thập nhị sứ quân- phong kiến cát cứ phân tranh nhau rất ngắn ngủi, từ nhà Đinh trở đi nhà nước quan chủ tập trung hình thành. Có thể nói ngay trong giai đoạn đầu của chế độ phong kiến dân tộc Việt Nam, tức giai đoạn mà nền kinh tế hàng hóa chưa phát triển, thị trường thống nhất quốc gia chưa xuất hiện vậy mà nhà nước trung ương tập quyền đã hình thành.
Vấn đề ruộng đất là vấn đề quan trọng bậc nhất trong lịch sử Việt Nam không phải chỉ dưới thời phong kiến mà cả dưới thời thực dân phong kiến nữa. Dưới thời phong kiến kinh tế Việt Nam chủ yếu là kinh tế nông nghiệp, công nghiệp hầu như không đáng kể, vì vậy mà vấn đề ruộng đất, vấn đề nông dân có một tầm quan trọng đặc biệt ở Việt Nam trong mọi giai đoạn lịch sử.
Đặc điểm của quan hệ sản xuất của chế độ phong kiến Việt Nam cũng như của chế độ sở hữu ruộng đất của nhà nước. Chính hình thức sở hữu ruộng đất của nhà nước đã quy định địa vị và quan hệ qua lại giữa các tập đoàn xã hội trong sản xuất, đã quy định hình thức phân phối sản phẩm của xã hội trong xã hội phong kiến. Mặt khác chế độ sở hữu ruộng đất là cơ sở trên đó hình thành chế độ chính trị phong kiến và các hình thái ý thức tư tưởng khác. Nhà nước phong kiến quan liêu Việt Nam khi đã hình thành rồi quả thực là nó có ảnh hưởng rất lớn đến chế độ sở hữu ruộng đất, đến tình hình phân phối ruộng đất.
Nguyên nhân bên trong cũng như nguyên nhân chủ yếu của chế độ phong kiến tập quyền ở Việt Nam là chế độ sở hữu của Nhà Nước về vấn đề ruộng đất, chế độ này có liên quan mật thiết tới chế độ canh tác dựa trên cơ sở thủy lợi.
Dân tộc Việt Nam từ thượng cổ đã chuyên về nông nghiệp. Trong lịch sử ruộng đất ở Việt Nam, vấn đề ruộng đất sa bồi là một vấn đề quan trọng vì lãnh thổ hoạt động của người Việt xưa kia là miền đồng bằng Bắc Bộ và miền bắc Trung bộ với các hệ thống sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Chu. Trong hoàn cảnh thiên nhiên thuận lợi ấy, dân tộc Việt Nam đã sớm định cư và canh tác nông nghiệp; tuy nhiên nó cũng đem lại cho nông dân nhiều tai họa, đó là tác hại của những trận lụt kinh khủng. Cho nên việc đắp đê chống lụt là việc trung tâm, quan trọng bậc nhất trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam suốt từ mấy chục thế kỷ qua. Sử cũ chép rằng ở quận Giao chỉ " phía tây huyện Long Biên có đê để giữ nước sông". Tiếp đó các thế kỷ sau đều có nói đến việc đắp đê, nhất là thời kỳ độc lập dân tộc trở đi việc đắp đê lại được chú trọng đặc biệt. Năm 1108 đời Lý có đắp đê Cơ xá và đạc biệt là công trình đắp đê Đỉnh nhĩ đời Trần... Như vậy những công trình trị thủy đó đã đòi hỏi sự liên kết giữa nhân dân trong từng xã, từng địa phương và trong toàn quốc thành một khối thống nhất, thành một quốc gia thống nhất. Cho nên cái yêu cầu thống nhất quốc gia ngay trong giai đoạn đầu của chế độ phong kiến dân tộc- thế kỷ X đến thế kỷ XIV- đã thành một yêu cầu chủ đạo rồi. Ngoài ra còn có yếu tố khách quan thôi thúc làm cho nó được tăng cường thêm, được sức tiến mạnh thêm, đó là yếu tố ngoại xâm. Vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, Việt Nam đã thành một châu quận thuộc Trung Quốc dưới triều Tần, Hán...Tuy nhiên trong suốt thời kỳ Bắc thuộc, nhân dân Việt Nam luôn luôn nổi dậy chống bọn áp bức ngoại tộc để giành độc lập dân tộc. Từ đấy hình thành một yêu cầu có tính chất quân sự: thống nhất quốc gia để chống ngoại xâm.
Xu hướng trên đây biểu hiện ở quyền sở hữu tối cao về ruộng đất thuộc nhà nước, cụ thể là thuộc nhà vua. Trên cơ sở quyền sở hữu tối cao đó, nhà vua tiến hành phong đất và cấp thái ấp cho thần thuộc theo nguyên tắc phong cấp không vĩnh viễn. Phong cấp lối như vậy là để duy trì quyền sở hữu ruộng đất thuộc nhà nước. Và chừng nào mà quyền sở hữu này duy trì được thì bộ máy quan liêu của nhà nước quân chỉ mới có thể duy trì được.
Như vậy trên cơ sở của liên hệ về công việc thủy lợi mà nhà nước quân chủ tập trung đã hình thành. Nhưng dù so thì mối liên hệ ấy cũng không thể cố kết các địa phương trong toàn quốc thành một khối thống nhất do đó yếu tố phân quyền, xu hướng cát cứ vẫn cứ tồn tại mãi trong lịch sử Việt Nam cho đến tận đầu thế kỷ thứ XIX, tuy rằng mức độ có khác nhau. Việc phong cấp không triệt để chính là để đảm bảo quyền phong cấp tồn tại mãi mãi với nhà vua.
