Tiểu luận Chức năng của Báo chí

Cảm nhận về những tấm lòng chia sẻ nỗi đau Báo chí là một trong những phương tiện truyền thông ngày càng được ưa chuộng trong nhịp sống hiện đại của chúng ta hiện nay không chỉ bởi sự đa dạng về hình thức và chức năng của mình mà còn bởi báo chí tự thChức năng của Báo chíChức năng của Báo chíân nó đã là một phương tiện truyền thông đa tiện ích. Những tờ báo đầu tiên của nước ta mới xuất hiện vào những năm 60 của thế kỉ XIX. So với nhiều nước khác, báo chí Việt Nam sinh sau đẻ muộn hơn các nước châu Âu hàng mấy trăm năm. Nhưng chỉ mới hơn một thế kỉ tồn tại và phát triển, báo chí Việt Nam đã có một lịch sử phát triển phong phú, mang những sắc thái riêng biệt và bước phát triển của nó gắn chặt với những biến thiên của lịch sử. Không đề cập đến phong cách hay ngôn ngữ, chuẩn mực hay cấu trúc Ở đây báo chí được đề cập đến ở khía cạnh chức năng. Tuy vậy, trong các chức năng rất cơ bản của báo chí chỉ xin được đề cập đến góc độ truyền đạt kịp thời thông tin mang tính cấp bách, liên quan đến sự sống còn của con người và tấm lòng thiện lương đầy tinh thần nhân văn cao cả của những con người sống quanh ta Trên thực tế, đã có rất nhiều những điển hình được tôn vinh, những cái xấu được phơi bày và nhiều lắm những tấm lòng được sẻ chia. Chính báo chí là nguồn thông tin kịp thời mang đến cho con người những tri thức từ những miền xa xôi, cách chúng ta đến hàng nghìn kilomet để mỗi chúng ta có những suy nghĩ, hành động thiết thực chung tay đóng góp nhân lên niềm vui hay chia bớt những nỗi buồn cho những người xung quanh. Một cánh cửa cuộc sống mới đầy tình yêu thương mở ra trước mắt những cuộc đời ít gặp may mắn, những số phận bất hạnh - chức năng ấy báo chí đã làm thật tốt những năm qua. Theo tôi, dù là báo in hay báo nói, báo hình hay báo mạng tất cả đều nhằm mục đích chuyển tải những thông tin hữu ích nhất đến với những độc giả, thính giả hay khán giả của mình. Cách đây 2 năm, rất tình cờ, khi lướt web xem tin tức trên VnExpress tôi dừng mắt tại dòng tít: Một trẻ sơ sinh bị đứt nhiều phần cơ thể. Vốn rất yêu trẻ, khi tri nhận những thông tin trên bài viết tôi không thể cầm được nước mắt. Tôi day dứt như thể chính mình vừa phạm phải cái hành động vô nhân tính là bỏ đứa con mà mình mới sinh được 3 ngày trong vườn nhà người khác để mặc cho côn trùng gặm nhấm thân thể non nơt của nó. Cứ cho rằng vì hoàn cảnh không cho phép hay lỡ dở mà phải bỏ đứa con nhỏ, nhưng tại sao người mẹ ấy không bỏ con nơi mà may ra còn có thể có người nhìn thấy nó trước khi nó bị những con côn trùng hay con gì đó “gặm nhấm”.

