Tiểu luận Cơ cấu ngành kinh tế và tác động của các ngành tới tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001-2005

Thời kì 2001-2005 sự chuyển dịch cơ cấu giữa 3 khu vực không mạnh như 5 năm trước 1996-2000, tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm trong GDP thời kì này là 38,5% không đạt so với mục tiêu đề ra là 40% - 41%. Xét riêng trong từng ngành cho thấy xu hướng chuyển dịch cơ cấu nông-lâm-ngư nghiệp đưa ra không rõ nét,cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp chuyển dịch còn rất chậm,ngành trồng trọt vẫn chiếm 78,65% năm 2005 trong tổng GO nông nghiệp (So với năm 2000 là 81,04% ); trong ngành công nghiệp tỷ trọng ngành chế biến (theo giá hiện hành) tăng không đáng kể, nếu năm 2000 là 59,16% thì năm 2005 là 59,7%. Ngành dịch vụ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và sự chuyển dịch cơ cấu diễn ra rất chậm, hầu hết các ngành có giá trị gia tăng cao đều có tỷ trọng nhỏ trong GDP ( Ngành tài chính ngân hang kế hoạch chưa tới 2% năm 2005) Xu hướng này hạn chế nhiều cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam và gây bất lợi cho tăng trưởng, nhất là trong hoàn cảnh chúng ta đã tham gia vào WTO. Sự chuyển dịch chậm chạp đã làm cho thực trạng ngành kinh tế của nước ta đang dừng lại ở một trình độ thấp so với nhiều nước khác trong khu vực và so với yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1843 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Cơ cấu ngành kinh tế và tác động của các ngành tới tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001-2005, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Phân tích cơ cấu ngành kinh tế và tác động của cá ngành tới tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001-2005 * Tốc độ tăng trưởng kinh tế 5 năm 2001-2005 tương đối cao và đạt mục tiêu đề ra (75%). Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước bình quân hàng năm đạt 7,51% cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng bình quân hang năm thời kì 86-90 là 4,45%,đồng thời cũng cao hơn tốc độ tăng bình quân hang năm 6,95% của kế hoạch 5 năm 1996-2000. Bảng: Đóng góp của các ngành vào tăng trưởng GDP (2001-2005) 2001 2002 2003 2004 2005 2001-2005 1. Tốc độ tăng trưởng GDP - Nông–lâm–thủy sản - Công nghiệp–xây dựng - Dịch vụ 6,89 2,98 10,39 6,1 7,08 4,17 9,48 6,54 7,34 3,62 10,48 6,45 7,79 4,36 10,22 7,26 8,43 4,0 10,65 8,48 7,51 3,8 10,24 6,97 2. Đóng góp vào tăng trưởng GDP theo điểm phần trăm - Nông-lâm-thủy sản - Công nghiệp-xây dựng - Dịch vụ 6,89 0,69 3,68 2,52 7,08 0,93 3,47 2,68 7,34 0,79 3,92 2,63 7,79 0,92 3,93 2,94 8,4 0,8 4,2 3,4 7,5 0,82 3,84 2,84 3. Đóng góp vào tăng trưởng GDP theo tỷ lệ phần trăm - Nông-lâm-thủy sản - Công nghiệp-xây dựng - Dịch vụ 100 10,07 53,39 36,54 100 13,2 48,95 37,85 100 10,76 53,37 35,86 100 11,8 50,48 37,72 100 9,78 49,71 40,52 100 11,12 51,18 37,7 Đơn vị tính : % Nguồn: tính toán từ số liệu của TCTK và Sổ tay KH 2007(Bộ KH&ĐT) Hình : Đóng góp của các ngành vào điểm phần trăm tăng trưởng GDP - Trong 3 khu vực kinh tế, do luôn chiếm tỷ trọng lớn trong GDP và có tốc độ tăng trưởng cao nhất (10,65%) nên đến cuối kì kế hoạch 2005 nhóm ngành CN-XD vẫn là khu vực đóng góp lớn nhất vào tốc độ tăng trưởng chung 49,71% hay 4,2 điểm % tốc độ tăng trưởng GDP, gần bằng so cới mức trung bình thời kì 2001-2005 là 51,18%. - Nhóm ngành nông lâm thuỷ sản, do biến động phức tạp và ảnh hưởng khắc nghiệt của thời tiết 2001-2002: tình trạng lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, dịch cúm gia cầm bùng phát và tái phát , các vụ kiện cá tra, cá basa 2003 và vụ kiện bán phá giá tôm 2004, giá nông sản tăng cao,... Đã làm cho tốc độ tăng trưởng của ngành nông lâm thuỷ sản bị hạn chế. Trung bình hang năm 2001-2005 đóng góp của khu vực này không vượt quá 1 điểm %. - Do vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao nên nhóm ngành dịch vụ đã đóng góp vào tăng trưởng GDP là 37,7% hay 2,84 điểm % tăng trưởng (Năm 2005 là 40,52% và tăng 3,1 điểm % cao hơn mức trung bình). * Hiện tượng về tăng trưởng kinh tế của 2 ngành công nghiệp và dịch vụ những năm 2001-2005 và sự đóng góp của nó vào tăng trưởng chung cho thấy thực trạng về chất lượng tăng trưởng đang có xu hướng tăng lên trong những năm cuối của kì kế hoạch. Bước đầu đã hình thành được một số ngành sản phẩm quan trọng tạo động lực cho phát triển như : công nghiệp dầu khí, sản xuất thép xi măng, cơ khí đóng tàu, lắp ráp ôtô xe máy … Cùng với đó là sự giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp trong cơ cấu từ 23,3% năm 2001 xuống 20,9% năm 2005, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 3,8%/năm. Tuy vậy vẫn đảm bảo vấn đề an