Hai triều đại Lý- Trần tồn tại từ năm 1010 đến 1400 là sự tiếp tục của hàng loạt tổ chức nhà nước trước đó. Từ năm 905 nền đô hộ ngoại bang đã bị nhân dân ta lật đổ. Từ năm 939 sau một cuộc kháng chiến thắng lợi huy hoàng, nhà Ngô- triều đại hoàn toàn của dân tộc ta đã thành lập. Tiếp đó là hai triều đại Đinh- Tiền Lê. Giai đoạn thống trị của nhà Lý và nhà Trần được xem như là giai đoạn bắt đầu phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam. Do yêu cầu tăng cường sức mạnh của quốc gia và ổn định những thu nhập hàng năm, nhân dân và nhà nước đều chăm lo phát triển nông nghiệp. Nhà Lý cấm giết trộm trâu bò để giải quyết sức kéo cho nghề nông. Hệ thống đê điều được xây dựng với quy mô lớn thời Trần. Việc chăm bón đồng ruộng được khuyến khích...Tất cả những điều trên đã tạo thành cái khung xã hội của sự phát triển của chế độ ruộng đất nói chung và của chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất nói riêng. Có thể nói chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất là cơ sở tồn tại của nhà nước trung ương tập quyền thời Lý- Trần, là nguồn thu nhập chủ yếu của các triều đại đó, đồng thời là nhân tố chủ yếu, chi phối mọi hoạt động của chúng. Mặc dù thế, sự tồn tại của một bộ phận ngày càng lớn của ruộng đất thuộc quyền sở hữu tư nhân được sử sách ghi chép và nhà nước công nhận chứng tỏ rằng chứng tỏ chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất ngay ở thời Lý- Trần cũng không bao trùm toàn bộ ruộng đất trong nước, nó là một trong 3 bộ phận đất đai của nước ta ( ruộng đất tư, ruộng đất công và đất bãi hoang) đồng thời là cơ sở kinh tế- tài chính chủ yếu của nhà nước quân chủ chuyên chế, trung ương tập quyền.
Trên lãnh thổ Đại Việt thời Lý- Trần đã sớm tồn tại hai hình thức sở hữu chính về ruộng đất: sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân, thừa hưởng của giai đoạn lịch sử trước đó. Sự thống trị của một chính quyền trung ương duy nhất trên một lãnh thổ quốc gia thống nhất mà những hình thức sở hữu tư nhân về ruộng đất chưa có điều kiện và thời gian phát triển đã làm cho tư tưởng công hữu, xem vua là bậc tối cao, trở nên phổ biến và tồn tại khá bền vững. Nó góp phần xác nhận sự tồn tại và thống trị của chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất của triều đại Lý- Trần. Hơn nữa, chế độ tô thuế của nhà nước trùn ương và những quyền hạn của nó đối với toàn bộ đất đai chứng tỏ nhà nước đó thực sự là người chủ toàn bộ ruộng đất trong nước. Nhưng điều đáng chú ý là, trong khi khẳng định quyền sở hữu tối cao của mình đồi với toàn bộ lãnh thổ trong nước, chính quyền Lý- Trần vẫn cho phép nhân dân sử dụng, hưởng thụ mọi hoa lợi của núi rừng và khai khẩn đất hoang để làm ruộng tư hay ruộng công làng xã. Như vậy có nghĩa là trong chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất đương thời lẫn lộn hai nội dung: sở hữu tối cao và sở hữu thực tế.
Ngay từ khi thành lập nhà Lý đã thừa hưởng được cái di sản ruộng đất quốc hữu của các triều đại Đinh- Tiền Lê. Hành vi của Lý Công Uẩn sau khi lên ngôi " xa giá đến châu Cổ Pháp... sai các quan đo đất vài mươi dặm đất là cấm địa thuộc sơn lăng" và sau đó, năm 1011, " xá thuế 3 năm cho cả nước; phàm những thuế năm trước còn thiếu đều xóa bỏ cho cả" thể hiện rõ quan niệm về quyền sở hữu của nhà nước đối với toàn bộ đất đai trong nước đã ăn sâu vào tiềm thức của giai cấp thống trị đương thời. Sự tồn tại của chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất ở thời Lý- Trần là một thực tế được khẳng định.
Sự tồn tại và thống trị của chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất có một ý nghĩa đặc biệt đối với các nước phương Đông trung đại. Và có thể nói chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất là cơ sở tồn tại của nhà nước trung ương tập quyền thời Lý- Trần, là nguồn thu nhập chủ yếu của các triều đại đó, đồng thời là nhân tố chủ yếu chi phối mọi hoạt động của chúng.
1. Bộ phận ruộng đất do nhà nước trung ương trực tiếp quản lý
Sự thừa hưởng di sản kinh tế của các triều đại trước và quyền lực vô thời hạn của nhà vua đã cho phép hình thành một bộ phận ruộng đất do nhà nước trung ương trực tiếp quản lý. Bộ phận này thường bao gồm các hình thức ruộng sơn lăng, ruộng tịch điền, ruộng đồn điền.
- Ruộng sơn lăng:
Với tư cách giai cấp thống trị, nhà Lý và nhà Trần đều sử dụng quyền sở hữu ruộng đất của mình để cấp đất, đặt ruộng phù hợp với một triều đại quân chủ.
Sử cũ chép " xa giá nhà vua đến châu Cổ Pháp, sai các quan đo đất vài mươi dặm, đặt làm cấm địa sơn lăng". Ruộng sơn lăng được đặt ra nhằm lấy thu hoạch chi phí vào việc thờ phụng tổ tiên của các họ vua. Căn cứ vào nguồn sử liệu thực địa, chúng ta có thể thấy ruộng sơn lăng gồm hai phần : một khu ruộng mộ và một khu ruộng thờ. Về nguyên tắc, ruộng sơn lăng được giao làm ruộng công vĩnh viễn cho dân sở tại chia nhau cày cấy, nộp một ít hoa lợi để chi phí cho việc sửa sang, bảo vệ lăng tẩm cho nhà vua. Cho đến thế kỷ XIX,các tác giả Đại Nam nhất thống chí vẫn còn ghi rõ về ruộng đất sơn lăng của nhà Lý : " khu đất rộng chừng trăm mẫu, cỏ thụ um tùm, là cấm địa và là thang mộc ấp của nhà Lý. Sau này theo các cụ già ở làng Đình Bảng, trước cách mạng tháng Tám chỉ có toàn ruộng công. Điều đó chứng tỏ rằng, trong nhiều thế kỷ ruộng đất sơn lăng nói chung không bị tư hữu hóa. Tuy nhiên tổng diện tích sơn lăng không lớn và mang những tính chất cơ bản của loại ruộng thờ rải rác ở các địa phương.
Ở thời Trần, do các vua được chôn ở nhiều nơi khác nhau cho nên ruộng sơn lăng cũng được đặt rải rác ở các làng Thái Đường, Long Hưng... Cũng như Đình Bảng cho đến trước cách mạng tháng Tám ở đây chỉ có toàn ruộng công. Như vậy nói chung tính chất quốc hữu của sơn lăng được nhân dân địa phương tôn trọng. Tất nhiên cũng còn tùy vào những lợi ích mà cư dân địa phương được hưởng. Theo "Đình Bảng điện bi", thời Trịnh Tùng, số ruộng đất được nhà nước cấp làm ruộng thờ của đền Đô được " chia đều cho các giáp lĩnh canh, mỗi mẩu hàng năm nộp thuế 1 quan tiền cổ", còn nhân dân được xem là " dân thủ lệ chuyên việc phụng thờ". Về nguyên tắc, dân thủ lệ được miễn nghĩa vụ đối với nhà nước để có đủ điều kiện trông nom, chăm sóc lăng miếu các vua. Do có được những khoản ưu đãi đó mà cư dân ở đây không nghĩ đến việc chiếm công vi tư. Hơn nữa thường các triều đại sau biến bộ phận ruộng đất sơn lăng này thành ruộng thờ tự, do đó góp phần bảo vệ tính chất quốc hữu của nó.