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2112 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chức năng của Báo chí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chức năng của Báo chí Cảm nhận về những tấm lòng chia sẻ nỗi đau Báo chí là một trong những phương tiện truyền thông ngày càng được ưa chuộng trong nhịp sống hiện đại của chúng ta hiện nay không chỉ bởi sự đa dạng về hình thức và chức năng của mình mà còn bởi báo chí tự thân nó đã là một phương tiện truyền thông đa tiện ích. Những tờ báo đầu tiên của nước ta mới xuất hiện vào những năm 60 của thế kỉ XIX. So với nhiều nước khác, báo chí Việt Nam sinh sau đẻ muộn hơn các nước châu Âu hàng mấy trăm năm. Nhưng chỉ mới hơn một thế kỉ tồn tại và phát triển, báo chí Việt Nam đã có một lịch sử phát triển phong phú, mang những sắc thái riêng biệt và bước phát triển của nó gắn chặt với những biến thiên của lịch sử. Không đề cập đến phong cách hay ngôn ngữ, chuẩn mực hay cấu trúc…Ở đây báo chí được đề cập đến ở khía cạnh chức năng. Tuy vậy, trong các chức năng rất cơ bản của báo chí chỉ xin được đề cập đến góc độ truyền đạt kịp thời thông tin mang tính cấp bách, liên quan đến sự sống còn của con người và tấm lòng thiện lương đầy tinh thần nhân văn cao cả của những con người sống quanh ta Trên thực tế, đã có rất nhiều những điển hình được tôn vinh, những cái xấu được phơi bày và… nhiều lắm những tấm lòng được sẻ chia. Chính báo chí là nguồn thông tin kịp thời mang đến cho con người những tri thức từ những miền xa xôi, cách chúng ta đến hàng nghìn kilomet để mỗi chúng ta có những suy nghĩ, hành động thiết thực chung tay đóng góp nhân lên niềm vui hay chia bớt những nỗi buồn cho những người xung quanh. Một cánh cửa cuộc sống mới đầy tình yêu thương mở ra trước mắt những cuộc đời ít gặp may mắn, những số phận bất hạnh - chức năng ấy báo chí đã làm thật tốt những năm qua. Theo tôi, dù là báo in hay báo nói, báo hình hay báo mạng tất cả đều nhằm mục đích chuyển tải những thông tin hữu ích nhất đến với những độc giả, thính giả hay khán giả của mình. Cách đây 2 năm, rất tình cờ, khi lướt web xem tin tức trên VnExpress tôi dừng mắt tại dòng tít: Một trẻ sơ sinh bị đứt nhiều phần cơ thể. Vốn rất yêu trẻ, khi tri nhận những thông tin trên bài viết tôi không thể cầm được nước mắt. Tôi day dứt như thể chính mình vừa phạm phải cái hành động vô nhân tính là bỏ đứa con mà mình mới sinh được 3 ngày trong vườn nhà người khác để mặc cho côn trùng gặm nhấm thân thể non nơt của nó. Cứ cho rằng vì hoàn cảnh không cho phép hay lỡ dở mà phải bỏ đứa con nhỏ, nhưng tại sao người mẹ ấy không bỏ con nơi mà may ra còn có thể có người nhìn thấy nó trước khi nó bị những con côn trùng hay con gì đó “gặm nhấm”. Trong chúng ta không ai có quyền truy vấn lương tâm của kẻ khác, bởi đã là con người thì không ai lại chưa từng mắc một lỗi lầm trong đời, tuy nhiên tôi cực lực phản đối những hành động vô nhân đạo như thế bởi trên đời này không có gì thiêng liêng và cao cả hơn tình mẫu tử: vì tình mẫu tử mà những người mẹ đã để cho những đứa con của mình ra trận, cũng vì tình mẫu tử mà những người con cũng như những người mẹ họ có thể làm bất cứ điều gì vì nhau. Vậy… tại sao đã sinh con ra trên đời lại tước bỏ đi quyền tối thiểu được có mẹ, tước bỏ đi quyền được sống, quyền được làm người của nó? (…) “cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”(…) Tôi xin được trích dẫn bài báo để mọi người cùng cảm nhận Cháu bé đang  được cấp cứu tại BVĐK Quảng Nam       Thứ Ba, 18/07/2006,08:45 Một trẻ sơ sinh bị đứt mất nhiều phần cơ thể TPO - Một cháu bé sơ sinh đang nằm tại phòng hồi sức cấp cứu BV Đa khoa Quảng Nam trong tình trạng nguy kịch. Cháu bị mất một số bộ phận của cơ thể như chân phải, bộ phận sinh dục. Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam cho biết : Cháu này là bé trai, được những người dân tại thôn 3 Tam Thạnh, huyện Núi Thành phát hiện trong vườn ông Hồ Lân cùng thôn  vào lúc 21 giờ ngày 15/7. Cháu mới sinh khoảng 3 ngày; nhập viện vào lúc 0 giờ 15 phút ngày ngày 16/7, trong tình trạng : Mất chân phải ngay gần khớp  háng phải  mép vết da và cơ rách đứt nham nhở; vùng bẹn cẳng chân và bàn chân trái có nhiều vết rách thủng da và xây xát da nhỏ không liên tục; mất 2 tinh hoàn; mép da bìu dái rách nham nhở; 1/3 dương vật bị mất và mép rách nham nhở... Nhận  định  ban đầu là có thể do vật sắt nhọn  hoặc súc vật gây nên. Nhiều ý kiến cho rằng   mẹ của cháu có thể   đang ở tuổi vị thành niên,  thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản  nhưng khi "lâm nạn"   đã đối phó  bằng cách bỏ con. Các bác sĩ cho biết  : Nhiều khả năng cháu khó qua khỏi vì quá yếu. Đọc xong bài viết tôi cứ thắc thỏm chờ đợi. Chờ đợi để được biết những thông tin về em bé bất hạnh ấy. Tôi bị ám ảnh bởi câu kết bài: Nhiều khả năng cháu khó qua khỏi vì quá yếu. Và tôi hồi hộp đợi chờ, nhưng tất cả chỉ là một khoảng trống. Im lặng. Tôi hoang mang. Và cho đến một ngày bắt gặp lại tít báo: Số phận cháu bé bị bỏ rơi trong vườn hoang. Lại một lần nữa…tôi bật khóc. Nhưng lần này tôi khóc vì một cảm xúc rất lạ, rất khó tả. Khóc bởi sức sống lạ kì đến khó tin trong cơ thể bé nhỏ và rất nhiều những tổn thương kia. Cuộc sống của con người ta đôi khi phải đối diện với những nỗi đau tưởng chừng như không thể vượt qua được, nhưng rồi với niềm ham sống, bản năng sống rất người, sự chia sẻ của cộng đồng và những nghị lực phi thường… con người vẫn vượt qua được nỗi sợ hãi đó để sống tiếp. Và cũng đôi khi con người phải đối mặt với cái chết cận kề…điều mà không ai có thê chống lại. phép màu nào đã tiếp sức để con người có thể chống chọi, cầm sự và dành giật lại cuộc sống của mình. Quả là một điều kỳ diệu! Cuộc sống là chiến đấu! và sức chiến đấu đó tiềm tàng trong bản thân mỗi con người cho dù đó chỉ là một đứa trẻ. Đã được sinh ra ở trên đời nhất định phải sống cho ra một con người và không ai có thể tước đi của chúng ta quyền được sống, được làm người đó. Nghe thì có vẻ triết lí và em bé mới chỉ có 3 ngày tuổi chắc hẳn không nghe, không hiểu những điều đó. Nhưng dưới những lời đao to búa lớn đó chỉ là một ý nghĩa sống vô cùng giản dị như tiếng gọi cha, thưa mẹ hàng ngày của mỗi con người đó là: đuợc sống – quyền mà không một ai có thể tước bỏ của mỗi con người. và đã sống ở trên đời thì phải có đạo lý. Và em bé ấy đã chiến đấu. Hình ảnh của em bé ấy hiện ra như một thiên thần trước mắt tôi: khuôn mặt bụ bẫm, đôi mắt đen to thơ ngây trong veo vô tội và dường như thẳm sâu trong đôi mắt sáng tinh nhanh ấy là nỗi buồn về thân phận bất hạnh. Nhưng vượt lên trên tất cả giờ đây chúng ta lại được thấy em bé ấy vẫn sống! Một niềm hạnh phúc trào dâng trong tim tôi như thể vừa tìm lại một thứ quý giá đã đánh mất: Niềm tin vào tình yêu thương giữa con người với