ninh lương thực, cung cấp sản phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của người dân, công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Đây là sự chuyển dịch cơ cấu theo đúng hướng mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2010. Tuy nhiên chất lượng tăng trưởng vẫn chưa cao. Khoảng cách giữa giá trị sản xuất và giá trị gia tăng đang có xu hướng dãn ra. Vì vậy cần phải có những chính sách thu hút đầu tư và sử dụng nguồn lực có hiệu quả. Phát triển hơn nữa khu vực dịch vụ đặc biệt những ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao như tài chính, tín dụng, viễn thông, khoa học công nghệ … * Đứng trên góc độ vai trò, vị trí của các ngành trong việc nâng cao hiệu quả, duy trì khả năng tăng trưởng dài hạn (nâng cao chất lượng tăng trưởng) thực trạng tăng trưởng và sự đóng góp của các nhóm ngành kinh tế Việt Nam có những điểm nổi bật cần lưu ý: I. Trước hết là ngành nông-lâm-thuỷ sản 1. Bên cạnh những yếu tố thuận lợi, sản xuất nông lâm thuỷ sản nước ta thời kì 2001-2005 cũng gặp nhiều khó khăn khách quan và chủ quan: - Thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả và hiệu qả sản xuất: Liên tục 2 năm 2001-2002 lũ lụt xảy ra ở ĐB sông Cửu Long không chỉ gây thiệt hại nặng vụ lúa hè thu 2 năm liên tiếp mà còn làm hư hỏng một số kết cấu hạ tầng nông thôn quan trọng. Nắng hạn nghiêm trọng và kéo dài trong mùa khô các năm 2002,2005 ở ĐB sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên dẫn đến tình trạng thiếu nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân khu vực nông thôn. Một số vụ cháy rừng lớn xảy ra ở U Minh Hạ, U Minh Thượng đã thiêu huỷ hàng chục ngàn ha rừng đặc dụng. Trong khi đó, mưa lớn và lũ quét diễn ra liên tiếp tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, gây thiệt hại nặng nề cho Hà Giang, Tuyên Quang, Lâm Đồng và Đắc Lắc…. - Cùng với khó khăn về thời tiết, dịch cúm gia cầm bùng phát đầu năm 2004 và tiếp tục tái phát vào năm 2005 đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác. Vụ kiện bán phá giá cá Tra, cá BaSa năm 2003 và vụ kiện bán phá giá tôm 2004 cũng ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất thuỷ sản nhất là thị trường tiêu thụ sản phẩm bị thu hẹp. Giá nhiên liệu tăng cao cùng với những biến động bất lợi theo hướng cung vượt cầu trên thị trường thế giới cũng là những thách thức không nhỏ ảnh hưởng trực tiếp đén xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong 5 năm 2001-2005. Đứng trước tình hình đó, Chính phủ đã kịp thời điều chỉnh kế hoạch và xây dựng các chính sách với tư duy đổi mới phát triển kinh tế, phù hợp hơn cho sản xuất nông nghiệp trong đó đáng chú ý nhất là các chủ trương cho phép chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Nhờ vậy đã duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định đảm bảo an ninh lương thực, cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm cho nhu cầu tiêu dung của dân cư, cho công nghiệp chế biến và gia tăng đáng kể kim ngạch xuất khẩu cho đất nước, đảm bảo ngày một uy tín cả về chất lượng và số lượng, đậưc biệt là các nông sản chủ lực như: gạo, cà phê, hạt điều, cao su. GO nông-lâm-thuỷ sản tăng bình quân hàng năm 5.4%, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là tăng 4.8%/ năm ( trong đó nông nghiệp tăng 4.1%, lâm nghiệp tăng 1.4%, thuỷ sản tăng 12.1%.) à Cơ cấu nông lâm thuỷ sản đã chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ lệ trong ngành nông nghiệp và tăng trưởng trong ngành thủy sản. Năm 2000, GO ngành nông nghiệp chiếm 79.1% GO khu vực nông-lâm-thuỷ sản nhưng đến năm 2005, chỉ còn 72.1%. GO thủy sản tăng từ 16.2% lên 24.2%. Thuỷ sản đang trở thành ngành mũi nhọn, giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng của khu vực nông-lâm-thuỷ sản. 2. Cụ thể : a. Kết quả sản xuất nông nghiệp: - Mặc dù gặp nhiều khó khăn về thời tiết, dịch bệnh và biến động về giá cả nhưng nhờ có sự quan tâm và chỉ đạo đúng hướng của Đảng và Chính Phủ nên sản xuất 5 năm qua vẫn đạt được kết quả tương đối khả quan. GO nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 4.1% trong đó trồng trọt tăng 3.5%, chăn nuôi tăng 7.2%. Sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển và tăng trưởng ổn định, từng bước vươn tới một nền nông nghiệp hàng hoá với kỹ thuật tiên tiến và cơ cấu đa ngành, không chỉ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến mà còn tăng cường cung cấp hàng hoá cho xuất khẩu cả về số lượng và chất lượng trên trường quốc tế. Sản lượng lương thực tăng bình quân mỗi năm 1,1 triệu tấn từ 34,3 triệu tấn ( bình quân đầu người đạt 435,5kg năm 2001) đã tăng lên đến 39,9 triệu tấn ( bình quân đầu người 480kg vào năm 