Tổng diện tích ruộng đất sơn lăng, như vậy, không lớn và tính chất đặc biệt cảu nó đã khiến nó không gây tác dụng gì đáng kể đối với sự phát triển của chế độ ruộng đất nói chung.
- Ruộng tịch điền:
Bên cạnh ruộng sơn lăng, thời Lý- Trần vẫn tồn tại một số khu ruộng tịch điền do nhà nước trực tiếp quản lý. " Tịch điền là một loại ruộng lấy hoa lợi chi vào việc tế tự, còn nữa thì chẩn cấp cho dân nghèo hoặc để tiếp khách. Đây cũng là loại ruộng nghi lễ nông nghiệp, tàn dư của mạt kỳ chế độ cộng xã nguyên thủy"- Theo như nhà sử học Trung Quốc Dương Khoan. Khuyến khích sản xuất nông nghiệp là một yêu cầu hết sức cần thiết của các triều đại nước ta buổi đầu độc lập. Do vậy trong hoàn cảnh đó, mượn nghi lễ cày tịch điền của các triều đại phong kiến phương Bắc là một điều thiết thực và phù hợp với hoàn cảnh một nước nông nghiệp như nước ta . Nghi lễ cày tịch điền được tiền hành đều đặn và liên tục qua các triều đại Lý- Trần. Năm 1028 " mùa xuân, vua (Lý Thái Tông) ngự ra Bố Hải khẩu( nay là thị xã Thái Bình) cày ruộng tịch điền. Sai quan dọn cỏ, đắp đàn. Vua thân tế Thần nông xong, cầm cày muốn làm lễ tự cày, các quan tả hữu có người can rằng : " Đó là công việc của nông phu, bệ hạ cần gì phải làm thế". Vua nói: " Trẫm không tự cày thì lấy gì mà làm xôi cúng, lấy gì để xướng suất thiên hạ! " Thế rồi đẩy cày 3 lần rồi thôi" ( Đại Việt sư ký toàn thư, tập 1, tr.214).
Tịch điền đúng là loại ruộng nghi lễ nông nghiệp. Sang thời Trần, nghi lễ này chỉ còn là một sự cúng tế đơn thuần. Khác với các triều đại sau này, các triều đại Lý- Trần thường sử dụng những khu ruộng công ở các địa điểm trọng yếu đối với nông nghiệp làm ruộng tịch điền. Theo ghi chép cũ, bấy giờ ruông tịch điền được đặt ở các địa điểm như Đọi Sơn ( Thanh Liêm- Hà Nam Ninh), Bố Hải Khẩu ( Thái Bình )...
Sau khi vua làm lễ hạ cày xong, ruộng tịch điền được giao cho nhân dân địa phương cày cấy. Việc các vua Lý hàng năm đi xem cày, xem gặt ở các khu ruộng tịch điền và dựng hành cung ở đây để trú ngụ, sự kiện năm 1316 " mùa đông vua sai tể thần, tôn thất cùng các quan gặt ruộng tịch điền" chứng tỏ điều đó... Ở thời Lý- Trần, nông dân địa phương cày cấy tịch điền theo nghĩa vụ lao dịch. Thỉnh thoảng để cho quan lại trung ương sát với tình hình sản xuất nhà vua lại bắt họ đi gặt. Thu hoạch mùa màng hoàn toàn thuộc về nhà vua. Việc nuôi " quan ngưu "( trâu bò công ) một phần chủ yếu nhằm cung cấp sức kéo cho các nông dân cày ruộng tịch điền.
Mặc dù quan hệ sản xuất ở loại ruộng tịch điền đáng lưu ý nhưng do tổng diện tích của nó quá hẹp, không đủ gây một ảnh hưởng gì quan trọng đến sự phát triển của nông ngư nghiệp. Thu nhập của nhà nước ở bộ phận ruộng tịch điền không thể là nguồn thu nhập chính của gia đình nhà vua.
Về chế độ tô thuế ruộng đất ở thời Lý- Trần, sách" An Nam chí nguyên " viết : " thời Lý- Trần công điền có hai loại và chia làm 3 hạng: quốc khố điền và thác đao điền ". Theo nghĩa đen của thuật ngữ quốc khố điền là ruộng kho công, tức là ruộng đất của nhà nước, lấy thu hoạch trữ vào kho của nhà nước để chi phí dần. Tạm dùng thuật ngữ này để chỉ một loại ruộng đất do nhà nước trực tiếp quản lý, có định mức thuế và khác với các loại ruộng sơn lăng và tịch điền.
- Ruộng đồn điền:
Việc tổ chức khai hoang lập làng và lập đồn điền bắt đầu ở thời Lý- Trần. Tù binh và dân bị tù tội là lực lượng chủ yếu của các tổ chức khai hoang này. Những cuộc chiến tranh với các nước xung quanh đã đưa lại một số tù binh đáng kể. Nhiều tù binh được phân phát cho các vương hầu làm nô tỳ, số còn lại được nhà nước biến thành một lực lượng khai hoang. Năm 1252 trong lần đánh Champa, Trần Thái Tông lại bắt thêm một số tù binh Chàm đưa về cho khai hoang lập làng ở Nghệ An và ở một số vùng thuộc Bắc Bộ. Nhiều tù binh Tống, Nguyên, Ai Lao cũng được sử dụng vào công cuộc khẩn hoang. Như vậy là từ thời Lý, trên đất nước ta nảy sinh một số làng do tù binh khẩn hoang lập thành và phụ thuộc nhà nước. Việc sử dụng tù binh vào công cuộc khẩn hoang, mở rộng diện tích canh tác rõ ràng có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp đương thời.
Bên cạnh đó đến thời Trần, nhà nước bắt đầu thực hiện chính sách đồn điền.
Đồn nghĩa là tập trung đông người, điền nghĩa là làm ruộng. Chế độ này có từ thời Hán và tồn tại mãi đến thời Thanh, nhằm tổ chức khai hoang nuôi quân đội hay thành lập các điểm di dân, cho nên có quân đồn, dân đồn và thương đồn. Trong thời kỳ trước Lý đã có đồn điền ở trên lãnh thổ nước ta. Thời Lý- Trần vẫn tiếp tục tồn tại các đồn điền.