con người.. (…) “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác” (…) Tôi trân trọng và cảm phục vô cùng trước hành động thương yêu, chia sẻ đầy tinh thần trách nhiệm và tình đồng loại sâu sắc mà gia đình anh chị Quang Nghi – Mai Anh 118 Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội đã dành cho em. Giữa dòng đời bươn trải bộn bề, cả âm nhạc và tâm hồn người cũng ngập chìm vào những lo toan tính toán chuyện áo cơm, lợi danh, chuyện bán buôn cả tình cảm cả trí tuệ vẫn còn có những tấm lòng, những vòng tay… “còn gì đẹp trên đời hơn thế Người yêu người sống để yêu nhau” Giờ đây em đã có một cái tên: Thiện Nhân. Cái tên đầy yêu thương, trìu mến mà mọi người đã đặt cho em như một lời nguyện cầu: lòng nhân ái, sự yêu thương chia sẻ của cộng đồng sẽ giúp em có nghị lực và vững vàng hơn trong cuộc sống mới với một gia đình mới – những người thực sự yêu thương em. Thật đáng trân trọng làm sao những con người giàu tình thương và nhân ái như gia đình anh Quang Nghi, chị Mai Anh. Người ngoài còn động lòng trắc ẩn trước số phận bất hạnh của em. Vậy thì tại sao người đã dứt ruột sinh ra em lại không có được điều giản dị đó? Bài báo còn viết: “Như một bản năng, Thiện Nhân rất mặc cảm về những khiếm khuyết trên cơ thể mình, dù cháu chỉ mới 20 tháng tuổi. Mỗi khi bác sĩ khám bệnh, hay người lạ muốn xem vết thương, Nhân lấy hai tay giữ chặt quần và thường khóc thét lên” Xót xa lam sao! Hai mươi tháng tuổi đã tự ý thức được khiếm khuyết trên cơ thể mình, nỗi đau, sự mất mát của bản thân mình. Với một em bé điều đó tưởng chừng là điều không tưởng, một nỗi đau tưởng như không sao lành lại được. Nhưng bên cạnh em giờ đây đã có gia đình, có cộng đồng, em không còn phải đối mặt với những ngày sợ hãi nữa, dù biết trước mắt em sẽ phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn: mỗi năm sẽ phải thay chân giả cho phù hợp với độ lớn của cơ thể, những kì thị và mặc cảm là không thể tránh khỏi khi em ra ngoài xã hội và tham gia những hoạt động. Nhưng chúng ta hy vọng sức sống tiềm tàng đã giúp em sống sót sẽ lại một lần nữa giúp em đứng vững trên cuộc đời để không phụ lòng những người đã u mang và thực sự yêu thương em bằng cả tấm lòng cùng trái tim ấm nóng tình người. Xin được kết thúc bài viết bằng câu: “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” Kết Luận Trong chuyển tải những tin tức kịp thời nhất đến với độc giả, báo chí là phương tiện truyền thông được ưa chuộng. Ngoài việc duy trì văn hóa đọc, ngay tức thời còn giúp cho người đọc định hướng hành động, bên cạnh đó báo chí giúp tất cả mọi người cùng nhìn nhận vấn đề, sẻ chia và chung tay góp sức để cuộc sống này ngày càng trở nên tốt đẹp hơn. Báo chí là một kênh truyền bá, phổ biến một cách nhanh nhạy và tinh tế mọi thông tin trong đời sống hàng ngày, là vũ khí đấu tranh chống lại cái ác cái xấu, là tượng đài tôn vinh những tấm gương người tốt việc tốt, là kim chỉ nam định hướng cho tư tưởng và hành động của mỗi con người trong xã hội Báo chí đang từng ngày từng giờ góp mình vào công cuộc bài trừ cái ác cái xấu ra khỏi cộng đồng. Đưa con nguời xích lại gần nhau bằng tình yêu thương, sự sẻ chia và lòng nhân ái. Như đã nói, chức năng ấy báo chí đã làm rất tốt những năm qua. “Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy Ta có thêm ngày mới để yêu thương”

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTBC1151.doc