2005). Riêng năm 2005 đã xuất khẩu 5,2 triệu tấn gạo, chiếm 30% sản lượng. - Chăn nuôi tăng nhanh nên tăng trưởng trong chăn nuôi trong tổng GO tăng từ 19.3% ( 2000) à 22.4% ( 2003) à 21.6% ( 2004) à 23.4% ( 2005). Sản lượng sản phẩm chăn nuôi đa dạng hơn về chủn loại: ngành chăn nuôi trong những năm qua phải đương đầu với nhiều khó khăn thách thức do thiên tai, dịch bệnh hoành hành ( đặc biệt là dịch cúm gia cầm , dịch lở mồm long móng ở bò …) đã làm giảm đáng kể tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi. Tuy vậy, nhờ sự chỉ đạo nhanh nhạy, kịp thời, sự nỗ lực của các ngành, cấp của nhân dân, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân đạt 7,2%/năm. Chăn nuôi trang trại theo hướng công nghiệp phát triển chủ yếu tập trung phát triển mạnh đàn lợn, đàn bò, trong đó kết hợp đặc biệt đảm bảo an ninh dịch bệnh. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng tăng 32,7% từ 1.515 nghìn tấn năm 2001 lên 2.012 nghìn tấn trong năm 2005. Sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng tăng 22,5% từ 97.780 tấn lên 119.789 tấn trong các năm tương ứng. Nhờ đó đảm bảo tốc độ tăng trưởng ổn định, vươn tới một nền nông nghiệp hàng hóa với kĩ thuật tiên tiến và một cơ cấu đan ngành. b. Kết quả sản xuất lâm nghiệp. Trong 5 năm 2001-2005 ngành lâm nghiệp đã chuyển hướng sang tập trung xây dựng … rừng và đầu tư theo các chương trình, dự án giao đất lâm nghiệp ổn định lâu dài cho hộ gia đình thay vì khai thác là chính như trong những năm của các kế hoạch trước đây. Nhờ vậy, vốn rừng được phát triển và độ che phủ của rừng tăng lên. Diện tích rừng trồng tập trung có xu hướng tăng trong 5 năm qua. Diện tích rừng trồng mới bình quân trong 2001-2005 đạt 186.2 nghìn ha/năm. Các hoạt động trồng cây phân tán, chăm sóc, tu bổ, bảo vệ rừng 5 namư qua đã được các ngành các, cấp quan tâm nên kết quả đạt được tương đối khả quan so với các thời kỳ trước. Diện tích rừng được chăm sóc năm 2005 đạt 182,9% nghìn ha, tăng 27% so với 2001. Sản lượng gỗ được khai thác 5 năm qua đạt bình quân 2534 nghìn m3/năm, không tăng so với các thời kì trước, do thực hiện chủ trương đóng cửa rừng. Do vậy, khai thác gỗ những năm gần đây đã chuyển từ khai thác rừng tự nhiên sang khai thác rừng trồng là chính, trong đó chủ yếu là rừng nguyên liệu giấy. c. Kết quả sản xuất thuỷ sản: Sản xuất thuỷ sản thời kỳ 2001-2005 phát triển toàn diện cả nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và xuất khẩu. Sản lưởng thuỷ sản bình quân hàng năm đạt 2.9 triệu tấn /năm, bằng 1.5 lần sản lượng bình quân thời kỳ 1996-2000, riêng sản lượng năm 2005 đạt 3.4 triệu tấn gấp 1.5 lần năm 2000, bình quân hàng năm tăng 8.8% trong đó nuôi trồng tăng 19.5%, khai thác tăng 3.7%. Do nuôi trồng đạt tốc độ tăng nhanh hơn khai thác nên tỷ trọng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng đã tăng từ 26.2% năm 200 lên 41.9% năm 2005. Điều đáng chú ý là mặc dù vụ kiện bán phá giá cá basa (2003) và tôm (2004) nhưng sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng lên qua các năm từ mức 1816 triệu đôla (2001) lên đến 2771 triệu đôla (2005). GO thuỷ sản tăng bình quân mọi năm trong giai đoạn 2001-2005 đạt 12.1% là tốc độ tăng cao nhất trong khu vực nông lâm thuỷ sản những năm vừa qua. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tăng nhanh trước hết là do tăng diện tích, nhưng mặt khác còn do tăng cường đầu tư và nuôi thâm canh. Việc tăng diện tích nuôi trồng thuỷ sản do chủ trương chuyển đổi phần diện tích trồng lúa cho năng suất, hiệu quả thấp sang nuôi trồng thuỷ sản, tập trungnhiều ở đồng bằng song Cửu Long. Đáng chú ý là trong nuôi trồng thuỷ sản những năm 2001-2005 có sự chuyển đổi mạnh mẽ về cơ cấu thuỷ sản nuôi trồng theo xu hướng tăng diện tích nuôi tôm nhanh hơn so với tăng diện tích nuôi cá. Khai thác thuỷ sản trong 5 năm qua tăng ổn định do tăng đầu tư cho phương diện đánh bắt, xây dựng các cơ sở hạ tầng thuỷ sản và triển khai thực hiện chương trình đánh bắt xa bờ trong bối cảnh nguồn lợi thuỷ sản nội địa và ven biển ngày càng cạn kiệt. Đây là hướng đi tích cực trong khai thác thuỷ sản những năm vừa qua, khuyến khích người dân vươn xa hơn và sử dụng các phương tiện đánh bắt kỹ thuật cao hơn, khắc phục được tình trạng đánh bắt hải sản ven bờ với thuyền thủ công hoặc tàu công suất nhỏ, năng suất thấp, mở ra triển vọng làm giầu cho cư dân vùng ven biển. Những kết quả sản xuất nông lâm thuỷ sản đạt được trong những năm 2001-2005 bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân về tổ chức, quản lý sản xuất với sự hình thành những mô hình sản xuất hang hoá phù hợp với thực tiễn nước ta như: mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mô hình kinh