Theo sử cũ những tù binh bị bắt trong các trận đánh nhau với nhà Tống, nhà Nguyên hay Champa đều được đưa đi khai hoang lập làng. ở thời Lý có lẽ chính sách đồn điền chưa đặt ra. Tù binh thường được chia đi khẩn hoang lập làng rồi lấy tên cũ của họ mà đặt. Sang thời Trần, ngoài việc cho tù binh đi khẩn hoang lập làng, nhà nước còn lập đồn điền. Việc đặt các chức quan chánh phó đồn điền sứ chứng tỏ điều đó.
Năm 1344, nhà Trần cho đặt các chức" đồn điền chánh, phó sứ ở ty khuyến nông" chuyên về việc mộ dân khia hoang. Một số sử liệu địa phương cho phép chúng ta suy nghĩ rằng làng Quán La ( thuộc huyện Từ Liêm- Hà Nội ) là một đồn điền của nhà Trần. Đồn điền này được duy trì cho đến thế kỷ XVIII. Sử cũ cũng nêu trường hợp Tảo Xã ( hay Cảo Xã ) nơi đày các tội nhân loại vừa. Cảo Xã là khu ruộng thuộc sở hữu nhà nước, xuất hiện từ thời Lý. Tội nhân bị đày ra đây, gọi là Cảo Điền hoành, phải cày 3 mẵu ruộng, mỗi năm nộp 300 thăng thóc.
Như vậy xuất phát từ nhu cầu mở rộng diện tích canh tác, nhà Trần đã thành lập các sở đồn điền bên cạnh việc khuyến khích các vương hầu khai hoang, thành lập điền trang.
Năm 1128 đưa 6 quân luân phiên làm nông, chính là quân đồn điền.
Năm 1344 đặt ty khuyến nông, chức đồn điền sứ và phó sứ…
Đây đều là những hình thức đồn điền khác nhau. Có quân điền do quân lính canh tác, có đồn điền do quan nô canh tác, có dân đồn điền do dân canh tác.
Vấn đề thân phận, người cày trong bộ phận ruộng quốc khố khá phức tạp. Ở một số nơi người cày giữ thân phận " Cảo điền hoành" hay " Cảo điền nhi " nghĩa là thân phận nô lệ. Dưới thời Lý, chúng ta không rõ họ phải chịu nghĩa vụ nặng nề ra sao nhưng nói chung họ có thể trở lại địa vị thường dân khi hết hạn tù tội. Tóm lại thân phận người cày trong bộ phận ruộng quốc khố có thể thuộc vào hai phạm trù : nô tỳ hay nô lệ, chịu sự chi phối hoàn toàn của nhà nước; nông dân phụ thuộc, nộp tô ngay vào mùa lúa chín. Do đó, nhà Trần có thể tiếp nhận mọi cách dễ dàng những nô tỳ của các quý tộc, vương hầu theo giặc, bị tịch thu tài sản.
2. Bộ phận ruộng đất công làng xã
- Bộ phận ruộng đất do các làng xã cày cấy :
Làng xã hình thành từ sớm ở nước ta. Những khái niệm làng, chạ nảy sinh từ xa xưa được duy trì cho đến các thế kỷ sau. Trong các thế kỷ bị chính quyền phương Bắc xâm chiếm và đô hộ, nhân dân Việt Nam đã cố gắng bảo vệ nền tự trị của mình rào làng để biến thành " pháo đài xanh " chống lại một cách hiệu quả mọi chính sách thống trị, đồng hóa của chính quyền đô hộ, bảo vệ những di sản văn hóa dân tộc.
Ruộng đất công làng xã tuy đã thuộc sở hữu nhà nước nhưng vẫn do làng xã quản lý. Đó là lý do khiến nó mang tên " quan điền " " quan điền bản xã ". Cách gọi " quan điền " đã thể hiện quyền sở hữu của nhà nước đối với bộ phận ruộng đất công làng xã, và vì nó không chỉ tồn tại trong giấy tờ của nhà nước mà còn được dùng phổ biến trong nhân dân, cho nên tự nó chứng tỏ rằng nhân dân đương thời đã bị buộc phải chấp nhận sự thật này. Theo địa bạ Gia Long 4 ( 1085 ) tổng diện tích ruộng đất công làng xã ở nhiều địa phương còn chiếm tỷ lệ 50,60% tổng diện tích công tư. Như vậy có thể khẳng định rằng ở thời Lý- Trần ruộng công làng xã giữ một tỷ lệ lớn về tổng diện tích và chiếm ưu thế. Đây là bộ phận ruộng đất cơ sở của nhà nước trung ương chuyên chế Lý- Trần.
Tuy nhiên, ở tời Lý- Trần chế độ sở hữu nhà nước đối với bộ phận ruộng đất này còn có nhiều chỗ hạn chế. Làng xã Việt Nam gồm nhiều loại, phần lớn là làng xã cổ, có nhiều ruộng công chúng được duy trì bền vững trong cuộc đấu tranh lâu dài trước đây, do đó trong thời độc lập vẫn giữ được ít nhiều tính tự trị cấn thiết. Nhà nước trung ương không thể tước đoạt hết những tự trị đó trong một lúc. Như vậy làng xã đương thời phải giữ được một số quyền hạn nhất định đối với bộ phận ruộng đất công trong làng. Cho đến buổi đầu thời Lê sơ, nói chung nguyên tắc " ruộng đất công ở xã nào dân xã ấy hưởng " vẫn được nhà nước tôn trọng. Xã vẫn quản lý nó. Đầu thời Lê sơ sử sách mới nói đến một quy chế về phép chia ruộng đất công thống nhất trong cả nước.
Như vậy đối với phần lớn ruộng đất công làng xã,nhà nước trung ương giao cho các làng xã quản lý và lo việc phân chia cày cấy, thu thuế để nộp cho nhà nước. Làng xã có quyền hưởng thụ toàn bộ ruộng đất công của mình, có quyền phân chia cho các thành viên đến tuổi ( 18 tuổi ).
Một vấn đề đặt ra là ở thời Lý- Trần ruộng đất công làng xã đã được phân chia cho dân đinh như thế nào? Sử cũ dùng khái niệm " danh điền " để chỉ những ruộng có người đứng tên, phân biệt với ruộng quan là loại ruộng không có chủ cố định. Như vậy chúng ta có thể duy đoán rằng ruộng công làng xã nói chung được chia lại định kỳ theo tục lệ cho các thành viên đến tuổi trong làng xã. Tuy nhiên ngay dưới thời Trần, không phải làng nào cũng có hoặc có nhiều ruộng công, không phải người dân nào cũng được xếp vào hạng được chia ruộng công. Đó cũng là lý do nhà Trần đã quy định trong đánh thuế " ai không có ruộng đất thì được miễn tất cả ".
Theo lệ của thời Lý- Trần những dân đinh được chia ruộng công đều chịu mọi nghĩa vụ đối với nhà nước, từ nộp tô thuế đến đi sưu dịch. Đây là cơ sở chủ yếu để nhà Lý và nhà Trần thực hiện chính sách " ngụ binh ư nông " . Và nư thế khi chiếm đoạt quyền sở hữu của làng xã về ruộng đất công để biến ộ phận ruộng đất này thành một bộ phận thuộc sở hữu nhà nước, nhà Lý- Trần đã tạo cho mình nguồn thu nhập lớn nhất. Tuy nhiên do những hạn chế chung trong sự phát triển của nhà nước nó buộc phải duy trì tổ chức làng xã cũ với tư cách là một đơn vị kinh tế- xã hội, trực tiếp quản lý ruộng đất và dân đinh.
- Phong thưởng và ban cấp ruộng đất :
Nhà nước Lý- Trần ngày càng củng cố được quyền thống trị về mặt chính trị và dựa vào đó mà tăng dần quyền hạn của mình đối với ruộng đất công làng xã. Hai hình thức sử dụng quyền sở hữu nhà nước về ruộng đất phổ biến là phong cấp các hộ nông dân và phong cấp ruộng đất.
Thời Lý- Trần, bộ máy quan liêu rất phát triển và đã đẻ ra nhu cầu nuôi sống và ưu đãi nó. Trong xã hội xây dựng trên cơ sở nông nghiệp những thứ dùng để đáp ứng nhu cầu trên không thể là cái gì khác ngoài ruộng đất và những sản phẩm của nông nghiệp. Các nhà nước dân tộc ngay từ sớm đã thi hành các chính sách ban cấp phong thưởng theo ấp, làng, hộ nông dân. Theo Ngô Thời Sĩ " Quan trong thì bất thần vua thưởng cho, quan ngoài thì giao cho dân một miền để đặt người thuộc viên thu thuế ruộng đất ao hồ, đánh vào dân cày dân cá mà lấy lợi ". Lê Quý Đôn cũng viết " Lý Thái Tông ( 1028- 1054 )...hạ chiếu: quản giáp, chủ đô và người thu thuế, phàm dân đinh nộp thuế công, ngoài 10 phần được lấy riêng 1 phần làm bổng lộc, gọi là hoành đầu ".
Có thể hiểu rằng ở thời Lý, nhà nước chưa ban hành được một quy chế bổng lộc đầy đủ. Quan lại lớn nhỏ đều chủ yếu dựa vào một phần thu thuế được, mà sống. Từ năm 1236 nhà nước đã " định lệ cấp bổng lộc cho các quan văn võ trong ngoài ", nhưng " quy chế không khảo được ", " có lẽ lấy ở thuế công, định làm mức thưởng ". Nhà Trần vẫn dừng ở phương thức " phân chia thu nhập ". Mãi đến năm 1316 Trần Minh Tông mới quy định việc cấp dân hộ cho các quan lại. Chế độ lương bổng được tăng lên một bước.
Trên bước đường xây dựng một nhà nước ngày càng hoàn chỉnh các tập đoàn thống trị Lý- Trần đã từng bước sử dụng ruộng đất công làng xã vào việc phong cấp cho quan lại, họ hàng, cận thần và công thần của mình.
Phong thưởng cho những người có công bằng làng hay hộ nông dân là một hình thức được thường xuyên sử dụng trong thời Lý- Trần. Hình thức phong hộ của các triều đại Phương Bắc được sử dụng sớm nhất là thực ấp. Thời Lý việc ban thực ấp có lẽ được thực hiện phổ biến hơn. Phần lớn các đại thần có công đều được ban thực ấp. Theo thần Tích địa phương, thái úy Tô Hiến Thành được ban thực ấp ở Cổ Am (Vĩnh Bắc- Hải Phòng), thái úy Lý Công Bình được ban thực ấp ở An Lão (Bình Lục- Hà Nam Ninh).
Ở nước ta, thông thường thực ấp chỉ gồm 1, 2 xã. Tất nhiên việc ban thực ấp này tùy thuộc công lao, chức vụ của người được ban và khi ban, nhà nước cũng chú ý đến làng xã hay vùng đất đem ban là địa phương giàu hay nghèo, nhiều hay ít hộ.
Bên cạnh việc ban thưởng thực ấp, nhà Lý còn thực hiệu một hình thức ban thưởng khác là ban thực ấp kèm thật phong. Theo bia Bảo Ninh Sùng Phúc tự bi dựng, năm 1107 ở xã An Nguyên (Chiêm Hóa, Hà Tuyên) thì phò mã Thái phó, trưởng châu Vị Long là Hà Di Khánh được phong " Đô tri tả vũ vệ đại tướng quân... thượng trụ cấp, thực ấp 3.900 hộ, ăn thật phong 900 hộ ".
Do việc phong cấp của nhà nước quá rộng rãi và do công lao của các công thần tương đối lớn, nhà nước không thể phong thưởng thực ấp một cách đầy đủ nhưu trước nữa. Vì vậy nhà Tống cũng như nhà Lý buộc phải một mặt đánh giá cao giá trị đóng góp của người được phong bằng thực ấp, mặt khác quy định rõ số hộ thực phong mà họ được hưởng.
Khác với hình thức thực ấp nói trên, chế độ ban thưởng thực ấp kèm thật phong tính theo đơn vị hộ. Mỗi hộ tất nhiên tương ứng với một tô thuế nhất định tùy theo thực trạng tài sản. Người được phong có thể tự cử người đi thu tô thuế cũng có thể nhận số tô thuế tương ứng với số hộ được phong, do một cơ quan hay viên chức của nhà nước thu và giao. Như vậy hình thức phong thưởng này không đặt ra một sự tương ứng với một diện tích ruộng đất hay một số làng xã nào đó, nghĩa là nhà nước trung ương vẫn giữ cho mình quyền sở hữu ruộng đất. Khi người được phong chết hay vì lý do gì đó bị cách chức, nhà nước không cần thiết phải thực hiện một hành vi sung công điền sản hay lấy lại ruộng đất. Ngay từ thời Lý nhà nước đã lấy hộ nông dân cấp cho các sư. Sách Tam tổ thực lục và bia " Đệ nhị đại tổ trùng tu sự tích ký " ghi việc Trần Nhân Tông cấp cho sư Pháp Loa 100 mẵu ruộng cùng canh phu ở hương Đội Gia vào năm Hưng Long 16 ( 1309 ) , tiếp đó năm Hưng Long 18 ( 1310 ) Trần Anh Tông lại ban cho sư thêm 80 mẫu ruộng và canh phu ở hương An Định...