tế trang trại đa ngành, Mô hình Hợp Tác Xã nông nghiệp thực hiện các dịch vụ phục vụ kinh tế…..Từ đó đã huy động được ngoại lực của nhiều thành phần kinh tế và nhiều chủ sở hữu. 3. Bên cạnh những kết quả và tiến bộ nêu trên, sản xuất nông lâm thuỷ sản thời kỳ 2001-2005 vẫn còn tồn tại nhiều khắc phục: Một là, cơ cấu nội bộ khu vực nông lâm thuỷ sản tuy đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng trưởng trong ngành thuỷ sản và giảm tỷ trọng trong ngành nôngnghiệp, nhưng sản xuất thuỷ sản những năm qua chưa thực sự ổn định, tiềm ẩn tính không bền vững vì còn chịu nhiều tác động của thị trường xuất khẩu, đặc biệt là thị trường Mỹ. Sản xuất thuỷ sản những năm qua vẫn còn tồn tại tình trạng tự phát, chưa thực sự bền vững, thiếu tổ chức trong thực hiện quy hoạch. Hệ thống thuỷ lợi, nguồn giống cung cấp, công tác kiểm dịch và hoạt động khuyến ngư không theo kịp sự tăng nhanh quy mô, diện tích nuôi trồng; phát triển ồ ạt mô hình nuôi cá bè, nuôi đăng quăng đang tạo ran guy cơ ô nhiễm nguồn nước cũng như chất lượng sản phẩm. Hai là, trong sản xuất nông nghiệp tuy cây lương thực và một số cây công nghiệp, cây ăn quả phát triển tương đối nhanh, nhưng sản xuất hàng hoá đạt tỷ trọng chưa tương xứng, cơ cấu trồng trọt, chăn nuôi thay đổi chậm.Tỷ trọng chăn nuôi trong tổng GO nông nghiệp năm 2005 mới đạt 23,4% chưa đạt mục tiêu đưa chăn nuôi trở thành ngành chính. Cơ cấu cây trồng chưa hợp lý, xu hướng độc canh cây lúa vẫn còn diễn biến rộng trên một số vùng, địa phương. Ba là, sức cạnh tranh của nông sản, hàng hoá trên thị trường trong nước và xuất khẩu còn hạn chế.Thêm vào đó tỷ trọng nông sản qua chế biến công nghiệp lại rất thấp và tăng chậm, chủ yếu vẫn ở dạng sơ chế, vì vậy không đáp ứng được nhu cầ ngày càng tăng của thị trường xuất khẩu. Bốn là, sản xuất nông lâm thuỷ sản những năm 2001-2005 phát triển chủ yếu về bề rộng, khai thác lợi thế tiềm năng đất đai và lao động là chính mà chưa chú trọng đến chiều sâu; quy mô sản xuất nhỏ và quá manh mún mặc dù việc thực hiện đổi điền dồn thửa theo chủ trương của chính phủ trong những năm qua đã đạt được kết quả. Lao động chủ yếu là không chuyên và trình độ chuyên môn thấp gây trở ngại cho công tác quy hoạch, vệ sinh an toàn thực phẩm, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất và phát triển nền nông nghiệp hàng hoá sạch. Năm là, quy trình chuyển hướng sang sản xuất sản phẩm hang hoá đưa ra không đồng đều giữa các địa phương. Sáu là, hiệu quả thực hiện một số chương trình quốc gia trong lĩnh vực nông lâm thuỷ sản đạt thấp (Như dự án 5 triệu ha rừng trồng mới, chương trình đánh bắt hải sản xa bờ,...). II. Ngành công nghiệp và xây dựng: 1. Đánh giá chung: - Ngành công nghiệp những năm 2001-2005 chưa thực sự tạo ra được sự tăng trưởng đột phá, chưa đủ độ nóng cần có cho 1 chiến lược thay đổi quy mô và chất lượng tăng trưởng chung. - Một quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi phải có sự đột phá của ngành công nghiệp trong nhiều lĩnh vực trong đó có sự đột phá tăng trưởng GDP. Một tốc độ tăng trưởng cao vượt trội của ngành công nghiệp so với tốc độ tăng trưởng chung mới tạo ra được đòn bảy cho sự tăng trưởng nhanh hơn của các ngành khác, nhất là dịch vụ, và kéo theo sự tăng trưởng vững chắc, hiệu quả cho toàn nền kinh tế.Thực tế cho thấy,nhiều nước trong quá trình công nghiệp hoá đã đạt được tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng bình quân, như Hàn Quốc tốc độ tăng trưởng công nghiệp so với tốc độ tăng trưởng chung 1,9 lần; Thái Lan là 1,54 lần và Malaysia là 1,4 lần,… - Trong khi đó tốc độ tăng trưởng công nghiệp Việt Nam 2005 mới chỉ bằng 1.26 lần tốc độ tăng trưởng chung toàn nền kinh tế và bình quân cho thời kì 2001-2005 là 1,3 lần. Chính vì vậy mà đóng góp của công nghiệp vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam còn ở mức độ hạn chế, chỉ chiếm khoảng 50% trong suốt thời kì 2001-2005 trong khi đó các nước có thu nhập thấp của khối APEC là Tung Quốc, Philipin, Indonesia tỷ lệ đóng góp của công nghiệp vào tăng trưởng chung là 67,2%. - Nếu tạo ra được tốc độ tăng trưởng vượt trội của ngành công nghiệp mới có cơ hội để duy trì tốc độ tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế với tư cách là ngành đảm bảo cơ sở vật chất kĩ thuật cho các ngành khác. 2. Nội bộ ngành công nghiệp – xây dựng: Ngành công nghiệp, xây dựng với tư cách là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất, có tỷ trọng đóng góp trong GDP cao nhất và tác động nhiều mặt đến chất lượng tăng trưởng kinh tế, có cấu trúc tăng trưởng kinh tế thời kì 2001-2005 cụ thể là: Bảng : cấu trúc tăng trưởng GDP của ngành công nghiệp 2001-2005 (%) 2001 2002 2003 2004 2005 BQ 2001-2005 1. Tốc độ tăng trưởng - Công nghiệp • Công nghiệp khai thác • Công nghiệp chế biến • Công nghiệp điện,gas,nước - Xây dựng 10,39 9,75 4,1 11,35 13,20 12,78 9,48 9,17 1,10 11,60 11,41 10,57 10,48 10,45 6,26 11.53 11.91 10,59 10,22 10,55 8,86 10,86 11,97 9,03 10,65 10,60 0,92 13,14 12,24 10,81 10,24 10,11 4,25 11,7 12,15 10,75 2. Đóng góp vào tăng trưởng GDP theo điểm phần trăm - Công nghiệp • Công nghiệp khai thác • Công nghiệp chế biến • Công nghiệp điện,gas,nước - Xây dựng 10,39 7,67 0,78 6,03 0,86 2,72 9,48 7,18 0,2 6,21 0,77 2,3 10,48 8,15 1,04 6,3 0,81 2,33 10,22 8,23 1,41 5,99 0,83 1,99 10,65 8,29 0,14 7,29 0,86 2,35 10,24 7,9 0,71 6,37 0,83 2,34 3. Đóng góp vào tăng trưởng GDP theo tỷ lệ phần trăm - Công nghiệp • Công nghiệp khai thác • Công nghiệp chế biến • Công nghiệp điện,gas,nước - Xây dựng 100 73,8 7,5 58 8,3 26,2 100 75,72 2,08 65,57 8,07 24,28 100 77,79 9,9 60,13 7,76 22,21 100 80,55 13,81 58,64 8,1 19,45 100 77,9 1,36 68,47 8,07 22,1 100 77,15 6,93 62,16 8,06 22,85 Nguồn: Tính toán từ số liệu của TCTK và Khung định hướng xây dựng KH 2007 của Bộ KH&ĐT Một kết quả đáng ghi nhận là: Ngành công nghiệp, xây dựng luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng 2 con số trong nhiều năm qua 2001-2005, năm 2005 là 10,65% cao nhất trong 5 năm qua. Trong công nghiệp,ngành chế biến đóng vai trò chủ lực chiếm 6,37 điểm đóng góp vào tăng trưởng GDP theo điểm phần trăm thời kì 2001-2005 cao hơn nhiều so với đóng góp của công nghiệp khai thác,công nghiệp điện, khí đốt, nước là 0,71-0,83; chiếm 62,16% đóng góp vào tăng trưởng GDP theo tỷ lệ phần trăm, công nghiệp khai thác và công nghiêp điện, khí đốt, nước là 6,93% và 8,06% thời kì 2001-2005. - Ngành công nghiệp chế biến luôn thể hiện được vai trò quyết định đến sự tăng trưởng kinh tế của toàn khu vực, chiếm trên 50% trong cơ cấu giá trị gia tăng, trung bình 80% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Từng bước khai thác được lợi thế nguyên vật liệu trong nước để nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu. Đến cuối năm 2005, cả nước đã hình thành 130 khu công nghiệp, khu chế xuất với tổng diện tích 26.971ha, đã thu hút 4.478 dự án, được phân bổ kết hợp chặt chẽ với các vùng phát triển nông nghiệp có trọng điểm để phát huy được mối quan hệ tương đối trai chiều. Từ đó vẫn giữu được tốc độ tăng trưởng mà vẫn đảm bảo được mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành. - Ngành công nghiệp khai thác vẫn giữ vai trò trọng yếu, vẫn đóng góp tỉ trọng đáng kể trong cơ cấu ngành chỉ sau công nghiệp chế biến 24,16% (2001), giảm nhẹ trong năm 2002 còn 22,38% và tăng trở lại đến năm 2005 đạt 25,64%. Tuy nhiên ngành công nghiệp khai thác giai đoạn này phát triển có trọng điểm, nhằm vào những loại tài nguyên có trữ lượng lớn và giá trị kinh tế cao như dầu mỏ, khí đốt, khí thiên nhiên, than đá, quặng sắt ... Đây là ngành liên quan mật thiết đến các nguồn lực đầu vào của quá trình sản xuất từ khâu khai thác đến khâu cung ứng. Một lý do có thể thấy được sự sụt giảm tỉ trọng trong cơ cấu ngành công nghiệp – xây dựng của công nghiệp khai thác là sự cạn kiệt nguồn tài nguyên cũng như sự không hiệu quả của ngành do chưa có cách thức khai thác và quy mô sử dụng nguồn lực hợp lí. - Ngành công nghiệp phân phối điện nước – khí đốt đang có xu hướng giảm tỉ trọng từ 14,57% (2001) xuống 12,24% (2005). Đây là bước trở ngại cho ngành công nghiệp nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung. Nguyên nhân chủ yếu do hạn hán kéo dài, nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng cao. Trong xu thế CNH, hệ thống các khu công nghiệp, nhà máy mọc lên tiêu tốn khá nhiều năng lượng điện. Bên cạnh đó là công suất truyền tải điện chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu. Chính phủ đã đưa ra chính sách tăng giá điện 25% vào ngày 1/10/2002 đã làm giảm đáng kể tốc độ tăng trưởng của ngành này trong năm 2002 xuống còn 11,42%, thấp nhất trong giai đoạn. Đây cũng chính là yếu tố dẫn đến sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp xuống còn 9,48%. - Xây dựng cũng chiếm tỉ trọng đáng kể trong cơ cấu ngành công nghiệp. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không ổn định. Với tốc độ tăng trưởng 12,78% năm 2001 giảm còn 10,57% năm 2002. Nguyên nhân là do năm 2002 có những biến động trong thị trường bất động sản. Đến năm 2003 có sự tăng nhẹ lên 10,59% và sụt giảm trong năm 2004 còn 9,03%. Trong năm 2005 đã tăng trở lại, đạt 10,87%, do công nghiệp vật liệu xây dựng được chú trọng đầu tư và nâng cao chất lượng sản phẩm. 3. Đánh giá về các hạn chế: Tuy vậy, nếu đánh giá chất lượng tăng trưởng của công nghiệp trong giai đoạn 2001-2005 theo khía cạnh hiệu quả và bền vững, thì những biểu hiện sau đay là những bất cập đáng nói: Tính kém hiệu quả của ngành công nghiệp thể hiện trong sự chênh lệch khá lớn về tốc độ tăng trưởng GDP với tốc độ tăng GO. Năm 2005 là 10,6% so với 17,15% trong đó ngành khai thác là 0,9% so với 1,4%, ngành chế biến là 13,1% so với 19,5%, ngành công nghiệp điện nước là 12,2% so với 14,1%. Đáng nói hơn là, khoảng chênh lệch này có xu hướng gia tăng, cụ thể chênh lệch giữa tốc độ tăng GO với tốc độ tăng VA ngành công nghiệp năm 2001 là 4,24điểm %, năm 2002 là 5,37, năm 2003-2004 là 6,37, năm 2005 là 6,55.Đây chính là biểu hiện đáng lo ngại về khả năng tăng trưởng của ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến trong tương lai và là một dấu hiệu báo động về khả năng thua lỗ trong sản xuất công nghiệp Việt Nam. Ngoài những lý do khách quan như: Đó là kết quả của sự chuyển đổi cơ cấu ngành trong công nghiệp theo hướng gia tăng các ngành có tỷ trọng chi phí trung gian lớn, qua trình chuyên môn hoá ngày một tăng hơn trong khi GO bị tính trùng giữa các doanh nghiệp, thì hiện tượng trên xuất phát từ sự kém chất lượng trong bản thân quá trình tăng trưởng công nghiệp; Lắp ráp, gia công cho bên ngoài vẫn là lĩnh vực chủ yếu của công nghiệp chế tạo ở Việt Nam, mà gia công thực chất là làm thuê, nhận giá trị gia tăng thấp, tích luỹ ít, sản xuất công nghiệp bị phụ thuộc nhiều vào tư liệu nhập khẩu và sự biến động giá của tư liệu nhập khẩu. Chưa có chiến lược tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh mang lợi thế của ngành công nghiệp Việt Nam, các ngành công nghiệp hỗ trợ chậm phát triển, việc thực hiện chuyển giao công nghệ và ứng dụng các tiến bộ khao học kĩ thuật vẫn chưa được đẩy mạnh thật sự.Ngành có nhiều hàm lượng công nghệ,có khả năng tạo ra giá trị tăng thêm cao,nhất là công nghệ thông tin phát triển còn chậm.Duy trì sự phát triển phải tính tới công nghệ sạch, công nghệ chất lượng cao nếu không sẽ rước vào nước ta rác thải công nghiệp và rước cả sự huỷ diệt môi trường sinh thái,những ngành công nghiệp chế biến có mức tăng trưởng cao vẫn là những ngành sản xuất thay thế nhập khẩu và được hưởng lợi từ chính sách bảo hộ, điều này sẽ không thể tiếp tục đưa ra trong những năm tơi, khi Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết AFTA và trở thành thành viên của WTO. III. Ngành dịch vụ 1. Đánh gía chung: - Sự đóng góp của ngành dịch vụ chưa thực sự khẳng định vị trí, tiềm năng phát triển cũng như cần thiết phải có của nó trong xu thế phát triển của nền kinh tế hội nhập và khả năng nâng cao hiệu quả của tăng trưởng kinh tế. Qua bảng trên thấy được: - Tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ Việt Nam không ổn định trong nhiều năm qua mặc dù những năm cuối của kì kế hoạch ngành này đã đạt được tốc độ tăng trưởng ngang thậm chí còn nhỉnh hơn một chút so với con số chung của toàn nền kinh tế (Năm 2005 là 8,48% so với 8,43% của toàn nền kinh tế) nhưng vẫn còn thấp xa so với tỷ trọng những năm đầu của kì kế hoạch trước (Năm 2005 tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ là 40,52% so với 41,1% năm ). - Điều đáng nhấn mạnh là ở những trung tâm kinh tế lớn của đát nước như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh tỷ trọng đóng góp của nhóm ngành dịch vụ cũng bị giảm sút, ở một số thành phố trực thuộc trung ương tỷ trọng đóng góp của nhóm ngành dịch vụ chưa được một nửa. - Sự không ổn định và xu hướng giảm sút tương đối của ngánh dịch vụ trong sự đóng góp vào tăng trưởng chung đã phản ánh xu hướng không tích cực về chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. - So với yêu cầu của một nền kinh tế hội nhập và xu hướng chuyển dịch có hiệu quả, bền vững cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình phát triển, nếu xác định Việt Nam đã bước sang giai đoạn đầu của thời kì “cất cánh” thì tỷ trọng đóng góp trong tăng trưởng và tỷ trọng của ngành dịch vụ chiếm trong GDP của Việt Nam trong thời kì 2001-2005 còn nhỏ. - Tỷ trọng đóng góp bình quân hàng năm thời kì 2001-2005 vào tốc độ tăng trưởng chung là 37,7%, cho thấy vai trò của ngành dịch vụ Việt Nam còn thấp so với nhiều nước trong khu vực . VD: Singapore 65% Hàn quốc 62% Thái Lan 50% Philipin 53,5% 2. Nội bộ ngành dịch vụ: * Ngành dịch vụ ngày càng được trông đợi nhiều hơn trong xu hướng cải thiện chất lượng tăng trưởng, bởi vì đây là ngành có năng suất lao động, hiệu quả thường cao hơn, có thị trường rộng lớn hơn do nhu cầu gần như không có giới hạn, sự phát triển ít phụ thuộc vào nguồn tư liệu nhập khẩu, chi phí vận chuyển hay tỷ giá đồng tiền, ít tác động xấu đến môi trường. Nếu phân chia ngành thương mại dịch vụ thành 3 nhóm: Dịch vụ kinh doanh mang tính thị trương, dịch vụ sự nghiệp và dịch vụ hành chính công thì cấu trúc tăng trưởng của ngành thể hiện ở bảng: * Ngành dịch vụ ngày càng được trông đợi nhiều hơn trong xu hướng cải thiện chất lượng tăng trưởng, bởi vì đây là ngành có năng suất lao động, hiệu quả thường cao hơn, có thị trường rộng lớn hơn do nhu cầu gần như không có giới hạn, sự phát triển ít phụ thuộc vào nguồn tư liệu nhập khẩu, chi phí vận chuyển hay tỷ giá đồng tiền, ít tác động xấu đến môi trường. Nếu phân chia ngành thương mại dịch vụ thành 3 nhóm: Dịch vụ kinh doanh mang tính thị trương, dịch vụ sự nghiệp và dịch vụ hành chính công thì cấu trúc tăng trưởng của ngành thể hiện ở bảng: Bảng : cấu trúc tăng trưởng ngành dịch vụ thời kì 2001-2005 Đơn vị tính : % 2001 2002 2003 2004 2005 BQ 2001-2005 1. Tốc độ tăng trưởng - Dịch vụ kinh doanh có tính thị trường - Dịch vụ sự nghiệp - Dịch vụ quản lý hành chính công 6,1 6,23 5,85 5,22 6,54 6,57 7,62 3,89 6,45 6,3 7,83 5,24 7,26 7,31 7,65 5,91 8,48 8,67 8,08 7,2 6,97 7,02 7,4 5,5 2. Đóng góp vào tăng trưởng GDP theo điểm phần trăm - Dịch vụ kinh doanh có tính thị trường - Dịch vụ sự nghiệp - Dịch vụ quản lý hành chính công 6,1 4,87 0,86 0,37 6,54 5,15 1,12 0,27 6,45 4,94 1.16 0,36 7,26 5,72 1,15 0,4 8,48 6,79 1,22 0,48 6,97 5,49 1,1 0,38 3. Đóng góp vào tăng trưởng GDP theo tỷ lệ phần trăm - Dịch vụ kinh doanh có tính thị trường - Dịch vụ sự nghiệp - Dịch vụ quản lý hành chính công 100 79,84 14,09 6,07 100 78,74 17,07 4,19 100 76,48 17,94 5,58 100 78,76 15,79 5,52 100 79,99 14,32 5,69 100 5,55 Nguồn: tính toán từ số liệu của TCTK và Sổ tay KH 2007 của Bộ KH&ĐT Ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, cao nhất trong kì kế hoạch là năm 2005: 8,48% cao hơn nhiều mức trung bình giai đoạn là 6,97%.Một dấu hiệu tốt là sự đóng góp của nhóm ngành 1 (Dịch vụ kinh doanh có tính thị trường) và 2 (Dịch vụ sự nghiệp) ngày càng quyết định đến tăng trưởng của ngành dịch vụ, sự đóng góp của nhóm ngành 3 (Dịch vụ quản lý hành chính công ) luôn là thấp nhất và dừng lại ở 1 con số cho mức độ tăng trưởng GDP theo tỷ lệ phần trăm, đây ít nhiều phản ánh tính hiệu quả của tăng trưởng do nhóm ngành này thuộc loại có giá trị gia tăng thấp, hơn nữa Việt Nam lại đang trong quá trình cải cách hành chính với mục tiêu trung tâm là giảm bớt chi phí cho khu vực hành chính sự nghiệp. Nhóm ngành 1 và 2 có có tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng chung ngày càng cao. Năm 2005 là 94,31% và bình quân thời kì 2001-2005 là 94,3% là phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế thị trường của Việt Nam. Trong đó tốc độ tăng trưởng của một số ngành dịch vụ kinh doanh có mức tăng trưởng cao, cụ thể như: + Ngành thương mại – dịch vụ, chiếm tỉ trọng bình quân là 36,05% trong cơ cấu GDP của toàn ngành. Với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, tăng từ 7,02% (2001) lên 8,35% (2005). Tuy nhiên có sụt giảm nhẹ trong năm 2003 do những biến động lớn trên thị trường, như biến động giá vàng và đôla Mỹ (800.000đ/chỉ - 2003). Cũng trong năm này, Việt Nam đã thua kiện trong vụ tranh chấp bán phá giá cá basa, sự kiện này đã có tác động mạnh đến quan hệ thương mại giữa thị trường Việt Nam với thị trường nước ngoài. Có thể nói, quan hệ thương mại trong 5 năm 2001-2005 đã có những bước cải thiện đáng kể, đặc biệt hiệp định thương mại Việt – Mỹ được kí kết năm 2002 làm chuyển biến tích cực quan hệ hai nước. Khuôn khổ hiệp định thương mại các nước ASEAN luôn được củng cố. Tốc độ lưu chuyển hàng hóa bán lẻ trong giai đoạn này đạt trung bình 16,6%, cao hơn so với giai đoạn 1996-2000 là 12,7%, tạo ra nội lực mạnh mẽ cho tăng trưởng. Riêng năm 2005, sự gia tăng tiêu dùng trong nước chiếm 70% tổng GDP, đặc biệt thương mại chiếm 29%. + Vận tải hành khách và hàng hóa cũng tăng trưởng nhanh và ngày càng thuận tiện, đóng góp trong cơ cấu GDP ngành từ 10,45% năm 2001 lên 11,48% năm 2005. Khối lượng hàng hóa luân chuyển tăng bình quân 9,2%, khối lượng hành khách luân chuyển tăng 9,8%. + Du lịch Việt Nam có bước phát triển mạnh mẽ. Bất chấp tình hình bất ổn về an ninh nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam vẫn thu hút đáng kể lượng khách du lịch, từ 2,1 triệu lượt khách năm 2000 lên 3,2 triệu lượt khách năm 2005. Du lịch nội địa cũng tăng từ 11,2 triệu lượt khách năm 2000 lên 15,5 triệu lượt khách năm 2005. + Ngành bưu chính viễn thông được hiện đại hóa nhanh. Doanh thu toàn ngành tăng bình quân hàng năm 17,7%. Dịch vụ điện thoại phổ cập 100% đến các xã trong cả nước, nâng mật độ điện thoại từ 4,8 máy/100 dân (2001) lên 18,41 máy/100 dân (2005). + Các ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm cũng được đa dạng hóa và thuận tiện hơn đến người dân. 3. Đánh giá về những hạn chế: Tuy vậy nhìn vào cấu trúc tăng trưởng ngành thương mại - dịch vụ những năm 2001-2005 có thể thấy tốc độ tăng trưởng của ngành còn tồn tại những hạn chế cần giải quyết: - Tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ sự nghiệp năm 2003, 2004, 2005 lần lượt là 7,83%, 7,65%, 8,08%. Năm 2006 (7.6%) và nhìn chung cả giai đoạn có biểu hiện chững lại sự đóng góp của nhóm ngành này vào tăng trưởng vì thế mà hết sức hạn chế ( Chỉ chiếm 15% tăng trưởng toàn ngành dịch vụ ). Lý do cơ bản là nhóm ngành này chưa được nhìn nhận đầy đủ dưới góc độ dịch vụ thương mại, vì vậy hạn chế khả năng phát triển so với tiềm năng có thể có, nhất là những lĩnh vực y tế, giáo dục chất lượng cao. Nhiều ý kiến cho rằng nếu công tác xã hội hoá hoạt động y tế, giáo dục được đẩy mạnh thì các ngành này có thể đóng góp được tới trên 10% tốc độ tăng trương GDP ( Hiện nay mới đóng góp khoảng 6%) Một số trung tâm kinh tế lớn của đất nước như Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội thì tỷ trọng GDP của ngành dịch vụ có biểu hiện giảm sút, ở một số thành phố trực thuộc trung ương khác tỷ trọng của nhóm ngành này chưa đạt một nửa. Sự chuyển dịch cơ cấu trong khu vực dịch vụ vẫn diễn ra rất chậm. Hầu hết các ngành dịch vụ quan trọng có khả năng tạo giá trị gia tăng lớn và chất lượng cao như: Du lịch chất lượng cao, du lịch biển, du lịch hàng không, thị trường chứng khoán và tài chính quốc tế, tư vấn KHCN, y tế, giáo dục, xúc tiến đầu tư, pháp lý, xuất khẩu lao động có tốc tộ tăng trưởng chậm hơn tốc độ tăng của toàn ngành, tỷ trọng chiếm trong cơ cấu ngành dịch vụ không cao và đóng góp vào tăng trưởng rất ít. - Hoạt động kinh doanh của ngành dịch vụ chưa thực sự mang hiệu quả cao như chính bản thân ngành này cho phép: nhiều loại dịch vụ chưa được tách khỏi các cơ quan, đơn vị, điều đó chẳng những ảnh hưởng đén việc thực hiện nhiệm vụ chính của đơn vị, cơ quan mà hiệu quả hoạt động của các dịch vụ kiêm nhiệm này rất thấp. Hiệu quả thấp của ngành dịch vụ còn còn thể hiện ở sự chênh lệch khá lớn giữa tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng so với tốc độ tăng trưởng tổng doanh thu của ngành. ( Giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng giá trị gia tăng của nhóm ngành này là 7.8%, trong khi đó tốc độ tăng tổng doanh thu lên tới 19.7% ). Như vậy: Thời kì 2001-2005 sự chuyển dịch cơ cấu giữa 3 khu vực không mạnh như 5 năm trước 1996-2000, tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm trong GDP thời kì này là 38,5% không đạt so với mục tiêu đề ra là 40% - 41%. Xét riêng trong từng ngành cho thấy xu hướng chuyển dịch cơ cấu nông-lâm-ngư nghiệp đưa ra không rõ nét,cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp chuyển dịch còn rất chậm,ngành trồng trọt vẫn chiếm 78,65% năm 2005 trong tổng GO nông nghiệp (So với năm 2000 là 81,04% ); trong ngành công nghiệp tỷ trọng ngành chế biến (theo giá hiện hành) tăng không đáng kể, nếu năm 2000 là 59,16% thì năm 2005 là 59,7%. Ngành dịch vụ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và sự chuyển dịch cơ cấu diễn ra rất chậm, hầu hết các ngành có giá trị gia tăng cao đều có tỷ trọng nhỏ trong GDP ( Ngành tài chính ngân hang kế hoạch chưa tới 2% năm 2005) Xu hướng này hạn chế nhiều cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam và gây bất lợi cho tăng trưởng, nhất là trong hoàn cảnh chúng ta đã tham gia vào WTO. Sự chuyển dịch chậm chạp đã làm cho thực trạng ngành kinh tế của nước ta đang dừng lại ở một trình độ thấp so với nhiều nước khác trong khu vực và so với yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. So sánh cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam với các nước trong khu vực 15 53 32 14 32.5 53.5 16 44 40 9 49 42 9 41 50 3 35 62 0 35 65 20.9 41 38.1 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 CHN PHI IND MAL THA KOR SIN VN05 Nong nghiep Cong nghiep Dich vu Từ đây có thể thấy trình độ phát triển thấp trong cơ cấu ngành kinh tế vủa Việt Nam, nó thể hiện ở tỷ trọng nông nghiệp quá cao trong GDP và tỷ trọng thấp của ngành dịch vụ. Nếu xem cơ cấu ngành là dấu hiệu đánh giá trình độ phát triển kinh tế thì các số liệu trên không những đánh giá chất lượng tăng trưởng thấp mà còn minh chứng về trình độ phát triển kinh tế thấp của nước ta so với các nước trong khu vực. Đứng trước thực trạng đó, cần đưa ra các giải pháp và dự báo giai đoạn tiếp theo ( Nửa cuối chiến lược 10 năm2006-2010 ).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhan tich co cau nganh KT va tac dong cua cac nganh toi tang truong KT giai doan 20012005.doc
Tài liệu liên quan