Chính sách phong thưởng thực ấp kèm thật phong chỉ được thực hiện ở thời Lý song cũng không phổ biến. Còn ở thời Trần thì nguồn sử liệu hoàn toàn không thấy nói gì về chính sách này.
Ở thời Trần bên cạnh chủ trương phong thưởng bằng ruộng đất nhà nước đã thi hành chính sách ban cấp thang mộc ấp. Theo nghĩa gốc của nó thang mộc ấp là đất của nhà Vua ban cho các chư hầu để lấy thu nhập chi phí vào việc "trai giới" khi về chầu. Nó cũng có nghĩa là đất gốc của một triều đại. Hình thức ban thang mộc ấp hay giao cho một vùng nào đó làm ấp thang mộc có nghĩa gần như thực ấp. Người được ban ấp thang mộc ấp có thể vừa tu tô thuế để hưởng vừa xây dựng dinh thự để ở ngay trên vùng đất này.
Sau cuộc kháng chiến chống Nguyên- Mông sử cũ đã ghi lại một vài cách phong thang mộc ấp. Ngoài việc thưởng tước, chức, nhà Trần còn cấp ruộng và ban thưởng thang mộc ấp. Năm 1289 tướng Nguyễn Khoái được phong liệt hầu và " ban cho một quận làm thang mộc ấp, gọi là Khoái Lộ ". Như vậy thang mộc ấp biến thành một hình thức ban thưởng tương tự như thực ấp.
Các hình thức ban thưởng kiểu thực ấp, thang mộc ấp bằng đơn vị làng, ấp chỉ phù hợp với thời Lý- Trần, khi mà nhà nước trung ương chưa nắm chắc được số lượng ruộng đất cảu từng địa phương trong nước và chưa đặt ra cách ban thưởng ruộng đất.
Cùng với những hình thức ban thưởng nói trên nhà Lý cũng như nhà Trần còn có chế độ miễn mọi tô thuế, nghĩa vụ cho một thôn xã nào đó để họ lo phụng sự việc hương lửa một ngôi đền nào đó. Nhiều thần tích các đền thờ lớn ở trong nước còn nhắc nhiều đến hiện tượng này.
Một hình thức phong cấp đáng lưu ý của nhà nước thời Trần là thái ấp. Các nhà nghiên cứu trước đây khẳng định thời Trần các vương hầu đều được cấp thái ấp. Nhiều thái ấp có diện tích rất lớn ngang với một huyện ngày nay. Thậm chí các nhà nghiên cứu còn cho rằng các chủ thái ấp có quyền được thành lập quân đội riêng, có tổ chức cai quản riêng. Do đó thái ấp trở thành một đặc điểm của cơ sở kinh tế thời Ly- Trần, đánh dấu sự tồn tại của trạng thái phân tán trong xã hội phong kiến. Thực ra, trong các nguồn sư liệu chính thống viết về thời Trần, khái niệm thái ấp chỉ xuất hiện một lần. Trong bài Hịch tướng sĩ, Trần Hưng Đạo viết : " Chẳng những thái ấp của ta bị tước mà bổng lộc của các ngươi cũng bị người khác chiếm mất ". Bia Phụng sự Mai công từ chỉ bi ký dựng năm 1684 ở xã Lai Cách ( Cẩm Bình- Hải Hưng ) ghi: " năm Quí hợi (1684) ông (Hải quận công Mai Công Triều) được thêm thái ấp dân ta"... Như vậy thái ấp là một hình thức đất phong tương tự thực ấp.
Ở thời Trần các vương hầu đều được cấp thái ấp. Ở đây vương hầu thực sự làm chủ, thu tô thuế, bắt dân đi lao dịch cho mình và thành lập quân đội riêng. Và cùng với các vùng đất thực phong, thái ấp trở thành những điểm phân tán lớn nằm ngay trong lòng một quốc gia thống nhất. Nước Đại Việt thời Lý- Trần do đó còn mang nhiều yếu tố phân tán. Kết hợp các nguồn sử liệu với những phát hiện về thái ấp của Trần Khánh Dư, của Trần Thủ Độ, của Trần Quang Khải, của Trần Quốc Chẩn chúng ta thấy thái ấp là một hình thức phong cấp làng xã cho các vương hầu thời Trần và thực sự tồn tại.
Quy mô của thái ấp không lớn; chỉ một hay hai xã : Vạn Kiếp là hai làng, Dương Xá là một làng …Dĩ nhiên các làng xã này đều đã tồn tại từ trước, có ruộng đất công và nằm ở một vị trí quan trọng. Theo quy chế của thế kỷ XVIII thì người chủ thái ấp được nhà nước giao cho việc đo đạc, phân phối ruộng đất công làng xã theo định kỳ của làng. Trong trường hợp thái ấp của nhà Trần có lẽ cũng như vậy. Khi được quyền hưởng toàn bộ tô thuế, sưu dịch của nhân dân trong thái ấp, người vương hầu tất nhiên có quyền quy định các việc phân phối, miễn giảm… Thực tế địa phương chứng tỏ rằng việc xây dung phủ đệ của vương hầu cũng khá đáng lưu ý. Ở Dưỡng Hoà ( huyện Duy Tiên- Hà Nam Ninh ) tương truyền là thái ấp của Trần Khánh Dư, thậm chí còn cả một cái hào lớn, bao bọc xung quanh làng , rộng 400 mẫu. Bên trong thái ấp còn thái ấp của dấu vết Dinh Phố, Dinh Tú…Điều này chứng tỏ rằng việc xây dung phủ đệ một cách quy mô chỉ là hiện tượng cá biệt, song cũng chứng tỏ rằng người chủ thái ấp có quyền sử dụng lao dịch của dân trong vùng.Một số người nghiên cứu khẳng định quyền xây dung quân đội riêng của cácvương hầu ở thái ấp của mình. Sự thực trong những thời điểm chiến tranh, sử cũ có nhắc đến quân đội các vương hầu, chẳng hạn như Hoài văn hầu Trần Quốc Toản có hơn 1000 quân…Nhưng đó là những hiện tượng nảy sinh trong thời chiến. Các nguồn sử liệu không hề nói đến nguyên tắc cho phép các vương hầu được mộ quân riêng để tự vệ hay đi đánh cướp lẫn nhau. Hơn nữa ở thời Lý- Trần, trừ những năm cuối thế kỷ XII đầu thế kỷ XIII tình hình rối ren còn thì đất nước luôn luôn là một nước thống nhất dưới quyền thống trị của một chính quyền trung ương có quyền lực thực sự. Trong hoàn cảnh đó nhà nước trung ương không cho phép tồn tại những hiện tượng có tính chất cát cứ, chưa nói gì đến việc thành lập quân đội riêng. Mặt khác thực tế không đặt ra yêu cầu thành lập quân đội riêng vì hầu hết các vương hầu đều cùng dòng họ với vua, làm quan lại của triều đình, thậm chí giữ những chức vụ cao nhất. Tóm lại trên cơ sở những nguồn sử liệu ta có thể xác nhận rằng cho đến thời Trần các vương hầu vẫn không có quyền xây dung quân đội riêng và quy mô thái ấp của họ cũng không đòi hỏi việc xây dựng đó. Xung quanh hình thhc thái Jp còn có một vấn đề đáng chú ý nữa là vấn đề thời hạn phong cấp thái ấp. Những nguồn tư liệu khác nhau còn lại không hề nói đến việc thừa kế thái ấp. Con cháu các vương hầu hoặc có thái ấp ri*ng, hoặc sống ở nơi khác. Như vậy thái ấp không có tính chất thế nghiệp.
Như vậy chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất giữ một địa vị hết sức quan trọng. Đó là cơ sở kinh tế chủ yếu của nhà nước. Nhà nước không chỉ xem nó là nguồn thu nhập gần như duy nhất về lương thực và tiền mà còn lấy nó làm cơ sở để có được sức lao động lao dịch gần như duy nhất và lực lượng quan sự cần thiết. Hơn nữa, ruộng đất công và các làng xã còn là nguồn nguyên liệu cần thiết để ban cấp nuôi sống các quan lại của triều đình trung ương. Mặc dầu về nguyên tắc nhà nước cũng như các làng xã cấm đoán việc mua bán ruộng đất công vì đó là yêu cầu tồn tại xu thế tiến triển chung của chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất là ngày càng giảm sút về tác dụng và diện tích. Việc phong cấp ruộng đất, phong cấp các làng làm tài sản tư, thái ấp… việc bán ruộng công khẩu phân đều là những hành vi cần thiết không thể không diễn ra, song lại tạo nên sự thu hẹp dần tổng diện tích ruộng đất công thu hẹp dần nguồn thu nhập của nhà nước trung ương. ý nghĩa của chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất cũng giảm dần. Hậu quả tất nhiên của xu thế tiến triển này là sự tăng mức thuế, bắt cả những người không có ruộng phải nộp thuế, tăng cường chế độ lao dịch, thu hẹp ruộng đất khẩu phân của làng xã và cuối cùng là cuộc sống cực khổ của nhân dân.
Sự thể hiện của chế độ sở hữu nhà nước về bộ phận ruộng đất công làng xã không dừng lại ở các hình thức phong ấp, phong hộ. Nhà nước trung ương còn lấy ruộng đất để ban cấp cho các chùa chiền, công thần, quan lại và họ hàng.
Ban đầu dưới thời Lý việc ban cấp ruộng đất còn hạn chế. Đối tượng chủ yếu được ban cấp là nhà chùa. Việc ban cấp ruộng cho các chùa có lẽ tương đối phổ biến cho nên, năm 1088, để giúp các sư quản lý ruộng đất, nhà Lý đã đặt chức “ đề cử ’’ ding quan văn sung giữ vì “ chùa có điền nô và kho của cải’’.
Thời Lý, nhà nước cũng bước đầu lấy ruộng đất công làng xã ban thưởng cho những người có công. Xuất hiện hình thức thác đao điền. Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên là nguồn sử liệu chính thống đầu tiên viết lại sự kiện Phong thác đao điền: “ khi bàn định việc thưởng công, Lê Phụng Hiểu nói : tôi không thích thưởng tước, chỉ xin đứng trên núi Băng Sơn, quăng con dao lớn đi xa, xem con dao rơi xuống chỗ nào trong đất công thì ban cho làm thế nghiệp. Vì vậy ở Châu Ái thưởng công có tên là ném đao. Nhiều nguồn sử liệu chứng tỏ rằng thác đao là tên gọi loại ruộng công làng xã. Như vậy thòi Lý nhà nước đã lấy ruộng công làng xã phong thưởng cho những người co công một cách có quy mô. Thực ra ở thời Lý- Trần việc cấp ruộng công cho công thần làm ruộng tư có thể xảy ra. Thời Trần việc phong thưởng bằng ruộng đất ngày càng được sử dụng nhiều hơn nhưng khái niệm thác đao điền không được sử sách nói đến nữa.
Những sử liệu còn lại chứng tỏ rằng nhà Trần còn lấy ruộng công làng xã ban cấp cho những người nhận một trọng trách nào đó của đất nước. Như tiến sĩ Đặng Thảo, ông Trần Minh Tông cử trông coi lăng Anh Tông ở ấp An Sinh và nhân đó được cấp 20 mẫu ruộng.
Đặc biệt đối với các cung phi, thị nữ, hầu như nhà Trần có một chủ trương ban cấp ruộng đất để hưởng thụ. Chẳng hạn như năm 1299 Trần Nhân Tông lên tu ở núi Yên Tử “ các cung tần, thị nữ đi theo, người nào không muốn về thì cấp ruộng và cho nhà ở dưới chân núi ’’. ở thời Trần, việc lấy ruộng ban cấp cho các chùa lớn được tiến hành rộng khắp.
Dưới thời Lý Trần, bằng nhiều hình thức khác nhau từ phong hộ đến phong đất, nhà nước quân chủ trung ương tập quyền đã từng bước tăng cường quyền lực thực sự của mình đối với ruộng đất công làng xã. Việc ban thưởng bằng ruộng đất đã mở đầu cho việc từng bước sử dụng ruộng đất làm bổng lộc ho các quan lại. Chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất lấn thêm một bước vào quyền chiếm hữu của làng xã.
Có một điểm đáng lưu ý là khi nghiên cứu về chế độ ruộng đất ở thời Lý Trần nói chung và chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất đương thời nói riêng chúng ta không thể bỏ qua vấn đề tính chất kinh tế- xã hội của nó.
Ở các thế kỷ XI- XIV, những lực lượng sản xuất trong nông nghiệp đã phát triển về chiều sâu. Lưỡi cày đã phổ biến. Kỹ thuật nông nghiệp phát triển trên cơ sở một hệ thống công trình thuỷ lợi đại quy mô và có hiệu quả thực sự. Các phường thủ công phát triển và tách dần ra khỏi nông nghiệp… Tất cả những điều nói trên là điều kiện tồn tại của chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất ở thời Lý- Trần. Đồng thời chúng ta có thể thấy ở bộ phận ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước có rất nhiều loại người cày : những người bị tù tội ; những nông dân cày ruộng tịch điền ; những người nông dân cày ruộng sơn lăng hay ruộng thờ ; nông dân cày ruộng công làng xã, trong diện “ bị phong hộ ” ; lực lượng tù binh… Xét về phương thức bóc lột, trừ số tù nhân bị đồ làm cảo điền hoành và dân bị huy động ra còn thì đều chịu chế độ thuế tô, sưu dịch của nhà nước.
Đặc biệt ta cần lưu ý đến một bộ phận ruộng đất thuộc quyền chiếm hữu riêng của làng xã trong khi nhắc tới bộ phận ruộng đất do làng xã quản lý hay gọi là ruộng công làng xã.
Sư hình thành và phát triển của làng xã giữ được ít nhiều ruộng đất riêng của mình mà chúng ta tạm gọi là ruộng công bản. Đây là bộ phận ruộng đất thuộc quyền chiếm hữu riêng của làng, không được phép mua bán chấp chiếm làm của riêng, không chịu sự chi phối của nhà nước và mang nhiều nguồn gốc khác nhau. Có thể xếp vào đây các loại ruộng tế tự, ruộng mộ của những người được thờ ở làng, như ruộng tế của Trần Nhật Hạo, Trần Thủ Độ...Bên cạnh đó còn có loại ruộng do một nhân vật nào đó cúng cho làng, giúp làng có quỹ để giải quyết các công việc chung…
Như vậy trong chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam, xã hội phong kiến chiếm một thời gian tương đối dài. Trong đó, chế độ ruộng đất là cơ sở để tìm hiểu lịch sử kinh tế xã hội của xã hội đó.Mác đã từng nói : “Không cần phải tìm hiểu nhiều lắm về lịch sử cộng hoà La Mã thì cũng biết được điều bí mật của lịch sử đó cũng là lịch sử của chế độ ruộng đất”.Hay như khi bàn về xã hội trung đại, Mác cũng nhận định “Chế độ sở hữu lớn về ruộng đất là cơ sở thực sự của xã hội trung đại, phong kiến….”. Riêng ở thời đại Lý- Trần nước ta, chế độ ruộng đất với hình thức sở hữu ruộng đất của nhà nước là một khía cạnh thể hiện rất rõ tình hình kinh tế nông nghịêp cũng như vấn đề chính trị của thời đại chế độ phong kiến tập quyền. Tóm lại ta có thể kết luận rằng, chế độ sở hữu ruộng đất của nhà nước ở thời Lý- Trần là một hình thức sở hữu ruộng đất phong kiến.
KẾT LUẬN
Thừa hưởng và tiếp tục phát triển những di sản của các giai đoạn trước, xã hội nước ta ở thời kỳ Lý- Trần đã hình thành một bức tranh nhiều màu nhiều vẻ về các hình thức sở hữu và chiếm hữu ruộng đất, từ chế độ sở hữu nhà nước, sở hữu làng xã đến sở hữu nhỏ, tư nhân của nông dân lao động.. Từng bước xuất hiện những hình thức chiếm hữu ruộng đất có điều kiện và thời hạn khác nhau như ruộng công thần, ruộng thế nghiệp... Song trong bức tranh nhiều màu đó, chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất luôn luôn giữ địa vị thống trị.
Trong thời kỳ đó thì nó là cơ sở kinh tế chủ yếu, nguồn bóc lột chủ yếu của nhà nước trung ương, cũng là cái gốc tạo nên sức mạnh và sự bền vững chính trị của nhà nước. Chính trên cơ sở thống trị của chế độ sở hữu nhà nước về nhà nước trung ương đã ban hành những chính sách, biện pháp cần thiết có lợi cho sản xuất nông nghiệp. Đó là điều làm cho nhà nước hầu như trở thành người đứng trên xã hội và chú ý đến toàn thể nhân dân.Dựa vào cơ sở ruộng đất cảu mình, nhà nước trung ương thời Lý- Trần đã nuôi sống một bộ máy quan liêu ngày càng đông đảo, khống chế các làng xã ngày càng chặt chẽ, thi hành chính sách ngụ binh ư nông trong quân đội. Trong những thời điểm chiến tranh, chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất lại là một cơ sở vật chất quan trọng để đoàn kết toàn dân đánh giặc bảo vệ tổ quốc.
Chế độ sở hữu nhà nước đương thời là một di sản được thừa kế và phát triển. Cùng với nhiều sự kiện lịch sử khác, chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất dần dần hình thành, chủ yếu trên cơ sở tước đoạt chế độ sở hữu làng xã về ruộng đất công. Như vậy chế độ sở hữu nhà nước trong buổi đầu còn mang đậm tính chất " chủ quyền lãnh thổ " và sau này mới chuyển dần thành sở hữu ruộng đất thực sự và được khẳng định bằng pháp luật.
Cùng với chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất, sự tồn tại dai dẳng và bền vững của những tàn dư công xã nông thôn, vì vậy việc duy trì chế độ chiếm hữu làng xã về ruộng đất công ở thời kỳ này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên chế độ chiếm hữu làng xã về ruộng đất công chỉ tồn tại trong một số làng nhất định, có thể là phần lớn. Khi bị tước đoạt quyền sở hữu, làng xã với sức mạnh truyền thống của mình đã cố gắng duy trì quyền chiếm hữu ruộng đất công của mình, hạn chế việc tư hữu hoá nó cũng như hạn chế sự tấn công sâu hơn nữa của chế độ sở hữu nhà nước. Điều này làm cho làng xã hầu như trở thành “ người sở hữu thực tế ” bộ phận ruộng đất này.
Rõ rãng vai trò cũng như vị trí của bộ phận ruộng đất do nhà nước trung ương trực tiếp quản lý trong xã hội phong kiến đương thời là rất quan trọng và là cơ sở cho vấn đề ruộng đất được phát triển trong những thế kỷ tiếp theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kinh tế xã hội Lý Trần, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 4- 1996.
2. Nguyễn Thị Phương Chi, Tìm hiểu quy mô thái ấp thời Trần, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số5- 2002.
3. Thêm một số ý kiến về chế độ ruộng đất và tô thuế thời Lý- Trần, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 2- 1977.
4. Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý- Trần., Nxb KHXH- HN, 1982
5. Trương Hữu Quýnh, Chế độ ruộng đất ở Việt Nam từ thế kỷ XI- XVIII, Nxb KHXH- HN, 1982..
6. Vấn đề ruộng đất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam( thế kỷ X- 1858 ), Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số1- số 2, năm 1959- 1960.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LSDOCS (67).DOC